THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ

THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ

THI VÂN YÊN TỬ

SỚM CHIỀU DU NGOẠN CÙNG MÂY NÚI
HOA TRÁI QUA NGÀY TA VỚI TA

Thứ Sáu, 25 tháng 6, 2010

Chuyến trở lại Việt Nam kỳ lạ của một trung tướng Mỹ

Người thành cổ Quảng trị

Một viên trung tướng Mỹ khi tham chiến tại Việt Nam đã hí hửng "thu chiến lợi phẩm" là một con rùa gỗ sơn son thiếp vàng trong ngôi đình làng Mai Xá Chánh (Gio Mai, Gio Linh, Quảng Trị). Gần 40 năm, viên trung tướng thủy quân lục chiến làm một cuộc hành trình âm thầm về lại chiến trường xưa, kính cẩn trả bức tượng về chỗ cũ với một câu chuyện khó lý giải. Chuyến viếng thăm đặc biệt này vẫn còn "nằm lòng" với những người dân ở làng Mai Xá nhưng chắc chắn có rất nhiều người khác chưa từng biết đến.

Nỗi ám ảnh gần 40 năm
Ông Trương Quang Bé, nguyên là trưởng làng Mai Xá Chánh nhớ lại: "Mùa hè năm 1995, có một đoàn khách du lịch quốc tế đã đến và dừng chân tại đình làng Mai Xá Chánh. Hồi đó, sự kiện đoàn cựu binh Mỹ về thăm làng là rất bất ngờ, không được báo trước nên khi được biết ông ấy là người từng tham chiến ở Quảng Trị, chúng tôi cũng chỉ kịp tổ chức một cuộc đón tiếp hết sức đơn giản. Sau khi chào hỏi, người phiên dịch của đoàn cựu chiến binh này tìm gặp người thủ từ của đình làng và xin phép cho đoàn khách du lịch được vào thăm đình, cũng như được gặp các bô lão của làng. Với lòng hiếu khách của mình, không chút đắn đo, người thủ từ đã đồng ý. Nhưng khi vào đến điện chính của đình làng thì một cảnh tượng "xưa nay chưa từng có" đã xảy ra khiến những người có mặt rất đỗi ngạc nhiên.

Khi hương thơm đã được thắp lên nghi ngút trên bàn thờ, bất ngờ một vị khách trong đoàn, rất cẩn thận, mở bọc hành lí của mình ra, hai tay run run bưng một con rùa được làm bằng gỗ, sơn son thiếp vàng, trịnh trọng đặt lên bàn thờ và sụp xuống khấn lạy: "Xin hãy tha thứ cho lỗi lầm và cả sự chậm trễ của con". Người khách đang khấn lạy kia chính là William Weise, Trung tướng thủy quân lục chiến của quân đội Hoa Kỳ.

Khi đã bình tâm sau phút giây xúc động, William Weise kể lại: Năm 1967, lúc đó ông ta là đại úy, chỉ huy một đơn vị thủy quân lục chiến tham gia càn quét làng Mai Xá Chánh. Ngôi làng yên bình chỉ sau một đêm đã trở nên đổ nát, tất cả bị san phẳng, ngôi đình làng Mai Xá Chánh cũng chịu chung số phận. Len lỏi trong đống đổ nát đó, William Weise đã nhìn thấy một con rùa làm bằng gỗ, sơn son thiếp vàng rất đẹp. Với sự hả hê của một kẻ chiến thắng, không chút đắn đo, William Weise đã cất giữ con rùa đó cho riêng mình như một chiến lợi phẩm.

Nhưng kể từ đó, con rùa làng Mai Xá Chánh trở thành một sự ám ảnh với William Weise, đầu tiên là sự ám ảnh về những vận xui liên tiếp mà ông ta gặp phải. Ông ta thú nhận, từ khi giữ con rùa bên mình, đơn vị của William Weise liên tục bị quân giải phóng tấn công và liên tục phải nhận thất bại. Bản thân William Weise cũng bị thương nặng, phải về Mỹ để chữa trị.

Chiến tranh đưa William đến nhiều vùng đất, nhiều châu lục, trở thành một viên tướng chỉ huy trong lực lượng thủy quân lục chiến. Nhưng suốt gần 40 năm, nỗi ám ảnh về những trận chiến trên vùng đất Quảng Trị luôn dằn vặt và là một bí mật của viên tướng Mỹ. William Weise thú nhận với bà con làng Mai Xá Chánh là nhiều đêm không ngủ được, ông mang con rùa ra ngắm nhìn để cố tìm hiểu về sức mạnh huyền bí của nó. Và điều mà ông ta cảm nhận được là con rùa như có hồn, nghiêm khắc luận tội và mách bảo ông phải quay về chốn ấy. William Weise hiểu và ôm ấp một ước nguyện là được trở lại, dù chỉ một lần, cái nơi mà ông đã gây ra bao nhiêu đau thương mất mát, để được tận tay thắp một nén hương thay lời tạ tội và nhất là được tự tay trả lại "con rùa thiêng" cho dân làng, để có thể thanh thản sống nốt quãng đời còn lại.

(ĐS&PL) - Một viên trung tướng Mỹ khi tham chiến tại Việt Nam đã hí hửng "thu chiến lợi phẩm" là một con rùa gỗ sơn son thiếp vàng trong ngôi đình làng Mai Xá Chánh (Gio Mai, Gio Linh, Quảng Trị). Gần 40 năm, viên trung tướng thủy quân lục chiến làm một cuộc hành trình âm thầm về lại chiến trường xưa, kính cẩn trả bức tượng về chỗ cũ với một câu chuyện khó lý giải. Chuyến viếng thăm đặc biệt này vẫn còn "nằm lòng" với những người dân ở làng Mai Xá nhưng chắc chắn có rất nhiều người khác chưa từng biết đến.



Nỗi ám ảnh gần 40 năm




William Weise chụp ảnh cùng "người bên kia chiến tuyến" một thời-ông Dương Tú Anh, nguyên Bí thư Thị ủy thị xã đông Hà. (Ảnh T.L)

Ông Trương Quang Bé, nguyên là trưởng làng Mai Xá Chánh nhớ lại: "Mùa hè năm 1995, có một đoàn khách du lịch quốc tế đã đến và dừng chân tại đình làng Mai Xá Chánh. Hồi đó, sự kiện đoàn cựu binh Mỹ về thăm làng là rất bất ngờ, không được báo trước nên khi được biết ông ấy là người từng tham chiến ở Quảng Trị, chúng tôi cũng chỉ kịp tổ chức một cuộc đón tiếp hết sức đơn giản. Sau khi chào hỏi, người phiên dịch của đoàn cựu chiến binh này tìm gặp người thủ từ của đình làng và xin phép cho đoàn khách du lịch được vào thăm đình, cũng như được gặp các bô lão của làng. Với lòng hiếu khách của mình, không chút đắn đo, người thủ từ đã đồng ý. Nhưng khi vào đến điện chính của đình làng thì một cảnh tượng "xưa nay chưa từng có" đã xảy ra khiến những người có mặt rất đỗi ngạc nhiên.

Khi hương thơm đã được thắp lên nghi ngút trên bàn thờ, bất ngờ một vị khách trong đoàn, rất cẩn thận, mở bọc hành lí của mình ra, hai tay run run bưng một con rùa được làm bằng gỗ, sơn son thiếp vàng, trịnh trọng đặt lên bàn thờ và sụp xuống khấn lạy: "Xin hãy tha thứ cho lỗi lầm và cả sự chậm trễ của con". Người khách đang khấn lạy kia chính là William Weise, Trung tướng thủy quân lục chiến của quân đội Hoa Kỳ.

Khi đã bình tâm sau phút giây xúc động, William Weise kể lại: Năm 1967, lúc đó ông ta là đại úy, chỉ huy một đơn vị thủy quân lục chiến tham gia càn quét làng Mai Xá Chánh. Ngôi làng yên bình chỉ sau một đêm đã trở nên đổ nát, tất cả bị san phẳng, ngôi đình làng Mai Xá Chánh cũng chịu chung số phận. Len lỏi trong đống đổ nát đó, William Weise đã nhìn thấy một con rùa làm bằng gỗ, sơn son thiếp vàng rất đẹp. Với sự hả hê của một kẻ chiến thắng, không chút đắn đo, William Weise đã cất giữ con rùa đó cho riêng mình như một chiến lợi phẩm.

Nhưng kể từ đó, con rùa làng Mai Xá Chánh trở thành một sự ám ảnh với William Weise, đầu tiên là sự ám ảnh về những vận xui liên tiếp mà ông ta gặp phải. Ông ta thú nhận, từ khi giữ con rùa bên mình, đơn vị của William Weise liên tục bị quân giải phóng tấn công và liên tục phải nhận thất bại. Bản thân William Weise cũng bị thương nặng, phải về Mỹ để chữa trị.

Chiến tranh đưa William đến nhiều vùng đất, nhiều châu lục, trở thành một viên tướng chỉ huy trong lực lượng thủy quân lục chiến. Nhưng suốt gần 40 năm, nỗi ám ảnh về những trận chiến trên vùng đất Quảng Trị luôn dằn vặt và là một bí mật của viên tướng Mỹ. William Weise thú nhận với bà con làng Mai Xá Chánh là nhiều đêm không ngủ được, ông mang con rùa ra ngắm nhìn để cố tìm hiểu về sức mạnh huyền bí của nó. Và điều mà ông ta cảm nhận được là con rùa như có hồn, nghiêm khắc luận tội và mách bảo ông phải quay về chốn ấy. William Weise hiểu và ôm ấp một ước nguyện là được trở lại, dù chỉ một lần, cái nơi mà ông đã gây ra bao nhiêu đau thương mất mát, để được tận tay thắp một nén hương thay lời tạ tội và nhất là được tự tay trả lại "con rùa thiêng" cho dân làng, để có thể thanh thản sống nốt quãng đời còn lại.

Bí ẩn không xa lạ
Nếu như con rùa với những câu chuyện may rủi chỉ như một ký tự hé mở cho viên tướng Mỹ một chút về Việt Nam theo hơi hướng huyền bí của văn hóa Phương Đông, thì những gì được nhìn, được nghe trực tiếp ở Mai Xá Chánh đã giúp ông ta hiểu rõ hơn về Việt Nam. Một đất nước còn nghèo đã anh dũng chống chọi suốt bao nhiêu năm và đánh bại đội quân viễn chinh hùng hậu mà William Weise luôn tự hào.

Ông Trương Quang Thành, Trưởng ban Văn hóa xã Gio Mai kể lại: "Khi nghe William Weise kể chuyện, các bô lão, các cựu du kích và dân làng Mai Xá Chánh đã rất xúc động. Họ xúc động bởi sự sám hối, dù là muộn màng, của một người đã từng gây đau thương mất mát cho họ, và xúc động bởi con rùa đội hạc của đình làng đã trở về sau bao tháng ngày lưu lạc".

Cũng tại hôm đó, các cựu du kích Gio Cam, đặc biệt là các thành viên đội du kích "12 cô gái làng Mai" đã kể và giúp William Weise hiểu nguyên nhân những trận thua của quân đội Mỹ trên đất Gio Linh nói riêng và Quảng Trị nói chung. Cụ Trương Hữu Quế, năm nay đã 93 tuổi là một cựu du kích Gio Cam hồ hởi kể lại những trận đánh mà ông đã từng tham gia cho viên tướng Mỹ nghe: "Những năm 1967 - 1968, Mỹ - Ngụy tập trung mọi lực lượng để phong tỏa toàn bộ địa bàn Quảng Trị nhằm ngăn chặn và đẩy lùi quân giải phóng ra xa bờ bắc sông Bến Hải. Sông Hiếu và sông Thạch Hãn khi đó được quân địch sử dụng như một tuyến giao thông chính vận tải quân nhu, vũ khí để khống chế mặt trận Đường 9, Khe Sanh. Vì vậy, Mỹ - Ngụy quyết định san phẳng các làng mạc dọc theo hai con sông này và làng Mai Xá Chánh nằm trong số đó. Trước tình hình ấy, đích thân đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ra chỉ thị cho Mặt trận B5, bằng mọi giá phải chặt đứt được tuyến vận tải này". Với quyết tâm sắt đá đánh tan âm mưu của địch, quân dân Quảng Trị, trong đó nòng cốt là đội du kích Gio Cam và đội du kích "12 cô gái Làng Mai" đã làm nên một trận "Bạch Đằng trên sông Hiếu", nổi tiếng trong lịch sử.

Nhắc lại trận đánh này, bà Trương Thị Hồng - cựu du kích "12 cô gái Làng Mai" bồi hồi kể: "Nhận được chỉ thị của Đại tướng, chị em chúng tôi rất nóng lòng được chiến đấu. Ngay cuối làng Mai Xá Chánh là ngã ba Gia Độ, nơi sông Hiếu và sông Thạch Hãn gặp nhau. Lợi dụng thủy triều lên xuống, chúng tôi đã cắm hàng ngàn cọc tre và phi lao, tạo nên một bãi cọc ngầm, thủy lôi được gắn vào bãi cọc, trên bờ là sự mai phục của các khẩu đội DKZ, B40... Sáng sớm ngày 29/2/1968, một đoàn 12 chiếc sà lan, dưới sự yểm trợ của máy bay và tàu chiến, chở đầy vũ khí và quân nhu kéo lên Đông Hà. Khi đến ngã ba Gia Độ, bị tấn công bất ngờ, đội hình của địch rối loạn và tháo chạy thì bị vướng vào bãi cọc và thủy lôi, 4 chiếc sà lan nổ tung, hai chiếc bị chìm... chiến dịch đã hoàn toàn thắng lợi".

Ngồi nghe các cựu du kích kể lại trận đánh, William Weise thực sự bị thu phục, ông nói: "Tôi đã nghe nhiều về cái gọi là "chiến tranh nhân dân" của Việt Nam, nhưng hôm nay tôi mới thực sự thấm thía và hiểu được vì sao chúng tôi lại thất bại".

Truyền thống của làng

Ông Trương Quang Thành - Chủ tịch UBND xã Gio Mai cho biết, sau lần đó, William Weise cũng đã có thêm một vài lần quay trở lại thăm đình, thăm bà con và thăm "kỷ vật cuộc đời". Và qua những lần đó, viên trung tướng Mỹ đã có dịp được bà con kể về truyền thống lâu đời của ngôi làng, cái căn bản cốt lõi sức mạnh Việt Nam, cái "hồn" của chiến tranh nhân dân.

Ngồi ở sân đình Mai Xá Chánh, nhìn ra dòng sông Hiếu, cảnh vật thật yên bình. Vị trí của làng Mai Xã Chánh thật độc đáo, được chia làm đôi bởi một nhánh của con sông Hiếu, đình làng nhìn ra một nửa làng (ốc đảo) bên kia. Ông Bùi Văn Mỹ - Trưởng làng Mai Xá Chánh cho biết: "Ngày xưa đình làng nhỏ hơn bây giờ, khoảng sân trước là chợ của làng. Hiện tại, đình làng đã được xếp hạng Di tích văn hóa lịch sử cấp Quốc gia và được đầu tư tôn tạo nên mới khang trang như bây giờ". Và ông Mỹ cũng kể cho chúng tôi nghe về lịch sử của ngôi đình cổ kính này...

Tương truyền rằng, người khai canh ra làng Mai Xá Chánh là Ngài Năm Trương và ngôi đình làng cũng được xây dựng cùng với quá trình phát triển của làng. Sân đình làng Mai Xá Chánh đã là chứng nhân thầm lặng của biết bao thăng trầm lịch sử. Tại sân đình này, người dân làng Mai Xá Chánh đã hưởng ứng lễ truy điệu cụ Phan Chu Trinh, cũng như phong trào đòi ân xá cho cụ Phan Bội Châu. Đình làng cũng đã từng là trụ sở bí mật của tổ chức Thanh niên Cách mạng đồng chí hội. Chi bộ Đảng đầu tiên của làng Mai Xá Chánh cũng được thành lập tại đây và tổ chức phát động khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám. Trong chiến tranh, sân đình làng Mai Xá Chánh trở thành căn cứ trong lòng địch, là "tổng kho" của cả mặt trận Quảng Trị... Trong mọi hoàn cảnh, người dân làng Mai Xá Chánh luôn anh hùng bất khuất. Lịch sử Đảng bộ xã Gio Mai còn ghi lại biết bao những tấm gương trung liệt. Đó là mẹ Lê Thị Cháu, người đã nén đau thương, mang rổ lên đình làng lấy đầu con trai là xã đội trưởng Nguyễn Đức Kỳ bị giặc bắt, tra tấn dã man rồi chặt đầu cắm cọc bêu trước đình làng... Trong chiến tranh, con dân của làng phải phiêu dạt khắp nơi nay đều đã trở về làng để xây dựng cuộc sống mới...
Hiện nay con cháu làng Mai Xá Chánh rất thành đạt. Ông Trương Hữu Bình, Bí thư Đảng ủy xã Gio Mai cho biết: ''Dù là một ngôi làng nhỏ nhưng trong làng hiện có 3 người là tiến sỹ, một người mang hàm cấp tướng và rất nhiều sỹ quan cấp tá, đời sống của người dân cũng đang ngày một được cải thiện, nâng cao..."
Xuân Hồng - Minh Long

Thứ Hai, 14 tháng 6, 2010

Thứ Tư, 9 tháng 6, 2010

bạn bè



Người thành cổ Quảng trị