THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ

THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ

THI VÂN YÊN TỬ

SỚM CHIỀU DU NGOẠN CÙNG MÂY NÚI
HOA TRÁI QUA NGÀY TA VỚI TA

Hiển thị các bài đăng có nhãn CHIẾN TRANH VIỆT NAM. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn CHIẾN TRANH VIỆT NAM. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 8 tháng 7, 2013

Chiến dịch phòng ngự Quảng Trị (28.6.1972-31.1.1973)

Người thành cổ Quảng trị

 Chiến dịch phòng ngự của QGPMN VN tại thị xã Quảng Trị và vùng ven, đánh trả cuộc phản công của QĐ Sài Gòn được không quân và hải quân Mỹ yểm trợ, bảo vệ vùng giải phóng Quảng Trị, phục vụ yêu cầu của đấu tranh chính tri-ngoại giao tại hội nghị Paris (1968-1973).
CHIẾN DỊCH PHÒNG NGỰ QUẢNG TRỊ (28.6.1972-31.1.1973) (còn gọi là đợt tác chiến phòng ngự Quảng Trị.), chiến dịch phòng ngự của QGPMN VN tại thị xã Quảng Trị và vùng ven, đánh trả cuộc phản công của QĐ Sài Gòn được không quân và hải quân Mỹ yểm trợ, bảo vệ vùng giải phóng Quảng Trị, phục vụ yêu cầu của đấu tranh chính tri-ngoại giao tại hội nghị Paris (1968-1973).
Lực lượng địch gồm: 3 sư đoàn (dù, bộ binh, thuỷ quân lục chiến), 1 liên đoàn biệt động quân, 1 lữ đoàn và 1 thiết đoàn thiết giáp, 1 sư đoàn không quân, 4 tiểu đoàn pháo binh và lực lượng Vùng 1 hải quân QĐ Sài Gòn cùng hàng trăm lượt máy bay B-52/ngày và hàng trăm khẩu pháo trên các chiến hạm của Mỹ đánh phá liên tục.
Lực lượng ta gồm: 5 sư đoàn bộ binh (304, 308, 312, 320B và 325) và 1 trung đoàn độc lập, 5 tiểu đoàn đặc công, 1 trung đoàn tăng thiết giáp, 3 trung đoàn pháo binh, 4 trung đoàn pháo phòng không, 1 trung đoàn tên lửa phòng không, 2 trung đoàn công binh và 5 tiểu đoàn bộ đội địa phương.
Chiến dịch diễn ra 3 đợt:
  • Đợt 1 (28.6-16.9.1972): QĐ Sài Gòn dùng 2 sư đoàn tổng dự bị chiến lược (dù, thuỷ quân lục chiến) và lực lượng pháo binh, xe tăng, thiết giáp, thiết giáp, dưới sự yểm trợ hoả lực của không quân, hải quân Mỹ, từ 2 hướng tiến công thị xã và thành cổ Quảng Trị; bộ đội ta kiên cường bám trụ, giữ vững thành cổ suốt 81 ngày đêm, 16.9 rút ra bắc sông Thạch Hãn.
  • Đợt 2 (17.9.1972-25.1.1973): địch liên tiếp mở các cuộc tiến công về hướng Đông Hà-Ái Tử hòng chiếm lại các vị trí đã mất; ta tổ chức phòng ngự khu vực, chặn đúng các cuộc tiến công của địch ở nam, bắc sông Thạch Hãn.  
  • Đợt 3 (26-31.1.1973): địch thực hiện kế hoạch “ tràn ngập lãnh thổ” trước khi hiệp định Pari 1973 về Việt Nam có hiệu lực, bí mật bất ngờ đánh chiếm Cửa Việt; ta tập trung lực lượng tiến hành phản đột kích tiêu diệt hoàn toàn quân địch lấn chiếm (xem trận Cửa Việt, 31.1.1973), kết thúc chiến dịch.
Trong chiến dịch phòng ngự Quảng Trị, lúc đầu ta chuyển vào phòng ngự trong thế bị động, lúng túng, nên có khó khăn, tổn thất; sau đó củng cố được thế trận, từng bước đẩy lùi các mũi tiến công của địch, giành thắng lợi.

Kết quả: Loại khỏi chiến đấu hơn 29.000 địch (bắt 226), diệt 1 lữ đoàn và 12 đại đội; phá huỷ 345 xe tăng, thiết giáp (thu 13 xe), 273 khẩu pháo, bắn rơi 169 máy bay, bắn chìm 9 tàu chiến, thu gần 1.000 súng các loại, giữ vững khu vực giải phóng phía bắc sông Thạch Hãn. 
 
  • Nguồn: TĐBKQS / Trung tâm TĐBKQS - BQP.-H.: QĐND, 2004.

Chiến dịch Đường 9-Khe Sanh (20.1-15.7.1968)

Người thành cổ Quảng trị

Chiến dịch tiến công của QGPMN VN ở khu vực đường 9-Khe Sanh (tỉnh Quảng Trị), nhằm thu hút, giam chân, tiêu diệt một bộ phận lực lượng quân Mỹ và QĐ Sài Gòn (chủ yếu là quân Mỹ), phá vỡ một phần tuyến phòng ngự đường 9 của địch, phối hợp với cuộc tiến công và nổi dậy của quân và dân ta trên toàn miền Nam VN.
Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh

Lực lượng ta gồm: các sư đoàn bộ binh 304, 320, 324 và 325 (từ tháng 5, Sư đoàn 308 và Trung đoàn 246 vào thay cho các sư đoàn 324 và 325 đi chiến trường khác), Trung đoàn 270 (Vĩnh Linh) và 2 tiểu đoàn bộ đội địa phương tỉnh Quảng trị, 1 đoàn và 5 đại đội đặc công, 5 trung đoàn pháo binh, 3 trung đoàn pháo phòng không, 1 tiểu đoàn xe tăng, 1 tiểu đoàn thông tin, 1 tiểu đoàn trinh sát, 1 tiểu đoàn hoá học, 1 trung đoàn và 2 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội súng phun lửa, 6 tiểu đoàn vận tải và LLVT các huyện Gio Linh, Cam Lộ, Hướng Hoá.
Lực lượng địch trên địa bàn:
khoảng 45.000 quân (28.000  quân Mỹ), gồm 3 trung đoàn tăng cường thuộc Sư đoàn lính thuỷ đánh bộ 3 (từ tháng 4 có thêm Sư đoàn kỵ binh không vận 1) của Mỹ, 1 chiến đoàn dù, nhiều đơn vị biệt động quân và bảo an QĐ Sài Gòn; 9 tiểu đoàn pháo binh, 3 tiểu đoàn và 1 đại đội cơ giới, trong quá trình phòng ngự được sự chi viện mạnh của không quân, pháo binh ở phía sau.

Chiến dịch diễn ra 4 đợt:
  • Đợt 1 (20.1-7.2), ta tiến công quận lỵ Hướng Hoá và cứ điểm Huội San (xem trận Huội San, 24.1.1968), diệt cứ điểm Làng Vây (xem trận Làng Vây, 6-7.2.1968), làm chủ đoạn đường 9 từ Cà Tu đến biên giới Việt -Lào.
  • Đợt 2 (10.2-31.3), phát triển lên vây lấn Tà Cơn suốt 50 ngày đêm, diệt nhiều địch; bao vây Cồn Tiên, đánh một số trận ở hướng Đông QL 1.
  • Đợt 3 (1-30.4), đánh địch ứng cứu, giải toả, giữ vững các khu vực làng Khoai, Cu Bốc, các điểm cao 689 và 622, triệt phá giao thông trên đường 9, nhưng bị địch chiếm lại một số trận địa ở phía nam và Tây Nam Tà Cơn.
  • Đợt 4 (8.5-15.7), khôi phục thế vây lấn Tà Cơn, đánh địch rút chạy khỏi Khe Sanh.
  
Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh
Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh
Kết quả: Loại khỏi chiến đấu 11.900 địch, bắn rơi 197 máy bay, bắn chìm và cháy 80 tàu vận tải, phá huỷ 78 xe quân sự (có 8 xe tăng), 46 khẩu pháo, cối; giải phóng huyện Hướng Hoá với gần 10.000 dân, mở thông hành lang chiến lược Bắc-Nam, tạo thuận lợi cho các chiến trường, trước hết là Thừa Thiên-Huế thực hành thắng lợi cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968).

Hạn chế
trong CDĐ9-KS là ta chưa tạo được thời cơ đánh những trận then chốt diệt từng tiểu đoàn quân Mỹ.
  • Nguồn: TĐBKQS / Trung tâm TĐBKQS - BQP.-H.: QĐND, 2004.


Print Print Share on Zing Me Go.vn Print Print Print Chia sẻ bài này lên Yahoo Messenger

Chiến dịch Đường 9-Nam Lào (30.1-23.3.1971)

Người thành cổ Quảng trị

Chiến dịch phản công của QGPMN VN phối hợp với lực lượng cách mạng Lào đánh bại cuộc hành quân Lam Sơn 719 (30.1-23.3.1971) của QĐ Sài gòn được Mỹ yểm trợ hoả lực ở khu vực đường 9-Nam Lào (trên địa bàn tỉnh Quảng Trị của VN và tỉnh Xavannakhẹt của Lào), nhằm tiêu diệt một lực lượng lớn quân địch, bảo vệ vững chắc tuyến vận chuyển chiến lược của ta, tạo điều kiện cho các chiến trường khác đẩy mạnh tiến công địch.
Tham gia chiến dịch có: 5 sư đoàn bộ binh (308, 304, 320, 324 và 2), 4 tiểu đoàn tăng thiết giáp, 4 trung đoàn pháo binh, 4 trung đoàn pháo phòng không, một số tiểu đoàn đặc công và lực lượng tại chỗ của các mặt trận B4, B5, Đoàn 559.
Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên báo cáo Đại tướng Võ Nguyên Giáp
kế hoạch tác chiến chuẩn bị cho chiến dịch đường 9 - Nam Lào (1971)
 
Lực lượng địch có: 15 trung đoàn, lữ đoàn bộ binh, dù, thuỷ quân lục chiến, 2 lữ đoàn thiết giáp (587 xe tăng, xe bọc thép), 21 tiểu đoàn pháo binh, 1.000 máy bay các loại với tổng số quân 55.000 (15.000 quân Mỹ); ngoài ra có 2 binh đoàn (GM30, GM33) quân phái hữu Lào phối hợp tác chiến.
Chiến dịch diễn ra 3 đợt:
  • Đợt 1 (30.1-7.2), địch tiến hành nghi binh, điều động lực lượng, chuẩn bị tiến công. Ta triển khai thế trận chiến dịch, đánh nhỏ để tiêu hao, làm chậm bước tiến của địch.
  • Đợt 2 (8.2-11.3), địch tiến quân bằng 3 cánh, kết hợp với đổ bộ đường không đánh chiếm Bản Đông và một số điểm cao ở Nam, Bắc đường 9. Ta chặn đánh trên toàn khu vực, tập trung bẻ gẫy cánh quân phía Bắc đường 9, đập tan mọi cố gắng của địch tiến lên Sê Pôn, buộc địch phải co vào phòng ngự.
  • Đợt 3 (12-23.3), ta tiếp tục tiến công tiêu diệt địch ở phía nam đường 9, tập trung lực lượng vây ép Bản Đông. Bị uy hiếp tiêu hao lớn, địch bỏ xe, pháo, luồn rừng rút chạy; ta truy kích diệt thêm một số.
 
Kết quả: Diệt 2 lữ đoàn, 1 trung đoàn bộ binh, 8 tiểu đoàn pháo binh, 4 thiết đoàn xe tăng, thiết giáp, đánh thiệt hại nặng một số lữ đoàn, trung đoàn khác, loại khỏi chiến đấu hơn 21.000 địch (bắt 1.142), bắn rơi và phá huỷ 556 máy bay, 528 máy bay, 528 xe tăng, xe bọc thép, 112 khẩu pháo, cối, hơn 2.000 súng bộ binh….
Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào giành thắng lợi có ý nghĩa chiến lược, tác động mạnh đến cục diện chiến trường, giáng đòn nặng vào chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh của Mỹ; đánh dấu bước phát triển mới của nghệ thuật chiến dịch VN (BĐMH173).
  • Nguồn: TĐBKQS / Trung tâm TĐBKQS - BQP.-H.: QĐND, 2004.

Chiến dịch Linebacker I (6.4-22.10.1972)

Người thành cổ Quảng trị

 Chiến dịch đánh phá, phong toả miền Bắc VN của không quân và hải quân Mỹ, nhằm cắt đứt nguồn viện trợ quốc tế cho VN và nguồn chi viện trợ quốc tế cho VN và nguồn chi viện từ miền Bắc vào miền Nam, ngăn chặn cuộc tiến công chiến lược của quân và dân VN trên chiến trường miền Nam, làm lung lay ý chí chiến đấu của lãnh đạo và nhân dân VN, cứu nguy cho chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh của Mỹ.


Chiến dịch Linebacker I (Còn gọi là cuộc hành quân Linebacker I) mở đầu chiến tranh phá hoại lần II (6.4.1972-15.1.1973), được chia thành 2 bước:

  • Bước 1 (6.4-8.5), leo thang nhanh, đánh phá ồ ạt bằng không quân và hải quân.
  • Bước 2 (9.5-22.10), phong toả toàn bộ các cảng, cửa sông, vùng ven biển miền Bắc VN bằng thuỷ lôi, bom từ trường, kết hợp với đánh phá bằng không quân, hải quân.

Trong chiến dịch Linebacker I Mỹ đã huy động số lượng lớn vũ khí kỹ thuật hiện đại (máy bay chiến lược B-52, pháo hạm, bom laser, thuỷ lôi Mk52…), tiến hành 44.000 phi vụ, ném 137.000t bom xuống mục tiêu quân sự và dân sự, phá huỷ nhiều khu dân cư, đường giao thông, kho tàng, sân bay, bến cảng…


Quân và dân miền Bắc VN đánh trả quyết liệt, bắn rơi 654 máy bay, bắn chìm, bắn cháy 125 tàu chiến, phá, gỡ hàng trăm thuỷ lôi, bom từ trường, duy trì việc tiếp nhận viện trợ quốc tế, đẩy mạnh chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến, phát triển thắng lợi cuộc tiến công chiến lược trên chiến trường miền Nam.

 
Bà Bùi Thị Nghịu trong hội “Mẹ chiến sĩ”
đang vá áo cho bộ đội


Bị tổn thất lớn và không đạt được mục tiêu, ngày 22.10.1972, tổng thống Mỹ Nixon buộc phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra, chấm dứt chiến dịch.

  • Nguồn: TĐBKQS / Trung tâm TĐBKQS - BQP.-H.: QĐND, 2004.

Chiến dịch Linebacker II (18-29.12.1972)

Người thành cổ Quảng trị

Chiến dịch tập kích đường không chiến lược của không quân Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương lân cận, nhằm uy hiếp tinh thần chiến đấu, phá hoại tiềm lực kinh tế, quân sự của miền Bắc VN, thực hiện ý đồ thương lượng trên thế mạnh; bước leo thang cao nhất của không quân Mỹ trong chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc VN.
Trong 12 ngày đêm tiến hành chiến dịch Linebacker [Còn gọi là cuộc hành quân Linebacker II] (18-29.12.1972), Mỹ đã huy động 740 lần chiếc B-52, hơn 1.000 lần chiếc máy bay chiến thuật (có F-111), sử dụng các khí tài điện tử gây nhiễu hiện đại, đánh tập trung, ồ ạt (gần 20.000t bom) xuống các mục tiêu kinh tế, quân sự ở Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên và một số nơi khác; đỉnh cao là việc sử dụng máy bay B-52 ném bom rải thảm mang tính huỷ diệt vào các khu đông dân cư ở thủ đô Hà Nội trong những ngày 26-29.12.
 
Xác pháo đài bay B-52 trên đường phố Hà Nội
Các lực lượng phòng không-không quân VN cùng với quân và dân Hà Nội, Hải Phòng bằng chiến dịch phòng không Hà Nội-Hải Phòng (18-29.12.1972) đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược của Mỹ, bắn rơi 81 máy bay (có 34 B-52, 5 F-111), diệt và bắt nhiều phi công.
Bị tổn thất lớn và không đạt mục đích, Mỹ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom, đánh phá từ bắc vĩ tuyến 20 trở ra, nối lại đàm phán tại hội nghị Paris (1968-73) và kết thúc chiến tranh phá hoại lần II (6.4.1972-15.1.1973) đối với miền Bắc VN.
 
O du kích nhỏ giương cao súng - Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu
  • Nguồn: TĐBKQS / Trung tâm TĐBKQS - BQP.-H.: QĐND, 2004.