I. Tấm khăn dù vô giá
Với trí thông minh bẩm sinh, trái tim nhân hậu và lòng quả cảm, Nguyễn Huy Hiệu từ một người lính bình thường đã trưởng thành trong chiến đấu, trở thành một trong những vị tướng của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Trải qua 67 trận đánh, nhiều lần vào sinh ra tử, ông là thương binh hạng 3/4. Một sự trùng lặp đầy ý nghĩa, dịp kỷ niệm 63 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2010) cũng chính là kỷ niệm sinh nhật lần thứ 63 của Thượng tướng, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hiệu, Thứ trưởng thường trực Bộ Quốc phòng, ĐS&PL xin trân trọng giới thiệu những kỷ niệm cảm động qua hồi ức của ông.
Chiếc khăn có "lý lịch" đặc biệt trong vô vàn những chiếc khăn được sinh ra trên trái đất, hiện đang được Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu lưu giữ rất cẩn thận. Đối với ông, nó là một kỷ vật vô giá, luôn nhắc nhở ông nhớ đến các đồng đội đã nằm lại chiến trường...
Từ tấm vải dù chiến lợi phẩm...
Sau cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968, đợt 1, quân Mĩ - Nguỵ ở các căn cứ Khe Sanh, Tà Cơn, Sa Mưu trên trục đường 9 bị quân giải phóng vây ép, cắt đứt các tuyến đường bộ. Không thể tiếp tế lương thực, thực phẩm cho các căn cứ bằng xe cơ giới, chúng buộc phải dùng máy bay để thả dù hàng xuống. Quân giải phóng và quân Mĩ - Nguỵ trú quân ở thế "cài răng lược", nghĩa là sống xen kẽ với nhau.
Mỗi lần máy bay địch tới thả hàng xuống tiếp tế, quân ta lại dùng hoả lực bắn dữ dội, làm cho các kiện hàng rơi không trúng căn cứ của quân Mĩ - Nguỵ. Có những thùng bị trúng đạn vỡ ra, hàng rơi vãi tứ tung, quân ta trinh sát ghi nhớ những chỗ có hàng rơi, chờ đêm xuống đến lấy. Mặt trận rất cần những kiện hàng như thế để dự trữ nuôi quân đánh trận dài ngày.
Những chiếc dù thả theo những kiện hàng mang nhiều màu sắc khác nhau, nhưng những người lính chiến trận thường thích giữ lại chiếc dù hoa màu xanh lá cây vì loại vải dù này rất bền và có nhiều công dụng. Trước hết là dùng để nguỵ trang, che mắt địch, không có loại vải dù nào lại trông giống lá cây như loại vải dù hoa này. Còn khi vào mùa mưa, các chiến sĩ sẽ dùng mảnh dù đó để thay khăn, quàng cổ cho đỡ lạnh. Đêm nằm ngủ lại lấy tấm dù quấn kín người để tránh muỗi, vắt dưới hầm.
Khi bị thương mà thiếu bông băng thì dùng thứ khăn dù này để ga - rô vết thương cũng rất hữu hiệu, nếu khăn bị dính máu chỉ giặt qua là sạch và rất nhanh khô. Còn khi địch thả hơi cay (chất CS), chỉ cần thấm nước một góc khăn, bịt lấy mũi thì sẽ được an toàn. Đặc biệt, khi người lính hy sinh, đồng đội sẽ dùng chính chiếc khăn dù đó để khâm liệm, chôn dưới đất hàng chục năm vẫn chưa mục. Vì vậy, đối với những người lính ở chiến trường, chiếc khăn bằng dù hoa thật vô cùng quý giá, họ thường dùng chỉ ni -lông màu thêu tên mình, quê quán, tên đơn vị theo ký hiệu trong chiến tranh vào khăn để nếu hy sinh thì sau này đồng đội và người thân đi tìm không bị nhầm lẫn với những liệt sĩ khác.
Mùa xuân năm 1968, Nguyễn Huy Hiệu mới vừa tròn 21 tuổi nhưng anh đã trở thành một đại đội trưởng dày dạn trận mạc. Trong một đêm đi thu chiến lợi phẩm, đơn vị của anh đã tìm được một chiếc dù hoa màu xanh lá cây. Chiếc dù rất rộng, gồm 18 múi. Đại đội trưởng Nguyễn Huy Hiệu cho các chiến sĩ xẻ chiếc dù ra làm 18 múi riêng rẽ, chia cho 17 người và anh dùng múi thứ 18. Những người lính khi có mảnh vải dù quý đều khéo léo thêu tên, phiên hiệu đơn vị và địa chỉ quê quán của mình. Đơn vị của anh thống nhất, mọi người đều thêu 4 chữ "Đường 9 - Quyết Thắng".
Riêng tấm khăn của Đại đội trưởng Nguyễn Huy Hiệu được một người lính rất khéo tay tên là Thuấn, quê ở Nghệ An thêu giúp. Tuy nhiên, Thuấn chỉ thêu được bốn chữ "Đường 9 - Quyết Thắng", còn những thông tin khác như tên tuổi, địa chỉ, mặc dù anh Hiệu đã dùng bút chì bi lấy được của Mỹ viết lên đó, nhưng Thuấn chưa kịp thêu thì một trận đánh ác liệt đã diễn ra... Và, anh Thuấn đã hy sinh.
... trở thành vật bất ly thân
Đối với Nguyễn Huy Hiệu, chiếc khăn dù hoa ngày ấy là một kỷ vật vô giá, nó đã theo anh vào sinh ra tử ở những chiến dịch lớn sau này như chiến dịch Đường 9 - Nam Lào năm 1971, chiến dịch Quảng Trị năm 1972, chiến dịch Hồ Chí Minh 1975. ông nhớ rất rõ: "Có lần, tại chiến dịch Quảng Trị, chiếc khăn vắt ở cửa hầm, pháo hạm từ ngoài biển bắn vào, đạn cối từ căn cứ địch gần đó bắn sang, bom bi từ máy bay thả xuống làm chiếc khăn thủng 7 chỗ. Nhưng kỳ lạ thay, khi ấy tôi đang ở trong hầm mà không bị vết thương nào.
Trong một trận đánh khác tôi bị thương, do tình thế cấp bách, chính chiếc khăn đã thay cho bông băng, băng bó vết thương cho tôi. Trong suốt cuộc đời chinh chiến của tôi, chiếc khăn dù luôn là kỷ vật mà tôi mang theo bên mình, đó là những đêm hành quân trong mịt mùng khói lửa, những ngày ẩn sâu vào lòng đất mẹ để che mắt quân thù, những giờ phút lặng phắc, nín thở chờ giặc tới tưởng như trái tim cùng thời gian ngưng lại, những niềm vui ngất trời khi lá cờ chiến thắng lồng lộng tung bay trên căn cứ địch, và cả những giọt nước mắt nghẹn ngào, đau thắt khi lặng lẽ tiễn đưa đồng đội về nơi an nghỉ...".
Cơ duyên với con số 7
Sinh ra trong một gia đình nho học trên quê hương Hải Hậu, Nam Định, tuổi thơ của tướng Hiệu trôi qua trước chiến tranh phá hoại của Mỹ. ông sinh ngày 27 tháng 7 năm 1947, đúng vào ngày kỷ niệm Thương binh - Liệt sĩ. ông đã bị thương không dưới 3 lần khi tham gia chiến đấu. Trong những giây phút thư thái hiếm hoi của mình, tướng Hiệu thường chiêm nghiệm về con số 7 gắn với cuộc đời mình. ông bảo: "Hình như mình rất có duyên với con số 7". Vợ ông, Thầy thuốc ưu tú Lại Thị Xuân sinh vào ngày 17 tháng 7, kém ông 2 tuổi...
Và cho đến tận bây giờ, tướng Hiệu vẫn không thể quên một con số 7 nữa đã gắn liền với chiếc khăn vải dù hoa năm xưa. ông xúc động nhớ về kỷ niệm ấy: "Trong 18 người được chia 18 múi dù ngày ấy, tính đến lúc kết thúc chiến tranh, thì 17 người đã anh dũng hy sinh, chỉ còn sống duy nhất một người - đó là tôi, và miếng dù tôi đang giữ chính là miếng dù duy nhất còn lại trong số 18 miếng dù năm xưa. Với tôi, kỷ vật đó thật vô cùng thiêng liêng, luôn nhắc tôi nhớ về những đồng đội thân yêu đã anh dũng ngã xuống... Nhờ họ, tôi mới có được vinh quang ngày hôm nay!"
II. Tấm bản đồ của "Bà má tham mưu"
Từng tham gia 67 trận đánh ác liệt trong các chiến dịch lớn của quân đội ta, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu có rất nhiều kỷ niệm không thể nào quên. Trong đó có câu chuyện cảm động về tấm bản đồ mà một bà má miền Nam đã trao cho ông. Chính tấm bản đồ này đã dẫn đường cho Trung đoàn Triệu Hải tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, làm nên Đại thắng mùa xuân 1975.
Giờ phút quyết định
Đêm 29 tháng 3 năm 1975, Trung đoàn Triệu Hải anh hùng, thuộc Sư đoàn 390 (còn gọi là Đại đoàn Đồng Bằng), Binh đoàn Quyết Thắng do Trung đoàn trưởng Nguyễn Huy Hiệu chỉ huy. (Khi ấy anh Hiệu còn rất trẻ, mới 28 tuổi) được lệnh "Tiến công đập tan tuyến tử thủ Sài Gòn của địch vào Gò Vấp, cùng với các mũi tấn công khác đánh chiếm các mục tiêu trong thành phố". Theo lệnh của Sư đoàn, Trung đoàn Triệu Hải phải là mũi thọc sâu vào mở cửa Lái Thiêu, đảm bảo thông đường đúng thời gian quy định.
Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất đối với Trung đoàn lúc này là chưa nắm được tình hình địch và khu vực. Vậy mà chỉ còn 1 đêm nữa thôi, mọi việc phải quyết định rồi. Trung đoàn trưởng Nguyễn Huy Hiệu mở bản đồ, trải xuống đất rồi khoanh một vòng tròn đỏ, năm mái đầu chụm lại tìm cách đánh sao cho nhanh gọn và ít đổ máu. Để đảm bảo chắc thắng, phải phối hợp chặt chẽ với lực lượng tại chỗ của địa phương. Trung đoàn trưởng cùng chính uỷ quyết định trực tiếp đi với trinh sát vào quận Lái Thiêu, dựa vào nhân dân để nắm tình hình địch.
Nguồn tin của ta cho biết, ở chợ Búng cách Lái Thiêu 3 km, có một gia đình cơ sở cách mạng, đó là gia đình má Sáu Ngẫu. Nhà má là một ngôi nhà tranh lụp xụp nằm ở giữa làng, bên cạnh đường 13. Trung đoàn trưởng quyết định phải vào quận lỵ ngay, tìm bằng được má Sáu Ngẫu.
Đêm đó trời bỗng đổ mưa rào, con đường vào quận Lái Thiêu chìm trong bóng tối và nước mưa. Tổ trinh sát đội mưa, lặn lội vượt qua bãi tha ma, bám theo hàng cây ven đường vào quận lỵ. Đến một ngôi nhà nhỏ le lói ánh đèn, Trung đoàn trưởng và Chính uỷ dừng lại phía ngoài, trinh sát vào gõ cửa. Tiếng một người phụ nữ lớn tuổi hỏi vọng ra: "Ai gọi gì đó? ". Trinh sát trả lời: "Chúng tôi là Quân giải phóng, là Bộ đội Cụ Hồ". Thấy vậy, người phụ nữ mạnh dạn nói: "Hồ Chí Minh". Đồng chí trinh sát đáp lại mật khẩu: "Muôn năm! ". Rồi cánh cửa dần hé ra, bà má cầm tay các chiến sĩ kéo vào trong nhà và đóng cửa lại.
"Bà má tham mưu"
Má Sáu Ngẫu giới thiệu vắn tắt về gia đình mình: Chồng má - ông Hai Nhượng trước đây hoạt động cách mạng, bị địch bắt và giết hại hồi tết Mậu Thân. Trong nhà, hiện có cô con gái tên là Phước, 17 tuổi và cậu con trai tên là Đức, 13 tuổi. Má cùng 2 con tham gia hoạt động tại đây. Má bảo: "Các anh Giải phóng có yêu cầu gì, xin cứ nói? ". Trung đoàn trưởng Nguyễn Huy Hiệu lấy ra tấm bản đồ quân sự (loại của Mỹ) trải xuống bàn cho má xem, muốn má xác nhận thêm sự chính xác và tình hình địch từ các căn cứ. Má Sáu Ngẫu soi cặp mắt kính vào tấm bản đồ, nhưng má bảo: "Tấm bản đồ lạ này làm má không sao hình dung hết các địa điểm, để má lấy bản đồ của má".
Rồi má vào buồng lấy ra một tấm bản đồ Sài Gòn, chẳng hiểu do đâu in, nhưng tên các địa danh thì do chính tay má cầm bút viết. Má nói rằng những ngày qua má đã dành thời gian đi lại tìm hiểu và ghi chép khá chính xác từng vị trí. Má dặn rất kỹ những chỗ có chướng ngại vật, có mìn cài trên đường để xe tăng quân Giải phóng cần phải tránh trong lúc hành quân. Cần đặc biệt chú ý những nơi địch có thể vây ráp, từ ngã ba Lái Thiêu, cầu Vĩnh Bình, cầu Bình Phước, cầu Sắt Sài Gòn. Trong 3 cây cầu thì cầu Sắt Sài Gòn xe tăng không đi qua được...
Chỉ dẫn trên bản đồ xong, má Sáu Ngẫu đề nghị, má cùng hai em Phước, Đức sẽ trực tiếp dẫn Bộ đội Giải phóng đi. Trung đoàn trưởng Nguyễn Huy Hiệu và Chính uỷ Trịnh Văn Thư thật cảm động nhưng cũng có chút ái ngại vì má tuổi đã cao, lại đêm hôm mưa gió, Chính uỷ Thư động viên má và hứa: "Anh em trong đơn vị sẽ quét sạch bọn địch ở Lái Thiêu, trả thù cho má và bà con cô bác". Anh Hiệu cũng nói: "Thưa má, má cung cấp cho tấm bản đồ là chúng con tự đi được rồi. Cám ơn má và hai em. Giải phóng xong Sài Gòn, chúng con sẽ trở lại thăm má". 12h đêm, phương án tác chiến được phổ biến tới từng tổ chiến đấu. 3h sáng, các đơn vị đã báo cáo vào đúng vị trí quy định.
Sáng 30 tháng 4 năm 1975, má Sáu Ngẫu giao bản đồ cho 2 người dẫn đường là Sáu Châu và Hai Mĩ. Nhờ tấm bản đồ đó của má Sáu mà cuộc tiến công tránh được những chướng ngại vật và hạn chế những thương vong tổn thất. Nhờ má Sáu cho biết, trại Huỳnh Văn Lương (một trường đào tạo hạ sĩ quan của địch) có khoảng 2.000 binh lính đang ở, tinh thần rất hoang mang, rồi má khuyên quân Giải phóng không nên đánh, chỉ bao vây, nổ súng doạ, kêu gọi đầu hàng.
Trung đoàn đã làm đúng như lời má dặn và đã kêu gọi được toàn bộ binh lính ra đầu hàng. Quân Giải phóng tuyên truyền chính sách của Cách mạng, rồi thả họ về với gia đình, chỉ bắt viên Đại tá chỉ huy trưởng. Cũng theo lời má Sáu, tại trung tâm quận Lái Thiêu có một tiểu đoàn địch, tuy đám này có dũng khí hơn đám lính ở căn cứ Huỳnh Văn Lương, nhưng quân Giải phóng cũng không nên tấn công, mà chỉ dùng giải pháp bức họ đầu hàng. Trung đoàn làm y lời má và đã thành công. Quân của hai bên đều không tốn một viên đạn, không đổ một giọt máu.
Trong trận tấn công ấy chỉ có hướng đi qua cầu Vĩnh Bình, địch tử thủ rất quyết liệt. Đánh chiếm cầu Vĩnh Bình, ngoài Trung đoàn 27, có Đại đội xe tăng của Tiểu đoàn 66 tăng cường. Dưới sự chỉ huy dũng cảm mưu trí của Đại đội trưởng Hoàng Thọ Mạc, đại đội đã phát huy tối đa sức đột phá của xe tăng. Đồng chí Hoàng Thọ Mạc nhảy xuống xe chỉ huy bộ đội chiến đấu, tiêu diệt địch, giành giật với chúng từng mét đường để quân ta tiến qua cầu. Hoàng Thọ Mạc đã hy sinh trước lúc quân ta làm chủ cầu Vĩnh Bình. Với chiến công ấy, Hoàng Thọ Mạc đã được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ngay sau chiến dịch.
Thắm đượm tình quân dân
Trưa 30 tháng 4, Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc, Sài Gòn được giải phóng hoàn toàn. Trung đoàn trưởng Nguyễn Huy Hiệu mở tấm bản đồ của má Sáu Ngẫu ra cho anh em trong Trung đoàn xem. Ai cũng bảo chữ má đẹp quá. Có người cho biết, má Sáu là giáo viên dạy tiếng Pháp của một trường trung học ở Sài Gòn. Gia đình má di cư từ Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh vào trong đó.
Vậy là ngay cái buổi chiều lịch sử ấy, Trung đoàn trưởng Nguyễn Huy Hiệu cùng một số anh em trong Trung đoàn đánh cái xe Jép chiến lợi phẩm trở lại Lái Thiêu thăm và cảm ơn má Sáu như đã hứa. Má Sáu cùng nhiều bà con Lái Thiêu ùa ra đứng quanh chiếc xe chào đón những người lính Giải phóng. Má và bà con hái tặng những người lính Giải phóng rất nhiều trái cây như mãng cầu, chôm chôm, măng cụt, sầu riêng... chất lưng một thùng xe.
Tấm bản đồ ngày đó được Trung đoàn trưởng Nguyễn Huy Hiệu giữ lại làm kỷ niệm. Sau này, cứ đến dịp kỷ niệm 30/4, chiến sĩ các thế hệ Trung đoàn 27 lại kể cho nhau nghe câu chuyện năm xưa về má Sáu Ngẫu với cái tên rất đỗi thân thương trìu mến - "Bà má tham mưu" của Trung đoàn. Trải qua chiến đấu và nhiều năm tháng, đến nay tấm bản đồ không còn được nguyên vẹn, nhưng đó vẫn là kỷ niệm sâu sắc gắn với cuộc đời chiến đấu của những người lính Trung đoàn 27 - Trung đoàn Triệu Hải anh hùng và nó vẫn khắc sâu trong ký ức của người Trung đoàn trưởng năm xưa, nay đã là Thượng tướng, Anh hùng LLVTND Nguyễn Huy Hiệu.
III. Câu chuyện của những dòng sông nơi đất lửa
Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu có quá nhiều kỷ niệm với mảnh đất Quảng Trị kiên cường, với cả những dòng sông Thạch Hãn, ô Lâu, Cam Lộ... Nơi đây một thời máu lửa, đồng đội đã cùng ông sát cánh chiến đấu, nhiều người đã mãi mãi nằm xuống với đất mẹ anh hùng.
Những dòng sông cưu mang
"Không chỉ con sông Cam Lộ, ô Lâu mà tất cả những con sông ở Quảng Trị đều là nguồn thực phẩm thủy sản vô cùng quan trọng nuôi sống bộ đội ta. Bọn tôi gọi đó là những dòng sông cưu mang. Trong những trường hợp cụ thể, những dòng sông này là bậc cứu tinh mạng sống của người lính giải phóng", Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu đã dành những lời chân thành nhất, thân thương nhất cho những dòng sông ở Quảng Trị như vậy.
Trong ký ức của ông, rất nhiều những kỷ niệm về dòng ô Lâu lại lần lượt hiện về. Một lần, sau trận đánh, đơn vị ông rơi vào một hoàn cảnh rất cam go, ngặt nghèo. Đánh địch suốt hai ngày liền mà đơn vị lại bị mất liên lạc với cấp trên, đường tiếp tế lương thực, thực phẩm cũng bị đối phương chặn, trong khi đó mọi người thì đói lả, chỉ còn đủ gạo nấu cháo ăn cầm hơi. Thương binh lại quá nhiều, chưa thể chuyển lên tuyến trên, có người bị thương nặng, máu ra rất nhiều đã bị ngất xỉu.
Nhìn địa đồ, thủ trưởng Hiệu biết cách đó không xa có con sông ô Lâu liền động viên anh em cố gắng hành quân về phía trước. Quả nhiên, đêm đó đơn vị của Nguyễn Huy Hiệu đã đến được bên bờ sông ô Lâu. Con sông không rộng nhưng nếm mùi nước, Nguyễn Huy Hiệu biết dưới sông không hiếm cá tôm. Không ngần ngại, ông liền nhảy xuống sông lặn ngụp, dùng tay móc bùn dưới đáy sông thì túm được những con trai, con nào con nấy cũng to cỡ đôi bàn tay úp.
"Sống rồi, anh em thương binh sống rồi! Cả đơn vị sống rồi", Nguyễn Huy Hiệu vừa tiếp tục mò trai vừa thầm nghĩ như thế. ông gọi thêm lính xuống để hướng dẫn cho họ cách mò trai. Đêm ấy, ông và đồng đội đã mò được hàng trăm con trai to. Các chiến sĩ cởi áo ngoài đùm trai đưa lên bờ. Trai rửa sạch, bỏ vào nồi quân dụng luộc lên, khi trai há miệng thì vớt ra bóc vỏ lấy ruột nấu một nồi quân dụng cháo trai, cả đơn vị ăn. Sau bữa tiệc cháo trai giàu dinh dưỡng, các thương binh tỉnh hẳn, anh em trong đơn vị cũng khỏe lên trông thấy.
Với Nguyễn Huy Hiệu, cứ mỗi lần mò được trai, bắt tôm cá ở dòng ô Lâu, ông lại nhớ về con sông Xẻ và sông Múc ở quê hương. Con sông Xẻ và sông Múc chạy song song như đôi vợ chồng nhà Rồng, hàng ngày chuyên chở phù sa lên những cánh đồng quê, mang theo rất nhiều tôm cá. ông biết cách mò trai là nhờ hai con sông đó.
Nhớ nhất là cái bến sông bắc bằng những tảng đá hình chữ nhật, cả xóm thường ra đó rửa ráy, giặt giũ. Lũ trai hội tụ về đó ăn phù du rất nhiều, mỗi lần ra sông tắm, thế nào Nguyễn Huy Hiệu cũng phải mò được hàng giỏ trai. ông luôn thầm biết ơn cái bến sông ấy. Cái bến sông tuổi thơ đã theo ông ra chiến trường, đã giúp ông làm những việc tưởng rất đỗi bình thường nhưng lại hàm chứa giá trị nhân văn sâu sắc.
Đó là sự cưu mang, che chở của những dòng sông ở Quảng Trị, còn núi rừng, khe suối trên dãy Trường Sơn thuộc địa phận tỉnh Quảng Trị cũng là nơi nuôi dưỡng, cưu mang những người lính quân giải phóng. Có những vùng quân ta và quân địch ở thế cài răng lược, hay thế da báo, nghĩa là ở xen kẽ nhau, giành giật từng tấc đất, có nơi ban ngày địch chiếm, ban đêm lại thuộc về sự kiểm soát của quân ta. Nếu dưới sông cho tôm cá thì núi rừng Trường Sơn cho rau, cho măng, cho lá thuốc chữa bệnh. Rau tàu bay, rau môn thục, măng, hoa chuối rừng, củ sắn đã trở nên quen thuộc với Nguyễn Huy Hiệu
Cất giấu liệt sĩ dưới đáy sông
Nhắc đến dòng sông Cam Lộ, ai cũng biết dòng sông này đã nhuốm máu biết bao anh hùng, liệt sĩ của quân đội ta thời kháng chiến chống Mỹ. Nhưng còn một câu chuyện chưa mấy ai rõ là dòng Cam Lộ đã từng che chở, cất giấu các liệt sĩ dưới đáy sông, câu chuyện đó diễn ra cách đây vừa tròn 40 năm, mà nếu ai đã từng được nghe Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu kể lại thì khó cầm lòng được.
Ông kể rằng: "Sau trận đánh, đêm mùng 4 rạng ngày mùng 5 tháng 4 năm 1970. Trận ấy, đơn vị tôi quần nhau với bọn lính thuỷ đánh bộ suốt ngày đêm ở thế không cân sức và quá quyết liệt. Đơn vị tôi bắn cháy 16 xe tăng địch và tiêu diệt gần 100 lính Mỹ. Phía ta, anh em hy sinh và bị thương cũng khá nhiều. Địch thua đau phản công mạnh mẽ. Pháo bắn như mưa. Không thể để liệt sĩ tại trận địa, đơn vị tôi phải rút quân ra gần bờ sông Cam Lộ, đào hầm trú quân. Khi kiểm lại quân số thì thấy người còn sống so với người bị thương và hy sinh gần như ngang nhau. Trong lúc rút quân, mỗi người còn sống phải cõng theo một thương binh hoặc một thi thể liệt sĩ. Anh em trong đơn vị lê lết về được đến bờ sông thì màn đêm đã buông xuống mịt mùng, đào xong hầm trú ẩn thì ai nấy dường như đã hoàn toàn kiệt sức, đói lả, không kéo nổi thi thể liệt sĩ đi tìm đất mai táng”.
Ai cũng biết tính thủ trưởng Hiệu, dù hoàn cảnh ác liệt, ngặt nghèo đến thế nào ông cũng không bao giờ cho phép chôn cất liệt sĩ một cách cẩu thả, hoặc bỏ liệt sĩ ngoài trận địa. Nhưng trong hoàn cảnh bộ đội đã kiệt sức, chẳng nhẽ mấy chục thi thể liệt sĩ cứ để bên bờ sông qua đêm? Như vậy rất dễ bị bọn thám báo phát hiện. Hơn nữa, lúc đó trời gần sáng, bom pháo địch lại bắn liên tục. Liệt sĩ không mai táng kịp có thể lại bị bom, pháo làm tan nát hoặc bị vùi lấp. Mọi người đang rất đỗi băn khoăn chưa biết xử lý thế nào thì thủ trưởng Hiệu đã ra lệnh cho mọi người dùng dây dù buộc đá vào thi thể thả xuống sông.
Tướng Hiệu xúc động nhớ lại: "Tôi đành lòng cùng anh em cõng các chiến sĩ đã hy sinh ra sông Cam Lộ, đưa xuống sông cất giấu tương đối an toàn. Đêm hôm sau chúng tôi đến đưa các liệt sĩ lên mai táng cẩn thận tại khu vực Tân Kim".
IV. Tri ân đồng đội
Hầu như năm nào, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu cũng về thăm Quảng Trị. Trước đây, cứ sau mỗi trận đánh, ông lại ghi chép thật tỉ mỉ thông tin về những cán bộ, chiến sĩ của đơn vị mình hy sinh vào một quyển sổ. Nhờ vậy, mấy chục năm sau, nhiều gia đình thông qua ông đã tìm được hài cốt của người thân đưa về quê nhà...
"Cuốn lịch sử sống"
Suốt chặng đường chiến đấu gần chục năm trên mảnh đất Quảng Trị anh hùng, với tướng Nguyễn Huy Hiệu, có biết bao kỷ niệm vui buồn. Chiến tranh đã đi qua hơn 1/3 thế kỷ, nhưng sự nhớ thương, tri ân đồng đội vẫn canh cánh trong lòng Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu.
Nhớ lại ngày đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (lúc đó Nguyễn Huy Hiệu vừa tròn 26 tuổi), ông nghẹn ngào: "Hôm đó tôi đã khóc, khóc rất nhiều. Tôi nhớ đến hình ảnh Đại đội trưởng Mai Xuân Tình, Chính trị viên Đặng Quang Hồng, Trung đội trưởng Phan Hữu Mỹ, Nguyễn Đình Cư... chiến sĩ Cao Như Thiêm, chiến sĩ B41 Phùng Văn Khoét, Trung đoàn trưởng Cao Uy và biết bao nhiêu cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 27 Mặt trận B5 thân yêu của tôi đã anh dũng ngã xuống... Nhờ họ mà tôi mới có được vinh quang này...".
Trong cuốn sổ ghi chép các trận đánh mà Nguyễn Huy Hiệu cất giữ cẩn thận mấy chục năm nay, bên cạnh những ký hiệu mật của các nhà quân sự, ông không chỉ kể tên từng người hy sinh mà còn viết rõ quê liệt sĩ ấy ở làng nào, thuộc địa phương nào, hy sinh vào thời khắc nào, thi hài mai táng ở đâu... Chỉ tính riêng số liệt sĩ hy sinh mà Nguyễn Huy Hiệu trực tiếp chứng kiến, có người được chính tay ông băng bó thi thể, rồi cõng đi mai táng đã lên tới vài trăm người. Người ta ví ông như một cuốn lịch sử sống về các trận đánh oanh liệt của quân giải phóng. Nhờ những ghi chép và trí nhớ đặc biệt của ông mà sau này rất nhiều gia đình đã tìm được hài cốt của người thân đưa về an táng tại quê nhà...
Bà Tô Kim Khuy hiện đang sống tại xóm 12, xã Giao Hà, huyện Giao Thuỷ, Nam Định thông qua hồi ức và những ghi chép của Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, bà đã biết được chồng mình là Đại đội trưởng xe tăng, Anh hùng liệt sĩ Hoàng Thọ Mạc đã chiến đấu anh dũng và hy sinh vào giờ phút chót của cuộc chiến tranh giải phóng đất nước, đó là trưa ngày 30/4/1975, tại cửa ngõ phía Bắc của Sài Gòn. Chính Tướng Nguyễn Huy Hiệu (khi ấy là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 27) đã ra lệnh cho chiến sĩ bế xác Hoàng Thọ Mạc lên một chiếc xe tăng tiếp tục tiến vào Sài Gòn. Những giờ phút đầu tiên của ngày toàn thắng lại là cái khoảnh khắc họ cúi đầu mặc niệm người liệt sĩ anh hùng.
Cây đa huyền thoại
Một ngày đầu xuân năm 1998, Tướng Nguyễn Huy Hiệu trở lại làng Gia Bình, xã Gio An, huyện Gio Linh, Quảng Trị. Người ta thấy vị tướng này cứ đi quanh gò đất phía bắc làng như tìm kiếm một vật gì. ông nói, gò đất này xưa kia có một cây đa cổ thụ cao hàng chục mét, tán xòe rợp một vùng rộng lớn. Vậy mà nay chỉ còn lại lơ thơ những chồi cây dại... ông nhớ rất rõ, trận đánh lịch sử của đơn vị ông đã diễn ra ở đây vào mùa Xuân 1968.
Tướng Hiệu kể rằng, trong thời chiến, làng Gia Bình đã chứng kiến bộ mặt ghê gớm nhất của cuộc chiến tranh. Khi đánh trận Gio Cam (Gio Linh và Cam Lộ), Quân giải phóng đóng quân ngay làng Gia Bình. Hồi đó, ở gò đất phía bắc làng có một cây đa lớn và một cái giếng cổ xếp bằng đá ở cạnh nhau.
Thôn Gia Bình là nơi giáp ranh giữa một vùng đồi núi với vùng đồng bằng nên vào mùa khô, chỉ cái giếng cổ này mới có nước. Có trận, hàng chục thi hài liệt sĩ đã được chuyển về đây, Quân giải phóng dùng mũ sắt múc nước dưới giếng đưa lên rửa mặt cho đồng đội rồi mới quàn vào bao nhựa mang đi mai táng.
Còn cây đa trở thành đài quan sát, từ đây người lính trinh sát có thể quét ống kính về phía Dốc Miếu, Cồn Tiên, Quán Ngang, Bãi Chùa, Bãi Dâu, các đồi 544, 425... là các cứ điểm quân sự quan trọng nằm dọc quốc lộ 1 từ cầu Hiền Lương trở vào, dày đặc tuyến phòng thủ của địch ở mảnh đất địa đầu "vùng 1 chiến thuật". Từ "đài quan sát cây đa" này, anh em điều chỉnh tầm hướng cho pháo binh rót đạn vào mục tiêu, các lực lượng trinh sát bộ binh, đặc công... đều lợi dụng cái "đài quan sát" tự nhiên mà theo dõi nhất cử nhất động của địch.
Địch phát hiện ra công dụng của cây đa và cái giếng, không ngày nào chúng không nã pháo vài ba đợt nhằm hạ gục cây đa. Lạ thay, bom đạn đến thế, lần lượt từng cành lớn, cành nhỏ của cây đa bị mảnh bom phạt ngang như dao chém, chồi không kịp nảy sinh, thân chi chít mảnh đạn pháo, nhưng thân cây đa vẫn trơ ra thách thức. Hàng trăm chiếc rễ buông chùm cắm vào lòng đất bazan thi gan với bom đạn.
Nhiều hôm, quân địch còn đưa lính về càn quét. Tổ 3 người đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng. Địch bắt được chiến sĩ Cao Như Thiêm, tra khảo dụ dỗ không được, chúng cột anh vào gốc đa Gia Bình và xả đạn. Trước lúc ngã xuống, chiến sĩ Cao Như Thiêm còn hô vang: "Đảng Lao động muôn năm! Bác Hồ muôn năm!"... Cũng ngay tại gốc đa Gia Bình này, cả một Ban chỉ huy của Trung đoàn Sông Dinh bị trúng một quả đạn pháo, Ban chỉ huy Trung đoàn gồm 7 người không còn ai vẹn nguyên thi thể...
Sau này, qua lời kể của dân làng Gia Bình, mọi người mới biết, dẫu đạn bom chà đi xát lại, cây đa vẫn bám trụ, cho đến ngày giải phóng Quảng Trị 1972, khi ấy cây đa mới ngã xuống. Còn giếng nước thì bị một quả bom đánh lấp, mấy chục năm qua đất đai đã phủ lên chiếc giếng cổ kia.
Trong chuyến thăm lại Gio Linh năm 1998, Tướng Nguyễn Huy Hiệu đã cùng đồng đội vạch lau lách tìm ra cội đa cổ thụ để trồng vào đấy một cây đa búp đỏ với tâm nguyện, linh hồn của những người lính đã ngã xuống trên mảnh đất Gia Bình gần 40 năm trước sẽ lại quây quần về trên tán lá xanh. Cái giếng cổ cũng được tôn tạo, xếp đá như xưa. Người dân đã quyết định dời đình làng Gia Bình về cạnh cây đa, trông ra bàu nước khoáng đạt phía trước.
Không thể nào quên
Những thân xác đồng đội hòa vào đất mẹ Quảng Trị anh hùng, sau ngày hòa bình, cứ vào dịp 30/4 hoặc 27/7 là Tướng Hiệu lại về chiến trường xưa để thả những cành hoa tưởng niệm đồng đội trên những khe suối, nguồn sông... ông chia sẻ: "Năm nào tôi cũng trở vào Quảng Trị đôi ba lần, dành thời gian đến các nghĩa trang Đường 9, Hải Lăng, Thành Cổ... để thắp hương cho đồng đội của tôi.
Tôi đã đóng góp ý kiến xây dựng khu di tích Thành Cổ, kêu gọi các nhà đầu tư, những người có tấm lòng hảo tâm xây dựng những khu di tích lịch sử Cách mạng để tri ân đồng chí, đồng bào. Tôi nghĩ, phải bằng mọi cách để có thể nói lại với thế hệ mai sau về những sự tích anh hùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại, để các thế hệ mai sau không lãng quên quá khứ hào hùng của dân tộc, không lãng quên một thời Quảng Trị - mảnh đất thiêng liêng và huyền thoại, mảnh đất đau đáu trong tôi suốt cả cuộc đời".
Nguyễn Hường
Với trí thông minh bẩm sinh, trái tim nhân hậu và lòng quả cảm, Nguyễn Huy Hiệu từ một người lính bình thường đã trưởng thành trong chiến đấu, trở thành một trong những vị tướng của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Trải qua 67 trận đánh, nhiều lần vào sinh ra tử, ông là thương binh hạng 3/4. Một sự trùng lặp đầy ý nghĩa, dịp kỷ niệm 63 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2010) cũng chính là kỷ niệm sinh nhật lần thứ 63 của Thượng tướng, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hiệu, Thứ trưởng thường trực Bộ Quốc phòng, ĐS&PL xin trân trọng giới thiệu những kỷ niệm cảm động qua hồi ức của ông.
Chiếc khăn có "lý lịch" đặc biệt trong vô vàn những chiếc khăn được sinh ra trên trái đất, hiện đang được Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu lưu giữ rất cẩn thận. Đối với ông, nó là một kỷ vật vô giá, luôn nhắc nhở ông nhớ đến các đồng đội đã nằm lại chiến trường...
Từ tấm vải dù chiến lợi phẩm...
Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu cùng tấm khăn dù năm xưa. |
Mỗi lần máy bay địch tới thả hàng xuống tiếp tế, quân ta lại dùng hoả lực bắn dữ dội, làm cho các kiện hàng rơi không trúng căn cứ của quân Mĩ - Nguỵ. Có những thùng bị trúng đạn vỡ ra, hàng rơi vãi tứ tung, quân ta trinh sát ghi nhớ những chỗ có hàng rơi, chờ đêm xuống đến lấy. Mặt trận rất cần những kiện hàng như thế để dự trữ nuôi quân đánh trận dài ngày.
Những chiếc dù thả theo những kiện hàng mang nhiều màu sắc khác nhau, nhưng những người lính chiến trận thường thích giữ lại chiếc dù hoa màu xanh lá cây vì loại vải dù này rất bền và có nhiều công dụng. Trước hết là dùng để nguỵ trang, che mắt địch, không có loại vải dù nào lại trông giống lá cây như loại vải dù hoa này. Còn khi vào mùa mưa, các chiến sĩ sẽ dùng mảnh dù đó để thay khăn, quàng cổ cho đỡ lạnh. Đêm nằm ngủ lại lấy tấm dù quấn kín người để tránh muỗi, vắt dưới hầm.
Khi bị thương mà thiếu bông băng thì dùng thứ khăn dù này để ga - rô vết thương cũng rất hữu hiệu, nếu khăn bị dính máu chỉ giặt qua là sạch và rất nhanh khô. Còn khi địch thả hơi cay (chất CS), chỉ cần thấm nước một góc khăn, bịt lấy mũi thì sẽ được an toàn. Đặc biệt, khi người lính hy sinh, đồng đội sẽ dùng chính chiếc khăn dù đó để khâm liệm, chôn dưới đất hàng chục năm vẫn chưa mục. Vì vậy, đối với những người lính ở chiến trường, chiếc khăn bằng dù hoa thật vô cùng quý giá, họ thường dùng chỉ ni -lông màu thêu tên mình, quê quán, tên đơn vị theo ký hiệu trong chiến tranh vào khăn để nếu hy sinh thì sau này đồng đội và người thân đi tìm không bị nhầm lẫn với những liệt sĩ khác.
Mùa xuân năm 1968, Nguyễn Huy Hiệu mới vừa tròn 21 tuổi nhưng anh đã trở thành một đại đội trưởng dày dạn trận mạc. Trong một đêm đi thu chiến lợi phẩm, đơn vị của anh đã tìm được một chiếc dù hoa màu xanh lá cây. Chiếc dù rất rộng, gồm 18 múi. Đại đội trưởng Nguyễn Huy Hiệu cho các chiến sĩ xẻ chiếc dù ra làm 18 múi riêng rẽ, chia cho 17 người và anh dùng múi thứ 18. Những người lính khi có mảnh vải dù quý đều khéo léo thêu tên, phiên hiệu đơn vị và địa chỉ quê quán của mình. Đơn vị của anh thống nhất, mọi người đều thêu 4 chữ "Đường 9 - Quyết Thắng".
Riêng tấm khăn của Đại đội trưởng Nguyễn Huy Hiệu được một người lính rất khéo tay tên là Thuấn, quê ở Nghệ An thêu giúp. Tuy nhiên, Thuấn chỉ thêu được bốn chữ "Đường 9 - Quyết Thắng", còn những thông tin khác như tên tuổi, địa chỉ, mặc dù anh Hiệu đã dùng bút chì bi lấy được của Mỹ viết lên đó, nhưng Thuấn chưa kịp thêu thì một trận đánh ác liệt đã diễn ra... Và, anh Thuấn đã hy sinh.
... trở thành vật bất ly thân
Đối với Nguyễn Huy Hiệu, chiếc khăn dù hoa ngày ấy là một kỷ vật vô giá, nó đã theo anh vào sinh ra tử ở những chiến dịch lớn sau này như chiến dịch Đường 9 - Nam Lào năm 1971, chiến dịch Quảng Trị năm 1972, chiến dịch Hồ Chí Minh 1975. ông nhớ rất rõ: "Có lần, tại chiến dịch Quảng Trị, chiếc khăn vắt ở cửa hầm, pháo hạm từ ngoài biển bắn vào, đạn cối từ căn cứ địch gần đó bắn sang, bom bi từ máy bay thả xuống làm chiếc khăn thủng 7 chỗ. Nhưng kỳ lạ thay, khi ấy tôi đang ở trong hầm mà không bị vết thương nào.
Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu. |
Cơ duyên với con số 7
Sinh ra trong một gia đình nho học trên quê hương Hải Hậu, Nam Định, tuổi thơ của tướng Hiệu trôi qua trước chiến tranh phá hoại của Mỹ. ông sinh ngày 27 tháng 7 năm 1947, đúng vào ngày kỷ niệm Thương binh - Liệt sĩ. ông đã bị thương không dưới 3 lần khi tham gia chiến đấu. Trong những giây phút thư thái hiếm hoi của mình, tướng Hiệu thường chiêm nghiệm về con số 7 gắn với cuộc đời mình. ông bảo: "Hình như mình rất có duyên với con số 7". Vợ ông, Thầy thuốc ưu tú Lại Thị Xuân sinh vào ngày 17 tháng 7, kém ông 2 tuổi...
Và cho đến tận bây giờ, tướng Hiệu vẫn không thể quên một con số 7 nữa đã gắn liền với chiếc khăn vải dù hoa năm xưa. ông xúc động nhớ về kỷ niệm ấy: "Trong 18 người được chia 18 múi dù ngày ấy, tính đến lúc kết thúc chiến tranh, thì 17 người đã anh dũng hy sinh, chỉ còn sống duy nhất một người - đó là tôi, và miếng dù tôi đang giữ chính là miếng dù duy nhất còn lại trong số 18 miếng dù năm xưa. Với tôi, kỷ vật đó thật vô cùng thiêng liêng, luôn nhắc tôi nhớ về những đồng đội thân yêu đã anh dũng ngã xuống... Nhờ họ, tôi mới có được vinh quang ngày hôm nay!"
II. Tấm bản đồ của "Bà má tham mưu"
Từng tham gia 67 trận đánh ác liệt trong các chiến dịch lớn của quân đội ta, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu có rất nhiều kỷ niệm không thể nào quên. Trong đó có câu chuyện cảm động về tấm bản đồ mà một bà má miền Nam đã trao cho ông. Chính tấm bản đồ này đã dẫn đường cho Trung đoàn Triệu Hải tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, làm nên Đại thắng mùa xuân 1975.
Giờ phút quyết định
Đêm 29 tháng 3 năm 1975, Trung đoàn Triệu Hải anh hùng, thuộc Sư đoàn 390 (còn gọi là Đại đoàn Đồng Bằng), Binh đoàn Quyết Thắng do Trung đoàn trưởng Nguyễn Huy Hiệu chỉ huy. (Khi ấy anh Hiệu còn rất trẻ, mới 28 tuổi) được lệnh "Tiến công đập tan tuyến tử thủ Sài Gòn của địch vào Gò Vấp, cùng với các mũi tấn công khác đánh chiếm các mục tiêu trong thành phố". Theo lệnh của Sư đoàn, Trung đoàn Triệu Hải phải là mũi thọc sâu vào mở cửa Lái Thiêu, đảm bảo thông đường đúng thời gian quy định.
Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất đối với Trung đoàn lúc này là chưa nắm được tình hình địch và khu vực. Vậy mà chỉ còn 1 đêm nữa thôi, mọi việc phải quyết định rồi. Trung đoàn trưởng Nguyễn Huy Hiệu mở bản đồ, trải xuống đất rồi khoanh một vòng tròn đỏ, năm mái đầu chụm lại tìm cách đánh sao cho nhanh gọn và ít đổ máu. Để đảm bảo chắc thắng, phải phối hợp chặt chẽ với lực lượng tại chỗ của địa phương. Trung đoàn trưởng cùng chính uỷ quyết định trực tiếp đi với trinh sát vào quận Lái Thiêu, dựa vào nhân dân để nắm tình hình địch.
Nguồn tin của ta cho biết, ở chợ Búng cách Lái Thiêu 3 km, có một gia đình cơ sở cách mạng, đó là gia đình má Sáu Ngẫu. Nhà má là một ngôi nhà tranh lụp xụp nằm ở giữa làng, bên cạnh đường 13. Trung đoàn trưởng quyết định phải vào quận lỵ ngay, tìm bằng được má Sáu Ngẫu.
Đêm đó trời bỗng đổ mưa rào, con đường vào quận Lái Thiêu chìm trong bóng tối và nước mưa. Tổ trinh sát đội mưa, lặn lội vượt qua bãi tha ma, bám theo hàng cây ven đường vào quận lỵ. Đến một ngôi nhà nhỏ le lói ánh đèn, Trung đoàn trưởng và Chính uỷ dừng lại phía ngoài, trinh sát vào gõ cửa. Tiếng một người phụ nữ lớn tuổi hỏi vọng ra: "Ai gọi gì đó? ". Trinh sát trả lời: "Chúng tôi là Quân giải phóng, là Bộ đội Cụ Hồ". Thấy vậy, người phụ nữ mạnh dạn nói: "Hồ Chí Minh". Đồng chí trinh sát đáp lại mật khẩu: "Muôn năm! ". Rồi cánh cửa dần hé ra, bà má cầm tay các chiến sĩ kéo vào trong nhà và đóng cửa lại.
"Bà má tham mưu"
Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu nhận bằng Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Quân sự Liên Bang Nga. |
Rồi má vào buồng lấy ra một tấm bản đồ Sài Gòn, chẳng hiểu do đâu in, nhưng tên các địa danh thì do chính tay má cầm bút viết. Má nói rằng những ngày qua má đã dành thời gian đi lại tìm hiểu và ghi chép khá chính xác từng vị trí. Má dặn rất kỹ những chỗ có chướng ngại vật, có mìn cài trên đường để xe tăng quân Giải phóng cần phải tránh trong lúc hành quân. Cần đặc biệt chú ý những nơi địch có thể vây ráp, từ ngã ba Lái Thiêu, cầu Vĩnh Bình, cầu Bình Phước, cầu Sắt Sài Gòn. Trong 3 cây cầu thì cầu Sắt Sài Gòn xe tăng không đi qua được...
Chỉ dẫn trên bản đồ xong, má Sáu Ngẫu đề nghị, má cùng hai em Phước, Đức sẽ trực tiếp dẫn Bộ đội Giải phóng đi. Trung đoàn trưởng Nguyễn Huy Hiệu và Chính uỷ Trịnh Văn Thư thật cảm động nhưng cũng có chút ái ngại vì má tuổi đã cao, lại đêm hôm mưa gió, Chính uỷ Thư động viên má và hứa: "Anh em trong đơn vị sẽ quét sạch bọn địch ở Lái Thiêu, trả thù cho má và bà con cô bác". Anh Hiệu cũng nói: "Thưa má, má cung cấp cho tấm bản đồ là chúng con tự đi được rồi. Cám ơn má và hai em. Giải phóng xong Sài Gòn, chúng con sẽ trở lại thăm má". 12h đêm, phương án tác chiến được phổ biến tới từng tổ chiến đấu. 3h sáng, các đơn vị đã báo cáo vào đúng vị trí quy định.
Sáng 30 tháng 4 năm 1975, má Sáu Ngẫu giao bản đồ cho 2 người dẫn đường là Sáu Châu và Hai Mĩ. Nhờ tấm bản đồ đó của má Sáu mà cuộc tiến công tránh được những chướng ngại vật và hạn chế những thương vong tổn thất. Nhờ má Sáu cho biết, trại Huỳnh Văn Lương (một trường đào tạo hạ sĩ quan của địch) có khoảng 2.000 binh lính đang ở, tinh thần rất hoang mang, rồi má khuyên quân Giải phóng không nên đánh, chỉ bao vây, nổ súng doạ, kêu gọi đầu hàng.
Từ trái sang phải: Em Phước, Chính uỷ Trịnh Văn Thư, má Sáu Ngẫu, Trung đoàn trưởng Nguyễn Huy Hiệu và em Đức. |
Trong trận tấn công ấy chỉ có hướng đi qua cầu Vĩnh Bình, địch tử thủ rất quyết liệt. Đánh chiếm cầu Vĩnh Bình, ngoài Trung đoàn 27, có Đại đội xe tăng của Tiểu đoàn 66 tăng cường. Dưới sự chỉ huy dũng cảm mưu trí của Đại đội trưởng Hoàng Thọ Mạc, đại đội đã phát huy tối đa sức đột phá của xe tăng. Đồng chí Hoàng Thọ Mạc nhảy xuống xe chỉ huy bộ đội chiến đấu, tiêu diệt địch, giành giật với chúng từng mét đường để quân ta tiến qua cầu. Hoàng Thọ Mạc đã hy sinh trước lúc quân ta làm chủ cầu Vĩnh Bình. Với chiến công ấy, Hoàng Thọ Mạc đã được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ngay sau chiến dịch.
Thắm đượm tình quân dân
Trưa 30 tháng 4, Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc, Sài Gòn được giải phóng hoàn toàn. Trung đoàn trưởng Nguyễn Huy Hiệu mở tấm bản đồ của má Sáu Ngẫu ra cho anh em trong Trung đoàn xem. Ai cũng bảo chữ má đẹp quá. Có người cho biết, má Sáu là giáo viên dạy tiếng Pháp của một trường trung học ở Sài Gòn. Gia đình má di cư từ Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh vào trong đó.
Vậy là ngay cái buổi chiều lịch sử ấy, Trung đoàn trưởng Nguyễn Huy Hiệu cùng một số anh em trong Trung đoàn đánh cái xe Jép chiến lợi phẩm trở lại Lái Thiêu thăm và cảm ơn má Sáu như đã hứa. Má Sáu cùng nhiều bà con Lái Thiêu ùa ra đứng quanh chiếc xe chào đón những người lính Giải phóng. Má và bà con hái tặng những người lính Giải phóng rất nhiều trái cây như mãng cầu, chôm chôm, măng cụt, sầu riêng... chất lưng một thùng xe.
Tấm bản đồ ngày đó được Trung đoàn trưởng Nguyễn Huy Hiệu giữ lại làm kỷ niệm. Sau này, cứ đến dịp kỷ niệm 30/4, chiến sĩ các thế hệ Trung đoàn 27 lại kể cho nhau nghe câu chuyện năm xưa về má Sáu Ngẫu với cái tên rất đỗi thân thương trìu mến - "Bà má tham mưu" của Trung đoàn. Trải qua chiến đấu và nhiều năm tháng, đến nay tấm bản đồ không còn được nguyên vẹn, nhưng đó vẫn là kỷ niệm sâu sắc gắn với cuộc đời chiến đấu của những người lính Trung đoàn 27 - Trung đoàn Triệu Hải anh hùng và nó vẫn khắc sâu trong ký ức của người Trung đoàn trưởng năm xưa, nay đã là Thượng tướng, Anh hùng LLVTND Nguyễn Huy Hiệu.
III. Câu chuyện của những dòng sông nơi đất lửa
Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu có quá nhiều kỷ niệm với mảnh đất Quảng Trị kiên cường, với cả những dòng sông Thạch Hãn, ô Lâu, Cam Lộ... Nơi đây một thời máu lửa, đồng đội đã cùng ông sát cánh chiến đấu, nhiều người đã mãi mãi nằm xuống với đất mẹ anh hùng.
Những dòng sông cưu mang
Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu (người ngoài cùng bên trái) Sư đoàn trưởng Sư 390 cùng chỉ huy Trung đoàn 27 anh hùng, trong ngày truyền thống của Trung |
Trong ký ức của ông, rất nhiều những kỷ niệm về dòng ô Lâu lại lần lượt hiện về. Một lần, sau trận đánh, đơn vị ông rơi vào một hoàn cảnh rất cam go, ngặt nghèo. Đánh địch suốt hai ngày liền mà đơn vị lại bị mất liên lạc với cấp trên, đường tiếp tế lương thực, thực phẩm cũng bị đối phương chặn, trong khi đó mọi người thì đói lả, chỉ còn đủ gạo nấu cháo ăn cầm hơi. Thương binh lại quá nhiều, chưa thể chuyển lên tuyến trên, có người bị thương nặng, máu ra rất nhiều đã bị ngất xỉu.
Nhìn địa đồ, thủ trưởng Hiệu biết cách đó không xa có con sông ô Lâu liền động viên anh em cố gắng hành quân về phía trước. Quả nhiên, đêm đó đơn vị của Nguyễn Huy Hiệu đã đến được bên bờ sông ô Lâu. Con sông không rộng nhưng nếm mùi nước, Nguyễn Huy Hiệu biết dưới sông không hiếm cá tôm. Không ngần ngại, ông liền nhảy xuống sông lặn ngụp, dùng tay móc bùn dưới đáy sông thì túm được những con trai, con nào con nấy cũng to cỡ đôi bàn tay úp.
"Sống rồi, anh em thương binh sống rồi! Cả đơn vị sống rồi", Nguyễn Huy Hiệu vừa tiếp tục mò trai vừa thầm nghĩ như thế. ông gọi thêm lính xuống để hướng dẫn cho họ cách mò trai. Đêm ấy, ông và đồng đội đã mò được hàng trăm con trai to. Các chiến sĩ cởi áo ngoài đùm trai đưa lên bờ. Trai rửa sạch, bỏ vào nồi quân dụng luộc lên, khi trai há miệng thì vớt ra bóc vỏ lấy ruột nấu một nồi quân dụng cháo trai, cả đơn vị ăn. Sau bữa tiệc cháo trai giàu dinh dưỡng, các thương binh tỉnh hẳn, anh em trong đơn vị cũng khỏe lên trông thấy.
Với Nguyễn Huy Hiệu, cứ mỗi lần mò được trai, bắt tôm cá ở dòng ô Lâu, ông lại nhớ về con sông Xẻ và sông Múc ở quê hương. Con sông Xẻ và sông Múc chạy song song như đôi vợ chồng nhà Rồng, hàng ngày chuyên chở phù sa lên những cánh đồng quê, mang theo rất nhiều tôm cá. ông biết cách mò trai là nhờ hai con sông đó.
Nhớ nhất là cái bến sông bắc bằng những tảng đá hình chữ nhật, cả xóm thường ra đó rửa ráy, giặt giũ. Lũ trai hội tụ về đó ăn phù du rất nhiều, mỗi lần ra sông tắm, thế nào Nguyễn Huy Hiệu cũng phải mò được hàng giỏ trai. ông luôn thầm biết ơn cái bến sông ấy. Cái bến sông tuổi thơ đã theo ông ra chiến trường, đã giúp ông làm những việc tưởng rất đỗi bình thường nhưng lại hàm chứa giá trị nhân văn sâu sắc.
Thả hoa tưởng nhớ các liệt sỹ trên sông. |
Đó là sự cưu mang, che chở của những dòng sông ở Quảng Trị, còn núi rừng, khe suối trên dãy Trường Sơn thuộc địa phận tỉnh Quảng Trị cũng là nơi nuôi dưỡng, cưu mang những người lính quân giải phóng. Có những vùng quân ta và quân địch ở thế cài răng lược, hay thế da báo, nghĩa là ở xen kẽ nhau, giành giật từng tấc đất, có nơi ban ngày địch chiếm, ban đêm lại thuộc về sự kiểm soát của quân ta. Nếu dưới sông cho tôm cá thì núi rừng Trường Sơn cho rau, cho măng, cho lá thuốc chữa bệnh. Rau tàu bay, rau môn thục, măng, hoa chuối rừng, củ sắn đã trở nên quen thuộc với Nguyễn Huy Hiệu
Cất giấu liệt sĩ dưới đáy sông
Nhắc đến dòng sông Cam Lộ, ai cũng biết dòng sông này đã nhuốm máu biết bao anh hùng, liệt sĩ của quân đội ta thời kháng chiến chống Mỹ. Nhưng còn một câu chuyện chưa mấy ai rõ là dòng Cam Lộ đã từng che chở, cất giấu các liệt sĩ dưới đáy sông, câu chuyện đó diễn ra cách đây vừa tròn 40 năm, mà nếu ai đã từng được nghe Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu kể lại thì khó cầm lòng được.
Ông kể rằng: "Sau trận đánh, đêm mùng 4 rạng ngày mùng 5 tháng 4 năm 1970. Trận ấy, đơn vị tôi quần nhau với bọn lính thuỷ đánh bộ suốt ngày đêm ở thế không cân sức và quá quyết liệt. Đơn vị tôi bắn cháy 16 xe tăng địch và tiêu diệt gần 100 lính Mỹ. Phía ta, anh em hy sinh và bị thương cũng khá nhiều. Địch thua đau phản công mạnh mẽ. Pháo bắn như mưa. Không thể để liệt sĩ tại trận địa, đơn vị tôi phải rút quân ra gần bờ sông Cam Lộ, đào hầm trú quân. Khi kiểm lại quân số thì thấy người còn sống so với người bị thương và hy sinh gần như ngang nhau. Trong lúc rút quân, mỗi người còn sống phải cõng theo một thương binh hoặc một thi thể liệt sĩ. Anh em trong đơn vị lê lết về được đến bờ sông thì màn đêm đã buông xuống mịt mùng, đào xong hầm trú ẩn thì ai nấy dường như đã hoàn toàn kiệt sức, đói lả, không kéo nổi thi thể liệt sĩ đi tìm đất mai táng”.
Ai cũng biết tính thủ trưởng Hiệu, dù hoàn cảnh ác liệt, ngặt nghèo đến thế nào ông cũng không bao giờ cho phép chôn cất liệt sĩ một cách cẩu thả, hoặc bỏ liệt sĩ ngoài trận địa. Nhưng trong hoàn cảnh bộ đội đã kiệt sức, chẳng nhẽ mấy chục thi thể liệt sĩ cứ để bên bờ sông qua đêm? Như vậy rất dễ bị bọn thám báo phát hiện. Hơn nữa, lúc đó trời gần sáng, bom pháo địch lại bắn liên tục. Liệt sĩ không mai táng kịp có thể lại bị bom, pháo làm tan nát hoặc bị vùi lấp. Mọi người đang rất đỗi băn khoăn chưa biết xử lý thế nào thì thủ trưởng Hiệu đã ra lệnh cho mọi người dùng dây dù buộc đá vào thi thể thả xuống sông.
Tướng Hiệu xúc động nhớ lại: "Tôi đành lòng cùng anh em cõng các chiến sĩ đã hy sinh ra sông Cam Lộ, đưa xuống sông cất giấu tương đối an toàn. Đêm hôm sau chúng tôi đến đưa các liệt sĩ lên mai táng cẩn thận tại khu vực Tân Kim".
IV. Tri ân đồng đội
Hầu như năm nào, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu cũng về thăm Quảng Trị. Trước đây, cứ sau mỗi trận đánh, ông lại ghi chép thật tỉ mỉ thông tin về những cán bộ, chiến sĩ của đơn vị mình hy sinh vào một quyển sổ. Nhờ vậy, mấy chục năm sau, nhiều gia đình thông qua ông đã tìm được hài cốt của người thân đưa về quê nhà...
"Cuốn lịch sử sống"
Suốt chặng đường chiến đấu gần chục năm trên mảnh đất Quảng Trị anh hùng, với tướng Nguyễn Huy Hiệu, có biết bao kỷ niệm vui buồn. Chiến tranh đã đi qua hơn 1/3 thế kỷ, nhưng sự nhớ thương, tri ân đồng đội vẫn canh cánh trong lòng Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu.
Nhớ lại ngày đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (lúc đó Nguyễn Huy Hiệu vừa tròn 26 tuổi), ông nghẹn ngào: "Hôm đó tôi đã khóc, khóc rất nhiều. Tôi nhớ đến hình ảnh Đại đội trưởng Mai Xuân Tình, Chính trị viên Đặng Quang Hồng, Trung đội trưởng Phan Hữu Mỹ, Nguyễn Đình Cư... chiến sĩ Cao Như Thiêm, chiến sĩ B41 Phùng Văn Khoét, Trung đoàn trưởng Cao Uy và biết bao nhiêu cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 27 Mặt trận B5 thân yêu của tôi đã anh dũng ngã xuống... Nhờ họ mà tôi mới có được vinh quang này...".
Trước khi bước vào Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào (Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Huy Hiệu, thứ hai từ trái sang) |
Bà Tô Kim Khuy hiện đang sống tại xóm 12, xã Giao Hà, huyện Giao Thuỷ, Nam Định thông qua hồi ức và những ghi chép của Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, bà đã biết được chồng mình là Đại đội trưởng xe tăng, Anh hùng liệt sĩ Hoàng Thọ Mạc đã chiến đấu anh dũng và hy sinh vào giờ phút chót của cuộc chiến tranh giải phóng đất nước, đó là trưa ngày 30/4/1975, tại cửa ngõ phía Bắc của Sài Gòn. Chính Tướng Nguyễn Huy Hiệu (khi ấy là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 27) đã ra lệnh cho chiến sĩ bế xác Hoàng Thọ Mạc lên một chiếc xe tăng tiếp tục tiến vào Sài Gòn. Những giờ phút đầu tiên của ngày toàn thắng lại là cái khoảnh khắc họ cúi đầu mặc niệm người liệt sĩ anh hùng.
Cây đa huyền thoại
Một ngày đầu xuân năm 1998, Tướng Nguyễn Huy Hiệu trở lại làng Gia Bình, xã Gio An, huyện Gio Linh, Quảng Trị. Người ta thấy vị tướng này cứ đi quanh gò đất phía bắc làng như tìm kiếm một vật gì. ông nói, gò đất này xưa kia có một cây đa cổ thụ cao hàng chục mét, tán xòe rợp một vùng rộng lớn. Vậy mà nay chỉ còn lại lơ thơ những chồi cây dại... ông nhớ rất rõ, trận đánh lịch sử của đơn vị ông đã diễn ra ở đây vào mùa Xuân 1968.
Tướng Hiệu kể rằng, trong thời chiến, làng Gia Bình đã chứng kiến bộ mặt ghê gớm nhất của cuộc chiến tranh. Khi đánh trận Gio Cam (Gio Linh và Cam Lộ), Quân giải phóng đóng quân ngay làng Gia Bình. Hồi đó, ở gò đất phía bắc làng có một cây đa lớn và một cái giếng cổ xếp bằng đá ở cạnh nhau.
Thôn Gia Bình là nơi giáp ranh giữa một vùng đồi núi với vùng đồng bằng nên vào mùa khô, chỉ cái giếng cổ này mới có nước. Có trận, hàng chục thi hài liệt sĩ đã được chuyển về đây, Quân giải phóng dùng mũ sắt múc nước dưới giếng đưa lên rửa mặt cho đồng đội rồi mới quàn vào bao nhựa mang đi mai táng.
Còn cây đa trở thành đài quan sát, từ đây người lính trinh sát có thể quét ống kính về phía Dốc Miếu, Cồn Tiên, Quán Ngang, Bãi Chùa, Bãi Dâu, các đồi 544, 425... là các cứ điểm quân sự quan trọng nằm dọc quốc lộ 1 từ cầu Hiền Lương trở vào, dày đặc tuyến phòng thủ của địch ở mảnh đất địa đầu "vùng 1 chiến thuật". Từ "đài quan sát cây đa" này, anh em điều chỉnh tầm hướng cho pháo binh rót đạn vào mục tiêu, các lực lượng trinh sát bộ binh, đặc công... đều lợi dụng cái "đài quan sát" tự nhiên mà theo dõi nhất cử nhất động của địch.
Địch phát hiện ra công dụng của cây đa và cái giếng, không ngày nào chúng không nã pháo vài ba đợt nhằm hạ gục cây đa. Lạ thay, bom đạn đến thế, lần lượt từng cành lớn, cành nhỏ của cây đa bị mảnh bom phạt ngang như dao chém, chồi không kịp nảy sinh, thân chi chít mảnh đạn pháo, nhưng thân cây đa vẫn trơ ra thách thức. Hàng trăm chiếc rễ buông chùm cắm vào lòng đất bazan thi gan với bom đạn.
Đại đội trưởng Nguyễn Huy Hiệu hạ quyết tâm tiêu diệt cụm bộ binh cơ giới Mỹ tại Sáp Đá Mài, Tân Kim, Cam Lộ, Quảng Trị (tháng 4/1970) |
Sau này, qua lời kể của dân làng Gia Bình, mọi người mới biết, dẫu đạn bom chà đi xát lại, cây đa vẫn bám trụ, cho đến ngày giải phóng Quảng Trị 1972, khi ấy cây đa mới ngã xuống. Còn giếng nước thì bị một quả bom đánh lấp, mấy chục năm qua đất đai đã phủ lên chiếc giếng cổ kia.
Trong chuyến thăm lại Gio Linh năm 1998, Tướng Nguyễn Huy Hiệu đã cùng đồng đội vạch lau lách tìm ra cội đa cổ thụ để trồng vào đấy một cây đa búp đỏ với tâm nguyện, linh hồn của những người lính đã ngã xuống trên mảnh đất Gia Bình gần 40 năm trước sẽ lại quây quần về trên tán lá xanh. Cái giếng cổ cũng được tôn tạo, xếp đá như xưa. Người dân đã quyết định dời đình làng Gia Bình về cạnh cây đa, trông ra bàu nước khoáng đạt phía trước.
Không thể nào quên
Những thân xác đồng đội hòa vào đất mẹ Quảng Trị anh hùng, sau ngày hòa bình, cứ vào dịp 30/4 hoặc 27/7 là Tướng Hiệu lại về chiến trường xưa để thả những cành hoa tưởng niệm đồng đội trên những khe suối, nguồn sông... ông chia sẻ: "Năm nào tôi cũng trở vào Quảng Trị đôi ba lần, dành thời gian đến các nghĩa trang Đường 9, Hải Lăng, Thành Cổ... để thắp hương cho đồng đội của tôi.
Tôi đã đóng góp ý kiến xây dựng khu di tích Thành Cổ, kêu gọi các nhà đầu tư, những người có tấm lòng hảo tâm xây dựng những khu di tích lịch sử Cách mạng để tri ân đồng chí, đồng bào. Tôi nghĩ, phải bằng mọi cách để có thể nói lại với thế hệ mai sau về những sự tích anh hùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại, để các thế hệ mai sau không lãng quên quá khứ hào hùng của dân tộc, không lãng quên một thời Quảng Trị - mảnh đất thiêng liêng và huyền thoại, mảnh đất đau đáu trong tôi suốt cả cuộc đời".
Nguyễn Hường
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét