THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ

THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ

THI VÂN YÊN TỬ

SỚM CHIỀU DU NGOẠN CÙNG MÂY NÚI
HOA TRÁI QUA NGÀY TA VỚI TA

Thứ Tư, 27 tháng 1, 2010

Nhận diện Nguyễn Sĩ Bình - Con thò lò chính trị

Người thành cổ Quảng trị
Sau khi CQĐT bắt Lê Công Định, khởi tố Trần Huỳnh Duy Thức, nhiều bạn đọc đề nghị báo làm rõ quan hệ "ngưu tầm ngưu, mã tầm mã" giữa các đối tượng trong nước với đối tượng phản động chỉ đạo xúi bẩy ở nước ngoài, đặc biệt là vai trò của Nguyễn Sĩ Bình, Chủ tịch cái gọi là "đảng nhân dân hành động" hữu danh vô thực ở Mỹ và bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi.
"Đảng nhân dân hành động" hay "đảng kích động"?
Sinh năm 1955 tại làng Hội Phú, xã Hoài Hảo, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Tháng 7/1974, Nguyễn Sĩ Bình thi đỗ tú tài đôi (tốt nghiệp phổ thông trung học bây giờ) rồi sau đó, ông ta ghi danh vào Trường đại học tư Minh Đức, cơ sở đặt tại quận Phú Nhuận. Tháng 4/1975, khi Sài Gòn sắp sửa được giải phóng, Nguyễn Sĩ Bình theo chân một số sinh viên khác - vốn hoạt động ngầm cho Phòng Thông tin Hoa Kỳ, chạy sang Mỹ.
Vào những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, khi các nước XHCN ở Đông Âu và Liên Xô bắt đầu rơi vào khủng hoảng chính trị, và vì có tư tưởng chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nên Nguyễn Sĩ Bình chắc mẩm thời cơ đã đến. Lập tức, ông ta quay lưng với việc môi giới, đầu cơ đất đai để chuyển sang đầu cơ một thứ khác, tham vọng hơn và liều lĩnh hơn: Đó là đầu cơ chính trị.
Tháng 8/1990, Bình về Việt Nam dưới hình thức thăm gia đình để tìm hiểu tình hình. Lúc này, một số phần tử cơ hội, bất mãn trong nước cũng đang hí hửng vì cho rằng "cờ đã đến tay". Sau khi tiếp xúc với những thành phần ấy và lúc trở lại nước Mỹ, Bình bàn bạc với Bùi Duy Sinh, Hoàng Trọng Hiệp - là hai kẻ "chống Cộng đến cùng" về những kế sách nhằm làm "tan rã chế độ XHCN ở Việt Nam".
Với "tài liệu sáng lập 1991", Bình cho ra đời cái gọi là "đảng nhân dân hành động" - rồi tự phong cho mình chức "chủ tịch" sau này - với các bí danh như Nguyễn Hùng Vinh, Tư Vinh - mà cộng đồng người Việt ở Mỹ thường mỉa mai là "đảng nhân dân… hành lạc!".
Ngày 24/9/1991, Bình về nước, mang theo ba tập "tài liệu sáng lập 1991", trong đó có một tập khổ nhỏ và hai băng cassette. Nguyễn Sĩ Linh B, em ruột Bình, đi photo thành 10 tập khổ lớn, 60 tập khổ nhỏ và in sang 10 cuốn băng. Tiếp theo, từ những quan hệ bạn bè của những người thân trong gia đình, Nguyễn Sĩ Bình tiếp cận một số đối tượng, trao đổi, thăm dò thái độ, cho họ xem, nghe tài liệu rồi lôi kéo họ gia nhập.
Khi đã được Bình kết nạp vào "đảng nhân dân hành động", họ nhận nhiệm vụ tuyên truyền rỉ tai, dụ dỗ người khác bằng hình thức xuyên tạc tình hình đất nước, khoét sâu sự bất mãn, kích động tư tưởng chống đối cùng với lời hứa hẹn về vật chất, tiền bạc và cuộc sống sung sướng nơi xứ người.
Đến giữa tháng 3/1992, Nguyễn Sĩ Bình dùng ngay nhà mẹ ruột của ông ta, để tổ chức các lớp huấn luyện. Mỗi lớp kéo dài 3 ngày, gồm từ 5 đến 7 "đảng viên". Ai ở xa, Bình cho ăn, ở và 50 nghìn tiền đi đường. Giảng viên ngoài Nguyễn Sĩ Bình, còn có Lâm Thiên Thu và Trần Thị Bé Sáu, đem cái "lẩu thập cẩm" gọi là đường lối, tôn chỉ, mục đích của "đảng" ra "giảng dạy" mà mục tiêu không ngoài việc tạo cho các "đảng viên" tư tưởng chống đối Nhà nước Việt Nam, đồng thời hướng dẫn phương thức lôi kéo người gia nhập "đảng".
Ngày 25/4/1992, cơ quan An ninh - Bộ Công an bắt quả tang Nguyễn Sĩ Bình cùng một số "đảng viên" khi đang mở lớp huấn luyện tại nhà mẹ ruột Bình ở đường Cách Mạng Tháng Tám, với các chứng cứ gồm hai tập "tài liệu sáng lập 1991" (trong đó có bản gốc mang từ Mỹ về) và một số bộ tài liệu photo thu nhỏ, mẫu cờ, phù hiệu của tổ chức, một bản danh sách thành viên tham gia tổ chức, băng cassette, bài hát, băng ghi hình Bình họp với nhóm ở miền Tây cùng camera.
Sau khi bị bắt, vẻ huênh hoang, tự đắc của ông "chủ tịch nhân dân hành... lạc" mỗi lúc lên lớp giảng bài hoàn toàn biến mất, mà thay vào đó là sự thành khẩn: "Tôi đã vi phạm pháp luật Việt Nam. Nếu được tha, tôi cam kết sẽ không có những hành động gây hại cho an ninh đất nước…".
Ngày 26/6/1993, Bình được khoan hồng, cho về Mỹ. Thế nhưng, lúc vừa đặt chân xuống đất Mỹ, ông ta đã lộ ngay bản chất của một con thò lò chính trị. Được những kẻ cùng hội cùng thuyền tổ chức đón tiếp rầm rĩ, Nguyễn Sĩ Bình bịa đặt ra những tình tiết sau hơn một năm nằm trong trại giam. Nào là "bị tra tấn và nhốt trong những thùng connex sắt", "biệt giam trong những xà lim chỉ đủ để đứng hoặc ngồi", "không cho người nhà tiếp tế thuốc men, quần áo, thức ăn"... rồi tự cho mình là "người về từ cõi chết".
Phét lác hơn, Nguyễn Sĩ Bình còn huênh hoang tuyên bố: "Đảng nhân dân… hành động hiện có 16 cán bộ lãnh đạo, hơn 400 đảng viên, có cơ sở ở 40 tỉnh, thành trong cả nước". Những tuyên bố này được các tờ báo của những nhóm người Việt phản động hối hả đưa lên, "phong thánh" cho Nguyễn Sĩ Bình.

Chết vẫn còn cay
Sau khi được Chính phủ Việt Nam khoan hồng, tha cho về Mỹ, Nguyễn Sĩ Bình không những không từ bỏ âm mưu chống phá đất nước, mà ông ta còn dấn thêm một bước nữa với những thủ đoạn tinh vi hơn, và đểu cáng hơn. Rút hết tiền bạc trong tài khoản tiết kiệm của vợ là bà Võ Thị Khánh, Nguyễn Sĩ Bình cặp bồ - rồi sống chung như vợ chồng với Nguyễn Thị An Nhàn, bác sĩ, mà Bình giới thiệu là "trợ lý cho chủ tịch đảng". Thông qua Nguyễn Thị An Nhàn, Nguyễn Sĩ Bình móc nối được Nguyễn Xuân Ngãi, bác sĩ chuyên khoa tim mạch rồi phong cho Ngãi làm "phó chủ tịch đảng".
Sinh ngày 26/2/1949 tại Quảng Ngãi, Nguyễn Xuân Ngãi (bí danh là Vạn Xuân), nguyên trung úy quân y của chế độ Sài Gòn trước 1975. Sau ba năm học tập cải tạo, Ngãi được lưu dụng, trở thành giảng viên Trường Trung học Y tế TP Hồ Chí Minh. Không chịu đựng nổi cuộc sống thiếu thốn khó khăn của những năm đầu giải phóng, Ngãi vượt biên sang Mỹ. Tại đây, Ngãi tiếp tục học khoa tim mạch và mở phòng mạch tại California.
Ba tháng sau khi gặp Nguyễn Sĩ Bình (4/1996), Nguyễn Xuân Ngãi gia nhập "đảng nhân dân hành động" và được Bình phong chức "phó chủ tịch". Để xứng đáng với cái hư vị ấy, Ngãi hoạt động rất tích cực, là "phát ngôn nhân" của "đảng nhân dân hành lạc" ở Mỹ, trực tiếp điều hành những hoạt động của các chi nhánh "đảng" tại Mỹ và Đức.
Bên cạnh đó, biết rằng không thể nào thoát khỏi tai mắt nhân dân nếu cử người về hoạt động tại Việt Nam, Nguyễn Sĩ Bình, Nguyễn Xuân Ngãi chọn đất Campuchia, Thái Lan - nơi có nhiều người Việt sinh sống, làm địa bàn đứng chân để phát triển tổ chức. Ở hai quốc gia này, một số người Việt vì nhiều lý do - kể cả có người sau khi gây án tại Việt Nam, thì chạy qua đây để trốn tránh sự trừng phạt của luật pháp, và sống chui lủi vì không có giấy tờ tùy thân, nên họ đã nghe theo lời tuyên truyền, dụ dỗ của "đảng nhân dân hành động" với hy vọng sẽ được đi Mỹ định cư sau khi… hoàn thành nhiệm vụ!
Tháng 10/1995, Bình cùng Nguyễn Thị An Nhàn, Nguyễn Lê Hiệt nhập cảnh vào Campuchia, mang theo tài liệu, băng ghi âm nói về "đảng nhân dân hành động". Sau khi tiếp xúc với Phan Đình Hồng, Trần Việt Tính, Quang Minh, Trọng Đức, Võ Hoàng Cường… là những kẻ đã gia nhập "đảng", Bình mở lớp huấn luyện - lập "đảng bộ kiểu mẫu" để động viên tinh thần những đối tượng mới, tạo tiếng vang và lòng tin cho những ai muốn gia nhập nhưng còn hồ nghi. Nhờ những thủ đoạn ấy, Bình lôi kéo được một số tên ăn không ngồi rồi tại Campuchia, trong đó nhiều kẻ là tù hình sự từ Việt Nam trốn qua, giao cho Phan Đình Hồng phụ trách.
Noel năm đó, Nguyễn Sĩ Bình, Nguyễn Thị An Nhàn tiếp tục vào Campuchia, tổ chức lớp huấn luyện cho 30 "đảng viên" tại khách sạn Dusit, Phnom-penh rồi chia thành 6 "đảng bộ", hoạt động theo kế hoạch mà Bình đặt tên là "chiến dịch nảy mầm".
Đầu tháng 2/1996, Nguyễn Sĩ Bình một lần nữa nhập cảnh Campuchia với hộ chiếu mang tên Yao, tổ chức họp trù bị tại một ngôi chùa ở quận Chàm Kà Môn. Đến ngày 16/2/1996, Bình cho ra mắt cái gọi là "đại hội đảng nhân dân hành động lần thứ nhất". Tuy nhiên, Bộ Nội vụ Campuchia phát hiện ra âm mưu mượn đất Campuchia để chống phá Việt Nam nên đã tổ chức truy bắt. Nguyễn Sĩ Bình và Nguyễn Thị An Nhàn bị đưa vào diện cấm nhập cảnh Campuchia.
Không đứng chân được trên đất Campuchia, Nguyễn Sĩ Bình chuyển hướng sang Thái Lan với kế hoạch "chuyển động quốc nội" nhưng trước đó, Bình đã chỉ đạo cho đám "đảng viên" còn sót lại ở Campuchia, tiếp tục hoạt động dưới một hình thức mới, gọi là "trà đàm dân chủ", do Đỗ Hữu Nam cầm đầu…
Dù "khua môi múa mép", đánh bóng mình như thế nào, trước sau người ta đều hiểu rõ chân tướng của Nguyễn Sĩ Bình - thực chất là kẻ mưu đồ thâm độc, kích động những con thiêu thân, như Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức... chống lại Nhà nước để ông ta lợi dụng hưởng lợi. Bộ mặt thật của Nguyễn Sĩ Bình như thế, ai theo ông ta chắc chắn dễ gặp họa

“Tôi đã hỏi cung Nguyễn Sĩ Bình như thế nào?”

Người thành cổ Quảng trị

Đại tá Nguyễn Xuân Mừng (Phó Cục trưởng Cục An ninh Tây Nam Bộ)
Những ngày vừa qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng, đã có nhiều bài viết, nói về phiên tòa xét xử Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung và Lê Thăng Long về tội "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", trong đó đề cập đến một nhân vật khiến tôi chú ý là Nguyễn Sỹ Bình, kẻ cầm đầu tổ chức phản động "Đảng nhân dân hành động" ở Mỹ.

Để hiểu về một con người, để giải mã mục đích, việc làm mà Nguyễn Sỹ Bình cố tình đeo bám hơn 20 năm trời, và để chúng ta nhớ lời dạy của cha ông "chọn bạn mà chơi", chứ đừng để chơi mà "mang họa" như Định, như Trung, như Long, như Thức thì thật đáng tiếc.

Trong bài viết này, tôi muốn nhắc lại điều tôi tâm đắc nhất trong những điều tôi hiểu biết về Nguyễn Sỹ Bình suốt thời gian anh ta bị giam giữ trong trại giam của Bộ Công an vào những năm đầu của thập niên 90 thế kỷ trước.

Năm 1992, Tổng cục An ninh, Bộ Công an tại TP HCM phá vụ án phản cách mạng với danh xưng "Đảng nhân dân hành động" do Nguyễn Sỹ Bình, Việt kiều Mỹ cầm đầu. Lúc ấy, tôi là điều tra viên của Cơ quan An ninh điều tra, được lãnh đạo phân công thụ lý chính vụ án và trực tiếp hỏi cung Nguyễn Sỹ Bình. Qua quá trình làm việc với Nguyễn Sỹ Bình, có khá nhiều việc nói lên mặt thật của con người này, nhưng có một việc tôi muốn kể ra ở đây, đó là việc Nguyễn Sỹ  Bình "hiến kế" cho Nhà nước Việt Nam về đề án xây dựng đất nước...

Còn nhớ, ngày ấy chúng ta mới bước vào giai đoạn đổi mới. Cuộc sống của nhân dân - nhất là những người hưởng lương còn nhiều khó khăn, Đảng ta chủ trương phải "bung ra" làm ăn để "tự cứu mình". Nơi nơi đều thành lập công ty này, công ty nọ, công ty cấp xã, cấp phường, thậm chí cả trường học phổ thông cũng có công ty, gọi là "làm đời sống". Đã có công ty thì phải có pháp nhân và có giám đốc, có bộ máy...

Thế nhưng, nhiều giám đốc "tay ngang" cũng lao vào "làm ăn", thế là thua lỗ, nhiều ông phải ngồi tù. Thời ấy, báo chí cũng bung ra nên hầu như ngày nào trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng có bài nói về giám đốc này tham nhũng, giám đốc kia bị bắt... Từ phương trời xa xôi, trong lúc "vô công, rỗi nghề" anh ta - tức Nguyễn Sỹ Bình - hý hửng cho rằng phen này "Cộng sản sụp đổ" đến nơi, nên mới mò về bí mật thành lập tổ chức "Đảng nhân dân hành động" để có chân "lãnh đạo đất nước". Phải nói, vốn liếng chính trị chẳng bao nhiêu nhưng đổi lại, Bình có bề ngoài khá đạo mạo, luôn tự tạo cho mình dáng vẻ "thượng cấp", đang làm việc lớn khiến người lạ mới tiếp xúc lần đầu phải kính nể. Chả thế mà thời ấy ta "ăn chưa no" thì lấy chi "mặc đẹp" nhưng khi về miền Tây - khí hậu nóng lắm - Nguyễn Sỹ Bình lúc nào cũng trịnh trọng complê, caravát, giày da  bóng lộn, xuống xe có người mở cửa mới chịu chui ra.

Buổi làm việc đầu tiên, Nguyễn Sỹ Bình "đấu" dữ lắm: Nào là, tại sao các ông lại bắt tôi, bắt tôi là vi phạm nhân quyền, tôi sẽ tố cáo các ông trước Liên Hiệp Quốc, sẽ đưa các ông ra Tòa án quốc tế... Nào là, tôi về đây là vì tôi "thương dân" (cụm từ này được Bình nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong những ngày đầu mới bị bắt), tôi muốn thành lập đảng để ra tranh cử với Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh đạo đất nước. Anh ta còn đưa ra dẫn chứng trên báo Tuổi trẻ, đăng số lượng giám đốc tham nhũng, bị bắt giam... để nói ở trong nước không ai xứng tầm lãnh đạo như anh ta.

Chiêu bài đưa ra lúc ấy cũng tưởng hợp thời, phù hợp với khẩu vị của những người đang muốn đa nguyên, đa đảng như kiểu Đông Âu. Nghiên cứu hồ sơ, chứng cứ, tôi thấy hành vi phạm tội đã rõ, nhân chứng, vật chứng đầy đủ, nhưng phải làm cho anh ta "tâm phục, khẩu phục" nên tôi đi sâu nghiên cứu đời tư.

Nguyễn Sỹ Bình sinh ra ở Hoài Nhơn, Bình Định, con của một ông "lái cây" (tức buôn cây từ miền Trung vào Sài Gòn bán kiếm lời). Vì hoàn cảnh nghề nghiệp nay đây, mai đó nên cha Bình  đưa hai anh em Bình vào Sài Gòn, mướn người trông coi đi học phổ thông. Bản tính hiếu động, Bình hay la cà, chểnh mảng học hành nên hiểu biết đường phố nhiều hơn kiến thức học vấn. Vì vậy, đôi lúc Bình cũng bị "ông già" phát hiện, dợt cho những trận đòn chí tử.

Vào những ngày cuối tháng 4/1975 - lúc này Bình đang học lớp 12 - được mấy thằng bạn rủ đi "di tản". Thế là Bình về, kéo ông anh chui vào phi trường Tân Sơn Nhất, và cũng nhờ nhỏ con dễ chui, nên Bình được dòng người đẩy lên máy bay sang Hoa Kỳ. Đất khách quê người, anh em mỗi đứa một nơi, Bình tiếp tục  học rồi cũng có việc làm và lấy bà vợ người Mỹ hơn tuổi, đã có một đời chồng, có con riêng. Cuộc sống cũng không dư dật gì nên gần 20 năm trời Bình chỉ về thăm gia đình, quê hương vỏn vẹn một lần, đúng một tuần, rồi phải về để còn “kéo cày” mà kiếm sống.

Vào cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, do bị bệnh nên Bình phải nghỉ việc. Ở nhà tiền không có, việc làm thì không, nên Bình mới nghĩ ra cái nghề "làm chính trị" để mong đổi đời. Ngồi trên đất Mỹ, Bình soạn thảo cương lĩnh thành lập đảng, cơ cấu chính phủ... rồi ôm về Việt Nam để triển khai. Nguyễn Sỹ Bình bước vào con đường phản dân, hại nước bắt đầu từ đó”.

Trở lại việc hỏi cung Nguyễn Sỹ Bình, những ngày đầu, Bình không trả lời thẳng vào câu hỏi của điều tra viên mà thường nêu ra các yêu cầu, đòi gặp người lãnh đạo cao nhất của Cơ quan An ninh, gặp lãnh đạo Đảng, Nhà nước để trình bày đề án xây dựng đất nước...

Nắm được những chi tiết về nhân thân Nguyễn Sỹ Bình, tôi đặt vấn đề:

- Trước tiên, tôi hoan nghênh tấm lòng "thương dân" và tinh thần “xây dựng đất nước” của anh, tôi hứa sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để anh thực hiện nguyện vọng ấy. Nay trách nhiệm của anh có hai phần: Một là trình bày những việc làm của anh về "Đảng nhân dân hành động". Hai là phần mà anh cho là quan trọng, anh sẽ hiến kế xây dựng đất nước. Nhưng điều kiện lúc này là anh phải làm xong bước một thì mới có thể thực hiện bước hai. Anh đồng ý chứ?

Sau nhiều lần "ra giá", cuối cùng Bình cũng phải chấp nhận vấn đề mà tôi đưa ra.

Phải nói, Bình có trí nhớ tốt và thành khẩn nhận tội đến không ngờ. Chỉ với hơn 20 buổi làm việc, Nguyễn Sỹ Bình đã khai báo từng chi tiết, từng hành vi của mình cùng hàng chục đồng bọn - trong đó có cả mẹ và hai em gái Bình. Khi hồ sơ hoàn tất, tôi thực hiện bước hai như đã thỏa thuận. Buổi làm việc này tôi chuẩn bị khá tươm tất, dạo đầu cởi mở, thân thiện, chuyện ngoài đời, chuyện trong tù rất thoải mái. Tôi hỏi:

- Thực hiện lời hứa với anh, nay đến lúc tôi dành thời gian cho anh trình bày đề án xây dựng đất nước theo như anh đề nghị. Anh có thể đưa ra yêu cầu, tôi sẽ cung cấp đầy đủ để anh có thông tin, tư liệu để viết.

Như gãi đúng chỗ ngứa, Bình hứng chí nói ngay: "Tôi chỉ cần một cây viết, một tập giấy và một tuần tôi sẽ viết xong".

Tôi thận trọng: "Nhỏ lớn anh đã xây nhà tầng bao giờ chưa?".

Im lặng một lúc, không hiểu tôi sẽ hỏi gì nữa đây, Bình nói khẽ:

- Thưa, chưa lần nào.

Tôi tấn công luôn:

- Anh biết đấy, muốn xây nhà trước tiên phải có tiền, có đất, rồi anh muốn xây mấy tầng thì phải thăm dò địa chất để thiết kế nền móng như thế nào cho đảm bảo không sụp, không đổ, có đúng không?

Vẫn chưa đoán được ý đồ của tôi, Bình trả lời:

- Dạ đúng! Hồi ở Việt Nam tôi còn nhỏ, phụ thuộc gia đình và đi học. Qua đất Mỹ cũng đi học, rồi sống nhờ vợ và  làm thuê thì làm sao dư tiền để làm nhà như ở Việt Nam.

Tôi tấn công tiếp và cũng là để kết thúc vấn đề:

- Anh đi khỏi Việt Nam từ lúc còn nhỏ, thời kỳ còn chiến tranh, đất nước chưa thống nhất. Gần 20 năm ở nước ngoài, anh chỉ về Việt Nam hai lần tổng cộng chưa được 10 ngày. Một lần đúng nghĩa về thăm gia đình một tuần, còn lần thứ hai anh về nước câu móc người, hoạt động cho tổ chức cũng chỉ có 3 ngày. Ở Mỹ anh tiếp xúc thông tin không đầy đủ, thậm chí trái chiều. Như vậy, anh không hiểu gì về đất nước, con người Việt Nam thì làm sao anh có thể xây dựng được cái gọi là "đề án xây dựng đất nước" cho người Việt Nam? Xây nhà để ở, anh còn không có kiến thức thì làm sao anh có kiến thức để xây dựng được một đất nước to lớn này. Nếu tôi có để cho anh viết thì cũng tốn giấy mực mà thôi. Có đúng vậy không?

Bình cúi đầu, xấu hổ, không nói được gì nữa, cái thói kiêu căng ngày nào cũng biến mất. Sau này, những ngày trong trại giam, khi được đi ra chăm sóc cây cảnh, nếu tình cờ nhìn thấy tôi, anh ta đều tìm cách lảng tránh.

Vậy đó, một kẻ làm chính trị mà kiến thức nông cạn như vậy, nhưng lại có  những người học cao, hiểu rộng, sinh ra và được đất nước này nuôi dưỡng, trưởng thành như Lê Công Định, như Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long, Trần Huỳnh Duy Thức lại bỏ công, bỏ của ra nước ngoài để cho Nguyễn Sỹ Bình tập huấn, dạy dỗ... thì thật nực cười!


Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2010

Tìm hiểu F-22, loại máy bay cấm xuất khẩu của Mỹ

Người thành cổ Quảng trị

Nhằm vượt Nga trong cuộc chạy đua vũ trang, Mỹ đẩy mạnh việc chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. Sản phẩm đầu tiên là chiến đấu cơ F-22 có nhiều tính năng đáng kể, tuy nhiên, loại máy bay này vẫn còn nhiều hạn chế.



Những năm 1990, nước Nga ngập đầu trong khó khăn, nhưng vũ khí của họ, đặc biệt là những hệ thống phòng không hiện đại và các loại máy bay thế hệ thứ tư như Mig-29, Su-27 vẫn đến được nhiều quốc gia ưa chuộng.
Điều này thách thức thế độc tôn quân sự của Mỹ. Ba công ty của Mỹ là Lockheed Martin, Boeing và General Dynamic đã được giao nhiệm vụ cùng phối hợp để thiết kế một loại máy bay thế hệ thứ năm, vượt trội hơn hẳn các máy bay thế hệ thứ tư đang thống lĩnh bầu trời thế giới.


Máy bay F-22 đang biểu diễn.
Theo đó, máy bay thế hệ thứ năm cần phải thỏa mãn những yêu cầu hết sức ngặt nghèo:

* Tàng hình: Phải có khả năng tác chiến 24/7 mà không bị radar đối phương phát hiện

* Phải có khả năng bay tuần tiễu ở tốc độ siêu âm, có thể đạt được tốc độ Mach 1,5 (510m mỗi giây) mà không cần đốt nhiên liệu lần hai.

* Phải cực kỳ linh hoạt, cho phép thao diễn tốt ở tốc độ cao

* Hệ thống radar nhạy bén, cho phép phi công luôn kiểm soát được trận chiến ở mọi hướng

* Có khả năng phối hợp tốt cùng với các máy bay cũng như các khí tài khác.
Dựa trên mẫu thiết kế ra mắt năm 1990 là YF-22, đến tháng 4/1997, chiếc F-22 đầu tiên đã ra đời và được đặt tên là Raptor (có nghĩa là chim ăn thịt). Tháng 9/2002, Không quân Hoa Kỳ quyết định đổi tên chiếc máy bay thành F/A-22 để miêu tả khả năng tấn công toàn diện của nó bao gồm tất cả các mục tiêu trên không. Đến tháng 12/2005, chiếc máy bay được đổi tên thành F-22A sau khi hoàn thành các bài kiểm tra về khả năng chiến đấu.


Khoang vũ khí chính trong thân F-22
F-22 bắt đầu được sản xuất hạn chế từ tháng 8/2001 với số lượng 49 chiếc tại nhà máy của Lockheed Martin và theo các hợp đồng mà không quân Mỹ đã ký thì cho đến năm 2011, họ sẽ mua 183 chiếc F-22.
Mặc dù nhu cầu về loại máy bay này của Không quân Mỹ là 381 chiếc nhưng do thiếu kinh phí nên dự án về F-22 đã được Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gate chính thức đình chỉ vô thời hạn. Vì thế, tại thời điểm tháng 7/2008, số F-22 mà không quân Hoa Kỳ đã được giao là 122 chiếc.
Hiện nay, Lockheed Martin đang có chương trình nghiên cứu để chế tạo ra phiên bản tấn công mặt đất chuyên dụng cho F-22 là FB-22 với cánh delta, tầm bay xa và khả năng mang đến 15.000kg vũ khí (trong đó có 4.500 kg được treo bên ngoài) và phiên bản F-22N có thể sử dụng trên tầu sân bay.
Công nghệ chế tạo
Vật liệu chế tạo F-22 gồm: 39% ti tan, 24% composite, 16% nhôm và 1% chất dẻo nhiệt theo khối lượng. Titan được sử dụng với khối lượng lớn để chịu lực và chịu nhiệt cho các chi tiết trọng yếu. Sợi composite các bon được sử dụng để bao bọc khung thân, cửa hút khí, cánh máy bay giúp gia tăng khả năng tàng hình.
Buồng lái F-22 được thiết kế hiện đại với những màn hình LCD 6 màu, điều khiển bằng hệ thống điện tử Kaiser, có khả năng hiển thị các mục tiêu trên không cũng như trên mặt đất. Ngoài ra, các mối nguy hiểm cùng với dữ liệu tìm kiếm mục tiêu hiển thị trên hai màn hình LCD khác.
Hệ thống hiển thị hình ảnh trên mũ bay phi công (HUD) sẽ cung cấp các thông số như tình trạng mục tiêu, tình trạng vũ khí và giúp phi công ngắm bắn. Các thông số hiển thị trên HUD sẽ được một camera ghi lại để phân tích sau trận chiến.
Hệ thống vũ khí
F-22 được trang bị một khẩu pháo 6 nòng M61A2 phía bên cánh phải, ngay phía trên cửa lấy khí. Tuy nhiên, 480 viên đạn dự trữ chỉ giúp vũ khí này có tác dụng trong một thời gian ngắn vì khẩu pháo cỡ nòng 20 mm này có thể bắn với tốc độ 100 phát đạn mỗi phút.
 

F-22 với tên lửa AIM-9 Sidewinder gắn ở mấu cứng trên cánh.
F-22 có ba khoang vũ khí có thể đóng mở được nằm trong thân: một khoang lớn phía dưới thân và hai khoang nhỏ phía bên cạnh cửa hút gió. Ngoài ra nó cũng có bốn mấu cứng ở cánh, thường chỉ để gắn thùng dầu phụ trong những phi vụ bay tuần tiễu, tuy nhiên cũng có thể gắn tên lửa, điều này sẽ làm giảm khả năng tàng hình rất nhiều.
Vũ khí mang theo của F-22 có thể thay đổi tùy theo nhiệm vụ. Để không chiến, F-22 sẽ mang theo 6 tên lửa AIM-120C AMRAAM tầm xa (tầm bắn 90 km) và hai tên lửa AIM-9 Sidewinder ở hai khoang cạnh thân.
Để tấn công mặt đất, bốn tên lửa AIM-120C ở khoảng giữa thân sẽ được thay bằng hai bom thông minh GBU-32 JDAM loại 204 kg ( hoặc bỏ cả 6 tên lửa AMRAAM để thay bằng hai bom GBU-30 JDAM loại 454 kg), Trong nhiệm vụ tuần tiễu, F-22 chỉ mang theo bốn thùng dầu phụ và 8 tên lửa tầm ngắn AIM-9.

Lắp tên lửa AIM-120C lên F-22.

Radar AN/APG-77 của F-22 được hai công ty Northrop Grumman và Raytheon sản xuất. Mỗi radar này chứa 2.000 thiết bị truyền dẫn tín hiệu, cho phép phát sóng với tần số thay đổi trên một dải băng thông rộng, giúp F-22 tránh được việc bị phát hiện bởi những dàn radar thụ động của đối phương.

Thiết bị thông tin liên lạc và định vị trên F-22 có tên TRW CNI được Boeing sản xuất có nhiệm vụ đảm bảo liên lạc trong suốt hành trình, chia sẻ mục tiêu trong những nhiệm vụ phối hợp và nhận biết bạn - thù. Ngoài ra, F-22 còn trang bị thiết bị dẫn đường bằng laser LTN-100G và hệ thống GPS cùng cảm biến hạ cánh sản xuất bởi Northrop Grumman.
Hệ thống động cơ
F-22 được trang bị hai động cơ Pratt & Whitney F-119-100. F-119 là loại động cơ tua bin khí cực mạnh, có thể tạo ra lực đẩy lên tới 156 kN.

Tuy nhiên, động cơ F-119 chỉ là loại động cơ có khả năng chỉnh hướng phụt 2D, nghĩa là miệng xả của F-119 chỉ có thể chỉnh hướng theo hướng trên dưới, lạc hậu hơn các loại động cơ chỉnh hướng phụt đa hướng của máy bay Mig-29OVT và Su-35BM của Nga, do đó khả năng thao diễn của F-22 vẫn thua kém những loại máy bay này.


Thử nghiệm lực đẩy động cơ F-119-100 trang bị trên F-22.

 
Việc sản xuất F-22 là kết quả của sự phối hợp đầu tư của rất nhiều công ty sản xuất thiết bị lớn với những công nghệ tiên tiến hàng đầu nên giá thành của F-22 bị đội lên đến mức khủng khiếp. Toàn bộ chi phí cho chương trình phát triển F-22A cho đến lúc sản xuất xong 141 chiếc đầu tiên vào tháng 5/2009 là 65 tỷ USD, nghĩa là bình quân 461 triệu USD triệu một chiếc.
Mặc nhà sản xuất cho biết nếu sản xuất với số lượng lớn, giá thành của F-22 có thể giảm xuống đến mức 137,5 triệu USD mỗi chiếc nhưng điều này xem ra khó thành hiện thực vì Chính phủ Mỹ đã dừng chương trình F-22 và loại máy bay này cũng bị cấm không được xuất khẩu.
Dù cho là loại máy bay chiến đấu hao tiền tốn của nhất trên thế giới, F-22 vẫn chưa đạt đến độ hoàn hảo cần có. Những trục trặc kỹ thuật vẫn xảy ra, điển hình là vụ phi công F-22 bị mắc kẹt trong buồng lái ngày 10/4/2006 khiến các nhân viên cứu hộ phải dùng đến cưa máy để giải thoát. Trầm trọng hơn, hai vụ tai nạn xảy ra vào tháng 12/2004 tại Nevada và ngày 25/3/2009 khiến không quân Mỹ mất toi hai chiếc máy bay đắt đỏ và một phi công thiệt mạng.

Dù sao, khi máy bay Sukhoi T-50 của Nga chưa ra đời, F-22 vẫn mang trong mình niềm kiêu hãnh là chiếc máy bay thế hệ thứ năm duy nhất trên toàn cầu, biểu tượng đáng để các quốc gia muốn đối đầu với Mỹ cần cân nhắc. Gần đây, khi vấn đề hạt nhân tại bán đảo Triều Tiên trở nên căng thẳng, Mỹ đã gia tăng sự hiện diện quân sự của mình tại khu vực Đông Bắc Á, trong đó có việc điều 12 "siêu" máy bay F-22 tới căn cứ không quân Kadena trên đảo Okinawa, phía Nam Nhật Bản.

An Thái
http://www.baodatviet.vn/Home/KHCN/Tim-hieu-F22-loai-may-bay-cam-xuat-khau-cua-My/20096/43959.datviet

Thứ Ba, 12 tháng 1, 2010

Bộ ảnh Trung tướng Phạm Tuân qua các thời kỳ

Người thành cổ Quảng trị

Từ một người thợ máy, với nỗ lực phấn đấu không ngừng, chàng trai trẻ Phạm Tuân trở thành phi công, lập chiến công bắn rơi B-52, là người châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ và nay là chiến sĩ trên mặt trận kinh tế.

Trung tướng Phạm Tuân sinh ngày 14/2/1947 tại xã Quốc Tuấn, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Năm 1965, ông được tuyển vào Quân chủng Không quân Nhân dân Việt Nam.



Năm 1967, ông tốt nghiệp Trường Phi công quân sự ở Liên Xô và trở thành sĩ quan lái máy bay chiến đấu của Trung đoàn Không quân Sao Đỏ.

Tháng 12/1972, ông cùng đơn vị tham gia chiến đấu bảo vệ vùng trời miền Bắc Việt Nam, chống lại cuộc ném bom hủy diệt tàn bạo của Đế quốc Mỹ từ 18/12 đến 29/12/197.




Đêm 27/12/1972, trong lần xuất kích từ sân bay Yên Bái vừa sửa chữa tạm sau trận bom Mỹ, ông đã mưu trí, quả cảm điều khiển chiếc máy bay MiG-21, bắn rơi một "Pháo đài bay B-52" và trở về an toàn. Đây là lần đầu tiên không quân Việt Nam xuất kích và hạ gục B-52.



Ngày 23/1/1973, John Hari, giặc lái Mỹ, điều khiển pháo đài bay B-52 bị bắn đêm 27/12/1972, được gặp phi công Phạm Tuân, sau nhiều lần đề nghị.



Với chiến công này, ông được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Việt Nam ngày 3/9/1973, lúc này ông 25 tuổi, đang là Thượng úy Biên đội trưởng thuộc Đại đội 5, Trung đoàn 921, Sư đoàn Không quân 371. Trong ảnh: phi công Phạm Tuân bắt tay chào mừng đoàn đại biểu nữ anh hùng chiến sĩ thi đua quân giải phóng miền Nam, do Phó tư lệnh Nguyễn Thị Định ra thăm miền Bắc.



Năm 1978, Phạm Tuân được cử đi học tại Học viện Không quân Gagarin (Liên Xô) và một năm sau, được chuyển loại sang bay vũ trụ. Ông được chọn vào đội bay quốc tế thứ 6 trong chương trình Intercosmos của Liên Xô ngày 1/4/1979.





Trong toàn bộ thời gian trên quỹ đạo, Phạm Tuân đã tiến hành các thí nghiệm về hòa tan các mẫu khoáng chất trong tình trạng không trọng lực. Ông cũng chụp ảnh Việt Nam từ quỹ đạo trái đất. Ông đã ở trong không gian trong vòng 7 ngày 20 giờ và 42 phút, thực hiện tổng cộng 142 vòng quanh trái đất.



Ngày 31/7/1980, ông trở về trái đất an toàn. Từ đó, lịch sử ghi nhận phi công vũ trụ Phạm Tuân là người châu Á đầu tiên bay vào không gian. Sau chuyến bay, ông còn được trao tặng danh hiệu Anh hùng lao động Việt Nam (1980) và Huân chương Hồ Chí Minh ở tuổi 33, cấp bậc Trung tá. Cùng năm đó, ông cũng vinh dự trở thành một trong những người nước ngoài đầu tiên được trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô, Huân chương Lênin.



Năm 1989, ông là Phó Tư lệnh Chính trị Quân chủng Không quân. Anh hùng Phạm Tuân hiện mang quân hàm Trung tướng (từ năm 1999) của Không quân Việt Nam.



Là anh hùng trong thời chiến, Trung Tướng Phạm Tuân còn là anh hùng lao động của Việt Nam và nay là một chiến sĩ trên mặt trận kinh tế.
 Hiện, ông là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Địa ốc, thuộc Ngân hàng Quân đội.

(Bài viết có sử dụng tư liệu do Bảo tàng Phòng không - Không quân cung cấp)
Xuân Kiên (tổng hợp)

Thư của Trần Hiệp

Người thành cổ Quảng trị

From: H. Tran
To: hoang nguyen
Sent: Mon, January 11, 2010 12:38:22 AM
Subject: [nguyenhoang6471] Thư cho Nguyen Hiếu NH6471

Hi Hiếu

Sáng nay Chúa Nhật thức dậy muộn ( giờ này có lẽ bạn đã ngủ. Vì Hiệp đi sau các bạn 15 giờ) đọc thư bạn gởi cho NH6471 bạn có hỏi Hiệp còn nhớ đến bạn hay không Hiệp -
Hiệp biết bạn đã sinh hoạt cùng nhóm và đã thấy nhiều hình của Bạn trên nhóm- và cũng đả thâý những tấm lòng cuả bạn đối với những NH6471 khác
Với những NH6471 có bạn Hiệp không nhớ vì có lẽ trong cuộc sống chỉ chung trường và Lớp nhưng không có một kỉ niệm sâu đậm trong cuộc sống- Riêng bạn làm sao Hiệp quên được vì Hiếu và Hiệp còn gặp laị nhau sau ngaỳ 30/4/75 trong một hoàn cảnh trớ trêu cuả xã hội.với một đầu óc hoang mang và tuyệt vọng bạn hỏi Hiệp có biết bạn không - Hiệp thấy quen mà không nhớ tên bạn-
Hiệp còn nhớ lời hưá của bạn sẽ giúp đở Hiệp ( không biết bạn có khả năng hay không với lời hưá đó nhưng dù sao Hiệp cũng cám ơn vì dó là chiếc phao trong một thời gian của một con người không có ngày mai khi mà hy vọng sống với một ước mơ bình thuờng nhỏ bé nhất cũng ngoài tầm tay cuả Hiệp
Hiệp đang sống tại miền Tây bắc Mỹ , Tiểu bang Washington Hiệp sống gần Canada và Biền thái bình - Khí hậu ở dây cũng không có khắc nghiệt lắm vì gần biển- Muà đông thì lanh khoảng 2 C muà hè thì khỏang 25C- Nếu bạn có dịp đi du lịch Mẽo quốc và có ghé thành Phố Seattle- Hiệp sẽ tình nguyện làm guider cho bạn trong thời gian bạn có mặt tại Tây bắc Mỹ naỳ.
Hiệp phải chở 2 thằng con đi lễ
Hiệp sẽ tâm sự cùng bạn thư sau
May God bless you and your family
Hiệp NH6471

Thứ Năm, 7 tháng 1, 2010

Đệ nhất phu nhân Trần Lệ Xuân

Người thành cổ Quảng trị


Chương 20
GIAI ĐOẠN QUYẾT LIỆT
Lệ lật đọc qua mấy đoạn nhật ký viết bằng Pháp văn của con gái đầu lòng bỏ quên lại trong khi đi Đà Lạt. Thấy một tờ giấy rơi ra. Nàng cầm lên, liếc thấy một bức thư in rô-nê-ô: "Một nhóm thanh nữ thân gởi các chị em thanh nữ toàn quốc".
Lệ giận run lên khi đọc đến đoạn nói đến nàng:
… "một phụ nữ bản thân quá lố bịch, thiếu lễ độ đối với các nhà đạo đức, bất hiếu đối với cha mẹ, tự kiêu đối với bạn đồng phái, không trinh tiết đối với chồng con, ỷ thế lạm dụng quyền hành doạ nạt chà đạp kẻ khác, người ấy không xứng đáng là một người phụ nữ gương mẫu mà còn làm tổn thương đến danh dự và giá trị của người phụ nữ Việt Nam. Xuyên qua bài hiểu thị bán quân sự và lời công bố vừa rồi trên báo chí của bà cố vấn, thanh nữ chúng ta ý thức được thái độ của bà cố vấn đã đi ngược lại chủ trương của chánh phủ, không hợp với nguyện vọng của thanh nữ chúng ta và trái hẳn tính chất truyền thống đạo đức dân tộc mà phụ nữ chúng ta cần có. Ngay ông đại sứ, thân phụ của bà cố vấn, cũng phê bình bà là thiếu lễ độ của một người phụ nữ Việt Nam đối với các vị Thượng toạ.
Chúng ta tự hỏi: Từ lâu nay bà cố vấn có còn đủ tư cách một phụ nữ để hướng dẫn chúng ta nữa không? Chúng ta cần đoàn kết tranh đấu chống lại hạng người có hành vi bất nhã, hiếu liêm sỉ, làm ô nhục quốc thể và không để họ lợi dụng phụ nữ chúng ta một cách trắng trợn được…".
Lệ như bị điện giật, run người tức giận, đôi mày dựng ngược xồng xộc bước qua văn phòng hỏi bà bí thư.
- Vừa rồi có một bức thư ký tên một nhóm thanh nữ phản đối tôi sao không thấy Uỷ ban hanh tra của phong trào liên đới báo cáo gì cho tôi hay. Kêu người phụ trách thanh nữ biểu điều tra coi xuất xứ từ đâu hay là từ chùa Xá Lợi tung ra.
- Bẩm bà cố vấn, bên văn phòng Tổng thống vừa đưa sang một hồ sơ để trình bà.
Lệ lột cặp bìa "Kính đệ bà cố vấn" liếc mắt đọc qua văn thư đề Tổng hội Phật giáo gởi Tổng thống, bỗng tái mát lại, gằn giọng nói:
- Bọn thầy chùa này lai cả gan phạm thượng, dám bảo bài diễn văn tôi dọc bữa khai giảng khoá II huấn luyện phụ nữ bán quân sự đô thành là những lời lẽ thô lỗ, vu khống, kém phong độ và huênh hoang tự đắc, không thể có được trong bất cứ một người đàn bà nào có tư cách gương mẫu cho phụ nữ Việt Nam.
Tức giận làm cho Lệ nghẹn ngào trong khi đọc bức thư nàng gạch bút chì đỏ mấy đoạn vừa nhắc lại, bảo bà dì bí thư:
- Bọn phản quốc đê tiện nó muốn khiêu khích chọc đến tôi, rồi chúng nó sẽ biết tay! Cô bảo văn phòng báo chí Tổng thống theo mấy chỗ tôi ghi đỏ ở bức thư, biểu trả lời từng điểm một rồi trình gấp lên coi. Chúng nó muốn công khai tuyên chiến với tôi, tôi sẽ cho chúng nó nếm mùi vị khác tương chao của nhà chùa!
Trong khi ấy tại chùa Xá Lợi, trước mười mấy ngàn tăng ni Phật tử tề tựu ở chánh điện dự lễ cầu siêu cho nhà sư trẻ tuổi Thích Nguyên Hương vừa tự thiêu ở Phan Thiết.
Rừng biểu ngữ viết bằng các chữ Việt, Anh, Miên với đủ các màu từ trong hàng ngũ các đoàn sinh viên Phật tử, thanh niên bảo vệ Phật giáo, liên đoàn học sinh Phật tử, Phật giáo.
Tối hôm ấy, vào lúc 10 giờ sau buổi lễ đêm, các tín đồ lần lượt ra về, chùa Xá Lợi trở lại cảnh yên tĩnh. Chánh điện vắng lặng trong mùi hương trầm phảng phất. Ngoài sân chùa các ngàn đèn đã tắt, các cành liễu phất phơ ẩn hiện trong ánh sáng xanh nhạt từ Phật đài toả ra.
Giữa không khí u tịch chìm trong bóng đêm từ trong chánh điện bỗng có tiếng kêu rên. Hai ni cô dọn dẹp ở nhà sau thoáng nghe, hoảng hết gọi các chú tiểu đi cùn nơi có tiếng rên rỉ phát ra.
Bên cầu thang chính điện dưới bóng Phật đài một thiếu nữ áo dài màu xanh nhạt loang máu tươi tay phải cầm chiếc rìu con đẫm máu tay trái bị chặt nhiều lát nát cả cổ tay. Cô gái đau đớn run run đang nói với mấy nhà sư đang nhìn cảnh tượng bất ngờ:
- Con tự chặt tay để cúng đường Tam Bảo.
Các ni cô vội vã bồng thiếu nữ vào phòng để băng bó tạm vết thương trào máu. Mấy ký giả được tin ùa tới, chụp ảnh quay phim quan sát.
Thượng toạ Giác Đức bước vào với một máy ghi âm lên tiếng hỏi thiếu nữ.
- Có thầy nào hoặc ai xúi con làm việc này không?
- Con tự ý chặt tay con, chẳng phải cha mẹ hay ai xúi giục con cả. Con rất đau lòng khi thấy lý tưởng thiêng liêng của con bị chà đạp.
Thiếu nữ chặt tay đã đuối sức vì máu ra nhiều. Một vị sư gọi điện thoại nhờ chánh quyền cho mượn xe cứu thương, bị từ chối phải nhờ xe tư nhân chở cô gái vào bệnh viện Grall hai giờ sau.
Quận trưởng cảnh sát Quận ba đến làm biên bản, một thượng toạ mở chiếc cặp da của thiếu nữ để lại trên thượng điện, đọc thấy tên Mai Tuyết An, 18 tuổi, nữ sinh trung học đệ nhất cấp. Có ba bức thư để lại một bức gởi Hoà thượng Hội chủ Phật giáo, hai bức gởi Tổng thống Ngô Đình Diệm và đệ nhất phu nhân.
*
*               *
- Bây giờ chúng lại xui khiến trẻ con doạ tôi. Tôi mở miệng thì các trẻ tự tử. Vậy chị em nghĩ sao? Nếu ai không đồng ý với tôi sao không nói cỏng khai các lý lẽ của họ đi, sao lại mạt sát tôi sau lưng, rồi nếu tôi đối đáp thì lại xúi các kẻ tự tử phản đối? Quan niệm gì lạ vậy?
Lệ lên tiếng hiểu thị trước 1000 thanh nữ trong cuộc lễ tuyên thệ của phụ nữ bán quân sự và đại hội phong trào Phụ nữ liên đới tỉnh Ba Xuyên, gián tiếp tố cáo các hành động vừa rồi của Phật.giáo.
- Chị em đừng có để cho sự đe doạ, sự mê tín mê hoặc chị em. Có thể nói tất cả gia đình của tôi là theo đạo ông bà. Riêng thân mẫu tôi theo Phật giáo, thân sinh tôi theo đạo Khổng. 20 năm về trước tôi cũng rất chú ý tới Phật giáo và cũng có đi chùa niệm Phật. Vì lý do đó tôi có hiểu phần nào về Phật giáo.Chỉ vì tôi hiểu được mục đích chính của Phật giáo nên tôi nới ghét thậm tệ những người dám lợi dụng Phật giáo để lợi dụng chị em.
Tôi rất lấy làm lạ khi thấy các người tự xưng là theo giáo lý Phật giáo mà lại mê tín, dị đoan hoặc tệ hơn nữa, dùng mê tín đi đoan để mê hoặc thiên hạ. Việc đó chúng ta không thể chấp nhận được.
*
*             *
Trong khi đài Sài Gòn truyền thanh lại những lời hô hào của đệ nhất phu nhân, thì ở Huế, tại giảng đường đại học, tổng giám mục họ Ngô đứng ra diễn thuyết về "Thái độ của người Thiên Chúa giáo đối với năm nguyện vọng của Phật giáo".
Đồng thời, cách thành phố Huế sáu cây số, tại chùa Thiên Mụ một tăng học sinh, 17 tuổi, Thích Thanh Huệ, tức Bùi Huy Chương, tự thiêu để lại bức thư gởi Ngô Đình Diệm "những nguyện vọng độc nhất trước khi về cõi Phật"
1. Hãy chấm dứt tình trạng khủng bố và đàn áp Phật giáo cùng thả tất cả những Phật tử bị giam.
2. Hãy giải quyết thoả đáng những nguyện vọng của Phật giáo đồ.
3. Triệt để không để cho bà cố vấn dùng Đài phát thanh để nhục mạ Phật giáo.
Thi hài của tu sĩ thanh niên tự thiêu bị nhân viên công lực Huế giành giựt mang đi mất tích, sau cuộc bao vây chùa Thiên Mụ, đàn áp 30 Phật tử bị thương nặng.
Tại chùa Xá Lợi, sau lễ tưởng niệm vong linh các tử vì đạo, 400 tăng ni biểu tình diễu hành từ đây ra chợ Bến Thành.
Hàng rào dây kẽm gai dựng lên ngăn cản. Các đội công lực tìm đủ mọi cách dùng võ lực đẩy lui, song các lớp áo vàng vẫn liều mình vượt qua đến tập hợp ở địa điểm bùng binh trước chợ Sài Gòn.
"Đừng lừa dối chúng tôi!"
"Hãy thực thi thông cáo chung!"
Biểu ngữ căng lên, vòng đai 200 cảnh sát chiến đấu siết chặt, vây hẹp đoàn áo vàng biểu tình lại thành một khối, buộc hạ biểu ngữ và cờ Phật giáo xuống. Nhiều tăng ni phản đối bằng cách ngồi xuống mặt đường niệm Phật. Dân chúng từ trong chợ đổ ra, khắp các ngả Phật tử ùa kéo đến.
Giám đốc cảnh sát, Cò Tư, chửi thề ra lệnh cho nhân viên:
- Thi hành biện pháp thích nghi!
Tức thì những chiếc dùi bọc cao su trắng giáng mạnh xuống đầu, những báng súng thúc vào lưng, song đám tăng ni vẫn không nao núng.
Hàng trăm cảnh sát, công an, cảnh sát chiến đấu, lực lượng đặc biệt, mật vụ, từng bầy hùng hổ xông vào bắt quăng các nhà sư lên xe.
Vừa ngã vật xuống sàn xe, tăng ni lại ngồi lên để tuột x.uống đường, giữa đám đông Phật tử đang vây kín các xe cảnh sát không chuyển bánh được.
Giữa lúc đôi bên xô xát, giằng co thì một ngàn tăng ni khác tập trung tại chùa Giác Minh đang bắt đầu đi dọc theo đường Phan Thanh Giản hướng về chùa Xá Lợi để hưởng ứng cuộn biểu tình tại chợ Bến Thành.
Đánh đập lôi kéo không xong, vì các đoàn tăng ni vẫn siết chặt lại để bảo vệ nhau, Cò Tư xuống giọng năn nỉ:
- Tôi lấy danh dự cá nhân và tư cách đại diện chính phủ thề với các ông rằng chúng tôi sẽ đưa các ông về chùa Xá Lợi!
Những người áo vàng lần lượt lên xe, đoàn xe cảnh sát liền mở tốc lực chạy thẳng về phía Chợ Lớn. Tăng ni bị gạt, la ó phản đối liến bị cảnh sát chiến đấu bóp cổ, bóp hạ bộ các sư và giở trò bỉ ổi vào người các ni cô. Ba nhà sư nhảy xuống trong khi xe đang chạy, rồi nhiều người lao theo xuống đường, họp thành vòng tròn để bảo vệ mấy người bị thương nặng.
Cò Tư lại ra lệnh cho nhân viên đấm đá nhắm vào chỗ hiểm khiến tăng ni chết giấc rồi quẳng lên xe chở đến một nghĩa địa giữa cánh đồng chung quanh đã rào sẵn dây kẽm gai có binh sĩ lực lượng đặc biệt võ trang canh gác. Chốn an dưỡng địa, nghĩa trang của giáo hội Tăng già Nam Việt đã biến thành một trại giam sư sãi biểu tình.
Trong khi ấy trên đường Phan Thanh Giản gần chùa Giác Minh từng bầy võ trang, hung hãn tấn công cả ngàn tăng ni ngồi niệm Phật giữa mặt đường, bắt một số lên xe chở đi trại giam an dưỡng địa, và dồn trên 600 sư sãi, tín đồ vào hai chùa Giác Minh, Từ Quang, đem dây kẽm gai chắn kín phong toả và cô lập hai nơi này.
Đồng thời với các cuộc đàn áp dữ dội hai cuộc biểu tình của tăng ni trên đây… Tại Sài Gòn hơn một trăm thanh niên Phật tử bị mật vụ bắt đi mất tích và một cuộc khủng bố đại qui mô ở vùng ngoại ô Bảy Hiền đã lùa 700 Phật tử.
Điện tín của các ký giả, phóng viên ngoại quốc chứng kiến phục ảnh và quay phim những cảnh khủng bố ác liệt tại Sài Gòn đánh đi khắp thế giới, khiến Ngô Đình Diệm vội vàng lên tiếng hiệu triệu trên Đài phát thanh hôm tối đêm ấy, tỏ ý muốn hoà giải với Phật giáo để xoa dịu tình hình căng thẳng trong dân chúng.
Hai hôm sau, 400 tăng ni được thả về với thương tích và dáng dấp tiều tuỵ qua ba ngày đêm giam cầm đói khát ngoài nghĩa địa. Tại chùa Xá Lợi, một cuộc họp báo được triệu tập để tố cáo những mưu mô của chánh quyền nhằm hãm hại Phật giáo.
*
*            *
Ngô Đình Nhu chắp tay sau lưng đi lại đăm chiêu trong khi Ngô Đình Diệm ngồi thừ người nghĩ ngợi, sau khi nhân viên kỹ thuật Đài phát thanh vừa đến thu băng lời hiệu triệu thứ ba kể từ lúc bùng nổ vụ Phật giáo ở Huế.
- Bọn Phật giáo quyết một còn một mất liều mạng đòi mình nhượng bộ, chú tính sao?
- Chúng nó nhằm mục đích lật đổ chánh phủ, mình không còn có cách nào khác hơn là phải dùng đủ mọi thủ đoạn để đối phó, khi cương khi nhu, tạm hoà hoãn bên ngoại, rồi bất thình lình đánh cho một đòn nhừ tử là chúng nó phải yên. Đối với bọn Phật giáo tôi thấy là một chuyện dễ, mình chỉ còn lo đối phó với thái độ của Mỹ, đang bị ảnh hưởng của báo chí họ thôi. Nếu Kennedy đối với mình vẫn như thường, dù cho có một trăm vụ tự thiêu cũng không làm chi nổi mình đâu!
Nhu thốt ra một cách tự tin trong lúc viên trưởng phòng báo chí phủ Tổng thống bước vào, tay ôm một cặp bản tin tức điện báo.
- Bẩm Tổng thống, bẩm cố vấn, con vừa nhận được télétype về cuộc họp báo hôm nay của Tổng thống Kennedy, liên quan đến vấn đề Phật giáo, vội mang vào trình để Tổng thống và ông cố vấn tường.
Ngô Đình Cẩn hỏi:
- Kennedy nói sao?
- Bẩm cố vấn, Tổng thống Kennedy tuyên bố rằng thật là không may tại Việt Nam Cộng hoà lại có xảy ra cuộc tranh chấp tôn giáo trong khi cuộc chiến tranh chống cộng sản tại đây đang diễn tiến một cách tốt đẹp. Ông ta bày tỏ hy vọng rằng một thôi hiệp có thể đạt được giữa đôi bên. Tổng thống Kennedy nói rằng mặc dầu những khó khăn hiện giờ giữa Phật giáo và chánh phủ có làm trở ngại đến sự viện trợ của Mỹ để chống Cộng, song Mỹ không có ý định ngưng viện trợ cho Việt Nam vì hy vọng là sẽ có ảnh hưởng đến chính phủ Việt Nam trong một chuyến quyết định tối hậu đạt đến một thoả hiệp với Phật giáo.
Nghe viên trường phòng báo chí tóm tắt dịch bản tin điện, Ngô Đình Cẩn cười nhạt:
- Để bản télétype đó cho tôi coi lại. Báo chí ngoại quốc hôm nay có nói chi lạ không?
- Bẩm cố vấn, các báo chí Mỹ vẫn một luận điệu ủng hộ Phật giáo có tờ "Temoignage Chrétien" viết một bài dài con có đánh dấu các đoạn chính để trình cho ông cố vấn xem…
Nhu cầm lấy tờ báo của phe Thiên Chúa giáo Pháp ngồi xuống đọc.
"Các biến cố trong những tuần vừa qua chỉ là sự kết tinh của tình trạng bất an âm ỉ từ lâu. Nhiều năm rồi, Phật tử bị nhà cầm quyền đàn áp, bạc đãi. Những sự khó khăn mà Phật giáo gặp, nhiều nhất tại Huế, pháo luỹ của gia đình tổng thống Ngô. Trái lại, tín đồ Thiên chúa giáo thì thừa hưởng đủ mọi sự dễ và mọi sự ưu đãi.
Phe chánh phủ và một vài đại diện của giáo hội mà đứng đầu là đức cha Ngô Đình Thục, anh ruột của Tổng thống đã cố tình đem chính trị hợp nhất Thiên Chúa giáo, trộn lẫn hai vấn đề làm một.
Vì chế độ đã lợi dựng Thiên Chúa giáo làm một khí cụ chính trị tín đồ Thiên Chúa giáo không thể không tự đặt một câu hỏi khác. Câu hỏi ấy là: Liệu Diệm có kéo giáo hội Thiên Chúa giáo để theo không?
Nếu hôm nay chúng ta yên lặng về vấn đề này để ngày mai anh em Thiên Chúa giáo chúng ta ở Việt Nam phải chịu cái cảnh tủi cực của giáo đường thầm lặng, chúng ta sẽ không đủ nước mất để khóc, nhưng dù khóc những giọt lệ của chúng ta cũng không làm giảm bớt trách nhiệm của chúng ta những giọt lệ ấy cũng không làm giảm nhẹ gánh nặng tội lỗi đè lên lương tâm chúng ta. Vì lúc ấy cũng quá muộn rồi".
Đọc xong mấy đoạn gạch bút chì xanh trên tờ báo, Ngô Đình Nhu bảo anh:
- Tôi biết tác giả bài báo này, Aimé Svanì đã học cùng một lớp với tôi hồi ở trường Chartres: Lão ta rập theo đúng luận điệu của Hội Truyền giáo ngoại quốc ở đây. Như vậy là giáo quyền ra mặt chống lại mình đó. Chính họ đã vận động với La Mã nên đức Giáo hoàng Paul VI vừa rồi mới gởi lời kêu gọi cho anh "lưu tâm đến quyền lợi nhân dân" rồi Toà thánh Vatican trực tiếp liên lạc với Đức Cha ở Huế về việc Phật giáo. Tôi vẫn không ưa giáo hội, nhưng hiện thời mình phải dương đầu với Tổng hội Phật giáo, không lẽ đi gây thêm một kẻ thù nữa?
Ngô Đình Nhu hạ giọng nói tiếp:
- Chính Trung tâm công giáo người Âu ở đây đã báo cáo không hay cho mình với Toà thánh. Tôi tính bàn với Đức Cha nên đi La Mã để bào chữa ở Vatican.
- Chú liệu sao cho phải thì làm…
Diệm tỏ vẻ lo âu đứng lên, đi về phía bàn thờ, quỳ xuống ghế cầu nguyện.
*
*           *
Lệ cầm bản sao những điện tín của những phóng viên ngoại quốc từ Sài Gòn đánh đi hôm nay, đọc kỹ từng trang:
AFP SÀI Gòn.
Ông Ngô Đình Diệm với những anh em của ông ta, với người em dâu bất khả xa lìa đang chuẩn bị cho những cuộc chiến đấu sắp tới. Những người cuồng tín nhất trong bọn đã nhận được vũ khí và tất cả đều phải tức khắc ra tay trước khi Phật giáo đồ thực hiện chủ trương tạo một đêm Saint Barthélém như của Thiên Chúa giáo. Nói riêng tập đoàn này không thể vì cớ gì lùi bước được nữa: Những tin này thâu lượm được từ các thông tin Thiên Chúa giáo người Âu ở Nam Việt Nam.
Chính những người này đã tỏ ra rất lo ngại nên họ đã phải gởi lời kêu gọi với Toà thánh Vatican mà chỉ tại nơi đó theo lời họ nhấn mạnh mới là nơi quyền hành cao cả nhất có thể hoá làm dịu cơn điên cuồng làm phạm trọng tội của gia đình đầy quyền thế họ Ngô.
UPI DAVID HALBESTAM gởi NEW YORK TIMES
Tình hình Sài Gòn đã giống hệt giai đoạn như những ngày cuối cùng của Lý Thừa Vãn tại Hán Thành. Cùng một lúc bùng nổ của dân chúng đang bị đàn áp bằng cùng một loại tàn bạo của cảnh sát tại Hán Thành những người biểu tình là sinh viên, ở Sài Gòn những người biểu tình là Phật giáo đồ và phong trào chống đối của Phật giáo đang mở màn cho một niềm căm phẫn toàn diện chống lại một chế độ độc tài áp bức.
Vấn đề lật đổ Tổng thống Diệm đã trở thành một vấn đề then chốt trong nước và có một ý nghĩa rất sâu xa.
Giữa các yếu tố khác, những lời tuyên bố chống Phật giáo của người em dâu Tổng thống Diệm làm cho các cuộc hoà đàm với Phật giáo sụp đổ và lòng căm phẫn đối với chế độ gia đình trị càng tăng thêm một cách ngấm ngầm mãnh liệt.
Khi cuộc chiến đấu đánh bại sự xâm nhập của quân du kích Cộng sản đã đến một giai đoạn nguy hiểm nhất mà phải đặt vào hàng thứ hai để nhường chỗ cho sự giải quyết vấn đề riêng tư của một gia đình độc tài thì thiết nghĩ đã đến lúc cần phải có một cuộc thay đổi.
- Đúng là lời lẽ của bọn phiêu lưu quốc tế!
Lệ tức giận cầm xấp diện tín báo chí xồng xộc bước vào văn phòng của chồng.
Nhu vận sơ mi ngắn tay, đang nghiêng đầu tóc đã bạc muối tiêu trên đống giấy tờ ở bàn, nét mặt đầy lo âu, vẻ người mệt nhọc, cầm bút chì đỏ phê viết không để ý đến vợ đang bước lại gần.
- Bọn ký giả Mỹ càng ngày càng tệ, chúng nó ra mặt bênh Phật giáo hoàn toàn loan tin tai hại cho mình. Mỗi ngày đọc điện tín của họ là em tức lộn ruột lên. Em tính là họ không tốt với mình, thì mình phải cho họ biết tay mới được.
Nhu ngắt lời vợ:
- Lúc này mình không nên trục xuất họ, thế giới sẽ cho là mình muốn bưng bít.
- Em có nói trục xuất họ như mọi lầu đâu! Em muốn làm cho họ hết nghênh ngang ở trên đất nước mình. Em sẽ cho cảnh sát dã chiến ăn mặc thường dân vây đánh họ mỗi khi họ săn tin, chụp ảnh, quay phim các cuộc biểu tình hay tự thiêu. Họ đã tấn công mình thì mình tấn công lại, không hành nghề được cho bõ ghét! "Oeil, pour oeil, dent pour dent"(1) cho họ biết là mình không chịu lép về họ đâu!
- Ừ, để biểu Dương Văn Hiếu với Lê Quang Tung chúng nó thi hành.
- Em nghe có hai phóng viên Mỹ thay phiên nhau túc trực mỗi ngày ở chùa Xá Lợi để lấy tin mới quái gở chứ?
Nhu ngẫm nghĩ rồi nói:
- Các thông tấn xã Mỹ cũng như báo chí Mỹ họ dìm mình, với âm mưu thâm độc gây ra đảo chánh. Họ chĩa mũi dùi tấn công anh Tổng thống qua vợ chồng mình là nhằm mục đích sửa soạn dư luận bên Mỹ để khỏi ngạc nhiên, nếu có xảy ra cuộc đảo chánh lật đổ chánh phủ này.
- Hèn chi mà đặc phái viên của tờ New York Times gởi điện tín đi nói rằng "vấn đề lật đổ Tổng thống chỉ còn là vấn đề thời gian".
Nhu cười nhạt bảo vợ:
- Họ còn nói là ngửi thấy mùi đảo chánh trong không khí Sài Gòn, rồi mình cho họ ngửi thực sự, nhưng không phải là đảo chánh theo ý họ mong muốn đâu!
Nhu trỏ vào cuốn sách để trên bàn:
- Mưu mô của CIA mình không cần phải là tiên tri hay thần thánh cũng đoán biết được họ muốn diễn lớp lang gì ở Sài Gòn, chỉ cần suy luận theo những sự đã xảy ra gần đây.
Lệ cầm cuốn sách lên đọc thấy tên: CIA Oul'histoire révélée du contre espionnege Américain (CIA hay lịch sử về ngành phản gián Mỹ) không khỏi giật mình, hỏi lại chồng:
- Anh có được John Richard cho hay gì không?
- Không. Nhưng anh có thể suy tính không sai về kế hoạch của Mỹ phản công mình như vầy. Đầu tiên cho báo chí tấn công mở đường dư luận về một cuộc thay đổi có thể xảy ra, giai đoạn thứ hai là triệu hồi đại sứ có cảm tình với mình để gây áp lực. Gây áp lực không được thì thay đổi đại sứ mới, đồng thời doạ cúp viện trợ và cho CIA tổ chức đảo chánh, là giai đoạn thứ ba.
Lệ ngắt lời chồng:
- Nhưng giám đốc CIA, John Richard là bạn của anh mà!
- Richard cũng sẽ bị thay thế, nếu lão Nolthing bị gọi về Mỹ. Mình không chịu nhượng bộ, là thế nào sự việc cũng xảy ra như vậy. Người Mỹ muốn cho vợ chồng mình ra đi để một mình anh Tổng thống cho họ dễ giựt dây. Nhưng họ ép mình không được đâu! Đời nào mình chịu thua trí bọn phiêu lưu quốc tế?
*
*           *
- Bẩm tổng thống, nội vụ xảy ra trước chùa Phật giáo người Miên ở đường Trương Minh Giảng.
- Sao không ai cho tôi hay biết chi hết? Vậy ai ra lệnh vây đánh các thông tín viên ngoại quốc và tịch thu máy chụp ảnh, quay phim của họ?
- Dạ, bẩm lệnh của bà cố vấn.
Ngô Đình Diệm lặng người nhìn đốc phủ Võ Văn Hải.
- Qua mời bà cố vấn sang đây có việc.
Một phút sau, Lệ lộng lẫy trong chiếc áo hồng hở cổ bó sát người, run rẩy trên dôi giày cao gót, theo viên đốc phủ bước vào.
Diệm không nhìn thẳng em dâu gằm mặt xuống bàn nói luôn một hồi:
- Tôi vừa được điện thoại của Toà đại sứ Mỹ phản đối về vụ hành hung thông tín viên ngoại quốc sáng nay, có một phóng viên Mỹ bị đánh lỗ đầu. Họ còn cho hay là 5 đại diện của các hãng thông tấn UPI, AP, vô tuyến truyền hình CBS và nhật báo New York Times đã đánh điện cho Tổng thống Kennedy để yêu cầu can thiệp chấm dứt sự tự do hành hung, ngăn trở ký giả tự do thông tin. Thím đã ra lệnh đó bây giờ đổ bể lôi thôi như vậy thím tính sao?
- Còn tính sao nữa, đối với bọn ký giả bới móc gây sự với mình thì phải đập cho một trận rồi tống khứ ra khỏi nước mình là xong.
Diệm không khỏi kinh ngạc trước lời ngổ ngáo của cô em dâu, lắp bắp nói:
- Sao? Thím lại muốn cho tôi ký giấy trục xuất để ầm ĩ tai tiếng lớn nữa à?
- Thế anh cứ muốn để họ ở đây như là khỉ dòm nhà nuôi ong tay áo, cho họ mỗi ngày chửi lại mình sao? Em đã bàn với nhà em rồi, bây giờ mình phải đổ cho họ hành hung cảnh sát trước mới sinh ra ẩu đả, rồi lấy cớ đó mà trục xuất. Trong bọn ký giả Mỹ lắm chuyện nhất là hai tên Makolm Brown và Peter Arnett, giám đốc cùng nhân viên hãng thông tấn Associated Press ở Sài Gòn. Đã mấy lần em muốn tống khứ hai đứa bép xép này đi mà chưa có cớ, chừ thì sẵn dịp để cho mình "danh chính ngôn thuận" mà tống cổ đi. Em đã biểu Bộ trưởng nội vụ làm đủ thủ tục để trục xuất hai tên đó rồi, khỏi phiền tới anh.
Ngô Đình Diệm nhìn lại em dâu, gượng cười thốt ra:
- Thím ngồi ở chỗ tôi đây mới đúng.
Không để ý đến vẻ chịu đựng của người anh chồng tổng thống, Lệ kiêu hãnh nói:
- Không "cao tay ấn" với bọn ký giả ngoại quốc thì chúng nó nhai mình như ăn gỏi, anh hiểu không? Lúc này báo chí quốc tế muốn đổ xô tới mình để săn tin, mình phải làm cho họ kiềng mặt mới được. Em đã ra lệnh không cấp chiếu khán nhập nội cho những ký giả tình nghi… Như Jean Lacouture, Georges Chaffard của Le Monde, Trumbull của New York Times, Francois Sully của NEWS WEEK… Em có báo cáo đầy đủ của vợ chồng Gregory ở Times of Vietnam đặc trách theo dõi các ký giả ngoại quốc chứ không phải lâm việc thiếu căn cứ đâu mà anh lo.
Vẻ mặt bực tức của Diệm biến đổi dần sang tin cậy, Diệm gật gù tán đồng những lời lẽ của em dâu:
- Thím với chú liệu mà sắp xếp công việc sao cho thích hợp là được.
Bộ trưởng Công dân vụ Ngô Trọng Hiếu hối hả bước vào dinh Gia Long đi thẳng đến phòng riêng của cố vấn chính trị đang nằm dài trên bàn đèn á phiện với Bộ trưởng lao động Huỳnh Hữu Nghĩa đối diện nâng dọc tẩu.
- Bẩm cố vấn, bọn Phật giáo đã biết được những dự định mật của mình, vừa báo tin cho các ký giả ngoại quốc hay để đánh điện đi nói rằng: Bộ công dân vụ cho 300 cán bộ cạo đầu, mặc cà sa, giả làm sư để hoạt động phá Tổng hội, một số đông công an, mật vụ, dân vệ cũng cải trang làm nhà sư đi tuyên truyền và thuê may cờ cho Mặt Trận Giải phóng miền Nam, trung tá dân vệ Trần Thanh Chiêu sửa soạn cho một cuộc biểu tình phế binh và dân vệ chống Phật giáo…
Ngô Đình Nhu thở khói ra, ngắt:
- Tụi toa làm ăn sao mà chưa chi đã để cho đối phương hay cả thì hỏng bét kế hoạch, còn hoạt động ăn thua gì nữa?
- Thưa cố vấn, để con cho ra tay sớm vậy…
- Tụi toa lơ mơ như vậy thì làm sao mà chơi nổi họ? Phải đánh bất ngờ, chớp nhoáng, chớ để cho họ biết trước mà đề phòng thì phí công vô ích. Thiếu bảo mật phòng gian, thiếu kiểm soát nội bộ, thành thử bao nhiêu việc gì bí mật của mình định làm, bên Phật giáo họ đều hay trước, như vậy là nghĩa lý gì?
Paulus Ngô Trọng Hiếu gãi tai nói:
- Thưa cố vấn, con nhìn nhận những sơ hở khuyết điểm đó vì không nắm vững hết những cán bộ… chỉ có giải pháp của cố vấn là giải quyết gọn vấn đề Phật giáo thôi.
Nhu lặng im nhớ đến lời vừa tuyên bố sáng nay với thông tín viên hãng Reuter:
- Nếu cuộc khủng hoảng về tôn giáo không giải quyết thì sẽ đưa đến một cuộc đảo chánh. Cuộc đảo chánh này sẽ chống phật giáo và chống chính phủ nhu nhược.
Hơi khói từ từ nhả ra, tiếng nói trầm trầm của Nhu gần mạnh:
- Phải phá tan chùa Xá Lợi mới yên được!
Rồi bỗng hỏi Ngô Trọng Hiếu:
- Vụ xử nhóm Caravelle và bọn phản loạn qua nay ra sao?
- Thưa cố vấn, bọn cách mạng xa lông bị trung tá Thất Phu chửi cho thậm tệ trước tòa, chỉ có im mà nghe. Lão Phan Khấc Sửu vẫn còn cứng đầu, cứng cổ, còn thằng cha Phan Quang Đán bác sĩ thì năn nỉ quá xá.
- Tôi đã ra lệnh biểu phải kêu án hai đứa này thiệt nặng về tội tham gia đảo chánh 11-11-1960 cho chúng nó ra Côn Đảo mà đối lập ngoài đó…
Ngô Trọng Hiếu cười hềnh hệch nói:
- Dạ, cố vấn chơi đòn này bọn Mỹ cũng cay lắm đây: bầy gà nòi đối lập bị vặt lông sạch. Bọn còn lại hết dám nho nhoe!
Người cận vệ hé cửa thưa:
- Bẩm cố vấn, có ông Dương Văn Hiếu xin vào gặp cố vấn có việt khẩn.
- Cho vào.
Viên trưởng mật vụ vội vã bước vào, đến gần Ngô Đình Nhu nói bằng một giọng báo cáo:
- Thưa cố vấn, Nguyễn Tường Tam vừa uống thuốc độc tự tử, mật vụ có bắt được di bút của ông ấy để lại đang được đàn em Quốc dân Đảng chuyền tay phổ biến…
Nhu cầm lấy mảnh giấy in rô-nê-ô đọc:
"Đời tôi để lịch sử xử, tôi không chịu để ai xử cả sự bắt bớ và xử tội tất cả những phần tử đối lập quốc gia là một tội nặng sẽ làm nước mất vào tay Công sản. Tôi chống đối sự đó và tự hủy mình cũng như Hoà Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để cảnh cáo những người chà đạp lên những thứ tự do.
Nhất Linh Nguyễn Tường Tam".
Tiếng cười nhạt mở đầu cho câu nói lạnh lùng của Nhu:
- Tưởng làm chi, chớ lãnh tụ của một đảng tự xưng là cách mạng mà chống đối bằng cách tự vẫn thì cũng nên chết đi cho rồi!
Im lặng một chút, Nhu thốt ra một cách kiêu hãnh:
- Làm chính trị, làm cách mạng như vậy mà đòi đương đầu với moa thì cũng dễ tức cười thiệt nhưng nảy… Các toa hãy coi chừng chúng nó lợi dụng việc Nguyễn Tường Tam tự tử mà tổ chức đem về chùa Xá Lợi rồi đưa đám diễu hành để phản tuyên truyền mình.
Hai hôm sau từ chi nhánh Trung ương tình báo Mỹ ở Sài Gòn, một bức điện đánh về Ngũ giác đài ở Hoa Thịnh Đốn:
"Cái chết của nhà văn Nhất Linh là những cái đinh đóng vào quan tài Ngô Đình Diệm.
*
*           *
"Một mụ đàn bà đầu đít thước rưỡi năm phân thuộc thứ đồ xài qua đường, tuổi 38, tóc uốn lộn ngược, khẩu xà tâm độc, khôn ngoan quỉ quái và tin Chúa chi ở đau môi chót lưỡi, đang làm mưa làm gió ở miền Nam hiện nay. Chinh mụ hung bạo cố chấp, cuồng tín, tự phụ gian ác này đang đào thêm cái hố giữa phe Diệm và dân chúng và nhất là giữa đa số Phật tử và chánh phủ Thiên Chúa giáo của ông Diệm.
Cô em dâu quá trời của Diệm đã trở thành đệ nhất phu nhân ở miền Nam Việt Nam nhờ ông Diệm độc thân, do đó mụ ta cặp ông Diệm dưới vế của mình và bắt ông ta vâng lời mụ như một đứa con nít".
- Anh phải tìm cho ra tên Jean Vesmorend viết bài này trên tờ Paris - Presse Intransigeant để tôi xé bọng đái nó ra nghe không?
Viên Tổng giám đốc thông tin, cựu tri huyện Phan Văn Tạo run sợ trước cơn thịnh nộ của bà cố vấn.
- Tôi hẹn cho anh trong vòng 24 tiếng đồng hồ mà không xong thì tôi đuổi anh về xua gà cho vợ nghe không?
Họ Phan đành vâng dạ, sợ sệt vái chào rút lui, chỉ sợ ngần ngại chần chừ thêm, không khéo lại bị ăn bạt tai của bà cố vấn như độ nào vì đã vô tình trái ý đệ thất phu nhân.
Viên cựu tri huyện tổng giám đốc trở về Sở, phập phồng lo sợ, bỏ cả bữa ăn và giấc ngủ trưa, gắt gỏng lên với nhân viên buộc họ phải tìm cho ra tông tích tác giả bài báo quái ác đã xúc phạm đến đệ nhất phu nhân, song rốt cuộc đành bó tay vì tờ báo xuất bản tại Ba Lê. Hỏi Sở Ngoại kiều cũng như Phòng chiếu khán Bộ Ngoại giao không thấy có tên nào là Jean Vesmorend cả.
Sợ quá hoá liều, Tổng giám đốc họ Phan tìm đến thượng cấp, Paulus Ngô Trọng Hiếu, Bộ trưởng Công dân vụ than thở để vấn kế.
Ngô Trọng Hiếu tuy là kẻ tin cậy và đắc lực của gia đình Ngô Đình Nhu, song nghe nói đến bà cố vấn cũng đâm hoảng, lắc đầu lo ngại bảo họ Phan:
- Toa cứ đóng vai lì là yên. Bà cố vấn có giận dữ bất quá cũng chỉ bạt tai, nói nặng vài ba câu là cùng, ăn thua gì. Toa chịu khó một chút mới giữ vững cái ghế Tổng giám đốc Thông tin chớ không thì moa cũng không làm sao bênh cho toa được.
Nhìn vẻ mặt khốn khổ của viên cựu tri huyện họ Phan mày râu nhẵn nhụi, đang đưa tay sờ một bên má như chống đỡ một cái tát vô hình trong một phản ứng tự nhiên của bản năng kẻ bị đe doạ, Paulus Hiếu nói vỗ về:
- Phó Tổng thống, các Bộ trưởng còn bị bà cố vấn bạt tai là thường thì Tổng giám đốc như toa việc gì mà ngại? Việc quái gì mà lấy làm điều? Đến Tổng thống, ông cố vấn mà còn phải chịu bà cố vấn nữa là mình.
- Vâng, tôi xin tuân lời ông Bộ trưởng.
Thấy đã thuyết phục được thuộc hạ, Paulus Hiếu cười hềnh hệch:
- Bà cố vấn mà tát má bên phải thì moa chìa má bên trái cho tát luôn. Cứ nghĩ là bà cố vấn tát yêu thì mọi việc êm đẹp. Toa đã viết văn, đã là tác giả cuốn "Cái bong bóng lợn" toa phải cô nhiều tưởng tượng mới được chứ!
*
*           *
- Nếu chánh phủ không trả thi hài của hai vị sư đã tự thiêu ở Phan Thiết và Huế, tôi sẽ không ngần ngại hy sinh để phản đối. Tôi đã phát nguyện tự thiêu để cảnh cáo chính phủ Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo.
Sư bà Diệu Huệ người mẹ tu hành đau khổ của nhà Bác học Bửu Hội lên tiếng ngỏ cùng các ký giả ngoại quốc và mấy trăm Phật tử sau buổi cầu kinh tại chùa Xá Lợi.
Trước chiếc bàn đặt máy micrô của các hãng vô tuyến truyền thanh nước ngoài, ni cô Diệu Không ngồi cạnh tiếp lời chị, tuyên bố.
- Tôi sẵn sàng hy sinh tại Huế nếu hoàn cảnh đòi hỏi.
Tin mẹ và dì ruột sửa soạn tự thiêu khiến Bửu Hội cuống cuồng lo sợ. Nhà bác học đang giữ chức đại sứ tại Phi châu được chánh phủ Sài Gòn mời về gấp để hợp sức đối phó với Phật giáo về mặt quốc tế.
- Với tư cách là một nhà bác học nổi tiếng ở quốc tế, ông lại là người theo đạo Phật, bà cụ thân sinh của ông về Phật giáo tất nhiên sẽ có ảnh hưởng quan trọng đối với quốc tế. Chúng tôi cử ông làm trưởng phái đoàn Việt Nam ở Liên Hiệp quốc để đối phó với việc tổ chức này sắp can thiệp về vụ Phật giáo. Để cho ông có phương tiện rộng rãi mà hoạt động, tôi đưa trước ông 5 triệu, và số tiền này được chuyển thành Mỹ kim, đặc biệt dành cho ông làm quỹ riêng.
Trước những lời lẽ tin cậy của Ngô Đình Nhu và tấm chi phiếu đầy những con số; nhà bác học thoáng nghĩ ngay đến ba bà vợ Pháp, Đức Anh đang chờ đợi ở phía bên kia trời Âu với cuộc sống bảo đảm lâu dài đấy đủ tiện nghi vật chất, Bửu Hội nói:
- Ông cố vấn đã có lòng thương mà giao phó công việc, tôi xin hết lòng hết sức.
Nhìn nhà bác học nhận tấm chi phiếu bỏ vào túi áo trong cẩn thận, Ngô Đình Nhu không giấu nổi nụ cười đắc ý tiễn đưa ra đến tận cửa, rồi trở vào bảo vợ:
- Mình chỉ dùng một con bài này cũng đủ lật ngược tình thế ở Liên Hiệp quốc.
- Anh cho 5 triệu nhiều quá!
- Mình còn ngồi đây thì 5 triệu ăn thua gì. Tiền của Mỹ mà. Dùng gậy ông đập lưng ông, tiếc gì?
Nhà bác học ra khỏi dinh Gia Long đang khấp khởi mừng rỡ vì được một số tiền lớn bất ngờ, bỗng nhận được tin oái oăm về bà mẹ tu hành.
Ngay tối hôm ấy, Bửu Hội tìm đến chùa Xá Lợi xin gặp mẹ.
Nhìn vẻ mặt buồn khổ trên thân hình gầy còm của mẹ già súng sính trong chiếc áo màu khói hương, nhà bác học nài nỉ van xin:
- Nếu trong vông 48 giờ mà mẹ tự thiêu thì con cũng đến chết mất. Con xin lạy mẹ, mẹ hoãn lại để con có đủ thì giờ mà thu xếp tìm một giải pháp yên thân.
Lòng dịu hiền thương con của bà mẹ khơi dậy trong lòng người đàn bà tu hành khắc khổ, sư bà cố đè nén tình cảm nói như khóc:
- Bây giờ ông là nhà bác học còn tui là kẻ nương nhờ cửa Phật, nếu ông còn nghĩ đến tình mẹ con đã mang nặng đẻ đau nuôi ông khôn lớn được địa vị danh giá như ngày nay thì hãy làm sao cho khỏi tủi hổ đến người đã sanh ra ông, đừng để người ta mua chuộc mà chống lại chùa, phản lại Phật. Bằng không thì đừng nói chuyện mẹ con nữa, vì tui cũng không có mặt mũi nào mà nhìn nhận ông là con nữa.
Những lời thiết tha của bà mẹ tu hành như đè nặng lên lương tâm nhà bác học: bà sẽ tự thiêu hay không, một phần lớn tuỳ ở thái độ của con trai.
Cái chết của bà sẽ có nghĩa là để cúng đường và đồng thời cũng là để phản đối chế độ tàn bạo mà nhà bác học tình nguyện phục vụ.
Bửu Hội từ chùa Xá Lợi đi thẳng đến dinh Gia Long gặp Ngô Đình Nhu nhắc lại cuộn tiếp xúc với mẹ vừa rồi và tỏ ý hoang mang hỏi:
- Trước tình thế ấy, ở vào địa vị của tôi, ông cố vấn quyết định ra sao?
Ngô Đình Nhu bình thản nói:
- Việc tuyên bố dự định tự thiêu của nhà chùa là để uy hiếp ông và để tuyên truyền với quốc tế mà thôi. Phật giáo họ muốn dùng bà cụ gây áp lực ngăn ông đừng hợp tác với chánh phủ. Đó là một thủ đoạn như lời tuyên bố của phát ngôn viên Uỷ ban Liên phái Phật giáo mới nói đây: "Chúng tôi vứt vỏ chuối ra để cho các ông trượt". Chẳng lẽ chúng ta thua trí những kẻ đội lốt thầy chùa hay sao?
*
*             *
- Tôi tiến, anh em tiến, tôi lùi, anh em hãy giết tôi đi, tôi chết anh em hãy trả thù cho tôi!
Lời tuyên bố quyết liệt của Ngô Đình Diệm như đổ thêm dầu vào không khí sôi bỏng của những cuộc đàn áp đẫm tháu tại Huế, Nha Trang trước các cuộc tự thiêu và biểu tình của sinh viên, Phật tử đòi chánh quyền trả lại các thi hài tăng ni tử vì đạo bị cướp đi.
Cựu đế đô Huế sôi sục trong tổng đình công bãi thị, bãi khoá.
Lập tức lệnh giới nghiêm và thiết quân lực toàn diện ban hành, phong toả nhốt chặt hàng ngàn Phật tử trong các chùa lớn Từ Đàm, Diệu Đế, Linh Quan sau những vòng dây kẽm gai lưỡi lê của cảnh sát chiến đấu được gởi từ Sài Gòn ra tăng cường. Xe tăng, súng đạn, lưỡi lê tử khí bao trùm cả kinh thành tê liệt, suốt ngày đêm không một ai được ra đường. Thượng toạ Thích Tiêu Diêu tự thiêu ngay tại chùa Từ Đàm tiếp theo cuộc tự thiêu ngày hôm trước của ni cô Diệu Quang tại Nha Trang.
5000 Phật tử ngày đêm túc trực bên cạnh nhục thân vị Thượng toạ quàn tại chùa Từ Đàm đề phòng lực lượng đặc biệt và cảnh sát chiến đấu đến cướp xác mang đi như thi hài ba vị tu sĩ tự thiêu vừa rồi ở Phan Thiết, Huế, Nha Trang.
Tại Sài Gòn, vị lãnh đạo tối cao Phật giáo, Hoà thượng Hội Chủ Thích Tịnh Khiết lên tiếng cấp báo qua một bức thư gởi Ngô Đình Diệm và nhờ các thông tấn xã ngoại quốc truyền đi:
"Chúng tôi đã đến nước không còn nghĩ đến sự yêu cầu nhân đạo, công lý, chúng tôi chỉ mong bao nhiêu tội ác của một chế độ xem dân như cỏ rác được thực hiện ngay để chúng tôi có thể chết an hơn sống nhục, và cũng để cho chân tướng của nền Cộng hoà Nhân vị do nhà chí sĩ xây dựng được phô bày trước mắt đồng bào và thế giới".
Đồng thời Uỷ ban liên phái đánh điện kêu cứu cùng Tổng thống Kennedy, tổng thư ký Liên Hiệp quốc và các hội Phật giáo trên thế giới yêu cầu can thiệp chấm dứt "sự ngược đãi đã trở thành dã man" đối với Phật giáo đồ Việt Nam, đang ở trong tình trạng vô cùng nguy ngập.
Hưởng ứng cuộc dấu tranh của Phật giáo, linh mục Cao Văn Luận viện trưởng đại học Huế bị bãi chức vì đã nói thẳng với chánh quyền họ Ngô:
- Các ông vô đạo, Phật giáo có chánh nghĩa.
Toàn thể các khoa trường, các giáo sư đại học Huế lên tiếng từ chức và bất hợp tác với chánh quyền.
Ở Sài Gòn, chùa Xá Lợi sôi nổi không khí đấu tranh, suốt ngày Phật tử tràn ngập con đường đưa đến chùa.
Hàng ngàn thanh thiếu niên tuyệt thực ngồi giữa trời mưa, nắng trên mặt đường, trước cửa chùa. Trong sân Xá Lợi biến thành nơi tập trung đông đảo Phật giáo đồ biểu tình tại chỗ, phản đối chánh quyền. Những biểu ngữ căng lên bao kín hai mặt chùa, tố cáo và đả kích những hành vi của gia đình họ Ngô. Máy phóng thanh đặt giữa chùa không ngớt vang lên những lời chống đối lên án ông Cố vấn chính trị Tổng thống, vạch trần những âm mưu thâm độc của chung, đã đảo thái độ phỉ báng thâm độc của vợ.
"Đối với những con người mà lương tri bị danh lợi che lấp thì khi nhìn về đâu và bất cứ việc gì, họ cũng chỉ thấy tiền tài và quyền thế hiện ra trước mắt, khiến họ phải cuồng loạn, mê sảng. Vì thế, họ đã coi những đức hy sinh của chúng ta như những hành động gian trá để che đậy một cái gì mờ ám bên trong. Họ đã phát cuồng đến độ đã dám mỉa mai những tấm gương cao cả mà toàn thể đã ngưỡng mộ tôn thờ, bàng những lời lẽ thô bào nhất. Thật không có thái độ và ngôn ngữ hồ đồ và vô lễ hơn thế nữa.
Đứng trước những cái chết vô cùng bi đát ấy có lẽ họ đã không xúc động, không ngồi yên suy nghĩ mà còn vỗ tay hỉ hả. Ghê rợn hơn thế nữa, người ta đã huy động lực lượng bạo tàn để cướp giựt xác nạn nhân. Man rợ nọ chồng chất lên man rợ kia! Thú tánh tham tàn nổi lên khiến họ không còn biết gì là lễ giáo nữa!"
Lệ nghe Paulus Ngô Trọng Hiếu nhắc lại những lời đả kích phát thanh ở chùa Xá Lợi, rít lên:
- Bọn Việt gian! Việt gian! Luận điệu Cộng sản, tay sai Cộng sản! Bọn phản quốc, đê tiện này muốn chết thì cứ việc sủa bậy ông cho phổ biến ngay bức thư của tôi trả lời cho họ đây.
Ngô Trọng Hiếu đưa hai tay kính cẩn nâng bức thơ 20 trang đánh máy.
Ngày 20 tháng 8 đệ nhất phu nhân với tư cách là bà cố vấn chánh phủ, dân biểu Quốc hội và chủ tịch sáng lập phong trào Phụ nữ liên đới Việt Nam, lên tiếng trả lời những chỉ trích của Phật giáo qua một bức thư ngỏ được công bế ầm ĩ trên Đài phát thanh và các nhật báo xuất bản tại Sài Gòn.
Giọng chua nồng, đanh đá của Lệ vang lên qua làn sóng điện, xác nhận thái độ quyết liệt của đệ nhất phu nhân đối với những kẻ tử thù:
"Tôi xét thấy các phần tử phản loạn và những hành động của chúng mà tôi tố giác không liên hệ gì hết với các danh từ ấy.
… Có chuyện lạ là các "sư" không biết dựa vào đâu mà tự nhận định rằng tôi "nhục mạ Phật giáo". Tôi kịch liệt phản đối nhận định ấy vì những lời và những hành động mà tôi tố giác nhất định không có một sự liên hệ gì với Phật giáo cả. Ngoài ra, nói rằng tôi đã xâm phạm đến cả sự hy sinh cao cả của cố Hoà Thượng Thích Quảng Đức, thì tôi xin hỏi: có gì trong đời tệ hơn là đi lừa, và bị lừa?
Vụ ám sát sư Thích Quảng Đức, sau khi đầu độc sư, bịa đặt một cách trắng trợn rằng "phải bảo vệ tín ngưỡng lâm nguy" khi thật sự không có vấn đề ấy là một vụ lừa bịp xúc phạm thần thánh vì đã lợi dụng tín ngưỡng để gây một án mạng ghê rợn.
Thật vậy, đây là lần đầu tiên trong lịch sử thế giới mới xảy ra những mưu mô đen tối, man rợ và độc ác đến thế.
Không lẽ chúng ta cứ để vài phần tử phản loạn đã dám khoác áo cà sa bây giờ còn đi xúi trẻ con và bô lão tự mổ bụng, xẻo tai, chặt tay, tự thiêu, rồi còn gì nữa tôi không hiểu, để ngăn chúng ta phơi bày bộ mặt của chúng?
Phụ nữ chúng tôi phải nhận định rằng tại các nước nào có nhiều người tu hành mà lại đi làm chính trị, là tại nước ấy phụ nữ không sao ngoi đầu lên nổi, mà chỉ biết tiêu hết tiền đi cúng vái tại các chùa chiền để cầu xin trời Phật một sự bảo vệ quyền lợi và hạnh phúc mà đáng lẽ luật lệ phải bảo đảm cho họ.
Ngoại số phụ nữ quá ngây thơ hay quá mê tín, khờ khạo đi theo mẹ mìn không biết là ai, hay đi nhận thờ là thánh thần những gì thật ra chỉ đáng thương hại mà thôi, đa số đã biết tránh vã tẩy chay các chúa chiền nào…"
*
*               *
Chiếc trực thăng chở Ngô Đình Nhu và Nolthing vừa từ ấp chiến lược bay lên, bỗng một tràng đạn liên thanh nổ bất ngờ chĩa về phía dân chúng tiễn đưa, tiếng kêu la, máu chảy, đám đông nhốn nháo kinh hoảng chạy tán loạn phía d với đất. Nhân viên phi hành bất cẩn đã chạm phải ổ súng khạc đạn trúng một em bé thiệt mạng và năm người lớn bị thương tại ấp chiến lược vừa khánh thành.
Để kỷ niệm mối cảm tình lưu luyến đối với vị đại sứ án nhân trước khi trở về nước, cố vấn chính trị họ ngô lấy tên Nolthing đặt cho ấp chiến lược ở tỉnh Khánh Hoà, nơi Ngô Đình Nhu đã chọn làm đơn vị ứng cử dân biểu Quốc hội và đã dùng nhà ngoại giao nước bạn đến đấy lâm một khai sanh? Tai nạn bất ngờ khiến Nhu cho là một điềm gở, trên đường về tỏ vẻ không vui. Vị đại sứ sau khi tuyên bố sẽ bỏ số tiền ra bồi thường cho gia đình các nạn nhân, hỏi Ngô Đình Nhu:
- Ông cố vấn có thể cho biết giá một mạng chết là bao nhiêu?
- Cũng tuỳ lòng tốt của ông đại sứ…
Nolthing buột miệng nói:
- Mạng người ở đãy không đắt mấy nhỉ?
Rối tiếp:
- Cứ xem các nhà sư đua nhau tự thiêu, thú thật với ông cố vấn tôi không quan niệm nổi là người ta coi sinh mạng như thế nào!
- Đang còn nhiều vụ dự định tự thiêu nữa, nếu chúng tôi không sớm dứt khoát vụ Phật giáo.
Ngô Đình Nhu không để ý đến viên sĩ quan cận vệ lắng nghe, nói luôn:
- Sau khi ông đại sứ về nước và trước khi ông Cabot Lodge qua đây, tôi sẽ cho ra tay trước. Người đến thay thế ông sẽ đứng trước một sự việc đã rồi, dù có muốn đi ngược lại chánh sách của ông, cũng khó mà thực hiện được.
- Tôi rất tiếc là không còn ở lại được để hợp tác chặt chẽ với gia đình ông cố vấn… nhưng tôi mong rằng về bên ấy, tôi cũng sẽ lên tiếng để bênh vực cho đường lối chung của chúng ta theo đuổi.
Nhu lấy ở túi áo trong ra một cuốn sổ tay, liếc đọc qua và nói:
- Kể từ khi Phật giáo phát động phong trào đến nay trong vòng 100 ngày họ đã tổ chức 159 cuộc biểu tình, 25 lấn ở Huế, 32 lần ở Sài Gòn, 10 lần ở Đà Nẵng, 8 lần ở Quảng Trị, 7 lần ở Quảng Nam, 18 lần ở Quảng Ngãi, 13 lần ở Nha Trang và mới hôm kia đây từ tổng hành dinh chùa Xá Lợi kẻ cầm đầu Phật giáo đã gởi một tối hậu thư cho chánh phủ…
Nolthing ghi chép những con số của Nhu cho hay rồi hỏi:
- Ông cố vấn sẽ tính sao trong trường hợp bị áp lực bên ngoài buộc chánh phủ nhượng bộ Phật giáo?
- Nếu Tổng thống Kennedy tính như vậy thì đã nghĩ lầm về chúng tôi. Chánh phủ Mỹ cần phải chọn lấy: hoặc Phật giáo, hoặc chúng tôi. Không thể có hai lực lượng chống đối lẫn nhau trong một quốc gia chậm tiến đang có chiến tranh.
Ngô Đình Nhu cười một cách khó hiểu, nói tiếp:
- Có phải chỉ có Hoa Kỳ là nước bạn duy nhất mà chúng tôi trông cậy giúp đỡ đâu.
Chiều tối 20 tháng 3, sau ngày đại sứ Nolthing rời Sài gòn, và có tin Cabot Lodge đang lên đường sang Việt Nam, chùa Xá Lợi sống trong phập phồng chờ đợi.
Tình trạng căng thẳng giữa chánh quyền Ngô Đình Diệm và Phật giáo đó chưa biết bùng nổ giờ phút nào.
- Tôi sẽ cho xây thêm trại giam ở Côn Đảo, đủ chỗ để giam giữ sư sãi sinh viên trí thức 40.000 người. Họ cứ việc chống đối. Tôi sẽ tận diệt họ!
Lời tuyên bố của vị cố vấn chánh phủ Tổng thống bao trùm các ngôi chùa trong một không khí đe doạ.
Từ nửa tháng nay Uỷ ban liên phái thường nhận được tin cấp báo là vợ chồng Nhu dự định huy động lực lượng đặc biệt và mật vụ đánh phá các chùa, nhưng rồi vẫn không thấy gì xảy đến.
Hôm nay, bóng tối vừa sụp xuống, tiếng chuông mõ, tụng kinh lại trỗi lên đều ở các ngôi chùa như thường lệ.
Tại chùa Giác Minh, sư Quảng Độ sửa soạn lên gác để cầu kinh, bỗng nghe chuông điện thoại reo từng hồi dưới nhà, vào lúc 19 giờ 20.
Thầy Quảng Độ nhận ra tiếng nói của một nữ Phật tử, vợ một nhân viên cao cấp phụ trách về an ninh trong chánh phủ run run báo tin:
- Thưa thầy, thầy báo cho quý vị trên Xá Lợi biết ngay đi. Đêm nay thế nào họ cũng đánh.
- Tại sao bà biết - Sư Quảng Độ hỏi gắng.
- Thưa thầy, - người đàn bà đáp - anh con vừa được trong dinh kêu đi họp lúc 7 giờ tối. Con được biết thêm là các nhân viên cao cấp của cảnh sát dã chiến. Lực lượng đặc biệt và mật vụ đã được kêu đi họp gấp, còn binh linh thì được phát mỗi người một khẩu "tôm xông", hai đôi còng và sửa soạn thừng chão.
Giọng thiếu phụ ngừng lại rụt rè:
- Thưa thầy…
Sư Quảng Độ đáp:
- Vâng tôi cám ơn bà. Tôi sẽ báo ngay cho Thượng toạ biết.
- Thưa thầy, con muốn đề nghị với thấy một điều. Lát nữa con sẽ cho người lái xe đến, mang thầy và các vị khác đi trốn. Họ mà bắt được thì thế nào cũng giết các thầy.
- Cám ơn bà, tôi không thể đi được. Thôi chào bà, và cầu nguyện Tam Bảo gia hộ cho bà.
Sư Quảng Độ đặt ống nói lên giá, rồi quay số gọi chùa Xá Lợi.
Trong khi ấy sư Đức Nghiệp cũng được tin của một thông tín viên ngoại quốc gọi điện thoại cho hay:
- Mật vụ đang sửa soạn đánh chùa Xá Lợi các vị hãy tạm lánh khỏi chùa đi.
- Cám ơn ông, tôi cũng vừa được tin của đạo hữu cho hay. Uỷ ban liên phái đã quyết định ở lại, nếu chúng tôi bị bắt hoặc người ta giết chúng tôi xin quý vị cầu nguyện cho chúng tôi.
Được tin chẳng lành, các thượng toạ, đại đức và ni cô có mặt ở chùa Xá Lợi họp lại bàn cách đối phó. Hoà thượng Hội chủ Thích Tịnh Khiết bị mệt, uỷ quyền định đoạt lại cho một Thượng toạ khác phó hội chủ. Thượng toạ bảo các đại đức khuyên tín đồ nên ra về hết sau khi lễ Phật xong, không được ở lại chùa như mấy đêm trước.
Từ 22 giờ chùa Xá Lợi trở lại yên tĩnh, các cửa đều đóng kỹ.
Bên trong các sư thuộc ban trật tự lo chuẩn bị sẵn những dụng cụ cần thiết đợi chờ…
Ba vị sư ở chùa Già Lam kéo đến:
- Nghe nói tối nay chúng lùng bắt chùa hẻo lánh nên chạy xuống đây trốn.
Sư Tiềm Nhân cười lớn nói:
- Tưởng trốn ở đâu lại chui vào đây. Thôi cứ ở đây rồi nó tóm cả lũ cho vui, chôn chung một mồ càng có bạn.
Một ni cô vào lục trong tủ lạnh đem ra một đĩa nhãn lồng Huế, sư Tiềm Nhân lại có dịp để đùa:
- Thượng toạ Thiện Minh đi Huế rồi, mình toàn quyền sử dụng nhưng nên để dành một ít nhỡ lúc nữa họ đến thì có quà mà đãi.
Thời gian nặng nề lặng lẽ trôi qua. Ánh trăng non mờ nhạt chiếu xuống ngôi chùa tĩnh mịch đến điện trong chùa tắt trớt, vài cái bóng của các sư trong ban trật tự thấp thoáng qua lại dưới lầu. Trên gác các thượng toạ đã về phòng riêng an nghỉ.
Dưới nhà hậu còn vài ni cô lom khom, im lặng lát mấy bậc thang đá. Tiếng giấy sột soạt, tiếng máy rô-nê-ô sè sè vẳng trong đêm khuya, giữa những hình bóng tu hành lặng lẽ đang bận rộn sắp xếp các bản tin tức để phân phối vào hôm sau.
12 tiếng ngân dài của đồng hồ ở thư viện đếm nửa đêm.
Trên đường phố vắng lặng bỗng xuất hiện mấy bóng người mặc áo sơ mi bỏ ngoài quần tây, đi xe đạp từ từ lượn quanh nhìn vào chùa Xá Lợi dò xét.
Đoàn mật vụ vừa biến dạng thì một hồi còi ré lên, hàng trăm người mặc đồ trận rằn ri, đội nón sắt, lăm lăm cầm súng ngắn cắm lưỡi lê tiểu liên và lựu đạn cầm tay ào ào kéo tới vây kín, phá hai cổng chùa bật tung ra, hùng hổ tràn vào phía trong. Tiểu đoàn võ trang này chạy lùi nhanh núp vào gốc cây, bờ tường, dàn thành mặt trận bao vây xung quanh.
Trong chùa, chuông điện réo liên hồi giữa những tiếng la ó kinh hoàng của tăng ni đang vội vã leo cầu thang rút lên thượng điện. Từ máy phóng thanh nhà chùa giọng kêu cứu vang lên: "Bọn chúng đã tràn vào rồi! Quân khủng bố vào đàn áp chúng tôi…"
Tiếng nói đứt nghẹn trong khi tất cả đèn điện vụt tắt đúng vào lúc 0 giờ 20 phút.
Mấy thượng toạ gấp rút gọi điện thoại cho các thông tín viên ngoại quốc, sứ quán, song đường dây đã bị cắt đứt cùng một lúc với điện trong chùa. Lờ mờ qua ánh đèn ngoài đường, sân chùa tràn ngập những bông người võ trang hùng hổ xông vào chánh điện, đập phá tung cửa.
Những tiếng kêu cứu, hô hét, đánh trống, động chuông, gõ mõ, đập bàn ghế, khua thùng vang lên inh ỏi giữa những tiếng súng và tiếng nổ của lựu đạn cay.
Trong khi lực lượng đặc biệt và cảnh sát dã chiến đột nhập chánh điện bên dưới, điên cuồng phá phách đạp đổ bàn thờ hoà thượng tự thiêu Thính Quảng Đức, chặt cánh tay tượng Phật, cướp phá hộp đựng tiền của thập phương… thì trên thượng điện những thanh niên tăng sĩ trấn đóng hai đầu cầu thang sau hai lớp bàn ghế chất đầy làm chướng ngại vật ngăn cản bọn hung dữ xông lên. Ấm chén, độc bình, bát đĩa xếp thành một đống lớn được dùng đến để cầm cự phản công.
Kẻ nào nhô đầu lên từ phía chân cầu thang lập tức bát đĩa bay xuống xối xả đẩy lui. Lựu đạn cay từ dưới liên tiếp tung lên sân thượng điện, nổ chát chúa, bao trùm cả trăm tăng ni trong khói cay sặc sụa, nước mắt nước mũi ràn rua. Một số yếu sức hoặc bị lựu đạn nổ ngay bên mình hoặc bị miếng vỏ thuỷ tinh cắt đứt da thịt máu ra nhiều, nằm vật xuống. Trong vùng khói cay mù mịt, hàng tiền đạo tăng sĩ phải dùng khăn ướt bịt trên mặt để đối phó.
Trong khi trận chiến diễn ra ác liệt bên dưới lầu thì bọn võ biền quyết xông lên, tung lựu đạn cay mở đường hết lớp này đến lớp khác bám sát lấy trận địa xung kích, còn trên lầu thì tăng sĩ phản công bằng mọi thứ vật dụng, hết độc bình đến chậu cảnh, vỏ chai, bình thuỷ… bất chấp những tiếng nổ viên hồi inh tai nhức óc của lựu đạn cay. Một số ni cô ngã gục, họ sặc sụa phải chạy vào phòng tắm đóng chặt cửa còn một số vẫn tìm vơ vật dụng tiếp viện cho các tăng sĩ ném xuống.
Từ các cửa sổ lầu cao của hãng USOM ở cạnh chùa, những bàn tay đàn ông lẫn đàn bà đưa ra vẫy, đấm vào không khí, tỏ vẻ tán trợ và cổ võ các nhà tu hành đang kháng cự trong tuyệt vọng. Nằm trên máng xối nóc lầu cơ quan viện trợ Mỹ, phóng viên điện ảnh của hãng vô tuyền truyền hình N.B.C chĩa ống kính viễn vọng chụp những cảnh diễn ra trước mắt.
Một chiếc xe Háp-tờ-xắc chạy đến ngừng trước cổng chùa Xá Lợi. Một người đàn ông vận đồng phục xanh và một người đàn bà mặc quân phục rằn ri nhảy xuống. Ông bà cố vấn chính trị tối cao của Tổng thống đến chứng kiến cuộc tấn công đại bản doanh Phật giáo tại Thủ đô.
Hai tay chống nạnh đứng giữa đường nhìn vào trong chùa Xá Lợi đang tiếp diễn cuộc bao vây đánh phá, Lệ cau mày quay lại phía đại tá Lê Quang Tung, chỉ huy lực lượng đặc biệt vừa chạy đến đứng nghiêm chờ lệnh.
- Sao chưa xong, lâu vậy?
- Bẩm bà cố vấn, chúng nó ở trên lầu chống trả dữ lắm!
- Phải giải quyết gấp đi, cứ việc thẳng tay với chúng nó! Lục kiếm cho được bức thư của đại sứ Trần Văn Chương gởi cho Thích Tịnh Khiết rồi đem thẳng vô dinh đưa tôi nghe!
Lê Quang Tung khúm núm đáp:
- Bẩm bà cố vấn yên trí, chúng tôi xin tuân lệnh.
Ngô Đình Nhu tiếp theo lời vợ:
- Đừng để cho Thích Trí Quang thoát khỏi nghe không?
- Dạ, có cánh cũng không thoát khỏi đâu!
Vợ chồng cố vấn lên xe đi thẳng, viên tư lệnh lực lượng đặc biệt đến chiếc xe chỉ huy, ra lệnh qua máy truyền tin:
- "Nhân vị đây, ra lệnh cho tháo cổng để nước lũ tràn ngập" mau đi!
Bên trong chùa, giám đốc cảnh sát đô thành Trần Văn Tư, thiếu tá Nguyên Văn Dần chỉ huy cảnh sát dã chiến, Dương Văn Hiếu trưởng đoàn mật vụ nghe được lệnh bèn đốc thúc thuộc hạ tấn công quyết liệt. Đèn pha xe cam nhông tám bánh của nhà binh từ ngoài đường chiếu những luồng sáng chói vào phía trong chùa, vách tường phản chiếu từng mảng sáng rộng rọi vùng tối ở cầu thang đưa lên thượng điện đang diễn cảnh chiến đấu hăng say. Những binh sĩ thuộc lực lượng đặc biệt dùng ghế lam mộc xông lên tung lựu đạn cay mở đường, và đám tăng sĩ ở trên lầu quăng chén bát và độc bình xuống để ngăn chặn.
Tiếng la hét càng lúc càng kinh khủng theo từng đợt xung kích, lựu đạn nổ vang ầm, khói cay mù mịt cả phía trên lầu, các đợt tấn công ào ạt xông lên đều bị đẩy xuống. Một cái mũ sắt đạn vừa ló rạ, một đĩa bàn tay vèo tới… hai kẻ nấp sau chiếc bàn con dùng làm mộc che toan vọt lên, thì cả một chậu cảnh lớn từ trên xàng xuống…
Những pha xung đột tiếp diễn hơn một tiếng đồng hồ, trong âm thanh náo loạn hỗn độn tiếng chuông trống kêu cứu, hò hét, tiếng súng nổ, lựu đạn vang vọng cả một khu vực thành phố. Mấy trăm tăng ni rút cả lên lầu, kêu la cầm cự trong tuyệt vọng trước một tiểu đoàn binh sĩ thiện chiến từng đợt xông lên, vây chặt bốn phía chùa.
Bên dưới bọn mật vụ dọi đèn pin khắp các ngõ ngách, bầy cảnh sát dã chiến chĩa súng cắm lưỡi lê sáng loáng đưa qua đưa lại, hợm sẵn đám tăng ni nhảy qua đường phía lầu cơ quan viện trợ Mỹ.
Lựu đạn nổ dồn dập phía thượng điện bao trùm đám thanh niên tăng ni trong một không khí ngạt thở, cay mắt, mặc dù mỗi người đều có một chiếc khăn ướt ở mặt!
- Thế này thì chết ngạt trước khi mù mắt mất!
Những vật dụng của tăng ni dùng làm vũ khí kháng cự đã vơi dần. Các bàn, ghế, đôn sứ chất làm chướng ngại vật ở đầu cầu thang cũng đã quăng xuống hết. Lực lượng võ trang được lệnh "tháo cổng cho nước lũ tràn ngập" hùng hổ tràn lên lầu.
Từ tứ phía những tiếng la hoảng thất thanh, kêu thét kinh khủng nổi dậy. Ấm! Tiếng lựu đạn phá hoại nổ lên giữa những tiếng súng đua nhau nổ. Các cửa kính trên lầu vỡ toang, thuỷ tinh rơi xuống như mưa rào. Đèn trong chùa tắt bỗng nhiên sáng lại.
- Mở cửa ra! Bật đèn lên! Đi ra! Mau!
- Mở cửa ra hết nếu không tao liệng thêm trái nữa! Đ.m quân Việt cộng cứng đầu?
Tiếng quát tháo oang oang lên giữa im bặt đột nhiên, những tiếng kêu la, tiếng lựu đạn cay, tiếng súng nổ đã tắt nhường chỗ cho những tiếng ra lệnh đánh đá huỳnh huỵch, tiếng khóc rên, tiếng sục sạo, rương tủ, tiếng chửi thề tục tĩu…
Những mũi lưỡi lê sáng nhọn lao tới chĩa tiếng vào ngực, vào lưng các tăng ni tay không, quần áo tả tơi cháy sém bị dồn vào một góc, tiếng đập cửa thình thịch, tiếng báng súng động vào ổ khoá át cả tiếng khóc thút thít của các ni cô.
- Thầy ơi! Thôi, thầy ra cho rồi kẻo tụi nó vào đánh chết mất, thầy ơi?
Sau tiếng kêu nho nhỏ của một ni cô nước mắt ràn ruạ, một vị sư lách cửa phòng bước ra dừng lại trước ba thân hình mặc áo cà sa nằm sóng sượt ở bậc bước lên Điện Phật. Một gã cảnh sát dã chiến lăm lăm khẩu súng Colt 12 ở tay xỉa xói tứ tung quanh mình, hét:
- Tiếng kia không giơ tay lên hả?
Tiếp đến những câu cộc lốc đầy đe doạ của bầy hung hãn thốt ra:
- Con kia không giơ tay lên hả? Thằng kia…?
- Tụi nó ra hết chưa?
- Hết rồi!
- Cho ra đằng trước!
- Đi! Mau lên! Cứng đầu tao đập chết!
- Đ.m, đồ Việt cộng đội lốt tu hành!
Đoàn tăng ni bị dồn đi giữa hai hàng lực lượng đặc biệt và cảnh sát chiến đấu đằng đằng sát khí, lùa đến tập trung ở sân thượng, trước điện Phật. Tất cả những nhà tu hành, từ Hoà thượng Hội chủ đến Thượng toạ, Đại đức tăng sĩ, ni cô bắt buộc phải ngồi chồm hổm, hai tay đưa lên khỏi đầu theo kiểu tù binh bị lùng bắt trong một trận càn quét.
- Đ.m tụi bây tu gì mà tu! Tu mà làm chính trị! Tao cũng Phật tử đây nè, tao biết chớ? Tu gì mà thằng Giác Đức nói chính trị cái miệng dẻo quẹo?
Câu chửi rủa phát ra từ bầy võ trang hung hãn thúc báng súng và lưỡi lê xua đuổi mấy trăm tăng ni xuống lầu ra cổng chùa.
- A… thằng trùm đây rồi… cả thằng Thích Giác Đức nữa… còn thằng Thích Trí Quang đâu?
Đoàn trưởng mật vụ Dương Văn Hiếu xoi mói nhìn mặt các nhà lãnh đạo Phật giáo, hỏi đến Thích Trí Quang nhà sư mà ông cố vấn đã dặn dò phải tóm cho kỳ được - không thấy trả lời, bèn gắt lên:
- Phải lục xét khắp các phòng cho kỹ coi Thích Trí Quang nó trốn ở đâu? Không được để cho nó trốn thoát? Ai bắt được Trí Quang thì sẽ được trọng thưởng!
Thực ra, Hiếu cũng không biết rõ mặt mũi nhà sư lãnh đạo phong trào Phật giáo mà Ngô Đình Nhu coi là kẻ tử thù đã từng tuyên bố: "Có thể tha tội tất cả các nhà sư trong uỷ hội liên phái, trừ một mình Thích Trí Quang" nên viên đoàn trưởng mật vụ chẳng để ý đến một nhà sư khổ mặt xương xương, hai mắt sáng quắc với đôi lông mày chữ mác đậm lẫn giữa đám người mặc áo cà sa.
Hai tăng sĩ bên cạnh nhà sư hơi gầy và quắc thước, chính là Thích Trí Quang làm ra vẻ thản nhiên để khỏi mỉm cười khi thấy một nhân viên mật vụ bước ra trình với chỉ huy:
- Dạ, trong khi lộn xộn có hai nhà sư nhảy qua bên khu lầu của USOM kia. Chắc chắn là có Thích Trí Quang trong đó.
Nóng lòng muốn lập công, Hiếu cầm máy truyền tin liên lạc với Lê Quang Tung, chỉ huy lực lượng đặc biệt:
- Thiếu tá cho lục soát khu lầu USOM ngay đi, Thích Trí Quang vượt tường trốn sang bên đó rồi! Không bắt được nó thì ông cố vấn rầy chết!
Cò Tư, giám đốc cảnh sát nghe viên phụ tá tổng giám đốc công an kiêm đoàn trưởng mật vụ nói vậy, bèn lên tiếng:
- Ông phụ tá à, tôi e rằng không có phép của toà đại sứ Mỹ mà mình cứ xông vô lục soát toà USOM này thì phạm luật ngoại giao, sinh chuyện lôi thôi đó. Ông liên lạc với ông cố vấn hỏi xem sao? Còn từ đây tới sáng, tôi cho nhân viên bao vây chặt khu lầu này, lục soát tất cả xe vô ra, Thích Trí Quang có mọc cánh mới mong thoát khỏi!
Tiếng rú của xe cứu thương chạy đến ngừng lại trước cổng chùa Xá Lợi bên một dãy xe cam nhông bít bùng. Binh sĩ lố nhố đông đảo mang đầy khí giới lâm trận có dây thừng còng tay: lính lực lượng đặc biệt, lính thường lẫn lộn với cảnh sát chiến đấu, cảnh binh, công an, mật vụ… cả một lực lượng hùng hậu hàng mấy trăm người bao vây xô dẩy, quát tháo lùa tất cả tăng ni trong chùa ra đường.
- Lên xe hết đi!
Lưỡi lê, báng súng thúc vào lưng, những tiếng mắng chửi tuôn ra khi thấy các nhà tu hành tay bị còng bước đi chậm chạp, các ni cô yếu sức sau một trận hít hơi ngạt loạng choạng ngã dồn lên nhau.
Hoà thượng Hội chủ một bên mặt xây xát, mắt sưng quầng vì bị ngã cố lê thân già trên tám mươi tuổi lên một chiếc xe riêng của mật vụ.
Tiếng khóc rưng rưng phát ra từ đám tăng ni xót xa lo ngại nhìn theo vị thầy tuổi tác.
Những người mặc áo tu hành lần lượt bị dồn lên xe bít bùng chở đi trong đêm tối.
Chùa Xá Lợi, trung tâm Phật giáo ở thủ đô trở nên vắng tanh trong cảnh tan hoang, ngổn ngang đồ đạc gãy nát, tượng Phật bị phá, bàn thờ bị đổ, máu loang thấm trước sần chùa.
Cũng trong giờ Xá Lợi bị đập phá, trên 400 tăng ni ở chùa Ấn Quang, giữa đường Sài Gòn - Chợ Lớn cũng bị quân sĩ đặc biệt của họ Ngô lục soát, bắt hết lên xe chở đi Rạch Cát, giam giữ tại một trại hẻo lánh ở ngoại ô Chợ Lớn.
Các ngôi chùa khác ở thủ đô và khắp trong nước, Quảng Trị, Huế, Quảng Tín, Quảng Nam, Nha Trang, Phan Thiết vào giờ này cũng đều bị binh sĩ võ trang nhà Ngô xông vào bắt bớ khám xét.
Tại chùa Từ Đàm ở Huế, vị lãnh chúa miền Trung phải huy động đến hai ngàn binh lính chiến đấu để tấn công trung tâm đã phát động phong trào Phật giáo. Năm ngàn Phật tử túc trực canh gác nhục thân nhà sư Tiêu Diêu biến thành một sức mạnh cầm cự từ một giờ khuya đến tám giờ sáng hôm sau. Trong những phút cuối cùng cuộc chống trả tuyệt vọng trước hai ngàn quân sĩ thiện chiến võ trang vây chặt đám đông phóng hoả đốt chùa để cùng nhau tự thiêu trong vòng vây nguy khốn, quyết không chịu khuất phục. Lực lượng đàn áp mạnh mẽ tràn vào tấn công ác liệt, dập tắt ngọn lửa, đánh bạt những Phật tử còn lại tay không, sặc sụa trong vòng lựu đạn cay, rồi bắt trói từng người lôi đi.
Sáng hôm sau dân chúng Sài Gòn thức dậy ngạc nhiên nhìn thấy trên các ngả đường binh lính mang sắc phục chiến đấu, cầm súng cắm lưỡi lê đứng gác. Các cuộn dây kẽm gai đứng sững ở các ngã tư, xe tuần tiễu chở đầy lính võ trang chạy rầm rập khắp trong châu thành. Dưới nền trời vần vũ mây xám mùa mưa, không khí nặng nề đe doạ chết chóc bao trùm thủ đô.
Trên khắp các nẻo đường dán đầy các bản công bố sắc lệnh giới nghiêm của Ngô Đình Diệm và quân lệnh của tổng trấn Sài Gòn - Chợ Lớn vừa được cử. Xe gắn loa của thông tin chạy khắp các ngả đường oang oang: "Chánh phủ đã diệt trừ xong bọn phản động!"
Đài phát thanh Sài Gòn theo lệnh giới nghiêm, đặt dưới quyền quân đội đưa ra một chương trình đặc biệt giữa những bản nhạc giựt gân suốt từ sáng đến tôi không ngớt lời mạt sát: "Những người cầm đầu Phật giáo đã lợi dụng tôn giáo hành động bất hợp pháp phá rối an ninh công cộng. Họ chính là Việt gian, cán bộ nằm vùng Cộng sản đội lớp cà sa lừa phỉnh đồng bào, xúi giục tự thiêu, tập họp những phần tử lưu manh chống lại chánh phủ làm tay sai cho phiến loạn Việt cộng.
Đồng thời bộ máy của chánh quyền ầm ĩ tung tin: trong cuộc khám phá chùa Ấn Quang quân đội đã bắt được 3 quả mìn và 10 dao găm, tại chùa người Miên đường Trương Minh Giảng, khám phá một tiểu liên và 14 bánh chất nổ plastic, tại chùa Xá Lợi đã tịch thu được nhiều dụng cụ ấn loát.
Mặt khác tất cả các đng liên lạc điện tín với Sài Gòn đều bị gián đoạn, các thông tín viên ngoại quốc không được đưa tin về toà báo và bắt buộc phải trình kiểm duyệt nhà binh, phi trường Tân Sơn Nhất được lệnh không cho máy bay dân sự đáp xuống trong vòng 24 tiếng đồng hồ.
Phóng viên hãng thông tấn AP đã kịp thời chạy đến phòng báo chí ở Bưu điện đánh tin nói về cuộc tấn công chùa chiền vào lúc 3 giờ sáng, thì quân đội vừa ập đến chiếm đóng, ngăn chặn mọi sự liên lạc điềm tín giữa Sài Gòn với nước ngoài.
Nhà nhiếp ảnh của hãng vô tuyến truyền hình NBC tụt từ trên nóc lầu USOM xuống với cuốn phim đã ghi được trọn vẹn cuộc tấn công và bắt giải tăng ni chùa Xá Lợi phải nhờ đến một chuyến bay quân sự đặc biệt của Hoa Kỳ để gởi ngay tài liệu quý giá này sáng hôm sau về Nữu Ước.
*
*              *
Chuông điện thoại ở văn phòng bà cố vấn reo tới tấp. Bà bí thư nhắc lên nghe, nhìn đồng hồ tay rối nói:
- Bà cố vấn chưa tới.
Từ đầu dây tiếng người ngoại quốc:
- Có phải bà cố vấn thức suốt đêm qua nên sáng nay không đến văn phòng chăng?
- Tôi không biết. Ông có hẹn với bà cố vấn sao?
Lệ vừa bước vâo, bà bí thư bịt ống điện thoại lại nói:
- Thưa bà cố vấn có ký giả báo Washington Post yêu cầu được hỏi chuyện bà. Dạ, từ sáng tới giờ có ba nhà báo kêu dây nói liên tiếp xin được gặp bà cố vấn, tôi đều trả lời bà cố vấn bận việc chưa đến.
- Biểu họ muốn phỏng vấn gì thì viết thư, gởi câu hỏi trước như thường lệ.
Lệ nói thế nhưng bước đến cầm ống nói lên:
- Bà cố vấn đây… tôi chỉ có thì giờ trả lời một câu hỏi thôi. Muốn hỏi ý kiến tôi về đêm hôm qua hả? Tôi cho là một đêm Saint Barthélemy Việt Nam.
Lệ nói xong câu đặt ống nghe xuống, đến mở máy ghi âm để nghe băng thu buổi phát thanh của "Tiếng nói Hoa Kỳ" sáng nay loan báo về biến cố hối hỏm:
"Sáng nay Tổng thống Mỹ đã thay đổi chương trình làm việc trong ngày để theo dõi tình hình miền Nam Việt Nam. Cuộc viếng thăm của đại sứ Sierra Long sáng thứ tư đến lúc chót đã được hoãn lại để Tổng thống Kennedy có thì giờ bàn bạc với các chuyên viên của Bộ Ngoại giao và các cố vấn về tin tức cuối cùng nhận được từ Sài Gòn. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao loan báo: Tân đại sứ Hoa Kỳ Cabot Lodge đã nhận được chỉ thị phải lập tức rời Đông Kinh đi Sài Gòn.
Trong các giới chánh thức Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam người ta lên tiếng cho hay rằng quân đội Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam hoàn toàn không dính líu đến việc thi hành thiết quân luật và chánh phủ Hoa Kỳ không được chánh phủ Sài Gòn cho hay trước về các biện pháp đàn áp Phật giáo sáng nay Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ có ra một bản thông cáo nói rằng: "Căn cứ trên những tin tức nhận được từ Sài Gòn thì chắc chắn là chánh phủ Cộng hoà Việt Nam quyết định tiến hành những biện pháp đàn áp các nhà lãnh đạo Phật giáo Việt Nam.
Quyết định đó là một việc vi phạm trực tiếp của chánh phủ Việt Nam đối với những sự cam đoan trước đây nói rằng chánh phủ sẽ theo một chính sách hoà giải với Phật giáo. Hoa Kỳ lấy làm tiếc về những hành vi đàn áp và sự vi phạm đó của chánh phủ Sài Gòn".
- Đã muốn tiếc thì rồi cho tiếc luôn thể!
Lệ lẩm bẩm như trả lời cho tiếng nói của đài VOA rồi nhấc ống nghe lên nói chuyện với chồng:
- Anh nghe đài VOA bày tỏ thái độ của Mỹ rồi chớ? Ngày mai, Cabot Lodge đến Sài Gòn đó. Phải liệu mà ra tay trước cho họ biết mặt mới được! Kế hoạch của anh mà thi hành đúng thì nhất định là mình ăn đứt rồi.
Kế hoạch "Nước lũ" của Ngô Đình Nhu đã vạch ra gồm ba điểm chính:
1. Dùng bạo lực thanh toán Phật giáo trước ngày vụ này đưa ra Liên Hiệp quốc và trước khi tân đại sứ Mỹ đến Sài Gòn.
2. Tổ chức đảo chánh, giúp chánh quyền Ngô Đình Diệm tái sinh trong một chánh phủ mới do tổng thủ lãnh Thanh niên cộng hoà, cố vấn chính trị đứng ra lãnh đạo ở chức vị Thủ tướng. Tổng thống vẫn còn nguyên vị, song quyền hành thực sự do Thủ tướng của tân chánh phủ nắm giữ.
3. Trong trường hợp Mỹ can thiệp đòi chấm dứt viện trợ, chánh phủ mới sẽ cương quyết chống lại, kêu gọi đến viện trợ của Pháp và nếu cần, sẽ thoả hiệp với miền Bắc, tiến tới trung lập.
Sau khi đánh chiếm xong các chùa ở Sài Gòn, lúc 5 giờ rưỡi sáng trời đang còn mờ tối, Ngô Đình Diệm cho gọi cấp tốc các Bộ trưởng đến họp hội đồng Bộ trưởng, tuyên bố:
- Vì Cộng sản xâm nhập các vùng phụ cận Sài Gòn nên tôi đã quyết định thiết quân luật ban hành lệnh giới nghiêm trên toàn thể lãnh thổ quốc gia, uỷ nhiệm toàn quyền cho quân đội.
Các Bộ trưởng đưa mắt nhìn nhau không một ai dám mở miệng, lấm lét liếc trông vẻ mặt lầm lì của Tổng thống. Một lát, Bộ trưởng Ngoại giao họ Vũ lên tiếng:
- Nếu quả thực có sự đột nhập của Việt cộng vào ngoại ô Sài Gòn như Tổng thống đã dạy, thì đã có đủ lý do để giải thích sự việc này.
Phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ vốn là một Phật tử, nghe đã đánh chiếm các chùa và đã bắt hết các tăng ni nhưng sợ oai họ Ngô và sợ ảnh hưởng đến địa vị của mình, cúi gằm mặt xuống, miệng mấp máy định nói gì lại thôi, rồi đột nhiên đứng lên vênh mặt ngước cổ khổ người thấp bé, thốt ra:
- Ngô Tổng thống muôn năm!
Cả đám Bộ trưởng như một loạt người máy đồng thanh lặp lại lời hoan hô, rồi ngoan ngoãn ra về, hài lòng đã có dịp chứng tỏ lòng trung thành với họ Ngô!
Ngô Đình Diệm qua Văn phòng em dâu, kể lại cho hay cuộc họp hồi sớm nay, tỏ vẻ hể hả, Lệ tiếp lời anh chồng:
- Họ mà đám phản đối tỏ ý gì thì anh cho em biết. Em cứ kêu vô đây, mắng cho một mẻ rồi bạt tai vài cái là yên, mô vô đó ngay.
- Thím cứ hay nóng, không nên. Dù chi đi nữa họ cũng là Bộ trưởng, phó Tổng thống…
- Có phải là em nóng "đánh chó không ngó mặt chủ nhà" đâu? Chẳng qua là họ có sao thì mình phải xử như vậy chớ không thì họ lại lấp lửng lôi thôi thì phiền ra. Thiệt tình em có ăn thua chi mà ghét họ, chỉ vì em muốn giúp anh được dễ dàng sai biểu họ thôi.
Thấy Lệ sắp nổi nóng, Diệm đấu dịu bả lả ngay:
- Tôi chỉ nói chuyện như vậy thôi, chớ có dám trách thím đâu.
Ngô Đình Nhu bỗng hiện ra nói bằng giọng đầy bực tức:
- Thằng cha Mẫu gởi đơn xin từ chức Bộ trưởng Ngoại giao. Lại có tin là nó vừa cạo đầu để tỏ ý phản đối mình nữa.
Vẻ mặt Diệm bỗng tái đi:
- Chú cho kêu nó vô đây để tôi biểu?
- Mật vụ vừa báo cáo là lão Mẫu đang mang cái đầu cạo trọc lái xe đi tìm các khoa trưởng, giáo sư đại học để vận động gì đó. Việc này phải đập ngay trong trứng mới được.
Nhu đi lại suy nghĩ rồi quay ra nói với anh:
- Mình nên tương kế tựu kế để việc lão cạo đầu và xin từ chức biến thành khổ nhục kế có lợi cho mình về mặt quốc tế. Tích Lan và Cao Miên đang vận động với các nước A Phi đưa vụ Phật giáo ra Liên Hiệp quốc. Tích Lan thì do cộng sản ở bên đó nó xỏ mũi, nên chánh phủ họ có một thái độ không tốt đối với mình. Còn Cao Miên thì bất cứ mình làm cái gì nó cũng tuyên truyền phá hoại mình hết cả. Trong các nước Á Phi chỉ có Ấn Độ là tỏ ra hiểu biết và không chịu đi với các nước khác để quốc tế hoá vụ Phật giáo ở Việt Nam, họ nói rằng việc này là việc nội bộ Việt Nam, họ không xen vào, nhưng mà vì tình huynh đệ với nhau họ cũng trông giàn xếp để sớm chấm dứt.
Bây giờ mình để cho lão Mẫu nôi là đi hành hương bên xứ Phật, rồi với tư cách là Bộ trưởng Ngoại giao và là Phật tử nữa, để vận động với chánh phủ Ấn. Việc lão ta cạo đầu và từ chức ai cũng biết, và cho là vì phản đối chánh phủ mà làm như vậy, không ai nói được rằng là lão ta đứng về phía mình, bênh vực cho mình. Nhờ đó mà đề thuyết phục về mặt vận động ngoại giao. Ấn Độ là một nước lớn, quê hương của đạo Phật, có uy tín trong khối Á Phi, tiếng nói của họ sẽ rất có lợi cho mình ở quốc tế.
Ngô Đình Diệm gật gù nhìn người êm cố vấn một cách thán phục:
- Khổ nhục kế của chú bày ra giỏi thiệt!
Giữa lúc ấy viên chánh văn phòng phủ Tổng thống mang vào một xấp điện khẩn, Diệm mở ra đọc, tái lặng người đi, ngạo ngán nói:
- Chú thím ơi? Ông cụ muốn hại tôi đó?
Lệ cùng chồng xúm lại coi điện văn của đại sứ Việt Nam ở Hoa Thịnh Đốn tuyên bố từ chức:
"Tôi không thể tiếp tục đại diện một chánh phủ không đếm xỉa gì đến những ý kiến của tôi, một chánh phủ mà tôi không tán thành.
- Còn bức điện kia?
Lệ mở điện văn thứ hai, của mẹ nàng - quan sát viên thường trực của Việt Nam ở Liên Hiệp quốc - cũng xin từ chức, nàng giận run người, nghẹn ngào thốt ra:
- Đây là cha mẹ đâm vô lưng con cái! Ông bà nghe theo Mỹ mới làm như thế đó!
Nhu cười nhạt nói:
- Có lẽ ông cụ hy vọng chánh phủ Mỹ đưa về thành lập nội các mới hay sao chớ? Ông bà cùng từ chức như vầy cô nghĩa là chánh phủ Kennedy nhứt quyết muốn "thay ngựa giữa dòng" đây. Đã vậy thì mình phải dứt khoát đối phó mới được.
*
*                 *
Còn lại một mình cùng bà dì bí thư, Lệ hạ giọng nói:
- Dì coi, cha mẹ tôi nghe theo người ngoài mà đối xử với nhà chồng tôi như vậy thì còn tình nghĩa gì nữa với tôi! Tôi mà để yên thì còn mặt mũi nào đối với bên nhà chồng nữa.
- Cả hai vợ chồng anh chị Trần từ chức thình lình cùng một lúc giữa lúc này, thiệt cũng khó xử cho bà cố vấn ở giữa, một bên là cha mẹ, một bên là nhà chồng.
Lệ cười gằn:
- Ông bà không nghĩ đến con, ba tôi còn lên tiếng công kích cả tôi nữa, tôi nhịn mãi sao được? Rồi đừng có trách tôi? Dì kêu điện thoại cho giám đốc Việt tấn xã biểu vô đây nhận chỉ thị của tôi để viết bài.
Sáng hôm sau người ta không khỏi ngạc nhiên thấy bản thông tin của Việt tấn xã đăng bài đả kích vị đại sứ thân sinh đệ nhất phu nhân.
"Hôm qua ông bà Trần Văn Chương đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ và Quan sát viên thường trực ở Liên Hiệp quốc có đánh điện tín từ chức. Nhưng trước đó hai tiếng đồng hồ Bộ Ngoại giao đã gởi điện tín cho ông Trần Văn Chương biết chánh phủ Việt Nam cộng hoà đã quyết địch cách chức ông vì thái độ thiếu kỷ luật của ông. Như vậy là đại sứ Trần Văn Chương đã bị cách chức như đài VOA loan tin tối ngày hôm đó.
Trần Văn Chương, đại sứ Việt Nam, bị chánh phủ lột chức, một kẻ đã tự hào rằng theo Khổng giáo, đang tiếp tục tuyên truyền chống chủ cũ và phản bội con gái y tại Hoa Kỳ.
Đạo Khổng lấy điều trung làm trọng, và nếu người theo đạo Khổng không làm tròn trách nhiệm Chúa mình giao phó, thường tự xử bằng cách tự vẫn.
Trần Văn Chương, người có một ngôi nhà tại Hoa Thịnh Đốn và một căn nhà tại Ba Lê, đã phản bội và bị cách chức đại sứ, y đã nói tại câu lạc bộ phụ nữ dân cử quốc gia ở Hoa Thịnh Đốn rằng sức mạnh duy nhất của chính phủ Việt Nam là nhờ viện trợ của Mỹ chớ không phải sức mạnh của dân chúng. Điếu này rất đúng với Trần Văn Chương vì trước kia y đã nhập quốc tịch Pháp, đã sống ở Hoa Kỳ từ 9 năm nay, chớ không đúng với chính phủ Việt Nam"
Trong khi Lệ ra lệnh cho thông tấn xã Việt Nam đả kích thân phụ, thì ở Hoa Thịnh Đốn cựu đại sứ Trần Văn Chương tuyên bố với thông tấn xã Pháp AFP tấn công chánh phủ Ngô Đình Diệm:
Hơn cả dụng cụ chiến hơn cả quân lính, điều cần thiết trước hết ở Việt Nam là một chánh phủ, một chế độ được thực sự ủng hộ của dân chúng. Chính vì thế mà tôi tin rằng chúng tôi sẽ có một chế độ khác đấy là một điều kiện tất yếu để chiến thắng. Tôi không có ý định trở lại Việt Nam khi chế độ của họ Ngô vẫn còn. Sau khi nhà sư đầu tiên, Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài Gòn, tôi đã điện về cho Diệm nói rằng: "Công cuộc khủng hoảng Phật giáo là một hậu quả chớ không phải là một nguyên nhân, phải xét đến nơi đến chốn, thay đổi hoàn toàn chế độ".
Ngày 16 tháng 8 tôi lại gởi cho Diệm một bức điện nữa trong đó vạch rõ rằng không thể nào thắng được cuộc chiến tranh chống Cộng sản nếu giữ mãi một chế độ thất nhân tâm và bất lực như thế. Chính phủ Sài Gòn đã trả lời bằng cách tấn công giới Phật giáo.
Giữa lúc đó tại vườn hoa dinh Bạch ốc trước ống kính quay phim màu của Walter Cronkite, phóng viên danh tiếng hãng vô tuyến truyền hình CBS, tổng thống Kennedy ngồi ở ghế xích đu tuyên bố:
- Chánh phủ Ngô Đình Diệm đã mất hết sự ủng hộ của dân chúng Việt Nam, tôi cho rằng những vụ đàn áp Phật tử vừa rồi là thiếu khôn ngoan. Chính phủ Hoa Kỳ không làm gì hơn là nói rõ cho Diệm biết đó không phải là một cách chống Cộng hữu hiệu.
*
*              *
Trên đường sang Việt Nam, tân đại sứ Mỹ Henry Cabot Lodge vừa ghé đến Honolulu thì được tin Sài Gòn ban bố thiết quân luật.
Nguyên đại diện Hoa Kỳ ở Liên Hiệp quốc, nhân sĩ cừ khôi của Đảng Cộng hoà nhưng lại là bạn của tỏng thống Kennedy có thể sẽ trở thành một địch thủ lợi hại của Kennedy trong cuộc tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 11 đã nhận lời thay thế Nolthing, nhà ngoại giao chủ trương sống chết với Diệm, mà lúc này Kennedy không muốn bị lôi cuốn theo đà xuống dốc nguy hiểm của con ngựa trái chứng bất kham của họ Ngô đang lội ngược dòng. Lodge dừng lại ở Đông Kinh, định vào ngày 26 mới đến Sài Gòn thì nhận được lệnh Bộ Ngoại giao lập tức rời ngay thủ đô Nhật Bản, vì tình hình cực kỳ nghiêm trọng ở miền Nam Việt Nam sau cuộc tấn công chùa chiền của anh em Diệm.
Trong lúc chiến phản lực cơ không quân Hoa Kỳ chở Lodge rời Tokyo đang bay đến Thái Bình Dương và 2 tiếng đồng hồ nữa mới hạ cánh xuống phỉ trường Tân Sơn Nhất thì một chiếc Jet tương tự của hãng hàng không Pan American Air Ways từ thủ đô Djakarta bay đến không phận Sài Gòn, đang lượn vòng để đáp xuống sân bay bỗng bị những tràng đạn từ dưới đất bắn lên, thủng ống dẫn xăng.
Chi trệch một chút chiếc phản lực cơ của hãng Pan Am đã có thể bốc cháy đâm xuống tan tành cả hành khách lẫn máy bay. Nhưng phi cơ đã đáp xuống được và các chuyên viên Mỹ đến điều tra không khỏi đặt thành nghi vấn: "người ta" đã lầm chiếc phản lực dân sự Pan Am với phi cơ của không quân Hoa Kỳ chở tân đại sứ Cabot Lodge?
Đài phát thanh Sài Gòn sau đó loan tin là Việt cộng đã đem cao xạ đến kế cận Sài Gòn để cố hạ phi cơ. Dư luận Mỹ ở Sài Gòn, từ ký giả đến trung ương tình báo CIA đều tự hỏi: Việt cộng đã bất thần về đến Sài Gòn hay là cao xạ của anh em họ Ngô đã tưởng chiếc phản lực cơ của Pan Am là chiếc phi cơ chở vị đại sứ.
Hai giờ sau vụ pháo kích hoàn toàn bất ngờ trên không phận Tân Sơn nhất, Lodge đặt chân xuống phi trường bước vào lối danh dự dành riêng cho thượng khách chỉ thấy một nhân viên chính sự vụ của Sở nghi lễ Bộ Ngoại giao đại diện cho chánh quyền Việt Nam ra tiếp đón. Không khí lạnh nhạt của vị chủ nhân Việt Nam dành cho vị đại diện ngoại giao Hoa Kỳ trái ngược hẳn với thái độ các giới Mỹ tại Sài Gòn, đặc biệt là các ký giả mà Lodge từng là cựu đồng nghiệp. Trước sự mừng rỡ đầy tin tưởng của giới ký giả bao vầy lấy mình để tay bắt mặt mừng hỏi han đủ điều, Lodge chỉ nói:
- Bấy giờ mà tôi tuyên bố e còn sớm quá, nhưng tôi có thể hứa với các bạn là những giờ phút các bạn chịu mất vì tôi sẽ là những giờ phút có ích.
Con đường đen tối, vắng vẻ từ Tân Sơn Nhất về đến Sài Gòn dọc theo đại lộ Ngô Đình Khôi đầy bóng đen và đe doạ như mở đầu cho cuộc thử thách đầy cam go mà đại sứ Lodge sẽ phải đương đầu.
*
*            *
Ngoài lực lượng đặc biệt trực tiếp đặt dưới quyền của Ngô Đình Nhu, số binh sĩ ở Sài Gòn đã tăng lên đến 15.000 người rải rác đóng các điểm trong và ngoài châu thành ngay hôm Lodge tới thủ đô miền Nam.
Tại dinh Gia Long đêm ấy, Ngô Đình Nhu triệu tập các thuộc hạ thân tín, đoàn trưởng mật vụ, tư lệnh lực lượng đặc biệt, Tổng giám đốc Thanh niên cộng hoà, Bộ trưởng Công dân vụ… tuyên bố:
- Mỹ đã quyết định là Tổng thống không được để cho tôi giữ mãi chức vụ hiện nay, bằng không là họ sẽ xét lại hoàn toàn chương trình viện trợ. Cách đây một tuần lễ, hôm 16, tôi có họp riêng với 30 tướng tá để bàn kế hoạch đối phó lại những lực lượng đối lập chánh phủ, gồm cả Mỹ hiện nay, tôi có nói rằng nếu xảy ra một cuộc đảo chánh chống lại chế độ này thì tôi sẽ không ngần ngại ra lệnh phá tan thành phố Sài Gòn.
Nhu ngừng lại rồi nói tiếp:
- Hiện nay phe Mỹ muốn dùng áp lực ngoại giao để buộc tôi rời khỏi chánh phủ. Nhưng nếu họ muốn dùng quân sự thì ta lại không biết dùng quân sự để chống lại hay sao?
Tiễn đưa đại sứ Pháp Lalouette ra cửa, Nhu nhìn đồng hồ tay thấy đã quá giờ giới nghiêm vội sai người bảo vệ bảo phái một chiếc xe của lực lượng đặc biệt theo sau xe của nhà ngoại giao để hộ tống vào tư dinh. Trở vào, thấy vợ đang cắm cúi vào đống giấy tờ cùng bà dì bí thư thường ở lại đêm trong dinh làm việc từ hôm thiết quân luật, Nhu đến gần hạ giọng nói:
- CIA tính ngày 25 này là đảo chánh đó.
Lệ vội ngước lên nhìn chồng hỏi:
- Anh được tin ở đâu?
- Lão Lalouette vừa đến cho hay. Tin của phòng Nhì thì hẳn không sai đâu. CIA bỏ ra 24 triệu đô-la để tổ chức lật đố mình…
- Tin này xác nhận việc lão Nolthing tiết lộ cho em trước hôm về nước. Việc như vậy mà sao Richard không nói cho biết?
Nhu cười nhạt bảo vợ:
- Richard đâu còn điều khiển CIA nữa mà rõ việc này, Lodge đã yêu cầu thuyên chuyển Richard vì cho là Richard thân với mình.
- Thế còn tướng Hawkins? Lão ấy đáng lẽ cũng phải hay chú?
- Tướng Hawkins cũng bị Lodge coi như là thân với mình. Tất nhiên những bí mật của CIA, bên quân sự làm sao hay được nếu họ muốn giấu?
Lệ hỏi:
- Anh nghĩ cách phá âm mưu CIA chưa?
- Về mặt chống đảo chánh bằng quân sự, anh đã lo rồi. Em có thể giúp anh bảo Gregory viết bài tố cáo âm mưu của CIA đăng huỵch toẹt lên "Times of Vietnam", họ bị lật tẩy rồi tất nhiên là phải dẹp đi.
- Để em viết bài ấy cho, rồi đưa Anne Gregory dịch ra tiếng Anh.
Hôm sau, trên mặt nhật báo Times of Vietnam, Lệ lên tiếng buộc tội CIA và các cơ quan Mỹ ở Sài Gòn bằng những lời lẽ gay gắt:
"Đài tiếng nói Hoa Kỳ dưới sự điền khiển của Sở Thông tin Mỹ (USIS) vẫn tiếp tục tỏ thái đã chống đối chính phủ Việt Nam trong các bài tường thuật về cuộc khủng hoảng ở đây và lên tiếng kêu gọi một cuộc nổi loạn của quân đội vào vòng cuối tháng…
Có tin nói nhóm ủng hộ đảo chánh trong CIA nghi ngờ cả đại sứ Mỹ Nolthing và đại sứ Pháp Lalouette đã tiết lộ bí mật của họ…"
Đồng thời với việc tố cáo nhân viên tình báo trung ương Mỹ, Lệ mở một cuộc họp báo tại dinh Gia Long để "trả miếng" Kennedy - vị Tổng thống Hoa Kỳ đã lên tiếng đòi vợ chồng nàng phải rời khỏi chánh phủ.
Trong chiếc áo dài màu cánh sen trang sức cực kỳ chải chuốt, tóc vấn uốn kiểu cách, Lệ như một nữ kiểu mẫu lấy dáng điệu để cho phóng viên nhiếp ảnh của Paris Match chụp.
- Các ông có chịu lối đánh phấn thoa son của tôi không?
- Có hợp với lối chụp ảnh màu không?
Lệ soi đôi môi vào gương trong chiếc hộp phấn khảm vàng, hỏi lại ký giả Pháp.
- Vâng, bà cố vấn hoá trang khéo lắm. Trông bà rất tươi, không ai có thể nghĩ là bà cố vấn đã có 4 mặt con.
- Bây giờ đến cuộc phỏng vấn. Các ông đặt câu hỏi đi! Tôi phải hết sức thận trọng trong lời lẽ tuyên bố với các ông hôm nay. Tôi họp báo như vầy là trái ý với gia đình tôi.
- Bà cố vấn nghĩ gì cuộc tấn công chùa chiền vừa qua?
- Tôi chưa bao giờ sung sướng như lúc này, kể từ vụ bắn phá Bình Xuyên năm 1955 đến nay.
Phóng viên báo "New York Heraldo" nói:
- Yêu cầu bà cố vấn bình luận về lời tuyên bố mới đây của Tổng thống Kennedy về việc "chính phủ Việt Nam cần phải thay đổi chánh sách và có lẽ cần phải thay đổi người nữa".
- Chính phủ nào? Người nào? Tôi không muốn chỉ trích Tổng thống Kennedy. Nhưng nếu ông Kennedy không chịu nói rõ hơn một chút thì người ta có thể hiểu lầm được.
Ký giả Mỹ rút ở túi áo ra một tờ báo, đọc lại lời tuyên bố của ông Kennedy: "Chính phủ Việt Nam đã mất hết ủng hộ của dân chúng".
Lệ ngồi chồm người lên, múa tay nói:
- Ồ tôi không đồng ý chút nào cả. Tại các ấp chiến lược, dân chúng phá cổng để chống Cộng và tự vệ lấy mình. Tôi đủ chứng cớ về việc này. Còn Tổng thống Kennedy có chứng cớ gì không? Tổng thống Kennedy đã lầm to nếu ông cho rằng chánh phủ Việt Nam không được dân chúng ủng hộ. Nếu thật Tổng thống Kennedy nôi như vậy thì chuyện này rất trầm trọng vì chứng tỏ rằng chánh phủ Hoa Kỳ không hiểu gì về tình hình Việt Nam cả. Nếu dân chúng Hoa Kỳ tin lời Tổng thống Kennedy thì sao họ không gởi một phái đoàn nghị sĩ sang đây quan sát?
Không có một chứng cớ gì để có thể nói rằng chánh phủ Việt Nam đang thua và cần phải thay đổi. Chính sách chúng tôi là chính sách thắng. Chỉ có bọn phá hoại mới quấy rối chúng tôi, không để chúng tôi áp dụng chánh sách ấy?
Lệ càng nói càng giận dữ gay gắt thêm:
- Tôi nói mãi, kiệt cả sức, nhưng báo chí các ông có đời nào chịu đăng cho đúng những lời tuyên bố đâu. Báo chí toàn nói sai lệch cả Chính phủ Việt Nam đang bị một âm mưu quốc tế làm hại. Họ đã nói đi nói lại rằng chánh phủ Việt Nam đã bắn chết chín người ở Huế. Kỳ thật thì chín người này chết vì plastic, một thứ chất nổ chỉ có Việt cộng mới dùng đến.
Một bằng chứng khác của âm mưu này là các cơ quan cứ nhắc mãi việc chồng tôi "điều khiển công an mật vụ". Sai! Chồng tôi cô dính líu gì đến công an mật vụ đâu?
Lệ ngừng lại, lắc đầu một cách ngao ngán:
- Hoa Kỳ, một tay vỗ về chúng tôi, còn một tay đâm chúng tôi sau lưng. Chúng tôi không hiểu nổi. Tôi cố gắng hiểu nhưng thật không hiểu nổi.
Ký giả Mỹ lại hỏi:
- Bà cố vấn nghĩ sao về việc yêu cầu tổng thống Diệm cho vợ chồng bà ra khỏi Việt Nam?
Lệ cười gằn đáp:
- Nếu có ai yêu cầu chúng tôi rời bỏ nước Việt Nam thì thật là một chuyện vô lý. Nước Việt Nam là nước chúng tôi thì không ai lại có quyền đuổi chúng tôi ra khỏi nước chúng tôi được! Tôi không khi nào đuổi ai ra khỏi nước họ đâu! Và nếu Hoa Kỳ có yêu cầu như vậy là một điều sai lầm của Hoa Kỳ?
Sự uất hận chất chứa trong lòng như được dịp bung ra, Lệ cau mày nói luôn:
- Nếu phải yêu cầu thì chúng tôi đề nghị chánh phủ Hoa Kỳ nên rút bớt chuyên viên viện trợ về, vì tôi có cảm tưởng một số đông những người này chỉ làm việc cho cơ quan CIA.
- Yêu cầu bà cố vấn nói rõ thêm về điểm nhiều chuyên viên Mỹ làm mật vụ?
- Tôi không chắc chắn về điểm này lắm. Nhưng tôi có cảm tưởng như vậy. Trước hết là đông người quá, đông chuyên viên quá. Các cố vấn quân sự Mỹ thì ít thật, và thường thì họ đàng hoàng lắm. Chúng tôi chỉ cần cố vấn quân sự, vì chúng tôi không giỏi về ngành đó. Còn các chuyên viên đần sự, chúng tôi có cần đến họ đâu, chúng tôi không cần ai đến cai trị giúp chúng tôi cả.
Tiếng ồn ào từ phía chợ Bến Thành mỗi lúc một thêm sôi động vẳng vào trong dinh Gia Long. Tiếng súng, lựu đạn nổ lẫn tiếng rú của xe cứu thương rất gần khiến các phóng viên đưa mắt nhìn nhau.
Ký giả Mỹ lại lên tiếng:
- Hình như sáng nay có biểu tình của sinh viên?
Đôi mắt Lệ bỗng quắc lên:
- Chúng nó đáng tuổi con tôi, bị xúi giục, đầu độc, cần phải sửa trị.
- Bà tính sửa trị họ bằng cách nào?
- Phải dùng roi mây, như ngày xưa các cụ đã dùng roi mây để dạy học trò, đánh cho vài roi vào đít thật đau thì chúng lại đâu vào đấy ngay. Chẳng những đối với bọn thanh niên mà ngay đối với những người lớn ở xứ này, những kẻ tự xưng là nhà sư cũng cần phải có một chánh sách roi mây để lập lại trật tự.
Bốn hôm, sau cuộc tấn công chùa chiền, giữa lúc đệ nhất phu nhân tuyên bố đầy tự tin với chủ trương bạo lực, thì tại công trường Diên Hồng một cuộc biểu tình khổng lồ đang bị đàn áp ác liệt. Từ tám ngân, sinh viên nam nữ học sinh kéo đến tràn ngập cả khu bùng binh, dân chúng từ trong chợ Bến Thành đổ ra hưởng ứng cùng thanh niên Phật tử và các phần tử Phật giáo biến trung tâm này thành một biển người sôi động biểu dương ý chí chống chánh quyền khủng bố Phật giáo. Ngay chiều hôm thiết quân luật, trung tâm kỹ thuật Phú Thọ đã bãi khoá, sinh viên các phân khoa đại học biểu tình, vận động các khoa trường, giáo sư từ chức. Bác sĩ Phạm Điều Tâm, khoa trường y khoa gởi đơn xin từ chức, sáng hôm sau liền bị bắt giam, hàng ngũ sinh viên xôn xao như biển động khiến chánh quyền phải thả bác sĩ giáo sư 24 giờ sau. Đám người biểu tình bị đàn áp tán loạn, trong khi lực lượng cảnh sát chiến đấu siết chặt vòng vây, lùa bắt lên xe. Hai ngàn nam nữ học sinh sinh viên bị đem đi nhốt ở trại trung tâm huấn luyện Quang Trung.
Trong khi những cuộc đàn áp, ruồng bắt đại qui mô của công an, mật vụ, lực lượng đặc biệt dìm đắm miền Nam trong một không khí khủng bố man rợ, xe thiết giáp, các đơn vị phòng vệ được điều động bố trí chặt chẽ chung quanh dinh Gia Long.
Phủ Tổng thống giống như một pháo đài giữa biển sôi sục phản đối của Phật giáo đồ bắt đầu lan tràn qua các tầng lớp dân chúng khác.
Bây giờ mới là lúc chánh quyền thực sự dẫm trúng vỏ chuối do bọn Phật giáo quăng ra.
Ngô Đình Nhu đang cười nhạt với lời báo cáo của Ngô Trọng Hiếu thuật lại dư luận bên ngoài, gằn giọng:
- Cho chúng nó tự tin, chúng ta sẽ dẫm lên trên những cái đầu trọc mà tiến bước!
- Bẩm ông cố vấn, Cam-bốt đoạn giao với mình, triệu hồi đại diện ở Sài Gòn về xứ, xin ông cố vấn cho chỉ thị để đối phó.
Đáp lời Bộ trưởng Công dân vụ, Nhu thong thả nói:
- Mình cũng chẳng cần gì giao thiệp với họ, song phải lo đối phó với việc nó vận động đưa ra Liên Hiệp quốc. Tôi đã bàn với ông Vũ Văn Mẫu lấy cớ hành hương sang Ấn Độ mà lôi kéo nước này lên tiếng giúp mình.
- Dạ, cái khổ nhục kế của ông cố vấn bày ra hay quá, đến con cũng phải lầm. Nhưng tại sao ông Vũ trước khi đi lại đem vợ con vô chào Tổng thống, làm cho dư luận bên ngoài người ta nghi ngờ tại sao đã cạo đầu, từ chức để phản đối rồi lại còn làm như vậy?
Ngô Đình Nhu. im lặng nảy ra ý kiến:
- Đó là chỗ hở cha ông Mẫu "giấu đầu lòi đuôi". May là tới ngày mai ông ta mới lên máy bay. Vậy phải monter (bày trò) chặn đường làm khó dễ ông ta, cho người ngoài tưởng thật là chánh phủ ghét bỏ ông ấy mới được.
- Dạ, như vậy khổ nhục kế mới được vẹn toàn.
Paulus Hiếu ngừng lại rồi mạnh dạn nói:
- Bẩm ông cố vấn định cho ai lên thay ông Vũ làm Bộ trưởng Ngoại giao lúc này.
Nhu nhìn bộ mặt thịt hau háu của thuộc hạ thân tín, hỏi lại:
- Toa thấy có ai xứng với chức đó?
Paulus Hiếu dè dặt nói:
- Con đang bận với bộ công dân vụ không thì xin ông cố vấn ban cho chức đó.
- Toa kiêm nhiệm quá nhiều rồi, moa tính giao cho Trương Công Cừu, vì thấy hắn trung thành, có thể tin cậy được. Hắn đã xin rửa tội sau khi làm dân biểu Quốc hội, và mới đây trong buổi họp của hội nghị giáo sư đại học ở suối Lồ Ồ, với tư cách Bộ trưởng văn hoá hắn có tuyên bố: "Nếu ông cố vấn có sai tôi nhảy vô lửa, tôi cũng không ngần ngại làm theo ý ông ngay". Moa còn nghe thuật lại là Trương Công Cừu đã nói với chung quanh rằng: "Nếu Ngô Tổng thống sai tôi đi quét cẩu tiêu, tôi cũng thi hành ngay". Hắn đã tỏ lòng thành như vậy, nên trọng dụng hắn.
Theo chủ trương chỉ dùng những kẻ tay sai không phản phúc, còn khả năng chỉ là vấn đế thứ yếu, cố vấn chính trị nói thêm một cách đắc ý:
- Tôi chỉ cần người hợp tác trung thành thôi, còn công việc khó khăn thì đã có tôi lo liệu.
Paulus Hiếu tuy không ưa Trương Công Cừu, đã phụ trách bộ văn hoá, nay lại kiêm nhiệm cả ngoại giao, song thấy chủ nhân đã quyết định, cười phụ hoạ:
- Dạ, ông cố vấn đã xét để chọn người thì khó mà nhầm được.
- Công việc giao cho toa tổ chức "Uỷ ban Liên hiệp Phật giáo thuần tuý" đi đến đâu rồi!
- Dạ, thưa cố vấn, con đã mua được Thích Nhật Minh tức là sư Đại Giác, đề cho đứng đầu Uỷ ban Liên hiệp bảo vệ Phật giáo thuần tuý đặt trụ sở tại chùa Ấn Quang. Đám thây cúng Cồ Sơn Môn thì ở chùa Xá Lợi, con vẫn lui tới mang chỉ thị của ông cố vấn cho họ. Một số cán bộ công dân vụ và nghiên cứu chính trị của Tổng thống phủ được cạo đầu, mặc áo cà sa lẩn trá vào hai tổ chức này để coi chừng và điều khiển họ. Nhưng vì số sư mới không biết việc Phật sự, nên Uỷ ban Liên hiệp có đề nghị xin chánh quyền thả bớt mạt số tăng ni hiện đang bị giam, xét ra vô sự, để cho họ về lo việc trong chùa, che mắt Phật tử vẫn lui tới.
- Được cho thả bớt tăng ni về, xong phải xét kỹ đừng để lọt mấy lão thầy chùa hoạt động mà thả cọp về rừng?
Ngô Đình Nhu tổ vẻ thắc mắc:
- Không rõ lão Thích Trí Quàng trốn thoát đêm hôm tấn công chùa Xá Lợi hay được ai giấu mà sao chẳng thấy tăm hơi ở đâu cả? Chưa tóm cổ được nó là còn phiền đó.
Bốn chiếc máy phóng thanh gắn ở góc sân khu cù lao Rạch Cát, phía nam khu Chợ Lớn vang lên những lời giảng của một viên công an nói về sự tu hành chân chính là tinh thần từ bi của Phật tổ. Gần một ngàn tăng ni tập hợp ngồi nghe 'Ma nói Pháp" giữa vòng vây kẽm gai và súng cắm lưỡi lê canh giữ chưng quanh.
Sau đêm tấn công các chùa ở thủ đô, những nhà sư và ni cô bị bắt chở về giam tại đây, chia ra làm hai khu riêng biệt, mỗi ngày đều phải tập hợp để lập danh sách, khai lý lịch, chụp hình, học tập. Kẻ điều khiển buổi học tập "giải độc" là cán bộ công dân vụ, nhân viên mật vụ hay công an sau buổi học tập, các tăng ni đều phải làm tờ "thành khẩn", cam kết sẽ mãi mãi tu hành chân chính theo giáo lý chân truyền…
"Uỷ ban liên hiệp bảo vệ Phật giáo thuần tuý" do bộ công dân vụ và mật vụ tổ chức để hợp tác với chánh phủ, đứng ra cấp giấy "phóng thích" lần lượt cho các sư ai đã được gạn lọc. Trà trộn trong số một ngàn người bị giam ở Rạch Cát con người có sắc diện xương xương, đôi mắt sâu thẳm dưới vầng trán rộng, linh hồn của cuộc đấu tranh, Thích Trí Quang đã kín đáo tránh được những con mắt xoi mói của mật vụ nhờ sự che giấu của bạn đồng đạo.
Trong khi bên ngoài có dư luận Thích Trí Quang đã trên thoát khi chùa Xá Lợi bị bao vây, con người mà anh em họ Ngô coi là đối thủ lợi hại nhất đã đổi tên họ ra Tỳ Kheo Thích Thiện Tuệ, và cùng với tóc râu mọc ra vẻ mặt thêm hốc hác Trí Quang lần thoát ra, theo đám sư được "phóng thích" trở về chùa Ấn Quang, trụ sở của Uỷ ban Liên hiệp.
Nơi đây đã biến thành một trưng tâm mật vụ với những tên mật vụ cạo đầu giả sư. Trí Quang ra khỏi trung tâm Rạch Cát trà trộn giữa hàng trăm sư, lọt khỏi lưới bao vây ở Ấn Quang, thoát ra ngoài đường. Một chiếc xe hơi của một ký giả ngoại quốc chờ sẵn, qua liên lạc và tổ chức của Phật tử nhiệt thành, đã đưa thượng toạ Trí Quang vào tị nạn ở toà đại sứ Hoa Kỳ tại đại lộ Hàm Nghi.
Tin điện của các thang tấn xã ngoại quốc từ Sài Gòn đánh đi loan báo việc nhà lãnh đạo Phật giáo miền Nam xin tị nạn chính trị ở toà đại sứ Mỹ như một luồng sinh khí kích thích tinh thần Phật giáo đồ đang hoang mang, giao động qua cuộc khủng bố trắng trợn liên tiếp của chánh quyền họ Ngô.
- Để cho thằng Trí Quang thoát được, tụi bây là đồ bất lực!
Ngô Đình Nhu hầm hầm đi lại trong văn phòng như một ác thú bị thương, nhiếc mắng không tiếc lời đám thuộc hạ đang cúi mặt nhận lỗi gồm trưởng đoàn mật vụ họ Dương, Bộ trưởng Công dân vụ Paulus Hiếu, giám đốc cảnh sát đõ thành Trần Văn Tư.
- Bây giờ nó ở trong toà đại sứ Mỹ, trừ ra tấn công vô đó mới bắt được nó, chớ đời nào Cabot Lodge chịu trả?
Tư lệnh lực lượng đặc biệt đại tá Tung lên tiếng:
- Bẩm cố vấn. Năm ngàn cái phù hiệu đã đặt xong rồi.
Cố vấn chính trị họ Ngô lạnh lùng đồi giọng.
- Cứ để sẵn đó. Tiên vi lễ, hậu vi binh, để chánh phủ công khai đòi không xong hẵng hay. Đợi coi thái độ của Mỹ dứt khoát ra sao đã. Nếu họ làm tới thì mình mới ra tay. Cho năm ngàn quân lực lượng đặc biệt đội mũ gắn huy hiệu "giải phóng" để đảo chánh chơi Mỹ trong một đêm, kế hoạch đó chưa phải lúc dùng đến. Lúc này còn đang giai đoạn chơi nhau bằng áp lực tinh thần.
Ngày hôm sau, một công hàm của chánh phủ Ngô Đình Diệm gởi đại sứ Cabot Lodge đòi trao trả Thích Trí Quang, đồng thời, Ngô Đình Nhu ra lệnh cho viên tướng tổng trấn mở cuộc họp báo phản công Mỹ.
- Vụ Phật giáo thì kể như đã giải quyết, nhưng vẫn còn những phần tử Cộng sản và phiêu lưu quốc tế tiếp tục âm mưu chong chánh phủ Việt Nam Cộng hoà!
Lời tuyên bố của tướng Tôn Thất Đính, tổng trấn đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn trước một trăm ký giả quốc tế và trong nước như một sự thách đố đối với đa số phóng viên Mỹ có mặt bên cạnh các tuỳ viên báo chí ngoại giao. Một ký giả Mỹ vội lên tiếng:
- Tổng trấn có nói những tay phiêu lưu quốc tế âm mưu đưa nước Việt Nam vào tay Cộng sản, nhưng nếu những tay ấy muốn lập một chánh phủ dung nạp được sự ủng hộ của toàn dân để chống Cộng thì tổng trấn nghĩ sao?
Tôn Thất Đính từ chối trả lời thẳng vào câu hỏi:
- Việc này ở ngoài quyền hạn của tôi, tôi tiếc không thể làm vừa lòng ông được.
Thông tín viên hãng UPI hỏi:
- Thiếu tướng nói những phiêu lưu quốc tế là muốn ám chỉ ai?
Tổng trấn đáp:
- Quí vị xét lấy thì rõ.
Ký giả Mỹ vặn lại:
- Có phải vì sợ mà tổng trấn không dám trả lời rằng Hoa Kỳ âm mưu lật đổ chánh phủ không?
Tôn Thất Đính cố giữ bình tĩnh:
- Tôi không nói rằng Hoa Kỳ âm mưu lật đổ chánh phủ.
Thông tín viên Liên xã Hợp Chủng Quốc UPI bèn dồn đối phương:
- Thế thì tổng trấn không phải ám chỉ Hoa Kỳ. Vậy tổng trấn có thể cải chính là không phải ám chỉ Hoa Kỳ không?
- Tôi không nói Hoa Kỳ thì làm sao tôi cải chánh được!
- Vậy xin tổng trấn nối thẳng là Hoa Kỳ đi. Hoặc tổng trấn nói rằng những tay phiêu lưu quốc tế không phải là người Mỹ.
- Tôi không nói là ai hết?
- Ai trong phòng này cũng nghĩ là tổng trấn ám chỉ Hoa Kỳ. Nếu không ám chỉ thì tại sao lại không cải chính cho Hoa Kỳ?
Trong khi ấy ở dinh Gia Long, tại văn phòng bà cố vấn, Lệ đang chăm chú đọc những bài báo ngoại quốc của phòng báo chí phủ Tổng thống vừa trình. Nàng lẩm bẩm đoạn gạch bút chì đỏ trên tờ Washington News dưới đầu đề "CIA bướng bỉnh không tuân lệnh ở Việt Nam":
"Đã hai lần CIA không chịu thi hành những chỉ thị của đại sứ Henri Cabot Lodge… CIA đã làm hỏng kế hoạch ông Lodge đa mang theo từ Hoa Thịnh Đốn vì họ không đồng ý với kế hoạch đó. Người ta thắc mắc rất nhiều về sự liên lạc giữa cố vấn chính trị, chánh quyền Ngô và viên giám đốc CIA Richard vừa bị gọi về Mỹ".
Lệ ngước lên bảo bà dì bí thư.
- Dì có biết không? Kế hoạch của Cabot Lodge là đảo chánh chúng tôi đó, nhưng may mình có tay trong nên phá được. Lão Lodge ức nên mới vận động đẩy Richard về Mỹ.
- Mình không khảo mà báo chí họ cứ khai ra hết. Để tôi đi gặp hỏi coi còn chối nữa thôi?
- Bà cố vấn tính đi gặp hỏi ai?
- Cabot Lodge chớ còn ai vô đây nữa?
Bà bí thư nhìn Lệ đầy vẻ tự tin, liền nói:
- Tôi nghe nói ông Lodge không chịu tiếp khách phụ nữ ở toà đại sứ và trước văn phòng ông ta có treo bảng là không tiếp các bà, các cô. Chẳng rõ ông ta sợ gì?
Lệ cười bảo:
- Tôi có đến văn phòng ở toà đại sứ đâu mà lo ông ấy không tiếp. Tôi cũng không đến nhà riêng, thì ông ấy có muốn tránh mặt cũng không được với tôi. Tôi sẽ đến nơi mà ông ta vẫn lại mỗi ngày, làm như là gặp gỡ tình cờ vậy thôi.
Lệ mở ngăn kéo, rút ra một tấm phiếu nhìn qua rồi đọc:
- 7 giờ 45, ăn sáng, 8 giờ đến toà đại sứ: Buổi sáng đọc "Những điện tín nhận từ đêm trước và giải quyết các việc 12 giờ 20, bơi ở hồ tắm Cercle trước bữa ăn. Chiều, tiếp khách. Tối thường ăn tại nhà, rất ít dự tiếp tân, 10 phút bóng bàn trước khi ngủ.
Sinh hoạt trong 24 giờ của Cabot Lodge tôi được báo cáo như vậy đó Tôi sẽ gặp lão ta ở hồ bơi sân Cercle. Nhờ dì giúp cho một việc rồi mới đi gặp lão ta được. Chắc dì cũng đoán ra rồi!
Nhìn vẻ mặt ngạc nhiên bối rối của bà dì bí thư, Lệ cười nói tiếp:
- Dì không nghĩ ra sao? Đi Hạnh thông tây tìm ông thầy Ngải.
- Chuộc "ngải nói".
- Cả "ngải nói lần ngải yêu", tôi cần cả hai thứ, dì đi lấy cho, ngay hôm nay…
Lệ tin tưởng là nàng đã chinh phục được một số nhân vật chính khách, đại sứ ngoại quốc, biến họ thành những kẻ ngoan ngoãn phục vụ cho chánh quyền nhà chồng, một phần nhờ thứ ngải mê, mạnh sức lôi cuốn ma mị về nghệ thuật luyến ái của nàng.
Bà bí thư nhìn cô cháu gái, bỗng có cảm tưởng như đang đứng trước một nữ phù thuỷ lợi hại với những quyến phép quyến rũ, sắc dục, tiền bạc, có thể thu hút, lung lạc được mọi người đàn ông yếu bóng vía.
- Tôi phải thuyết phục được đại sứ Mỹ rồi còn phải giải độc dư luận quốc tế nữa!
Câu nói đầy tin tưởng của Lệ như một lời thử thách tung ra, với tiếng cười nhả nhớt, kiêu kỳ.
*
*               *
Con đường vắng vẻ Võ Tánh gần phi trường Tân Sơn Nhất càng trống lạnh trong đêm giới nghiêm.
Lối vào sân bay đã đông kín khi giờ thiết quân luật bắt đầu. Biệt thự màu vàng lẻ loi nằm trên đường đưa đến phi trường cửa đóng kín mít, thỉnh thoảng một chiếc xe hơi đen chạy xả tốc lực đến ngừng lại trước sân, sau tiếng phanh rít hãm bánh xe rào rát trên đá sỏi.
Tiếng giày đinh lộp cộp trên nền xi măng, tiếng lách cách của lưỡi lê bóng đen mấy người lực lưỡng lôi kéo người bị bịt mắt trên xe xuống đẩy vào nhà, tiếng cửa đóng sập, toà biệt thử trở lại lặng im trong vắng lặng khác thường khi chiếc xe hơi đen lại rồ máy chạy về phía Sài Gòn.
Toà biệt thự xa vắng này là một trong những nơi tra tấn và giam giữ của mật vụ, hầu hết các yếu nhân của Phật giáo ở thủ đô đều bị đưa về đây.
Trong một phòng thẩm vấn, ngọn dèn 1000 nến xỉa xói ánh sáng nóng rực vào mặt một nhà sư bị lột trần nằm ngửa, chân tay trói chặt vào ghế.
- Từ ngày được tha về Ấn Quang, mày đã làm những gì chống chánh phủ?
Sau tiếng quát hỏi hống hách của nhân viên tra khảo nhà sư điềm nhiên nói:
- Tôi chẳng làm gì hết ngoài việc tiếp tục đấu tranh cho tự do tín ngưỡng.
- A mày muốn nói tự do làm loạn hả? Cho nó uống nước đi!
Hai tên lực lưỡng đè đầu nhà sư xuống múc nước cống và xà bông ở chiếc thùng lớn đổ vào mũi. Qua 5 lần đổ nước, nhà sư sặc sụa ngất đi.
- Nó ngất thì đánh cho nó tỉnh?
Những cái tát liên tiếp đập vào má nhà sư đến những lằn roi cá đuối quất mạnh lên người, khiến nạn nhân quằn quại kêu la đau đớn.
Bị đánh không ngừng, nhà sư không kêu la nữa, lâm râm niệm Phật, thì một roi giáng ngay vào mặt, in một lần ngang đỏ sẫm vắt lên chiếc đầu không tóc.
- Niệm Phật hả? Phật vô đây tao cũng đập chết luôn? Để tao cho nếm kiểu tra tấn này coi Phật có cứu nổi mày không?
Tên mật vụ xoay lại bảo bộ hạ:
- Đem búa với đinh ra đây! Thằng trọc này đã muốn theo Phật thì tao cho đóng đinh, nhưng không phải đóng đinh trên thập ác đâu mà tụi bây đóng đinh vào xương sống nó cho tao!
Nhà sư bị lật sấp người lại, một tên ngồi lên vai giữ chặt, một tên lấy đinh dài nam phân đóng dọc theo xương sống, mỗi nhát búa đập xuống, một tiếng thét hãi hùng vang lên, nạn nhân ngất đi.
Mấy tên mật vụ như say máu với trò cực hình man dại này. Nhà sư Thanh Tùng, sau những trận tra diện, uống nước xà bông, nước mắm, nước ớt, đánh đập bằng roi cá đuối, chày vồ… đã ngất lịm vì 10 chiếc đinh dài đóng vào xương sống.
- Nó không chịu ký nhận là Cộng sản là cho nó chết!
Qua một hồi tra khảo bọn mật vụ hình như cũng mệt bỏ mặc nạn nhân nằm trơ giữa nền kéo nhau sang phòng bên cạnh để giải khát.
Tiếng xe hơi dừng lại ở ngoài. Bước chân đi dồn dập, rồi có tiếng hỏi:
- Thi hành công tác nhân vị đã về đó hả?
- Dạ, chúng tòi đã làm xong nhiệm vụ và đem tài liệu về đây.
- Tốt lắm, hãy dẫn nó vô coi?
Hai tên mật vụ đang cầm tay một cô gái lôi đến. Gã mặt thẹo vừa đóng đinh nhà sư chòng chọc nhìn mặt thiếu nữ, cười khả ố nói:
- Chà, người đẹp! Ngộ quá ta! Mời người đẹp vô đây nghi một đêm.
Cô gái bị dẫn qua phòng bên, cửa sập khoá cửa lại. Một giọng nói vẳng lại:
- Con nhỏ này coi bộ ngon lành, mai đại ca mặc sức mà khai thác!
Toà biệt thự trở lại cảnh im lặng ẩn trong bóng tối. Trong những đêm giới nghiêm, mật vụ công an và cảnh sát dã chiến ngồi xe rầm rập khắp châu thành, lùng bắt những Phật tử, sinh viên, học sinh chống đối chánh quyền họ Ngô, khòng khí khủng bố tràn ngập theo bóng tối phủ lên Sài Gòn. Nhiều nhà giam mới của mật vụ được nguỵ trang sau các biệt thự kín đáo, hiền hoà ở giữa thành phố và ngoại ô. Những người bị bắt trong đêm hoặc bị mật vụ ở ngoài đường bắt cóc lên xe đưa về các nhà giam giữ để chịu cực hình tra tấn.
*
*             *
Tại dinh Gia Long, sau bữa ăn tối, Ngô Đinh Nhu nói với anh bằng một giọng tự tin:
- Quần chúng là một bầy trâu, phải trị chúng bằng roi gậy. Anh thấy thưa, không dùng biện pháp mạnh thì làm sao im được. Bọn Phật giáo muốn chơi chiến thuật nhu thắng cương thì mình đã trả lời đích đáng cho chúng nó, bằng cách làm trái ngược lại? Trong một nước chậm tiến như mình, tôi thấy chỉ có một phương pháp "mạnh". Chánh quyền phải dựa trên võ lực mới đứng vững được.
Vị cố vấn Ngô đắc ý nhìn vợ, nói tiếp:
- Thấy mình làm chủ tình hình, bọn Mỹ cũng ngán không còn lôi thôi gì nữa. Đài BBC hôm nay cũng phải nhìn nhận mình đã nắm vững tình hình sau khi quét sạch bọn thầy tu và Hoa Thịnh Đốn đã nhượng bộ không yêu cầu vợ chồng mình đi nữa.
- Trưa nay em có gặp Cabot Lodge ở hồ tắm nhà Cercle, lão ta đang bơi, em nhảy ùm xuống, bất ngờ không thể lẩn đi đâu được, lão phải bả lả chào em.
Diệm hỏi:
- Sao, lúc này thím hay tắm ở hồ Cercle à?
- Em mới đến đó lần đầu, vì muốn gặp Cabot Lodge. Nghe nói trưa nào lão ta cũng bơi ở đấy.
- Lão ta có nói gì với thím không?
Lệ cười, hỏi lại anh chồng:
- Đế anh đoán lão ta nói gì với em nào?
- Thím không nói thì tôi với chú làm sao biết được?
Lệ liền nói:
- Lão ta coi bộ e ngại em lắm, chỉ nói bâng quơ mấy câu xã giao và hỏi em có hay tin điềm này điềm nọ hay không? Em trả lời có, và hỏi lại tại sao hỏi em như vậy, thì lão ta kể là hôm vừa rồi lão vào Sở thú đến chỗ chuồng cọp nhìn vào thì thấy một con cọp đến đái ngay trước mặt lão ta. Rồi lão ta hỏi đó là điềm tốt hay xấu? Em nghĩ là một đại sứ mà đem câu chuyện ấy ra để nói, thật không lấy gì là lịch sự về ngoại giao lắm, nhưng em cứ bảo rằng theo người mình đó là điềm tốt. Lão ta có vẻ yên trí như vậy, cám ơn em, rồi hỏi em bao giờ đi? Em hỏi đi đâu, thì lão nói là nghe tin em sắp xuất ngoại đó thôi.
Lệ ngừng lại, thắc mắc hỏi chồng:
- Việc em sắp đi sao lão ta lại biết được?
Nhu đáp:
- Nhân viên CIA thiếu gì mà không biết? Hay lão ta vẫn muốn vợ chồng mình ra đi, theo ý muốn hiện thời của Kennedy.
Đột nhiên Nhu nói bằng giọng khó chịu:
- Em đi gặp Lodge làm gì? Lão ta muốn chơi lá bài chống mình tới cùng, tính chuyện đảo chính không xong, rồi muốn đòi vợ chồng mình ra khỏi xứ này, còn tử tế tình nghĩa gì được nữa!
Lệ đáp một cách tự tin:
- Tại sao mình không muốn lôi cuốn lão như đại sứ trước?
Nhu cười nhạt:
- Em cứ chủ quan không chịu thấy rõ là Lodge sang đây với một nước cờ mới của Kennedy. Bao nhiêu người Mỹ mà Lodge cho là có chút cảm tình với mình, đều đẩy về cả. Chẳng những người ở sứ quán mà cả CIA và tướng Hawkins nghe nói cũng sấp phải về nước nữa.
Lodge còn gây áp lực với Tổng thống để vợ chồng mình đi khỏi Việt Nam, sau khi cúp hết viện trợ Lực lượng đặc biệt. Rồi đến lượt lão ta không chịu trả tên Thích Trí Quang, như vậy quá đủ thái độ chống mình rồi. Mình cũng không thể lấy tiền lung lạc được lão vì lão ta là con nhà tỷ phú sang đây để làm đại sứ, chỉ lấy lương tháng một đô-la làm tượng trưng.
Nhu hạ giọng nói tiếp cùng Ngô Đình Diệm:
- Tôi chỉ ngại Lodge đi đôi với Trí Quang, có nghĩa là Mỹ đi đôi với Phật giáo để lật anh em mình suy theo những việc đã xảy ra, có lẽ là Kennedy định chơi lá bài Phật giáo thay lá bài Công giáo, để lấy cảm tình các nước Đông Nam Á, đa số theo đạo Phật. Hiện nay mấy nước Phật giáo đang vận động đưa vấn đề Việt Nam ra Liên Hiệp quốc, cho là có kỳ thị tôn giáo trong nước mình. Lẽ tất nhiên Mỹ muốn tránh trách nhiệm đã nâng đỡ một chánh phủ Thiên chúa giáo là mình, nên mới tính việc "thay ngựa giữa dòng".
Diệm lo ngại hỏi:
- Chú tính đối phó ra sao?
Nhu thong thả nói:
- Từ đây cho tới cuối năm 1963, là mấy tháng quyết định số mạng của mình. Mỹ muốn lấy con cờ Phật giáo chiếu tướng mình, thì mình phản công lại một lúc mấy thế mới khỏi bí, mà thắng nước nữa. Nó muốn dùng báo chí, Đài phát thanh, vô tuyến truyền hình để đầu độc quốc tế là có việc đàn áp Phật giáo ở Việt Nam, thì mình phải phản công lại bằng một chiến dịch "giải độc quốc tế" để biện hộ cho mình với dư luận quốc tế.
Nhu nhìn vợ nói tiếp:
- Em chịu khó đảm nhiệm công việc này, đi một vòng Âu châu qua tới Mỹ, bắt đầu bằng hội nghị Liên Hiệp nghị sĩ quốc tế ở Belgrade nay mai đây.
Lệ ngắt lời chồng bằng một giọng tự đắc:
- Em sẽ làm cho thế giới mở mắt ra!
Nhu lại nói:
- Mặt khác, mình gián tiếp cho Mỹ biết là họ không muốn mình thì mình sẽ đi với Pháp, mình sẽ thoả hiệp với Hà Nội, nếu cần đến. Như vậy nó muốn bắt chẹt mình, cũng không dám liều. Nó muốn đảo chánh, thì mình đã đề phòng rồi. Cả mấy mặt quân sự, chính trị, ngoại giao, mình đã nắm vững, nếu nó muốn chơi về kinh tế cắt viện trợ thì mình chỉ tự túc ít lâu là ổn định được tình hình, theo đường lối mới, không có Mỹ ở xứ này.
Diệm tỏ vẻ lo lắng nhìn em:
- Chú đã tính kỹ chưa?
- Anh yên trí. Bề ngoài Mỹ nó doạ gây áp lực vậy thôi, chớ mình đã làm chủ tình hình trong nước, nó không dám phiêu lưu làm bậy đâu.
- Theo lời chú bàn thì nay mai thím đi thiệt sao?
- Dạ, phải để cho nhà em đi thì mới được việc.
Diệm nghĩ ngợi rồi nói:
- Ừ mọi việc tuỳ chú sắp đặt, lo liệu cho yên đừng để thím mệt nhọc quá.
Lệ cười đầy kiêu hãnh:
- Anh tổng thống khỏi lo. Em đủ sức đối phó với thiên hạ mà. Phải vào hang cọp mới bắt được cọp con chớ!
Lệ vừa dứt lời thấy bà dì bí thư bước vào, trao một bức điện, vội mở ra coi, rồi nói với chồng:
- Điện bà Trần khuyên em nên đi khỏi Việt Nam ngay, đem theo tất cả các con, kẻo ở lại thì nguy hiểm đến tính mạng.
Nhu cau mày suy nghĩ, rồi nói:
- Như vậy là bà nghe Mỹ doạ sắp có đảo chánh đến nơi ở Sài Gòn mới hốt hoảng đánh điện cho em như vậy. Thật rõ là bà cũng khéo nghe theo lời thiên hạ?
Lệ nghiêm nghị quay lại bảo bà dì bí thư.
- Dì cho đánh điện trả lời giùm cháu, bảo mẹ cháu như vầy: "Rất tiếc là mẹ đã bị đánh lừa!"
Bà bí thư vừa quay ra, Lệ hỏi chồng:
- Chắc Hoa Thịnh Đốn đánh đòn cân não nên mới đánh điện tín này, sau khi ông bà từ chức, lôi cả nhân viên toà đại sứ nghỉ việc nữa.
Nhu lạnh lùng nói:
- Như vậy chẳng khác nào họ tuyên chiến với mình, đòi vợ chồng mình phải ra khỏi nước? Dù muốn hay không, mình cũng nhận lời tuyên chiến, chỉ còn chọn lựa một trong hai việc: đầu hàng hay chống lại.
Đêm 9-9, trước ngày đệ nhất phu nhân lên máy bay đi Âu Mỹ "giải độc dư luận quốc tế" đài Sài Gòn truyền thanh "bức tâm thư của Lệ nhân danh chủ tịch phong trào Phụ nữ liên đới lên tiếng kêu gọi phụ nữ:
"Chiến dịch đê hèn mà kẻ thù tay sai đang nhắm vào tôi - đặc biệt riêng tôi mà đả phá - vì tôi là người đầu tiên tố giác những kẻ đã dám làm ô nhục Phật giáo bằng cách lợi dụng Phật giáo. Vì hiểu rằng tôi bất khuất trước những sự phi lý, trước thủ đoạn bêu xấu và doạ nạt, người ta hiện nay đang cố gắng cô lập tôi… Không có gì triệt hạ được tôi, ngay cả tử thần!
"Chị em đừng hoang mang trước những lời đồn đại ngu xuẩn, trước bất cứ một việc gì nhất là cô liên quan tới tôi, vì tôi biết rằng trong chuyến công du mà tôi sắp khởi hành những tin đồn đại điên rồ mà chị em bắt đầu quen thuộc sẽ gia tăng gấp bội. Tôi đã có một giải pháp hữu hiệu để chống lại mọi sự lộng hành xảo trá mà chúng ta vừa là mục đích vừa là nạn nhân mặc dù xảy ra trong những hàng ngũ có tiếng là tôn trọng tự do dân chủ nhất…"
Chiếc xe hơi bóng lộn chở ông bà cố vấn chính trị vừa ngừng ở phi trường Tân Sơn Nhất thì đám nam nữ dân biểu Quốc hội tranh nhau chạy đến mở cửa xe:
Lệ bước ra vẻ mặt hớn hở trong chiếc áo không cổ bó sát lấy người, tay ôm một bó hoa hồng lớn dừng bước hướng về các nhiếp ảnh viên cười rất tươi sau những ánh đèn thay nhau chớp liên tiếp, Lệ tiến đến các phóng viên ngoại quốc tỏ vẻ sẵn sàng trả lời những câu phỏng vấn.
- Bà cố vấn cho biết về chương trình cuộc công du?
- Tôi sẽ đến Belgrade để dự Hội nghị Liên hiệp Nghị sĩ quốc tế. Chánh phủ cử tôi đi để trình bày quan điểm của chánh phủ về vụ Phật giáo. Tôi có sứ mạng giải độc thế giới đã có những quan điểm sai lầm về Việt Nam. Tôi sẽ ghé vài thủ đô ở Âu châu.
Lệ ngừng lại cười duyên rồi tiếp:
- Cô người đã gọi tôi là Rồng cái. Trong mấy tuần lễ tới đây tôi muốn làm chuồn chuồn trong bài hát Việt Nam "Khi vui thì đậu, khi buồn thì bay…".
Một ký giả Mỹ hỏi:
- Bà có dự định sang Mỹ không?
Lệ đắn đo trả lời:
- Tôi biết sang Mỹ lúc này cũng như vào hang cọp vậy. Nhưng có vào hang cọp thì mới bắt được cọp con, như câu ngạn ngữ đã nói, có phải không? Tôi chưa biết nói gì với dân chúng Mỹ. Một nhóm các báo Mỹ và vô tuyến truyền hình muốn mời tôi sang bên ấy.
- Thế bà có muốn định đại diện cho Việt Nam tại Liên Hiệp quốc trong phiến họp đặc biệt gần đây xét về vấn đề kỳ thị tôn giáo tại Việt Nam do đề nghị của các nước trong khối Á Phi không?
- Không, tôi có dính líu gì đến Liên Hiệp quốc đâu? Tôi cũng không định ghé thăm Liên Hiệp quốc. Tôi đã đến đó một lần rồi.
- Bà sẽ trở lại Việt Nam?
Trước câu hỏi bất ngờ của phóng viên thông tấn xã Anh, Lệ bỗng cất tiếng cười khanh khách rồi nghiêm giọng đáp:
- Sao tôi lại không trở về nước tôi? Mặc dù có kẻ không muốn cho tôi đi khỏi Việt Nam, nhưng tôi nói rằng họ sẽ thất vọng. Cuộc công du của tôi chỉ trong vài tuần lễ thôi, và trong sự vắng mặt ngắn ngủi của tôi, người ta đừng hòng tìm cách đẩy tôi ra khỏi xứ này?
- Có phải là bà cựu đại sứ Việt Nam ở Mỹ đã đánh điện khuyên bà cố vấn đem tất cả các con theo trong chuyến đi này không?
Lệ cười nhạt cau mày trả lời ký giả Mỹ:
- Có mẹ tôi còn bảo rằng ở lại Việt Nam sẽ nguy hiểm đến tánh mạng. Nhưng tôi đã trả lời rằng rất tiếc mẹ đã bị đánh lừa? Tôi hiểu rằng người ta muốn doạ đảo chánh để làm áp lực với tôi, như doạ ma với con nít. Tiếc thay, họ gõ lầm cửa rồi: tôi xin xác nhận để trả lời những ai đó là tôi không bao giờ chạy trốn khỏi xứ sở tôi đâu?
Trả lời các phóng viên ngoại quốc xong, Lệ quay sang đám các bà các cô Liên đới đang xúm xít chờ đợi. Nàng vừa bước tới thì bao nhiêu thuộc hạ lớn, nhỏ vội vã vây quanh hỏi han tới tấp, muốn nói lên sự có mặt của họ trong giờ phút tiễn đưa, để được vinh hạnh đón nhận một cái nhìn, một lời nói của đệ nhất phu nhân.
Ý thức về tư thế và uy quyền tối thượng của mình, Lệ kiêu hãnh nhìn qua đám đông tay chân lố nhố những đôi mắt hướng cả về phía nàng, chờ đợi. Nàng tỏ vẻ bận tâm đến đám Phụ nữ liên đới, phân phát cho bà này một lời nói, cô kia một cái mỉm cười hay gật đầu, và lên giọng kẻ cả:
- Nhân danh là người lãnh đạo chị em, tôi tự cho rằng bổn phận của tôi, chiếu theo luật liên đới, là chỉ dành cho tôi những phần nhỏ của niềm vui vừa đủ để có thể đem lại cho tôi nghị lực và can đảm để tiếp tục tranh đấu, và ngược lại, tôi phải gánh vác tối đa mọi nỗi ưu phiền và gian khổ. Tôi sẽ về kịp lúc để cùng vui với chị em trước sự xuất hiện vô số:
Đèn dầu liên đới đầy dầu,
Sẵn sàng hợp ngọn rạng màu núi sông.
Một bà đứng gần Lệ nghe nàng nói ra hai câu thốt vịnh của phong trào liên đới, lên tiếng phụ hoạ mong được đẹp lòng Đệ nhất phu nhân:
- Cả một cuốn Kiều nổi danh của Nguyễn Du em đã thuộc lòng mà cũng không thể nào tìm được một câu có thể so sánh với giá trị của hai câu thơ của bà cố vấn đọc!
Tiếng phóng thanh ở phi trường cho hay đã đến giờ máy bay sắp cất cánh, Lệ vội vã bước ra sân, đưa tay chào những kẻ tiễn đưa, đi thẳng lên thang máy bay. Đến nửa chừng nàng đưa mắt lại nhìn quanh trong đám đông, tỏ vẻ tìm kiếm ai. Viên phi công Pháp đứng ở đầu cầu thang thấy vậy, liền hỏi:
- Bà tìm ai?
Lệ sực nhớ đến chồng mà nàng không thấy đâu và nàng đã quên từ giã, trong khi Ngô Đình Nhu ngồi ở phòng khách sân bay, đang mải chuyện trò với mấy nhân vật cầu cạnh xúm xít chung quanh.
- Tôi đã lạc mất chồng tôi rồi.
Lệ vừa thốt ra câu trả lời, thì đã đến lúc cầu thang được gỡ, nàng vội đi vào trong máy bay. Con gái đầu lòng và mấy dân biểu tháp tùng nàng đã lên trước.
Chiếc phản lực cơ của hãng Air France rung động lướt gió, bỏ lại Sài Gòn trong đêm tối giới nghiêm.
Trên đường trở về dinh, người chồng cố vấn chính trị nghe nhắc lại lời nói cuối cùng của vợ, không dè là một câu nói gở ứng nghiệm sự chia ly vĩnh viễn giữa hai người.

Chú thích:
(1) ăn miếng trả miếng