THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ

THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ

THI VÂN YÊN TỬ

SỚM CHIỀU DU NGOẠN CÙNG MÂY NÚI
HOA TRÁI QUA NGÀY TA VỚI TA

Thứ Sáu, 10 tháng 12, 2010

Tình Bạn

Người thành cổ Quảng trị

Nguyễn thị Tỵ chúc mừng ngày sinh nhật của Nguyễn hồng Hiến
NH6370 tiếp Nguyễn hồng Hiến tại Đông hà
Nguyễn hồng Hiến tặng hoa cho Nguyễn thị Tỵ nhân ngày nhà giáo Việt nam

Nguyễn hồng Hiến với 100 ngày của Thìn

Thứ Tư, 27 tháng 10, 2010

Làng tôi

THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ: Làng tôi

Người thành cổ Quảng trị

Làng tôi

Người thành cổ Quảng trị
Lan Nhi
 
 
Caùi hoá bom naèm giữa caùnh ñoàng, con möông thuûy lôïi nhoû chaïy thaúng töø beân Möng qua De böôùc tôùi Hoùi sang Haï kieàu oâm troïn raøo. Nhng caùi teân cuûa maáy ngaøn heùc ta luùa maø mi khi ba toâi vaùc cuoác ñi laøm toâi hoûi ba ñi moâ röùa? Ba noùi qua Möng laøm laø toâi bieát ngay ñòa ñieåm. Toâi khoâng hieåu Ngaøi khai canh khai khaån laøng queâ toâi vì lyù do gì maø chæ maáy ngaøn heùc ta luùa maø sao nhieàu teân vaäy? Teân naøo cuõng ngoä: Möng, Moï, Chaùn, Raøo, Phöôøng, Naåy ñeán baây giôø toâi vaãn nghe Ba toâi noùi “nöôùc beân Moï leân cao phaûi thueâ ghe gaët luau” . Thaùng baûy naøo cuõng caùi caûnh gaët luùa baèng ghe, phôi luùa baèng saáy nếu khoâng luùa s naûy maàm. Chao oâi qua bao theá heä vaäy maø muøa maøng phaûi nhö vaäy nghe maø nhoùi loøng. Queâ höông laø nhö theá – noù laø doøng maùu aám löu thoâng, vaø luoân laø choán bình yeân nhaát cho nhöõng ñöùa con cuûa mình quay veà…
Queâ toâi laø moät laøng queâ ngheøo naèm beân caïnh khe nöôùc chaûy eâm ñeàm quanh naêm vôùi boán muøa vôùi nhöõng caây xanh toát. Con ñöôøng daãn vaøo laøng toâi uoán löôïn nhö roàng ñang bay. Cuõng chính vì vaäy maø nhieàu thaày Ñòa lyù ñaõ noùi raèng laøng toâi laø vuøng ñaát cuûa “Ñòa Linh Nhaân Kieät“ ôû ñoù coù ñoäoâng An San quanh naêm duø coù baõo caáp maáy thì caùt vaãn khoâng bay moät haït , giöõa loøng coù moät mieáu thôø maáy traêm naêm moãi khi con em vaøo Ñaïi Hoïc thì leân ñoù thaép nhang goïi laø taâm linh cuûa Laøng Coã .
Khoâng bieát coù phaûi vì theá maø laøng toâi theá heä noái tieáp theä heä ñeàu hoïc gioûi, hoài thôøi Nguyeãn thì ñaõ coù caâu “Ñaát Cuø Hoan, Quan Coå Lũy“. Ñeán thôøi nay thì caû laøng coù nhieàu Cöû Nhaân, Baùc Só, Thaïc Só, Doanh nhaân... Nhöng nhöõng ñöùa con cuûa laøng cöù thaønh taøi laø hoï khoâng veà laøng soáng nöõa maø soáng nhöõng nôi phoàn hoa, ñoâ hoäi. Ñieàu naøy cuõng deã hieåu thoâi vì khi hoï thaønh taøi kieám ra nhieàu tieàn thì cuoäc soáng khoán khoù trong laøng khoâng coøn phuø hôïp nöõa. Hoï muoán coù cuoäc soáng cao hôn, ñaày ñuû hôn, toát ñeïp hôn, nhöng traùi tim vaø ñoùng goùp ôû nôi xa xöù hoï ñieàu höôùng veà Laøng Coå thaân yeâu. Toâi ao öôùc muoán keå vôùi moïi ngöôøi veà ngoâi laøng beù nhoû cuûa toâi, veà nhöõng con ngöôøi thaân thöông, veà tình laøng nghóa xoùm, veà nhöõng chuyeän vui buoàn ñaõ bao naêm khaéc saâu ñaäm trong taâm hoàn nhöng toâi laïi khoâng bieát baét ñaàu töø ñaâu nöõa? Bôûi vaäy toâi xin ñöôïc baét ñaàu töø toâi vaäy!
Toâi laø ñöùa con uùt trong gia ñình coù 6 anh em, ñoâng con ngheøo khoù. Toâi sinh naêm 82, caùi naêm ñaát nöôùc đang chuyeån mình qua thôøi bao caáp. Khi mang thai toâi meï toâi aên khoai lang, saén khoâ moät ngaøy chæ coù moät böõa côm troän vaäy maø troäm vía sinh toâi naëng tôùi 3,7 kyù coù leõ 43 tuoåi meï toâi coøn raùn sinh theâm ñöùa con uùt neân phaûi traûi qua moät traän oám roài tai bieán vaø taâm tính ñaõ thay ñoåi baát thöôøng. Gaùnh naëng laïi mang leân vai ba toâi, ngöôøi ba maø toâi raát möïc yeâu thöông vaø cho toâi voán soáng sau naøy.
Anh Hai toâi luùc ñoù quaù ngheøo khoù neân vaøo Nam laäp nghieäp vaäy maø cuoái cuøng veà queâ hai baøn tay traéng ñeán baây giôø moät khi laøm ñieàu gì phaät yù ba toâi cuõng ñay nghieán moät caâu “ñi Saøi Goøn 10 naêm maø veà khoâng saém noåi caùi ñoàng hoà”, chao oâi sao maø ñau vaäy chöù! Cuõng taïi anh Hai hieàn quaù maø, ra ñi khi 17 tuoåi khi veà gaén boù vôùi laøng queâ thì ñaõ 27 tuoåi. Ba toâi luùc ñoù cöù eùp laáy vôï ñeå coù chaùu Ñích toân maø anh ñaõ bieát taùn gaùi moâ! Anh Hai toâi thaàm thöông troäm nhôù chò thôï may, khoâng hieåu lyù do gì maø anh Hai toâi nhôø ngöôøi baïn thaân laøm mai duøm vaäy maø ngaøy ñaùm hoûi cuûa ngöôøi baïn thaân vôùi coâ thôï may anh Hai toâi môùi bieát söï thaät, vaäy maø caû xoùm chôï ai cuõng bieát töø laâu chæ mình anh Hai toâi chöa bieát, aâu cuõng duyeân nôï? Cuoái cuøng anh Hai toâi cuõng cöôùi moät chò xinh nhaát laøng bean, gia ñình toâi may maén coù moät chò daâu ñeïp ngöôøi toát neát sinh cho Ba toâi 2 thaèng chaùu noäi. Ba toâi thöôøng noùi “nhaø mình coù phöôùc”.
Chò Ba toâi xinh gaùi nhaát vuøng, caùi naêm 90 chò toâi daïy treû maãu giaùo , xinh gaùi, haùt hay, chò tham gia ñuû troø vaên ngheä. Con gaùi thôøi ñoù phaûi nhu mì kheùp kín thì chò toâi cöù theo phong traøo ñoaøn hoäi mieát, vaäy neân maáy baø ôû laøng tuïm naêm tuïm baûy phaùn moät caâu xanh rôøn moãi khi thaáy trai laøng xuoáng taùn chò toâi laø “Cöôùi con Duyeân ñoù veà noù muùa cho maø aên, nòn (ñaøn) baø maø khoâng bieát laøm ruoäng“. Chò toâi xinh gaùi vaäy nhöng thôøi ñoù söï giaøu ngheøo quan troïng hôn caùi ñeïp. Nhaø toâi ngheøo laïi ñoâng chò em neân ngöôøi laøng hoï sôï con trai cöôùi chò Ba tui veà khoâng nhôø ñöôïc chi.
Thôøi ñoù sau luõy tre laøng nhaø naøo coù traâu, coù boø laø giaøu, caû laøng haøng traêm ngoâi nhaø kieám chöa ra caùi nhaø ngoùi. Khi ñoù ai coù moät con traâu laø giaøu laøm, xoùm ngoøai thì nhaø ai cuõng coù traâu, xoùm giöõa thì coù boø, xoùm chôï thì chaúng coù gì nhöng coù caùi suy nghó thoaùng hôn maáy xoùm ñoù thoâi! Ra laøm daâu xoùm ngoøai ñi gaùnh ñoâi nöôùc chæ mang ñoâi deùp thì caùi tö töôûng maáy baø trong xoùm nhieàu chuyeän laém roài, naøo laø ”Söông (gaùnh) nöôùc mang deùp laøm nhö maáy coâ trong thaønh noäi. “Thôøi ñoù toâi môùi 8 tuoåi nhöng toâi ñaõ cöï tuyeät vôùi caùi tö töôûng ñoù, neân maáy anh xoùm ñoù xuoáng taùn chò toâi laø toâi gheùt ra maët. Chò Ba toâi heát trai vuøng naøy tôùi laøm quen, trai laøng tôùi chôi. Ngoâi nhaø tranh toâi ñaõ nhoû laïi khoâng coù caùi baøn ñeå tieáp khaùch, chæ coù hai caùi gheá daøi laøm baèng ba caây tre thoâi, trong ñaùm ñoù toâi aán töôïng nhaát laø anh Thaéng laøng Ñoâng Döông.
Anh Thaéng quaù si tình tröôùc caùi ñeïp cuûa chò Ba toâi neân ñaùnh baïo keâu ba cuûa anh leân nhaø toâi thaêm nhaø, duø chöa ñöôïc söï ñoàng yù cuûa chò Ba toâi . Laàn ñaàu tieân trong ñôøi coù ngöôøi tôùi thaêm nhaø muoán cöôùi chò Ba toâi cho con trai ho nhöng hoï laïi toû ra khinh nhaø toâi ngheøo ra maët.
Moät buoài saùng trong côn möa phuøn cuûa thaùng möôøi, maáy chò em toâi ñang co ruùm beân beáp löûa hoàng thì nhaø toâi coù khaùch. Hai oâng trung nieân ñi chieác xe ñaïp, maï toâi thaät thaø “nhaø coù khaùch quí”ù!
Toâi, moät ñöùa beù 8 tuoåi thaáy chieác xe ñaïp thì chaïy aøo ra “chuù giaøu quaù chieác xe ñaïp ñeïp quaù cho chaùu möôïn taäp moät voøng trong cöôi (saân) thoâi khoâng ra ñöôøng moâ maø sôï?”.
Chieác xe ñaïp hoài xöa quyù laém caû laøng toâi hình nhö coù maáy oâng taäp keát ngoøai Baéc vaøo môùi coù chieác xe ñaïp caùi giaøn noù to, nhöng hoâm nay chieác xe hai vò khaùch ñi coøn ñeïp hôn chieác xe oââng Du trong laøng nöõa.
Ba toâi bieát noù quyù neân leân tieáng tröôùc raèng “con nít ñöøng phaù xe, anh la chaùu cho quen ñöøng chìu cho möôïn”. Toâi giaän hôøn nhöng khoâng möôïn xe thì toø moø coi hai oâng khaùch ñoù voâ nhaø toâi laøm chi.
Ngoâi nhaø tranh cuûa gia ñình toâi coù maáy caùi coät, ôû giöõa nhaø toâi coù caùi ñi vaêng môøi khaùch ngoài. Toâi oâm caùi coät ñöùng nhìn khaùch maëc duø Ba toâi nhíu maøy ra hieäu keâu toâi xuoáng beáp. Chæ coù caùi roi tre luùc ñoù môùi ñuoåi toâi ñi chöù söùc maáy maø ñi, bieát coù khaùch ñôøi naøo bò ba ñaùnh!
Toâi chaêm chuù nhìn hai vò khaùch, moät oâng caùi mieäng vaåu vaåu maëc caùi aùo boä ñoäi chaân ñi ñoâi deùp nhöïa coøn dính buøn, coøn oâng kia thì ñi ñoâi deùp laøo maøu xanh ñoït chuoái. Ñoâi deùp laøo naøy anh Hai toâi cuõng coù moät ñoâi anh raát quy,ù haàu nhö ñi ñaùm cöôùi môùi daùm mang thoâi . OÂng maëc ñoâi deùp laøo nhìn leân nhaø toâi moät voøng roài hoûi ba toâi ‘Röùa nhaø anh khoâng coù caùi tra ñöïng luùa thì caét leân boû luùa choå moâ anh?”. Ba toâi thaät thaø cöôøi “nhaø tui con ñoâng laøm coù maåu hai ruoäng caét leân traû nôï phaân tro xong coøn ñöôïc maáy bao aên chöa tôùi gieâng hai laø heát luùa, maø nhaø tranh ni laøm tra thì saäp nhaø maø laøm tra roài coù luùa moâ maø ñeå”
OÂng ta cheùp mieäng “uh tui xin loãi, ôû queâ hoûi thieät tình vì baûo luït neân nhaø ai cuõng laøm tra döï tröõ luùa caùi tra laøm treân noùc nhaø neân luõ thì khoâng öôùt luùa”. Roài oâng theâm “chöù nhö nhaø tui döôùi vuøng saâu Ñoâng Döông, nhaø tui laøm hai caùi tra maø ñöïng khoâng heát luùc nöõa, nhaø tui laøm 5 maåu ruoäng neân coù dö daõ cho maáy ngöôøi hoï möôïn nöõa anh”. Roài oâng ta khoe khoang “vôï tui coù phuùc laém ôû laøng ai thieáu ñoùi coù möôïn thì tui cho möôïn gaït luùc möôøi ba, maø möôïn luùa nhaø tui phôi kheùn caén chaéc, khi traû hoï traû deïp, coøn thuùng thì löôøng saùt”.
Toâi ñöùa treû 8 tuoåi ñöùng coät nhaø naõy giôø nghe baây giôø noùi ñuùng choã neân noùi leo “Chuù cho möôïn luùa 13 maét laém, nhaø con ñi möôïn treân nhaø O con naêm moâ maï vaø chò Duyeân gaùnh leân traû möôïn moät thuùng traû thuùng hai thoâi, maø ôû ñaây ñi möôïn luùa ai cuõng bieát vì laø ngöôøi trong laøng, caû laøng möôïn luùa nhaø O con hôn nöõa laøng nöõa!”
Ba toâi ngöôïng nguøng khi ñoù anh hai toâi keùo tay toâi xuoáng beáp toâi ñang ñònh phaân traân laø “Nhaø O ôû xoùm treân naêm moâ möôïn luùa cuõng ñi sôùm thaùng 11 möôïn roài neáu khoâng hoï möôïn heát phaûi ñi ra bieån Gia Ñaúng möôïn”.
Khoe khoang xong baây giôø ñeán maøn giôùi thieäu “Tui laø ba chaùu Thaéng ôû laøng Ñoâng Döông teân Thaønh, Ñaây laø Thöùc chuù chaùu, tröôùc laø thaêm nhaø anh, sau cho gaëp maët Duyeân ñeå cho hai chaùu tieán tôùi hoân nhaân, anh maø chòu thì chaùu Duyeân veà nhaø tui söôùng laém, ruoäng thì thaúng caùnh coø bay, gieâng hai coøn dö luùa tôùi caét phaûi aên luùa cuõ chöù khoâng aên luùa môùi”. Roài oâng tieáp tuïc “Nhaø tui xaây roài, traâu thì hai con ñeå ñi caøy laøm ruoäng khoûi cuoác, boø thì 10 con anh nôø”.
“Chuyeän hoân nhaân thì toâi khoâng eùp con toâi , neáu hai chaùu tìm hieåu tieán tôùi hoân nhaân thì toâi cuõng ñoàng yù nhöng nhaø toâi ngheøo quaù con gaùi toâi hoïc haønh chöa coù ngheà nghieäp chi hieän ñi daïy maãu giaùo moät naêm hôïp taùc xaõ gaït hai taï luùa” – Ba toâi noùi . Roài ba toâi keâu chò Duyeân leân hoûi yù kieán “Chöø nhaø trai leân thaêm nhaø yù con raêng?”
- “Daï. Con coù nghe anh Thaéng noùi chi mo , anh môùi quen con coù 3 thaùng”, chò toâi traû lôøi.
Chuù Thöùc giôø môùi leân tieáng “Con ñeïp gaùi töôùng toát neân gaëp Thaéng noù hieàn noù khoâng daùm toû tình neân keâu ba vaø Chuù leân gaëp nhaø con”.
- Daï chaùu hieåu, chò ñaùp, “Nhöng chuù cuõng thaáy roài nhaø con ngheøo , em thì ñoâng thaùng 10 chuù voâ nhaø con khoâng thaáy coù bao luùa naøo, Con chöa coù ngheà nghieäp cho con hoïc ngheà roài con tính”.
Oâng ta vaãn tieáp tuïc thuyeát phuïc “chòu ñi con, veà baùc cho hoïc may , con öng hoïc chi baùc cho hoïc nay”. Chò toâi nhìn ba toâi roài töø choái.
“Röùa maø thaèng Thaéng nhaø baùc noù cöù noùi baùc leân thaêm nhaø con chôi , thoâi baùc xin pheùp veà”- oâng ta noùi
Ba toâi tieån khaùch ñi quay laïi thôû daøi! Ai ñôøi, ñi thaêm nhaø duøm cho con trai maø khoe khoang nhaø mình roài khinh nhaø gaùi nhö röùa khoâng bieát. Ñuùng laø ngöôøi noâng daân thaät thaø ñi coi maët con daâu töông lai maø nhìn quanh nhaø bieát nhaø ngheøo khoâng coù hoät luùa roài hoûi caùi tra, caùi boà ñöïng luùa , laøm chi coù luùa maø ñöïng?.
Chò gaùi toâi sau naøy raát nhieàu anh tôùi laøm quen nhöng caùi töï aùi ngheøo thoâi thuùc chò toâi vaøo Saøi Goøn laøm vieäc, Khoâng bieát chò Ba toâi caàn cuø sieâng naêng hay do caùi töôùng toát maø coù laàn oâng thaày töû vi noùi soá coâ Vöôïng Phu. Chính xaùc khoâng khoâng bieát nhöng maø baây giôø chò toâi sau khi töø choái 5 maåu ruoäng laøng Ñoâng Döông ñeå An Cö Laïc Nghieäp nôi Saøi goon vôùi ngoâi nhaø khanh trang cuøng 3 coâ con gaùi xinh xaén taïi Goø Vaáp. Toâi cöù maõi aán töôïng kieåu gaëp maët cuûa oâng ñoù töø naêm 1989 leân thaêm nhaø toâi.
Caùc baïn ñaõ bao giôø aên chao moân chöa?
Chao oâi! Moùn ñoù aên ngon laém, böõa moâ nhaø meä Dieán beân caïnh cuõng laøm moät noài tui thì maëc söùc ñeå maø aên keù trong caùi tình laøng nghóa xoùm vôùi caùi buïng ñoùi meo khi moâ cuõng theøm böõa côm traéng.
Thaùng möøôi caùi thaùng laïnh caét da. Ba toâi ra ñoàng baèng caùi tôi maø ñi döôùi ñeâ laø toâi bieát Ba ñang veà.
Tröôùc nhaø ngoâi tröôøng tieåu hoïc maø thaáy coâ vuøng ngoaøi Quaûng Bình voâ daïy.
Hoïc troø noâng thoân ngaøy ñoù coøn ngheøo. Böõa côm cuûa giaùo vieân luùc ñoù chaúng coù gì hôn côm troän nöôùc ruoác.
Nhaø toâi coù caùi gieáng nöôùc neân thaày coâ naøo veà cuõng qua nhaø toâi ghaùnh nöôùc uoáng aán töôïng lôùn nhaát vôùi toâi laø Thaày giaùo Duõng, Coâ Hoøa coù ñöùa con gaùi bò baïi naõo. Hoâm qua khu taäp theå chôi toâi luoân boàng beù Truùc con coâ, ngoøai giôø daïy Coâ con nuoâi heo troàng theâm rau vaäy maø maâm côm nhaø coâ chaúng hôn nhaø toâi laø bao. Caùi chôï queâ ngheøo khoù thôøi ñoù chæ nhöõng maùi nhaø tranh maø tuïi con nít toâi buoåi chieàu hay chôi troán tìm.
Ngoâi tröôøng tieåu hoïc thì maùi nhaø toân döôùi neàn ñaát trôøi möa laày loäi nhöng coù treû con ba laøng ñeán hoïc. Khu taäp theå giaùo vieân thì beänh vieän thôøi chieán coøn laïi nhöõng thaày coâ giaùo vuøng ngoaøi veà daïy gieo caùi chöõ cho töông lai nhöng cuoäc soáng coøn vaát vaû hôn nhieàu. Ngoâi tröôøng tieåu hoïc vôùi 5 phoøng hoïc naêm xöa baây giôø ñaõ thay theá vôùi ngoâi tröôøng hai taàng khang trang treû con baây giôø ñi hoïc ñöôïc meï cho tieàn aên saùng ngoaøi quaùn, söôùng thieät roài.
Laøng toâi baây giôø ñaõ thay da, ñoåi thòt, caùi nguoàn taøi chính Saøi Goøn, Myõ , Uùc noù laøm cho nhaø laøm sau ñeïp hôn nhaø laøm tröôùc. Nhöõng ngöôøi con öu tuù queâ höông ra ñi hoï laäp neân söï nghieäp treân maõnh ñaát laï nhöng gaët haùi nhöõng thaønh quaû to lôùn.
Coù ai veà xöù Quaûng haõy gheù maõnh ñaát Coå thaân yeâu, nôi ñoù coù con khe maø nhöõng buoåi tröa heø toâi troán meï ñi taém, roài qua Haï Laõo ñeå ñaém mình trong thieân nhieân vôùi vuøng sinh thaùi coøn nguyeân.
Haï Laõo laø nôi taâm linh cuûa laøng nôi ñoù ñoùn nhaän nhöõng böôùc chaân thaân aùi nhìn ñeå caûm nhaän sinh khí cuûa caây ,cuûa hoa , cuûa caùnh ñoàng luùa chín , chim cu gaùy cuùc cu , chò chaøo maøo nhaûy muùa hieáu khaùch , nhöõng caây coå thuï 3 ngöôøi oâm khoâng heát , Caùc baïn ñöøng coù yù beõ caây , baãy chim nheù , vì nghe ñaâu caùc baùc cao nieân nhaéc nhôû con chaùu qua ñoù maø nghòch phaù ñeå beà treân traùch laø phaûi laøm 3 maâm qua cuùng giaûi ñoù . Bieát ba theá heä cuûa laøng toân kính taâm linh Haï Laõo trong xa nhö hình daùng nhö con Ruøa cuoái laøng.
Tieáp ñeán laø Luøm An Nhôn coù moät mieáu thôø maø treân ñoù coù hai con maõng xaø canh gaùc vaäy maø khi caùc baùc cao nieân ñeán thaép nhang hai con raén to cuoán mình trong lö nhang nhöng ngoan ngoûan naèm yeân.
Toâi chæ nghe chöù chöa bao giôø daùm böôùc ñeán ngoâi mieáu ñoù, nhöng ôû ñoù caây traùi naøo cuõng ngoït ngaøo , laø muøa heø cuûa ñaùm treû con trong laøng ,caây truø möïc thì ñen ngoït aên vaøo haøm raêng ñen nhö thuoác nhuoäm, moãi laàn troán maï ñi aên thì aên xong phaûi xuoáng khe laáy caùt traéng chaø raêng môùi xoùa daáu veát ñi leøo treøo .
Caây saén cao vi vuùt leo leân haùi nhöõng hoät beù tyù maøu ñoû coù vò ngoït maø ñaùm treû tui hay ví duï khoâng coù tieàn aên nho Myõ thì aên truø saén ngon hôn nhieàu, naèm vaét veûo treân caây aên vöøa aên vöøa baén oáng boùc coù hoät muø lôøi.
Caùc baïn cöù thöû khaùm phaù moùn traùi caây hoang daïi luøm An Nhôn nheù! Ngon ngoït bieát ñaâu toâi giôùi thieäu theâm moùn traùi caây môùi maø khoâng nôi naøo coù neø. Truø Saén, Truø Möïc, Truø Deõ sao toøan laø Truø khoâng bieát nöõa xöa keâu nay baét chöôùc theo ñoù maø. Ñaëc bieät laø Sim traùi naøo traùi naáy troøn muõm móm ñen thui vöøa aên vöøa haùi ñem veà laøm quaø cho ngöôøi ôû nhaø nöõa. An Nhôn laø Con Laân cuûa laøng, ñoâi chaân baïn ñaët treân caùt chæ vaøi traêm meùt nöûa chaïm ñoäoäng An San caùt traéng mòn ôû treân tröôït xuoáng toâi caûm giaùc Muõi Neù chöa thuù vò baèng.
Khaùm phaù thoaûi maùi xong ñi ra nhöõng vöôøn döa haáu daøi thaúng taép maø ngöôøi daân Coå coù theå hieáu khaùch boå traùi döa haáu ñoû ñeå ñaõi baïn aên trong caùi naéng 38 ñoä. Nhöng caùc baïn coù theå mua theâm vaøi traùi nöõa ñem laøm quaø vì vò döa ôû ñaây ngoït muøi ñaëc tröng khaùc vôùi döa ôû caùc vuøng khaùc. Treân ñöôøng laøng veà baïn thaáy nhöõng vöôøn oåi xaù lò noåi tieáng.
Laøng toâi ñaõ kheùp laïi vôùi caâu chuyeän anh Hai, chò Ba toâi vôùi danh lam thaéng caûnh . Toâi öôùc ao sao ñoâi chaân toâi cöù ñaët maõi treân con ñöôøng laøng moãi naêm moät laàn. Röùa maø coù nhöõng caùi teát loãi heïn vôùi Maï. Saøi Goøn chieàu nay möa raøo.
Lan Nhi

Thứ Ba, 17 tháng 8, 2010

Mảnh đất – con người Quảng Trị

Người thành cổ Quảng trị

Đến với Quảng Trị hôm nay, ngắm nhìn những đổi thay trên mảnh đất một thời khói lửa này mới cảm nhận hết được nét đẹp của miền quê thấm đẫm tình người và sắc màu văn hoá.
Quảng Trị - miền quê của gió o cát trắng nằm ở đoạn thắt lại trên chiều dài Bắc - Nam, chính giữa khúc ruột miền Trung đất nước. Hình thế Quảng Trị tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, nhìn ra biển Đông bao la. Đến với Quảng Trị hôm nay, ngắm nhìn những đổi thay trên mảnh đất một thời khói lửa này mới cảm nhận hết được nét đẹp của miền quê thấm đẫm tình người và sắc màu văn hoá.

Một góc thị xã Đông Hà Một góc thị xã Đông Hà
Quảng Trị quê hương của nhiều đại khoa và danh nhân nổi tiếng đất Việt. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, con người trên mảnh đất này với truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, đã hình thành cho người Quảng Trị một bản lĩnh không chịu khuất phục trước khó khăn, gian khổ để vượt lên chiến thắng thiên tai, địch họa, m nên những kỳ tích hào hùng, để lại nhiều di sản văn hoá vô cùng quý giá. Đất và người Quảng Trị cứ thế chạm khắc vào lịch sử dân tộc với bao biến cố thăng trầm dâu bể, để mỗi người con Quảng Trị khi đi xa nơi chôn nhau cắt rốn lại luôn nhớ và lòng hẹn lòng trở về với quê hương như những lời da diết trong bài thơ “Về” của cố nhà thơ Tạ Nghi Lễ:
Tôi sẽ về tìm lại ấu thơ
Con sông nhỏ một thời tắm mát
Chiều thị xã, hương sầu đông thơm ngát
Tiếng ve khô cong ngọn gió
Nam o
Tôi sẽ ngược đường Chín
Từ
Đông Hà, Mộc Đức, Lâm Lang
Phiên chợ huyện, ngày xưa
Cam Lộ
Ấu thơ tôi mê mải đi tìm

Tôi sẽ về thăm
Về thăm tất cả
Từ bờ tre, giếng nước, ao
ng
Ai cũng có một thời tâm tưởng
Suối nguồn nào cũng trở lại với dòng sông.
Cửa khẩu Lao Bảo Cửa khẩu Lao Bảo
Đi qua bao biến cố của lịch sử, Quảng Trị lại trở về giữa lòng dân tộc bằng chính nội lực của mình. Quảng Trị một tỉnh Bắc Trung Bộ, Bắc giáp tỉnh Quảng Bình, Nam giáp Thừa Thiên -Huế, Đông giáp biển Đông, Tây giáp nước CHDCND o. Tỉnh có các điểm huyết mạch giao thông quan trọng: quốc lộ 1A, đường sắt Bắc-Nam, đường Hồ Chí Minh với hai nhánh chạy dọc ở phía Tây và quốc lộ 9 được nâng cấp thành đường Xuyên Á nối Đông Bắc Thái Lan, Myanmar, o qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đến các cảng biển miền Trung: Cửa Việt, Chân Mây, Vũng Áng, Đà Nẵng tạo ra một điểm thuận lợi để giao lưu kinh tế và phát triển kinh tế khu vực miền Trung.

Quảng Trị ngày nay một hình ảnh đầy sức sống của thời kỳ đổi mới. Từ những đồi bãi hoang vu, cỏ tranh xơ xác ken dày hố pháo đến nay xanh bạt ngàn cây cao su, cà phê. Kỳ vỹ và khoáng đạt những con rồng nước Thạch Hãn, Trúc Kinh, Bảo Đài, Kinh Môn… mang dòng nước mát tắm tưới cho những cánh đồng hai vụ rợp vàng quẩy cong đòn ghánh. Tuy còn non trẻ nhưng nền công nghiệp tỉnh với những bước khởi động tích cực đã góp phần lớn trong chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Sông Bến Hải - cầu Hiền Lương Sông Bến Hải - cầu Hiền Lương
Để hội nhập với cả nước, trong khu vực và trên thế giới, đồng thời để tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển mạnh mẽ hơn, tỉnh Quảng Trị đã hoạch định chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2010. Trong đó, tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng một số Khu công nghiệp trọng điểm như: Khu công nghiệp Nam Đông Hà, Quán Ngang, Khu kinh tế-thương mại đặc biệt Lao Bảo
Đặc biệt qua hai cuộc kháng chiến cứu nước vĩ đại của dân tộc, lịch sử đã để lại trên mảnh đất này một hệ thống di tích lịch sử cách mạng có giá trị tiêu biểu, mang tầm vóc quốc gia, quốc tế. Những địa danh ấy dẫu chưa một lần đặt chân đến song vẫn gợi lên cảm giác quen thuộc vô cùng: sông Bến Hải - cầu Hiền Lương, sông Thạch Hãn, Khe Sanh, Thành cổ, địa đạo Vịnh Mốc, Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Trường Sơn
Không những thế, nằm trên mảnh đất đầy nắng gió, khí hậu khắc nghiệt, nhưng du lịch Quảng Trị lại có tiềm năng phát triển mạnh nhờ bờ biển dài 75 km, với những bãi tắm đẹp và quyến rũ như: Cửa Tùng, Cửa Việt, đảo Cồn Cỏ... Đặc biệt, bãi tắm Cửa Tùng trải dài gần 1km nằm ở thôn An Đức, xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Linh được mệnh danh Hoàng hậu của các bãi tắm Đông Dương.
Bãi biển Cửa Tùng
Bãi biển Cửa Tùng
Cửa Tùng một bãi biển đẹp, nơi nghỉ mát lý tưởng của tỉnh Quảng Trị và cửa của sông Bến Hải đổ ra biển. Bãi tắm Cửa Tùng không rộng và dài nhưng mang một vẻ đẹp rất riêng. Bãi biển bằng phẳng, nước trong xanh, cát mịn. Biển lúc nào cũng lộng gió.
Cửa Tùng như một bức tranh sinh động, thay đổi màu sắc từng giờ dưới ánh nắng mặt trời. Thật thú vị khi được ngồi trên thuyền xuôi dòng Bến Hải để ngắm nhìn cảnh sắc nơi đây. Từ chân cầu Hiền Lương, thuyền sẽ đưa du khách lướt nhẹ trên dòng nước trong xanh, sóng gợn lăn tăn, rì rào gió thổi. Dọc hai bên bờ sông màu xanh mướt của những ruộng lúa, ngô, màu xanh đậm của các luỹ tre, các rặng phi lao và các ng xóm mờ xa. Vào buổi chiều tà, du khách có thể thoả sức ngắm nhìn những đàn hải âu nhởn nhơ chao liệng đùa giỡn trên những n sóng thẫm xanh. Đêm đến thời gian của gió trời và nhạc biển. Tiếng sóng ì ầm hoà với tiếng reo triền miên của rặng phi lao đưa du khách vào giấc ngủ êm đềm. Cửa Tùng thật đúng một nơi nghỉ dưỡng và nghỉ mát tuyệt vời.
Huyện Hướng Hoá - diện mạo mới
Huyện Hướng Hoá - diện mạo mới
Với nhiều dự án du lịch và phát triển cơ sở hạ tầng, Quảng Trị đang và sẽ điểm đến hấp dẫn của du khách và các nhà đầu tư.
Với một tình cảm chân thành nồng hậu, Quảng Trị luôn mở rộng cửa chào đón du khách đến thăm quan, các nhà đầu tư và bạn bè gần xa quan tâm, hợp tác m ăn, chung tay xây dựng quê hương Quảng Trị ngày càng phát triển giàu mạnh.
chudu24

Ký ức Quảng Trị-lửa và hoa

Người thành cổ Quảng trị

Rằm tháng 7 hằng năm thường có lễ phóng đăng trong đêm lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Ở Quảng Trị cũng vậy. Nhưng từ hơn 3 thập kỷ qua, ngày 27-7 hằng năm có thêm lễ mới. Trên những dòng sông ở Quảng Trị vào buổi chiều sẽ thấy những bè hoa muôn màu sắc. Tối đến, lung linh hàng vạn ngọn lửa đèn bồng bềnh trôi xuôi. Đó là sự tưởng nhớ những chiến sĩ đã hy sinh cho công cuộc chiến đấu giải phóng đất nước, quê hương. Sông thành sông hoa, sông lửa, ngọn lửa của tâm linh thắm đượm nghĩa tình...
Thế mà năm 1972, nó là con sông lửa, làm đỏ cả mùa hè...
Nhớ về dòng sông bi tráng
Tôi thường đến với Quảng Trị vào mùa hè. Với mảnh đất này, mỗi người chỉ có thể đến với nó, nhớ về nó bằng cảm nhận trực tiếp của mình. Nhưng thế cũng đủ để nhận ra cuộc chiến đấu đầy chất bi hùng, với những chiến công hào hùng và tình người thấm đượm muôn đời.
Đò lên Thạch Hãn chiều nay.
Mùa hè năm 1972, trong cuộc hội quân về Quảng Trị, có 53 binh nhì học viên Lớp phóng viên tiền phương, mang mật danh C28 thuộc Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị. Các học viên tỏa khắp chiến trường, theo các đơn vị của ta tiến về Thừa Thiên rồi chống địch tái chiếm tỉnh Quảng Trị nói chung và Thành cổ nói riêng. Tôi là một trong số học viên đó, được giao theo Đoàn pháo binh Bến Hải, cơ động dọc miền Tây của tỉnh. Các nhà báo đàn anh có mặt tại Mặt trận khi ấy nói với tôi rằng thật hạnh phúc khi mới 20 tuổi đã được theo các đơn vị pháo 130 ly mặt đất nòng dài xung trận lại ở mặt trận Quảng Trị này. Thú thật là khi ấy tôi chưa thật thấm ngay cái cảm tưởng đó.
Mấy tháng sau, nhất là từ tháng 7 đến tháng 9 năm ấy, xung quanh trận địa pháo, dọc đường hành quân, chỗ nào cũng đầy lửa. Không chỉ có ánh lửa đầu nòng của những khẩu pháo của ta mà cả lửa bom, đạn pháo mặt đất và pháo hạm của địch, tạo nên. Nếu coi cuộc đời đẹp nhất của một chiến binh, cũng là niềm hạnh phúc được tôi luyện trong lửa thì ở mặt trận này có đủ. Nhất là khi cuộc tái chiếm của ngụy quân (bắt đầu từ cuối tháng 6) đã ở cường độ cao và cuộc chiến đấu giữ đất Quảng Trị nói chung và Thành cổ nói riêng của các đơn vị quân đội ta ngày càng quyết liệt.
Chỉ một thời gian ngắn sau đó, với tôi, pháo mặt đất 130 ly nòng dài đã là biểu tượng của sức mạnh chiến thắng. Những gì mà loại pháo này thể hiện trong mấy tháng trước đó quá đủ để chứng tỏ điều đó. Ngay cả khi ngụy quân đưa pháo 175 ly, huênh hoang là “Vua chiến trường” vào cuộc cũng không lấn át nổi. Cái chính là nếu pháo 175 dựa vào ưu thế bắn xa hơn vài cây số thì 130 ly có thể với bằng nếu đặt ở đồi cao; còn nhược điểm lớn nhất của pháo 175 ly là tốc độ bắn chậm, vài phút một phát thì pháo 130 ly của ta một phút vài phát. Bởi vậy nếu đấu pháo thì chưa chắc ai sẽ giành chiến thắng. Nên khi biết hai khẩu đội được đưa từ Cam Lộ vào tăng cường cho trận địa giáp ranh với Thừa Thiên, tôi xin chỉ huy đơn vị cho đi theo ngay. Chập tối, chỉ huy hành quân nói: Đêm nay chúng ta sẽ vượt sông Thạch Hãn, nhưng trên đường đi phải hết sức cẩn thận với thằng C130 (loại máy bay của Mỹ vừa mới sử dụng khí tài kỹ thuật la-de trong điều khiển bom đánh vào các phương tiện cơ giới). Cũng đã nghe kể nhiều về thằng C130 này, rằng dùng tia la-de, nó có thể điều khiển bom chính xác đến từng mét; rằng vì mới quá chúng ta chưa có cách tránh hiệu quả… Các cựu binh từng theo pháo suốt chiến dịch giải phóng Quảng Trị tặc lưỡi: Ôi dào, ăn nhau ở cái số… Còn tôi chưa mấy quan tâm đến chuyện đó, chỉ bàn và thống nhất với một bạn học viên cùng lớp vừa bổ sung cho hướng này: Mỗi người đi theo một xe, chả lẽ nó đánh được cả hai xe-cả hai cùng cười khoái trá.
Bữa cơm chuẩn bị lên đường tối đó diễn ra trong không khí hơi gượng gạo. Người anh nuôi mà tôi rất thân thiết, khi rảnh rỗi thường cùng nhau đi lấy rau rừng và chuyện trò thì tỏ rõ sự buồn bã vì cảm thấy chưa làm đủ đầy bổn phận của mình. Có người bô lô, ba la với mong muốn khỏa lấp, lấy lại không khí vui đùa trước đó. Lái xe mà tôi sẽ theo trong chuyến đi đã đứng tuổi, ăn qua loa rồi ra một góc làu bàu: Sắp đi rồi mà cơm lại bị khê… Tôi chỉ thấy hơi buồn cười vì suy nghĩ đó.
Hai xe kéo hai khẩu pháo cồng kềnh bò trên đường, vừa đi vừa nghe ngóng. Trên ô tô, những thùng đạn xếp chồng lên nhau, thuốc phóng riêng, đầu đạn riêng. Cả bầu trời là những đốm sáng đỏ, trắng của những quả pháo sáng. Đạn pháo không ngớt nổ, đem lại một cảm giác yên tĩnh tương đối cho hai khẩu pháo đang hành tiến. Vừa lên đỉnh một điểm cao thì dường như có một khoảng lặng vô hình, tiếng động lạ lạch cạch, lách cách ngay phía trên đỉnh đầu, rồi tiếng ai hét lên: Nhảy đi. Dường như có sức mạnh từ đâu tới khiến tôi bay qua thành ô tô xuống mặt đường, kịp nhìn thấy rãnh thoát nước bên đường mà lăn vào. Không còn nghe thấy gì nữa, chỉ cảm thấy một chớp sáng lòa, cũng không cảm nhận thấy gì rồi giây phút sau, nhìn thấy vầng lửa cháy rừng rực từ chiếc ô tô ngay cạnh, còn khẩu pháo thì đổ nghiêng hẳn xuống. Lại tiếng ai quát: Chạy đi. Mọi người gần như đồng loạt nhỏm dậy mà chạy. Rồi cũng gặp lại nhau bên bờ suối dưới chân đồi.
Thần tượng về hỏa lực của tôi đã mất đi phần nào và ánh lửa hủy diệt nó ám ảnh mãi trong tôi cho đến sau này.
Trần Liên Hương, đoàn viên thanh niên Công ty chứng khoán (Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam) thắp nến mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Đường 9.
Thế là cuộc vượt sông Thạnh Hãn hôm sau phải thực hiện bằng đi bộ, vào giữa trưa. Nước trên thượng nguồn không sâu nhưng cũng chảy khá mạnh. Tiếng pháo, tiếng bom ầm ĩ. Chiếc OV10 quần thảo, nghiêng ngó, có cảm giác nó nhìn thấy mình và sắp chỉ điểm cho pháo hoặc máy bay của chúng bắn phá. Nó làm thế thật song là bắn một quả đạn khói phía bên kia đồi. Thế rồi không lâu hơn vài hơi thuốc lá, hai chiếc phản lực ập đến, bắn rốc-két, thả bom tạo nên quầng khói lửa lớn rồi lại biến mất, để lại thằng OV10 è è lượn tiếp. Vượt qua quả đồi, xuống chân đồi thì thấy nơi bị bom đánh là mấy cái hầm âm, chứa gạo nhưng chỉ còn thấy vài bao gạo cháy dở, mấy mảnh tăng chắc để che mưa nắng cũng cháy xém. Khắp nơi đầy vết dép, chắc là kho gạo dã chiến này vừa được chuyển ngay sau khi bị phát hiện.
Chúng tôi đã được nghe về những bao gạo này, nó được đóng trong mấy lớp ni lông, màu xanh lá cây đậm, khi thả xuống nước sẽ ở trạng thái của một cái phao, 4 phần chìm 1 phần nổi. Những bao gạo này tập kết ở nhiều điểm, chuyển tới nơi thích hợp và buổi tối được thả xuống sông Thạch Hãn, bộ đội ta ra hai bờ sông đón gạo. Đó là một cách vận chuyển gạo trong tình thế địch tăng cường đánh phá quyết liệt bằng pháo từ tàu biển, mặt đất, bom cháy… trên khắp các nhánh sông, cửa sông ngăn chặn các thuyền và xuồng của chúng ta đưa gạo đến các điểm chốt của đơn vị. Sau này tôi được biết địch cũng biết phương thức vận chuyển đó của ta, chúng đã dùng cả chất độc da cam/đi-ô-xin và bom có chứa phốt pho thả xuống dòng sông. Nhiều đoạn sông ánh lên ánh sáng xanh lét, chập chờn, phủ đám cháy quái đản lên bất cứ thứ gì gặp trên sông. Rồi những bao gạo không còn được thả theo dòng sông nữa.
Đó là chuyện về sau, còn khi đó, từ vị trí của kho gạo dã chiến nhìn khắp bốn phía, không thấy một cái cây nào, kể cả loại cây bụi thấp. Tất cả đều chỉ là đất, đất đã bị đào xới nhiều lần nên thành lớp đất bột, dày chừng 40-50cm. Vốn là vùng đất đỏ mà chỉ còn thấy màu đen do bị phủ một lớp muội đen. Hầu như không còn gì có thể cháy được nữa. Bom đạn thì vẫn cứ dội xuống, phá lớp muội đen cũ thì lại phủ lên lớp mới. Chỉ có lớp đất bột là ngày lại dầy thêm. Nhưng chỉ cần ai đó bước đi trên lớp đất này, từng bước chân phá lớp muội đen làm lộ ra màu đất đỏ nâu. Hai bàn chân bước sẽ hình thành đường thẳng không liên tục nhưng rõ nét, mà chiếc máy bay OV10 có thể nhận thấy từ trên cao. Chỉ một người đi, cái đường thẳng nghiệt ngã ấy cũng hiện ra và khởi đầu ở đâu, kết thúc ở đâu đều là điểm mà thằng OV10 có thể bắn pháo khói báo hiệu cho máy bay hoặc pháo bắn vào đó. Trên cái nền khói lửa đó, nếu ai đi bộ mà mang lá ngụy trang thì lộ ngay lập tức. Để tránh vết chân để lại trên nền đất, có thể kéo theo một cành cây để san bằng nó, song không phải bao giờ cũng có hiệu quả mong muốn. Vả lại tìm đâu được một cành cây khi mà xung quanh không còn một cây nào. Tình trạng đó chắc còn kéo dài vì theo thông báo của Bộ tư lệnh B5, mỗi ngày địch huy động 200 máy bay phản lực, hơn 100 lượt máy bay chiến lược B52 đánh phá Quảng Trị. Hạm đội 7 Mỹ với hàng chục tầu chiến các loại áp sát vùng biển. Ngoài các sư đoàn bộ binh, chúng đưa 4 trung đoàn tăng, thiết giáp, 15 tiểu đoàn pháo tầm xa và súng phun lửa đến Quảng Trị. Mỹ - Ngụy mở chiến dịch Lam Sơn 72 - A tiến công tổng lực tái chiếm Thành Cổ. Bởi vậy, lửa đỏ khắp ngày đêm, rải rác khắp nơi còn mặt đất tiếp tục đem nhẻm.
Thời gian trôi cũng nhanh, đã 81 ngày (từ 28-6 đến 16-9) các đơn vị của chúng ta cố thủ trong Thành cổ Quảng Trị. Bộ Tư lệnh mặt trận quyết định rút lực lượng ra ngoài, cùng các đơn vị khác lập tuyến ngăn chặn ở bắc sông Thạch Hãn, vây hãm lại địch trong Thành Cổ. Lớp phóng viên tiền phương được lệnh rời mặt trận để chuẩn bị phục vụ đợt chiến đấu mới.
Ngày cuối chuẩn bị về điểm tập kết của Bộ Tư lệnh B5, tôi bần thần bên bờ sông Thạch Hãn. Chiến công giữ vững Thành cổ sau này được coi là khúc tráng ca bất tử, ghi đậm trong lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc Việt Nam những trang hào hùng nhất. Thành cổ như một bảo tàng ghi nhận hy sinh cao quý của biết bao chiến sĩ giải phóng quân và nhân dân Quảng Trị anh hùng. Cuộc chiến đấu anh dũng bảo vệ Thành Cổ là đòn chiến lược bẻ gãy ý đồ cuồng vọng tái chiếm Quảng Trị của Mỹ ngụy, tạo thế mạnh cho ta trên bàn đàm phán Pa-ri. Suốt dọc sông Thạch Hãn, lớp lớp chiến sĩ đã ngã xuống, nhiều người nằm lại mãi trong lòng sông này.
Tôi còn nhớ khi đó lũ sông cuồn cuộn chảy, bom đạn ngớt hẳn. Lũ đã xuất hiện từ đầu tháng 9. Con sông lớn nhất tỉnh, có tới gần 40 phụ lưu, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn phía Tây Quảng Trị, đã đầy nước. Bà con nói rằng, là do ở giữa nguồn có một mạch đá ngầm chắn ngang nên lấy đặc điểm đó gọi tên sông là Thạch Hãn. Bà con còn nói thêm rằng chẳng biết trời đất sắp đặt thế nào để mà trong mùa hè này, Thạch Hãn là dòng sông nghẹn-đúng như cái tên của nó. Từ một con sông quan trọng, huyết mạch giao thông đường thủy, cung cấp nguồn nước cho các đồng bằng xanh tươi các huyện Hải Lăng, Triệu Phong, thị xã Quảng Trị, nơi dòng sông đi qua, mùa hè năm 1972 này là dòng sông lửa, góp phần lập nên những chiến công hiển hách nhưng đầy bi hùng.
QĐND - Chủ Nhật, 09/08/2009, 18:14 (GMT+7)
Trước giờ thả hoa.
Còn cuối chiều hôm đó, trên dòng sông xuất hiện nhiều cánh hoa dại trôi xuôi, theo luồng về Thành cổ và ra biển. Những cánh hoa đủ loại, từ rừng đại ngàn và dọc hai bờ sông nhập dòng, lướt trôi, tạo nên dòng sông hoa. Đủ sắc màu, kích cỡ, hình dáng, những cánh hoa trải cuộc trường chinh trên sông nước, vẫn tươi thắm sắc màu.
Cảm giác về sự hội tụ của hoa là mừng chiến thắng tràn đầy. Trong số đó, tôi nhận ra được những cánh hoa trắng 5 cánh tròn phớt hồng, như hình ngôi sao cách điệu trong hội họa. Nó đã xuất hiện nhiều trên dòng sông này. Tôi không biết tên nó nhưng có người nói nó là hoa muống mèo, khi nở đủ độ thì tự tách khỏi cuống, gieo mình xuống dòng sông.
Lại nhớ các dịp rằm tháng bảy, làng tôi thường có tục phóng sinh, thả hoa đèn, rải những bông hoa xuống sông, ao hồ lớn để tưởng nhớ các hương hồn đã khuất. Nên chạnh nghĩ có thể trời đất trải hoa trên sông là vì hương hồn các anh chị đã hy sinh. Cứ lẩn thẩn nghĩ, lẩn thẩn nhìn, lẩn thẩn suy tư, thời gian trôi qua thật nhanh. Ánh hoàng hôn đã tắt dần.
Chợt nhớ, tôi lần trong cái túi công tác màu xanh, trang bị của lớp học, còn lại trong lúc xe ô tô kéo pháo bị bom đánh trúng do luôn đeo bên người, lấy ra một cuốn sổ. Cuốn sổ đó ghi những điều riêng tư, nhưng được ép rất nhiều cánh hoa, bông hoa các loại ở nhiều địa phương.
Từ nhỏ, tôi rất thích lưu giữ những cánh lá, bông hoa theo kiểu này. Thói quen ấy theo tôi cả khi vào chiến trường. Từ cánh sim tím ở ven đường đoạn Hà Tĩnh, khi chờ pháo sáng tắt; cánh hoa cúc dại ở bên một bến phà nổi tiếng ở Quảng Bình chờ lượt xe qua; cánh hoa dâm bụt ở một vườn một gia đình dân Cam Lộ, nơi chúng tôi dừng chân, có con nhỏ bị chết vì bom bi; mấy cánh hoa lạ khi cùng anh nuôi vào rừng ở miền tây Cam Lộ tìm rau rừng; cánh hoa rừng không rõ tên ở Cùa, nơi chúng tôi gặp được mấy hộ đồng bào Vân Kiều… tất cả đều đã khô héo, có cánh hoa ngả màu vàng.
Tôi chậm rãi nhặt từng cánh hoa, bông hoa thả xuống sông. Gặp nước, chúng như nở tung ra nhập vào dòng chảy, rồi sẽ trôi khắp các địa danh nổi tiếng dọc Thạch Hãn và ra biển qua Cửa Việt.
Tiếng nói rộ lên đâu đây. Chắc có đơn vị nào đó chuyển quân. Tôi cũng rời bờ sông trong nỗi niềm bâng khuâng. Bao giờ sẽ gặp lại dòng sông này? Tôi tự hỏi mà chưa thể trả lời ngay được nhưng chắc rằng khi gặp lại sẽ là một dòng sông hoa.
Từ Lễ thả hoa đến Bến thả hoa
Cùng trong chiến trường Quảng Trị, vào thời điểm ấy có một người cùng trang tuổi tôi song đã là cựu binh dày dạn trận mạc, lập nhiều chiến công vì đã đi bộ đội khi tròn tuổi 15. Tất nhiên là anh ấy đã phải tìm mọi cách để có thể được nhập ngũ-đó là Lê Bá Dương.
Khi còn ở Quảng Trị, tôi cũng nghe một số nhà báo đàn anh và bạn bè kể sơ qua về anh và khâm phục phẩm chất anh hùng của chiến binh này. Sau này được biết anh cũng trở thành nhà báo.
Bẵng vài chục năm, rất nhiều lần về Quảng Trị, có đợt theo Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đoàn Khuê vận động bầu cử đại biểu Quốc hội cả tháng trời… cũng không gặp anh. Bởi vì anh cũng chỉ về lại chiến trường này trong những dịp kỷ niệm lớn hoặc ngày 27-7. Nhưng điều tôi khâm phục anh nữa là tình cảm với đồng chí, đồng đội của anh thật sâu nặng, với nhiều cách tưởng nhớ có sức lay động lòng người và tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi và sâu sắc. Đó lại là một phẩm chất anh hùng nữa của anh.
Mùa hè năm ngoái, trong chuyến thăm Quảng Trị của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, tên anh lại được nhắc đến nhiều. Ấn tượng sâu đậm nhất trong chuyến thăm đó là lễ thả hoa trên sông Thạch Hãn. Chủ tịch nước nhạt nhòa nước mắt ở bến sông, thả vòng hoa tươi thắm sắc đỏ và vàng, trong tiếng trầm hùng của ai đó đọc bài thơ của Lê Bá Dương.
Mọi người nhắc lại rằng người khởi xướng việc thả hoa trên những dòng sông Quảng Trị trong dịp 27-7 là anh. Chuyện rằng năm 1968, nhân chuyến đi dự Hội nghị Dũng sĩ diệt Mỹ, anh đến thăm mẹ của Quế-một người bạn học cùng chiến đấu đã hy sinh trong một trận đánh ở khu vực Gio An, Gio Linh, Quảng Trị. Mẹ dắt ra bờ ao thắp hương vái trời đất rồi ngắt một cành giâm bụt ở bờ giậu thả xuống ao.
Năm 1975 đất nước giải phóng, anh trở lại thăm thì bà đã mất. Người nhà kể lại: Cứ đến ngày giỗ anh Quế, bà lại thắp hương, hái hoa dâm bụt thả xuống ao. Ngay ngày hôm sau-ngày nghỉ phép thứ ba của anh, anh vào Quảng Trị, đó là đợt nghỉ phép ngắn nhất.
Anh về lại những nơi anh cùng đồng đội tham gia các trận đánh, thắp hương và thả những bông hoa cúc dại xuống những chiếc giếng cổ ở Gio An. Từ đó, anh bắt đầu thả hoa trên sông. Năm 1976, là bè hoa đầu tiên thả trên sông Bến Hải, nhiều loại nào hoa tứ quý, hoa mào gà và hoa dại... Sau đó là trên dòng Sông Hiếu, Lai Phước.
Đêm thả hoa trên sông Thạch Hãn, bên Bến thả hoa mới khánh thành.
Ngày 27-7-1978, anh thả hoa trên sông Thạch Hãn, sông Ô Lâu. Đến đây thì việc của anh không còn trong lặng lẽ, âm thầm nữa. Khi anh mua hết hoa ở chợ Triệu Hải, nay là chợ Quảng Trị, vừa chở đi, vừa khóc trên bến sông đã gây sự chú ý của tất cả mọi người. Sau đó, nhiều người bạn là cựu chiến binh Thành cổ rồi nhân dân và chính quyền, tổ chức quần chúng trong vùng cùng tham gia.
Cảm nhận được nghĩa cử đẹp đó, chính quyền, nhân dân thị xã Quảng Trị, huyện Triệu Phong đã nhân thêm nghĩa tình và quê hương Quảng Trị đã tổ chức một lễ hội riêng. Hằng năm cứ vào ngày lễ 27-7, cán bộ và nhân dân hai bờ sông kết những bè chuối, trên bè cắm hương hoa và đèn hoa đăng thả xuống dòng sông để tưởng nhớ hương hồn đồng bào, chiến sĩ đã hy sinh.
Có một sự lan tỏa từ chuyện thả hoa đó. Nghĩa cử thả hoa hình thành một lễ hội văn hóa đậm chất truyền thống cách mạng của dân tộc. Song lại thiếu công trình tương xứng. Chính trong chuyến thăm của Chủ tịch nước đó, nhiều doanh nghiệp đã bày tỏ mong muốn được góp phần xây dựng Quảng trường Tưởng niệm, Nhà hành lễ, Bến thả hoa với tầm vóc là một công trình văn hóa lịch sử có ý nghĩa về chính trị, xã hội, mang đậm tính nhân văn.
Chủ tịch nước và lãnh đạo tỉnh Quảng Trị đã tỏ rõ sự đồng tình, ủng hộ nguyện vọng đó. Bởi vì việc có một đền thờ trên bến sông cùng một quảng trường, tuyến lễ hội nối liền sông Thạch Hãn với Thành cổ được đặt ra như một yêu cầu bức thiết. Công trình sẽ trở thành nơi hội tụ của cán bộ, chiến sĩ, nhân dân mọi miền đất nước về tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh. Thế là các công trình mới được dồn sức xây dựng. Ông Lê Công Vinh, Giám đốc Ban Quản lý công trình, cho biết: Từ ý tưởng đến thi công công trình chỉ có chưa đến 100 ngày. Chúng tôi quyết tâm hoàn thành theo kế hoạch.
Công trình có tổng kinh phí đầu tư 17,8 tỉ đồng do cán bộ, công nhân viên Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam và Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin tài trợ. Công trình được khởi công và hoàn thành sau hơn 90 ngày thi công. Công trình gồm Nhà hành lễ có lầu chuông, lầu trống với diện tích mặt sàn 240m2, trong đó Nhà hành lễ có diện tích 80m2 là nơi thắp hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh trên sông Thạch Hãn; lầu chuông, lầu trống có diện tích 60m2, hành lang có diện tích 70m2; nhà Thủy Dinh có diện tích 20m2.
Bến thả hoa rộng 840m2, có thể chứa 300 người tham gia thả hoa. Quảng trường diện tích 10.000m2, có sức chứa 5.000 người và là nơi tổ chức mít tinh, biểu diễn nghệ thuật. Thế rồi công trình cũng hoàn thành theo tiến độ. Tối 26-7-2009, Bến thả hoa đã khánh thành và ngay thời điểm đó đã diễn ra lễ hội thả hoa lớn, đầy ấn tượng.
Cả đoạn sông từ cầu Thạch Hãn về phía biển, rực ánh sáng lửa ấm áp của những ngọn đèn thả trên sông. Từ dọc bờ bắc, dải đèn tạo nên dòng sông mới, hợp lại của những nhấp nháy sáng hàng vạn ngọn lửa tâm linh. Dòng sông lửa đó dịch chuyển dần sang bờ nam và về phía biển. Đây đó là những bè hoa, vòng hoa với những ngọn nến cháy sáng lặng lẽ trôi. Tất cả vẽ nên những đường nét và mảng khối kỳ bí, lung linh trên nền của cụm công trình Bến thả hoa và Nhà hành lễ soi bóng xuống dòng sông. Những con thuyền chở hoa và đèn đi thả, lừng lững in hình trên nền trời và bóng nước, lướt nhẹ trong ánh lửa đèn.
Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy, người từng tham gia giải phóng Quảng Trị và là Chủ tịch Ủy ban quân quản lâm thời khu vực Thành cổ năm 1972, nay chứng kiến lễ thả hoa đã thốt lên: Đêm nay bầu trời Quảng Trị không có ngôi sao nào nhưng trên dòng sông lịch sử có hàng vạn ngôi sao…
Ngắm nhìn cảnh vật mênh mang, không bờ bến, chỉ thấy ánh sáng lửa đèn. Dòng sông chứng nhân của lịch sử mùa hè đỏ lửa năm nào dường như nghẹn lại, từng là dòng sông lửa của chiến công, đang chứng kiến những ngọn lửa tâm linh, trong lễ hội lửa đèn, hoa và nước mắt. Đó là tấm lòng của người hôm nay gửi đến vong linh những chiến sĩ đang nằm dưới sông, bờ sông... Đúng là trời không có sao nhưng dòng sông đầy ắp những ngôi sao nhấp nháy, như kể về chiến công xưa, nghĩa cử nay. Những ngôi sao từ dòng sông soi ánh sáng lên bầu trời.
Nhìn rộng hơn về phía Thành cổ, cụm công trình này tỏa ánh sáng đỏ vàng hòa lẫn nhau, nối với tháp chuông Thành cổ tạo nên điểm nhấn trong quần thể di tích lịch sử ở thị xã Quảng Trị. Ý tưởng đưa đất thiêng Thành cổ-Quảng Trị thành khu di tích lịch sử, công viên văn hóa tưởng niệm đang hình thành rõ nét trong mỗi công trình. Vùng đất thiêng “non Mai, sông Hãn” đang được bồi đắp từng năm, qua từng công trình mới.
Trở lại chuyến thăm của Chủ tịch nước vào năm ngoái, tôi nhớ Chủ tịch nước nghe đọc bài thơ của Lê Bá Dương đã nhẩm theo để ghi nhớ. Song có một băn khoăn của tôi về bài thơ quá nổi tiếng lại có nhiều khác nhau về từ, ngữ. Chưa bao giờ tôi gặp phải cảnh một bài thơ do mấy người đọc để giới thiệu với Chủ tịch nước, mà mỗi người đọc cũng khác nhau. Tôi mong sẽ có dịp gặp tác giả để hỏi rõ ngọn nguồn. Nghe nói anh Lê Bá Dương, tác giả bài thơ đang là phóng viên thường trú của Báo Văn hóa, Văn phòng thường trực miền Trung và Tây Nguyên, trụ sở tại Nha Trang, Khánh Hòa.
Bài và ảnh: VIỆT ÂN

LÀNG BÍCH LA – QUẢNG TRỊ: “NÔI SINH SỸ TỬ”

Người thành cổ Quảng trị
Về làng Bích La xã Triệu Đông huyện Triệu Phong bây giờ ngoài con đường từ thành cổ Quảng Trị của Tám mươi mốt ngày đêm lịch sử còn có thể rẽ từ quốc lộ 1, thị trấn Ái Tử, nơi một thời là Dinh Cát của Nguyễn Hoàng, qua cầu An Mô, ngược theo kênh Nam Thạch Hãn, rồi băng qua cánh đồng chừng ba cây số là về tới đầu làng.
Làng hình thành cách đây gần 500 năm, là một trong những làng có lịch sử hình thành sớm so với các làng ở Đàng Trong từ những đợt đầu tiên người phía Bắc di cư vào các vùng phía Nam Đèo Ngang. Nhiều nhà nghiên cứu nói rằng Bích La là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi nổi tiếng ''Lò sinh quan, nôi sinh sĩ tử".
Click vào hình để xem kích thước lớn hơn
Đình làng Bích La
Tại cổng khu miếu thờ bên phải đình làng Bích La có câu đối:

Địa chung linh khí tuyền thiên cổ
Thế xuất anh tài diễn ức niên
Tạm dịch là:
Đất hun đúc khí thiêng toàn vẹn từ nghìn xưa
Đời sinh hào kiệt khi nào cũng có.
Chính diện cổng miếu là miếu thờ Thần trông coi núi sông đất nước, trên bia có ghi dòng chữ: ''Cao các quảng độ đại vương chưởng quản sơn xuyên tôn thần''. Các miếu bên tả thờ các Thần: Thần Hoàng, Thần Sấm Sét, Thần Nông. Bên hữu có các miếu thờ Thần Dân an, Vật lợi; thờ bà Chúa nhà Trời giúp quân ta đánh thắng Chiêm Thành. Đặc biệt phía trước có miếu thờ Cai tri Phó tướng Doãn Lộc Hầu, có ghi dòng chữ: "Bổn thổ khai khẩn cai tri Phó tướng Doãn Lộc Hầu lĩnh tế Dục Bảo Trung Hưng Linh Phò tôn thần".
Theo gia phả họ Lê ở làng Bích La thì ông là người Hoa Duệ ở Hoan Châu (Hà Tĩnh), vốn tính trung hậu lại thông binh pháp. Vào năm Thống Nguyên đời Lê (1522-1527) làm quan Chính Chưởng trung tể, nhân lúc Mạc Đăng Dung tiếm quyền, vốn lĩnh mạng Triều Lê làm Cai tri xứ Tân Bình, Thuận Hoá ngăn chặn giặc Chiêm Thành, chiêu mộ dân khẩn hoang ruộng đất, lập tổng xã theo từng lúc chia làm 14 hộ. Cai tổng bá là: Lê Cảnh Sắc, Lê Vãn Tài, Lê Bá Hỷ, Lê Phúc Thiện, Lê Đức Dũng, Lê Đình Cống, Nguyễn Thọ Bình, Lê Thế Toàn, Lê Trọng Mưu, Trần Hữu Dực, Phan Định, Phạm Xuân Dương, Hồ Đằng, Đặng Xương lập chung một xã gọi là Hoa An xã. Thời Tây Sơn đổi là xã Hoa La, thời nhà Nguyễn đổi là Bích La chia làm bốn giáp: Đông, Trung, Nam, Hậu.
Như vậy việc lập làng, hình thành các tộc họ ở Bích La vào những năm 1526, 1527, có trước năm Nguyễn Hoàng vào đóng đô ở Ái Tử (1558) khoảng 30 năm. Theo gia phả của tộc họ Lê Văn của đồng chí Lê Duẩn, tính đến nay đã trải qua 15 đời con cháu. Đồng chí Lê Duẩn thuộc đời thứ 12 của phả hệ chi phái một tộc họ Lê Văn.
Qua bao biến thiên của lịch sử với gần 5 thế kỷ lập làng, người Bích La vừa chống chọi với thiên tai, vừa đấu tranh chống địch họa, đã hình thành nên một bề dày truyền thống tốt đẹp. Trước hết, đó là truyền thống làng có nhiều người đỗ đạt khoa bảng. Ngay tại khu miếu thờ của làng có thờ hai vị Tiến sĩ vào thời Lê, đi theo Cai tri Phó tướng Doãn Lộc Hầu: Tiến sĩ Lê Cảnh Diệu và Tiến sĩ Lê Cảnh Phiếu.
Còn theo gia phả các tộc họ trong làng thì làng có nhiều người đỗ đạt tiến sĩ trở lên dưới Triều Nguyễn như Tiến sĩ Lê Mậu Cúc, Lê Thuỵ, Lê Hữu Thường... Chỉ tính riêng tộc họ Lê Văn của đồng chí Lê Duẩn, thời đó đã có 5 vị: Tiến sĩ Lê Vãn Nhượng đỗ khoa Đinh Dậu (1837); Tiến sĩ Lê Vãn Chân đỗ khoa Tân Sửu (1841); Tiến sĩ Lê Vãn Nhiếp đỗ khoa Mậu Tý (Đồng Khánh 3). Khoa cuối cùng của Triều Nguyễn có ông Lê Vãn Tặng (bác ruột của đồng chí Lê Duẩn) đỗ Phó bảng và ông Lê Vãn Lương đó Tiến sĩ.
Nhiều người đỗ cử nhân, tú tài... làm nên bảng vàng truyền thống khoa bảng của các tộc họ trong làng, nêu gương muôn đời cho hậu thế. Sau này con em của làng còn có nhiều người học hành đỗ đạt học vị Tiến sĩ dưới chế độ Xã hội chủ nghĩa như Tiến sĩ toán học Lê Bá Long, Tiến sĩ sinh học Lê Thị Diệu Muội (con gái đồng chí Lê Duẩn) ở Hà Nội, Tiến sĩ hoá học Nguyễn Từ ở Đại học Huế...
Nhà tưởng niệm cố tổng bí thư
 Lê Duẩn
Phát huy truyền thống, ngày nay hàng năm làng có từ 12-15 học sinh thi đỗ vào các trường đại học. Hiện có hơn 50 con em của làng đang học ở các trường đại học. Nhiều con em của làng được học hành, đi ra nhiều nơi và đang giữ nhiều cương vị quan trọng ở các lĩnh vực khác nhau ở trong nước. Làng cũng có danh hoạ nổi tiếng thế giới là Lê Bá Đảng hiện đang sống ở Pháp. Cách đây mười năm ông đã từng về thăm làng Bích La, tổ chức cuộc triển lãm tranh của mình cho dân làng xem và bỏ tiền xây dựng bốn phòng học cho Trường tiểu học Bích La.

Nói đến Bích La, người ta còn nói đến mảnh đất của nhiều danh nhân, có truyền trống phò nước giúp dân. Theo Đại Nam Chính Biên liệt truyện (Nxb Thuận Hoá - 1993), ông Lê Đăng Doanh, tự là Lê Văn Doanh, người Bích La làm quan dưới thời Gia Long, là người văn võ song toàn, từng làm Chánh chủ khảo nhiều kỳ thi Hương, từng cầm quân đánh dẹp quân Xiêm ở Nam Kỳ.
Khi về giữ chức Bố Chính sứ Quảng Trị thấy dân tình đói kém ông đã dâng sớ xin Vua miễn thuế cho dân và được Vua chấp nhận (năm thứ 17 triều Minh Mạng). Ông đã từng được thăng Hiệp Biện Đại học sĩ dưới triều Thiệu Trị thứ nhất (1481), có công dạy bốn đời Vua nên khi mất được Vua ban tặng nghi lễ cao nhất: Nhất lão nghi hình thiên hạ tắc/Tứ triều thạc phụ đế vương tôn. Cũng từ làng Bích La sau này có nhiều người tham gia phong trào Cần Vương và các phong trào chống Pháp khác. Điển hình có ông Lê Mậu Hiến đứng đầu phong trào đòi dân sinh dân chủ, giảm sưu thuế cho dân.
Năm 1882, nhiều con cháu trong làng theo ông Lê Hữu Thường, là người làng, làm Thượng thư Bộ Công của Triều Nguyễn ra xây dựng Sơn Phòng ở vùng Cùa thuộc huyện - Cam Lộ (Quảng Trị) theo chủ trương của Tôn Thất Thuyết để chuẩn bị chống Pháp. Tích cực tham gia phong trào Cần Vương chống Pháp có các cụ: Chánh vệ uý Lê Văn Thống (ông nội của đồng chí Lê Duẩn), Đề đốc Lê Văn Tặng (bác ruột của đồng chí Lê Duẩn), cùng với Suất đội Phan Cự, người làng Nại Cửu đem quân đánh chiếm thành Quảng Trị.
Sinh ra và lớn lên trên một mảnh đất có bề dày truyền thống yêu nước như vậy nên ngay từ nhỏ, cậu học trò Lê Văn Nhuận (tên khai sinh của đồng chí Lê Duẩn - sinh ngày 7-4-1907) đã sớm nảy sinh lòng yêu nước thương dân. Từ học trường làng, rồi trường phủ, vốn có tư chất thông minh, học giỏi, lại được tiếp xúc với nhiều con người yêu nước, đồng chí Lê Duẩn đã sớm giác ngộ lý tưởng giải phóng dân tộc, đi vào hoạt động cách mạng, thoát ly từ tuổi hai mươi, tham gia Hội thanh niên cách mạng năm 1928 và năm 1930 trở thành một trong những đảng viên lớp đầu của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Thời gian cùng cha lên sống, hoạt đông cách mạng ở thôn Hậu Kiên xã Triệu Thành cùng huyện Triệu Phong, đồng chí bị thực dân Pháp xếp vào "thành phần nhân vật quan trọng'' nên luôn bị lùng sục, bắt bớ nhưng nhờ sự chở che đùm bọc của dân làng nên đồng chí đã được an toàn, để rồi sau này đi ra, trải qua bao tù tội ở các nhà lao: Hà Nội, Sơn La, Côn Đảo, rèn luyện trong thực tiễn đấu tranh cách mạng, trở thành người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, rồi trở thành nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng sau khi Bác Hồ qua đời. Làng Bích La trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ còn là cơ sở vững chắc của cách mạng.
Đây là cứ điểm quan trọng diễn ra nhiều trận đánh phá của kẻ thù và cũng là nơi quân ta cắm chốt làm bàn đạp để đánh vào Thành cổ Đảng Trị năm 1972. Nhiều con em của làng đã tích cực lên đường tham gia kháng chiến, trở thành sĩ quan cao cấp trong Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ngày nay làng Bích La có nhiều gia đình là thân nhân liệt sĩ và gia đình có công với cách mạng.
Sau ngày quê hương giải phóng, cũng như bao làng quê Quảng Trị tiêu điều xơ xác bởi chiến tranh, người Bích La đã chung tay đoàn kết xây dựng lại quê hương. Từ đồng khô cỏ cháy quê nghèo, dưới bàn tay làm lụng chăm chỉ cần cù của người dân, cuộc sống đã dần dần ổn định.
Hợp tác xã Bích La vươn lên trở thành ngọn cờ đầu trong sản xuất nông nghiệp nhờ năng suất lúa và quy hoạch kiến thiết đồng ruộng, được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba vào những năm 80 của thế kỷ hai mươi. Các thế hệ nối tiếp lãnh đạo địa phương và Hợp tác xã Bích La từ trước tới nay đều biết lo cho dân, thực hiện lời căn dặn của đồng chí Lê Duẩn lần về thăm quê: ''Bây giờ tất cả đều làm chủ chế độ mới, xây dựng nền kinh tế mới, phải, bảo đảm đời sống của mọi người no đủ", "một con người phải có ba cái: Lao động, tình thương và lẽ phải". Mặc dù chưa phải là giàu có nhưng hiện nay đời sống của nhân dân được nâng lên rõ rệt, đồng đều. Tuy đã chuyển đổi hình thức quản lý nhưng Hợp tác xã Bích La vẫn là mái nhà để dân có thể nương cậy. Các thôn Bích La Đông, Bích La Trung, Bích La Nam đều đã xây dựng làng vãn hoá và Bích La Đông đang chuẩn bị được công nhận làng văn hoá lần hai. Ở Bích La, các giá trị truyền thống của làng luôn được trân trọng, giữ gìn. Đình làng Bích La là một biểu tượng văn hoá của làng. Nét độc đáo là đình này được xây cất không phải để thờ phụng mà là nơi nhóm họp dân làng, nơi diễn ra mọi sinh hoạt văn hoá của làng từ xưa đến nay.
Click vào hình để xem kích thước lớn hơn
Khai hội phiên chợ cầu may
Theo giai thoại dân gian đình Bích La nằm trên lưng một con Cù. Con Cù là con gì, không ai giải thích được. Tương truyền mỗi năm con Cù thức dậy một lần, nhưng có một năm đã lâu lắm rồi nó không nổi lên. Năm đó dân làng làm ăn thất bát. Năm sau đó dân làng nghĩ ra kế cứ vào ngày mồng ba đầu năm, từ sáng sớm dân làng tập trung khua chiêng gõ mõ đánh thức con Cù dậy, cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi. Từ đó hàng năm đến ngày mồng ba Tết người làng tập trung ở đây để họp chợ. Chợ chỉ đông từ năm giờ đến bảy, tám giờ sáng là tan. Người ta chỉ mua bán trong mấy tiếng đồng hồ. Hàng hoá là cây nhà lá vườn, chủ yếu rau quả, hoa tươi, trầu cau, cá các loại, thịt lợn... Mấy năm gần đây chợ diễn ra ngày càng đông, có hàng ngàn người tham gia. Người mua, người bán không chỉ là dân làng mà còn có rất nhiều người ở các làng bên cạnh, có cả những người từ thị xã Đông Hà, thị xã Quảng Trị cũng tìm về đây làm cho phiên chợ rất nhộn nhịp. Người ta đi chợ chủ yếu là để cầu may, gặp nhau đầu xuân, chuẩn bị vài ba thứ cho lễ cúng tiễn đưa ông bà, rồi ngày hôm sau ai nấy kịp xuống đồng tiếp tục công việc của một mùa vụ đang chờ. Người xa xứ về thăm quê, ăn Tết thì kịp trở lại nơi làm việc. Những năm gần đây làng còn bổ sung thêm một số trò chơi dân gian như kéo co, chọi gà... Nét đẹp văn hoá của làng đang được giữ gìn và phát huy.

Lần tìm về truyền thống của làng Bích La, chúng tôi còn được nghe kể nhiều chuyện cảm động lần đồng chí Lê Duẩn về thăm quê. Đồng chí thân tình đi thăm hỏi từng nhà, tìm lại từng người quen biết cũ. Sau này đồng chí còn tìm về tận Cẩm Xuyên, Hà Tình tìm lại cội nguồn thắp nén hương tưởng nhớ tổ tiên. Mới hay con người đâu chỉ có một Tổ quốc để cống hiến, hy sinh mà còn có một quê hương để hướng về, để thương tưởng, bởi dù có đi nơi đâu, làm bất cứ việc gì thì quê hương, nơi "chôn rau cắt rốn'' mãi mãi vẫn là cõi đi về trong tâm thức của một đời người.
Cuộc Sống Việt _ Theo Nông thôn Việt Nam
Mời xem tiếp :

Quê nhà

Người thành cổ Quảng trị

Làng tôi là một thung đất bằng phẳng nằm kẹp giữa sông Thạch Hãn và một con đường quan nối từ thị xã về đến Cửa Việt (Quảng Trị). Trước sau tôi chỉ sống ở làng một năm rưỡi của thời thơ ấu, vừa đủ thời gian để học hết lớp nhì và học kỳ I của lớp nhất, tại ngôi trường đặt ở đình làng bên sông Vĩnh Định.
 
Trong quãng thời gian dài dằng dặc của một đời người, mà người ta vẫn gọi là hoa niên, trong tôi chỉ còn đọng lại kỷ niệm về những ngày tháng ở làng. Có vẻ như ngoài làng tôi ra tôi không còn sinh trưởng ở một nơi nào khác; và bao nhiêu nguồn cội văn hóa, bao nhiêu vốn kiến thức dân gian về văn chương, mỹ thuật... tôi thu lượm được trong cuộc sống đều đã được ươm mầm từ ngôi làng nhỏ bé ấy.
Sau này lớn lên, tôi đã đặt chân đến nhiều nơi trên Trái đất, thế nhưng nhờ có làng tôi không trở thành một vật vô định trong không gian, hay là đám rong rêu bồng bềnh trên mặt đại dương. Tôi đã thuộc về một “tọa độ” nào đó cụ thể trên mặt hành tinh. Do đó, tôi vẫn nghĩ rằng một con người dù tiếng tăm lừng lẫy đến đâu, cũng không thể tự cho mình là lớn lao hơn quê hương của mình được. Ngày xưa và bây giờ.
Có một nghịch lý ma quái khiến tôi mắc kẹt hoài trong đó, không làm sao thoát ra được. Sao cái ngày xưa ấy, hồi tôi còn là một chú bé nhà quê chạy đuổi theo con chuồn chuồn óng ả bay dọc theo những đường làng. Trước cái cổng gạch của nhà thờ chi này là một con đường dài dẫn đến bờ sông; rẽ trái, đi theo bờ sông thì gặp đường cái quan dẫn đến chợ Sải. Đó là con đường tôi đi học ngày xưa.
Hằng ngày tôi thường xuống tắm ở dòng sông, bơi ra nhặt ốc gạo trên một tòa miếu cổ đã chìm xuống đáy sông không biết từ đời nào. Rồi trèo lên lưng trâu đứng cao lên, thổi tù và với chiếc kèn thật to quấn bằng lá dứa dại, vừa theo trâu lội vào bờ.
Thời kỳ ấu thơ này tôi được che chở bởi làng quê kỳ diệu giống như một tổ chim bình yên. Nhưng rồi một hôm cái tổ bình yên đó đã chao đảo... Điều đó bắt đầu bằng sự kiện chú Thu con mệ Giỏ ở cạnh nhà tôi bỗng nhiên mang vẻ mặt lạnh lùng đứng gác ở ngã ba đường làng, lưng mang một quả lựu đạn bằng gỗ và một chiếc mã tấu to bản.
Mọi con đường rẽ vào làng tôi đều bị rào kín lại bằng củi nè, với những thanh niên dân làng đứng gác dọc đường: thế là tôi đã nhập vào phong trào rào làng chiến đấu, đã mặc nhiên đứng vào một phe trong cuộc chiến chống Pháp. Một buổi chiều, đi mua sách trên tỉnh, ngang qua bãi cát làng An Tiêm, tôi bỗng gặp một thanh niên tay bị trói quặt ra sau lưng, đi giữa hai gã tây đen mang súng đi kèm.
Người thanh niên có một dòng máu chảy ứa ra ở khóe miệng, nhìn tôi mỉm cười âu yếm. Té ra đó là anh Nguyễn Văn Cửu, bạn cùng học lớp nhất với tôi, ngồi ở bàn cuối nơi ngôi trường Triệu Phong ở chợ Sải. Từ đó, tôi mơ hồ cảm thấy chiến tranh đang vây bọc lấy tuổi thơ của tôi, và làng tôi không còn là nơi trú ẩn an toàn đối với một chú bé thích mơ mộng như tôi. Tôi từ giã chốn quê nhà yêu dấu, từ giã chiếc cổng ngói của ngôi nhà thờ chi rêu phong để trở lại Huế sống nhờ căn nhà bên ngoại của tôi. Và đi vào cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Ngày ký kết Hiệp định Paris, từ địa điểm đóng cơ quan ở Gio Linh, tôi đã chạy băng đồng nóng lòng về thăm lại làng tôi. Dọc đường, vài nhóm thanh niên dân quân đã tới trước, đang cố gắng dựng lại những căn nhà đàng hoàng, hình như để ăn ở lâu dài với làng xóm, dù cột kèo phải buộc bằng dây thép gai.
Khắp mặt đất không còn một thanh tre nào đủ dài bằng một sợi lạt, do bom đạn bấy lâu đã vằm nát tất cả. Không có bóng cây nào để phải che khuất tầm mắt. Nhìn khắp đồng bằng Triệu Phong tới sát biển, chỉ thấy hình dáng những con người lỏng khỏng đi trên mặt đất. Cứ nói sòng phẳng từng lời, theo nghĩa đen, là quê hương của tôi đã bị chiến tranh “lột da”.
Tôi vẫn nhớ da diết tiếng hát đuổi chim muông của lũ trẻ con cất lên từ những nương rẫy khắp nơi trong làng. Trên con đường cái quan dẫn đến thị xã kia là con đường đi học của những người lừng danh đã sống ở làng mạc dưới kia. Ví dụ họa sĩ Lê Bá Đảng hiện sống ở Pháp, trong “không gian Lê Bá Đảng” thường xuất hiện những dấu chân đi khai phá một con đường.
Que nha
Ao nhà. Ảnh: Lê Bá Dương
Như giáo sư tiến sĩ Hồ Ngọc Đại với lý tưởng học đậu tiến sĩ để đi dạy tiểu học đem lại cho tuổi thơ niềm tâm phục khẩu phục rằng đi học là một niềm hạnh phúc thật sự... Những người ấy chắc đã bỏ lại cánh diều tuổi thơ của họ trên những cánh đồng quanh đây; và chắc là hồi nhỏ tôi đã từng ngồi chơi nơi chiếc cổng nhà thờ chi bắt mặt nhìn ra đường quan và đã thấy cái bóng họ bước đi trên con đường nhân loại.
Tôi về làng dự lễ lạc thành ngôi nhà thờ họ vừa được con cháu trùng tu lại. Đất xây dựng đã được hợp tác xã giao trả lại cho họ Hoàng, và các con cháu thành đạt trong và ngoài nước đã bỏ tiền ra lấy lại đất, xây lên một nhà thờ khang trang, hợp nhất các chi nhánh xưa nay vẫn tồn tại riêng lẻ của họ Hoàng. Buổi chiều, tôi ra trước ngõ, nhìn bâng quơ ra cánh đồng. Trước kia, nơi đây có một cái hồ, nước xanh biếc quanh năm.
Bây giờ hồ đã biến mất, thành ruộng của hợp tác xã, nghe nói họ sẽ cho họ Hoàng chuộc lại để đào hồ. Cái cổng theo bản vẽ mới này lớn hơn cái cổng hồi tôi còn nhỏ. Bây giờ thì cổng rộng để ôtô có thể ra vào được nhưng nó không có vẻ thân mật. Hình như lũ chim sẻ của ngày xưa đã trở về từ những cánh đồng thời gian nào không biết, kêu lách chách trên đầu chúng tôi và bay vút vào bên trong ngực tôi. Vui một nửa, tự dưng nước mắt tôi rưng rưng.
Huyền thoại kể rằng sau khi chết, xương thịt con chim phượng hóa thành tro than, để 500 năm sau nó sống lại trên đống tro xương của nó. Trong cuộc chiến tranh vừa qua, thời gian không đến nỗi dài như thế. Chẳng cần đến 500 năm, con chim phượng huyền thoại của làng tôi đã tái sinh trên tro xương của mình.
Buổi trưa tôi nằm nghỉ ở một phòng khách của nhà mới làm. Ngọn gió nào phía sau đồng thổi đến mát rượi trong trẻo lạ thường, như một trời sương tỏa khắp không gian. Tôi nghĩ thầm lan man: chiến tranh đã hủy diệt tất cả; nhưng chiến tranh cũng hàn gắn lại tất cả. Giống như một câu thơ của Nguyên Sa: Và tất cả những gì nguyên lành / Đều xây cất trên một chút gì đổ vỡ.
Cả tâm hồn con người cũng vậy.
Lập đông 2005
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG

Sông Thạch Hãn

Người thành cổ Quảng trị

Người Việt Nam ta vốn nặng tình non nước nên hình như tỉnh nào cũng muốn chọn một ngọn núi và một dòng sông tiêu biểu cho tỉnh mình để tạo thêm ấn tượng sâu sắc về quê hương. Xứ Đoài thì có núi Tản – sông Đà, xứ Nghệ thì có núi Hồng – sông Lam, đất kinh kì thì có núi Ngự - sông Hương… Còn Quảng Trị có non Mai – sông Thạch Hãn.
   Non Mai tức núi Mai Lĩnh, một ngọn núi đẹp ở gần chiến khu Ba Lòng. Sông Hãn là sông Thạch Hãn, con hào thiên tạo phía bắc của Thành cổ Quảng Trị! Quảng Trị tuy nhỏ nhưng lại là tỉnh phên dậu phía Bắc của kinh thành Huế và là nơi phát tích của họ Nguyễn khi Nguyễn Hoàng mới vào dựng nghiệp ở Đàng Trong, vì thế năm 1836, sau khi ổn định đất nước, vua Minh Mạng đã chọn sông Thạch Hãn là một trong 9 thắng cảnh của đất nước để đúc vào Cửu Đinh bày ở sân rồng coi như quốc bảo.
   Ở Quảng Trị xưa đã có câu ca dao:
“Chẳng thơm cũng thể hương dàn
Chẳng trong cũng nước nguồn Hàn chảy ra”

   Nguồn Hàn là tên gọi dân gian chỉ sông Thạch Hãn. Về tên gọi Thạch Hãn, lâu nay không ít người tự hiểu theo nghĩa chủ quan là… “mồ hôi của đá”. Thực ra không phải như vậy, thạch thì đúng là đá rồi, còn hãn hay hàn có nghĩa là ngăn cản. Vì ở giữa nguồn có một mạch đá ngầm chắn ngang sông, tên sông đặt theo đặc điểm này, thành sông Thạch Hãn. Theo sách “Đại Nam nhất thống chí” thì sông Thạch Hãn chỉ dài khoảng 170 dặm bao gồm cả đầu nguồn, nghĩa là chỉ độ 100km. Với độ dài như vậy nên lượng phù sa do sông tải đến không nhiều, trừ những ngày lũ lụt, nước thường trong xanh nhìn thấy đáy. Điều đó được nói đến trong 2 câu thơ của Tam Nguyên Yên Đỗ Nguyễn Khuyến:

“Tây phong Hà xứ xuy trần khởi
Bất tụ niên tiền triệt thể thanh”
   Lương An dịch:

“Gió tây cuốn bụi dồn
Nước trong thấy đáy nay còn nữa đâu”

   Sông Thạch Hãn là con sông dài và đẹp nhất tỉnh Quảng Trị. Sông bắt nguồn từ phía Đông dãy Trường Sơn ở phía Tây Nam của tỉnh. Dòng sông uốn lượn từ hướng Đông và Đông Bắc, gặp sông Rào Quán lại chảy về hướng Đông rồi ngược lên phía Bắc, nhập với sông Cam Lộ (tức sông Hiếu, chảy qua thị xã Đông Hà) tại ngã ba Dã Độ (sau này quen gọi thành Gia Độ) rồi lại quay về hướng Đông, đỗ ra cửa Việt Yên, gọi tắt là Cửa Việt. Không chỉ từ xưa mà cho đến cả bây giờ, sông Thạch Hãn vẫn là mạch máu giao thông đường thủy rất quan trọng của tỉnh Quảng Trị. Với hình thể uốn lượn uyển chuyển như thế lại có thêm nhiều phụ lưu thuốc các huyện Triệu Phong - Hải lăng là hai vựa lúa của tỉnh Quảng Trị như Vĩnh Định, Vĩnh Phước, Điếu Ngao nên mật độ giao thông trên sông ngày càng lớn. Đặc biệt, là con hào thiên tạo phía Bắc thành cổ Quảng Trị (nay là thị xã Quảng Trị) con sông Thạch Hãn lại có vị trí chiến lược về quân sự. Câu thơ được nhiều người biết đến trong bài thơ “Chị lái đò” của nhà thơ Lương An:
“Đò em lên xuống Ba Lòng
Chở người cán bộ qua vùng chiến khu”
đủ cho thấy tầm quan trọng của sông Thạch Hãn - lối duy nhất có thể lên được chiến khu Ba Lòng. Lịch sử không thể nào quên được những ngày hè của năm 1972, hàng vạn chiến sĩ đã bất chấp nguy hiểm, bí mật bất ngờ vượt sông Thạch Hãn để lập nên những chiên công vô cùng hiển hách. Đã có không biết bao nhiêu người trong số đó đã vĩnh viễn hóa thân cùng sông nước cỏ cây… Ngày nay, dù đi bằng đường bộ hay đường sắt Bắc – Nam ta đều gặp một dãy cầu gọi là cầu Thạch Hãn, bắc qua sông Thạch Hãn. Đầu phía bắc có tượng đài trung đội Mai Quốc Ca. Trung đội chỉ vẻn vẹn 20 người với vũ khí bộ binh thông thường (nếu theo biên chế trong quân đội thì trung đội phải gồm 3 tiểu đội, mỗi tiểu đội 12 người và thêm 1 trung đội trưởng), nhưng đã chiến đấu cực kỳ dũng cảm suốt một ngày đêm. Trước sự phản kích điên cuồng của một tiểu đoàn địch đông gấp mấy chục lần, có xe tăng và đại bác yểm trợ, họ đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chốt giữ, góp phần làm nên đại thắng. Cả trung đội 20 người chỉ còn lại một người lính bị thương nặng, được nhân dân địa phương cứu sống. Tượng đài Mai Quốc Ca ma tên người chỉ huy dũng cảm, có 19 quả tim đỏ gắn lên, tượng trưng cho 19 liệt sĩ.
   Để tưởng nhớ đến hàng nghìn liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trên dòng sông Thạch Hãn, hàng năm, cứ vào dịp kỷ niệm ngày đất nước thống nhất, chính quyền và nhân dân Quảng Trị đều long trọng tổ chức lể thả đèn hoa, bè hoa trên sông Thạch Hãn. Lễ hội đã thực sự cuốn hút rất nhiều người, đặc biệt là các lực lượng vũ trang và cựu chiến binh trong và ngoài tỉnh tham dự.
   Do đặc điểm tự nhiên nên các sông suối ở miền trung thường ngắn và trong. Ở xứ Nghệ có câu “Nước sông Lam vừa trong vừa mát”, nhưng thực sự được đi vào thơ ca, được các bậc đại khoa như Bảng nhãn Võ Duy Thanh, Tam Nguyên Nguyễn Khuyến ca ngợi thì chỉ có sông Thạch Hãn. Do phải chảy quanh co giữa núi rừng Trường Sơn, trải qua lắm thác ghềnh với vô số đá ngầm, đá dựng, dòng nước trở nên trong vắt. Với những nét đặc trưng đó, người dân Quảng Trị luôn coi sông Thạch Hãn là biểu tượng của đạo lý trong sạch và ý chí kiên cường.

“Bụi hồng rong ruổi tới Trường An
Nghe nói đâu đây suối Bạch Đàn
Ấy cảnh tự nhiên ai khéo vẽ
Mà kho vô tận lúc nào khan
Bên đường xe ngựa nên dừng bước
Mượn thú non sông cũng tạm nhàn
Đây phải Liêm Tuyền chăng đó tá?
Muốn đem rửa ruột khách quan san”
Cảm tác qua sông Thạch Hãn - Bảng nhãn Võ Duy Thanh.

Liêm Tuyền tức suối Liên ở tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc) là vùng đất tượng trưng cho phong tục thuần hậu, dân biết thương nhau, người đi làm quan đều biết giữ mình thanh liêm, không ăn hối lộ. So sánh sông Thạch Hãn với Liêm Tuyền trong điển tích, tác giả muốn khẳng định đây là dòng sông tượng trưng cho sự thanh cao, khách vãng lai nên dừng chân ngắm cảnh để suy ngẫm mà tẩy sạch những gì còn vẫn đục trong lòng!
 
ảnh chụp từ ngã ba sông Vĩnh Định và sông Thạch Hãn