THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ

THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ

THI VÂN YÊN TỬ

SỚM CHIỀU DU NGOẠN CÙNG MÂY NÚI
HOA TRÁI QUA NGÀY TA VỚI TA

Thứ Sáu, 21 tháng 5, 2010

Trần Lệ Xuân - Người đàn bà mệt mỏi

Người thành cổ Quảng trị


Hiện giờ, Trần Lệ Xuân đang lặng lẽ cư trú ở Pháp, trong cảnh sống mà có nhân chứng đã phải thốt lên rằng: "Đó là sự lưu vong buồn tủi!".
Trong dòng họ Ngô Đình,Trần Lệ Xuân là một người con dâu đặc biệt, không giống ai. Khi cái gọi là nền đệ nhất cộng hòa tồn tại ở miền Nam, Trần Lệ Xuân chỉ là vợ củangười em trai kiêm cố vấn đặc biệt Ngô Đình Nhu của Tổng thống Ngô ĐìnhDiệm, đã ngự trị như một đệ nhất phu nhân và có nhiều hành động tự tung tự tác trong xã hội, trắng trợn đến mức đã gây nên rất nhiều điều tiếngkhông hay trong dư luận.
Theo một số nguồn tưliệu, Trần Lệ Xuân sinh năm 1924 tại Huế (cũng có tài liệu ghi là Hà Nội) trong một gia đình rất có máu mặt. Xét về phả hệ, trong huyết mạch Trần Lệ Xuân có cả dòng máu của vua Đồng Khánh. Cha Trần Lệ Xuân là ôngTrần Văn Chương, một vị luật sư thời đó. (Về sau, dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm, ông Trần Văn Chương có thời gian được cử làm đại sứ của chính quyền Sài Gòn tại Mỹ.
Kết cục của vị luật sư này hết sức bị thảm: cuối tháng 7/1986, ông bà Trần Văn Chương đã bị người con trai bị bệnh tâm thần là Trần Văn Khiêm sát hại trong chính căn nhà của họ ở Washington D.C, Mỹ. Cảnh sát Mỹ đã phải tha bổng sát thủ Trần Văn Khiêm vì căn bệnh của y nhưng cũng trục xuất y ra khỏi biên giới sang Pháp. Và thực lạ là, ở Pháp, Khiêm lại sống rất bình thường. Có người cho rằng, trong chuyện này có một nghi án chính trị nào đó…).
Trần Lệ Xuân lớn lên ở Hà Nội, từng theo học Trường Albert Sarraut và đã tốt nghiệp tú tài Pháp. Năm 1943, Trần Lệ Xuân kết hôn với người con trai thứ sáu củadòng họ Ngô Đình là Ngô Đình Nhu và bỏ đạo Phật theo đạo Thiên chúa của gia đình chồng.
Năm 1955, khi Ngô Đình Diệm được Mỹ hậu thuẫn lên làm tổng thống của cái gọi là nền đệ nhất cộng hòa ở Sài Gòn, Ngô Đình Nhu được cử làm cố vấn đặc biệt. Đánh giá một cách công bằng, đây là nhân vật có vai trò cực kỳ quan trọng trong bộ máy quyền lực của chế độ Ngô Đình Diệm. Xuất giá tòng phu, Trần Lệ Xuân cũng nghiễm nhiên có được một vị trí nổi bật trong chính trường Sài Gòn khi đó.
Tuy nhiên, bản tính "sâu sắc như cơi đựng trầu", Trần Lệ Xuân đã làm ảnh hưởng tiêu cực tới"nghiệp lớn" của gia đình chồng, vốn tự thân nó đã bị điều tiếng không ít. Trần Lệ Xuân được bầu vào quốc hội Sài Gòn, (tức là làm dân biểu),được giữ chức Chủ tịch Hội Phụ nữ Liên đới, thậm chí còn được gọi là đệ nhất phu nhân vì Ngô Đình Diệm không lập gia đình. Bản thân Ngô Đình Diệm cũng tương đối vì nể cô em dâu sắc sảo, bạo nói, bạo làm. Còn Ngô Đình Nhu thì khi ở thế thượng phong có thể bắt nạt cả thiên hạ nhưng trước mặt vợ vẫn luôn nhũn như con chi chi vì thực tâm rất ngại ầm ĩ chuyện riêng tư…
Ngồi ở cương vị cao và luôn bị thiên hạ trông vào như thế nhưng Trần Lệ Xuân vẫn giữ nguyên cách hành xử đành hanh, lộ liễu và rất nhiều khi khinh suất. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người cho rằng chính Trần Lệ Xuân và cả giám mục Ngô Đình Thục nữa đã "đổ thêm dầu vào lửa" khiến cho chế độ gia đình trị của Ngô Đình Diệm sớm bị xóa sổ ở miền Nam.
Tháng 10/1963, đánh hơi thấy sự thất thế của triều đại Ngô Đình trong con mắt các đồng minh thân cận, Trần Lệ Xuân cùng con gái lớn là Ngô Đình Lệ Thủy đi Mỹ và Rome với dự định sẽ to tiếng la làng về một âm mưu đảo chính có thể xảy ra.
Ngày 1/11/1963, khi Trần Lệ Xuân và con gái đang ở khách sạn Wilshire Hotel tại khu thượng lưu Beverly Hill (California) thì ở Sài Gòn, đã xảy ra đảo chính và Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu rồi cả Ngô Đình Cẩn đều bị giết. Tới ngày15/11/1963, hai mẹ con Trần Lệ Xuân và Lệ Thủy phải lật đật rời khỏi Los Angeles sau khi tức tối tuyên bố: "Tôi không thể cư ngụ ở Mỹ, vì lý do đơn giản chính phủ của họ đã đâm sau lưng tôi".
Từ đó trở đi là những giai đoạn họa vô đơn chí đối với Trần Lệ Xuân. Vừa nhận được tin chồng và các anh em chồng bị giết chưa bao lâu, Trần Lệ Xuân đã phải nhận tin mẹ chồng qua đời ở tuổi hơn 90 tại Huế… Bốn năm sau, con gái đầu của Ngô Đình Nhu và Trần Lệ Xuân là Ngô Đình Lệ Thủy cũng bị chết trong một tai nạn giao thông ở Paris.
Sau năm 1963, Trần Lệ Xuân cùng những người con còn lại (lúc đó đều còn bé) chuyển về sinh sống tại Rome trong nhiều năm liền, nơi giám mục Ngô Đình Thục, đang tá túc cho qua ngày đoạn tháng. Nói một cách công bằng, trong số các anh chị em ruột của Ngô Đình Nhu, hình như chỉ có một mình giám mục Ngô Đình Thục là thông cảm nhất với những điều tiếng và lận đận của cô emdâu. (Người em Ngô Đình Cẩn thì trái lại, không tiếc lời gièm pha chị dâu và có lần đã nói: "Đó là Đát Kỷ của thời nay!").
Có tin cho rằng, chính giám mục Ngô Đình Thục đã chu cấp cho mẹ con Trần Lệ Xuân mọi kinh phí để họ sống ở Rome. Không những thế, ông Ngô Đình Thục còn tài trợ cho ba người con của Ngô Đình Nhu và Trần Lệ Xuân ăn học đến nơi đến chốn.Nhưng Ngô Đình Thục cũng chỉ sống ở Italia một thời gian rồi sang Mỹ và để tới ngày 13/12/1984, phải vĩnh biệt cõi trần trong một viện dưỡng lão vì khủng hoảng tinh thần. Cái chết của giám mục Ngô Đình Thục có lẽ là một tổn thất nặng về tình cảm đối với Trần Lệ Xuân.
Tiếp sau cái tang Ngô Đình Thục, Trần Lệ Xuân còn phải sống qua bi kịch cha mẹ bị chính người em ruột lên cơn tâm thần của bà ta giết. Rồi người em út của dòng họ Ngô Đình là Ngô Đình Luyện cũng qua đời vào đầu năm 1990 ở Paris. Như vậy là Trần Lệ Xuân đã phải chứng kiến tới 10 cái chết của những người họ hàng ruột thịt.
Sau khi Ngô Đình Luyện(người hình như cũng có điều không mấy bằng lòng với cách làm vợ của chị dâu) qua đời, Trần Lệ Xuân đã rời Italia sang Paris cư trú. Có nhiều tin đồn là người đàn bà nhan sắc Trần Lệ Xuân trong mấy chục nămqua đã không chịu ở vậy. Tuy nhiên, không có chứng cứ xác thực về một lần nào đó Trần Lệ Xuân tái giá.
Năm 2002, một luật sư người Việt từ Mỹ sang chơi Paris đã có dịp trực tiếp gặp Trần Lệ Xuân ở Paris và đã ghi lại những điều tai nghe mắt thấy của mình. Theo đó, khi ấy, Trần Lệ Xuân ở một mình trong một căn hộ ở tầng thứ 11 thuộc một tòa nhà mới xây gần tháp Eiffel, nơi cư dân chủ yếu là các nhân viên ngoại giao từ các nước tới làm việc ở thủ đô Pháp.
Đó là một chung cư có những nét kiến trúc đương đại giống như một cái hộp khổng lồ bằng kính,có lẽ đã được tạo dựng từ 30 đến 40 năm. Trần Lệ Xuân sở hữu hai căn hộ liền kề nhau (theo lời Trần Lệ Xuân, tiền mua hai căn hộ là do giám mục Ngô Đình Thục cho. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy: nguồn tiền đó là do một người ẩn danh tặng cho Trần Lệ Xuân).
Trần Lệ Xuân ở một căn hộ, có hai phòng ngủ và một phòng khách; còn căn hộ kia thì cho một nhà ngoại giao Nhật Bản thuê, để có thêm tiền sinh hoạt. Món tiền cho thuê nhà cũng là món lợi tức duy nhất của Trần Lệ Xuân, để có thể đủ tiền sống mà không phải nhờ cậy tới con cái. Tại Paris, Trần Lệ Xuân sống mai danh ẩn tích đến nỗi nhiều người Việt cư trú lâu năm ở đây và có những mối quan hệ rộng rãi vẫn tưởng bà ta đang ở tít tận bên Italia…
Theo cảm nhận của người khách Việt khi tới thăm Trần Lệ Xuân ở Paris năm 2002, dù xa nhà lâu năm nhưng Trần Lệ Xuân vẫn giữ nguyên giọng nói đặc Huế, không vồn vã nhưng cũng không quá lạnh nhạt. Người đàn bà ở tuổi bát tuần này vẫn trang điểm gương mặt một cách kỹ lưỡng. Về sức khỏe thì cũng bình thường, không có gì đáng phải phàn nàn, "đi đứng nhanh nhẹn, lưng thẳng, đôi mắt to và sáng". Tuy nhiên, theo nhận xét của ông khách đó,"cái già" cũng vất vưởng đâu đó trên khóe mắt vành môi…
Ba người con của Ngô Đình Nhu và Trần Lệ Xuân đều đã phương trưởng. Người con trai lớn Ngô Đình Trác từng tốt nghiệp kỹ sư canh nông, lấy vợ người Italia và đã có 4 con, (3 trai, 1 gái). Người con trai thứ hai là Ngô Đình Quỳnh, từng tốt nghiệp Trường ESEC (Ecole Superrieur de I'Economie et du Commerc (ESEC, một trường tư đào tạo các chuyên gia kinh tế và tài chính, có học trình chặt chẽ và học phí rất cao). Cô con gái út Ngô Đình Lệ Quyên có bằng tiến sĩ Luật từ Trường Đại học Rome…
Trần Lệ Xuân đã viết được một cuốn hồi ký bằng tiếng Pháp rồi tự dịch ra tiếng Italia, Anh và Việt Nam. Theo người đàn bà này tâm sự, cuốn hồi ký đó chỉ có thể được công bố sau khi bà ta qua đời.
Không hẳn mọi điều trong cuốn hồi ký đó đều là sự thật bởi suy cho cùng, những điều Trần Lệ Xuân định nói trong đó đều nhằm mục đích "thanh minh thanh nga" cho một dòng họ đã gây nên quá nhiều ân oán giang hồ trong giai đoạn đầu quyết liệt và phức tạp của lịch sử. Nhưng lịch sử là quá trình khách quan và đâu dễ những cảm nhận chủ quan của một người trong cuộc, đầy động cơ cá nhân và thậm chí là vị kỷ, có thể bóp méo được.

Theo Văn Thư

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét