THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ

THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ

THI VÂN YÊN TỬ

SỚM CHIỀU DU NGOẠN CÙNG MÂY NÚI
HOA TRÁI QUA NGÀY TA VỚI TA

Thứ Hai, 24 tháng 5, 2010

Nhớ thầy Nguyễn viết Trác (*)

Người thành cổ Quảng trị
Xin thắp nén nhang lòng, dâng lên Thầy NGUYỄN VIẾT TRÁC, cầu linh hồn Thầy siêu thoát với ước mong của học trò, đồng nghiệp.
Những ngày cuối đời, mỗi lần đến SG Thầy vẫn ghé thăm đứa học trò chưa bao giờ Thầy dạy. Qua đó nói lên điều lớn hơn, mỗi thời, mỗi người hãy làm tốt phận sự lịch sử của mình.
Hôm đến thăm Thầy ở Bệnh viện cùng Nguyễn Văn Trị và vài đứa học trò của Thầy, Thầy cười ha hả mà rằng: " Thầy thương hết cả họ trò, những đứa bên ni và bên tê. Thương nhất là mấy thằng học trò nghịch ngợm gọi Thầy là "Trác điếc".
Thầy đi. vợ chồng Mừng chưa có dịp thắp nhang tiễn Thầy. Hy vọng vợ chồng em sẽ ghé Đông Hà, thắp nhang kính Thầy. Vợ em nhắc, là mỗi lần ghé Đông Hà thường đến dùng cơm cùng Thầy Cô. Em thì chưa có dịp.
Kính.
Nguyễn Đặng Mừng.

Nhớ thầy Nguyễn viết Trác (*)

Người thành cổ Quảng trị
Ngày xưa tôi còn nhớ bài giảng của thầy Trác về sức mạnh của kết đoàn, hôm đó thầy ghi trên bảng câu tục ngữ:
" Chim có đàn cùng hót tiếng hót mới hay, ngựa có bạn cùng đua sức đua mới mạnh".
Ngày xưa chúng ta đi học cũng có tranh đua, nhờ tranh đua một tâm bảng danh dự, nột điểm 10 toán chạy trong giờ cô Táo, nhờ tranh đua để tìm thêm từ gia đình (family words) trong giờ anh văn của cô Quỳnh, cô Tuơng , cô Tránh vả các thầy cô khác mà chúng ta mau tiến bộ trong học tập. NH là cái nôi giúp chúng ta lớn lên trong môi truờng học tập đầu sự ganh đua lành mạnh, và thắm thiết tình bè bạn- Có đuợc như vậy là nhớ quý thầy cô ra sức chăm chút dạy dỗ.
Bài giảng môn CDGD của thầy luôn sinh động, hào hứng nhờ thấy có thuờng liên kết bài giảng với thực tế xung quanh.. ngoài ra Thầy còn có giọng nói to, sang sảng đôi khi học trò ở lớp kế bên còn nghe rõ.
Giờ đây học trò xưa của thầy đã trở thành thầy, có nguời đã nghỉ hưu từ lâu nhưng mỗi dịp gặp gỡ nhau thuờng nhắc nhở đến thây cô cũ trong đó có thầy với nhiều kỷ niệm.
Và chúng em cũng đang hâm nóng những sinh hoạt NH qua các buổi gặp gỡ, rũ rê, kêu gọi nhau cùng đi họp mặt - Đó cũng là sự kết đoàn phải không thầy?
Xin gởi đến quý thầy cô va đồng môn môt vài hình ảnh về thầy Nguyễn Viết Trác hôm họp mặt NH tại Quảng trị ngày 4/8 /2007 mà Thầy là nguời tâm huyết, quyết tâm nhất trong việc xin được sự chấp thuận tập họp gần 800 nguời tại khuôn viên truờng cũ.
Thân ái,
NV Trị
(*) Đầu đề do tôi đặt

Thứ Sáu, 21 tháng 5, 2010

Trần Lệ Xuân - Người đàn bà mệt mỏi

Người thành cổ Quảng trị


Hiện giờ, Trần Lệ Xuân đang lặng lẽ cư trú ở Pháp, trong cảnh sống mà có nhân chứng đã phải thốt lên rằng: "Đó là sự lưu vong buồn tủi!".
Trong dòng họ Ngô Đình,Trần Lệ Xuân là một người con dâu đặc biệt, không giống ai. Khi cái gọi là nền đệ nhất cộng hòa tồn tại ở miền Nam, Trần Lệ Xuân chỉ là vợ củangười em trai kiêm cố vấn đặc biệt Ngô Đình Nhu của Tổng thống Ngô ĐìnhDiệm, đã ngự trị như một đệ nhất phu nhân và có nhiều hành động tự tung tự tác trong xã hội, trắng trợn đến mức đã gây nên rất nhiều điều tiếngkhông hay trong dư luận.
Theo một số nguồn tưliệu, Trần Lệ Xuân sinh năm 1924 tại Huế (cũng có tài liệu ghi là Hà Nội) trong một gia đình rất có máu mặt. Xét về phả hệ, trong huyết mạch Trần Lệ Xuân có cả dòng máu của vua Đồng Khánh. Cha Trần Lệ Xuân là ôngTrần Văn Chương, một vị luật sư thời đó. (Về sau, dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm, ông Trần Văn Chương có thời gian được cử làm đại sứ của chính quyền Sài Gòn tại Mỹ.
Kết cục của vị luật sư này hết sức bị thảm: cuối tháng 7/1986, ông bà Trần Văn Chương đã bị người con trai bị bệnh tâm thần là Trần Văn Khiêm sát hại trong chính căn nhà của họ ở Washington D.C, Mỹ. Cảnh sát Mỹ đã phải tha bổng sát thủ Trần Văn Khiêm vì căn bệnh của y nhưng cũng trục xuất y ra khỏi biên giới sang Pháp. Và thực lạ là, ở Pháp, Khiêm lại sống rất bình thường. Có người cho rằng, trong chuyện này có một nghi án chính trị nào đó…).
Trần Lệ Xuân lớn lên ở Hà Nội, từng theo học Trường Albert Sarraut và đã tốt nghiệp tú tài Pháp. Năm 1943, Trần Lệ Xuân kết hôn với người con trai thứ sáu củadòng họ Ngô Đình là Ngô Đình Nhu và bỏ đạo Phật theo đạo Thiên chúa của gia đình chồng.
Năm 1955, khi Ngô Đình Diệm được Mỹ hậu thuẫn lên làm tổng thống của cái gọi là nền đệ nhất cộng hòa ở Sài Gòn, Ngô Đình Nhu được cử làm cố vấn đặc biệt. Đánh giá một cách công bằng, đây là nhân vật có vai trò cực kỳ quan trọng trong bộ máy quyền lực của chế độ Ngô Đình Diệm. Xuất giá tòng phu, Trần Lệ Xuân cũng nghiễm nhiên có được một vị trí nổi bật trong chính trường Sài Gòn khi đó.
Tuy nhiên, bản tính "sâu sắc như cơi đựng trầu", Trần Lệ Xuân đã làm ảnh hưởng tiêu cực tới"nghiệp lớn" của gia đình chồng, vốn tự thân nó đã bị điều tiếng không ít. Trần Lệ Xuân được bầu vào quốc hội Sài Gòn, (tức là làm dân biểu),được giữ chức Chủ tịch Hội Phụ nữ Liên đới, thậm chí còn được gọi là đệ nhất phu nhân vì Ngô Đình Diệm không lập gia đình. Bản thân Ngô Đình Diệm cũng tương đối vì nể cô em dâu sắc sảo, bạo nói, bạo làm. Còn Ngô Đình Nhu thì khi ở thế thượng phong có thể bắt nạt cả thiên hạ nhưng trước mặt vợ vẫn luôn nhũn như con chi chi vì thực tâm rất ngại ầm ĩ chuyện riêng tư…
Ngồi ở cương vị cao và luôn bị thiên hạ trông vào như thế nhưng Trần Lệ Xuân vẫn giữ nguyên cách hành xử đành hanh, lộ liễu và rất nhiều khi khinh suất. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người cho rằng chính Trần Lệ Xuân và cả giám mục Ngô Đình Thục nữa đã "đổ thêm dầu vào lửa" khiến cho chế độ gia đình trị của Ngô Đình Diệm sớm bị xóa sổ ở miền Nam.
Tháng 10/1963, đánh hơi thấy sự thất thế của triều đại Ngô Đình trong con mắt các đồng minh thân cận, Trần Lệ Xuân cùng con gái lớn là Ngô Đình Lệ Thủy đi Mỹ và Rome với dự định sẽ to tiếng la làng về một âm mưu đảo chính có thể xảy ra.
Ngày 1/11/1963, khi Trần Lệ Xuân và con gái đang ở khách sạn Wilshire Hotel tại khu thượng lưu Beverly Hill (California) thì ở Sài Gòn, đã xảy ra đảo chính và Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu rồi cả Ngô Đình Cẩn đều bị giết. Tới ngày15/11/1963, hai mẹ con Trần Lệ Xuân và Lệ Thủy phải lật đật rời khỏi Los Angeles sau khi tức tối tuyên bố: "Tôi không thể cư ngụ ở Mỹ, vì lý do đơn giản chính phủ của họ đã đâm sau lưng tôi".
Từ đó trở đi là những giai đoạn họa vô đơn chí đối với Trần Lệ Xuân. Vừa nhận được tin chồng và các anh em chồng bị giết chưa bao lâu, Trần Lệ Xuân đã phải nhận tin mẹ chồng qua đời ở tuổi hơn 90 tại Huế… Bốn năm sau, con gái đầu của Ngô Đình Nhu và Trần Lệ Xuân là Ngô Đình Lệ Thủy cũng bị chết trong một tai nạn giao thông ở Paris.
Sau năm 1963, Trần Lệ Xuân cùng những người con còn lại (lúc đó đều còn bé) chuyển về sinh sống tại Rome trong nhiều năm liền, nơi giám mục Ngô Đình Thục, đang tá túc cho qua ngày đoạn tháng. Nói một cách công bằng, trong số các anh chị em ruột của Ngô Đình Nhu, hình như chỉ có một mình giám mục Ngô Đình Thục là thông cảm nhất với những điều tiếng và lận đận của cô emdâu. (Người em Ngô Đình Cẩn thì trái lại, không tiếc lời gièm pha chị dâu và có lần đã nói: "Đó là Đát Kỷ của thời nay!").
Có tin cho rằng, chính giám mục Ngô Đình Thục đã chu cấp cho mẹ con Trần Lệ Xuân mọi kinh phí để họ sống ở Rome. Không những thế, ông Ngô Đình Thục còn tài trợ cho ba người con của Ngô Đình Nhu và Trần Lệ Xuân ăn học đến nơi đến chốn.Nhưng Ngô Đình Thục cũng chỉ sống ở Italia một thời gian rồi sang Mỹ và để tới ngày 13/12/1984, phải vĩnh biệt cõi trần trong một viện dưỡng lão vì khủng hoảng tinh thần. Cái chết của giám mục Ngô Đình Thục có lẽ là một tổn thất nặng về tình cảm đối với Trần Lệ Xuân.
Tiếp sau cái tang Ngô Đình Thục, Trần Lệ Xuân còn phải sống qua bi kịch cha mẹ bị chính người em ruột lên cơn tâm thần của bà ta giết. Rồi người em út của dòng họ Ngô Đình là Ngô Đình Luyện cũng qua đời vào đầu năm 1990 ở Paris. Như vậy là Trần Lệ Xuân đã phải chứng kiến tới 10 cái chết của những người họ hàng ruột thịt.
Sau khi Ngô Đình Luyện(người hình như cũng có điều không mấy bằng lòng với cách làm vợ của chị dâu) qua đời, Trần Lệ Xuân đã rời Italia sang Paris cư trú. Có nhiều tin đồn là người đàn bà nhan sắc Trần Lệ Xuân trong mấy chục nămqua đã không chịu ở vậy. Tuy nhiên, không có chứng cứ xác thực về một lần nào đó Trần Lệ Xuân tái giá.
Năm 2002, một luật sư người Việt từ Mỹ sang chơi Paris đã có dịp trực tiếp gặp Trần Lệ Xuân ở Paris và đã ghi lại những điều tai nghe mắt thấy của mình. Theo đó, khi ấy, Trần Lệ Xuân ở một mình trong một căn hộ ở tầng thứ 11 thuộc một tòa nhà mới xây gần tháp Eiffel, nơi cư dân chủ yếu là các nhân viên ngoại giao từ các nước tới làm việc ở thủ đô Pháp.
Đó là một chung cư có những nét kiến trúc đương đại giống như một cái hộp khổng lồ bằng kính,có lẽ đã được tạo dựng từ 30 đến 40 năm. Trần Lệ Xuân sở hữu hai căn hộ liền kề nhau (theo lời Trần Lệ Xuân, tiền mua hai căn hộ là do giám mục Ngô Đình Thục cho. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy: nguồn tiền đó là do một người ẩn danh tặng cho Trần Lệ Xuân).
Trần Lệ Xuân ở một căn hộ, có hai phòng ngủ và một phòng khách; còn căn hộ kia thì cho một nhà ngoại giao Nhật Bản thuê, để có thêm tiền sinh hoạt. Món tiền cho thuê nhà cũng là món lợi tức duy nhất của Trần Lệ Xuân, để có thể đủ tiền sống mà không phải nhờ cậy tới con cái. Tại Paris, Trần Lệ Xuân sống mai danh ẩn tích đến nỗi nhiều người Việt cư trú lâu năm ở đây và có những mối quan hệ rộng rãi vẫn tưởng bà ta đang ở tít tận bên Italia…
Theo cảm nhận của người khách Việt khi tới thăm Trần Lệ Xuân ở Paris năm 2002, dù xa nhà lâu năm nhưng Trần Lệ Xuân vẫn giữ nguyên giọng nói đặc Huế, không vồn vã nhưng cũng không quá lạnh nhạt. Người đàn bà ở tuổi bát tuần này vẫn trang điểm gương mặt một cách kỹ lưỡng. Về sức khỏe thì cũng bình thường, không có gì đáng phải phàn nàn, "đi đứng nhanh nhẹn, lưng thẳng, đôi mắt to và sáng". Tuy nhiên, theo nhận xét của ông khách đó,"cái già" cũng vất vưởng đâu đó trên khóe mắt vành môi…
Ba người con của Ngô Đình Nhu và Trần Lệ Xuân đều đã phương trưởng. Người con trai lớn Ngô Đình Trác từng tốt nghiệp kỹ sư canh nông, lấy vợ người Italia và đã có 4 con, (3 trai, 1 gái). Người con trai thứ hai là Ngô Đình Quỳnh, từng tốt nghiệp Trường ESEC (Ecole Superrieur de I'Economie et du Commerc (ESEC, một trường tư đào tạo các chuyên gia kinh tế và tài chính, có học trình chặt chẽ và học phí rất cao). Cô con gái út Ngô Đình Lệ Quyên có bằng tiến sĩ Luật từ Trường Đại học Rome…
Trần Lệ Xuân đã viết được một cuốn hồi ký bằng tiếng Pháp rồi tự dịch ra tiếng Italia, Anh và Việt Nam. Theo người đàn bà này tâm sự, cuốn hồi ký đó chỉ có thể được công bố sau khi bà ta qua đời.
Không hẳn mọi điều trong cuốn hồi ký đó đều là sự thật bởi suy cho cùng, những điều Trần Lệ Xuân định nói trong đó đều nhằm mục đích "thanh minh thanh nga" cho một dòng họ đã gây nên quá nhiều ân oán giang hồ trong giai đoạn đầu quyết liệt và phức tạp của lịch sử. Nhưng lịch sử là quá trình khách quan và đâu dễ những cảm nhận chủ quan của một người trong cuộc, đầy động cơ cá nhân và thậm chí là vị kỷ, có thể bóp méo được.

Theo Văn Thư

Gặp mặt đầu năm



Người thành cổ Quảng trị



















Dương,Cúc,Ngọc và Thi

Cùng các chị em



Người thành cổ Quảng trị

Đêm 30 tháng tư



Mẹ và Nhung

Vợ chồng

Ba và Nhung


Dâng hương

Thắp nhang



Cả gia đình tại Thành cổ

Đêm 30 tháng tư

Thứ Tư, 19 tháng 5, 2010

Vợ chồng



Người thành cổ Quảng trị

Ảnh cưới

Sinh nhật con trai


Người thành cổ Quảng trị

Tròn 15 tuổi

Lặn lội tìm bạn trong cơn lũ



Người thành cổ Quảng trị

Thứ Bảy, 8 tháng 5, 2010

Một số trong các đền thờ đẹp của thế giới!

Người thành cổ Quảng trị
Dưới đây là một danh sách của một số các ngôi đền đẹp của thế giới! Bao gồm các Harmandir Sahib ở Amritsar, Taktshang ở Bhutan, Wat Rong Khun ở Thái Lan, Prambanan ở Indonesia, chùa Shwedagon ở Miến Điện, Thiên Đàn ở Bắc Kinh, Chion-in ở Nhật Bản, Sri Ranganathaswamy Temple ở Nadu Tamil & Angkor Wat của Campuchia .
Beautiful Temples 

 
Taktshang
 
BeautifulTemples
BeautifulTemples
Taktshang là tu viện nổi tiếng nhất tại Bhutan. Nó bị treo trên một vách đá ở 3.120 mét (10.200 feet), khoảng 700 mét (2.300 feet) trên dưới cùng của thung lũng Paro, một số 10 km từ thị trấn huyện Paro. Khách du lịch nổi tiếng bao gồm Shabdrung Ngawang Namgyal vào thế kỷ 17 và Milarepa.
Tên gọi này có nghĩa là "làm tổ của Tiger", huyền thoại đang được rằng Đức Padmasambhava (Guru Rinpoche) bay có trên lưng cọp. tu viện này bao gồm bảy ngôi đền mà tất cả có thể được truy cập. Các đám cháy khiến rừng bị một số tu viện và là một phục hồi gần đây. Leo núi đến tu viện là đi bộ hoặc con la.
Wat Rong Khun
BeautifulTemples
BeautifulTemples
Wat Rong Khun hiện đại là một ngôi đền Phật giáo độc đáo ở Chiang Rai, Thái Lan. Nó được thiết kế bởi Chalermchai Kositpipat. Xây dựng bắt đầu vào năm 1998 và dự kiến sẽ kết thúc vào năm 2008.

Wat Rong Khun là khác nhau từ bất kỳ ngôi đền khác ở Thái Lan, như là chính điện của nó (Pali: uposatha; trường lắp ráp tận hiến) được thiết kế màu trắng với một số sử dụng kính trắng. Màu trắng tượng trưng cho sự tinh khiết của Đức Phật; kính trắng tượng trưng cho sự khôn ngoan của Đức Phật cho rằng, "tỏa sáng rực rỡ khắp nơi trên Trái Đất và vũ trụ."
Prambanan
BeautifulTemples
BeautifulTemples
Prambanan là hợp chất Hindu ngôi đền lớn nhất ở miền Trung Java ở Indonesia, có vị trí khoảng 18 km về phía đông của Yogyakarta. Ngôi đền này là Di sản thế giới UNESCO và là một trong những ngôi đền lớn nhất ở Đông Nam Á. Nó là đặc trưng của kiến trúc cao và nhọn của mình, điển hình của kiến trúc ngôi đền Hindu, và do việc xây dựng trung tâm cao 47m bên trong một phức hợp lớn các ngôi 
đền riêng lẻ
Chùa Shwedagon
BeautifulTemples
BeautifulTemples
Các chùa Shwedagon còn được gọi là chùa Vàng, là 98 mét (khoảng 321,5 feet) tháp mạ vàng ở Yangon, Miến Điện. Chùa nằm về phía tây của hồ Kandawgyi, trên Singuttara Hill, vì thế thống trị đường chân trời của thành phố. Đây là ngôi chùa Phật giáo thiêng liêng nhất đối với người Miến Điện với các di tích của bốn vị Phật quá khứ được nêu trong, cụ thể là các nhân viên của Kakusandha, bộ lọc nước của Konagamana, một mảnh của áo choàng của Kassapa và tám sợi lông của Gautama, Đức Phật lịch sử.

Temple of Heaven
BeautifulTemples
BeautifulTemples
Những đền thờ của Thiên Đàng, nghĩa đen Bàn thờ của Thiên đàng là một phức tạp của các tòa nhà đạo Lão nằm ở phía Đông Nam đô thị Bắc Kinh, tại quận Xuanwu. phức tạp này đã được viếng thăm của các vị Hoàng đế của triều đại nhà Minh và nhà Thanh cho các nghi lễ hàng năm của lời cầu nguyện lên Thiên Đàng cho thu hoạch tốt. Nó được coi là một ngôi đền đạo Lão, mặc dù Trung Quốc thờ phượng Thiên Đàng, đặc biệt là bởi vị vua trị vì trong ngày, trước ngày đến, Đạo giáo.
Chion-in
BeautifulTemples
BeautifulTemples
Chion'in Temple ở Higashiyama- ku, Kyoto, Nhật Bản là trụ sở của Shu Jodo (Tịnh độ tông) được thành lập bởi Honen (1133-1212), người đã tuyên bố rằng chúng sinh được tái sinh trong Phật Amida Western Paradise (Pure Land) của niệm nembutsu, Amida Phật tên

Các hợp chất rộng lớn của Chion-in bao gồm các trang web nơi Honen định cư để phổ biến lời dạy của mình và trang web, nơi ông qua đời. 

Harmandir Sahib

BeautifulTemples
BeautifulTemples
Sri Harmandir Sahib hay Darbar Sahib, chính thức gọi là Đền thờ vàng hay đền thờ của Thiên Chúa, là văn hóa quan trọng nhất nơi thờ tự của các Sikh và một trong những lâu đời nhất gurdwaras Sikh. Nó nằm ở thành phố Amritsar, được thành lập bởi Guru Ram Das, các guru thứ tư của thành phố Sikh và rằng nó được xây dựng, cũng là do các đền thờ, gọi là "Di Nagri Guru" có nghĩa là thành phố của Guru Sikh.
Sri Ranganathaswamy Temple

(Srirangam)
BeautifulTemples
BeautifulTemples
Ngôi đền này chiếm một diện tích 156 mẫu Anh (6,31,000 m²) với chu vi 1.116 m (10.710 feet) làm cho nó là ngôi đền lớn nhất ở Ấn Độ và một trong những khu phức hợp lớn nhất tôn giáo trên thế giới. Trong thực tế, đền Srirangam có thể dễ dàng được gọi là ngôi đền Hindu lớn nhất hoạt động trên thế giới (Angkor Wat là không hoạt động đền lớn nhất). Ngôi đền này được kèm theo bởi 7 bức tường đồng tâm với tổng chiều dài 32.592 feet trở lên sáu dặm. Những bức tường được bao quanh bởi 21 Gopurams (Towers). Trong số các tuyệt tác của ngôi đền là một trường "của 1.000 trụ cột" (thực tế 953).
Angkor Wat 
BeautifulTemples
BeautifulTemples
Angkor Wat (hay Angkor Vat), là một quần thể ngôi đền tại Angkor, Campuchia, được xây dựng cho vua Suryavarman II trong thế kỷ 12 đầu là ngôi đền quốc gia của mình và thành phố thủ đô. Khi ngôi đền được bảo tồn tốt nhất tại trang web, nó là một trong những chỉ có vẫn là một trung tâm tôn giáo quan trọng kể từ đầu Hindu của mình, dành riêng cho Vishnu, sau đó Phật giáo. Ngôi đền này là mẫu mực của phong cách cổ điển cao của kiến trúc Khmer. Nó đã trở thành một biểu tượng của Campuchia, xuất hiện trên các lá cờ quốc gia của nó, và nó là điểm thu hút chính của đất nước cho du khách.

Đọc Nhã Ca Hồi Ký Bình Luận Của Một Người Trong Cuộc

Người thành cổ Quảng trị
Nguyễn Đắc Xuân


     (số 1, năm 2000) gần mười năm nay chắc đã có ý kiến, đã thấy Nhã Ca dựng thêm một hình tượng “Nguyễn Đắc Xuân lớ ngớ đi tìm thăm Nhã Ca” như thếĐọc đoạn trích Nhã Ca hồi ký trên đây, độc giả ở trong và ngoài nước từng quen biết tôi (đặc biệt là từ sau năm 1975 đến nay), từng đọc bài “Hậu quả của cái chết của tôi” trên Đông Dương Thời BáoNghiên Cứu Huế nào rồi. Hình tượng nầy ngược với hình tượng “Nguyễn Đắc Xuân khát máu ngồi xử án chôn người, bắn một người bạn có mâu thuẫn với mình” trong GKSCH của Nhã Ca xuất bản 1969. Đối với tôi, đoạn trích hồi ký trên quá lạ, quá cách biệt với những gì tôi nghĩ Nhã Ca có thể viết về tôi trong hồi ký của bà từ sau khi tôi kết thúc bài viết “Bà Nhã Ca có thực mong  có “sự ăn ở tử tế giữa con người” không ?” Tôi không ngờ tôi được Nhã Ca dựng thành một nhân vật khá ấn tượng trong cuốn Nhã Ca hồi ký “sang trọng và đồ sộ” của bà đến vậy. Nếu tác giả lấy tên nhân vật là Đắc như trong GKSCH thì thôi, không nói làm gì nữa. Đằng nầy, vì tính chất hồi ký phải viết chuyện người thật việc thật nên bà nêu đích danh tên Nguyễn Đắc Xuân. Nếu Nguyễn Đắc Xuân không lên tiếng thì chuyện Nhã Ca dựng lên về tôi sẽ trở thành chuyện thực. Chuyện giả thành thực đó sẽ ảnh hưởng đến sinh mạng chính trị của tôi, ảnh hưởng không tốt đối với vợ con cháu chắt của tôi, bà con của tôi (trong đó có người từng là bạn của Nhã Ca), với bạn bè tôi ở trong và ngoài nước và nó sẽ mâu thuẫn với những gì tôi viết trong Hồi ký sắp xuất bản của tôi. Vì thế dù mất thì giờ tôi vẫn phải lên tiếng để cho độc giả ở bên nầy hay vẫn còn ở bên kia thấy được sự giả dối hào nhoáng độc ác của cây bút  Nhã Ca như thế nào.

    1. Cảm tưởng chung

    1.1. Khi GKSCH tái bản được anh bạn ở Houston đem về cho, tôi cầm sách xem và đã phải thốt lên “Đồ sộ, sang trọng thật. Nhưng liệu bên Mỹ bán được mấy trăm cuốn ?”

    Nội dung GKSCH tái bản vẫn giữ như lần xuất bản năm 1969, tôi chỉ thấy bà sửa có MỘT CHỮ , một chữ mà thôi. Đó là chữ XUÂN (tên tôi) ở tr.376 trong bản cũ đổi thành chữ ĐẮC tại tr.234 trong bản mới (để thống nhất với tên nhân vật Đắc trong GKSCH). Gần bốn mươi năm mà sửa được một chữ từ Xuân ra Đắc như thế chứng tỏ bà đã thấy được sự khác biệt giữa con người thực Nguyễn Đắc Xuân khác với nhân vật Đắc trong GKSCH của bà. Sửa như thế về mặt hình sự bà có thể bảo vệ mình “Tôi viết chuyện ông Đắc chứ có viết chuyện ông Xuân đâu ?” Chỉ có điều sửa như thế nó mâu thuẫn với lời bà phát trên Đài RFA sau Tết Mậu tý (2008) vừa qua rằng “Chữ nghĩa đã viết là chuyện đã rồi, có sao để vậy.  Co sao để vậy sao lại sửa ? Bà nói một đằng  làm một nẽo.

    1.2. Trả lời RFA hôi tết Mậu tý 2008, bà nói tôi có viết bài phản bác bà. Trong bài phản bác đó tôi nêu lên nhiều việc bà đã viết sai, phản bác điều bà đã khép tôi vào tội sát nhân, phản bác điều bà đã vu khồng tôi mở phiên toà xử án người nầy người kia, tôi yêu cầu bà cho biết nhân chứng....Tại sao bà không trả lời và cũng không nêu lại những điều ấy trong hồi ký của bà ? Phải chăng chuyện bịa đặt của bà đã bị “người chết sống lại” vạch tội bà và bà không thể bảo vệ được mình nên đành phải ngậm tăm ? Mười năm nay bà không dám lên tiếng những gì tôi viết trong bài Hậu quả của “cái chết” của tôi. Chứng tỏ những gì tôi viết về bà là đúng sự thực.   

    1.3.Trước năm 1980, tôi đi tìm mua mấy cái bánh để cho con một người bạn có nhà ở chung cư Ngã tư Lê Thánh Tôn - Đồng Khởi thì vô tình gặp bà ở quán cà-phê 142 Đồng Khởi trước năm 1980 và cách đây mười năm tôi đã thuật lại trong bài  Hậu quả của cái chết của tôi. Tại sao bà trả lời RFA và viết trong hồi ký lại bảo là là tôi đi tìm thăm bà ? Chuyện hai người quen nhau vô tình gặp nhau hay tìm thăm nhau không khác nhau lắm.  Nhưng trong trường hợp tôi với bà ở “hai chiến tuyến”, bà đã phạm tội vu khống tôi những tội ác rất nặng nề thì chuyện tôi vô tình gặp bà và tôi đi tìm thăm bà có ý nghĩa hết sức khác nhau. Bà là người viết tiểu thuyết, hẵn bà đã biết khi xây dựng tính cách và mô tả hành động của một nhân vật đều có mục đích và phải hợp lý trong từng hoàn cảnh cụ thể. Vào thời điểm trước năm 1980, không khí cách mạng ở Thành phố Hồ Chí Minh (và các tỉnh thành miền nam Việt Nam) còn nóng hừng hực, người chiến thắng như tôi được xem trọng, được giữ vai trò chủ chốt trong xã hội, những sĩ quan quân đội VNCH và người trong bộ máy làm việc cho Mỹ cũ như bà (làm Đài Phát thanh Tự Do của Mỹ) không đi học tập thì cũng là đối tượng bị theo dõi. Đó là thực tế lịch sử. Làm sao tôi lại có thể tìm thăm bà một cách dễ dàng đến thế ?

    Cho đến những năm trước 1980, con người thực của Nguyễn Đắc Xuân như thế nào ? Đó là một Sinh viên Phật tử, đã học xong Ban Việt Hán Đại học Sư phạm, một thành phần chủ chốt của Phong trào đô thị đấu tranh cho hoà bình thống nhất Việt Nam (từ 1963 đến 1966), làm thơ đấu tranh cho hoà bình thống nhất được Phạm Duy phổ nhạc (không những bài Đế Lại Cho Em thành Tâm Ca số 5, mà còn bài Nhân Danh (Tâm phẫn ca số 1) và bài Chuyện Hai Người Lính), tham gia kháng chiến, Tết Mậu thân về Huế giúp đỡ cho không biết bao người trong việc phòng tránh bom đạn trong chiến tranh, lấy sinh mạng chính trị của mình bảo đảm chính trị cho nhiều người mà Mặt trận Giải phóng Huế đang quan tâm, làm thơ viết văn kháng chiến yêu nước, trước 30-4-1975, từng đi nhiều nước trên thế giới, sau 30-4-1975 làm Tuyên huấn ở Thành ủy Huế (cho đến 1988), say mê nghiên cứu lịch sử văn hoá Huế, luôn luôn nhiệt tình với cuộc sống, gắn bó chặt chẽ với đồng bào, đồng chí. (Sau những năm 1980, Nguyễn Đắc Xuân còn có thêm nhiều chuyện khác được người yêu Huế biết tiếng nữa).

    Còn Nhã Ca thì sao ? Một nữ sinh Huế (cùng thế hệ với Nguyễn Đắc Xuân), bỏ học Trung học vào Sài Gòn đi theo Trần Dạ Từ - một người Bắc di cư. Trần Dạ Từ viết báo chống các Phong trào tranh đấu chống Mỹ - chống các chính quyền tay sai Mỹ ở Sài Gòn, hai vợ chồng Trần Dạ Từ và Nhã Ca là hai cây viết tâm lý chiến của Đài Tự Do của Mỹ  (Đài có nhiệm vụ chiêu hồi “cán binh Cộng sản” và đánh phá miền Bắc Việt Nam), năm 1969 xuất bản GKSCH viết về vụ Tết Mậu thân ở Huế, vu khống tội ác cho những người Huế nổi tiếng như Giáo sư Lê Văn Hảo, thầy giáo Hoàng Phủ Ngọc Tường, sinh viên Y khoa Hoàng Phủ Ngọc Phan và Sinh viên Sư phạm Nguyễn Đắc Xuân, được chính quyền Nguyễn Văn Thiệu trao giải thưởng cho cuốn GKSCH (1970), sau 30-4-1975 (cho đến trước năm 1980), cả hai vợ chồng đều bị đi học tập,  nhờ con đông nên vợ được về sớm, lo sợ bị trả thù tội vu khống, sống trong cảnh thiếu thốn, liên lạc với nước ngoài để tìm cách ra khỏi Việt Nam.

    Theo thực tế hoàn cảnh và cũng đúng với tâm lý nhân vật thì chính Nhã Ca đi tìm thăm Nguyễn Đắc Xuân mới hợp lý. Nhã Ca tìm  gặp Nguyễn Đắc Xuân để giải thích về chuyện thiếu thông tin, trong lúc chạy loạn, nghe người ta kể không đến đầu đến đuôi, và tưởng Nguyễn Đắc Xuân chết rồi, sử dụng tên Nguyễn Đắc Xuân trong bút ký chạy loạn để cho hấp dẫn, không ngờ ..... nên tìm đến gặp Nguyễn Đắc Xuân, lấy tình là người Huế với nhau, đã từng quen biết hồi còn là bạn học với chị họ của Nguyễn Đắc Xuân, mong Nguyễn Đắc Xuân thông cảm và hứa (dù cho là hứa cuội) sẽ viết lại  hoặc bỏ bài chuyện kể ấy.  Theo cách thông thường nầy thì :1. Nếu Nguyễn Đắc Xuân là một người háo thắng, căm thù Nhã Ca về tội vu không, sẽ giận giữ nạt nộ làm nhục Nhã Ca; 2. Nếu Nhã Ca sợ Nguyễn Đắc Xuân trả thù thì sẽ đến mua chuộc Nguyễn Đắc Xuân bằng tiền hoặc bằng những thứ mà một số bà vợ các sĩ quan VNCH thường dùng để được tha tội vu khống. 3. Nếu những việc Nhã Ca viết về Nguyễn Đắc Xuân là đúng sự thực, Nhã Ca sợ Nguyễn Đắc Xuân trả thù nên tìm đến để  hoá giải sự trả thù đó. Nhưng Nhã Ca đã không dựng lên cả ba trường hợp trên mà lại đi dựng chuyện ngược lại, vẽ một Nguyễn Đắc Xuân đã lớ ngớ tìm đến 142  Đồng Khởi thăm Nhã Ca với một thái độ van nài, sợ sệt, thiểu não khác thường. Một độc giả phổ thông cũng có thể đặt câu hỏi tác giả GKSCH được giải của Tổng thống Thiệu rằng: Nguyễn Đắc Xuân là người chiến thắng, đang phụ trách một tờ báo gì đó ở Huế (theo Nhã Ca), căm thù Nhã Ca, đòi “treo cổ Nhã Ca” (như cô bạn thân nào đó đã nói với Nhã Ca) tìm đến thăm Nhã Ca - một người mắc tội vu không, vừa đi học tập về để làm gì ?  Theo sự đời lúc đó có thể để: 1. Kể tội vu khồng của Nhã Ca để làm chantage (doạ tố cáo) buộc Nhã Ca phải hối lộ tiền hoặc hối lộ tình; hoặc 2. Nguyễn Đắc Xuân qua Nhã Ca móc nối với những những phần tử chống đối cách mạng từng quen biết với Nguyễn Đắc Xuân trước đây để làm phản cách mạng, hoặc 3. Vì bị kỷ luật, Cách mạng cho ra rìa cho nên đến tìm Nhã Ca - “một nhà văn lớn uy tín quốc tế” để nhờ cậy thanh thế làm lại cuộc đời. Cả ba trường hợp thông thường nầy Nhã Ca cũng không dùng. Có lẽ Nhã Ca sợ không dám hư cấu theo cách thông thường ấy, bà đã dựng một Nguyễn Đắc Xuân khác “lớ ngớ” buồn cười như tôi sắp đề cập đến từng chi tiết trong đoạn trích hồi ký của bà dưới đây.   

    2. Sự thật lịch sử có được bao nhiêu phần trăm trong Nhã Ca hồi ký ?

    Hồi ký Nhã Ca viết: “Một lần nhân vật Mậu Thân trong “Giải Khăn Sô Cho Huế” gặp tác giả, ngay tại ngôi nhà 142 Đồng Khởi. Khi anh ta bước vào, một tay ôm cái cặp da, một tay cầm cái hộp giấy. Thấy anh ta lớ ngớ, không chịu ngồi vào bàn, tôi bước ra. Chị không nhận ra tôi há, chị Vân?”(GKSCH, tr.18)

    NĐX bình luận:  Sự thực tôi tình cờ gặp Nhã Ca như thế nào cách đây gần mười năm tôi đã viết trong bài Hậu quả của “cái chết” của tôi như sau: “...một dạo trước năm 1980 (tôi không còn nhớ đích xác năm nào) tôi vào TP HCM, được anh Phương Hà ở báo Đại Đoàn Kết cho mượn một chiếc xe đạp để đi tìm mua tài liệu cũ về Huế xưa. Nhà anh ở trên tầng cao của cái Building ngay ngã tư Đồng Khởi-Lê Thánh Tôn. Khi gởi xe cho người giữ ở tầng trệt xong, tôi thả bộ dọc đường Đồng Khởi tìm mua cho con anh Phương Hà một gói bánh. Cách đó khoảng năm sáu gian phố gì đó tôi thấy có cái quán giải khát vắng vẻ, bên ngoài kê một cái tủ  kính bên trên có mấy thẩu bánh (ga-tô hay bánh thuẫn ?). Nhìn vào trong không thấy khách chỉ có một người đàn bà với nét mặt nặng và buồn, mái tóc thề tóc cắt ngắn ngang vai. Tôi hỏi: “Chị làm ơn bán cho mấy cái bánh !”. Người đàn bà đến mở nắp thẩu lấy bánh cho tôi. Khi tay cô vừa chạm vào mấy cái bánh trong thẩu thì như bị điện giật cô rút tay ra và chụp cái nắp nhôm xuống miệng thẩu kêu một cái cốp rồi quay lưng vô nhà. Tự nhiên tôi kêu lên :

     - “Thu Vân ! Tại sao thấy moa, toa lại bỏ đi ?”. 
       Người đàn bà quay lại nét mặt thảng thốt:
    - “Tôi nghe người ta nói anh đang tìm tôi để giết tôi nên sợ quá ...!”.

    So sánh hai đoạn trích trên độc giả có thể thấy cái sự hồi ký của Nhã Ca ngây ngô thiếu chân thực đến mức độ nào.

    Hồi ký Nhã Ca viết: “Giọng Huế đặc, [...]  Anh ta cao, gầy nhom, má hóp, mắt sâu hoắm ”. (tr.18)

    NĐX bình luận: Bà viết có phần đúng, lúc đó cán bộ như tôi ăn bo bo ăn khoai sắn nên tôi gầy, má hóp, tuy nhiên mắt tôi thì không sâu. Nhưng trời ơi, bà viết Nguyễn Đắc Xuân nói được giọng Huế mà lại giọng Huế đặc nữa thì lạ quá ! Nguyễn Đắc Xuân mà có thể nói được giọng Huế sao ? Đã có bao lần tôi thuyết minh về cái giọng Quảng đặc sệt của tôi. Tôi xa Huế năm lên 3 tuổi, theo mẹ lên Đà Lạt sống trong một ngôi làng của người Quảng Nam thành lập (làng Túy Sơn), tôi chơi với các bạn người Quảng và bị ảnh hưởng bạn và nói giọng Quảng luôn. Năm 19 tuổi (1956) về lại Huế, vào học trường Quốc Học, tôi bị các bạn Huế gọi tôi là “Thằng Chiếu” (người Quảng Quảng Nam hay ra Huế bán chiếu). Tôi rất ức. Biết thế nhiều người Huế mỗi lần muốn chọc tức tôi bằng cách nhái cái giọng Quảng của tôi. (Chưởi cha không bằng pha tiếng). Nay được bà Nhã Ca viết hồi ký cho tôi được nói giọng Huế đặc vui làm sao ! Cái giọng Quảng của tôi là một sự thật, nó đã vang lên trong nhiều cuộc hội thảo, nhiều cuộc biểu tình, nhiều cuộc mít-tin, nhiều buổi phát thanh, truyền hình trong nước ngoài nước (các đài BBC, RFI, VOA) ba bốn chục năm qua ai mà không biết. Không cần phải kiểm chứng cũng có thể biết được sự thật. Nếu không tin bà phone cho tôi ở số 054.823009, nghe tôi nói thử là giọng Quảng hay giọng Huế nào ? Một chuyện thực như thế mà bà có thể viết sai 100% như thế thì thử hỏi những chuyện không thể kiểm chứng được hay khó kiểm chứng bà đã viết trong hồi ký và trong GKSCH có đúng sự thực được không ? Khó tin quá !

    Hồi ký Nhã Ca viết: “Nguyễn Đắc Xuân, được biết tới cạnh Hoàng Phủ Ngọc Tường từ thời sinh viên tranh đấu sau 1963, “người mê nhạc Phạm Duy, tác giả bài thơ “Để lại cho em” được phổ nhạc thành Tâm Ca. Sau khi bỏ ra khu theo Cộng Sản, hồi Mậu Thân, anh ta trở về Huế, ngồi xử trong những phiên toà chôn người”. (tr.19)

    NĐX bình luận: Từ năm 1963 đến 1966 tôi và anh Hoàng Phủ Ngọc Tường cùng tham gia Phong trào đấu tranh đô thị nhưng không ở cạnh nhau. Anh Tường là giáo sư trường Quốc Học còn tôi là Sinh viên Đại học Sư phạm. Mãi đến mùa hè 1966 cho đến năm 1971 lên rừng cùng công tác ở Văn phòng Thành ủy và Ban Tuyên huấn Thành uỷ Huế. Từ đó đến nay chúng tôi công tác xa nhau, thỉnh thoảng mới gặp nhau. Đúng, tôi là “người mê nhạc Phạm Duy, tác giả bài thơ “Để lại cho em” được phổ nhạc thành Tâm Ca”. Không những bài Để Lại Cho Em mà còn có hai bài Nhân DanhChuyện Hai Người Lính cũng được Phạm Duy phổ nhạc, cũng rất nổi tiếng trong trong những năm 1966-1967. Tôi mê nhạc Phạm Duy, nhờ nhạc Phạm Duy (Tình Ca, Mẹ Việt Nam, Con Đường cái Quan..) mà tôi hình thành tư tưởng yêu nước của tôi. Điều nầy tôi đã khai trong lý lịch khi tôi mới bước chân vào cuộc đời kháng chiến. Nhà báo Nguyễn Quốc Thái còn nói : Sau 1975, Nguyễn Đắc Xuân là người có bộ sưu tập về Phạm Duy số 1 ở Việt Nam. Và tôi cũng thông tin cho bà biết, nhân lễ sinh nhật đầu tiên của Phạm Duy, sau năm 1975,  tổ chức tại Việt Nam tôi đã viết cuốn sách  “Mừng ngày trở về của nhạc sĩ Phạm Duy” để tặng Phạm Duy. Hiện nay tôi và nhạc sĩ Phạm Duy thân thiết như không có chuyện 39 năm cách biệt trong cuộc đời của nhau. Một người làm thơ như thế, yêu nhạc Phạm Duy trước sau như thế mà lại có lúc “bỏ ra khu theo Cộng Sản, hồi Mậu Thân, anh ta trở về Huế, ngồi xử trong những phiên toà chôn người” được sao ? Trong bài viết Hậu quả của “cái chết” của tôi cách đây mười năm mà bà đã đọc, tôi đã viết để hỏi bà rằng: “Các hoạt động của tôi ở Huế dân Huế biết, các đồng chí đồng sự của tôi hiện còn đang sống đều biết rất rõ. Giữa một cuộc chiến đấu lớn lao, đông đảo như thế, tôi xử ai và tôi giết ai tôi không thể làm một mình và chắc chắn 30 năm qua những đối tượng ấy không thể làm thinh trước dư luận báo chí trong và ngoài nước. Tôi đã mở toà án ở đâu và xử ai ? Đến nay ở nước ngoài có lẽ Nhã Ca có thể viết rõ ra để chứng minh tính chân thực của cuốn sách được ông Thiệu trao giải.” Vì sao bà không trả lời, bà không nêu được một nhân chứng nào ? Bà không dẫn chứng được người nào thì tại sao năm 2008 nầy xuất bản Hồi ký bà còn viết trong Tết Mậu thân tôi vẫn còn “ngồi xử trong những phiên toà chôn người”? Năm 1969 bà viết GKSCH trong lúc chạy loạn, viết trong trường hợp bà tưởng tôi chết rồi, bà viết để lấy tiền của chính phủ Thiệu...để sống tôi có thể hiểu được nên tôi  không giận gì bà. Nay bà đã biết tôi còn sống, bà đã biết rõ không có chuyện tôi giết người, không có chuyện tôi ngồi xử án ai vậy tại sao bà còn hạ bút viết trong hồi ký những điều ác nhơn đến như thế ? Nếu bà sống với tôi cùng trong một nền pháp luật tôi sẽ đưa bà ra toà về tội vu khống. Vì bà đã đi tỵ nạn, đã ra khỏi Việt Nam nên pháp luật Việt Nam không thể xử bà. Vì thế nhân đây tôi mong các Đài Phát thanh thường phỏng vấn tôi như BBC, RFI, VOA, các báo chí ở nước ngoài hãy giúp tôi trực tiếp hỏi Nhã Ca dựa vào nguồn tài liệu nào, vào nhân chứng nào để viết về tôi như thế ? Kính đề nghị các vị  lãnh đạo tâm linh trong các chùa Phật mà vợ chồng Trần Dạ Từ-Nhã Ca đến bạch Phật hãy hỏi họ “Gây nên cái nhân ác nghiệt như thế quý vị có lường hết được cái quả quý vị sẽ phải nhận như thế nào không ?”. “Một người không thù hận gì với quý vị như thế vì sao quý vị lại đeo đẳng hại họ đến thế ?”  Tôi mong các bạn tôi ở Hoa Kỳ có dịp gặp Nhã Ca hãy hỏi hộ tôi :“Bà nghĩ sao khi có người viết hồi ký vu khống bà tội giết người, chôn người như bà đã  viết về Nguyễn Đắc Xuân trong tết Mậu thân ? Nguyễn Đắc Xuân cũng là một người cầm bút, độc giả của Nguyễn Đắc Xuân không phải là loại “đá cá lăn dưa”, họ sẽ nghĩ gì về cây bút của bà ?”.  Riêng tôi-Nguyễn Đắc Xuân, bao giờ Nhã Ca chưa có lời xin lỗi, chưa xoá bỏ tất cả những lời vu khống tội ác cho tôi trong tất cả tác phẩm của bà thì trong hồi ký của tôi sẽ có  những Phụ lục đời đời lên án bà.  

    Hồi ký Nhã Ca viết: “Hiện nay, nghe đâu (NĐX) đang là nhân vật văn hoá, Tổng thư ký cả cái hội lẫn tờ báo văn nghệ gì đó ngoài Huế”.

    NĐX bình luận: Những thông tin bà nghe đâu đó về tôi trước năm 1980 (thời điểm tôi tình cờ găp bà) đều sai cả. Cho đến năm đó (1980) tôi chỉ là một cán bộ của Ban Tuyên giáo Thành ủy Huế thôi. Không có bất cứ một chức tước nào như bà nghe đâu ! Năm ấy là thời bình, việc liên lạc đi lại giữa Huế và TP HCM rất bình thường, thế sao bà nhận được thông tin về tôi sai lạc đến thế ? Thảo nào những gì bà biết về tôi thời chiến tranh tết Mậu thân sai béc là thế. Một người cầm bút viết người thực việc thực tại sao ẩu tả đến thế ?  Bà có biết những thông tin sai lạc của bà đã gây tai hại cho người khác đến như thế nào không ? Lương tâm, trách nhiệm của người cầm bút của bà ở đâu ?  Hay cây bút của bà chỉ biết tiền mà không có tâm ?

    Hồi ký Nhã Ca viết: “Anh ta đổi khác nhiều quá, hình như đã mất hết cái nồng nhiệt, hăng hái của thời kỳ tranh đấu. Eo xèo. Mệt mỏi”.[..] “Không còn hình ảnh Đắc của Mậu Thân nữa. Anh ta ngồi, hiền lành, hình như còn đôi chút bối rối, ngượng nghịu. Vẫn má hóp, trán nhăn, tóc bạc, anh ta đang yên lặng, chờ”.

    NĐX bình luận: Từ sau ngày bà bỏ trường Đồng Khánhg mà đi, bà không còn cơ hội đến chơi với bà chị họ tôi ở đường Chi Lăng nữa cho nên tôi không có dịp gặp lại bà cho đến cái năm trước 1980 ấy. Tôi đi tranh đấu chống các chính quyền tay sai Mỹ, chống Mỹ, ông chồng bà cộng tác với Chu Tử viết báo chống các Phong trào tranh đấu đô thị, bà gặp tôi ở đâu mà bà biết được cái nồng nhiệt hăng hái của tôi ? Gặp lại bà tôi rất tự nhiên như tôi đã kể lại trong bài Hậu quả của “cái chết” của tôi. Vô lẽ gặp bà tôi cũng nồng nhiệt giống như lúc xuống đường tranh đấu chống Mỹ và chính quyền Sài Gòn tay sai Mỹ sao ? Có điều gì chứng tỏ tôi eo xèo, mệt mỏi đâu ? Một người như bà viết đang “là nhân vật văn hoá, Tổng thư ký cả cái hội lẫn tờ báo văn nghệ gì đó ngoài Huế” thì vì sao có thể  “eo xèo, mệt mỏi” đến như thế ?  Bà viết lấy được, viết theo cái lý xuyên tạc sự thật của bà chứ không phải viết theo tâm lý nhân vật mà bà đã dựng lên. Bà viết tiểu thuyết mà trình độ tưởng tượng, xây dựng tâm lý nhân vật như vậy tầm thường, non tay quá !.   

    Hồi ký Nhã Ca viết: Tôi nhớ cô bạn thân, mới đó, chiều nào còn dặn đi dặn lại: “Hắn đòi treo cổ mi. Đừng có về Huế.”

    NĐX bình luận: Cô bạn thân của bà là ai ? Cô ấy có từng làm việc cho Mỹ không ? Cô ấy nghe tôi nói treo cổ bà ở đâu ? Nói trong trường hợp nào ?  Là một nhà văn, nếu có thật một người nào đó đã nói với bà như thê, bà nhận định như thế nào ? Bà có tin là thật không ?  Bà xem thử tại miền nam Việt Nam từ 30-4-1975 đến nay (2008) đã có ai được treo cổ người khác vì tư thù không ?  Nếu quả thật tôi có ý treo cổ bà tôi có thể thực hiện được không ? Nếu làm được tôi chắc miền Nam VN đã tắm máu, bởi vì người của các chế độ Ngô Đình Diệm, và các chế độ tay sai Mỹ đã gây ra không biết bao tội ác với các gia đình có người thân đi kháng chiến hay đấu tranh ở đô thị. Một người tuyên bố treo cổ bà tại sao lại đến thăm bà với thái độ lớ ngớ, chịu đựng như bà viết được sao ? Thật quá mâu thuẫn. Nhã Ca ơi, viết lách như thế mà cũng được giải thưởng nầy nọ sao ?

    Hồi ký Nhã Ca viết: “Trong cái cặp da kia, cái hộp giấy kia, có gì mà anh ta ôm khư khư vậy?

    Đành nhìn thẳng vào mặt nhân vật một thời:

    “Anh có mang sợi dây theo không?”
    “Sợi dây?”
  
    Mắt anh ta mở dấu hỏi. Tôi cười:

    “Sợi dây thừng để treo cổ chớ chi nữa. Nghe anh tuyên bố sẽ treo cổ tôi ở Huế. Tôi bận quá, không ra Huế được, bắt anh phải vô tận đây. Không có sợi dây thừng, lấy gì mà treo?”

    Chắc nhớ chuyện cũ rồi, anh ta cười xuề xoà:

    “Thôi mà. Chị Vân. Nãy giờ tôi đi qua đi lại mấy lần, muốn vô thăm chị. Tôi đứng ở quầy bánh trước nhà, mua mấy cái bánh, rồi mới vô. Chị khoẻ không?”

    NĐX bình luận: Đoạn trích cho thấy Nhã Ca thách thức và tôi xuề xoà. Tôi tin lúc ấy một người mới đi học tập về và ông chồng còn nằm trong trại cải tạo không dám thách thức với một cán bộ cách mạng như thế đâu và ngược lại không bất cứ một cán bộ nào (sau năm 1975) “đang là nhân vật văn hoá, Tổng thư ký cả cái hội lẫn tờ báo văn nghệ gì đó ngoài Huế” lại dễ dãi xuề xoà đến như Nhã Ca viết đâu. Còn đối với tôi, lúc ấy mà Nhã Ca dám thách thức như thế thì có lẽ một là bà đã được ngay một bài học hai là tôi bye bye  bà chứ không như tôi viết trong bài Hậu quả của “cái chết” của tôi vô tư như thế đâu. Chỉ một chi tiết nhỏ thôi : Vì đi mua mấy cái bánh để cho con anh bạn  mà tôi đến quán cà-phê 142 Đồng Khởi hỏi: “Chị làm ơn bán cho mấy cái bánh !” Không ngờ người bán bánh là Thu Vân-Nhã Ca. Vỉ mấy cái bánh mà tôi gặp lại bà. nếu không đến 142 Đồng Khởi hỏi mua mấy cái bánh thì không có chuyện tôi gặp bà  hôm ấy. Thế mà bà lại viết tôi đến thăm bà, mua bánh đến mời bà. Tôi đâu có điên để đi mua bánh mời người vu khống tội ác cho mình ? Hay tôi có tình ý gì với bà mà tốt với bà đến vậy?  Một người cầm bút có chút liêm sỉ không ai dám tráo trở đến vậy.

    Hồi ký Nhã Ca viết: Nguyễn Đắc Xuân nói : “Xin chị cho tôi một ly đen. Cho phép tôi mời chị một ly?”

    NĐX bình luận: Ở trên bà bảo tôi nói giọng Huế đặc đã buồn cười rồi. Bây giờ bà lại cho tôi gọi cà-phê đen nữa thật lạ. Các bạn tôi mà đọc đến đoạn nầy thì họ cười tôi chết mất thôi. Xưa nay tim tôi kỵ cà-phê, uống sửa với chỉ vài giọt cà-phê là đã thấy đánh trống ngực rồi. Không ngờ bà lại cho tôi chơi đến cà-phê đen nữa chỉ có vào bệnh viện thôi. Bà nhớ cách sao mà nhầm đến khôi hài vậy ?

    Hồi ký Nhã Ca viết: “Chị có đọc tờ Sông Hương không?”

    Gần đây, tôi có đọc. Gật đầu.

    “Tôi muốn mời chị về lại với Huế. Mời chị viết.”

    Anh ta nói, thình lình, bất ngờ. Tôi chưng hửng. Tờ báo trên tay anh ta đưa về phía tôi. Tôi không đưa tay lấy.

    “Anh có nói đùa không?”

    Vẫn nghiêm trang:

    “Không, chị Vân. Tôi rất thành thực đến gặp chị, mời chị cộng tác với tờ Sông Hương, tờ báo của Huế mình.” (Tr. 21)

    NĐX bình luận: Thưa bà, tôi gặp bà trước năm 1980. Tạp chí Sông Hương số đầu tiên ra đời vào năm 1983. Bà đọc được tạp chí Sông Hương trước khi tạp chí Sông Hương ra đời trên 3 năm. Quái lạ thật. Viết như thế chứng tỏ đoạn văn nầy bà mới “sáng tác” trong lúc ngồi bịa cái gọi hồi ký ở Mỹ. Giả như đã có tạp chí Sông Hương và tôi có mời bà viết cho tạp chí Sông Hương như bà viết. Thế thử hỏi vào trước năm 1980 tại Việt Nam có báo chí nào dám mời một người vừa ra khỏi trại Cải tạo viết cho mình không ? Dám mời một người viết văn chống Cộng được giải thưởng của Nguyễn Văn Thiệu viết cho báo chí của mình không ?  Nếu tôi có là “là nhân vật văn hoá, Tổng thư ký cả cái hội lẫn tờ báo văn nghệ gì đó ngoài Huế” như bà viết tôi không dám. Và, tôi cũng đoan chắc nếu một người nào đó nắm trong tay quyền lực về truyền thông báo chí đến đâu cũng không dám. Lúc đó không dám và ngay bây giờ  tôi cũng không dám. Trước năm 1980 mà có người mời Nhã Ca viết bài cho báo chí Việt Nam chứng tỏ báo chí Việt Nam lúc đó cởi mở quá ! Làm gì có ! Sau trên 20 năm đổi mới mở cửa, báo chí Việt Nam đã sử dụng bình thường bài vở của các cây bút ở nước ngoài, nhưng chắc chắn không một tờ báo tạp chí nào dám đăng bài của một cây bút chống phá cách mạng hàng đầu như Nhã Ca. Bà sáng tác chuyện lịch sử mà thiếu thực tế lịch sử quá ! Sự thật, tôi có khuyên bà viết trong trường hợp tôi đã nêu trong bài  Bà Nhã Ca có thực mong có “sự ăn ở tử tế giữa con người” không ?  và tôi chép lại ra đây để độc giả khỏi mất thì giờ  tìm.  
                                                                     
    “Trong câu chuyện tôi vô tình gặp bà ở quán cà-phê 142 đường Đồng Khởi trước năm 1980 có một mẩu tôi chưa viết trong bài “Hậu quả của cái chết của tôi”. Nay xin ghi lại.

    Sau khi nói chuyện thân mật, tôi nói cho bà biết những chuyện bà dựng lên trong GKSCH về tôi là không đúng sự thật. Tôi chứng minh cho bà nghe và nêu tên những cá nhân hoạt động gần tôi hồi Tết Mậu thân 1968 ở Huế để bà có thể thẩm tra biết sự sai lầm của bà như thế nào. Một trong những người đó là nhà báo Vĩnh Tháp đang có nhà ở đường Lê Thánh Tôn gần nhà bà ở đường Đồng Khởi. Cuối cùng tôi khuyên bà:

    - “ Người cầm bút là người đại diện cho lương tâm con người. Người cầm bút phải viết đúng sự thật. Nếu thấy sai thì phải sửa. Chị nên viết lại những điều chưa đúng sự thật ấy đi !”   

    Bà nói ngay:

    -“ Tôi viết bây giờ ai in cho tôi !”.

    Tôi giải thích:
   
   -“Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến lúc ấy viết có ai đăng cho đâu ! Thế mà ngày nay chúng ta phải đi tìm để in. Vì các tác phẩn của các vị ấy thực sự có giá trị”.

    Sự thật là như thế mà bà lại sáng tác nên chuyện tôi mời bà viết cho tạp chí Sông Hương - một tạp chí ra đời sau cuộc tôi gặp bà đến trên ba năm. Sư thật trong hồi ký của Nhã Ca như thế đấy.

    Hồi ký Nhã Ca viết: “Tôi không gặp lại anh ta. Hai năm sau, Từ ra khỏi trại tù. Một hôm đi về kể vừa gặp một người ngoài đường. Anh ta gọi, quay lại, không nhận ra. Lại giới thiệu:“Nhân vật của bà Nhã Ca đây mà.” Vẫn chưa nhớ ra. Xưng tên đầy đủ: Nguyễn Đắc Xuân. Có nói chuyện với nhau không? Từ nói có. Anh ta còm cõi, tội nghiệp, nhưng trò chuyện vui vẻ, hoà nhã” (tr.22).

    NĐX bình luận: Nội dung đoạn trích hồi ký nầy của Nhã Ca gần đúng với con người thực của tôi từ sau 30-4-1975 đến giờ. Theo bà tôi đã gặp lại Trần Dạ Từ trên đường phố TP HCM sau năm 1980 vài năm. Sự thực từ sau 30-4-1975 chưa bao giờ tôi gặp lại Từ cả. Nếu gặp thì tôi đã có một cuộc trò chuyện với Từ về đề tài vu khống bịa đặt độc địa của Nhã Ca. Trong nhật ký của tôi, trong các bài viết của tôi đề cập đến Nhã Ca chắc đã nhắc lại cuộc gặp đó. Nhưng sự thực không có. Rất tiếc. Không rõ Từ đã nói dối bà chuyện gặp tôi hay là bà đã sáng tác lên chuyện gặp đó sau khi nhiều người bạn của bà đã gặp tôi ở Việt Nam và ở Hoa Kỳ trong mấy chục năm qua ? Một người bị bà viết sách nói là kẻ sát nhân, kẻ ngồi xử án chôn người đáng lẽ họ phải sợ, phải chạy tội tại sao họ lại tự hào tự giới thiệu với những người đã đọc sách của bà về những việc tội ác đó ? Phải chăng đó là một cách tố cáo bà đã bịa đặt đã phạm tội vu khống độc ác?  Sau năm 1975, Việt Nam bị cấm vận, Việt Nam bị chế độ bao cấp làm trở ngại cho việc phát triển, Việt Nam phải giải quyết hậu quả chiến tranh... nên đời sống cán bộ khó khăn, thiếu ăn, trẻ con suy dinh dưỡng. Tôi sống trong hoàn cảnh đó nên gầy còm  như bao cán bộ khác. Nhưng chắc chắn tôi không gầy bằng Trần Dạ Từ lúc đi bán báo Tiền Phong cho Hồ Đình Phương hay ra nằm nhờ nhà Ngô Đức Chương ở ngõ hẽm Ngô Đức Kế gần cửa Đông Ba ở Huế viết báo lá cải của Lê Trọng Quát để độ nhật. Gầy còm thì có gì mà tội nghiệp ? Tôi gầy vì lúc đó đất nước khó khăn, mọi người cùng gầy. Nếu lúc đất nước khó khăn, mọi người gầy mà tôi béo mập thì chỉ có thể giải thích là tôi tham nhũng ăn cắp hoặc tôi bí mật ăn tiền của ngoại quốc thì mới đáng tội chứ ?  Bà cố tình bịa đặt chuyện ác cho tôi và chuyện thiện của bà để bảo vệ cuốn sách được giải của Nguyễn Văn Thiệu của bà, nhưng bà cũng không thể nhắm mắt trước con người thực Nguyễn Đắc Xuân rất được bạn đọc trong và ngoài nước biết đến trong mấy chục năm qua. Không cần phải phản biện dài dòng, chỉ cần đề cập đến con người thật của tôi trong thời gian đi học, trong thời gian tranh đấu Phật giáo và làm thơ tranh đấu, trong kháng chiến và trong thời gian nghiên cứu lịch sử văn hoá Huế thì sẽ thấy ngay những gì Nhã Ca viết về Nguyễn Đắc Xuân là bịa đặt, ngược ngạo, ác độc. Nguyên nhân nào, động cơ nào, hoàn cảnh nào đã xui Nhã Ca  viết như thế ?  Cho đến giờ nầy tôi vẫn chưa tự giải thích cho mình được. Hỡi các nhà chính trị, các nhà nghiên cứu văn nghệ Việt Nam hải ngoại, những bạn bè của Nhã Ca, những bạn bè quen biết Nhã Ca và cũng từng biết tôi...kính mong quý vị giải thích giúp tôi! Địa của tôi đây: 9/1B Nguyễn Công Trứ, Huế. Đt: 054.823009 E-mail: gactholoc@yahoo.com .
 
*
*     *

    Vừa viết đến đây thì điện thoại bàn reo. Một người bạn làm thấy thuốc của tôi từ Mỹ gọi về. Sau khi nói chuyện riêng xong anh bạn thầy thuốc hỏi “Đang viết chi đó ?” . Tôi bèn đọc mấy dòng vừa viết xong và  nhờ người bạn giải thích hộ động cơ nào đã xui Nhã Ca viết ác về tôi như thế. Người bạn tôi cười ha hả và nói ngay: “Có 3 động cơ: 1. Anh là nhà văn Việt Nam trong chế độ Cộng sản, Nhã Ca viết nói xấu anh để lấy điểm với các lực lựong chống Cộng ở hải ngoại; 2. Nguyễn Đắc Xuân là người nổi tiếng, viết gây gỗ với người nổi tiếng để kích đông, quảng cáo cho sách của Nhã Ca; 3. Viết ác về Nguyễn Đắc Xuân để trả thù anh đã chê Nhã Ca xấu gái, chê Nhã Ca là con gái Huế bỏ Huế vào Sài Gòn theo trai, chê Nhã Ca ít học”.  Mô Phật. Tôi chưa bao giờ nghĩ về Nhã Ca như thế cả, nhất là động cơ thứ ba. Nếu đúng như vậy thì quá tầm thường. Những người chống Cộng mà xài loại ăn hô nói thừa như Nhã Ca thì sẽ đạt được một kết quả còn tệ hơn ngày 30-4-1975 ở Sài Gòn cũ nữa. Còn bà muốn lợi dụng tên tuổi của tôi để quảng cáo cho các cuốn sách của bà với độc giả chống Cộng, tôi sẵn sàng giúp bà. Còn động cơ thứ ba, bà trả thù tôi, vì tôi xem thường bà thì hoàn toàn không đúng. Tôi có xem thường bà hay không bà cứ đọc lại bài tôi viết cách đây mười năm Hậu quả của “cái chết” của tôi thì sẽ rõ.  Tôi xin cám ơn bạn tôi về hai động cơ một và hai.

    Nếu quả thật Nhã Ca bất chấp sự thực, viết ác về tôi để lấy điểm với các lực lượng chống Cộng, để kích động độc giả mua sách của bà thì việc tôi phản biện các bài viết về tôi của bà lâu nay có còn ích lợi gì nữa ? Bà viết để lấy điểm chính trị, viết để lấy tiền thì chuyện lương tâm, đạo đức, sự thực làm sao tiếp cận được bà. Biết thế nhưng tôi không vứt loạt bài mà tôi đã bỏ công gõ máy. Hiện nay bà đang có nhiều vàng, nhiều hột xoàng, có nhà in, có báo,  được các lực lượng chống cộng vinh danh, có sách đẹp chưng ở các hiệu sách Việt bà có thể làm ngơ trước các bài viết của tôi. Nhưng như thường tình, ngày kia khi bà sắp chia tay cuộc đời, tất cả những gì bà đang hãnh diện hôm nay không còn nghĩa lý nữa, mà trái lại bà lại cần một lời bạch Phật, một trái tim không vướng bận tội ác trước khi lìa đời bà sẽ thấy cần những bài viết của tôi. Thời bơi chãi làm điều bất chính để kiếm tiền, kiếm danh bà không đủ can đảm nhận những sai lầm tội ác của mình. Những bài viết của tôi nói hộ những tội ác của bà. Lúc đó bà sẽ cám ơn tôi.        

    Tết Mậu tý 2008 vừa rồi, trả lời Phỏng vấn của Mặc Lâm Đài RFA, bà đã nói: “Dù tai nghe mắt thấy, có sao viết vậy, hẳn nhiên cũng không khỏi thiếu sót hoặc sai sót. Ðiều quan trọng là tấm lòng. Chữ nghĩa đã viết là chuyện đã rồi, có sao để vậy. Tôi thật tình mong những thiếu sót sẽ dần được bổ túc, những sai sót sẽ dần được chỉ rõ”.  Nghe được những câu nầy tôi  nghĩ gần đến tuổi cổ lai hy bà đã hồi tâm, đã biết điều phải chăng, tôi  chờ đọc “ những thiếu sót sẽ dần được bổ túc, những sai sót sẽ dần được chỉ rõ” Nhưng không ngờ,  đọc những gì bà viết về tôi trong hồi ký của bà còn tệ hại hơn, láo toét hơn những gì bà đã viết hồi chiến tranh. Bà cố tình lừa độc giả hay chính bản chất của bà là lừa lọc như vậy ?

    Ôi, khổ thân tôi !
   
    Tôi phải in lại loạt bài viết nầy trong hồi ký của mình sao ?  


Gác Thọ Lôc, chiều ngày 24/6/08

Người đánh bom sân bay quân sự Biên Hoà năm 1972

Người thành cổ Quảng trị
(QT) - Tôi gặp ông trong đoàn cựu đoàn viên các cơ quan Dân Chính Đảng Trung ương Cục miền Nam hành hương về Quảng Trị. Khuôn mặt hiền lành, tóc trắng, dáng người to cao vừa đi, vừa gọi điện thoại, ông quay người hỏi thăm về “Đại lộ kinh hoàng”. Tôi chỉ đường cho ông và rồi trong khi nói chuyện, tôi phát hiện ra ông vốn là một nhân viên kỹ thuật sân bay, người được ta cài vào không quân ngụy làm công tác địch vận, người đã đặt bom làm nổ tung sân bay quân sự Biên Hòa năm 1972 – ông tên là Nguyễn Văn Thôn quê ở xã Bình Phú, Cai Lậy, Tiền Giang.

Ông cười thật hồn nhiên kể cho tôi nghe: “Có đận, tui đu theo máy bay tiếp vận ra tận sân bay Ái Tử, nghe tiếng “đại lộ kinh hoàng” ta và địch “quần” nhau dữ lắm, định đi coi chơi, nhưng pháo mặt đất của Việt Cộng bắn rát quá trời, may tui đu cầu thang bay “zô” kịp chớ! Nên giờ phải hỏi coi “đại lộ kinh hoàng” ở đâu”.

 
 Ông Nguyễn Văn Thôn thắp hương tưởng niệm tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Đường 9.

Sau trận đánh oanh liệt một mình làm nổ tung cả sân bay Biên Hòa, sân bay quân sự lớn nhất miền Nam thời bấy giờ, vào ngày 9/9/1972 mà báo chí ở Sài Gòn lúc đó cho rằng sân bay bị pháo kích, năm 1974, ông Nguyễn Văn Thôn được Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam tặng thưởng Huân chương Thành đồng hạng Nhì vì đã có thành tích xuất sắc tiêu diệt và làm bị thương 500 tên địch, phần lớn là sĩ quan, lính lái máy bay, nhân viên kỹ thuật, phá hư trên 200 máy bay các loại, gây thiệt hại nặng các cơ sở kỹ thuật, khu bảo trì máy bay, phương tiện, cao ốc của Sư đoàn 3 không quân ngụy cùng hệ thống phòng thủ phi trường, hệ thống phòng thủ điện tử...

Trước đó, vào cuối năm 1970, Nguyễn Văn Thôn (Hai Thôn) tính đi bộ đội thì gặp đồng chí Đỗ Trung Dũng (Tư Dũng) lúc đó là đội phó đội binh vận không quân của Ban binh vận Trung ương Cục miền Nam đang về Bình Phú (Cai Lậy, Tiền Giang) tìm người cài vào tổ chức địch. Hai Thôn to con, lanh lợi được chọn ngay. Tháng 2/1971, Hai Thôn gia nhập quân đội Sài Gòn và “học nghề” tại sân bay Tân Sơn Nhất do các chuyên viên vũ khí Mỹ dạy. Sau 2 tháng huấn luyện, Hai Thôn chính thức trở thành binh nhì của không đoàn chiến thuật 23, Sư đoàn 3 không quân, làm việc tại sân bay Biên Hòa.

Sân bay Biên Hòa là căn cứ của Sư đoàn 3 không quân Sài Gòn và không đoàn kỹ thuật tiếp vận, bảo trì, sửa chữa máy bay các loại cho toàn miền Nam. Hàng ngày, tại sân bay thường xuyên có khoảng 300 máy bay các loại xuất kích. Sân bay được bảo vệ bên trong bởi một tiểu đoàn an ninh, bên ngoài là nhiều lớp hầm hào kẽm gai, gài sẵn lựu đạn, mìn... “Với mục đích phải đánh cho được sân bay Biên Hòa, đã có rất nhiều đặc công của ta vào trinh sát địa bàn, vậy nhưng chưa thành công như mong muốn, hơn nữa nhiều chiến sĩ của ta đã hy sinh khi thực hiện nhiệm vụ này” – Ông Hai Thôn nhớ lại.

Để tạo vỏ bọc tốt, theo chỉ đạo trực tiếp của Tư Dũng, Hai Thôn để vợ con ở lại quê, thuê một căn nhà nhỏ trước cổng sân bay. Người liên lạc truyền đạt chỉ thị trực tiếp của đơn vị cho anh là chị Sáu Ánh, vợ anh Tư Dũng, giả làm người bà con xa của anh. Ngay những ngày đầu tiên này, với mục đích mở rộng các mối quan hệ thân quen trong sân bay, Hai Thôn bắt đầu tìm cách kết thân với bọn an ninh, mật vụ sân bay và cả những tên trực tiếp phụ trách.

Bà Sáu Ánh hồ hởi kể: “Hai Thôn đẹp trai, phóng khoáng, chịu chơi nên kết thân với tụi nó dễ ợt à! Chú ấy làm việc rất cẩn trọng nên không có đứa nào nghi ngờ”. Bà Sáu làm liên lạc trong đường dây của Ban binh vận Trung ương Cục miền Nam suốt mười mấy năm cho đến ngày đất nước thống nhất, bây giờ đã nghỉ hưu, cũng đã gần 70 đang sống tại thành phố Biên Hòa.

Đầu năm 1972, Hai Thôn chính thức làm việc trong toán trang bị bom đạn cho máy bay. Nhiệm vụ cách mạng giao cho anh lúc này là tìm hiểu kỹ mọi mặt tình hình, đồng thời, nhanh chóng nắm thông suốt toàn bộ khâu trang bị bom và hỏa tiễn cho máy bay chiến đấu của chúng tại sân bay Biên Hòa. Theo lời chị Sáu Ánh, Hai Thôn phải tìm mọi cách làm sao cho mọi qui định trong sân bay ngày càng lỏng lẻo đi. Ví như, lúc đầu đi lãnh bom phải có 2 người, hồi sau chỉ còn 1, cứ riết vậy rồi bọn lính gác cũng thành quen, có như vậy ta mới dễ dàng đánh chúng.

Hai Thôn kể: Tháng 5/1972, chị Sáu Ánh dưới quê mang lên một giỏ chất đầy trái cây, phía dưới đáy giỏ là 1 kg chất nổ C4. Tư Dũng lại đưa tiếp cho anh gần chục kíp nổ hẹn giờ, mỗi kíp lớn bằng đầu cây bút bi có chứa a xít, chỉ cần cắn nhẹ đầu kíp, a xít chảy ra ăn mòn lò xo, làm lò xo đứt, kích hoạt kíp nổ phát huy tác dụng. Thời gian kích hoạt là một tiếng đồng hồ, đủ để Hai Thôn rút lui an toàn.

Hai Thôn bắt đầu nhiệm vụ bằng việc nhét chất nổ C4 vô ống kem đánh răng rồi tìm cách đặt chất nổ đã chuẩn bị sẵn vào bom cũng như cách lắp đặt kíp nổ nhanh nhất. Đầu tháng 9/1972, Hai Thôn trình bày phương án đánh bom với cấp trên và được cấp trên lúc bấy giờ là Đội trưởng Trần Lệ Quân (Tư Cao) chấp nhận phương án đặt thuốc nổ vào các ụ bom vì sức công phá sẽ rất mạnh.

Hơn nữa, đó là nơi Hai Thôn làm việc hàng ngày và gần cơ quan chỉ huy các phi đoàn, nhà kho sửa chữa máy bay...Để đặt thuốc nổ vào đầu quả bom phải tháo nắp nhựa gắn trên đầu quả bom ra trước. Vì vậy, trước đó, Hai Thôn bày tụi lính tháo nắp nhựa gắn trên đầu bom ra bán xài để ngừa nếu anh bị bắt gặp khi tháo nắp sẽ tránh được nguy hiểm.

Sáng 9/9 là chủ nhật nên việc kiểm soát khá lỏng lẻo trong khi số bom đạn dự trữ “chưa khi nào nhiều bằng” như cách nói của Hai Thôn. Chuẩn bị hành động thì Hai Thôn may mắn bắt gặp một người tài xế quen nhờ anh lái xe giùm để anh ta về nhà. Hai Thôn nhận lời rồi lái xe đến ụ bom với ống kem đánh răng chứa thuốc nổ và kíp nổ. Sau 3 phút thao tác, thuốc nổ và kíp nổ đã được kích hoạt. 8 giờ 7 phút, Hai Thôn ung dung ra khỏi sân bay, rủ một người làm chung toán lắp bom ra quán uống cà phê để tránh bị nghi ngờ rồi trở về nhà.

Đúng 1 tiếng đồng hồ sau, một tiếng nổ dậy trời làm rung chuyển cả thành phố Biên Hoà, khói lửa ngút trời. Ba ngày sau, Hai Thôn bị an ninh Sài Gòn gọi lên lấy lời khai. Anh không hề sợ hãi lúng túng nên trả lời rành mạch những thứ đã chuẩn bị sẵn. Sau mấy lần bị hỏi tới, hỏi lui, Hai Thôn và người bạn cùng uống cà phê với anh trước giờ bom nổ đã được khen là “những quân nhân có trách nhiệm” vì đã có mặt kịp thời vào cứu nguy và dọn dẹp sân bay.

Ông cười tủm tỉm: “May mắn cho tui vì tất cả bọn lính biết mặt tui có mặt tại sân bay hôm đó đều chết sạch, không sót thằng nào, nếu không làm gì được ra tới Quảng Trị bây giờ chớ!”
Suốt mấy ngày cùng đoàn cựu đoàn viên Dân Chính Đảng Trung ương Cục miền Nam hành hương về Quảng Trị, vẫn là dáng đi mạnh mẽ, cử chỉ năng động tự tin, khuôn mặt hiền và kiệm lời của người con đồng bằng sông Tiền, ông Hai Thôn vừa tham gia các hoạt động của đoàn vô cùng nhiệt tình mà vẫn không quên điều hành công việc ở nhà.

Theo lời kể của Hai Thôn, ông tiếp tục hoạt động cho đến năm 1974 thì bị lộ và bị địch bắt đày đi Côn Đảo. Một năm ở nhà đày Côn Đảo không làm nản ý chí của người chiến sĩ mưu trí dũng cảm hoạt động trong lòng địch.

Giải phóng miền Nam, trong đoàn quân trở về từ ngục tù Côn Đảo, đồng chí Nguyễn Văn Thôn nhận nhiệm vụ làm Trưởng ban Kế hoạch quận Tân Bình rồi Trưởng phòng Thống kê - Kế hoạch quận, sau đó làm Phó giám đốc xí nghiệp Vật liệu xây dựng quận Tân Bình, Đội trưởng đội bảo vệ khu Công nghiệp Tân Bình thành phố Hồ Chí Minh. Ở bất cứ cương vị nào, vẫn là Hai Thôn bản lĩnh và đầy sáng tạo, nhiệt tình và tận tâm.

Năm 2009, nghỉ hưu ở tuổi xấp xỉ 60, ông vẫn nhiệt tình với công tác xã hội, thăm nom bạn bè và những đồng đội cũ, sống mẫu mực, nhân ái. Ông kể với tôi về đội trưởng Trần Lệ Quân năm xưa, về chị Sáu Ánh, anh Tư Dũng... “Họ nghỉ hưu cả rồi nhưng còn mạnh lắm. Chúng tôi thỉnh thoảng lại gặp nhau”.

                       Bài, ảnh: Khánh Hà