THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ

THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ

THI VÂN YÊN TỬ

SỚM CHIỀU DU NGOẠN CÙNG MÂY NÚI
HOA TRÁI QUA NGÀY TA VỚI TA

Thứ Ba, 12 tháng 1, 2010

Bộ ảnh Trung tướng Phạm Tuân qua các thời kỳ

Người thành cổ Quảng trị

Từ một người thợ máy, với nỗ lực phấn đấu không ngừng, chàng trai trẻ Phạm Tuân trở thành phi công, lập chiến công bắn rơi B-52, là người châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ và nay là chiến sĩ trên mặt trận kinh tế.

Trung tướng Phạm Tuân sinh ngày 14/2/1947 tại xã Quốc Tuấn, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Năm 1965, ông được tuyển vào Quân chủng Không quân Nhân dân Việt Nam.



Năm 1967, ông tốt nghiệp Trường Phi công quân sự ở Liên Xô và trở thành sĩ quan lái máy bay chiến đấu của Trung đoàn Không quân Sao Đỏ.

Tháng 12/1972, ông cùng đơn vị tham gia chiến đấu bảo vệ vùng trời miền Bắc Việt Nam, chống lại cuộc ném bom hủy diệt tàn bạo của Đế quốc Mỹ từ 18/12 đến 29/12/197.




Đêm 27/12/1972, trong lần xuất kích từ sân bay Yên Bái vừa sửa chữa tạm sau trận bom Mỹ, ông đã mưu trí, quả cảm điều khiển chiếc máy bay MiG-21, bắn rơi một "Pháo đài bay B-52" và trở về an toàn. Đây là lần đầu tiên không quân Việt Nam xuất kích và hạ gục B-52.



Ngày 23/1/1973, John Hari, giặc lái Mỹ, điều khiển pháo đài bay B-52 bị bắn đêm 27/12/1972, được gặp phi công Phạm Tuân, sau nhiều lần đề nghị.



Với chiến công này, ông được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Việt Nam ngày 3/9/1973, lúc này ông 25 tuổi, đang là Thượng úy Biên đội trưởng thuộc Đại đội 5, Trung đoàn 921, Sư đoàn Không quân 371. Trong ảnh: phi công Phạm Tuân bắt tay chào mừng đoàn đại biểu nữ anh hùng chiến sĩ thi đua quân giải phóng miền Nam, do Phó tư lệnh Nguyễn Thị Định ra thăm miền Bắc.



Năm 1978, Phạm Tuân được cử đi học tại Học viện Không quân Gagarin (Liên Xô) và một năm sau, được chuyển loại sang bay vũ trụ. Ông được chọn vào đội bay quốc tế thứ 6 trong chương trình Intercosmos của Liên Xô ngày 1/4/1979.





Trong toàn bộ thời gian trên quỹ đạo, Phạm Tuân đã tiến hành các thí nghiệm về hòa tan các mẫu khoáng chất trong tình trạng không trọng lực. Ông cũng chụp ảnh Việt Nam từ quỹ đạo trái đất. Ông đã ở trong không gian trong vòng 7 ngày 20 giờ và 42 phút, thực hiện tổng cộng 142 vòng quanh trái đất.



Ngày 31/7/1980, ông trở về trái đất an toàn. Từ đó, lịch sử ghi nhận phi công vũ trụ Phạm Tuân là người châu Á đầu tiên bay vào không gian. Sau chuyến bay, ông còn được trao tặng danh hiệu Anh hùng lao động Việt Nam (1980) và Huân chương Hồ Chí Minh ở tuổi 33, cấp bậc Trung tá. Cùng năm đó, ông cũng vinh dự trở thành một trong những người nước ngoài đầu tiên được trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô, Huân chương Lênin.



Năm 1989, ông là Phó Tư lệnh Chính trị Quân chủng Không quân. Anh hùng Phạm Tuân hiện mang quân hàm Trung tướng (từ năm 1999) của Không quân Việt Nam.



Là anh hùng trong thời chiến, Trung Tướng Phạm Tuân còn là anh hùng lao động của Việt Nam và nay là một chiến sĩ trên mặt trận kinh tế.
 Hiện, ông là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Địa ốc, thuộc Ngân hàng Quân đội.

(Bài viết có sử dụng tư liệu do Bảo tàng Phòng không - Không quân cung cấp)
Xuân Kiên (tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét