THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ

THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ

THI VÂN YÊN TỬ

SỚM CHIỀU DU NGOẠN CÙNG MÂY NÚI
HOA TRÁI QUA NGÀY TA VỚI TA

Thứ Ba, 13 tháng 7, 2010

Cuộc tranh chấp Việt-Trung về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Người thành cổ Quảng trị
Lưu Văn Lợi


LỜI NÓI ĐẦU



Từ Hội nghị các ngoại trưởng Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) tại Manila tháng 7 năm 1992 đến Hội nghị SEAPOL ba khu vực tại Bangkok tháng 12 năm 1994, các đại biểu đều lo lắng về tình hình an ninh của Biển Đông và trao đổi ý kiến về sự hợp tác trong khu vực.



Trong khu vực này có hai vấn đề lớn nổi lên: vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và vấn đề hợp tác trước hết là về khai thác tài nguyên. Các đại biểu đều cho rằng nếu không giải quyết được vấn để chủ quyền thì khó mà giải quyết được vấn đề hợp tác khai thác tài nguyên. Trong vấn đề tranh chấp chủ quyền, phức tạp là vấn đề hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc.



Ba năm lại đây, cùng với việc giải quyết vấn đề Campuchia, việc bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là một nhân tố ổn định quan trọng đối với Đông Nam Á. Việt Nam không chỉ mở rộng quan hệ với các thành viên của ASEAN mà Việt Nam đã trở thành quan sát viên của ASEAN, vấn đề trở thành thành viên chính thức của ASEAN chỉ còn là vấn đề thời gian, vì điều kiện đã chín muồi.



Giữa Việt Nam và Trung Quốc quan hệ các mặt đang phát triển, đang có những cố gắng từ cả hai phía để giảm bớt bất đồng, từng nước giải quyết các tranh chấp giữa hai nước. Vì lợi ích của hai nước, nên và cần tính việc giải quyết cuộc tranh chấp về hai quan đảo Hoàng Sa và Trường Sa.



Trong bồi cảnh thuận lợi đó, Nhà xuất bản CÔNG AN NHÂN DÂN trân trọng giới thiệu với bạn đọc cuốn “CUỘC TRANH CHẤP VIỆT - TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA” của ông Lưu Văn Lợi, một nhà nghiên cứu quen thuộc. Trên cơ sở những tài liệu tịch sử vững chắc, xuất phát từ những tiêu chuẩn được chấp nhận của luật pháp quốc tế, tác giả đã bình tĩnh, khách quan phân tích lập trường của cả hai phía Việt Nam và Trung Quốc để đánh giá khả năng, phương hướng giải quyết vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa.



Chúng tổi hy vọng cuốn sách sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa vì lợi ích của hai nước Việt - Trung, vì hòa bình, ổn định và phát triển ở Đông Nam Á.

CHƯƠNG I
DANH NGHĨA LỊCH SỬ CỦA
TRUNG QUỐC VỀ TÂY SA VÀ NAM SA1

Trong văn kiện ngày 30 tháng Giêng năm 1980, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nêu một số tài liệu cổ để chứng minh Tây Sa, Nam Sa từ lâu đã là lãnh thổ Trung Quốc.



Năm 1988, một nhóm nhà nghiên cứu Trung Quốc do ông Hàn Chấn Hoa chủ trì đã xuất bản cuốn Ngã quốc Nam Hải chư đảo sử liệu hội biên tổng hợp những sử liệu cổ về Tây Sa, Nam sa. Đây là kết quả sự hợp tác của hơn hai mươi cơ quan, đơn vị nghiên cứu, học viện, trường đại học, thư viện, bảo tàng quốc gia và bảo tàng địa phương, các cơ quan hành chính Hải Nam, tham khảo, thu thập và trích dẫn tới 17.000 điển trong sách báo, tài liệu Trung Quốc và nước ngoài. Gần đây lại rộ lên một loạt bài mới của nhiều tác giả Trung Quốc về chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Tây Sa, Nam Sa.



Từ ông Hàn đến các tác giả khác đều dùng tư liệu cổ để chứng minh Tây Sa, Nam Sa từ lâu đã là của Trung Quốc.



Cơ sở lập luận của Trung Quốc về danh nghĩa lịch sử của họ trong vấn đề Tây Sa và Nam Sa là nhưng sử liệu cổ từ đời Tam Quốc (220 - 265) đến đời Thanh (1644 -1911), chủ yếu là những tài liệu sau đây:



- Nam Châu dị vật chí của Vạn Chấn đời Tam Quốc nói về những điều lạ của các xứ phương Nam



- Phù Nam truyện của Khang Thái đời Tam Quốc nói về việc ông đi sứ Chân Lạp.



- Dị Vật chí của Dương Phù đời Đông Hán (25 – 220) nói về những điều lạ (cũng là ở ngoài nước).



- Vũ Kinh Tổng yếu do Tăng Công Lương, Đinh Độ đời Tống soạn, được Tống Nhân Tổng đề tựa.



- Lĩnh ngoại đại đáp của Chu Khứ Phi đời Tống (1178); chủ yếu chép về các nước vùng Đông Nam Á. Trong đoạn Giao Chỉ dương (biển Giao Chỉ, tên cổ của Việt Nam) có nói đến Trường Sa và Thạch Đường.



- Chư Phiên chí của Triệu Nhữ Quát, đời Tống (1225), mô tả về nước ngoài. Có đoạn nói đến Thiên lý Trường Sa, Vạn lý Thạch Đường như phương vị để định vị đảo Hải Nam như Chiêm Thành, Chân Lạp.



- Đảo Di chí lược của Vương Đại Uyên đời Nguyên (1349) mô tả địa thế, khí hậu, sản vật, phong tục của hàng trăm nước ngoài Trung Quốc. Vạn lý Thạch Đường được chép thành mục riêng như các nước khác.



- Đông Tây Dương Khảo (1618) của Trương Nhiếp và Vũ Bị chí (1628) của Mao Nguyên Nghĩ nói về con đường từ Trung Quốc đi Ấn Độ Dương.



- Hải Quốc văn kiến lục của Trần Luân Quýnh đời Thanh ghi chép những điều tai nghe mắt thấy về nước ngoài từ Đông Á, Đông Nam Á đến Tây Âu. Vạn lý Trường Sa, Thiên lý Thạch Đường được nói tới trong đoạn nói về Việt Nam trên tuyến đường từ Hạ Môn đi Quảng Nam (Việt Nam).



- Hải Lục của Dương Bính Nam đời Thanh (1820) chép về 99 nước và khu vực trên thế giới thời đó, kể cả một số nước Châu Âu, Châu Mỹ. Vạn lý Trường Sa, Thiên lý Thạch Đường được nói đến trong đoạn chép về Java. Bản đồ bán cầu đính theo ghi Trường Sa, Thạch Đường ở khu vực Đông Nam Á.



- Hải quốc Đồ chí của Ngụy Nguyên đời Thanh (1848) ghi chép về nước ngoài và những việc liên quan đến nghề hàng hải.



- Doanh Hoàn chí lược của Bành Ôn Chương đời Thanh (1848) chép về địa lý thế giới. Trường Sa, Thạch Đường không vẽ vào bản đồ Trung Quốc (Hoàng Thanh nhất thống dư địa đồ) mà vẽ vào vùng Đông Nam Á (Nam Dương các đảo đồ).

______________________________________

1. Tức là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, theo cách gọi của Trung Quốc.

Chương này viết theo tài liệu nghiên cứu nhan đề “Về bằng chứng lịch sử của Trung Quốc đối với hai quần đảo ở Biển Đông”, do đồng chí Phạm Kim Hùng, chuyên viên cao cấp Bộ Ngoại giao biên soạn tháng 12 năm 1993. Phụ lục bằng Trung văn cũng do đồng chí Kim Hùng cung cấp.



NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN Nếu kể thêm các sách trích dẫn thì tới hàng trăm cuốn. Số sách từ đời Tống về sau nhiều hơn sách đời trước. Không có cuốn nào nói trực tiếp đến Tây Sa, Nam Sa, không có cuốn nào nói Trung Quốc có chủ quyền các đảo thuộc Tây Sa, Nam Sa. Một số sách nói đến những địa danh như Thiên lý Trường Sa, Vạn lý Thạch Đường, Thiên lý Thạch Đường, Cửu Nhũ Loa Châu mà tác giả suy diễn hoặc giả thiết là chỉ Tây Sa, Nam Sa.



Các sách được nêu chủ yếu là loại sách địa chí và hàng hải liên quan các nước ngoài Trung Quốc. Một vài cuốn nói về hoạt động của ngư dân Trung Quốc ngoài biển. Có vài cuốn do những người thật sự đi biển viết hoặc kể lại như: Tinh Sai thắng lãm của Phí Tín, Doanh Nhai thắng lãm của Mã Hoan, hai người đã đi theo Trịnh Hòa “Hạ Tây Dương”. Hải Lục do Dương Bính Nam đời Thanh ghi theo lời kể của Tạ Thanh Cao (1765-1821), một thủy thủ Trung Quốc đã làm việc nhiều năm trên các tầu nước ngoài và thông thạo các đường biển ông đã đi qua và các nước vùng Đông Nam Á. Có vài cuốn do những người đi sứ ở vùng Đông Nam Á viết như Phù Nam truyện của sứ giả nhà Ngô là Khang Thái đi Phù Nam, Chân Lạp phong thổ ký của sứ giả Chu Đạt quan nhà Nguyên ghi chép tuyến đường biển từ Ôn Châu sang Chân Lạp, Hải Quốc Quảng ký của Thận Phàn thường chép hành trình Ngô Huệ đời Minh đi sứ Chiêm Thành, Tùy Thư chép việc Thường Tuấn, sứ giả nhà Tùy, đi qua Biển Đông. Các cuốn khác đều do những người không thật sự qua Biển Đông nhưng đã ghi chép theo những điều “văn kiến” (nghe và thấy). Loại sách này được soạn ra theo phương pháp của tác giả Trương Nhiếp khi viết Đông Tây Dương Khảo: hỏi những người từ phương xa tới (thủy thủ, lữ khách) gặp ở bến cảng.



Các tác giả Trung Quốc khi nghiên cứu phải nghiên cứu tất cả các sách ít nhiều liên quan đến Tây Sa, Nam Sa là tất nhiên, nhưng là nhà khoa học họ còn phải thấy mặt hạn chế của các sử liệu đó và loại bỏ những điều không đúng. Rất tiếc rằng hình như họ trích dẫn tất cả cái gì tìm được và trong khá nhiều trường hợp họ đã tùy tiện suy diễn, sắp xếp lại. Thí dụ Phù Nam truyện chỉ viết: “Trong Trướng hải có bãi san hô, dưới bãi là đá tảng san hô mọc trên đó”, nhưng ông Hàn Chấn Hoa chú giải đây là quần đảo Tây Sa, Nam Sa. Dị Vật Chí chỉ ghi: “Kỳ đầu Trướng Hải nước nông, có nhiều từ thạch, thuyền lớn nước ngoài đóng đai sắt không qua được” nhưng ông Hàn cho rằng Trướng hải là biển Nam Trung Hoa “gồm các đảo Nam Hải” (Biển Nam Trung Hoa rộng hơn 3.400.000 km2, Trướng Hải là toàn bộ biển đó hay một vùng nào của biển đó?) và Kỳ đầu (đá ngầm) là “đá ngầm của các đảo Nam Hải”. Nam Duệ di vật chí viết thế kỷ thứ nhất chỉ nói đến việc ngư dân Trung Quốc bắt được rùa biển, đồi mồi, Hoàng Châu ký chỉ nói “người xưa bắt cá trong biển được san hô” nhưng ông Phan Thạch Anh lại kết luận là người Trung Quốc đã “khai phá và kinh doanh sớm nhất” các đảo Nam Hải, tuy rằng hai cuốn sách đó chỉ nói biển chung chung mà không nói rõ biển nào. Đông Tây Dương khảo viết Thất Châu Dương là vùng biển có 7 hòn đảo cách huyện Văn Xương 100 dặm (50 km). Nhưng người ta lại khẳng định đó là vùng biển Tây Sa (cách đó mấy trăm km). Chư Phiên chí chỉ viết: “Hải Nam là Châu Nhai, Đảm Nhĩ đời Hán” nhưng ông Hàn lại chú giải “chỉ đảo Hải Nam ngày nay và các đảo tùy thuộc của các đảo Nam Hải” để cố gắn với Tây Sa, Nam Sa. Vũ Kinh tổng yếu nói về Quảng Nam Đông lộ (Quảng Đông ngày nay) có một đoạn nói về việc vua Tống đặt dinh lũy thủy quân tuần tiễu và một đoạn khác nói về tuyến đường biển từ Quảng Châu đến Ấn Độ, nhưng Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại gắn hai đoạn làm một để kết luận rằng thủy quân Trung Quốc thời đó đã đi “tuần biển Tây Sa”. Tuyền Châu phủ chí chép chuyện tướng Ngô Thăng “từ Quỳnh Nhai qua Đồng Cỏ, Thất Châu Dương, Tứ Cánh Sa, vòng quanh ba ngàn dặm, đích thân đi tuần”, căn cứ các địa danh thì đây là đi tuần quanh đảo Hải Nam nhưng Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại kết luận là ông Ngô đã đi “tuần tiễu Tây Sa”.



Nhân một số sách cổ có nói đến Cửu Nhũ Loa Châu, Vạn lý Thạch Đường, Vạn lý Trường Sa, Thiên lý Thạch Đường, Thất Châu Dương, Thất Châu Sơn, họ cố giải thích Thất Châu Dương, Thất Châu Sơn là quần đảo Tây Sa, còn các địa danh khác là Đông Sa, Trung Sa, Nam Sa.



Địa danh Thất Châu Dương, Thất Châu Sơn thường được nhắc đến trong các lộ trình từ Nam Trung Quốc đi Việt Nam, Chiêm Thành rồi xuống phía Nam. Trong Hải ngũ, Hoàng Trung đời Minh (1536) nói rõ:



- “Vạn lý Thạch Đường nằm ở phía Đông hai biển Ô Trư và Độc Trư”. Ô Trư là hòn đảo phía Đông đảo Thượng Xuyên, Hạ Xuyên, huyện Vạn Ninh tỉnh Quảng Đông. Độc Trư là hòn đảo ở vùng biển Đông Nam đảo Hải Nam.



- “Vạn lý Trường Sa ở Đông Nam Vạn lý Thạch Đường, tức là bãi cát nổi của các nước Man Di phía Tây Nam”.



Theo tác giả Vạn lý Thạch Đường ở đây là những bãi cát dài của “các nước Man Di phía Tây Nam”. Ông Hàn đã bỏ mấy từ các nước Man Di và cho đây là Tây Sa và Trung Sa của Trung Quốc mặc dầu khi ông chú giải cuốn Đảo Di Chí lược của Vương Đại Uyên, ông đã nói Vạn lý Thạch Đường chỉ cả 4 quần đảo Đông, Tây, Trung và Nam Sa, khi ông chú giải cuốn Tổng Hội Yếu đời Tống ông đã cho Vạn lý Thạch Đường là quần đảo Trung Sa. Như vậy ngay ông Hàn cũng chưa rõ Vạn lý Thạch Đường là gì, là Trung Sa, là Tây Sa, là cả hai hay là cả bốn quần đảo? Ông Hàn đã tự mâu thuẫn với mình!Cuốn Chỉ Nam Chính pháp soạn cuối đời Khang Hy đã viết: “Nếu quá Thất Châu, đi về phía Đông bẩy canh, thì thấy Vạn lý Trường Sa... cho thuyền đi một ngày thấy Ngoại La trước mặt. Về phía Đông bẩy canh đó là Vạn lý Thạch Đường...”



Trung Hoa thư cục tại Bắc Kinh nam 1961, khi giới thiệu cuốn Thuận Phong tương tống và cuốn Chí Nam chính pháp có ghi:



“Vạn lý Thạch Đường: từ hải cảng Tân Châu của An Nam ra ngoài khơi cách đảo Hào bối 7 canh về phía Bắc hoặc từ Ngoại La đi về phía Đông, đều có thể đến được Vạn lý Thạch Đường tức là ở phía Đông Bắc Bình Định, Việt Nam ngày nay. Rất ngờ đó là Nam Bộ quần đảo Tây Sa ngày nay.



“Vạn lý Trường Sa: Ở Đông Nam đảo Hải Nam chỉ cách phía nam đảo Đại Châu có 7 canh, đó phải là Bắc Bộ quần đảo Tây Sa”.



Theo ông Phan Thạch Anh, triều Tống lấy các tên Thạch Đường, Thiên lý Thạch Đường, Vạn lý Thạch Đường để gọi quần đảo Nam Sa. Ông ta lại mâu thuẫn với ông Hàn.



Học giả Groenevelt dịch giả truyện Sử Bật, cho rằng Vạn lý Thạch Đường là bãi ngầm Macclesfield hiện nay còn chìm dưới nước mà Bắc Kinh gọi là quần đảo Trung Sa.



Thiên lý Thạch Đường, Vạn lý Thạch Đường, Vạn lý Trường Sa... là cái gì? Rõ ràng chưa đủ căn cứ khoa học để kết luận.



Còn Cửu Nhũ Loa Châu ở đâu?



Vũ Kinh Tổng yếu, trong khi ghi lộ trình biển từ Đồn Môn Sơn đến Ấn Độ, đã chỉ cụ thể: “Từ Đồn Môn Sơn dùng gió đông đi về phía Tây Nam 7 ngày đến Cửu Nhũ Loa Châu, ba ngày nữa đến Bất Lao Sơn…” Đồn Môn Sơn là Tây Bắc Cửu Long (Hồng Kông). Như thế là Cửu Nhũ Loa Châu nằm trên đường đi Bất Lao Sơn (tức cù lao Ré của Việt Nam) và từ Đồn Môn Sơn đi Bất Lao Sơn mất 10 ngày.



Trong Cổ kim đồ thư biên Chương Hoàng đời Minh nói đường từ Hương Sơn Quảng Đông sang Chiêm Thành, Xiêm, qua Thất Châu Dương, đến biển Việt Nam (Ngoại La Sơn) mất 10 ngày.



Trong Hoàng Hoa Tứ đạt chí, Giả Thẩm (730 - 805) đời Đường đã viết: “Từ Quảng Châu đi đường biển 200 dặm về phía Đông Nam đến Đồn Môn Sơn, dong buồm đi về phía Tây 2 ngày đến Cửu Loa Thạch, đi 2 ngày nữa đến Tượng Thạch, đi 3 ngày nữa về phía Tây Nam đến Chiêm Bất Lao Sơn...”. Tức là từ Quảng Châu đến Bất Lao Sơn mất 9 ngày. Nhìn lộ trình ven biển truyền thống của Trung Quốc, thì Cửu Loa Thạch ở đây là nhóm 7 đảo Thất Châu ở Đông Bắc đảo Hải Nam và Tượng Thạch là đảo Đại Châu ở Đông Nam đảo Hải Nam. Cửu Nhũ Loa Châu cách Bất Lao Sơn 3 ngày phải là một điểm giữa đảo Đại Châu và cù lao Ré (Bất Lao Sơn) của Việt Nam và trên con đường ven biển từ Hải Nam xuống phía Nam. Nếu Tượng Thạch là Tây Sa như ông Hàn chú giải thì không thể từ Đồn Môn Sơn đi Tây Sa trong 4 ngày được.



Theo Giả Thẩm (đời Đường), Tăng Công Lương (đời Tống), Mao Nguyên Nghi, Chương Hoàng, La Nhật Cảnh (đời Minh), Trần Luận Quýnh (đời Thanh) con đường ven biển xuống phía Nam từ Quảng Châu đi hoặc từ Triết Giang, Phúc Kiến đi vẫn là một: Đồn Môn Sơn, nhóm 7 đảo Thất Châu, đảo Đại Châu hay Độc Trử Sơn, cù lao Ré của Việt Nam, đảo Dương Dữ (tức cù lao Xanh của Việt Nam), Linh Sơn (tức Mũi Đại Lãnh của Việt Nam), Xích Khản Sơn (vùng Gò Đất Đỏ thuộc Bình Thuận), Côn Lôn Sơn (tức đảo Côn Lôn của Việt Nam), đảo Pulau Tioman (Đông bán đảo Mã Lai), Đông Trúc Sơn (trên đảo Pulau Aor ở Đông Bắc Singapore).



Thế Trịnh Hòa đi đường nào xuống Nam Dương, Tây Dương?



Theo Trương Nhiếp, tác giả cuốn Đông Tây Dương khảo, có hai con đường giao thông giữa Trung Quốc và Đông Nam Á: Đông Dương Châm lộ đi qua Moluca, Bornéo, Philippin và Đài Loan, còn Tây Dương Châm lộ đi theo duyên hải miền Trung Việt Nam, Mã Lai, Sumatra và Java. Trịnh Hòa đã tới được Tổ Lộc, Lũ Tống (Philippin), Bột Nê (Bornéo), chắc là theo Đông Dương Châm lộ. Còn Tây Dương Châm lộ là theo bờ biển Việt Nam, Chiêm Thành đi xuống. Bản đồ trong Vũ Bị chí của Mao Nguyên Nghi đã ghi rõ:



Qua Đông Trúc Sơn thuyền đi theo hướng Tý Sửu, rồi đơn quý, đến Côn Lôn Sơn ở phía ngoài. Từ phía ngoài Côn Lôn theo hướng Quý Sửu 15 canh thì đến Xích Khản Sơn, rồi theo hướng Sửu Cấn, rồi đơn Cấn. Từ Linh sơn theo hướng Nhâm tý, rồi đơn Nhâm 5 canh thì đến trước Dương Dữ, rồi Hảo Bối Sơn. Từ đảo Hảo Bối theo hướng Nhâm tý 7 canh thì đến đảo Ngoại La ở phía ngoài. Từ phía trong đảo Ngoại La theo hướng Quý Sửu rồi đơn quý 21 canh thì đến trước đảo Độc Trứ.Tóm lại, theo chính các sử liệu cổ mà Trung Quốc đã viện dẫn, người ta thấy:



1. Chỉ có khoảng một chục cuốn sách nói đến con đường biển từ Quảng Châu đi xuống nam Nam Hải hoặc đến các nơi gọi là Vạn lý Trường Sa, Thiên lý Thạch Đường v. v... Nhưng số sách trích dẫn không liên quan gì đến Tây Sa, Nam Sa và sự hiểu biết của nhân dân Trung Quốc về các quần đảo đó ít nhất cũng gấp 3, 4 lần. Người đọc không thể không đặt câu hỏi: Tại sao nêu nhiều sách không cần thiết thế? Phải chăng để cố tạo một bề dày lịch sử cho một vấn đề chưa đủ bằng chứng hay để làm rối vấn đề khiến người ngoại quốc không biết đâu là hư đâu là thực?



Vấn đề địa danh cổ của Tây Sa, Nam Sa không thể giải quyết bằng cách khẳng định không căn cứ hay suy diễn dễ dàng để sớm kết luận từ lâu đời người Trung Quốc đã biết đến những nơi ngày nay gọi là Tây Sa, Nam Sa và đã đặt tên cho từng đảo, bãi, có đảo mang tên vua quan Trung Quốc, có đảo mang tên tướng Trịnh Hòa hoặc tùy tướng của ông ta v.v... Nhưng nếu việc đặt tên có từ sớm thế, người ta không hiểu tại sao cho đến năm 1935, trên bản đồ của Trung Quốc những đảo, bãi chính hoặc mang tên quốc tế phiên âm (như Amphitrite là An-phi-thổ-lai-đức, Crescent là Khắc-lắc-sinh-đức, Lincoln là Lâm-khẳng, Pattle là Bát-đao-la, Đido là Đài Đô, Bombay là Mạnh Mãi, Triton là Thổ-lôi-đông, Duncan là Đăng Khánh...) hoặc dịch nghĩa của tên quốc tế (như North reef là Bắc Tiêu, Money là Kim Ngân, Antilope là Linh Dương, West island là đảo Tây Sa...). Thậm chí quần đảo Đông Sa cũng còn mang tên Pratas phiên âm. Ngay tên Nam Sa lúc đầu còn là quần đảo Nam Uy, rồi quần đảo Đoàn Sa...



2. Tất cả các tác giả đều cố khẳng định rằng Tây Sa, Nam Sa thuộc đảo Hải Nam để kết luận rằng cực Nam của Trung Quốc là hai quần đảo đó. Nhưng nhiều tài liệu lại nói ngược lại.



Trong cuốn Trung Quốc địa lý học giáo khoa thư, biên soạn năm 1905, xuất bản năm 1906 đoạn tổng luận về Trung Quốc viết rõ ràng: “Phía Nam từ vĩ độ Bắc 18013’, tận cùng là bờ biển Nhai Châu đảo Hải Nam; phía Bắc đến vĩ độ Bắc 53050’, tận cùng là chỗ gặp nhau giữa sông Hắc Long Giang và sông U-xu-ri; phía Tây đến kinh tuyến 42011’, tận cùng là núi Tùng Lĩnh. Nam Bắc gồm hơn 36 vĩ độ, rộng hơn 7.100 dặm, Đông Tây gồm hơn 61 độ, dài hơn 8.800 dặm. Diện tích 32.605,156 dặm vuông, chiếm 1/4 châu Á, 1/10 lục địa thế giới, lớn hơn cả Châu Âu”. Điều đó hoàn toàn phù hợp với Hoàng Thanh trực tỉnh toàn đồ đời vua Đông Trị (1862), và Hoàng Thanh nhất thống dư địa tổng đồ đời Quang Tự (1894), những bản đồ chính thức, đều không vẽ các quần đảo Tây Sa, Nam Sa. Trong Quảng Đông dư địa đồ đời Quang Tự (1897), do Tổng đốc Lưỡng Quảng Trương Nhân Tuần đề tựa, có Quảng Đông toàn tỉnh dư địa tổng đồ và Quỳnh châu phủ đồ cũng không vẽ bất cứ quần đảo nào ở Biển Nam Hải, phù hợp với lời dẫn ghi giới hạn “cực Nam” của lãnh thổ Trung Quốc là “mũi núi ngoài cảng Du Lâm Nhai 1809’10’’.

3. Dù tài liệu trực tiếp nghèo nàn, người ta sẵn sàng tin rằng nhân dân Trung Quốc sớm biết có các đảo san hô trong Nam Hải vì từ lâu họ có nghề đi biển và đánh cá biển. Không có tài liệu nào nói họ đã chiếm hữu một đảo nào. Nhưng biết khác với chiếm hữu. Ai cũng hiểu chỉ có biết thôi không thể xác lập chủ quyền lãnh thổ. Cuộc tranh luận kéo dài về vấn đề quyền ưu tiên phát hiện, sự tranh giành Canada giữa Cabot, người đã đi dọc bờ biển xứ này, và Cartier, người đã thám hiểm xứ này, sự kình địch giữa người Pháp De Brazza và người Bỉ Stanley về Conggo, việc triệu tập Hội nghị Berlin năm 1885 để quy định các nguyên tắc về thể thức cho vấn đề chiếm hữu một đất vô chủ chứng tỏ chỉ phát hiện không chưa đủ, còn phải chiếm hữu và củng cố sự chiếm hữu đó bằng việc thật sự thực hiện các chức năng Nhà nước, liên tục và hòa bình.

Một phái đoàn thật sự của Nhà nước như phái đoàn của Thái giám Trịnh Hòa có danh nghĩa, có một hạm đội hùng mạnh, cũng không chiếm hữu bất kỳ đảo nào trong biển Đông cũng như trong Ấn Độ Dương, nói gì đến những người đánh cá Hải Nam cách đây 2000 năm chỉ có thể ra biển cả trong những tháng không có giống tố, càng khó có điều kiện với tới quần đảo Nam Sa cách Hải Nam hơn 1.000 km. Sự thật là đến đời Bắc Tống (960-1127) người Trung Quốc mới dùng kim chỉ nam làm la bàn để đi biển.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét