Người thành cổ Quảng trị
Tác giả:Dixee R. Bartholomew - Feis
Dịch giả:Lương Lê Giang
1. Tình hình Việt Nam
Hai tiếng "khốn khổ" đã tóm tắt cuộc sống của người nông dân Việt Nam kể từ buổi đầu dựng nước.
Bị nhà Hán xâm chiếm trong thế kỷ thứ 2 trước công nguyên, Việt Nam đã đấu tranh giành lại tự do trong hơn 1000 năm, cuối cùng đánh bại phong kiến Trung Quốc và giành được độc lập năm 938 sau công nguyên. Dẫu vậy, rất khó bảo đảm sự ổn định của đất nước. Phong kiến Trung Quốc tái xâm chiếm Việt Nam một thời gian ngắn vào thế kỷ XV. Thế kỷ XVII và XVIII đã chứng kiến những cuộc xung đột thường xuyên tàn phá cả hai bên khi các dòng dõi tranh giành địa vị thống trị của mình. Tính bất ổn của triều đại đã mở đường cho ngoại bang can thiệp. Người Bồ Đào Nha là những kẻ đến trước, tiếp theo là Hà Lan và Anh, nhưng người Pháp nổi lên như một cường quốc châu Âu vượt trội trên bán đảo Đông Dương. Đến cuối thế kỷ XIX người Pháp đã thiết lập sự hiện diện vững chắc và áp đặt quyền thống trị lên khu vực này sau khi đã chiếm được những thành phố lớn như Đà Nẵng, Sài Gòn, Huế, Hà Nội và buộc vua Tự Đức phải nhượng lãnh thổ. Quân Pháp và Tây Ban Nha chiếm Sài Gòn năm 1859, và một thập kỷ sau, miền Nam Việt Nam, hay Nam Kỳ, với thủ phủ là Sài Gòn, đã trở thành một thuộc địa quan trọng của Pháp.
Trong một thời gian ngắn, Nam Kỳ đã từng là thuộc địa Việt Nam duy nhất của Pháp, nhưng phần còn lại của đất nước cũng chẳng khá hơn là mấy. Đến năm 1884 người Pháp xâm chiếm khu vực châu thổ sông Hồng ở miền Bắc và các tỉnh miền Trung, và biến chúng thành những khu vực bảo hộ đặt tên theo thứ tự là Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Mặc dù vua triều Nguyễn vẫn ngự trên ngai vàng ở Huế, nhưng người Pháp nắm trọn quyền lực.
Đến năm 1893 Pháp hoàn tất việc xâm chiếm Lào và đưa năm khu vực - Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Lào và Campuchia vào Liên bang Đông Dương dưới sự cai quản của Pháp.
Nam Kỳ kiêu hãnh về khí hậu nhiệt đới và đất đai phì nhiêu, và người Pháp trước tiên bắt tay vào phát triển phương Nam cho những lợi ích kinh tế. Sau đó họ quay ra Bắc, nơi cuộc sống khó khăn hơn bởi mật độ dân số cao hơn đáng kể và thời tiết khắc nghiệt hơn khiến trồng lúa khó khăn hơn.
Không miền nào mang lại lợi nhuận ngay lập tức. Trong cuốn Sự phát triển của chủ nghĩa thực dân tại thuộc địa Đông Dương (1870 - 1940), Martin Murray lưu ý rằng người Pháp "đã tiếp nhận những vùng lãnh thổ rộng lớn ở Đông Dương nổi bật bởi sản xuất nông nghiệp, kỹ thuật tương đối lạc hậu và mức chênh lệch về xã hội - kinh tế thấp", nghĩa là "chi phí ban đầu về việc làm và cai trị tại những thuộc địa hải ngoại mới này vượt xa những mối lợi kinh tế có thể nhanh chóng khai thác được". Để khắc phục tình hình đó, người Pháp đã tác động để phân phối lại ruộng đất và tăng sản xuất nông nghiệp.
Cuối cùng người Pháp cũng đạt được các mục tiêu kinh tế của họ, nhưng quá trình đó đã làm thay đổi cơ bản các mô hình đời sống truyền thống của nông thôn Việt Nam. Thường thì mỗi gia đình nông dân canh tác một mảnh đất nhỏ để duy trì sự sống và trồng cấy trên đất đai chung của làng để trả những chi phí chung. Tuy nhiên, dưới thời Pháp thuộc, đất đai bị tước đoạt và phân bổ lại nhằm cho phép người Pháp và tay chân của họ có được phần đất rộng nhất, màu mỡ nhất và có lợi về chiến lược nhất. Ngoài ra, mức thuế người Việt đóng trước khi Pháp xâm lược tương đối thấp, tối đa là 6%, thì nay dưới chính quyền thực dân vọt lên 70%, thậm chí cao hơn.
Kết quả là nhan nhản nông dân không có đất đai phải cạnh tranh tìm việc làm đã cho phép địa chủ trả công cho tá điền của mình thấp hơn và dành cho họ những quyền lợi hết sức tối thiểu. Rất nhanh chóng các chủ đất nhận ra rằng có thể thu lợi lớn bằng cách làm cho những người nông dân tuyệt vọng, những người không nuôi nổi bản thân mình với những gì còn lại sau khi nộp thuế, vay tiền.
Làm trầm trọng thêm vấn dề và tăng cảm giác bị bóc lột của người nông dân, nhiều chủ nợ là Hoa Kiều đã định cư tại Việt Nam nhiều thế kỷ trước (như người tị nạn ở những giai đoạn bất ổn trong nước hay thường ở một thời kỳ nào đó phong kiến Trung Quốc xâm lược nước này), phất lên dưới thời Pháp. Ai cũng biết, mức lãi suất của cả vay ngắn và dài hạn là rất cao; và một khi dính vào nợ nần thì người nông dân còn rất ít lựa chọn. Trong tuyệt vọng, một số nông dân không có đất cắm dùi đã phải lên đường ra thành phố. Dòng chảy này đã tạo ra một cuộc cạnh tranh việc làm dữ dội, đẩy tiền lương xuống thấp hơn và làm tăng mức độ đói nghèo ở khu vực nông thôn. Nhìn chung, hệ thống thuộc địa của Pháp, một hệ thống áp đặt từ trên xuống rất ít nhạy cảm đối với thực tế đời sống của dân chúng, đã làm tăng tình trạng đói nghèo vốn có trên khắp Việt Nam, khơi sâu khổ đau và thái độ bất bình của hầu hết người Việt.
Dưới thời toàn quyền Paul Doumer, kẻ đã cai trị Đông Dương thuộc Pháp từ năm 1897 - 1902, Pháp đã thành công trong việc biến lỗ thành lãi bằng cách chuyển gánh nặng sưu thuế tài trợ thuộc địa và chính phủ bảo hộ từ vai người Pháp sang vai người Việt Nam. Doumer không những kiếm được số vốn cần thiết cho các dự án xây dựng từ người Việt Nam, mà còn làm tăng thu nhập của người Pháp bằng việc khởi xướng độc quyền của nhà nước lên sản xuất, buôn bán rượu, thuốc phiện và muối. Đương nhiên, người Pháp được thì người Việt mất. Thuốc phiện giá rẻ và khát vọng thoát khỏi thực trạng khổ đau của một số thành phần nghèo khổ nhất trong xã hội Việt Nam dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng số đệ tử của nàng tiên nâu. Nhà báo Tam Lang đã đưa ra cái nhìn chua xót về nạn nghiện thuốc phiện trong giới kéo xe tay ở Hà Nội trong bài báo viết năm 1932 có tựa đề "Tôi kéo xe tay", đăng trên tờ Tin tức Hà Nội buổí trưa và được xuất bản dưới dạng sách năm 1935. Những tác phẩm của Tú, tác giả của "người thầy", đề cập đến cuộc sống của những người kéo xe nghèo ở Hà Nội đã tóm lược tình cảnh của nhiều người Việt Nam tuyệt vọng nhất: "Làm nghề kéo xe tay, người ta phải hùng hục suốt ngày, ăn thì vội vội vàng vàng và thời gian rảnh rỗi duy nhất nguởí ta có là khi nằm bên bàn đèn thuốc phiện".
Mặc dù vậy, chính những người Việt Nam và người Hoa giàu có lại đóng góp cho két bạc của thuộc địa nhiều nhất thông qua mua bán thuốc phiện. Tiền từ độc quyền thuốc phiện, rượu, và muối cuối cùng đã cung cấp 70% cho ngân sách thuộc địa của Pháp.
Đến đầu thế kỷ XX, miền Nam Việt Nam xuất khẩu cả gạo và cao su với số lượng lớn. Hàng trăm ngàn héc ta đất trồng lúa mới khai khẩn được đưa vào sản xuất. Việc bóc lột tá điền và những người lĩnh canh bản xứ vì thế cũng gia tăng. Năm 1860, 57.000 tấn gạo đã được xuất sang Campuchia; đến năm 1929 con số này đã tăng lên 1.223.000 tấn. Như trông đợi, lợi nhuận của người Pháp tăng vọt, giới thượng lưu người Việt và người Hoa sống sung túc, nhưng đại bộ phận nông dân tiếp tục sống trong khổ cực. Có lẽ ví dụ ô nhục nhất về bóc lột và cuộc sống cơ cực của người nông dân là đồn điền cao su của Pháp. Vì những nhà tư bản châu Âu kiếm lời dễ dàng thông qua đầu tư vào sản xuất cao su ở thuộc địa, nên thứ mủ rỉ ra từ cây cao su trở nên nổi tiếng với tên gọi "vàng trắng". Để đảm bảo rằng dòng lợi nhuận tiếp tục chảy, chính quyền thực dân đã kết hợp với giới chủ đồn điền ngăn chặn, và khi cần thì đàn áp hoặc dàn xếp những yêu sách của người lao động.
Trong những năm 1930, chính quyền Pháp đã có một số cải thiện điều kiện của người lao động như xây dựng bệnh viện và trường học, nhưng muốn tới đó người ta phải trả giá cao. Dưới áp lực không ngừng tăng tối đa lợi nhuận và giảm tối thiểu chi phí, các chủ đồn diễn thường không bằng lòng với sự can thiệp của nhà nước vào cái mà họ cho là những lĩnh vực riêng. "Trong những hoàn cảnh đó", Martin Murray viết: các nhà quản lý châu Âu coi những điều chỉnh và những chính sách có tính cải lương của nhà nước là phiền phức, và những bất bình của công nhân là hệ quả của sự lười biếng và bội ơn có tính "bẩm sinh". Nếu các nhà tư bản Châu Âu gọi mủ cao su là "vàng trắng" thì công nhân đồn điền lại tìm một cái tên khác để mô tả nó: "máu trắng".
Trần Tử Bình, một trong những người cung cấp thông tin tốt nhất của chúng tôi về vấn đề thuộc địa, hẳn cũng đồng ý với mô tả đó. Sau khi bị đuổi khỏi một trường dòng ở miền Bắc Việt Nam, Trần Tử Bình lên một tàu Pháp vào Nam. Tại đây ông đăng ký đi làm phu đồn điền cho dù với khả năng nói và viết tiếng Pháp lưu loát của mình, ông hoàn toàn có thể tìm một công việc khác. "ông dứt khoát ra đi theo đuổi cuộc phiêu lưu để kiểm tra sức mạnh thể chất và tinh thần của mình ở miền đất lạ". Tại đồn điền cao su Phú Riềng, cả sức mạnh thể chất và tinh thần của ông đã được thử thách đến nơi đến chốn. Ở Phú Riềng, người công nhân không còn là những cá nhân nữa mà trở thành vật sở hữu được tính đến nhưng không đáng phải quan tâm.
"Mỗí người được phát một miếng gỗ nhỏ có ghi số để đeo vào cổ như số tù vậy. Mỗi buổi sáng, chúng tôi thức dậy vào lúc 4 giờ để nấu ăn. 5 giờ 3o, tất cả chúng tôi phảí xếp hàng tại sân làng để các đốc công điểm danh. Trong khi làm việc đó một số đốc công có thể sử dụng cả ba toong của chúng vừa đánh mạnh vào đầu công nhân vừa đếm. Không ai trong số chúng lại không chơi trò này…
Sau khi điểm danh, đám đốc công lùa chúng tôi tới nơi làm việc. Chúng tôi phải làm việc quần quật dưới cái nóng như thiêu như đốt của ánh nắng mặt trời suốt từ 6 giờ sáng đến 5 giờ tối, chỉ trừ 15 phút buổi trưa được ngơi tay để ăn uống và tiểu tiện…
Cuối ngày, ngưòí ta không còn chút sức lực nào và chẳng muốn gì hơn là được chui vào lều đánh một giấc đến hôm sau khi tiếng còi của đốc công một lần nữa vang lên, lại phảí thức dậy, ăn vội ăn vàng và bắt đầu một ngày làm việc kiệt sức nữa. Mỗi ngày trôi qua, mỗi người lại kiệt sức hơn một tý, má tóp răng long, mắt sâu thêm với những quầng thâm viền quanh, quần áo như được treo trên những bộ xương. Tất cả dường như đã chết, và thực tế thì, cuối cùng hầu hết mọi người đều chết".
Trong khi đồn điền thống trị miền Nam thì phần lớn những ngược đãi nông dân ghê tởm nhất ở miền Bắc lại diễn ra tại vùng mỏ. Mặc đù những khu mỏ ở miền Bắc không đạt được mức hiệu quả trong sử dụng lao động nông dân như các đồn điền miền Nam, nhưng phu mỏ cũng phải chịu những bất công tương tự. Giống như các đồn điền cao su, người lao động thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu nhà ở, phải làm việc nhiều giờ đồng hồ trong những điều kiện xấu và thường xuyên bị đối xử tồi tệ để đổi lấy đồng lương còm thấp hơn nhiều so với mức nghèo khổ.
Cuộc sống của chủ đồn điền và các viên chức thì khác hẳn. Ngay cả đốc công người Việt cũng được hưởng một cuộc sống gần như thiên đường so với công nhân. Đốc công có nhà riêng với những đồ đạc hiện đại, đồ ăn và đồ mặc đủ cho một cuộc sống sung túc. Đồn điền và điền trang phô bày tất cả những đồ xa xỉ có ở Việt Nam và nhập những thứ khác từ métropole (Pháp). Khác biệt mức sống giữa công nhân và giới chủ, đốc công đã làm tăng sự giận dữ và oán giận của tầng lớp dưới. Tình cảnh khốn cùng của nông dân và nỗi cay đắng mà nó gây ra cuối cùng đã dấy lên những phong trào đòi độc lập trên toàn khu vực.
Có những trái ngược bề ngoài, số đông người Pháp không hoàn toàn hướng tới lợi nhuận. Mục đích tự xưng của "sứ mạng khai hoá văn minh" của Pháp nhằm mở mang cho người Việt Nam thông qua một nền giáo dục phương Tây (đặc biệt là lịch sử, ngôn ngữ và văn hoá Pháp), cải đạo sang Thiên Chúa giáo, sát nhập vào hệ thống tư bản thế giới - nhưng như thuộc địa chịu ơn và chỉ dành riêng cho lợi ích của pháp.
Từ thời điểm đặt chân lên Đông Dương, người Pháp đã coi người Việt Nam là một dân tộc lạc hậu và cần phát triển đáng kể trước khi có thể hy vọng trở thành một dân tộc "hiện đại" trên trường quốc tế. Nhà sử học Jacques Dalloz đã nhận xét:
Đối với kẻ thực dân, sự thống trị được biện minh chủ yếu bằng những gì đạt được, và thứ này được chính quyền ca tụng theo đúng nghi thức. Những kẻ chinh phục áp đặt an nính trật tự cho dù chỉ những người rất già còn nhớ những băng cướp có thời hoành hành nơi thôn dã là đánh giá cao việc này. Người Pháp nhìn nhận mình như những kẻ khai sáng và tự hào về những thành tựu của họ trong giáo dục.
Hệ thống giáo dục của người Pháp ngăn cản việc học chữ Hán và khuyến khích học tiếng Pháp. Ở một mức độ nào đó, học tiếng Việt trở nên dễ dàng hơn nhờ tăng cường sử dụng chữ quốc ngữ. Được các nhà truyền giáo dòng Tên Bồ Đào Nha tạo ra như một phương tiện truyền đạo cho người Việt, chữ quốc ngữ được được các giáo sĩ dòng Tên người Pháp hoàn thiện. Tuy thế, tỷ lệ mù chữ căn bản của người Việt, gần 80% khi Pháp bắt đầu đô hộ, đã giảm xuống. Nhiều thanh niên Việt Nam xuất thân trong gia đình khá giả đã chống lại nền giáo dục thuộc địa. Một số lượng thậm chí còn lớn hơn vẫn chưa được học hành bởi gia đình họ cần người làm việc để đóng vô số loại thuế bị áp đặt dưới thể chế của người pháp. Khi Chiến tranh thế giới 2 nổ ra, chưa đầy 20% nam sinh người Việt đến tuổi đến trường đang theo học ở trình độ thấp nhất và chỉ có khoảng 1% lên được phổ thông cơ sở.
Việc mở rộng cơ sở hạ tầng lao động là một dấu hiệu rõ ràng hơn về sự khuếch trương của người Pháp ở Việt Nam. Chính quyền Pháp tập trung vào xây đựng đường sá và cầu cống để xúc tiến vận chuyển cả người và hàng hoá trên cả nước. Trong nhiệm kỳ năm năm của mình, Doumer đã làm thay đổi Việt Nam bằng việc xây dựng nhà hát opera, đường bộ, đường sắt và một cây cầu bắc qua sông Hồng tại Hà Nội cho đến năm 1954 còn được biết đến với tên gọi cầu Doumer(1). Tuy nhiên, trong hồi ký của mình, Trần Tử Bình cho rằng, làn sóng xây đựng chẳng giải quyết được gì nhiều cho người lao động.
"Các công trình xây dựng, làm đường cao tốc và cầu cống phát triển rất nhanh. Toàn bộ vốn liếng, nhân lực và vật lực ném vào giai đoạn bóc lột này đều được bòn rút từ xương máu người dân chúng tôi… Ai mà biết được có bao nhiêu loại thuế tàn nhẫn và điên rồ đã được ban bố rồi đổ lên đầu lên cổ những người đã bị bần cùng hoá, làm cho họ đã nghèo lại nghèo thêm". Làn sóng xây dựng mới tiếp tục vào đầu thể kỷ XX, nhưng số lượng trường học và bệnh viện mới "là quá ít và chỉ đành cho cư dân thành thị. Lợi ích thực tế dành cho người nông dân chỉ là con số 0".
Những độc quyền cũng như điều kiện ở các đồn điền cao su tại các khu mỏ và trong các đô thị kích thích mạnh mẽ cuộc đấu tranh đang tồn tại của người Việt, đặc biệt là trong giới trí thức của những năm 1920, chống lại ách thống trị của Pháp. Trong cuốn sách được đánh giá cao "Truyền thông được thử nghiệm của người Việt Nam" nhà sử học David Marr nhận xét:
Nhìn nhận viễn cảnh 80 năm hoạt động của thuộc địa Pháp, giaí đoạn duy nhất kéo dài 8 năm, từ 1922 đến 1929, là có các điều kiện thực sự thuận lợi cho toàn bộ tiến trình khai thác kinh tế tư bản tại Đông Dương. Sự yếu ớt của nền kinh tế kêt hợp với tình trạng bấp bênh của chính quyền đã giải thích cho toàn bộ hoạt động thuộc địa. Các dự án được bắt đầu và bỏ dở hay bị sửa đổi nhằm thu lợi từ những cắt xén vẫn tồn tại nhưng không cải thiện về mặt xã hội. Ưu điểm cơ bản đó của chủ nghĩa thực dân Pháp trước đây mà ngay cả những nhà quan sát Việt Nam sắc sảo nhất cũng không cảm nhận được đã trở thành chủ đề phân tích nghiếm túc trong giới trí thức thế hệ mới.
Người nổi tiếng nhất của thế hệ mới xuất hiện trên chính trường là Nguyễn Tất Thành - được biết đến nhiều hơn dưới tên Nguyễn Ái Quốc và sau này là Hồ Chí Minh. Nguyễn Tất Thành sinh năm 1890 tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam. William Duiker, tác giả của cuốn tiểu sử xuất sắc về Hồ Chí Minh, mô tả địa phương này và ý nghĩa của nó:
Một miền đất có những dải bờ biển bình yên và những ngọn núi màu đá, có những cánh đồng lúa ngút ngát màu xanh lục và những cánh rừng màu xanh sẫm, Nghệ An… còn là miền đất của gió Lào và những trận mưa thu xối xả đè bẹp những thân lúa và nhấn chìm đồng lúa của nông dân. Đất đai ít và nghèo dinh dưỡng, lại thường xuyên bị nước biển tràn vào. Mối đe doạ của tai ương luôn treo lơ lửng trên đầu, và khi xảy ra, đôi khi nó đẩy người nông dân đến những biện pháp cực đoan. Có lẽ đíều đó giải thích lý do trong lịch sử người dân Nghệ An nổi tiếng là cứng rắn và bất khuất nhất trong cộng đồng người Việt, hoàn toàn xứng với biệt hiệu truyền thống trong những ngưòí đồng xứ "Châu Nghệ An".
Nhiều người trong số tổ tiên của Nguyễn Tất Thành là những nông dân cần cù làm việc trên mảnh đất tuyệt đẹp nhưng đầy rẫy khó khăn ở miền Trung Việt Nam. Tuy thế, cha Thành, Nguyễn Sinh Sắc, ngay từ nhỏ đã có năng khiếu học hành và may mắn tìm được người bảo trợ cho con đường khoa bảng của mình. Khi ra làm việc, Sắc giành được một trong những vị trí cao nhất tồn tại trong hệ thống chính trị của triều đình, và theo truyền thống thời ấy, lẽ ra ông có thể kiếm được một vị trí béo bở trong bộ máy quan lại của triều đình. Nhưng ông đã không làm thế. Nguyễn Sinh Sắc vẫn là một nhà quản lý cấp bậc tương đối thấp và là một thầy giáo và phải đương đầu với những khó khăn về tài chính trong suốt sự nghiệp của mình. Không nghi ngờ gì nữa, nhiều người cùng thời với ông đã bị sốc vì quyết định này, nhưng Sắc đã bị sự vô dụng của triều đình làm cho tỉnh ngộ và "không còn muốn tiếp tục làm việc trong bộ máy quan lại, nhất là khi nước mất nhà tan".
Cả tài năng và thái độ đối với chính phủ (triều đình Việt Nam và thực dân Pháp) của Nguyễn Sinh Sắc đều đọng lại ở Nguyễn Tất Thành. Trong học hành, Thành không giống như hầu hết con cái các gia đình quan lại. Người thầy quan trọng đầu tiên của ông - một trong những người bạn có học vấn của cha ông - "đã loại bỏ phương pháp thông thái rởm truyền thống bắt học trò phải thuộc bài, nhưng lại chú ý nhiều đến việc dạy họ cốt lõi chủ nghĩa nhân đạo trong các tác phẩm cổ diễn của nho giáo, đồng thời truyền cho họ tinh thần ái quốc mãnh liệt đối với một nước Việt Nam độc lập. Năm 16 tuổi Thành bắt đầu học tiếng Pháp và văn hoá Pháp cũng như chữ Quốc ngữ. Ông hiểu rõ những tác phẩm của những trí thức theo chủ nghĩa dân tộc hàng đầu, trong số đó có Phan Bội Châu - người đã viết rằng chỉ có đấu tranh vũ trang mới có thể giải phóng đất nước khỏi ách thống trị của Pháp. Năm 1908 Thành trực tiếp tham gia vào một cuộc nổi dậy bất thành của nông dân chống lại sưu cao thuế nặng và phu phen khi tình nguyện dịch những thỉnh cầu của nông dân gửi lên công sứ (đại diện của Chính phủ Pháp). Đàm phán đổ vỡ. Lính Pháp được điều tới đàn áp cuộc nổi dậy, và ngày hôm sau Thành bị đuổi khỏi trường.
Cuối cùng, với nghề nghiệp là một sinh viên, Thành bắt đầu lên dường vào Nam. Để nuôi sống chính bản thân mình, ông đã dạy học một năm, và trong quá trình giảng dạy, ông thể hiện cả nhiệt huyết của một người theo phong trào đòi độc lập, lẫn một tài năng thiên bẩm trong việc thuyết phục những người khác tin tưởng vào quan điểm của mình - cả hai thứ đó đều tăng lên trong những năm tiếp theo.
Ngày 5 tháng 6 năm 1911 Thành rời Việt Nam với mục đích khám phá thế giới bên ngoài sự thống trị của thực dân Pháp bằng cách nhận việc làm trên một con tầu Pháp. Công việc của ông trên tầu Admiral Latouche - Tréville là hết sức nặng nhọc - rửa bát đĩa, cọ sàn và chuyển than - dẫu vậy, hai năm lênh đênh trên biển cả đã cho phép ông thấy nhiều nơi trên thế giới, trong đó có những thuộc địa khác như Singapore, Ấn Độ và Algerie. Ông cũng đã đến Pháp, Anh, và Mỹ sau này, khi đã nổi tiếng khắp thế giới với tên gọi Hồ Chí Minh, Thành mới giải thích quyết định rời tổ quốc cho phóng viên Mỹ Anna Louise Strong: "Người dân Việt Nam, kể cả cha tôi thưòng tự hỏi ai có thể giúp họ gỡ bỏ ách áp bức của thực dân Pháp. Một số nói là Nhật Bản, những người khác bảo là Anh, và một số lại cho là Mỹ. Tôi nhận thấy mình phải xuất dương để tự tìm lời giải đáp. Sau khi đã tìm hiểu họ song ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào mình".
Càng biết rõ điều kiện sống của các dân tộc thuộc địa, quan điểm chống thực dân của ông càng trở nên mạnh hơn, và ông càng tập trung hơn vào hoạt động chính trị.
Sau khi chứng kiến một nhóm người Phi bị dìm chết trong giông tố ngoài khơi Dakar trong khi những tên thực dân đã bắt họ đi liên lạc với con tầu nơi ông làm việc không hề tỏ ra thương xót, Thành viết: "Tất cả người Pháp ở chính quốc đều tốt nhưng những tên thực dân Pháp lại rất tàn bạo và không có tính người. Nơi nào cũng thế. Ở quê nhà tôi đã chứng kiến những điều tuơng tự xảy ra tại Phan Rang. Nqười Pháp phá lên cười trong khi đồng bào tôi vì chúng mà chết đuối. Đối với những kẻ thực dân, cuộc sống của một người châu Á hay châu Phi không đáng giá một xu".
Không lâu sau, Thành từ bỏ cuộc sống trên biển và những năm đầu Chiến tranh thế giới 1 ông sống tại Anh, học tiếng Anh và làm nhiều nghề lặt vặt - từ quét tuyết đến làm việc trong nhà bếp của đầu bếp lừng danh Auguste Escoffier. Đến cuối năm 1917, ông đến Paris, ở đó ông tham dự những cuộc họp của Đảng Xã hội Pháp và làm quen với giới trí thức Pháp cũng như Việt kiều thuộc mọi thành phần xã hội. Mặc dù tên tuổi được thừa nhận trong các nhóm ủng hộ chủ nghĩa xã hội và ngoại kiều, nhưng cơ bản Thành vẫn là người vô danh. Nhưng với chiến thắng của Đồng Minh và tiếp đó là hội nghị hoà bình diễn ra vào tháng 6 năm 1919, điều đó bắt đầu thay đổi.
Nhờ sự giúp đỡ của một luật sư yêu nước người Việt thạo tiếng Pháp hơn, Thành đã thảo đơn kiến nghị gửi các nhà lãnh đạo nhóm họp tại Versailles yêu cầu áp dụng 14 điểm của Tổng thống Woodrow Wilson đối với Việt Nam, đặc biệt là những điều khoản đối với quyền tự quyết của các dân tộc.
Trong kiến nghị "Yêu sách của người dân An Nam", Thành yêu cầu Việt Nam tự trị; tự do liên hiệp, tự do tín ngưỡng, tự do báo chí, tự do đi lại; ân xá tù chính trị; quyền bình đẳng giữa người Việt và người Pháp; bãi bỏ thuế muối, đi phu, và các chính sách của Pháp cưỡng bức tiêu thụ rượu và thuốc phiện nhằm thu lợi. Ông ký vào đơn kiến nghị với bí danh sẽ làm ông nổi tiếng: Nguyễn Ái Quốc.
Bất chấp tài hùng biện và chủ nghĩa lý tưởng trong tuyên bố 14 điểm của Wilson, trên thực tế, mô hình lý tưởng về quyền tự quyết ít hấp dẫn những nước thực dân, nhất là Anh và Pháp - những quốc gia luôn chống lại quan niệm này và cho rằng nó không mấy quan trọng. Kiến nghị của Nguyễn Ái Quốc giành được ít sự quan tâm, ngoại trừ từ phía cảnh sát Pháp, Bộ Thuộc địa và người Việt ở Paris và Hà Nội - những người đọc nó. Sau hội nghị Versailles, Nguyễn Tất Thành - lúc này là Nguyễn Ái Quốc - "hiểu rằng những tuyên bố về tự do mà các chính khách đưa ra trong thời gian chiến tranh chỉ là cái bánh vẽ được sử dụng để lừa gạt dân chúng". "Nếu muốn được giải phóng", ông nhận xét, "các dân tộc phải dựa vào chính mình, vào sức mạnh của mình".
Dù không còn ảo tưởng vào các nhà lãnh đạo thế giới tại hội nghị Versailles, nhưng Nguyễn Ái Quốc mới chỉ bắt đầu theo đuổi sự nghiệp giải phóng Việt Nam. Năm 1920, ông tiếp tục nhấn mạnh ý kiến của mình về tình hình Việt Nam tại một cuộc họp của Đảng Xã hội Pháp. Nhắc lại thực trạng người Việt thiếu những quyền tự do sơ đẳng, ông bổ sung thêm:
"Chúng tôi bị cưõng bức sống trong cảnh dột nát và tầm thường vì chúng tôi không có quyền được học hành. Ở Đông Dương, những kẻ thực dân tìm mọi cách và mọi biện pháp ép chúng tôi hút thuốc phiện và uống rượu nhằm đầu độc và cám dỗ chúng tôi. Hàng ngàn người Việt Nam đã bị đẩy đến cái chết từ từ hoặc bị tàn sát vì những lợi ích của dân tộc khác".
Mặc dù phát biểu của ông được chào đón bằng những tràng vỗ tay vang dội từ các đại biểu tham dự phiên họp, nhưng Nguyễn Ái Quốc vẫn thất vọng bởi người ta không chú tâm một cách nghiêm túc đến tình hình thuộc địa. Điều khó chịu đó kết hợp với lời giới thiệu "Luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa" của Vladimir Ilich Lenin của ông đã thúc đẩy ông cùng những đồng chí có quan điểm cấp tiến rời bỏ Đảng Xã hội hiện hành để thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
William Duiker viết rằng luận cương của Lenin gắn việc tiêu diệt chủ nghĩa tư bản với sự cáo chung của hệ thống thuộc địa nuôi dưỡng nó "đã đặt Nguyễn Ái Quốc vào một hướng đi biến đổi ông từ một người yêu nước bình thường có kiến thức xã hội thành một nhà cách mạng mác xít".
Vài năm sau, Nguyễn Ái Quốc không chỉ tiếp tục viết và lên tiếng thay mặt cho những dân tộc bị áp bức, chủ yếu tại các thuộc địa, mà còn cho đăng một bài báo về luật hành hình Lynch đối với người da đen ở Mỹ. Cảnh sát Pháp giám sát ông như một kẻ phá hoại, nhưng ông đã thoát được chốn lao tù. Năm 1923 ông rời nước Pháp để nghiên cứu và làm việc cho Quốc tế Cộng sản tại Liên Xô. Tuy nhiên ông nóng lòng muốn về nhà và truyền bá cách mạng vào Việt Nam. Nhưng năm 1924 ông được Quốc tế Cộng sản phái đến Trung Quốc để hoạt động cùng phong trào cách mạng đang lớn mạnh của Trung Quốc cũng như cùng một số lượng lớn Việt kiều ở miền Nam nước này.
Công tác của Nguyễn Ái Quốc tại Trung Quốc vừa hoàn thành, đạt kết quả tốt. Đến giữa năm 1925, ông đã thành công trong việc thành lập Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội với tham vọng giành tự do từ ách cai trị thực dân của Pháp và phát động một cuộc cách mạng xã hội. Khi ở Trung Quốc, ông còn tham gia giảng dạy tại Học viện Chính trị đặc biệt dành cho cách mạng Việt Nam và thực tế cho thấy những tài năng đặc biệt trong việc truyền thụ kiến thức cho các học viên mà ông đã hướng dẫn trước đó ở Việt Nam.
Thông điệp của Lenin do Nguyễn Ái Quốc dịch là lực hấp dẫn mạnh mẽ đối với hầu hết những thanh niên đến với Hội.
Trong tác phẩm "Lenin và phương Đông", Nguyễn Ái Quốc ca ngợi vị lãnh tụ mới qua đời là "người đầu tiên cương quyết phản đối những định kiến chống lại các dân tộc thuộc địa", và "là người đầu tiên nhận ra và nhấn mạnh đến toàn bộ tầm quan trọng của giải pháp đúng đắn cho vấn đề thuộc địa như một phần đóng góp cho cách mạng thế giới". Và có lẽ quan trọng hơn với Quốc và các học viên của ông, luận cương của Lenin về việc tiến hành cách mạng phù hợp với chính mục đích của họ đối với Việt Nam: "Bằng sự thông tuệ thiên bẩm của mình", Nguyễn Ái Quốc viết: "Lenin đã nhận ra rằng để tiến hành hoạt động có kết quả tại các thuộc địa thì cần phải biết cách nắm bắt toàn bộ lợi thế của phong trào giải phóng dân tộc đang phát triển có kết quả ở những quốc gia này. Người nhận ra rằng, với sự giúp đỡ của vô sản trên toàn thêm giới dành cho phong trào của Người, chúng ta sẽ có những đồng minh mới hùng mạnh trong cuộc đấu tranh vì cách mạng xã hội chủ nghĩa".
Được khích lệ bởi tài hùng biện đầy tính thuyết phục tại Học viện Chính trị đặc biệt, hầu hết học trò của Nguyễn Ái Quốc nô nức ra nhập Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, đến năm 1929 đã có hơn 1700 thành viên của tổ chức này hoạt động tại Đông Dương.
Tuy nhiên, thành công của Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội cũng phải trả giá. Những hoạt động cấp tiến của Nguyễn Ái Quốc đã thu hút sự chú ý của nhà cầm quyền Trung Quốc và ông thường xuyên bị theo dõi. Bị buộc phải rời khỏi miền Nam Trung Quốc, ông bí mật đến Hồng kông.
Được tổng hành dinh Quốc tế Cộng sản chỉ thị trở lại Pháp nhưng ông nhận thấy không thể hoạt động tại đó bởi vẫn bị cơ quan mật vụ theo dõi với hy vọng dẹp yên những chỉ trích chính sách cai trị của Pháp. Đang nóng lòng quay về hoạt động ở châu Á thì Nguyễn Ái Quốc được cử đến Xiêm.
Tháng 7 năm 1928 ông bắt đầu hoạt động trong những cộng đồng người Việt có tổ chức rất tốt ở đó. Mặc dù Nguyễn Ái Quốc và tư tưởng của ông nhìn chung được tiếp nhận tốt, nhưng đến lúc này Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội nảy sinh hai vấn đề nghiêm trọng. Vấn đề thứ nhất là một chính đảng mới - Việt Nam Quốc dân Đảng (dập theo mô hình Quốc dân Đảng ở Trung Quốc) - ráo riết cạnh tranh thu hút thành viên với Hội. Vấn đề thứ hai là bất đồng trong hàng ngũ lãnh đạo Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội về mục tiêu hàng đầu cách mạng xã hội hay độc lập dân tộc - đe doạ sự tiếp tục tồn tại của tổ chức này.
Trong một nỗ lực giải quyết bất đồng, năm 1930, một tổ chức mới có tên Đảng Cộng sản Việt Nam (VCP) được thành lập trên cơ sở hợp nhất những phần còn lại của Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội cũng như các thành viên của Đông Dương Cộng sản Liên đoàn vốn bất đồng quan điểm. Dẫu vậy, vai trò đấu tranh giành độc lập dân tộc trong VCP tiếp tục có vấn đề. Quốc tế Cộng sản nhất định đòi Đảng Cộng sản Việt Nam phải trở thành Đảng Cộng sản Đông Dương vì "việc bỏ qua những gì liên quan đến Việt Nam đã chuyển sự chú ý ra khỏi sự nghiệp độc lập dân tộc - lúc này được Moskva xem là mối quan tâm tiểu tư sản - đến cuộc đấu tranh giai cấp".
Dù chính sách mới của Quốc tế Cộng sản không thừa nhận những gì Nguyễn Ái Quốc đã hoàn thành xuất sắc - tập hợp các cá nhân thuộc các thành phần xã hội rộng rãi cho sự nghiệp độc lập và sau đó là cho những tư tưởng Leninist - nhưng ông vẫn tiến về phía trước cùng với chỉ thị mới và thông báo việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương (ICP).
Trong những nhận xét có tính kết luận của mình, ông nhấn mạnh đến đường lối của Đảng khi tuyên bố ICP mới là "chính đáng của giai cấp lao động". "Đảng sẽ", ông công khai tuyên bố, "giúp giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng đấu tranh vì những người dân bị áp bức và bóc lột". Ông chỉ thị cho các đồng chí của mình tuân thủ mười nguyên tắc giúp Đảng, trong đó nguyên tắc thứ hai, chỉ kém nguyên tắc "đánh bại đế quốc Pháp, phong kiến, giai cấp tư bản Việt Nam phản động", là "làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập". Nguyễn Ái Quốc vẫn ở lại Hồng Kông nhưng ông bị vô hiệu hoá và không thể làm đại sự từ nơi đó; những tranh cãi vẫn tiếp diễn với những thành viên trẻ hơn trong Đảng vốn khẳng định rằng họ có hiểu biết đúng đắn hơn những chính sách cộng sản trong tình hình hiện tại. Năm 1931, trong khi vẫn đề nghị Quốc tế Cộng sản cử mình đến một nơi nào đó hoạt động thì ông bị cảnh sát Anh bắt vì tội lật đổ và chịu cảnh giam cầm (cả trong trại giam và bệnh viện) gần 18 tháng trước khi các đồng minh can thiệp trả tự do cho ông với điều kiện ông phải rời khỏi thuộc địa.
Sau một số khởi đầu không suôn sẻ, ông đến Trung Quốc và sau đó là Liên Xô, tại đây sức khoẻ phục hồi, ông đi dự giờ và giảng bài, truyền đạt kinh nghiệm cho những thanh niên Việt Nam đang theo học tại Moskva. Tuy nhiên, thành tích trong công tác của ông tại Moskva dường như, theo hầu hết các tiêu chuẩn, lại nổi bật và cạnh tranh với các lãnh đạo ICP - những người tiếp tục phê phán quan điểm của ông. Nhưng đến đầu quý tư năm 1934, Quốc tế Cộng sản thay đổi quan điểm chính thức để một lần nữa ủng hộ sự hợp tác rộng rãi và sử dụng những khẩu hiệu độc lập dân tộc các những mục đích xa hơn của đảng. Bấy giờ Nguyễn Ái Quốc một nhà cách mạng dày dạn trong sử dụng chiến thuật này, vẫn ở lại Liên Xô trong suốt những năm 1930 và khép mình kín đáo. Trong khi đó, tình hình ở Việt Nam dường như rất cần đến sự có mặt của ông. Sự khởi sắc của nền kinh tế những năm 1920 đã chấm dứt và đến đầu những năm 1930, Đông Dương thuộc Pháp chao đảo dưới ảnh hưởng của cuộc Đại suy thoái toàn cầu. "Khi giá cả trên thị trường quốc tế xuống thậm chí thấp hơn chi phí thấp nhất của các nhà sản xuất (bất chấp mức trợ giá ồ ạt của nhà nước, đặc biệt là trong sản xuất cao su xuất khẩu của phương đông hầu như chững lại". Thảm bại của hệ thống kinh tế Pháp nhấn mạnh những thất bại khác của sứ mạng khai hoá. Bất chấp tất cả những điều này, ICP ở Việt Nam vẫn gặp khó khăn trong việc tăng cường sức kéo.
Tình trạng kinh tế xấu đi do suy thoái đã làm tăng bất bình và chán nản trong công nhân và nông dân. Trong khi nhiều người lo ngại rằng những khó khăn tiếp theo sẽ là hậu quả của việc họ liên kết với những người cộng sản thì những nông dân bị đẩy vào tình cảnh khốn cùng ở Nghệ Tĩnh được hỗ trợ bởi cơ sở đảng địa phương đã nổi dậy. Cho dù đã lật đổ chính quyền địa phương và thành lập ra các xô viết, nhưng thành công của họ chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn và nhanh chóng bị Pháp đàn áp. Trong một thời gian dài, một thành quả còn đáng sợ hơn việc huỷ diệt các xô viết Nghệ Tĩnh là nỗ lực được tăng cường của người Pháp nhằm diệt trừ tận gốc những cán bộ cộng sản cao cấp.
Tại Sài Gòn - nơi lúc đầu ICP đặt đại bản doanh - ban lãnh đạo bị tổn thất một phần mười trong các cuộc bố ráp của mật thám trong mùa hè năm 1931 và không khôi phục được cho đến khi xuất hiện người cộng sản trẻ tuổi Trần Văn Giàu năm 1933. Với cả Nam Kỳ và Trung Kỳ tạm thời yên tĩnh và với việc ICP không có hoạt động đáng kể nào ở Bắc Kỳ cho đến năm 1934, Đông Dương dường như một lần nữa lại yên bình đối với những ông chủ thực dân. Thậm chí những thay đổi hệ trọng - nhưng ngắn ngủi - trong chính sách của Pháp được mở đầu bởi cuộc Đại suy thoái còn quan trọng hơn những cuộc nổi dậy chóng vánh do cuộc khủng hoảng kinh tế đầu những năm 1930 gây ra. Đến năm 1936, kinh tế bắt đầu hồi phục và Chính phủ Mặt trận Bình dân mới trúng cử ở Pháp cho phép giới trí thức, cả ở chính quốc và với mức độ hạn chế hơn ở Đông Dương, được chỉ trích tình hình thuộc địa một cách công khai hơn. Vẫn ẩn danh tại Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc thúc giục các đồng chí của mình trong ICP nắm lấy cơ hội do tán Chính phủ xã hội của Leon Blum(2) tạo ra. "Thắng lợi của Mặt trận Bình dân tại Pháp là một cơ hội hiếm hoi và chúng ta không được bỏ qua", ông đưa ra lời khuyên. "Vấn đề cốt yếu hiện nay là đảm bảo sự thống nhất hoàn toàn trong Đảng, đặc biệt là giữa các Đảng bộ trong và ngoài nước". Tinh thần lạc quan của ông về cơ hội mà việc lên nắm quyền của những người theo chủ nghĩa xã hội ở Pháp mang lại bị tác động bởi sự trỗi dậy của chủ nghĩa Quốc xã ở nước Đức. "Phải hết sức nỗ lực thành lập một mặt trận dân chủ chống phát xít và chiến tranh". Ông kết luận và bổ sung thêm rằng "mặt trận này phải tập hợp tất cả các lực lượng yêu nước, tất cả những ai muốn chiến đấu bảo vệ tổ quốc". Trong "Đường lối của Đảng giai đoạn Mặt trận Dân chủ (1936 - 1939)", Nguyễn Ái Quốc một lần nữa làm rõ niềm tin của ông vào sự cần thiết phải có một thành phần ủng hộ rộng rãi.
Trong báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản ông viết:
"Mặt trận này không chỉ bao gồm người dân Đông Dương mà còn cả những người Pháp tiến bộ sống tại Đông Dương, không chỉ những người lao động mà còn cả thành phần tư sản dân tộc, phải cố gắng thu hút họ vào Mặt trận, phải giành được những yếu tố có thể giành được và trung lập hoá những ai có thể trung lập. Chúng ta phải bằng mọi cách không để họ đứng ngoài Mặt trận, e rằng họ có thể ngả về phía kẻ thù của cách mạng và làm tăng sức mạnh của những thế lực phản động".
Trong khi ICP tại Việt Nam lớn mạnh trong kỷ nguyên Mặt trận Bình dân thì còn bão tố báo hiệu một cuộc chiến tranh thế giới nữa, như Nguyễn Ái Quốc đã viết, có thể nghe thấy từ rất xa. Khi lực lượng xã hội bị truất quyền vào năm 1939, người Việt Nam nhanh chóng mất những quyền tự do mới mà họ giành được trước đó, nhưng Chiến tranh thế giới 2 bất ngờ nổ ra đã mang đến một loạt cơ hội và thách thức mới. Một trong số đó là Nguyễn Ái Quốc trở về châu Á. Sau khi nhắc lại yêu cầu tích cực công tác, năm 1938 Nguyễn Ái Quốc lại được cử trở lại Trung Quốc để hoạt động cùng Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) đang lớn mạnh. Lúc này CCP gặp rất nhiều khó khăn. Họ phải đối mặt với hai kẻ thù hùng mạnh là Tưởng Giới Thạch và lực lượng Quốc dân Đảng của ông ta (những kẻ tiếp tục quấy nhiễu những người cộng sản mà không đếm xỉa đến thoả ước ngừng bắn tạm thời) và quân đội Nhật Hoàng. Họ có quá ít đồng minh.
Nhưng Nguyễn Ái Quốc được đón nhận chu đáo như một nhà cách mạng quan trọng và được bố trí làm nhà báo viết về tình hình Trung Quốc. Có lẽ quan trọng hơn cả là lúc này ông có thể liên lạc trực tiếp với các nhà cách mạng Việt Nam đang hoạt động tại miền Nam Trung Hoa và có thể trở về với trọng tâm sự nghiệp của đời ông: giải phóng Việt Nam khỏi ách cai trị của Pháp. Cuối cùng thì việc này cũng trở nên dễ dàng khi ông liên lạc được với "Chi nhánh Đảng Hải ngoại" của ICP ở Côn Minh năm 1940. Chiến tranh thế giới 2 nổ ra, cả sự quyết định địa điểm và thời điểm lịch sử đều ủng hộ ông. Mọi thứ dường như đang ủng hộ Nguyễn Ái Quốc.
Cuối mùa xuân, Võ Nguyên Giáp và Phạm Văn Đồng, hai đảng viên cựu trào trước đó đã đến Trung Quốc để "tập huấn thêm hoạt động cách mạng", đã gặp ông. Một nhóm hạt nhân vững mạnh của ICP đang lộ diện, nhưng tình hình ở miền Nam Trung Quốc vẫn chưa thuận lợi cho những người cộng sản của bất kỳ quốc gia nào. Nhằm tăng cường cơ hội thành công và giảm thiểu nghi ngờ của những nhà lãnh dạo chống cộng, Nguyễn Ái Quốc đã "đề nghị thành lập một tổ chức rộng rãi có khả năng tập hợp tất cả các lực lượng yêu nước trong cuộc đấu tranh chung đánh đuổi thực dân Pháp". Mặt trận thống nhất mới, được biết đến với tên gọi Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội hay Việt Minh, đã được thành lập một cách thận trọng để "dễ dàng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ và sự chỉ đạo của ICP". Tuy vậy, "vai trò của Đảng sẽ phải được che giấu một cách thận trọng để làm dịu lo ngại của những thành phần không phải là cộng sản ở Đông Dương và nước ngoài về khuynh hướng chính trị của mặt trận". Tổ chức mới được chính thức công nhận tại Trung Quốc, và Nguyễn Ái Quốc cùng những đồng chí khác bắt đầu gắn Việt Minh vào mối quan tâm đang hiện hữu.
Đến tháng Giêng năm 1941, Nguyễn Ái Quốc một lần nữa lại huấn luyện học viên và tuyển mộ hội viên - lần này là theo "Chương trình huấn luyện của Đảng" tại Tĩnh Tây, Trung Quốc, và chuẩn bị cho hội nghị Ban chấp hành Trung ương ICP sắp diễn ra được triệu tập vào giữa tháng 5, hội nghị này được tổ chức trong một hang đá gần làng Pác Bó ở Bắc Kỳ, cách biên giới Trung Quốc không xa. Mặc dù xung quanh là những nhà cách mạng nhiệt thành khác, nhưng Nguyễn Ái Quốc vẫn nổi bật như một nhà lãnh đạo của tổ chức đang trở thành phong trào chính trị quan trọng nhất Việt Nam tại thời điểm hiển nhiên thích hợp đó. Quốc và các đồng chí của ông nhanh chóng hành động để mở rộng và củng cố cả ICP và Việt Minh. Nhà sử học Huỳnh Kim Khánh lưu ý rằng hội nghị đã "công bố một sự tái minh định cấp tiến về bản chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam", đòi hỏi phải tiến hành "cách mạng giải phóng dân tộc" và "tạm hoãn đấu tranh giai cấp".
Sau khi hội nghị bế mạc, Nguyễn Ái Quốc ở lại Pác Bó viết cho báo của Việt Minh, biên soạn một cuốn sách hướng dẫn ngắn gọn về tiến hành chiến tranh du kích, bảo trợ những chương trình xoá nạn mù chữ và dạy học. Trong "những lá thư từ hải ngoại" được ông viết sau hội nghị Trung ương, ông kêu gọi mọi người dân tham gia vào cuộc đấu tranh: "Cứu nguy dân tộc là sự nghíệp chung đối với mọi người dân chúng ta. Mỗi người Việt Nam phải tham xía vào sự nghiệp này. Ai có tiền thì góp tiền, ai có sức thì góp sức ai có tài năng thì góp tại năng. Tôi nguyện sử dụng toàn bộ khả năng có hạn của mình để đi theo các bạn và tôi sẵn sàng hy sinh chính bản thân mình".
Nguyễn Ái Quốc ở lại Bắc Kỳ, ông làm việc tại Pác Bó và sau đó là tại căn cứ mới của Việt Minh ở Lam Sơn, phía bắc Cao Bằng, cho đến mùa hè năm 1942. Công tác của ông và của những cán bộ khác hoạt động tại khu vực này là đẩy mạnh cả tuyên truyền và chiến thuật chiến tranh du kích có ý nghĩa quyết định đối với thành công cuối cùng của phong trào. Từ những nghiên cứu của mình về việc thành lập những cơ sở đu kích đầu tiên tại Việt Nam, Greg Lockhart đã viết một cách đầy thuyết phục: "Với chiến thuật du kích và tuyên truyền vũ trang hướng tới một mô hình lý tưởng về sức mạnh và một cuộc sống tốt đẹp hơn trong thế giới hiện đại, Việt Minh đã bắt đầu động viên sức mạnh của toàn dân tộc". Đến tháng Tám, cảm thấy tin tưởng rằng tình hình tại Việt Bắc, vùng giải phóng ở miền núi Bắc Việt Nam, đang tiến triển thuận lợi, Nguyễn Ái Quốc lên đường sang Trung Quốc tìm kiếm hậu thuẫn từ bên ngoài cho sự nghiệp của mình. Được cung cấp giấy tờ giả, ông khởi hành dưới vỏ bọc là một phóng viên Trung Hoa ở hải ngoại với bí danh mới: Hồ Chí Minh.
Không may, làn khói mỏng phủ trên những giấy tờ giả đã làm cho chính quyền địa phương Trung Quốc tin rằng Hồ Chí Minh "không những chỉ là người nguy hiểm mà còn là một nhân vật chính trị quan trọng". Sau khi bị đưa ra xét xử tại toà án Quốc dân Đảng (KMT) ngày 29 tháng 8, ông bị giam giữ cho đến năm sau. Trong khi nỗ lực tìm cách giải thoát ông, bạn bè và động chí của ông vẫn tiếp tục hoạt động cả trong và ngoài Việt Nam, vì sự nghiệp chung xây dựng cơ sở của Việt Minh.
Đến năm 1942, nhiều người trong số họ nhận ra thời điểm lịch sử trọng đại và hy vọng vào những cơ hội mà chiến tranh mang lại, cho dù thành viên quan trọng nhất của họ vẫn còn bị giam giữ chưa biết đến bao giờ tại Trung Quốc.
Lúc đầu có vẻ như Chiến tranh thế giới 2 không ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam, mặc dù cuộc tấn công xâm lược của Nhật Bản chống Trung Quốc năm 1937 và mỹ từ Khối Thịnh vượng chung Đại Đông A (GEACPS) đã khiến nhiều người cảnh giác trước sức mạnh đang gia tăng chưa từng thấy và khát vọng uy quyền hung bạo của xứ Mặt trời mọc. Tuy nhiên, sang năm 1939, Nhật Bản đã thất bại trong việc đè bẹp cuộc kháng chiến của nhân dân Trung Quốc và càng sa lầy hơn trong nỗ lực đánh bại Chính phủ của Tưởng Giới Thạch. Tại châu Âu, nước Đức của Aldolf Hitler bắt đầu tìm kiếm "Không gian sinh tồn" của mình ở Rhineland, Áo, và Sudetenland. Mùa thu năm 1939, Hitler xâm lược Ba Lan, lôi Anh, Pháp vào vòng chiến. Tuy nước Anh thành công trong việc chống lại những đợt không kích của Đức, nhưng Pháp thì nhanh chóng thất thủ trước sức mạnh của lực lượng không quân và bộ binh Đức. Tháng 6 năm 1940 Pháp đầu hàng và gần hai phần ba đất nước nằm dưới ách chiếm đóng của chủ nghĩa Quốc xã. Khu vực lãnh thổ còn chưa bị chiếm đóng do Chính phủ bù nhìn Vichy đứng đầu là thống chế Pétain cai quản. Charles de Gaulle tuyên bố về sự tồn tại của "Nước Pháp tự do" do chính ông lãnh đạo và thành lập Chính phủ Pháp lưu vong tại Lon don. Giữa năm 1940, cả hai chính phủ Pháp về cơ bản đều sao nhãng thuộc địa Đông Dương của mình. Ngay cả trước khi bị Đức xâm chiếm, nước Pháp đã gặp những khó khăn trong xử lý các vấn đề của nó tại Đông Dương. Nhật Bản liên tục phàn nàn với Pháp về các nguồn tiếp tế tiếp tục được chuyển đến cho lực lượng KMT của Tưởng Giới Thạch qua tuyến đường sắt Hải Phòng - Vân Nam.
Tuyến đường này đã trở thành con đường huyết mạch đối với Tưởng Giới Thạch, riêng đoạn Hải Phòng - Côn Minh đã vận chuyển 48% những nhu yếu phẩm quan trọng nhất cho lực lượng Quốc dân Đảng. Năm 1939, khi Nhật Bản một lần nửa yêu cầu chính quyền thực dân Pháp tại Việt Nam phải chấm dứt vận chuyển hàng hoá cho Tưởng Giới Thạch, thì "mẫu quốc, chỉ còn rất ít khả năng bảo vệ thuộc địa này.
Giới lãnh đạo quân đội Nhật tin rằng, cắt đứt đường tiếp tế cho Tưởng Giới Thạch có thể đẩy nhanh chiến thắng của Nhật Bản, và họ vô cùng tức giận khi toàn quyền Georges Catroux đã không làm điều đó. Nhận ra sự bất lực của chính phủ không do dân bầu ở Pháp trong việc bảo vệ đế chế Đông Nam Á của mình, Catroux trong nỗ lực ngăn cản triệt để sự chiếm đóng của quân đội Thiên Hoàng vốn mạnh hơn, đã nhượng bộ một số yêu cầu của Nhật. Trong vòng vài tháng, việc vận chuyển vũ khí đến Trùng Khánh gần như chấm dứt, nhưng nguồn cung ứng lương thực và thuốc men quan trọng vẫn tiếp tục đến Trung Hoa Dân Quốc. Nhằm cắt đứt tuyến đường tiếp tế này, Nhật đã ném bom đường sắt, song không mấy tác dụng. Suốt những tháng còn lại của năm 1939, Nhật tiếp tục yêu cầu đóng cửa tuyến đường sắt đến miền Nam Trung Quốc còn Catroux tiếp tục né tránh những yêu cầu của Nhật.
Tuy nhiên, sau khi Pháp thất thủ tháng 6 năm 1940, Catroux thấy mình đang phụng sự Chính phủ Vichy nên quyết định rằng những nhượng bộ thêm có giới hạn đối với Nhật Bản là lựa chọn tốt hơn rất nhiều so với bị mất toàn bộ thuộc địa này. Tin rằng nếu mặc cả một cách sáng suốt thì ông ta có thể giữ Đông Dương như thành luỹ cuối cùng của vùng lãnh thổ độc lập của Pháp, Catroux đã cho phép các thanh sát viên Nhật Bản giám sát việc vận chuyển nguyên vật liệu vào Trung Quốc. Đến ngày 29 tháng 6, chỉ bảy ngày sau khi Pháp thất thủ, các trạm kiểm soát của Nhật đã được thiết lập tại Hải Phòng, Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn và Fort Bayard (Một địa danh nằm trên bờ biển phía nam Quảng Đông, Trung Quốc). Tuy đây dường như là nhượng bộ tương đối nhỏ đối với Nhật, nhưng Chính phủ Vichy không hài lòng bởi Catroux đã thất bại trong việc giành được phê chuẩn chính thức trước khi hành động. Ngày 25 tháng 6, Tổng thống Vichy, Albert Lebrun đã thay thế Catroux bằng phó đô đốc Jean Decoux, chỉ huy lực lượng Hải quân Pháp ở châu Á.
Trong khi chờ Decoux tới nhận nhiệm sở tại đại bản doanh của mình ở Sài Gòn, Catroux tiếp tục đàm phán với phái đoàn Nhật do thiếu tướng Nishihara Issaku dẫn đầu. Từ lập trường của hai bên, những cuộc hội đàm có vẻ hữu ích. Pháp kiên quyết duy trì quyền kiểm soát của mình tại Đông Dương. Nhật cuối cùng cũng tạm thời thoả mãn với vị trí của họ. Nhà sử học Miami Yoshizawa viết: "Bởi Đông Dương thuộc Pháp cho phép phái đoàn của Nishihara tham gia vào những hoạt động vượt quá chức năng giám sát, nên đương nhiên giới chức Tokyo đánh giá toàn quyền Catroux và chính quyền thuộc địa có tinh thần hợp tác và hoà giải. Một văn kiện của Bộ ngoại giao Nhật Bản thậm chí còn mô tả chính quyền thuộc địa là "chủ tâm thể hiện càng nhiều thiện chí càng tốt". Họ không biết có thể trông chờ những gì từ Decoux. Ngày 20 tháng 7, phó đô đốc Decoux sang tiếp nhận chức vụ toàn quyền. Nhưng vị trí Decoux đảm nhiệm không hề dễ dàng, và nhiệm kỳ của ông ta trên cương vị toàn quyền sẽ mãi mãi làm hoen ố thanh danh ông ta vì cương vị do Vichy bổ nhiệm và sự hợp tác của ông ta với Nhật Bản dù sao đôi lúc cũng thiếu quyết đoán.
Cuối mùa hè năm 1940, Chính phủ Vichy thoả thuận "Công nhận những quyền lợi tối cao của Nhật Bản trong các lĩnh vực kinh tế và chính trị ở Viễn Đông" với hy vọng sự chiếm đóng của Nhật sẽ chỉ là tạm thời và giới hạn ở Bắc Kỳ.
Và Nhật Bản tiếp tục trấn an Chính phủ Vichy về chủ quyền của Pháp trên toàn Đông Dương. Cuối tháng 8 năm 1940, Bộ trưởng ngoại giao Nhật Bản Matsuoka Yosuke đã viết cho Charles Arsene-Henry, đại sứ của Vichy tại Nhật, thông báo với ông này rằng: "Chính phủ Nhật Bản luôn có chủ đích tôn trọng quyền lợi của Pháp tại Viễn Đông, đặc biệt là sự toàn vẹn lãnh thổ của Đông Dương và chủ quyền của Pháp trên toàn Liên bang Đông Dương". Nhật Bản đã sớm xác định rằng, phương pháp hiệu quả nhất mà lại ít nhàm chán nhất của việc cai quản miền đất mới "giành được" của mình là cho phép chính quyền Decoux tiếp tục chức năng điều hành. Vì vậy chỉ cần một ít lính tráng để kiểm soát Việt Nam là quân đội Nhật được rảnh tay để theo đuổi những mục tiêu lãnh thổ khác ở châu Á. Thậm chí đến cuối năm 1944, chỉ có 40.000 quân Nhật đồn trú trên khắp Đông Dương. Các nhà quản lý Pháp, cảnh sát và giới thương gia trên thực tế phải chịu trách nhiệm duy trì trật tự và điều hành Việt Nam như một cơ sở tiếp tế và hậu cần hiệu quả cho quân đội Thiên triều.
Tuy nhiên, sau khi ký Hiệp ước tay ba với Đức và Italia tháng 9 năm 1940, Nhật Bản đã ở vào vị thế mạnh hơn để đòi hỏi Pháp. Ngày 22 tháng 9, Chính phủ Vichy đã chấp thuận yêu sách của Nhật đối với bốn căn cứ không quân ở miền Bắc Việt Nam. Để bảo vệ những sân bay mới giành được, khoảng 5000 đến 6000 quân Nhật đã được điều động tới đồn trú tại Bắc Kỳ. Ngoài ra, quân Nhật gần như giành được độc quyền quá cảnh trên hệ thống đường sắt Bắc Kỳ, vì thế ngăn chặn được nguồn tiếp tế cho quân Tưởng qua cảng Hải Phòng và đồng thời bảo đảm (chí ít là bước đầu) tiếp nhận các nguyên vật liệu chiến tranh cho quân Nhật đang chiến đấu tại miền Nam Trung Quốc.
Khi các cuộc đàm phán của Decoux đang hoàn tất những điều khoản cho sự tiến vào không phải bàn cãi của các lực lượng vũ trang thật, thì quân Nhật từ miền lam Trung Quốc tiến vào Việt Nam. Ngày 22 tháng 9, cùng ngày Pháp và Nhật đạt được thoả thuận, quân Nhật tấn công các đồn binh Pháp ở Bắc Kỳ. Quá thất vọng trước sự lưỡng lự của Pháp cho họ tự do đi qua thuộc địa, những chỉ huy địa phương của Nhật đã nhanh chóng xua quân tràn vào hai đồn binh ở Lạng Sơn và Đồng Đăng đánh bại lực lượng hỗn hợp Pháp - Việt trong vài trận đánh ác liệt nhất mà quân Nhật tham gia tại Việt Nam.
Lạng Sơn và Đồng Đăng thất thủ đã cho chính quyền Pháp cả ở thuộc địa và mẫu quốc thấy rằng, bất chấp những tuyên bố mạnh miệng, họ vẫn không thể chống lại sức mạnh của quân Nhật. Cộng tác và thoả hiệp vẫn là lựa chọn thực tế duy nhất nếu Pháp muốn duy trì quyền kiểm soát Đông Dương. Những tác động kết hợp giữa thất bại của các tiền đồn Pháp, vụ ném bom Hải Phòng ngày 26 tháng 9 và chấp nhận cuối cùng của Decoux đối với tất cả những yêu cầu của Nhật đã nhấn chìm sự kháng cự hiệu quả của Pháp chống lại những kẻ cai trị mới của Đông Dương.
Về mặt chiến lược, Việt Nam là vị trí lý tưởng đối với sự tiến quân của Nhật. Đến tháng 7 năm 1941, quân Nhật đã tiến vào Nam Việt Nam mà không gặp phải kháng cự, giành quyền kiểm soát các sân bay và hải cảng, bao gồm khu vực xung quanh vịnh Cam Ranh và các sân bay quanh Sài Gòn. Nhật sử dụng các căn cứ ở Đông Dương để hậu thuẫn cho cuộc tấn công mở rộng Đế chế Mặt trời mọc xuống Đông Nam Á. Trên thực tế, máy bay Nhật được bố trí ở miền Nam Việt Nam đã đóng vai trò cốt tử trong cuộc đánh chiếm thành công Malaysia thuộc Anh. Đến đầu năm 1942, quân đội của Nhật Hoàng Hirohito đã chinh phục không chỉ những vùng đất đo Anh kiểm soát, mà còn cả thuộc địa của Mỹ ở Philippines và Đông Ấn thuộc Hà Lan. Đến lúc đó, Singapore cũng đã thất thủ và Đội quân số 15 của Nhật đã thọc vào Burma(3), đe doạ Ấn Độ, niềm kiêu hãnh của Đế quốc Anh. Phải chi tiêu bởi chiến tranh và quyết định tránh bố trí quá nhiều quân giữ đế chế đang được mở rộng của mình, Nhật tiếp tục cho phép Pháp duy trì mức tự trị cao trong quản lý Việt Nam. Trong thời gian chiến tranh, các sĩ quan Nhật và Pháp thường tiếp xúc với nhau như những đồng nghiệp, thường mời nhau chè chén. Trong một nỗ lực nhằm đạt được vẻ hài hoà trong công việc, Uỷ ban hỗn hợp Pháp - Nhật đã được thành lập để giải quyết "nhiều khó khăn được tạo ra bởi cuộc chung sống không xuôi chèo mát mái của hai đế quốc".
Sự thân mật hời hợt này không tạo ra tình hữu nghị đích thực, cũng như không giấu được tình hình thực tế: thật là kẻ ra lệnh, và khi cần thiết, Pháp phải nghe lời. Ngược lại, Pháp được bảo đảm tiếp tục cai trị người Việt - những người vẫn ở nấc thấp nhất của chiếc thang thuộc địa. Có lẽ Hồ Chí Minh đã giải thích tình hình tốt nhất: "Người Nhật trở thành chủ nhân đích thực. Người Pháp trở thành một dạng nô lệ được tôn trọng. Người dân Đông Dương phải chịu cảnh một cổ hai tròng - làm nô lệ không chỉ cho người Nhật mà còn là nô lệ của nô lệ - người Pháp".
Song tình hình này còn tuỳ thuộc vào những cách hiểu khác nhau. Tuy nhiên, Pháp tiếp tục coi người Việt không hơn những thần dân thuộc địa. Mặt khác, chí ít là về mặt lý thuyết, Nhật cũng đem lại cho người Việt đôi chút hy vọng.
Có thể nêu ra vài ví dụ trong đó thật thể hiện sự đối xử ưu đãi đối với những đồng bào châu Á của mình. Thật thú vị, những người lính Việt Nam chiến đấu trong hàng ngũ Pháp bị bắt tại Lạng Sơn và Đồng Đăng đã ngạc nhiên với cách người thật phân biệt đối xử họ và các cấp chỉ huy người Pháp của họ. Trong một báo cáo năm 1945 của nhóm Cộng sản An Nam (được biết đến nhiều hơn là Việt Minh) gửi cho OSS, tác giả bình luận rằng "Trong vụ Lạng Sơn, lính Nhật đối xử tử tế với các tù binh Đông Dương, trong khi đó lại bắt binh lính và sĩ quan Pháp bỏ giày để làm những công việc nặng nhọc. Tất nhiên, tình hình đó chỉ diễn ra một thời gian ngắn; trong vòng một tháng tất cả tù binh đều được phóng thích và các đồn binh đều được trả lại cho Pháp. Nhưng thật vẫn tiếp tục quảng bá ý tưởng cùng chung "giống nòi" Á châu. Mô hình "toàn Á" bề ngoài muốn nói đến sự tham gia của Việt Nam vào GEACPS dưới khẩu hiệu "châu Á vì người châu Á". Hầu hết người Việt, và thực ra là hầu hết cộng đồng quốc tế, xem cả GEACPS và khái niệm "châu Á vì người châu Á" với thái độ hoài nghi và ngờ vực. GEACPS, có lẽ gọi là Khối Thịnh vượng Đại Nhật Bản thì thích hợp hơn bởi mục đích của nó là hợp tác kinh tế giữa các nước châu Á vì những lợi ích hàng đầu của Nhật.
Trong một mối quan hệ thuộc địa cổ điển, Trung Quốc, Mãn Châu, Đông Ấn thuộc Hà Lan và Đông Dương thuộc Pháp sẽ cung cấp nguyên liệu thô cho guồng máy công nghiệp Nhật Bản. Tại đây, chúng được chế tạo thành hàng hoá rồi bán lại cho các nước châu Á. Nhật Bản còn nhập lương thực, thực phẩm của Đông Dương và Đông Nam Á để thoả mãn nhu cầu trong nước. Nhật Bản tuyên bố rằng trong GEACPS, tất cả người dân châu Á đều có lợi, cả về mặt tài chính và tứ sự dìu dắt của Nhật. Mỉa mai thay, Bộ trưởng ngoại giao Nhật Matsuoka là người đầu tiên công bố thuật ngữ "Khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á" thì cũng ngay trong tháng đó lại hứa hẹn "tôn trọng quyền lợi" của Pháp, đặc biệt là ở Đông Dương.
Đề án GEACPS là mối quan hệ thực dân cơ bản được che giấu bằng mỹ từ toàn Á, và - có thể có ý nghĩa nhất đối với người Việt Nam - nó khác chút ít với tính vụ lợi của Pháp. Mặc dù một số nhóm người Việt như giáo phái Cao Đài, Hoà Hảo và tuỳ tùng của Hoàng thân Cường Để (một thành viên có tư tưởng chống đối trong hoàng tộc và khao khát ngai vàng), ít ra lúc đầu cũng ủng hộ Nhật, một khối liên minh theo hướng "châu Á vì người châu Á" không bao giờ xuất hiện. Có những thành viên của Chính phủ thật như Magata Yasukichi ở Bộ ngoại giao, kẻ "tán thành tập hợp những người yêu nước ủng hộ độc lập, khuyến khích phong trào độc lập và đưa nước Việt Nam độc lập vào Khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á". Nhưng mục đích cuối cùng, thậm chí đối với những người như Nagata - từng là tổng lãnh sự tại Hà Nội từ năm 1930 đến 1933, và tương đối thông thạo đất nước này - không phải là giải phóng Việt Nam vì chính lợi ích của họ mà là "cổ vũ cho phong trào độc lập thân Nhật, và vì vậy phải lái phong trào dân tộc bản xứ vào mục đích của Nhật". Quan điểm chủ đạo đó của Nhật được hình thành bởi sứ mạng lớn lao hơn của họ: giành thắng lợi trong cuộc chiến Thái Bình Dương. Biên bản cuộc họp tháng 11 năm 1941 của Hội đồng Chiến tranh Tối cao Nhật Bản đã kết luận quan điểm của Nhật về quản lý các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng như sau:
"Thứ nhất, giành được các nguồn nguyên liệu thô, thứ hai, đảm bảo tự do vận chuyển nguyên liệu thô và binh lính; thứ ba, trong việc hoàn tất hai mục tiêu này chúng ta không được phép do dự đàn áp người bản xứ như ở Trung Quốcc. Mặt khác chúng ta sẽ không can thiệp vào những vấn đề chi tiết của chính phủ như chúng ta đã làm ở Trung Quốc, nhưng sẽ tranh thủ những tổ chức hiện hành và tôn trọng các phong tục của đia phương".
Nhật Bản theo đuổi hai mục tiêu đầu quyết liệt nhất vì Việt Nam có nhiều thứ đóng góp cho kế hoạch kinh tế tổng thể của Nhật. Đặc biệt, Việt Nam là nguồn nông sản, nhất là gạo và cao su, có ý nghĩa sống còn đối với nền kinh tế chiến tranh của Nhật. Gạo của Việt Nam được sử dụng để nuôi quân Nhật và xuất khẩu sang đảo quốc này. Gạo và ngô còn được dùng để chưng cất thành cồn bù vào sự thiếu hụt xăng dầu. Tuy vậy, sẽ đến lúc gạo và ngô bị những nông sản hàng đầu thay thế, nông dân bị bắt phải trồng đay và những cây cho dầu như lạc với số lượng không ngừng gia tăng để giúp bù đắp nạn thiếu vải, dầu và dầu nhờn dành cho xe cộ và máy móc.
Hai năm đầu Nhật cai trị Việt Nam diễn ra tương đối yên tĩnh, và gánh nặng áp bức của Nhật tương đối nhẹ, nhất là khi làm phép so sánh với tình hình Philippines, nơi cuộc kháng chiến chống Nhật đã làm tăng sự đàn áp man rợ và tàn bạo.
Tuy nhiên, vì chiến tranh tiếp diễn, nên Nhật gặp phải nhiều khó khăn trên con đường giành chiến thắng. Đến cuối năm 1942, khi nhu cầu về cao su, gạo và khoáng sản tăng, giá cả đã bắt đầu đột ngột phi mã. Năm 1943, dòng hàng hoá đổ vào Nhật Bản bị hãm lại vì tầu ngầm Mỹ tiến hành đánh phá đội thương thuyền quốc gia xứ này. Ngoài ra, những cuộc ném bom của Đồng Minh vào tuyến đường sắt Nam - Bắc, tuyến hàng hải ven biển và đường bộ đã phá huỷ phần lớn hệ thống giao thông của Đông Dương.
Cùng lúc đó, những cuộc ném bom của Anh - Mỹ cũng phá huỷ nhiều trung tâm công nghiệp và thương mại vốn ít ỏi của Việt Nam. Mặc dù phần lớn người Pháp và người Việt hờ hững với thực trạng nguồn tiếp tế đến Nhật Bản bị ngưng trệ, nhưng họ lại rất lo lắng về sự gián đoạn vận chuyển gạo từ vùng châu thổ sông Mê Kông giàu có ra miền Bắc.
Châu thổ sống Mê Kông và sông Hồng có vị trí đặc biệt quan trọng vì là những vùng trồng lúa nước chủ yếu của Việt Nam. Đây còn là hai trung tâm dân cư và chính trị chính. Điều này đặc biệt đúng đối với châu thổ sông Hồng, nơi có mật độ dân cư cao nhất và nhu cầu lúa gạo lớn nhất. Vì vậy những loại thuế của Nhật đánh vào lúa gạo mà chính quyền Pháp phải thi hành và những tổn thất giáng xuống tuyến đường sắt và đường biển gần bờ kết hợp lại làm tăng cảnh nghèo khổ của người nông dân. Ở miền Bắc, nơi phần lớn nông dân ngay cả lúc thuận lợi cũng sống dựa vào sinh kế bấp bênh, mùa mưa gây ra những trận lũ lụt có sức tàn phá lớn, và nạn đói là phổ biến. Thêm vào đó, những yêu cầu của Nhật bắt nông dân ở Bắc Kỳ phải trồng những cây cho hạt lấy đầu, bông, lạc và đay đã làm giảm hơn nữa diện tích trồng lúa nước truyền thống, khiến người dân miền Bắc phụ thuộc vào nguồn gạo từ Nam Kỳ cho bữa ăn hàng ngày của họ. Đến mùa thu năm 1943, nhiều vùng ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ đã trải qua nạn đói. Đầu năm 1944, tình hình càng trở nên tồi tệ hơn khi Nam Kỳ cũng phải chịu những yêu cầu trồng trọt mới, lượng lúa gạo lại bị giảm thêm. Ở miền Nam thổ nhưỡng phì nhiêu hơn, phần lớn các gia đình có thể tồn tại. Người Việt ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ lâm vào cảnh cực kỳ khó khăn cuối năm 1944 và đầu 1945, khi những trận bão hung dữ khiến mùa màng thất bát ở hầu khắp khu vực phía Bắc. Những đánh giá chính thức về số nạn nhân rất khác nhau, tuy nhiên nhìn chung đều nhất trí rằng có từ 1 đến 2 triệu người Việt Nam chết trong nạn đói 1944 - 1945. Đối với người Việt Nam, đây có lẽ là minh chứng rõ ràng nhất về cái giá quá đắt phải trả cho đòi hỏi của hai ông chủ - những kẻ quan tâm quá ít đến nhu cầu của họ. Nạn đói này được quy cho sự kết hợp các chính sách của Nhật và Pháp, mùa màng thất bát và những trận dội bom của Đồng Minh. Nhưng đại bộ phận người Việt đã quy trách nhiệm cho Pháp. Trong cuốn "Ai gây ra tội ác này?" tác giả Trần Văn Mai viết: "Nhằm đảm bảo rằng nhân dân sẽ không nổi đậy những kẻ thực dân đã sử dụng những biện pháp cực kỳ "khoa học" để tạo ra nạn đói kéo dài và khốc liệt". Ngô Vĩnh Long bổ sung thêm, "May mắn lắm người ta mới có thể phát hiện ra rằng người Pháp rất hồ nghi về tương lai của chính mình và đang tích trữ lúa gạo và áp dụng những biện pháp "phòng ngừa" - những cái cùng với các nhân tố khác đã gây ra nạn đói".
Bất chấp tác động của chiến dịch ném bom đo Đồng Minh tiến hành nhằm vào mạng lưới giao thông có ý nghĩa sống còn đối với việc vận chuyển lúa gạo từ miền Nam ra Bắc Kỳ, một số người Pháp và người Việt đã đổ lỗi cho Đồng Minh gây ra nạn đói. Còn trên thực tế, phần lớn người Việt - những người nhớ đến tình hình lúc đó - đã kiên quyết quy trách nhiệm cho Pháp, và, một mức độ nào đó, cả Nhật Bản, họ xem Đồng Minh như những người bạn chiến đấu. Không nghi ngờ gì nữa, Hồ Chí Minh và Việt Minh là một phần trong cuộc tranh đấu rộng lớn hơn chống Nhật, cho dù quan điểm của ICP về chiến thắng trong cách mạng thế giới đương nhiên không phù hợp với nhìn nhận của hầu hết các nước Đồng Minh. Nhưng để khuyến khích đồng bào mình đoàn kết trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh lưu ý rằng:
"Một mặt Nhật đang sa lầy tại Trung quốc, mặt khác chúng bị lực lượng Anh - Mỹ làm tê liệt nên nhất định không thể sử dụng toàn bộ lực lượng để đối phó với chúng ta".
Tuy nhiên, phần lớn năm 1943 Hồ Chí Minh vẫn bị giam giữ và Việt Minh, dẫu đang lớn mạnh, nhưng không vũ trang và huấn luyện được cho chiến sĩ.
Nhưng may mắn sắp đổi chiều đến với Hồ Chí Minh. Tháng 9 năm 1943, ông được giải thoát khỏi lao tù theo chỉ thị của tướng Quốc dân Đảng Trương Phát Khuê, kẻ hy vọng lợi dụng được ông và danh tiếng của ông để quy tụ những người theo chủ nghĩa dân tộc ở miền Nam Trung Quốc vào một tổ chức bị chi phối bởi những mối quan tâm của ông ta ngõ hầu có thể sử dụng chống lại quân luật ở Đông Dương. Những tháng sau đó, tổ chức của Trương, Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội, về cơ bản đã hoạt động dưới sự chỉ đạo của Hồ Chí Minh. Sử dụng các phẩm chất làm việc gian khổ, khả năng thuyết phục và thận trọng đưa ra lý lẽ, Hồ Chí Minh đã thuyết phục được nhiều người Việt Nam gia nhập Hội.
Tháng 8 năm 1944, ông dề nghị được cung cấp giấy tờ và nguồn giúp đỡ cần thiết cho phép ông trở về Việt Nam thành lập căn cứ du kích. Trương đồng ý và cung cấp cho ông thuốc men và tài chính nhưng không thể, có lẽ là không muốn, cung cấp cho ông vũ khí để trang bị cho các chiến sĩ của ông. Cuối mùa hè năm 1944 Hồ Chí Minh trở về Bắc Kỳ khi mà ở đó tình hình kinh tế mỗi lúc một thêm khó khăn chồng chất. Mặc dù cuối năm 1944 Nhật rõ ràng đang thua trận, nhưng Việt Minh vẫn còn xa chiến thắng thật và Pháp như mong đợi. Sự thực thì Pháp và Nhật dường như đã dàn xếp êm ái mối quan hệ thời chiến ở thuộc địa này. Nhật cho phép chế độ Vichy giữ lại quyền sở hữu về mặt lý thuyết và quản lý viên ngọc thuộc địa của đế quốc Pháp. Và hầu hết người Pháp đều kìm hãm người Việt, biến họ thành những kẻ dễ sai khiến, quị luỵ và được việc như các thế lực đế quốc mong muốn. Các mối quan hệ giữa Pháp và Nhật có lẽ tốt nhất được mô tả như một mô hình lịch thiệp của điệu nhảy cổ diễn mơnuet mà mỗi bên bước theo nhịp điệu của chính mình khi bản nhạc tiếp tục ngân nga.
Nhưng lúc này hầu hết những kẻ thực dân đã rõ rằng Nhật cuối cùng sẽ bại trận và dư luận trong số những người Pháp ở Đông Dương có thể thấy đã thay đổi có lợi cho Đồng Minh. Tuy thế, một nhà quan sát người Mỹ, thiếu tá Justin Glass, người đã sống ba thập kỷ ở Đông Dương, đã lưu ý rằng "Dư luận Pháp vốn thất thường và có thể thay đổi chỉ trong một đêm từ thái cực này sang thái cực khác". Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến dư luận trong những kẻ thực dân, bao gồm chiều hướng thuận lợi trong cuộc chiến của Đồng Minh chống Đức, Nhật Bản bại trận ở Thái Bình Dương, nỗi oán hận chất chứa lâu ngày đối với quân Nhật ở Đông Dương và sự vượt trội của chúng - cái không khi nào ngưng làm giới tinh hoa thực dân tức giận. Nhưng ngay cả lúc lý lẽ đáng như mách bảo rằng thực dân ủng hộ Đồng Minh thì nhiều kẻ vẫn kín đáo trung thành với sự nghiệp đó dù không rõ lập trường của Đồng Minh về tình trạng pháp lý của các thuộc địa thời hậu chiến. Đặc biệt, những mỹ từ của Tổng thống Roosevelt liên quan đến chủ nghĩa đế quốc châu Âu đã làm nhiều người Pháp bối rối. Nhưng chính mỹ từ chống đế quốc đó đã thu hút sự chú ý của những người Việt Nam có óc quan sát như Hồ Chí Minh và ông tự hỏi liệu sự nghiệp của Đồng Minh có liên kết với sự nghiệp của chính mình hay không.
________________________________________
Chú thích:
(1) Cầu Long Biên
(2) Leon Blum (1872 - 1950) 3 lần làm thủ tướng Pháp: 1936 - 1937, 1 tháng của năm 1938, và 1946 - 1947.
(3) Myanmar ngày nay.
(4) Colons trong nguyên bản.
THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ
THI VÂN YÊN TỬ
SỚM CHIỀU DU NGOẠN CÙNG MÂY NÚI
HOA TRÁI QUA NGÀY TA VỚI TA
HOA TRÁI QUA NGÀY TA VỚI TA
Hiển thị các bài đăng có nhãn HỒ CHÍ MINH. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn HỒ CHÍ MINH. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 15 tháng 12, 2009
OSS và Hồ Chí Minh - Đồng minh bất ngờ trong cuộc chiến chống phát xít Nhật
Người thành cổ Quảng trị
Lời nói đầu
Năm 1995, là năm Mỹ bình thường hoá quan hệ với Việt Nam. Cùng năm đó, tôi viết lời giới thiệu và đứng tên để xuất bản cuốn "Tại sao Việt Nam" (Why Vietnam?) của A. Patti.
Cuốn sách được xuất bản tại Mỹ 10 năm trước đó (1985). Tác giả của cuốn sách là người chỉ huy cao nhất của tổ chức tình báo chiến lược OSS (tiền thân của CIA) đã có mặt ở Việt Nam khi Cách mạng tháng Tám 1945 vừa thành công.
Nội dung cuốn sách là câu trả lời lấy từ tứ thơ của một bài ca cổ Ái Nhĩ Lan về câu chuyện gã thuỷ thủ già nỡ bắn chết con chim báo bão. Con chim báo bão chính là những ký ức lịch sử về một thời kỳ Mỹ và Hồ Chí Minh từng là đồng minh chống phát xít. Chim báo bão chết, tất nhiên con tàu của gã thuỷ thủ già bị lạc vào giông bão.
Cũng năm ấy, đoàn các cựu chiến binh của nhóm OSS cộng tác với Hồ Chí Minh đến thăm Hà Nội và gặp lại những người đồng minh từ nửa thế kỷ trước. Tôi may mắn được tham dự và chứng kiến và chợt nhận ra rằng trong lịch sử cuộc Cách mạng tháng Tám 1945, lực lượng nước ngoài duy nhất đứng bên cạnh Hồ Chí Minh chỉ có… Hoa Kỳ! Năm 1997, tôi lại may mắn được tháp tùng các cụ Việt Minh sang tận New York để gặp các cụ OSS hàn huyên cho giới sử học nhiều nước cùng nghe để làm sâu sắc hơn cái ký ức đã có thời bị quên lãng ấy. Nhiều nội dung các câu chuyện kể được phản ánh trong cuốn sách này.
Có hẳn một đêm "trình diễn" tại Nhà châu Á" ở New York. Hai nhóm các cụ OSS và Việt Minh gặp nhau cùng kể lại chuyện cũ cho một cử toạ, ngoài quan khách của hai bên, số đông là những nhân viên CIA đến dự có phần vì tò mò trước câu chuyện hợp tác giữa hai bên mà trong ký ức thế hệ của họ chỉ thấy sự thù dịch trong một cuộc chiến vô cùng khốc liệt.
Cụ Charles Fenn là người cao tuổi nhất trong nhóm OSS, năm đó đã xấp xỉ 90 đi cùng một cô bạn gái rất trẻ. Cụ ít nói, chỉ quan sát. Cụ là người đầu tiên trong đơn vị gặp Hồ Chí Minh; sau này cũng lại là người đầu tiên từ nước Mỹ viết cuốn tiểu sử đầu tiên bằng Anh ngữ và bị trục xuất vì việc làm ấy…
Trước khi chia tay, Cụ gọi tôi và một anh bạn cùng đoàn chỉ để nói một điều tâm đắc nhất: "Mỹ không có bạn, Mỹ chỉ có đồng minh. Cụ Hồ của các bạn biết Mỹ nên hợp tác được với Mỹ". Tôi hỏi: Vậy thì Đồng minh là thế nào? Cụ trả lời: Cùng có lợi!
Cũng trong hai năm 1995 và 1997 tôi lại may mắn có mặt trong cả hai cuộc gặp giữa Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mc Namarra và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đều diễn ra ở Hà Nội.
Cả hai lần ông khách Mỹ chỉ chốt vào một câu hỏi: "Liệu có cơ hội nào bị bỏ lỡ hay không khiến hai quốc gia không thiết lập được sự hợp tác mà quay sang đánh nhau?". Thì cũng cả hai lần vị lão tướng của chúng ta đưa về một nguyên lý: "Việt Nam là nước nhỏ, chỉ mong hoà bình hợp tác với thiên hạ. Chúng ta đã từng hợp tác cho đến khi chính lợi ích của nước lớn đã khiến Mỹ chọn con đường khác".
Năm 1998. Tôi lại may mắn có mặt tại nhà riêng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong cuộc gặp con trai của cố Tổng thống Mỹ J.F. Kennedy. Năm ấy, giữa hai người tuổi cách nhau tròn nửa thế kỷ, vị Đại tướng 88 tuổi nói với vị khách Mỹ 38 tuổi rằng: thế hệ các bạn chỉ biết lịch sử mối quan hệ Việt-Mỹ là một cuộc chiến tranh tàn khốc và đầy thù hận kéo dài 30 năm, nhưng nên nhớ rằng trước đó đã có những trang sử của quan hệ tốt đẹp và của tinh thần hợp tác. Tương lai các bạn trẻ cả hai nước phải viết tiếp những trang sử tốt đẹp ấy.
Đại tướng chỉ vào những tấm ảnh chụp cùng Bác Hồ tiếp các bạn Mỹ trong những ngày Đất nước độc lập đầu tiên làm bằng chứng. Năm 2005. Tôi lại may mắn được tháp tùng vị Thủ tướng Việt Nam đầu tiên đi thăm nước Mỹ. Ở chặng đầu tiên, thành phố Seattle, có một người ra đón và tiếp kiến đầu tiên Thủ tướng của chúng ta lại chính là một cựu chiến binh OSS đã từng rất gần gũi với Bác Hồ. Đó là cụ Mac Shin người báo vụ viên được OSS cử đi theo nhà lãnh đạo Việt Minh về chiến khu Việt Bắc sớm nhất.
Rồi ở chặng cuối, thành phố Boston, ông chủ tập đoàn LDG chủ trì cuộc đón tiếp đã giương cao tấm bích chương vẽ cách cứu phi công Mỹ có in lá cờ hoa và cờ đỏ sao vàng và nói lớn với cử toạ rằng: cách đây 60 năm chúng ta đã từng hợp tác chống phát xít thì giờ đây tại sao chúng ta không hợp tác để làm giàu cho hai quốc gia? Còn ông cựu thượng nghị sĩ MacGovern nổi tiếng đại điện cử tri bang Massachusetts, đã từng ra tranh cử tổng thống với R. Nixon thì phát biểu rằng sở đĩ cương lĩnh tranh cử của ông là chống cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam bởi lẽ trong Đại chiến thế giới lần thứ Hai ông là một phi công ném bom ở vùng Đông Nam Á. Do vậy ông biết Hồ Chí Minh từng tổ chức cứu phi công Mỹ bị Nhật bắn rơi, do vậy không thể làm một cuộc chiến tranh với những người như Hồ Chí Minh. Ông nói thêm rằng, cuộc tranh cử ấy ông đã thất bại, nhưng giờ đây lịch sử chứng minh rằng những cử tri của thành phố Boston và của bang Massachusetts là những cử tri ưu tú nhất vì lịch sử chứng minh rằng rốt cuộc hai dân tộc chúng ta đã hoà bình hợp tác với nhau.
Năm 2006. Tôi lại có may mắn tham gia vào thành phần Việt Nam trong cuộc tiếp xúc giữa Quốc hội hai nước, nhân phái đoàn do Chủ tịch Hạ viện Mỹ sang thăm Hà Nội. Trong phát biểu chào mừng buổi sáng cũng như mở đầu tiệc chiêu đãi buổi tối, ông Chủ tịch Quốc hội Việt giam nhắc lại một lời tuyên bố của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1946 rằng: "Việt Nam chủ trương hoàn toàn độc lập và hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ", và khẳng định rằng đó cũng là thông điệp của Việt Nam "ngày hôm nay". Và bữa tiệc chiêu dãi này hiểu theo nghĩa nào đó đã được dọn sẵn từ 60 năm trước!…
Tất cả những gì chứa đựng trong những sự kiện trên có thể tìm thấy trong cuốn sách đang có trên tay của các bạn - bản dịch "OSS và Hồ Chí Minh - đồng minh bất ngờ trong cuộc chiến chống phát xít Nhật". Đây là một công trình nghiên cứu được coi là hoàn chỉnh nhất về lịch sử quan hệ Việt-Mỹ trong thời kỳ đại chiến Thế giới lần thứ Hai, cũng là một thời đoạn quan trọng trong tiểu sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh và lịch sử cuộc Cách mạng tháng Tám 1945. lỉó sẽ rất bổ ích cho những ai đang chứng kiến những tiến triến quan trọng trong quan hệ Việt-Mỹ ngày hôm nay gắn liền với tiến trình hội nhập và không ngừng Đổi mới của dân tộc Việt Nam.
7.2007
Dương Trung Quốc
Lời giới thiệu
Những vụ nổ làm rung chuyển Trân Châu Cảng ngày 7 tháng 12 năm 1941 đã dẫn đến những thay đổi to lớn trên toàn thế giới. Cuộc tấn công của Nhật Bản đã kéo nước Mỹ vào vòng chiến bên cạnh Anh, Liên Xô và Trung quốc trong nỗ lực đánh bại thế lực quân sự Đức, Italia và Nhật Bản. Khi chiến tranh lan rộng ra khắp các mặt trận châu Âu và Thái Bình Dương, rất ít quốc gia tránh được sự tàn phá về kinh tế, quân sự chính trị và xã hội của thảm hoạ này.
Chiến tranh cũng hoà giải các dân tộc và quốc gia có đường hoàng ít nhiều đối nghịch nhau trong thời bình. Một mối quan hệ "bất ngờ" như vậy đã xuất hiện giữa người Mỹ và người Việt Nam (lúc đó được biết đến với cái tên An Nam hay Đông Dương). Người Việt Nam sống mòn mỏi dưới ách thống trị thực dân nhiều thập kỷ ở Đông Nam Á như một phần Đông Dương thuộc Pháp bao gồm Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Lào và Campuchia.
Các mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ còn có nhiều thăng trầm, và cuối cùng đẫn đến một cuộc chiến tranh khác gần 20 năm sau. Nhưng vào năm 1941, không có người Mỹ và người Việt Nam nào dự cảm dược tương lai này. Trên thực tế, khi người Mỹ còn đang choáng váng vì cuộc tấn công Trân Châu Cảng và mới chỉ bắt đầu sẵn sàng cho cuộc chiến lâu dài phía trước, thì một số người Việt Nam đã phân tích việc nước Mỹ tham chiến có thể có ý nghĩa đối với họ và với cuộc đấu tranh vì tự do, thoát khỏi ách thực dân của họ: "Chúng ta phải ngăn ngừa ảo tưởng rằng Tưởng Giới Thạch và quân Anh - Mỹ sẽ mang lại tự do cho chúng ta", Tổng bí thư Đảng cộng sản Đông Dương Trường Chinh lên tiếng cảnh báo. "Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của chúng ta", ông nói tiếp, "rõ ràng chúng ta phải tìm kiếm các đồng minh - cho dù họ chỉ là nhất thời, dao động, hay có điều kiện - nhưng cuộc đấu tranh này phải là thành quả của những nỗ lực của chính chúng ta". Là một người cộng sản cứng rắn, hẳn ông sẽ hết sức ngạc nhiên khi biết rằng một trong những nhà tư bản nổi bật nhất ở Mỹ, luật sư triệu phú William J. Donovan, người sau đó đứng đầu một tổ chức sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc "giới thiệu" hai quốc gia, cũng đồng chia sẻ triết lý tranh thủ các đồng minh.
Donovan, giám đốc Cơ quan Tình báo Chiến lược (OSS), một cơ quan thời chiến trong quân đội Mỹ thực thi các chiến dịch tình báo và phản gián, còn nhận ra sự cần thiết sử dụng đồng minh trên diện rộng - dù là "nhất thời, dao động, hay có điều kiện". Mặc dù chính ông chống đối chủ nghĩa cộng sản, nhưng trong suốt cuộc chiến, OSS của Donovan đã sát cánh cùng tổ chức bí mật của những người cộng sản trên khắp châu Âu. "OSS không phải là một tổ chức hoạch định chính sách, Donovan nhiều lần nhấn mạnh, và với nước Nga là một đồng minh cùng tham chiến, nhiệm vụ của ông là hợp tác trong mục tiêu chung - đánh bại phe Trục trong thời gian ngắn nhất có thể!". Những suy xét tương tự được các đặc vụ của Donovan tuân thủ triệt để khi hoạt động vời những người cộng sản ở châu Á, vì đôi khi họ là những người hiểu rõ nhất tình hình chính trị và quân sự trong khu vực. Nói một cách đơn giản, sứ mạng của OSS tại châu Á là nhằm đánh bại phát xít Nhật và chấm dứt sự áp bức tàn bạo của Khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á. Và điều đó có nghĩa là, cần phải có sự hiện diện của tình báo quân đội Mỹ tại Việt Nam lúc đó đang bị Nhật Bản chiếm đóng, một khu vực nằm ngoài những quan tâm của Mỹ thời kỳ trước chiến tranh nhưng lại đặc biệt quan trọng bởi nằm kề cả Trung Quốc và đảo quốc Nhật Bản.
Do đó các nhân viên OSS buộc phải tuyển mộ đặc tình, sau đó là các nhóm vũ trang quân sự dưới sự bảo trợ của OSS rồi phái họ trở lại khu vực này. Vì vậy dường lối của hai dân tộc gặp nhau trong một thời khắc ngắn ngủi - một thời khắc vừa nguy hiểm lại vừa đầy hứa hẹn đối với tương lai của cả hai nước.
Trong ba năm tồn tại ngắn ngủi của mình, tổ chức OSS đã tham gia nhiều chiến dịch và hoạt động tình báo bí mật, đã tuyển mộ cả nam lẫn nữ phù hợp với những nhiệm vụ của nó. Edmond Taylor, một cựu thành viên của OSS, đã bày tỏ quan điểm của mình về nhân tố căn bản đằng sau tổ chức này: "Tôi nghĩ Donovan đã hy vọng chứng minh qua OSS rằng, như thường lệ nguồn dự trữ chưa được khai thác của lòng dũng cảm của con người, tài nguyên và tính năng động của ý chí cá nhân sẽ tạo thành tiền dề của chiến thắng. Vì rằng, trong một thế giới ngày càng được cơ giới hoá, nhân cách vẫn không chỉ là phẩm chất đạo đức mà còn là giá trị chiến lược". Có thể sự có mặt của chính những con người như thế trên lãnh thổ Việt Nam khiến cho tình thế mà họ đổi đầu trở nên quá phức tạp và, đôi khi quá nhiễu loạn đối với họ. Vì những người Mỹ ấy không chỉ chứng kiến sự tàn bạo của quân Nhật mà còn dối mặt với thực tế ảm đạm của chủ nghĩa thực dân Pháp từ viễn cảnh Việt Nam.
Có thể thực tế này đã được tổng kết đầy đủ nhất trong một bài ca Việt Nam nổi tiếng hồi những năm 30: "Đại hoạ thay vì quyền hành bị quân xâm lược Pháp - những kẻ vốn có dã tâm tàn bạo, cướp đoạt. Vô sỉ thay khi bày mâm ra người ta chẳng có gì để ăn ngoài rễ cây và lá; khốn khổ thay khi cầm đũa lên rồi buông tiếng thở dài vì thiếu muối".
Sự mô tả điều kiện thảm khốc và tương lai ảm đạm của hầu hết nông dân ở nông thôn Việt Nam này rõ ràng tố cáo người Pháp - "những kẻ xâm lược man rợ". Thật vậy, hầu hết người Việt Nam nhận được quá ít nhưng lại đau khổ quá nhiều dưới ách thống trị thực dân 50 năm tính đến thời điểm đó. Trong khi người Pháp tâng bốc những thành quả của sứ mạng khai hoá thì tình cảnh của nông dân càng trở nên tồi tệ hơn.
Tuy nhiên, người Pháp, tầng lớp chóp bu người Việt và người Hoa - những kẻ hợp tác với Pháp - được hưởng những thành quả lao động của người nông dân. Những báo cáo của người Việt thời kỳ này như đất đỏ, hồi ký của Trần Tử Bình có nhan đề Hồi ức của một người Việt Nam về cuộc sống tahi đồn điền cao su thuộc địa và Trần Văn Mai Ai gây ra tội ác này? đã làm sáng tỏ điều bài ca khẳng định rằng ách thống trị của Pháp rất hà khắc và rằng trung nông chịu nhiều đau khổ dưới ách thực dân. Nếu là người Pháp thì Nam Kỳ nói chung và Sài Gòn nói riêng thoả mãn hình ảnh ám chỉ danh hiệu "Hòn ngọc Viễn Đông". Nhưng có rất ít người Việt Nam được đắm mình trong vẻ đẹp lộng lẫy của hòn ngọc thuộc Pháp này.
Từ gốc rễ của nỗi thất vọng như vậy, các nhà lãnh đạo và phong trào đòi độc lập Việt Nam nổi lên. Có rất nhiều đối thủ với đủ trào lưu tư tưởng tranh đua lãnh đạo quần chúng bất mãn, kể cả những người theo chủ nghĩa quân chủ thân thật, Việt Nam Quốc dân Đảng (VNQDĐ), các nhóm Mác xít cách mạng, nổi bật nhất là Đảng Cộng sản Đông Dương (ICP) - chính đảng nắm quyền điều khiển Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội (còn gọi là Việt Minh), và những nhóm Trotskit ít tiếng tăm hơn. Tất cả đều cố gắng củng cố sức mạnh đối với quan điểm chống Pháp đang lan tràn khắp nổi. Cuối cùng, sau khi loại bỏ Quốc dân Đảng và kết nạp nhiều đối thủ của mình vào hàng ngũ Việt Minh, những người cộng sản đã chiếm ưu thế. Đến năm 1945 Việt Minh bắt đầu thu hút được một số lượng thành viên lớn chưa từng có và rõ ràng đã trở thành lực lượng nổi bật nhất trong các nhóm người Việt đấu tranh giành chính quyền và độc lập. Lúc đó, Việt Minh chủ yếu được nhìn nhận như phong trào chống thực dân, ủng hộ độc lập và có lẽ cả dân tộc chủ nghĩa chứ không như tổ chức cộng sản. Thực tế là lúc đó có rất ít người Việt Nam hiểu chủ nghĩa cộng sản đại diện cho cái gì, nhưng hầu hết đều đau đớn nhận thức được chủ nghĩa thực dân Pháp là gì trong cuộc sống của họ.
Đến cuối năm 1945, Việt Minh dường như đã hiểu rõ hơn bất kỳ chính đảng nào khác cách sử dụng khát vọng mãnh liệt của hầu hết người Việt vào mục đích lật đổ ách thực dân của mình. Nhà sử học Huỳnh Kim Khánh biện luận rằng bí quyết để Việt Minh đứng lên nắm quyền là "kỹ năng phân tích tình thế cách mạng, tổ chức, tuyên truyền, và khả năng lãnh đạo không nghi ngờ gì nữa, cực giỏi đối với tất cả, không có ngoại trừ các đảng phái chính trị Việt Nam". Tuy nhiên, ông Khánh cũng chỉ ra rằng, "những kỹ năng này đã không đem lại kết quả nếu không có thời cơ cách mạng thuận lợi". Một trong số những người đầu tiên hiểu được "thời cơ cách mạng thuận lợi" đến cuối chiến tranh sẽ nổi lên thành nhà lãnh đạo Việt Minh và rồi cuối cùng trở thành người Việt Nam được đánh giá cao nhất trên thế giới.
Sinh năm 1890 tại Nghệ An, một tỉnh có truyền thống cách mạng, phần lớn thời trai trẻ Hồ Chí Minh bôn ba năm châu bốn biển, phải làm đủ nghề lặt vặt và thử nghiệm một loạt triết lý chính trị. Ngay sau khi Chiến tranh thế giới 1 kết thúc, ông, lúc đó có tên Nguyễn Ái Quốc, đi đến kết luận rằng chủ nghĩa cộng sản đã đưa ra những luận cứ rõ ràng nhất chống lại chế độ thuộc địa và một viễn cảnh sáng sủa nhất cho công cuộc thống nhất và điều hành một nước Việt Nam độc lập. Là một nhà văn có bút lực đầy thuyết phục và là một nhà ái quốc mạnh mẽ, ông đã sống phần lớn những năm đầu của cuộc đời hoạt động ở nước ngoài và đã trở về việt Nam thời kỳ đầu Chiến tranh thế giới 2 - thời điểm thích hợp nhất trong lịch sử Việt Nam.
Chiến tranh thế giới 2 đã gắn kết nhiều tầng lớp xã hội, tạo ra thời cơ vàng cho Hồ Chí Minh và Việt Minh. Năm năm chiếm đóng Hòn ngọc Viễn Đông thuộc Pháp của Nhật Bản đã làm cho cảnh bần cùng của đại bộ phận người dân Việt Nam trở nên tồi tệ hơn, và cơ bản làm suy yếu vị thế của Pháp trong mắt của cả những kẻ thực dân bị quản chế và Đồng Minh. Ngoài khả năng bảo vệ lập trường chống thực dân, Việt Minh còn có thể yêu cầu hợp tác với Đồng Minh trong cuộc chiến chống Nhật Bản. Mặc dù các hoạt động chống Nhật của Việt Minh chỉ nhỉnh hơn hoạt động quấy rối đối với quân đội Thiên Hoàng, nhưng lại có tác dụng tuyên truyền tuyệt vời đối với phong trào. Hơn nữa, Việt Minh đã hưởng nhiều thuận lợi từ cuộc đảo chính của quân Nhật diễn ra vào tháng 3 năm 1945, cuộc đảo chính đã chấm dứt một cách hiệu quả ách thực dân Pháp trong một thời gian ngắn, sau đó là thất bại của Nhật, tạo ra một khoảng trống quyền lực mà Hồ Chí Minh và Việt Minh tiến vào.
Các binh sĩ Mỹ thuộc lực lượng OSS cũng gặp phải, (đôi khi theo đúng nghĩa đen), tình huống chiến tranh này. Như một phần sứ mạng của họ, những người được chọn vào OSS thường hoạt động bí mật với nhiều nhóm kháng chiến ở châu Âu và Thái Bình Dương. Trong Chiến tranh thế giới 2, quyết định hoạt động với nhiều nhóm như vậy đã bị nghi ngờ. Đặc biệt là sự cộng tác ngắn ngủi giữa OSS và Việt Minh đã trở thành chủ đề tranh luận lớn, nhất là sau sự dính líu không thích hợp của Mỹ vào Việt Nam từ năm 1965 đến 1975. Những bất đồng về việc liệu Hồ Chí Minh có trở thành một "Tito châu Á" hay đứng về phe Liên Xô hay không đã thu hút sự chú ý của nhiều học giả. Những ý kiến tranh luận này thậm chí đã xuất hiện trong các thành viên OSS, những người biết Hồ Chí Minh từ những năm 1940. Một cựu đặc vụ của OSS cho rằng Hồ Chí Minh "hoàn toàn cứng rắn". Ông ta bổ sung thêm, "Tôi không tin rằng có cách thức nào đó để bàn bạc với ông ấy". Một người khác lại mô tả tình hình có phần hơi khác:
"Bạn phải xét đoán ai đó trên cơ sở những gì người đó muốn. Hồ Chí Minh không thể là người Pháp, và ông biết ông có thể chống Pháp trong những giới hạn của mình. Ông e ngại Trung Hoa và ông không thể bàn bạc với họ bởi họ sẽ đòi cho đủ mới thôi. Quá xa xôi, Moskva thích hợp cho việc phá cầu nhưng lại không thật thích hợp để xây chúng lại. Nếu không có chiên tranh, tất nhiên Hồ Chí Miịnh không thể có cơ hội chống lại thực dân Pháp. Nhưng lúc này ông đã lên yên cho dù không rõ con ngựa ông đang cưỡi là gì. Lúc đó chắc chắn ông đang giúp chúng ta. Chùng ta và người Pháp có thể giúp ông trong tương lai. Tôi nghĩ ông đã sẵn sàng giữ thái độ thân thương Tây".
Tuy nhiên nếu quả thực trong những năm cuối chiến tranh các thành viên OSS ở Việt Nam hiểu hết vấn đề thì họ đã thấy những ý kiến như vậy hầu hết đều không ăn nhập. Giống như các cơ quan thời chiến, OSS quan tâm đến việc giành thắng lợi và tìm kiếm đồng minh trợ giúp cho sứ mạng đó - bao gồm những người cộng sản và các nhóm dân tộc chủ nghĩa bản xứ đủ loại thành phần còn ít được biết đến. Và cho dù giám đốc OSS và nhà lãnh đạo Việt Minh không thể gặp nhau thì một số điểm tương đồng giữa hai người và những triết lý của họ đã khai sáng mối quan hệ giữa các thuộc cấp của William Donovan và Hồ Chí Minh.
Giống như Donovan, Hồ Chí Minh tin giá trị nội tại của "những nguồn dự trữ lòng can đảm của con người cùng tài nguyên chưa được khai thác", và tầm quan trọng của phẩm giá con người là yếu tố chiến lược giành thắng lời. Cả hai ông đã nhận ra tài năng, trí tuệ và phẩm chất khó diễn tả nhưng cần thiết mà nhà sử học Robin Winks gọi là "phẩm chất tiên quyết, ở những người khác. Hai ông cũng hiểu cần phải uỷ quyền cho những người có "phẩm chất tiên quyết" để thúc đẩy trao đổi, cho dù là để mở rộng sự tham gia vào Việt Minh và giải phóng Việt Nam khỏi ách cai trị của Pháp hay, trong trường hợp của Mỹ, để thu thập trên diện rộng tin tức tình báo cho việc đánh bại Nhật Bản và giải phóng các dân tộc dang sống dưới ách chiếm đóng tàn bạo của chúng.
Thoạt tiên, cả Hồ Chí Minh và Donovan tuyển mộ một số lượng lớn các học giả vào tổ chức của mình, đặc biệt là Hồ Chí Minh trong việc thành lập Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội giữa những năm 1920 và Donovan trong Ban nghiên cứu và phân tích quan trọng bậc nhất của OSS. Theo dòng thời gian, tổ chức của cả hai ông đều mở rộng, thu hút một lượng lớn thành viên thuộc mọi tầng lớp xã hội.
Bất chấp những thành tựu giáo dục nhân viên đặc vụ, cả Hồ Chí Minh và Donovan đều tin tưởng cao độ vào cộng sự cũng như vào chính bản thân mình, bởi tin rằng những người chiến đấu sát cánh bên họ phải "can đảm, dũng cảm và kiên trì", và phải đặt nhu cầu của họ phụ thuộc vào đòi hỏi của đại nghĩa. Đối mặt với những tiêu chuẩn cao như vậy, hên cho cả Việt Minh và OSS là thủ lĩnh của họ may mắn có những phẩm chất thu hút quần chúng - cái làm cho họ trở nên nổi tiếng. Cả hai được xem là những người lịch thiệp và khó bị chọc giận, có sức thuyết phục và có đầu óc cởi mở, và trên hết không thể phủ nhận họ có tinh thần ái quốc cùng quyết tâm sắt đá phụng sừ những nhu cầu cơ bản của dết nước mình. Và không nghi ngờ gì nữa, Hồ Chí Minh hẳn đã đồng ý với tuyên bố của Donovan vào năm 1941 rằng "Có một sức mạnh tinh thần trong chiến tranh, rằng về lâu về dài nó sẽ mạnh hơn bất kỳ cỗ máy nào". Hồ Chí Minh mong đợi chiến thắng cuối cùng - giành độc lập từ tay Pháp - trong khi Donovan quan tâm đến mục tiêu nhanh chóng đánh bại phe Trục hơn. Nhưng cả hai ông đều tin rằng họ tiến hành một cuộc chiến hợp đạo lý và chính nghĩa và rằng cuối cùng họ sẽ chiến thắng.
Tất nhiên, người của Donovan tin họ đang tham gia vào một cuộc chiến chính nghĩa để giải phóng thế giới khỏi móng vuốt của phát xít Đức và quân phiệt Nhật. Nhưng chiến tranh kết thúc phần lớn họ thường muốn về nhà. Tuy nhiên, với các đặc tình của OSS ở Đông Dương thuộc Pháp, nhiệm vụ của họ vẫn chưa kết thúc ngay cả sau khi Nhật thất trận: họ còn phải chuẩn bị cho sự đầu hàng chính thức và hồi hương của quân Nhật và truy lùng những tội phạm chiến tranh. Để thực hiện những mục tiêu của mình, quân Mỹ trên bộ cần phải hợp tác với người Việt Nam, người Pháp, Anh và Trung Quốc; và họ thấy sứ mạng của mình bị cản trở nghiêm trọng bởi những mục đích và lý tường thường trái ngược của các phe nhóm.
Hơn nữa, có lẽ nghĩ rằng mình không thiên vị, nhiều người Mỹ trẻ tuổi đã dốc lòng cho chủ nghĩa lý tưởng dẫn họ đến kết luận, đặc biệt là sau khi đã chứng kiến điều kiện sống ở Việt Nam, rằng chủ nghĩa thực dân Pháp cũng nên bị cáo chung cùng cuộc chiến. Nhiều thành viên OSS tin họ đang hành động theo ước nguyện của Tổng thống Franklin Roosevelt vốn được biết là có quan điểm chống chủ nghĩa thực dân Pháp và thậm chí còn đi xa đến mức đề cập một cách rõ ràng đến tình hình Đông Dương. Ngoài ra, tài hùng biện của ông trong suốt cuộc chiến và những tuyên bố chính thức của ông, như Tuyên bố Đại Tây Dương, chỉ làm tăng thêm nhận thức này. Mặc dù tất cả đều cảm thấy có lý do chính đáng để đồng cảm với người Việt Nam, nhưng nhiều thành viên OSS tại Việt Nam đã trở thành mục tiêu chỉ trích gay gắt, nhất là từ phía thực dân Pháp. Những lợi ích và lối sống mà người Pháp có được, đặc biệt là ở Sài Gòn và miền Nam, đã khiến họ không sẵn lòng thay đổi đường hướng và lòng căm ghét của mình đối với những đề xuất rằng họ nên từ bỏ quyền kiểm soát Hòn ngọc Viễn Đông. Đại diện Pháp tại Hà Nội Jean Sainteny đã đặc biệt thẳng thắn trong những chỉ trích OSS của mình khi mô tả những người phục vụ tại Việt Nam năm 1945 là "hoàn toàn chẳng biết mô tê gì" về tình hình Đông Dương và thực ra là tình hình của toàn châu Á.
Theo quan điểm của ông ta, những người đó đã tin tưởng một cách ngây thơ rằng họ ủng hộ khái niệm chống thực dân, nhưng thay vào đó, họ lại đang tham dự cả vào trò chơi "chống người da trắng" của người Nhật Bản, và Việt Nam và dọn đường để Việt Nam làm mồi cho "chủ nghĩa cộng sản châu Á". Dẫu vậy quan điểm của những người làm việc cho OSS năm 1945 không đổi mầu bởi lối nói khoa trương của chiến tranh lạnh chưa xảy ra cho đến thời điểm ấy. Thay vào đó họ đánh giá tình hình như đã chứng kiến trên thực địa vào năm 1945. Dựa vào đánh giá kinh nghiệm trong suốt ba mươi năm của mình ở Đông Dương trước chiến tranh cũng như những trải nghiệm trong cuộc chiến, sĩ quan OSS Austin Glass hẳn là không đồng ý với Sainteny. Tháng 7 năm 1945, ông viết báo cáo cuối cùng của mình cho OSS:
"Tôi không tin ngườí Pháp từng hiểu được tâm tính của người Việt Nam bởi đa số họ quá tự cao tự đại và tham lam để có thể hiểu được nguyện vọng của dân tộc khác. Quyền tự do họ đã tuyên bố cho mình lại bị từ chối đối với dân tộc khác. Họ nói quá nhiều về "phẩm giá" Pháp, nhưng lại thường xuyên nhẫn tâm chà đạp nhân quyền và phẩm giá những dân tộc bị họ nô dịch. Minh chứng cho điều đó là tình cảnh bán nô lệ của cu li đồn điền, việc cưỡng bức nông dân đào kênh mương, mở đường… hay tuyển mộ họ vào đội quân bản xứ để lao động khổ sai. Gần đây, mưu toan thống trị Syria của người Pháp đã làm thế giới kính hoàng - nhưng đó là những gì họ đã và đang làm ở Đông Dương gần 100 năm nay".
Giống như Glass, nhiều thành viên khác của OSS đã nói hoặc viết về những lo ngại của họ trước sự phục hồi chế độ cai trị của Pháp tại Đông Dương. Các báo cáo của họ đã được đọc, được đệ trình và bị lãng quên, bởi lúc đó, "người Đông Dương" về mặt chính trị không mấy quan trọng đối với Mỹ.
Khi những tranh cãi về sự dính líu của Mỹ tại Việt Nam nổi lên, đặc biệt là trong thập niên 60 và 70, một số chính khách và nhà báo đã lật lại những báo cáo của OSS và các nhân viên đã phục vụ cơ quan này. Nhưng đến lúc đó, "hoạt động tình báo" vẫn còn mờ nhạt. Đầu năm 1946, William Donovan thuyết phục cử toạ chiếu cố đến công tác của các đặc vụ của ông và những dính líu của nó đối với tương lai: "Có nhiều thanh niên nam nữ - những người mà lòng yêu nước và kỹ năng đặc biệt trong loại hình công tác (tình báo này đã được thử thách và rèn luyện trong chiến tranh - đang thiết tha được tuyển dụng. Giá như chính phủ của chúng ta đủ khôn ngoan để sử dụng họ". Tuyên bố cuối cùng dường như làm cho đôi mắt xanh của ông bốc lửa và cử toạ thời hậu chiến có lẽ đã hiểu hầu hết những gì ông nói: "Những thanh niên nam nữ này có thể là cứu tinh của hoà bình".
Liệu tuyên bố của ông có đúng với tình hình Việt Nam hay không không nằm trong phạm vi của tác phẩm này. Tuy nhiên, những hoạt động và phối hợp của các thành viên OSS trên bộ, của các cá nhân và các nhóm mà họ cùng làm việc chỉ rõ tầm quan trọng của thời gian, địa điểm và con người, nói một cách khác là tầm quan trọng của những sự kiện ngẫu nhiên trong việc thấu hiểu mối quan hệ day dứt đã phát triển giữa Mỹ và Việt Nam. Chúng ta chỉ có thể suy đoán rằng, cuộc chiến tại khu vực này đã có thể được ngăn ngừa bởi sự sáng suốt của các điệp viên nếu họ được chú ý đến, và nếu như các ý kiến của họ không bị xếp xó.
Lời nói đầu
Năm 1995, là năm Mỹ bình thường hoá quan hệ với Việt Nam. Cùng năm đó, tôi viết lời giới thiệu và đứng tên để xuất bản cuốn "Tại sao Việt Nam" (Why Vietnam?) của A. Patti.
Cuốn sách được xuất bản tại Mỹ 10 năm trước đó (1985). Tác giả của cuốn sách là người chỉ huy cao nhất của tổ chức tình báo chiến lược OSS (tiền thân của CIA) đã có mặt ở Việt Nam khi Cách mạng tháng Tám 1945 vừa thành công.
Nội dung cuốn sách là câu trả lời lấy từ tứ thơ của một bài ca cổ Ái Nhĩ Lan về câu chuyện gã thuỷ thủ già nỡ bắn chết con chim báo bão. Con chim báo bão chính là những ký ức lịch sử về một thời kỳ Mỹ và Hồ Chí Minh từng là đồng minh chống phát xít. Chim báo bão chết, tất nhiên con tàu của gã thuỷ thủ già bị lạc vào giông bão.
Cũng năm ấy, đoàn các cựu chiến binh của nhóm OSS cộng tác với Hồ Chí Minh đến thăm Hà Nội và gặp lại những người đồng minh từ nửa thế kỷ trước. Tôi may mắn được tham dự và chứng kiến và chợt nhận ra rằng trong lịch sử cuộc Cách mạng tháng Tám 1945, lực lượng nước ngoài duy nhất đứng bên cạnh Hồ Chí Minh chỉ có… Hoa Kỳ! Năm 1997, tôi lại may mắn được tháp tùng các cụ Việt Minh sang tận New York để gặp các cụ OSS hàn huyên cho giới sử học nhiều nước cùng nghe để làm sâu sắc hơn cái ký ức đã có thời bị quên lãng ấy. Nhiều nội dung các câu chuyện kể được phản ánh trong cuốn sách này.
Có hẳn một đêm "trình diễn" tại Nhà châu Á" ở New York. Hai nhóm các cụ OSS và Việt Minh gặp nhau cùng kể lại chuyện cũ cho một cử toạ, ngoài quan khách của hai bên, số đông là những nhân viên CIA đến dự có phần vì tò mò trước câu chuyện hợp tác giữa hai bên mà trong ký ức thế hệ của họ chỉ thấy sự thù dịch trong một cuộc chiến vô cùng khốc liệt.
Cụ Charles Fenn là người cao tuổi nhất trong nhóm OSS, năm đó đã xấp xỉ 90 đi cùng một cô bạn gái rất trẻ. Cụ ít nói, chỉ quan sát. Cụ là người đầu tiên trong đơn vị gặp Hồ Chí Minh; sau này cũng lại là người đầu tiên từ nước Mỹ viết cuốn tiểu sử đầu tiên bằng Anh ngữ và bị trục xuất vì việc làm ấy…
Trước khi chia tay, Cụ gọi tôi và một anh bạn cùng đoàn chỉ để nói một điều tâm đắc nhất: "Mỹ không có bạn, Mỹ chỉ có đồng minh. Cụ Hồ của các bạn biết Mỹ nên hợp tác được với Mỹ". Tôi hỏi: Vậy thì Đồng minh là thế nào? Cụ trả lời: Cùng có lợi!
Cũng trong hai năm 1995 và 1997 tôi lại may mắn có mặt trong cả hai cuộc gặp giữa Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mc Namarra và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đều diễn ra ở Hà Nội.
Cả hai lần ông khách Mỹ chỉ chốt vào một câu hỏi: "Liệu có cơ hội nào bị bỏ lỡ hay không khiến hai quốc gia không thiết lập được sự hợp tác mà quay sang đánh nhau?". Thì cũng cả hai lần vị lão tướng của chúng ta đưa về một nguyên lý: "Việt Nam là nước nhỏ, chỉ mong hoà bình hợp tác với thiên hạ. Chúng ta đã từng hợp tác cho đến khi chính lợi ích của nước lớn đã khiến Mỹ chọn con đường khác".
Năm 1998. Tôi lại may mắn có mặt tại nhà riêng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong cuộc gặp con trai của cố Tổng thống Mỹ J.F. Kennedy. Năm ấy, giữa hai người tuổi cách nhau tròn nửa thế kỷ, vị Đại tướng 88 tuổi nói với vị khách Mỹ 38 tuổi rằng: thế hệ các bạn chỉ biết lịch sử mối quan hệ Việt-Mỹ là một cuộc chiến tranh tàn khốc và đầy thù hận kéo dài 30 năm, nhưng nên nhớ rằng trước đó đã có những trang sử của quan hệ tốt đẹp và của tinh thần hợp tác. Tương lai các bạn trẻ cả hai nước phải viết tiếp những trang sử tốt đẹp ấy.
Đại tướng chỉ vào những tấm ảnh chụp cùng Bác Hồ tiếp các bạn Mỹ trong những ngày Đất nước độc lập đầu tiên làm bằng chứng. Năm 2005. Tôi lại may mắn được tháp tùng vị Thủ tướng Việt Nam đầu tiên đi thăm nước Mỹ. Ở chặng đầu tiên, thành phố Seattle, có một người ra đón và tiếp kiến đầu tiên Thủ tướng của chúng ta lại chính là một cựu chiến binh OSS đã từng rất gần gũi với Bác Hồ. Đó là cụ Mac Shin người báo vụ viên được OSS cử đi theo nhà lãnh đạo Việt Minh về chiến khu Việt Bắc sớm nhất.
Rồi ở chặng cuối, thành phố Boston, ông chủ tập đoàn LDG chủ trì cuộc đón tiếp đã giương cao tấm bích chương vẽ cách cứu phi công Mỹ có in lá cờ hoa và cờ đỏ sao vàng và nói lớn với cử toạ rằng: cách đây 60 năm chúng ta đã từng hợp tác chống phát xít thì giờ đây tại sao chúng ta không hợp tác để làm giàu cho hai quốc gia? Còn ông cựu thượng nghị sĩ MacGovern nổi tiếng đại điện cử tri bang Massachusetts, đã từng ra tranh cử tổng thống với R. Nixon thì phát biểu rằng sở đĩ cương lĩnh tranh cử của ông là chống cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam bởi lẽ trong Đại chiến thế giới lần thứ Hai ông là một phi công ném bom ở vùng Đông Nam Á. Do vậy ông biết Hồ Chí Minh từng tổ chức cứu phi công Mỹ bị Nhật bắn rơi, do vậy không thể làm một cuộc chiến tranh với những người như Hồ Chí Minh. Ông nói thêm rằng, cuộc tranh cử ấy ông đã thất bại, nhưng giờ đây lịch sử chứng minh rằng những cử tri của thành phố Boston và của bang Massachusetts là những cử tri ưu tú nhất vì lịch sử chứng minh rằng rốt cuộc hai dân tộc chúng ta đã hoà bình hợp tác với nhau.
Năm 2006. Tôi lại có may mắn tham gia vào thành phần Việt Nam trong cuộc tiếp xúc giữa Quốc hội hai nước, nhân phái đoàn do Chủ tịch Hạ viện Mỹ sang thăm Hà Nội. Trong phát biểu chào mừng buổi sáng cũng như mở đầu tiệc chiêu đãi buổi tối, ông Chủ tịch Quốc hội Việt giam nhắc lại một lời tuyên bố của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1946 rằng: "Việt Nam chủ trương hoàn toàn độc lập và hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ", và khẳng định rằng đó cũng là thông điệp của Việt Nam "ngày hôm nay". Và bữa tiệc chiêu dãi này hiểu theo nghĩa nào đó đã được dọn sẵn từ 60 năm trước!…
Tất cả những gì chứa đựng trong những sự kiện trên có thể tìm thấy trong cuốn sách đang có trên tay của các bạn - bản dịch "OSS và Hồ Chí Minh - đồng minh bất ngờ trong cuộc chiến chống phát xít Nhật". Đây là một công trình nghiên cứu được coi là hoàn chỉnh nhất về lịch sử quan hệ Việt-Mỹ trong thời kỳ đại chiến Thế giới lần thứ Hai, cũng là một thời đoạn quan trọng trong tiểu sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh và lịch sử cuộc Cách mạng tháng Tám 1945. lỉó sẽ rất bổ ích cho những ai đang chứng kiến những tiến triến quan trọng trong quan hệ Việt-Mỹ ngày hôm nay gắn liền với tiến trình hội nhập và không ngừng Đổi mới của dân tộc Việt Nam.
7.2007
Dương Trung Quốc
Lời giới thiệu
Những vụ nổ làm rung chuyển Trân Châu Cảng ngày 7 tháng 12 năm 1941 đã dẫn đến những thay đổi to lớn trên toàn thế giới. Cuộc tấn công của Nhật Bản đã kéo nước Mỹ vào vòng chiến bên cạnh Anh, Liên Xô và Trung quốc trong nỗ lực đánh bại thế lực quân sự Đức, Italia và Nhật Bản. Khi chiến tranh lan rộng ra khắp các mặt trận châu Âu và Thái Bình Dương, rất ít quốc gia tránh được sự tàn phá về kinh tế, quân sự chính trị và xã hội của thảm hoạ này.
Chiến tranh cũng hoà giải các dân tộc và quốc gia có đường hoàng ít nhiều đối nghịch nhau trong thời bình. Một mối quan hệ "bất ngờ" như vậy đã xuất hiện giữa người Mỹ và người Việt Nam (lúc đó được biết đến với cái tên An Nam hay Đông Dương). Người Việt Nam sống mòn mỏi dưới ách thống trị thực dân nhiều thập kỷ ở Đông Nam Á như một phần Đông Dương thuộc Pháp bao gồm Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Lào và Campuchia.
Các mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ còn có nhiều thăng trầm, và cuối cùng đẫn đến một cuộc chiến tranh khác gần 20 năm sau. Nhưng vào năm 1941, không có người Mỹ và người Việt Nam nào dự cảm dược tương lai này. Trên thực tế, khi người Mỹ còn đang choáng váng vì cuộc tấn công Trân Châu Cảng và mới chỉ bắt đầu sẵn sàng cho cuộc chiến lâu dài phía trước, thì một số người Việt Nam đã phân tích việc nước Mỹ tham chiến có thể có ý nghĩa đối với họ và với cuộc đấu tranh vì tự do, thoát khỏi ách thực dân của họ: "Chúng ta phải ngăn ngừa ảo tưởng rằng Tưởng Giới Thạch và quân Anh - Mỹ sẽ mang lại tự do cho chúng ta", Tổng bí thư Đảng cộng sản Đông Dương Trường Chinh lên tiếng cảnh báo. "Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của chúng ta", ông nói tiếp, "rõ ràng chúng ta phải tìm kiếm các đồng minh - cho dù họ chỉ là nhất thời, dao động, hay có điều kiện - nhưng cuộc đấu tranh này phải là thành quả của những nỗ lực của chính chúng ta". Là một người cộng sản cứng rắn, hẳn ông sẽ hết sức ngạc nhiên khi biết rằng một trong những nhà tư bản nổi bật nhất ở Mỹ, luật sư triệu phú William J. Donovan, người sau đó đứng đầu một tổ chức sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc "giới thiệu" hai quốc gia, cũng đồng chia sẻ triết lý tranh thủ các đồng minh.
Donovan, giám đốc Cơ quan Tình báo Chiến lược (OSS), một cơ quan thời chiến trong quân đội Mỹ thực thi các chiến dịch tình báo và phản gián, còn nhận ra sự cần thiết sử dụng đồng minh trên diện rộng - dù là "nhất thời, dao động, hay có điều kiện". Mặc dù chính ông chống đối chủ nghĩa cộng sản, nhưng trong suốt cuộc chiến, OSS của Donovan đã sát cánh cùng tổ chức bí mật của những người cộng sản trên khắp châu Âu. "OSS không phải là một tổ chức hoạch định chính sách, Donovan nhiều lần nhấn mạnh, và với nước Nga là một đồng minh cùng tham chiến, nhiệm vụ của ông là hợp tác trong mục tiêu chung - đánh bại phe Trục trong thời gian ngắn nhất có thể!". Những suy xét tương tự được các đặc vụ của Donovan tuân thủ triệt để khi hoạt động vời những người cộng sản ở châu Á, vì đôi khi họ là những người hiểu rõ nhất tình hình chính trị và quân sự trong khu vực. Nói một cách đơn giản, sứ mạng của OSS tại châu Á là nhằm đánh bại phát xít Nhật và chấm dứt sự áp bức tàn bạo của Khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á. Và điều đó có nghĩa là, cần phải có sự hiện diện của tình báo quân đội Mỹ tại Việt Nam lúc đó đang bị Nhật Bản chiếm đóng, một khu vực nằm ngoài những quan tâm của Mỹ thời kỳ trước chiến tranh nhưng lại đặc biệt quan trọng bởi nằm kề cả Trung Quốc và đảo quốc Nhật Bản.
Do đó các nhân viên OSS buộc phải tuyển mộ đặc tình, sau đó là các nhóm vũ trang quân sự dưới sự bảo trợ của OSS rồi phái họ trở lại khu vực này. Vì vậy dường lối của hai dân tộc gặp nhau trong một thời khắc ngắn ngủi - một thời khắc vừa nguy hiểm lại vừa đầy hứa hẹn đối với tương lai của cả hai nước.
Trong ba năm tồn tại ngắn ngủi của mình, tổ chức OSS đã tham gia nhiều chiến dịch và hoạt động tình báo bí mật, đã tuyển mộ cả nam lẫn nữ phù hợp với những nhiệm vụ của nó. Edmond Taylor, một cựu thành viên của OSS, đã bày tỏ quan điểm của mình về nhân tố căn bản đằng sau tổ chức này: "Tôi nghĩ Donovan đã hy vọng chứng minh qua OSS rằng, như thường lệ nguồn dự trữ chưa được khai thác của lòng dũng cảm của con người, tài nguyên và tính năng động của ý chí cá nhân sẽ tạo thành tiền dề của chiến thắng. Vì rằng, trong một thế giới ngày càng được cơ giới hoá, nhân cách vẫn không chỉ là phẩm chất đạo đức mà còn là giá trị chiến lược". Có thể sự có mặt của chính những con người như thế trên lãnh thổ Việt Nam khiến cho tình thế mà họ đổi đầu trở nên quá phức tạp và, đôi khi quá nhiễu loạn đối với họ. Vì những người Mỹ ấy không chỉ chứng kiến sự tàn bạo của quân Nhật mà còn dối mặt với thực tế ảm đạm của chủ nghĩa thực dân Pháp từ viễn cảnh Việt Nam.
Có thể thực tế này đã được tổng kết đầy đủ nhất trong một bài ca Việt Nam nổi tiếng hồi những năm 30: "Đại hoạ thay vì quyền hành bị quân xâm lược Pháp - những kẻ vốn có dã tâm tàn bạo, cướp đoạt. Vô sỉ thay khi bày mâm ra người ta chẳng có gì để ăn ngoài rễ cây và lá; khốn khổ thay khi cầm đũa lên rồi buông tiếng thở dài vì thiếu muối".
Sự mô tả điều kiện thảm khốc và tương lai ảm đạm của hầu hết nông dân ở nông thôn Việt Nam này rõ ràng tố cáo người Pháp - "những kẻ xâm lược man rợ". Thật vậy, hầu hết người Việt Nam nhận được quá ít nhưng lại đau khổ quá nhiều dưới ách thống trị thực dân 50 năm tính đến thời điểm đó. Trong khi người Pháp tâng bốc những thành quả của sứ mạng khai hoá thì tình cảnh của nông dân càng trở nên tồi tệ hơn.
Tuy nhiên, người Pháp, tầng lớp chóp bu người Việt và người Hoa - những kẻ hợp tác với Pháp - được hưởng những thành quả lao động của người nông dân. Những báo cáo của người Việt thời kỳ này như đất đỏ, hồi ký của Trần Tử Bình có nhan đề Hồi ức của một người Việt Nam về cuộc sống tahi đồn điền cao su thuộc địa và Trần Văn Mai Ai gây ra tội ác này? đã làm sáng tỏ điều bài ca khẳng định rằng ách thống trị của Pháp rất hà khắc và rằng trung nông chịu nhiều đau khổ dưới ách thực dân. Nếu là người Pháp thì Nam Kỳ nói chung và Sài Gòn nói riêng thoả mãn hình ảnh ám chỉ danh hiệu "Hòn ngọc Viễn Đông". Nhưng có rất ít người Việt Nam được đắm mình trong vẻ đẹp lộng lẫy của hòn ngọc thuộc Pháp này.
Từ gốc rễ của nỗi thất vọng như vậy, các nhà lãnh đạo và phong trào đòi độc lập Việt Nam nổi lên. Có rất nhiều đối thủ với đủ trào lưu tư tưởng tranh đua lãnh đạo quần chúng bất mãn, kể cả những người theo chủ nghĩa quân chủ thân thật, Việt Nam Quốc dân Đảng (VNQDĐ), các nhóm Mác xít cách mạng, nổi bật nhất là Đảng Cộng sản Đông Dương (ICP) - chính đảng nắm quyền điều khiển Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội (còn gọi là Việt Minh), và những nhóm Trotskit ít tiếng tăm hơn. Tất cả đều cố gắng củng cố sức mạnh đối với quan điểm chống Pháp đang lan tràn khắp nổi. Cuối cùng, sau khi loại bỏ Quốc dân Đảng và kết nạp nhiều đối thủ của mình vào hàng ngũ Việt Minh, những người cộng sản đã chiếm ưu thế. Đến năm 1945 Việt Minh bắt đầu thu hút được một số lượng thành viên lớn chưa từng có và rõ ràng đã trở thành lực lượng nổi bật nhất trong các nhóm người Việt đấu tranh giành chính quyền và độc lập. Lúc đó, Việt Minh chủ yếu được nhìn nhận như phong trào chống thực dân, ủng hộ độc lập và có lẽ cả dân tộc chủ nghĩa chứ không như tổ chức cộng sản. Thực tế là lúc đó có rất ít người Việt Nam hiểu chủ nghĩa cộng sản đại diện cho cái gì, nhưng hầu hết đều đau đớn nhận thức được chủ nghĩa thực dân Pháp là gì trong cuộc sống của họ.
Đến cuối năm 1945, Việt Minh dường như đã hiểu rõ hơn bất kỳ chính đảng nào khác cách sử dụng khát vọng mãnh liệt của hầu hết người Việt vào mục đích lật đổ ách thực dân của mình. Nhà sử học Huỳnh Kim Khánh biện luận rằng bí quyết để Việt Minh đứng lên nắm quyền là "kỹ năng phân tích tình thế cách mạng, tổ chức, tuyên truyền, và khả năng lãnh đạo không nghi ngờ gì nữa, cực giỏi đối với tất cả, không có ngoại trừ các đảng phái chính trị Việt Nam". Tuy nhiên, ông Khánh cũng chỉ ra rằng, "những kỹ năng này đã không đem lại kết quả nếu không có thời cơ cách mạng thuận lợi". Một trong số những người đầu tiên hiểu được "thời cơ cách mạng thuận lợi" đến cuối chiến tranh sẽ nổi lên thành nhà lãnh đạo Việt Minh và rồi cuối cùng trở thành người Việt Nam được đánh giá cao nhất trên thế giới.
Sinh năm 1890 tại Nghệ An, một tỉnh có truyền thống cách mạng, phần lớn thời trai trẻ Hồ Chí Minh bôn ba năm châu bốn biển, phải làm đủ nghề lặt vặt và thử nghiệm một loạt triết lý chính trị. Ngay sau khi Chiến tranh thế giới 1 kết thúc, ông, lúc đó có tên Nguyễn Ái Quốc, đi đến kết luận rằng chủ nghĩa cộng sản đã đưa ra những luận cứ rõ ràng nhất chống lại chế độ thuộc địa và một viễn cảnh sáng sủa nhất cho công cuộc thống nhất và điều hành một nước Việt Nam độc lập. Là một nhà văn có bút lực đầy thuyết phục và là một nhà ái quốc mạnh mẽ, ông đã sống phần lớn những năm đầu của cuộc đời hoạt động ở nước ngoài và đã trở về việt Nam thời kỳ đầu Chiến tranh thế giới 2 - thời điểm thích hợp nhất trong lịch sử Việt Nam.
Chiến tranh thế giới 2 đã gắn kết nhiều tầng lớp xã hội, tạo ra thời cơ vàng cho Hồ Chí Minh và Việt Minh. Năm năm chiếm đóng Hòn ngọc Viễn Đông thuộc Pháp của Nhật Bản đã làm cho cảnh bần cùng của đại bộ phận người dân Việt Nam trở nên tồi tệ hơn, và cơ bản làm suy yếu vị thế của Pháp trong mắt của cả những kẻ thực dân bị quản chế và Đồng Minh. Ngoài khả năng bảo vệ lập trường chống thực dân, Việt Minh còn có thể yêu cầu hợp tác với Đồng Minh trong cuộc chiến chống Nhật Bản. Mặc dù các hoạt động chống Nhật của Việt Minh chỉ nhỉnh hơn hoạt động quấy rối đối với quân đội Thiên Hoàng, nhưng lại có tác dụng tuyên truyền tuyệt vời đối với phong trào. Hơn nữa, Việt Minh đã hưởng nhiều thuận lợi từ cuộc đảo chính của quân Nhật diễn ra vào tháng 3 năm 1945, cuộc đảo chính đã chấm dứt một cách hiệu quả ách thực dân Pháp trong một thời gian ngắn, sau đó là thất bại của Nhật, tạo ra một khoảng trống quyền lực mà Hồ Chí Minh và Việt Minh tiến vào.
Các binh sĩ Mỹ thuộc lực lượng OSS cũng gặp phải, (đôi khi theo đúng nghĩa đen), tình huống chiến tranh này. Như một phần sứ mạng của họ, những người được chọn vào OSS thường hoạt động bí mật với nhiều nhóm kháng chiến ở châu Âu và Thái Bình Dương. Trong Chiến tranh thế giới 2, quyết định hoạt động với nhiều nhóm như vậy đã bị nghi ngờ. Đặc biệt là sự cộng tác ngắn ngủi giữa OSS và Việt Minh đã trở thành chủ đề tranh luận lớn, nhất là sau sự dính líu không thích hợp của Mỹ vào Việt Nam từ năm 1965 đến 1975. Những bất đồng về việc liệu Hồ Chí Minh có trở thành một "Tito châu Á" hay đứng về phe Liên Xô hay không đã thu hút sự chú ý của nhiều học giả. Những ý kiến tranh luận này thậm chí đã xuất hiện trong các thành viên OSS, những người biết Hồ Chí Minh từ những năm 1940. Một cựu đặc vụ của OSS cho rằng Hồ Chí Minh "hoàn toàn cứng rắn". Ông ta bổ sung thêm, "Tôi không tin rằng có cách thức nào đó để bàn bạc với ông ấy". Một người khác lại mô tả tình hình có phần hơi khác:
"Bạn phải xét đoán ai đó trên cơ sở những gì người đó muốn. Hồ Chí Minh không thể là người Pháp, và ông biết ông có thể chống Pháp trong những giới hạn của mình. Ông e ngại Trung Hoa và ông không thể bàn bạc với họ bởi họ sẽ đòi cho đủ mới thôi. Quá xa xôi, Moskva thích hợp cho việc phá cầu nhưng lại không thật thích hợp để xây chúng lại. Nếu không có chiên tranh, tất nhiên Hồ Chí Miịnh không thể có cơ hội chống lại thực dân Pháp. Nhưng lúc này ông đã lên yên cho dù không rõ con ngựa ông đang cưỡi là gì. Lúc đó chắc chắn ông đang giúp chúng ta. Chùng ta và người Pháp có thể giúp ông trong tương lai. Tôi nghĩ ông đã sẵn sàng giữ thái độ thân thương Tây".
Tuy nhiên nếu quả thực trong những năm cuối chiến tranh các thành viên OSS ở Việt Nam hiểu hết vấn đề thì họ đã thấy những ý kiến như vậy hầu hết đều không ăn nhập. Giống như các cơ quan thời chiến, OSS quan tâm đến việc giành thắng lợi và tìm kiếm đồng minh trợ giúp cho sứ mạng đó - bao gồm những người cộng sản và các nhóm dân tộc chủ nghĩa bản xứ đủ loại thành phần còn ít được biết đến. Và cho dù giám đốc OSS và nhà lãnh đạo Việt Minh không thể gặp nhau thì một số điểm tương đồng giữa hai người và những triết lý của họ đã khai sáng mối quan hệ giữa các thuộc cấp của William Donovan và Hồ Chí Minh.
Giống như Donovan, Hồ Chí Minh tin giá trị nội tại của "những nguồn dự trữ lòng can đảm của con người cùng tài nguyên chưa được khai thác", và tầm quan trọng của phẩm giá con người là yếu tố chiến lược giành thắng lời. Cả hai ông đã nhận ra tài năng, trí tuệ và phẩm chất khó diễn tả nhưng cần thiết mà nhà sử học Robin Winks gọi là "phẩm chất tiên quyết, ở những người khác. Hai ông cũng hiểu cần phải uỷ quyền cho những người có "phẩm chất tiên quyết" để thúc đẩy trao đổi, cho dù là để mở rộng sự tham gia vào Việt Minh và giải phóng Việt Nam khỏi ách cai trị của Pháp hay, trong trường hợp của Mỹ, để thu thập trên diện rộng tin tức tình báo cho việc đánh bại Nhật Bản và giải phóng các dân tộc dang sống dưới ách chiếm đóng tàn bạo của chúng.
Thoạt tiên, cả Hồ Chí Minh và Donovan tuyển mộ một số lượng lớn các học giả vào tổ chức của mình, đặc biệt là Hồ Chí Minh trong việc thành lập Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội giữa những năm 1920 và Donovan trong Ban nghiên cứu và phân tích quan trọng bậc nhất của OSS. Theo dòng thời gian, tổ chức của cả hai ông đều mở rộng, thu hút một lượng lớn thành viên thuộc mọi tầng lớp xã hội.
Bất chấp những thành tựu giáo dục nhân viên đặc vụ, cả Hồ Chí Minh và Donovan đều tin tưởng cao độ vào cộng sự cũng như vào chính bản thân mình, bởi tin rằng những người chiến đấu sát cánh bên họ phải "can đảm, dũng cảm và kiên trì", và phải đặt nhu cầu của họ phụ thuộc vào đòi hỏi của đại nghĩa. Đối mặt với những tiêu chuẩn cao như vậy, hên cho cả Việt Minh và OSS là thủ lĩnh của họ may mắn có những phẩm chất thu hút quần chúng - cái làm cho họ trở nên nổi tiếng. Cả hai được xem là những người lịch thiệp và khó bị chọc giận, có sức thuyết phục và có đầu óc cởi mở, và trên hết không thể phủ nhận họ có tinh thần ái quốc cùng quyết tâm sắt đá phụng sừ những nhu cầu cơ bản của dết nước mình. Và không nghi ngờ gì nữa, Hồ Chí Minh hẳn đã đồng ý với tuyên bố của Donovan vào năm 1941 rằng "Có một sức mạnh tinh thần trong chiến tranh, rằng về lâu về dài nó sẽ mạnh hơn bất kỳ cỗ máy nào". Hồ Chí Minh mong đợi chiến thắng cuối cùng - giành độc lập từ tay Pháp - trong khi Donovan quan tâm đến mục tiêu nhanh chóng đánh bại phe Trục hơn. Nhưng cả hai ông đều tin rằng họ tiến hành một cuộc chiến hợp đạo lý và chính nghĩa và rằng cuối cùng họ sẽ chiến thắng.
Tất nhiên, người của Donovan tin họ đang tham gia vào một cuộc chiến chính nghĩa để giải phóng thế giới khỏi móng vuốt của phát xít Đức và quân phiệt Nhật. Nhưng chiến tranh kết thúc phần lớn họ thường muốn về nhà. Tuy nhiên, với các đặc tình của OSS ở Đông Dương thuộc Pháp, nhiệm vụ của họ vẫn chưa kết thúc ngay cả sau khi Nhật thất trận: họ còn phải chuẩn bị cho sự đầu hàng chính thức và hồi hương của quân Nhật và truy lùng những tội phạm chiến tranh. Để thực hiện những mục tiêu của mình, quân Mỹ trên bộ cần phải hợp tác với người Việt Nam, người Pháp, Anh và Trung Quốc; và họ thấy sứ mạng của mình bị cản trở nghiêm trọng bởi những mục đích và lý tường thường trái ngược của các phe nhóm.
Hơn nữa, có lẽ nghĩ rằng mình không thiên vị, nhiều người Mỹ trẻ tuổi đã dốc lòng cho chủ nghĩa lý tưởng dẫn họ đến kết luận, đặc biệt là sau khi đã chứng kiến điều kiện sống ở Việt Nam, rằng chủ nghĩa thực dân Pháp cũng nên bị cáo chung cùng cuộc chiến. Nhiều thành viên OSS tin họ đang hành động theo ước nguyện của Tổng thống Franklin Roosevelt vốn được biết là có quan điểm chống chủ nghĩa thực dân Pháp và thậm chí còn đi xa đến mức đề cập một cách rõ ràng đến tình hình Đông Dương. Ngoài ra, tài hùng biện của ông trong suốt cuộc chiến và những tuyên bố chính thức của ông, như Tuyên bố Đại Tây Dương, chỉ làm tăng thêm nhận thức này. Mặc dù tất cả đều cảm thấy có lý do chính đáng để đồng cảm với người Việt Nam, nhưng nhiều thành viên OSS tại Việt Nam đã trở thành mục tiêu chỉ trích gay gắt, nhất là từ phía thực dân Pháp. Những lợi ích và lối sống mà người Pháp có được, đặc biệt là ở Sài Gòn và miền Nam, đã khiến họ không sẵn lòng thay đổi đường hướng và lòng căm ghét của mình đối với những đề xuất rằng họ nên từ bỏ quyền kiểm soát Hòn ngọc Viễn Đông. Đại diện Pháp tại Hà Nội Jean Sainteny đã đặc biệt thẳng thắn trong những chỉ trích OSS của mình khi mô tả những người phục vụ tại Việt Nam năm 1945 là "hoàn toàn chẳng biết mô tê gì" về tình hình Đông Dương và thực ra là tình hình của toàn châu Á.
Theo quan điểm của ông ta, những người đó đã tin tưởng một cách ngây thơ rằng họ ủng hộ khái niệm chống thực dân, nhưng thay vào đó, họ lại đang tham dự cả vào trò chơi "chống người da trắng" của người Nhật Bản, và Việt Nam và dọn đường để Việt Nam làm mồi cho "chủ nghĩa cộng sản châu Á". Dẫu vậy quan điểm của những người làm việc cho OSS năm 1945 không đổi mầu bởi lối nói khoa trương của chiến tranh lạnh chưa xảy ra cho đến thời điểm ấy. Thay vào đó họ đánh giá tình hình như đã chứng kiến trên thực địa vào năm 1945. Dựa vào đánh giá kinh nghiệm trong suốt ba mươi năm của mình ở Đông Dương trước chiến tranh cũng như những trải nghiệm trong cuộc chiến, sĩ quan OSS Austin Glass hẳn là không đồng ý với Sainteny. Tháng 7 năm 1945, ông viết báo cáo cuối cùng của mình cho OSS:
"Tôi không tin ngườí Pháp từng hiểu được tâm tính của người Việt Nam bởi đa số họ quá tự cao tự đại và tham lam để có thể hiểu được nguyện vọng của dân tộc khác. Quyền tự do họ đã tuyên bố cho mình lại bị từ chối đối với dân tộc khác. Họ nói quá nhiều về "phẩm giá" Pháp, nhưng lại thường xuyên nhẫn tâm chà đạp nhân quyền và phẩm giá những dân tộc bị họ nô dịch. Minh chứng cho điều đó là tình cảnh bán nô lệ của cu li đồn điền, việc cưỡng bức nông dân đào kênh mương, mở đường… hay tuyển mộ họ vào đội quân bản xứ để lao động khổ sai. Gần đây, mưu toan thống trị Syria của người Pháp đã làm thế giới kính hoàng - nhưng đó là những gì họ đã và đang làm ở Đông Dương gần 100 năm nay".
Giống như Glass, nhiều thành viên khác của OSS đã nói hoặc viết về những lo ngại của họ trước sự phục hồi chế độ cai trị của Pháp tại Đông Dương. Các báo cáo của họ đã được đọc, được đệ trình và bị lãng quên, bởi lúc đó, "người Đông Dương" về mặt chính trị không mấy quan trọng đối với Mỹ.
Khi những tranh cãi về sự dính líu của Mỹ tại Việt Nam nổi lên, đặc biệt là trong thập niên 60 và 70, một số chính khách và nhà báo đã lật lại những báo cáo của OSS và các nhân viên đã phục vụ cơ quan này. Nhưng đến lúc đó, "hoạt động tình báo" vẫn còn mờ nhạt. Đầu năm 1946, William Donovan thuyết phục cử toạ chiếu cố đến công tác của các đặc vụ của ông và những dính líu của nó đối với tương lai: "Có nhiều thanh niên nam nữ - những người mà lòng yêu nước và kỹ năng đặc biệt trong loại hình công tác (tình báo này đã được thử thách và rèn luyện trong chiến tranh - đang thiết tha được tuyển dụng. Giá như chính phủ của chúng ta đủ khôn ngoan để sử dụng họ". Tuyên bố cuối cùng dường như làm cho đôi mắt xanh của ông bốc lửa và cử toạ thời hậu chiến có lẽ đã hiểu hầu hết những gì ông nói: "Những thanh niên nam nữ này có thể là cứu tinh của hoà bình".
Liệu tuyên bố của ông có đúng với tình hình Việt Nam hay không không nằm trong phạm vi của tác phẩm này. Tuy nhiên, những hoạt động và phối hợp của các thành viên OSS trên bộ, của các cá nhân và các nhóm mà họ cùng làm việc chỉ rõ tầm quan trọng của thời gian, địa điểm và con người, nói một cách khác là tầm quan trọng của những sự kiện ngẫu nhiên trong việc thấu hiểu mối quan hệ day dứt đã phát triển giữa Mỹ và Việt Nam. Chúng ta chỉ có thể suy đoán rằng, cuộc chiến tại khu vực này đã có thể được ngăn ngừa bởi sự sáng suốt của các điệp viên nếu họ được chú ý đến, và nếu như các ý kiến của họ không bị xếp xó.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)