THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ

THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ

THI VÂN YÊN TỬ

SỚM CHIỀU DU NGOẠN CÙNG MÂY NÚI
HOA TRÁI QUA NGÀY TA VỚI TA

Thứ Bảy, 10 tháng 7, 2010

Quảng Trị

Người thành cổ Quảng trị

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Quảng Trị là tỉnh ven biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Phía bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía nam giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, phía đông giáp biển Đông. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Đông Hà nằm cách 598 km về phía nam thủ đô Hà Nội và 1.112 km về phía bắc thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây có sông Bến Hải - cầu Hiền Lương, giới tuyến chia cắt hai miền Nam - Bắc Việt Nam trong suốt 20 năm (1954 - 1975).

Lịch sử

Từ thời Hùng Vương - An Dương Vương, vùng đất Quảng Trị nằm trong bộ Việt Thường của Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc. Đầu thời Hán thuộc (từ năm 179 Trước Công nguyên đến năm 192) Quảng Trị thuộc đất quận Nhật Nam. Cuối thế kỷ thứ 2, Trung Quốc rơi vào tình trạng loạn lạc, nhân dân quận Nhật Nam đã cùng nhân dân trong vùng Tượng Lâm nổi dậy khởi nghĩa giành quyền tự chủ. Khởi nghĩa đã giành thắng lợi lấy tên nước là Lâm ấp (từ đèo Hải Vân đến đèo Ngang).
Sau khi giành được độc lập tự chủ, quốc gia phong kiến Đại Việt(1) không ngừng lớn mạnh về mọi mặt. Để loại trừ mọi uy hiếp ở phía Nam và phá tan âm mưu của nhà Tống câu kết với Chămpa đánh phá Đại Việt, năm 1069, vua Lý Thánh Tông thân chinh thống lĩnh 5 vạn quân cùng Lý Thường Kiệt đi tiên phong đánh thẳng vào Kinh đô Chà Bàn, bắt được vua Chămpa là Chế Củ đưa về Thăng Long. Để chuộc tội, Chế Củ xin dâng 3 châu: Bố Chính, Đại Lý và Ma Linh cho Đại Việt. Vua Lý Thánh Tông nhận 3 châu đó rồi tha cho Chế Củ về nước.
Nhà Lý đổi châu Đại Lý thành châu Lâm Bình, châu Ma Linh thành châu Minh Linh. Châu Minh Linh thuở ấy là vùng đất từ Cửa Việt trở ra phía Bắc, trong đó có các huyện: Gio Linh, Cam Lộ, Đa Krông, một phần đất của thành phố Đông Hà, Hướng Hóa và Vĩnh Linh hiện nay.
Năm 1306, vua Chăm là Chế Mân dâng biểu cầu hôn lên vua Trần Anh Tông xin cưới công chúa Huyền Trân và dâng 2 châu: Châu Ô và châu (Rí) Lý làm vật sính lễ. Vua Trần bằng lòng gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân và nhận hai châu: Ô, Rí. Năm 1309, nhà Trần đổi châu Ô thành Thuận Châu, châu Rí thành Hóa Châu. Thuận Châu chính là dải đất từ sông Hiếu - Cửa Việt trở vào phía Nam, trong đó có các huyện: Hải Lăng, Triệu Phong, thị xã Quảng Trị và một phần đất thành phố Đông Hà ngày nay. Năm 1558, Nguyễn Hoàng được vua Lê Anh Tông sai vào trấn thủ Thuận Hóa, đóng Dinh Cát ở Ái Tử. Từ đây vùng đất Thuận Hóa thuộc khu vực "Đàng trong" của các chúa Nguyễn.
Trong quá trình phân tranh Trịnh - Nguyễn, với yêu cầu nhanh chóng củng cố và mở rộng thế lực, các chúa Nguyễn đã áp dụng những chính sách kinh tế, xã hội tích cực hơn so với tập đoàn phong kiến Trịnh (Đàng ngoài). Họ cho phép người nước ngoài nhập cư vào Đàng trong, đặc biệt là người Hoa... Hàng loạt tụ cư của người Hoa với lối sống và phương thức làm ăn của họ đã làm phong phú hoạt động kinh tế, xã hội Đàng trong. Nhờ có tướng tài, binh mạnh, lũy vững nên quân Nguyễn đã chặn được quân Trịnh ở các chiến lũy trên đất Quảng Bình, lấy sông Gianh làm giới tuyến chia cắt Đàng trong, Đàng ngoài.
Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ (1771 - 1786) Nguyễn Huệ ra dựng nghiệp ở Phú Xuân - Thuận Hóa và là người có công xóa bỏ ranh giới sông Gianh, xóa bỏ sự chia cắt Đàng trong, Đàng ngoài.
Ngày 1-6-1802, Nguyễn Ánh lên ngôi đặt niên hiệu Gia Long, đã lập dinh Quảng Trị bao gồm đất đai các huyện: Hải Lăng, Đặng Xương (tên cũ là Vũ Xương), Minh Linh và đạo Cam Lộ. Năm 1806, Quảng Trị trở thành dinh trực lệ kinh sư Huế. Năm 1822, đặt châu Hướng Hóa lệ thuộc đạo Cam Lộ. Năm 1827, dinh Quảng Trị đổi là trấn Quảng Trị. Năm 1832, trấn Quảng Trị đổi là tỉnh Quảng Trị. Năm 1853, hợp nhất tỉnh Quảng Trị với phủ Thừa Thiên thành đạo Quảng Trị. Năm 1876, lập lại tỉnh Quảng Trị. Ngày 3-5-1890, toàn quyền Đông Dương ra Nghị định hợp Quảng Trị với tỉnh Quảng Bình thành tỉnh Bình Trị. Ngày 23-1-1896, toàn quyền Đông Dương ra Nghị định rút Quảng Trị ra khỏi địa hạt thuộc quyền công sứ Đồng Hới, cùng Thừa Thiên dưới quyền công sứ Trung Kỳ, đặt một phó Công sứ đại diện cho Khâm sứ ở Quảng Trị. Năm 1900, toàn quyền Đông Dương ra Nghị định tách Quảng Trị ra khỏi Thừa Thiên lập thành một tỉnh riêng biệt gồm 4 phủ: Triệu Phong (Thuận Xương cũ), Hải Lăng, Vĩnh Linh (Chiêu Linh cũ) Cam Lộ và huyện Gio Linh. Ngày 17-2-1906, toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập thị xã Quảng Trị (tỉnh lỵ). Năm 1908, phủ Cam Lộ tách 3 tổng người Kinh lập thành huyện Cam Lộ và 9 tổng người dân tộc thiểu số lập thành huyện Hướng Hóa...
Sau Hiệp định Giơnevơ (ký kết ngày 20-7-1954), sông Bến Hải được chọn làm giới tuyến quân sự tạm thời, tỉnh Quảng Trị tạm thời chia làm hai vùng: Vùng bờ Nam sông Bến Hải là tỉnh Quảng Trị, gồm các huyện: Hải Lăng, Triệu Phong, Cam Lộ, Gio Linh, Hướng Hóa, xã Vĩnh Liêm và một phần của xã Vĩnh Sơn (Vĩnh Linh), thị xã Quảng Trị, do chính quyền miền Nam quản lý (thuộc chế độ thực dân kiểu mới của Mỹ); hơn 3/4 địa bàn và dân cư của huyện Vĩnh Linh ở phía Bắc vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải) do Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quản lý, được thành lập đặc khu. Đặc khu Vĩnh Linh tương đương đơn vị hành chính cấp tỉnh, trực thuộc Trung ương.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (30-4-1975), Tổ quốc thống nhất, tỉnh Quảng Trị và đặc khu Vĩnh Linh cùng cả nước bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Từ tháng 3-1976, thực hiện Quyết định của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Quảng Trị cùng hai tỉnh Quảng Bình, Thừa Thiên và đặc khu Vĩnh Linh hợp nhất thành tỉnh mới là Bình-Trị-Thiên. Tháng 7-1989, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (khóa VIII, kỳ họp thứ 5) quyết định chia tỉnh Bình-Trị-Thiên thành 3 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Ngày 1-7-1989, Quảng Trị trở thành đơn vị hành chính cấp tỉnh thuộc Trung ương. Từ năm 1990, có sự thay đổi về địa giới và tên gọi một số huyện, thị xã như sau: Huyện Bến Hải được tách ra thành lập hai huyện: Vĩnh Linh, Gio Linh; thị xã Đông Hà tách ra thành lập huyện Cam Lộ và thị xã Đông Hà (tỉnh lỵ Quảng Trị); huyện Triệu Hải tách ra thành lập hai huyện: Hải Lăng, Triệu Phong và thị xã Quảng Trị. Năm 1996, huyện Hướng Hóa tách ra thành lập huyện mới Đakrông và Hướng Hóa. Từ năm 2000, toàn tỉnh có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, thị xã (trong đó có 7 huyện, 2 thị xã), có 136 xã, phường và thị trấn.

 Hành chính

Theo kết quả điều tra ngày 01/04/2009 dân số tỉnh Quảng Trị là 597.985 người. Quảng Trị hiện bao gồm 1 Thành phố, 1 Thị xã và 8 huyện:
Quảng Trị có 141 đơn vị hành chính cấp xã – gồm 117 xã, 13 phường và 11 thị trấn Khi tái lập tỉnh Quảng Trị theo Nghị quyết ngày 30 tháng 6 năm 1989 của Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 5, tỉnh có 1 thị xã: Đông Hà và 3 huyện: Bến Hải, Hướng Hóa và Triệu Hải.
Theo Quyết định số 134-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) Việt Nam ngày 16 tháng 9 năm 1989, thị xã Quảng Trị được thành lập trên cơ sở thị trấn Quảng Trị (thuộc huyện Triệu Hải).
Theo Quyết định số 91-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) Việt Nam ngày 23 tháng 3 năm 1990, huyện Bến Hải chia thành 2 huyện Gio Linh và Vĩnh Linh, huyện Triệu Hải chia thành 2 huyện Triệu Phong và Hải Lăng.
Thị xã Đông Hà được nâng lên thành thành phố theo nghị quyết 33/NQ-CP ngày 11 tháng 8 năm 2009 cùa Thủ tướng Chính phủ Việt Nam. Thành phố Đông Hà được lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Đông Hà.

Điều kiện tự nhiên

Địa hình đa dạng bao gồm núi, đồi, đồng bằng, cồn cát và bãi biển chạy theo hướng tây bắc - đông nam. Quảng Trị có nhiều sông ngòi với 5 hệ thống sông chính là sông Thạch Hãn, sông Bến Hải, sông Ô Lâu, sông Xê Pônsông Sê Păng Hiêng. Sông ở các huyện miền núi có khả năng xây dựng thủy điện vừa và nhỏ.
Nhìn đại thể, địa hình núi, đồi và đồng bằng Quảng Trị chạy dài theo hướng tây bắc - đông nam và trùng với phương của đường bờ biển. Sự trùng hợp này được thấy rõ trên dường phân thủy giữa Trường Sơn Đông và Trường Sơn Tây. Ở Quảng Bình, các đỉnh cao nhất đều nằm ở giữa đường biên giới Việt Lào nhưng ở Quảng Trị, các đỉnh cao lại nằm sâu trong lãnh thổ nớc ta. Các sông lớn như Sêbănghiên, Sêpôn... đều bắt nguồn từ Việt Nam chảy qua Lào.
Tuy nhiên nếu xem xét địa hình ở quy mô nhỏ hơn, từng dãy núi, từng dải đồi thì địa hình lại có hướng song song với các thung lùng sông lớn như Cam Lộ, Thạch hãn, Bến Hải...
Tính phân bậc của địa hình từ tây sang đông thể hiện khá rõ ràng. mếu ở phía tây của đường phân thủy địa hình nghiêng khá thoải, bị phân cắt yếu thì ở phía đông đường phân thủy chuyển nhanh từ núi trung bình xuống đồng bằng. Các bạc địa hình bị phân cắt khá mạnh bởi mạng lưới sông suối dỳ đặc với trắc diện dọc và ngang đều dốc. Đồng bằng hẹp, phía tây thì lộ đá gốc, phía đông thì địa hình cát. Dải địa hình đồng bằng cấu tạo bới phù sa ở giữa lại thấp và dễ dàng bị Quảng Trị là một tỉnh nằm ở dải đất miền Trung Việt Nam, nơi chuyển tiếp giữa hai miền địa lý Bắc - Nam. Tọa độ địa lý trên đất liền Quảng Trị ở vào vị trí:
Với tọa độ địa lý này, Quảng Trị được tạo nên bởi một không gian lãnh thổ mang sắc thái khí hậu nhiệt đới ẩm, điển hình của vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu và chịu ảnh hưởng rất lớn của biển đông. Cách thủ đô Hà Nội 582 km về phía Bắc, thành phố Hồ Chí Minh 1.121 km về phía Nam.
Phía bắc Quảng Trị giáp huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), phía nam giáp hai huyện A Lươí, Phong điền (Thừa Thiên - Huế), phía tây giáp tỉnh Savanakhet (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào), với chiều dài biên giới chung với Lào là 206 km, được phân chia bởi dãy Trường Sơn hùng vĩ. Phía đông giáp biển đông với chiều dài bờ biển 75 km và được án ngữ bởi đảo Cồn Cỏ, có tọa độ địa lý 1709'36 vĩ bắc và 107020' kinh đông, đảo Cồn Cỏ cách bờ biển (Mũi Lay) 25 km, diện tích khoảng 4 km2. Chiều ngang trung bình của tỉnh 63,9 km, (chiều ngang rộng nhất 75,4 km, chiều ngang hẹp nhất 52,5 km).. Tuy với một diện tích không rộng, người không đông nhưng do nằm ở vị trí chiến lược quan trọng nên Quảng Trị đã và đang giữ vai trò trọng yếu trong việc bảo vệ và khai thác biển Đông, giao lưu giữa hai miền Bắc - Nam của đất nước cũng như lưu thông thuận lợi với các nước phía tây bán đảo Đông dương, các nước khác trong khu vực Đông Nam Á và thế giới qua Lao Bảo - hành lang quốc lộ số 9 ra cảng Cửa Việt.

 Khí hậu

Quảng Trị nằm ở phía nam của Bắc Trung Bộ, trọn vẹn trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, là vùng chuyển tiếp giữa hai 2 miền khí hậu. Miền khí hậu phía bắc có mùa đông lạnh và phía nam nóng ẩm quanh năm. ở vùng này khí hậu khắc nghiệt, chịu hậu quả nặng nề của gió tây nam khô nóng, bão, mưa lớn, khí hậu biến động mạnh, thời tiết diễn biến thất thường, vì vậy trong sản xuất và đời sống nhân dân gặp không ít khó khăn.
Do nằm trọn vẹn trong nội chí tuyến bắc bán cầu, hàng năm có hai lần mặt trời đi qua đỉnh (tháng 5 và tháng 8), nền bức xạ cao (Cực đại vào tháng 5, cực tiểu vào tháng 12). Tổng lượng cán cân bức xạ cả năm ở Quảng Trị dao động trong khoảng 70-80 Kcalo/cm2 năm), những tháng mùa hè gấp 2-3 lần những tháng mùa đông.
Tổng số giờ nắng trung bình năm ở Quảng Trị dao động từ 1700-1800 giờ. Số giờ nắng nhất vào tháng 7 (240-250 giờ).
Nhiệt độ trung bình hàng năm dao động từ 20-250C, tháng 7 cao nhất còn tháng 1 thấp nhất. Nhiệt độ tối cao trong năm vào các tháng nóng, ở vùng đồng bằng trên 400C và ở vùng núi thấp 34-350C. Nhiệt độ thấp nhất trong năm có thể xuống tới 8-100C ở vùng đồng bằng và 3-50C ở vùng núi cao. Lượng mưa: Mùa mưa diễn ra từ tháng 9 đến tháng 1, lượng mưa khoảng 75-85% tổng lượng mưa cả năm. Các tháng mưa kéo dài, lớn là tháng 9-11 (khoảng 600 mm). Tháng ít mưa nhất là tháng 2- tháng 7 (thấp nhất là 40mm/tháng). Tổng lượng mưa cả năm dao động khoảng 2000-2700 mm, số ngày mưa 130-180 ngày.
độ ẩm: độ ẩm tương đối trung bình, tháng ẩm 85-90%, còn tháng khô thường dưới 50%, có khi xuống tới 30%. Thành phố Đông Hà vào mùa hè bị khô cạn hơn cả, vùng Khe Sanh (Hướng Hóa) có khí hậu quanh năm ẩm.
Gió tây nam khô nóng, thường gọi là "gió Lào", thường xuất hiện vào tháng 3-9 và gay gắt nhất tháng 4-5 đến tháng 8. Hàng năm có 40-60 ngày khô nóng.
Mùa bão ở Quảng Trị diễn ra từ tháng 7 đến tháng 11, trong đó tháng 9-10 nhiều bão nhất. Theo số liệu thống kê trong 98 năm có 75 cơn bão đổ bộ vào khu vực Bình Trị Thiên, bình quân 0,8 cơn bão/năm ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Trị, có năm không có bão, nhưng lại có năm liên tiếp 2-3 cơn bão đổ bộ trực tiếp. ảnh hưởng tai hại nhất là bão gây ra gió xoáy giật kèm theo mưa to dài ngày (2-5 ngày) gây ra lũ lụt nghiêm trọng. Tỷ lệ mưa do bão và áp thấp nhiệt đới ngây ra chiếm tới 40-50% tổng lượng mưa trong các tháng 7-10,. Lượng mưa do một cơn bão gây ra khoảng 300-400 mm, có khi 1000mm.

Tiềm năng phát triển du lịch

Trong những năm Chiến tranh Việt Nam, Quảng Trị là một trong những nơi bị thả bom nhiều nhất. Ngày nay Quảng Trị là nơi có nhiều địa danh, di tích lịch sử:

 Kinh tế

Quảng Trị là tỉnh có nền kinh tế phát triển tương đối toàn diện và liên tục. Nhiều công trình cơ sở hạ tầng đã được nâng cấp, đầu tư như đường 9, quốc lộ 1A, nhựa hoá một số tuyến đường liên tỉnh quan trọng, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở thị xã Đông Hà và khu thương mại Lao Bảo...
Quảng Trị có nhiều tiềm năng về đất đai, rừng, biển, nguyên liệu chế biến nông, lâm thuỷ sản, phát triển du lịch trong thời kì hội nhập, mở cửa. Quảng Trị cũng đồng thời là cửa ngõ của hành lang kinh tế Đông Tây, khai thông giao thương với các nước Lào, Mianma, Thái Lan ...Để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sớm thoát khỏi nhóm tỉnh nghèo của cả nước, một trong những giải pháp cơ bản được tỉnh Quảng Trị xác định là phát triển các khu công nghiệp. Theo đó, tỉnh đã cho xây dựng 4 khu công nghiệp là Nam Đông Hà, Quán Ngang, Bắc Cửa Việt và Đường 9. Tổng diện tích các khu công nghiệp này khoảng 500 ha.
Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của tỉnh ngày càng tăng. Cơ cấu kinh tế theo ngành có sự chuyển biến tích cực theo hướng tăng dần tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm nhanh tỉ trọng nông, lâm, ngư nghiệp. Cơ cấu thành phần kinh tế đã chuyển dịch theo hướng đa dạng hoá các hình thức sở hữu. Kinh tế Nhà nước được củng cố, sắp xếp lại kết hợp với việc phát huy sức mạnh của các ngành kinh tế khác.
Về nông nghiệp, thành tựu nổi bất nhất của tỉnh là đã giải quyết được cơ bản vấn đề an ninh lương thực trong tỉnh, góp phần ổn định đời sống của nhân dân. Giá trị nông nghiệp của tỉnh tăng dần qua các năm như năm 1999 đạt 699 tỉ đồng, đến nay đã hơn 800 tỉ đồng. Ngoài việc trồng các cây lương thực thực phẩm đủ để cung cấp cho nhu cầu trong tỉnh, Quảng Trị còn tăng cường phát triển cây công nghiệp dài ngày. Đây là hướng phát triển chiến lược lâu dài của tỉnh vì các loại mặt hàng này là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, góp phần tăng đáng kể kim ngạch xuất khẩu. Một số cây công nghiệp đã được đầu tư và mang lại hiệu quả kinh tế cao như cao su, cà phê, hồ tiêu.
Ngành chăn nuôi của tỉnh cũng phát triển nhưng chưa thực sự ổn định. Tỉ trọng của ngành trong giá trị sản xuất nông nghiệp có chiều hướng giảm dần.
Nhìn chung, xu hướng phát triển nông nghiệp Quảng Trị những năm qua có có những tiến bộ tích cực, đặt nền móng cho việc hướng đến xây dựng một nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, dù hiện tại, sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá của tỉnh còn chậm, các tiềm năng kinh tế vùng chưa được đầu tư khai thác đúng mức.
Lâm nghiệp của tỉnh có giá trị sản xuất không tăng qua các năm do thực hiện chủ trương hạn chế khai thác, tăng cường trồng và chăm sóc các loại rừng đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển.
Ngành ngư nghiệp cũng có nhiều khởi sắc. Diện tích nuôi trồng thuỷ hải sản tăng qua các năm. Tỉnh đầu tư, chú trọng phát triển các ngành chế biến thuỷ hải sản đông lạnh xuất khẩu, đã và đang tập trung đầu tư nâng cấp các khu dịch vụ nghề cá để tạo tiền đề thuận lợi cho phát triển kinh tế biển như trung tâm thuỷ sản Cửa Việt, trung tâm thuỷ sản Cửa Tùng, cảng cá và khu dịch vụ hậu cần nghề cá ở đảo Cồn Cỏ ...
Về công nghiệp, ngành công nghiệp của Quảng Trị phát triển chưa mạnh nhưng cũng từng bước vươn lên theo hướng đổi mới công nghệ, cơ cấu và tổ chức lại sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng dần khả năng cạnh tranh. Cơ cấu công nghiệp nhìn chung đã có sự chuyển dịch ở chừng mực nhất định. Trong cơ cấu thành phần kinh tế, tỉ trọng của khu vực nhà nước có chiều hướng giảm, tỉ trọng ngoài quốc doanh tăng, hiện nay chiếm trên 50% và luôn chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản lượng công nghiệp. Các ngành công ngiệp chủ yếu của tỉnh là công nghiệp vật liệu xây dựng và khai khoáng, công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ hải sản, công nghiệp cơ khí, công nghiệp dệt may.
Về dịch vụ, với những thuận lợi trong giao thông, Quảng Trị có điều kiện để giao thương kinh tế với các vùng, tỉnh thành trong cả nước và giao lưu buôn bán quốc tế. Hiện các hoạt động thương mại, dịch vụ của tỉnh phát triển mạnh, đóng góp nhiều cho nền kinh tế của tỉnh. Tỉ trọng của khu vực dịch vụ trong GDP toàn tỉnh chiếm 41%.
Ngành thương mại, du lịch của tỉnh tăng trưởng tương đối ổn định. Hoạt động của ngành thương mại đã thu hút khoảng gần 10% lao động xã hội của tỉnh. Giá trị sản xuất, xuất khẩu của ngành ngày càng tăng. Hoạt động kinh tế tại cửa khẩu Lao Bảo phát triển mạnh.
Quảng Trị là tỉnh có nhiều lợi thế về du lịch như bờ biển dài với các cảnh quan đẹp. Trên địa bàn của tỉnh còn có nhiều khu du lịch sinh thái hấp dẫn cùng với nhiều di tích văn hoá, lịch sử gắn liền với truyền thống đấu tranh của tỉnh như thành cổ Quảng Trị, địa đạo Vĩnh Mốc, nhà tù Lao Bảo, khu căn cứ Khe Sanh, đường mòn Hồ Chí Minh... Giai đoạn 2001 - 2006, Quảng Trị có sự tăng trưởng bứt phá về lượng khách và thu nhập. Khách du lịch đến Quảng Trị tăng lên trên 28 lần, từ 9.153 lượt năm 2001 lên 285.000 lượt năm 2006, trong đó khách quốc tế chiếm 21,3% tổng lượt khách. Thu nhập của ngành du lịch tăng gần 6 lần, từ 13,9 tỉ đồng tăng lên 78 tỉ đồng. Du lịch phát triển góp phần phát triển ngược lại đối với cơ sở hạ tầng trong tỉnh. Ở những điểm du lịch, diện mạo đô thị được chỉnh trang hơn, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt. Ngoài ra, hoạt động du lịch cũng góp phần thúc đẩy một số ngành nghề truyền thống khôi phục và phát triển. Tuy nhiên, xét về quy mô thì du lịch của Quảng Trị còn nhỏ, tốc độ tăng trưởng việc làm trong tỉnh còn thấp, nguồn nhân lực du lịch chưa được đào tạo một cách bài bản, năng lực của các công ty du lịch vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Để phát triển hơn nữa, tỉnh Quảng Trị cần tăng cường đầu tư về cơ sở hạ tầng giao thông, mở rộng việc khôi phục, tôn tạo lại các di tích cũng như các lễ hội, các sản phẩm văn hoá truyền thống, phát huy, khai thác thế mạnh của "con đường di sản miền Trung" nhằm tạo môi trường phát triển du lịch bền vững để có thêm nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn.
Tóm lại, kinh tế Quảng Trị trong những năm qua đã có bước phát triển ổn định. Tỉnh vẫn còn nhiều tiềm năng. Trong tương lai, nếu biết tận dụng những thế mạnh của mình, nền kinh tế tỉnh sẽ có tốc độ phát triển cao hơn, đem về nguồn thu nhiều hơn.
Truyền thống lịch sử - Văn hoá
Quảng Trị là một vùng đất nổi tiếng với cầu Hiền Lương, sông Bến Hải từng ngăn cách hai miền Nam - Bắc Việt Nam. Trong những năm chiến tranh, đây là mảnh đất đầy bom đạn với những địa danh đã đi vào lịch sử như Chiến trường Khe Sanh, địa đạo Vĩnh Mốc, thành cổ Quảng Trị ...
Quảng Trị cũng là tỉnh có truyền thống văn hoá lâu đời. Vùng đất này cũng còn lưu giữ nhiều lễ hội truyền thống cũng như các phong tục ma chay, cưới hỏi, giỗ chạp rất đa dạng. Quảng Trị cũng là vùng đất có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống và lưu truyền nhiều truyện cổ truyền miệng, hát đối giao duyên và các nhạc cụ như cồng, chiêng, đàn aman, nhị, trống, sáo ...
Quảng Trị cũng là quê hương của nhiều anh hùng, danh nhân trong lịch sử, trong đó có thể kể đến như Trần Đình Ân, Ấu Triệu, Lê Mậu Các, Nguyễn Tân Doãn, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Hiển, Trần Xuân Hoà, Hoàng Văn Phúc, Bùi Dục Tài, Trần Đình Túc, Lê Hữu Từ, Nguyễn Văn Tường, Nguyễn Hữu Bài, Đoàn Khuê, Nguyễn Tác An, Lê Bá Đảng, Hồ Ngọc Đại, Phan Quang.
Giao thông
Quảng Trị có hệ thống giao thông thuận tiện cho sản xuất, thương mại và du lịch.
- Đường bộ
Mạng lưới đường bộ phát triển tương đối toàn diện với tuyến chính là Quốc lộ 1A dài 75 km đi qua địa bàn tỉnh. Quốc lộ 15, quốc lộ 9 tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông trong tỉnh, đặc biệt là quốc lộ 9 dài 85 km còn gắn với đường xuyên Á và là cửa ngõ giao thương với Lào, Thái Lan và các nước lân cận.
Mạng lưới tỉnh lộ có các tuyến đường 7, 8, 64, 68, 70, 74, 76 nối các vùng ven biển, đồng bằng và trung du miền núi với nhau.
- Đường sắt
Đường sắt Bắc Nam chạy suốt chiều dài của tỉnh. Trong định hướng phát triển của tỉnh còn có tuyến đường sắt xuyên Á chạy qua cửa khẩu Lao Bảo nối liền Quảng Trị với các nước Singapore, Thái Lan, Trung Quốc ...
- Đường thuỷ
Quảng Trị có nhiều thuận lợi cho hệ thống giao thông đường thuỷ, đặc biệt là 2 tuyến theo sông Mỹ Chánh và sông Bến Hải.
Ngoài ra, Quảng Trị còn có cảng Cửa Việt. Cảng này đang được đầu tư để nâng công suất từ 200.000 tấn/ năm lên 1.000.000 tấn/năm. Cảng Đông Hà cũng là 1 cảng lớn và là vệ tinh của cảng Cửa Việt, góp phần nâng cao hệ thống chuyên chở hàng hoá bằng đường thuỷ, giao thương với các tỉnh thành trong cả nước và quốc tế.
- Đường hàng không
Quảng Trị nằm gần với sân bay Phú Bài, Huế và sân bay Quốc tế Đà Nẵng, thuận lợi cho việc giao thông đến các tỉnh khác cũng như quốc tế. Hơn nữa, tỉnh cũng có dự kiến khôi phục lại sân bay Ái Tử thành cảng hàng không dân dụng của tỉnh.
Dự án sân bay Quảng TrịGio Linh, cách Đông Hà 7 km về phía bắc đang được chuẩn bị thủ tục triển khai đầu tư. Cảng biển Mỹ Thủy, Đại lộ Đông Tây bảy làn xe nối từ cảng Mỹ Thủy qua cửa khẩu Lao Bảo, có tổng vốn đầu tư khoảng 150 triệu USD
 Một góc Thành phố Đông hà
Trích nguồn (Tri Thức Việt)

Di tích Đôi bờ Hiền Lương
 Địa đạo Vịnh Mốc

Nhà thờ La vang
Đền thả hoa



Tượng đài nam cầu Hiền Lương



Tượng đài Giao bưu,Thông tin liên lạc

Tượng đài chiến thắng Cửa Việt

 TX Quảng trị xưa
Cờ của Việt Nam Tỉnh Quảng Trị

Bản đồ Việt Nam với Quảng Trị được tô đậm

Tỉnh
Chính trị và hành chính
Bí thư tỉnh ủy Lê Hữu Phúc
Chủ tịch HĐND Lê Hữu Phúc
Chủ tịch UBND Nguyễn Đức Cường
Địa lý
Tỉnh lỵ Thành phố Đông Hà
Miền Bắc Trung Bộ
Diện tích 4.745,7 km²
Các thị xã / huyện 1 thành phố, 1 thị xã và và 8 huyện
Nhân khẩu
Số dân
 • Mật độ
597.985 người
104 người/km²
Dân tộc Kinh, Bru - Vân Kiều, Hoa, Tà-ôi

điện thoại 053
Mã bưu chính 46
ISO 3166-2 VN-25
Website [1]
Biển số xe 74

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét