Người thành cổ Quảng trị
Ẩn giấu bên trong dáng vẻ thanh bình quê kiểng ấy là những tầng sâu văn hóa mang tính đặc trưng...
Những ngày cuối tháng 11 vừa qua, có dịp theo mấy người bạn làm công
tác sưu tầm văn hóa dân gian thực hiện một chuyến đi dọc theo các làng
quê thuộc huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, chúng tôi thực sự bị hớp
hồn bởi những ngôi đình cổ, những mái ngói rêu phong đã nhuốm màu thời
gian và những bến sông quê huyền hoặc trong sương mai.
Đến thôn Trà Liên Tây, thuộc xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, chúng tôi đã được ông Trịnh Minh Toàn, trưởng thôn kể lại câu chuyện về pho tượng đồng có niên đại gần 500 năm, tạc Thái phó Nguyễn Ư Dĩ, người được con dân của làng qua bao thế hệ xem như vị thần đầy linh nghiệm và ngành văn hóa tỉnh Quảng Trị cũng đã làm hồ sơ đệ trình đề nghị công nhận pho tượng quý này là "bảo vật quốc gia".
Thái phó Nguyễn Ư Dĩ là một nhân vật có thật trong lịch sử. Tên tuổi của ông gắn liền với sự kiện chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, bắt đầu hành trình mở mang bờ cõi Tổ quốc về phía nam của các chúa Nguyễn và vương triều nhà Nguyễn sau này. Nguyễn Ư Dĩ tước Uy Quốc công, là cậu ruột của Nguyễn Hoàng và là người đã dày công nuôi dạy chúa Nguyễn Hoàng từ năm lên 2 tuổi. Gần gũi, chăm sóc cho Nguyễn Hoàng, Nguyễn Ư Dĩ thấy được đứa cháu của mình có tướng mạo khôi ngô, vai lân lưng hổ, mắt phượng trán rồng, thông minh tài trí... những người am tường về dịch số đều biết được đây là bậc phi thường. Vì vậy, Nguyễn Ư Dĩ đã đem việc kiến công lập nghiệp để khuyến khích cháu mình.
Đến thôn Trà Liên Tây, thuộc xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, chúng tôi đã được ông Trịnh Minh Toàn, trưởng thôn kể lại câu chuyện về pho tượng đồng có niên đại gần 500 năm, tạc Thái phó Nguyễn Ư Dĩ, người được con dân của làng qua bao thế hệ xem như vị thần đầy linh nghiệm và ngành văn hóa tỉnh Quảng Trị cũng đã làm hồ sơ đệ trình đề nghị công nhận pho tượng quý này là "bảo vật quốc gia".
Thái phó Nguyễn Ư Dĩ là một nhân vật có thật trong lịch sử. Tên tuổi của ông gắn liền với sự kiện chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, bắt đầu hành trình mở mang bờ cõi Tổ quốc về phía nam của các chúa Nguyễn và vương triều nhà Nguyễn sau này. Nguyễn Ư Dĩ tước Uy Quốc công, là cậu ruột của Nguyễn Hoàng và là người đã dày công nuôi dạy chúa Nguyễn Hoàng từ năm lên 2 tuổi. Gần gũi, chăm sóc cho Nguyễn Hoàng, Nguyễn Ư Dĩ thấy được đứa cháu của mình có tướng mạo khôi ngô, vai lân lưng hổ, mắt phượng trán rồng, thông minh tài trí... những người am tường về dịch số đều biết được đây là bậc phi thường. Vì vậy, Nguyễn Ư Dĩ đã đem việc kiến công lập nghiệp để khuyến khích cháu mình.
Vào
năm 1527, khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê để lên làm vua lấy niên
hiệu là Minh Đức, trong số các trung thần của nhà Lê có người tuẫn
tiết, có kẻ chạy sang nước khác để chờ cơ hội rửa hận cho nhà Lê. Trong
số những người trốn chạy sang Ai Lao ấy có quan Hữu vệ Điện tiền Tướng
quân An Thanh Hầu Nguyễn Kim (thân phụ của Nguyễn Hoàng), một trung
thần nổi tiếng của nhà Lê lúc bấy giờ. Khi chạy sang Ai Lao, Nguyễn Kim
được vua của nước này là Xạ Đẩu cho đến ở tại xứ Sầm Châu, thuộc phủ
Trấn Nam. Vì là một người có chí lớn, một dạ trung quân nên ông liền bắt
tay vào việc tìm kiếm con cháu nhà Lê để lo việc khôi phục.
Năm
1532, Nguyễn Kim lập người con út của Vua Lê Chiêu Tông là Duy Ninh
lên ngôi, lấy hiệu là Trang Tông. Tìm được minh chủ, Nguyễn Kim lại may
mắn thu nạp dưới cờ một viên tướng trẻ tài ba là Trịnh Kiểm, người
làng Sóc Sơn, huyện Vĩnh Lộc. Thấy Kiểm là người có thực tài, đồng thời
muốn mưu đồ của mình được sớm thành tựu, nên Nguyễn Kim đã gả người
con gái cưng đầu lòng là tiểu thư Ngọc Bảo cho Trịnh Kiểm. Từ đó, cha
vợ và con rể cùng bắt tay vào việc xây dựng lý tưởng chung là hết lòng
phò vua giúp nước. Sau 8 năm chuẩn bị, khi thấy lực lượng đủ mạnh,
Nguyễn Kim mới phò Lê Trang Tông về đánh chiếm đất Nghệ An, và kết quả
là thành công tốt đẹp.
Năm
1542, Nguyễn Kim lại phò vua ra đánh hai vùng Thanh Nghệ, thế quân lúc
bấy giờ mạnh như chẻ tre, quân nhà Mạc càng đánh càng thua. Quan Tổng
trấn nhà Mạc là Dương Chấp Nhất biết mình thế yếu đánh không lại nên
xin hàng. Nguyễn Kim biết Dương Chấp Nhất là viên tướng tài của họ Mạc
nên đã hết lòng chiêu dụ. Nhưng Dương Chấp Nhất vốn là một tay mưu sĩ,
trước đây hắn ta chỉ trá hàng chứ không hề thực bụng, do đó hắn đã thừa
dịp đánh thuốc độc giết chết Nguyễn Kim, rồi sau đó trốn theo nhà Mạc.
Nguyễn Kim chết, binh quyền giao hết lại cho người con rể là Trịnh
Kiểm. Ông để lại ba người con là Ngọc Bảo (vợ Trịnh Kiểm) và hai con
trai là Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng.
Khi
Trịnh Kiểm bước vào tuổi trung niên thì hai người con trai của Nguyễn
Kim đã trở thành những viên tướng trẻ. Đó là Lạng Quận công Nguyễn Uông
và Thái úy Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng. Không hiểu được do đâu, vào
thời điểm này ở trong thành ngoài nội lại rộ lên tin đồn cho rằng đã
đến lúc Trịnh Kiểm phải "trả" quyền hành lại cho hai người em vợ.
Chuyện
đó người ta xầm xì với nhau chưa được bao lâu thì lại xảy ra chuyện
Lạng Quận công Nguyễn Uông bị chết bất ngờ. Dư luận lại chuyển sang
nghi kị họ Trịnh đã ra tay thủ ác để diệt trừ hậu họa. Đau đớn trước
cái chết của anh trai mình và biết chắc rằng bản thân mình cũng sẽ khó
lòng bảo toàn được tính mạng trước người anh rể nhiều tham vọng. Nguyễn
Hoàng đã nhờ cậu ruột, người từng nuôi nấng mình là Nguyễn Ư Dĩ đánh
đường đến làng Trung An, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương để tìm gặp
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm xin vấn kế. Trạng Trình phán rằng: "Hoành
sơn nhất đái, vạn đại dung thân". Ý Trạng Trình nói rằng: Một dãy núi
Hoành Sơn ở đèo Ngang tỉnh Quảng Bình chính là nơi dung thân đến vạn
đời...
|
Ngay
sau đó, Nguyễn Hoàng đã đến nhờ chị ruột của mình xin anh rể tâu với
vua Lê xin cho Hoàng vào trấn thủ đất Thuận Hóa. Năm Mậu Ngọ 1558, khi
vừa tròn 34 tuổi, Nguyễn Hoàng đã cùng với Nguyễn Ư Dĩ và bà con họ
hàng, hàng ngàn quân sĩ và gia đình họ với vô số dân nghèo vốn là nạn
nhân của bọn cường hào ác bá... lên đường đến định đô ở vùng đất mới.
Đầu tiên, Nguyễn Hoàng đã chọn vùng đất Ái Tử thuộc huyện Đăng Xương,
Quảng Trị để lập dinh trại.
Ông
Toàn và nhiều bô lão trong làng kể cho chúng tôi nghe rằng: suốt mấy
chục năm chúa Nguyễn Hoàng đóng dinh tại Quảng Trị. Những thành quả về
thu phục nhân tâm của các bậc anh tài hào kiệt, của hàng nghìn người từ
mọi nơi kéo về với Nguyễn Hoàng để tụ nghĩa là nhờ công lao rất lớn
của Nguyễn Ư Dĩ. Sử cũ chép lại rằng, khi đoàn quân của Nguyễn Hoàng
vào đến Ái Tử thì người dân địa phương đã đón tiếp quan trấn thủ rất
trọng thị và tôn xưng Nguyễn Hoàng là nhà chúa. Dân bản địa lúc bấy giờ
vốn là thành phần nông dân nghèo khổ nên chỉ có quà dâng lên là 7
chiếc vò lớn đựng đầy nước mưa. Nguyễn Ư Dĩ nói với cháu mình rằng, đến
một vùng đất mới mà được dân tình dâng nước ấy là điềm đại cát nên
phải cố mà giữ lấy.
Khi
Thái phó Nguyễn Ư Dĩ qua đời, hậu thế tưởng nhớ nên đúc tượng thờ ông.
Người dân trong vùng xem ông là vị thần linh nghiệm, luôn có mặt đúng
lúc ra tay giúp đỡ dân nghèo. Tượng được làm bằng chất liệu đồng, tạc ở
tư thế ngồi trên ghế thấp, hai chân gấp khuỷu hơi dang ra. Khuôn mặt
chữ điền, mắt nhìn xuống, mũi cao, môi mỏng, cằm vuông, râu dài, dái
tai rộng, đầu đội mũ quan hai lớp, chân đi hia chỉ để lộ phần mũi. Toàn
thân khoác áo choàng rộng phủ từ vai xuống vắt trùm cả hai chân. Hai
tay vòng phía trước bụng khuất trong vạt áo choàng chỉ để hở một ngón
tay cái của bàn tay phải. Phần bụng để hở to, tròn. Trên ngực có một
dãi đai vòng. Trọng lượng pho tượng hơn 300 kg.
Tôn kính ông nên bà con người gọi ông là ngài, người gọi là thần,
rồi lập chùa Liễu Ba (hay còn gọi là Liễu Bông, Miếu Bông) thỉnh ngài
vào chùa để thờ. Kể từ khi thờ pho tượng Thái phó Nguyễn Ư Dĩ, người
dân làng Trà Liên kể rằng, họ luôn hưởng được nhiều may mắn, tốt đẹp.
Trong chiến tranh, ngài đã che chở cho dân lành tránh được mưa bom, bão
đạn của kẻ thù. Chuyện kể rằng, năm 1972, lúc ấy bom đánh sập nát
chùa, song điều ngạc nhiên là pho tượng vẫn uy nghi ngồi trên bệ đá.
Sau sự kiện này mọi người càng tin tưởng hơn ngài có phép thuật cao nên
giúp dân tránh được mọi biến cố.
Ông
Toàn trưởng thôn nhớ lại: trải qua biết bao nhiêu thăng trầm dâu bể
của đất nước, người dân làng Trà Liên vẫn bảo vệ pho tượng hết sức cẩn
trọng với niềm tin là "làng còn là tượng phải còn". Trong kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược, để gìn giữ được pho tượng khỏi bị mất
cắp, người dân trong làng phải mang tượng chôn dưới lòng hồ. Nghe tiếng
làng có pho tượng linh nghiệm, bọn quyền thần đương thời đã cho người
về lùng sục khắp làng nhưng vẫn không tìm ra pho tượng.
Song
có một lần pho tượng đã bị kẻ xấu đánh cắp. Ấy là vào năm 1975. Nghe
tin pho tượng quý bị mất, người dân làng Trà Liên tỏa ra đi tìm suốt
mấy ngày, bà con dùng từng cây sắt nhọn để xăm vào từng vuông đất kiểm
tra. Cuối cùng, bà con phát hiện tượng nằm ở bờ sông Ái Tử, trong tình
trạng bị kẻ xấu cố tình chôn dưới cát. Sau khi tìm ra, pho tượng được
đưa về thờ trong nhà bia, đặt tại gần đầu làng. Năm 1989, kẻ gian lại
tìm đến nơi thờ pho tượng để lấy cắp, nhưng chẳng hiểu vì sao, khi kẻ
gian gánh pho tượng ra khỏi bệ thờ thì bỗng dưng trời nổi giông, sấm
chớp liên hồi. Tiếp theo đó là một trận mưa rất to nên kẻ gian không
thể mang pho tượng đồng tạc hình quan Thái phó Nguyễn Ư Dĩ đi được. Đến
lúc trời sáng, người dân phát hiện pho tượng nằm chỏng chơ trên cỏ
trong tình trạng bị kẻ gian cưa mất hai dải bách trên chiếc mũ của pho
tượng. Người dân trong làng đã đốt nhang thơm khấn vái rồi thỉnh ngài
trở lại bệ thờ...
Từ
đó, dân làng Trà Liên xây kín ba mặt của nhà thờ tượng, chỉ để lại một
phần nhỏ mặt tiền, rồi cử hẳn ông từ của làng canh gác hàng ngày.
Người ta đồn đại rằng, tượng này được người xưa làm bằng một loại hợp
kim rất quý. Ông Toàn cũng thừa nhận, năm 1972, một đơn vị bộ đội rađa
về đóng doanh trại ngay bên cạnh vị trí đặt pho tượng. Chẳng hiểu vì lý
do gì mà từ lúc đến đây hệ thống máy móc của đơn vị này không bắt được
sóng, sửa mãi không xong nên các anh đành phải dời đến đóng trại ở địa
phương khác thì chuyện bắt sóng lại trở nên dễ dàng? Người ta cho rằng
người xưa đã dùng đồng đen để đúc tượng quan Thái phó vì vậy mà pho
tượng đã làm nhiễu sóng rađa (?!).
Ghi
nhớ công ơn của quan Thái phó nên đã bao nhiêu thế hệ qua đi, người
dân làng Trà Liên vẫn duy trì truyền thống mỗi năm tổ chức 4 lần cúng
quan Thái phó Nguyễn Ư Dĩ với nghi thức đại lễ của làng. Ngoài việc thờ
tự vào dịp tết, thì lễ cúng được tổ chức rất linh đình vào các ngày
rằm tháng 2, 6, 8 và 12 âm lịch. Hàng năm chánh lễ của làng thường đến
chỗ đặt tượng làm lễ cầu xin mưa thuận, gió hòa, bà con nông dân luôn
gặp mùa màng bội thu.
Trả
lời thắc mắc của chúng tôi, nhiều bậc cao niên của làng Trà Liên cho
biết: Sở dĩ có chuyện cúng ngài Nguyễn Ư Dĩ nhiều lần trong năm như thế
là vì lòng dân trong làng vô cùng tôn kính ông, mặc dù ông đã sống
cách chúng ta nhiều thế kỷ nhưng những câu chuyện về ông đối với dân
nghèo, như chuyện ông khuyên nhủ quan Trấn thủ Thuận Hóa giảm thuế cho
dân, giảm tối đa việc sai dịch để ổn định cho dân được an cư lạc
nghiệp.
Theo
chỉ bảo của ông mà Trấn thủ Thuận Hóa Nguyễn Hoàng đã cho dân tự do
khai khẩn đất hoang. Ai có tài sức khai khẩn được bao nhiêu thì được
quyền làm chủ thửa đất đó. Nhờ vào sự khuyến khích và nâng đỡ của ông
mà dần dần lãnh thổ được mở rộng. Đất đai trước đây khô cằn, nay trở
nên màu mỡ. Dân chúng kéo nhau đến những vùng xa xôi hơn để tiếp tục mở
đất khai hoang, ngày đêm phá rừng lập ruộng, xua đuổi thú dữ vào tận
rừng sâu núi thẳm, tạo nên cuộc sống no đủ yên vui...
Hiện
tại, pho tượng đã được chính quyền xã Triệu Giang kết hợp với Trường
tiểu học Triệu Giang quản lý. Trên thực tế thì việc quản lý pho tượng
đồng chủ yếu vẫn do người dân trong làng.
Bức
tượng Thái phó Nguyễn Ư Dĩ, mang trong mình một giá trị văn hóa lớn
lao như lời đánh giá của một cán bộ Bảo tàng Quảng Trị: Đây là bức
tượng có một không hai, đã tồn tại hàng trăm năm và đã trở thành báu
vật quốc gia. Theo ghi nhận của chúng tôi, mặc dù được đặt trong cái am
nhỏ bằng bê tông cốt thép khá kiên cố song nó lại nằm giữa đồng không
mông quạnh. Với việc "tự quản lý" của người dân trong thôn, liệu ai dám
chắc rằng bức tượng sẽ không bị đánh cắp hay xâm hại một lần nữa?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét