THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ

THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ

THI VÂN YÊN TỬ

SỚM CHIỀU DU NGOẠN CÙNG MÂY NÚI
HOA TRÁI QUA NGÀY TA VỚI TA

Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014

CHXHCN Việt Nam có bị ràng buộc bởi công thư 1958?

Người thành cổ Quảng trị 


 Cho dù những suy diễn về ý nghĩa của Công thư 1958 có đi xa như thế nào, cũng như phía Trung Quốc có đưa thêm bất kỳ bằng chứng gì, thì những gì liên quan tới Hoàng Sa và Trường Sa xảy ra ngoài lãnh thổ miền Nam Việt Nam trước 24.6.1976 không hề ràng buộc CHXHCN Việt Nam. Việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng biển của Việt Nam bị cộng đồng quốc tế lên án - Ảnh: Độc Lập Việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng biển của Việt Nam bị cộng đồng quốc tế lên án - Ảnh: Độc Lập Những ngày vừa qua, trên báo chí nổi lên cuộc tranh luận về Công thư năm 1958 của Thủ tướng VNDCCH Phạm Văn Đồng cũng như về một vài tư liệu khác (bản đồ, sách giáo khoa…) mà ngày 9.6.2014 Trung Quốc đề nghị cho lưu hành tại Liên Hiệp Quốc. Sau khi đọc những tài liệu trên và một số bài của các học giả Trung Quốc, tôi thấy cần phải trao đổi đôi điều về vấn đề thừa kế quốc gia của Việt Nam - một trong những luận cứ chính mà phía Trung Quốc muốn dùng để bào chữa cho hành động hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Một số khái niệm cơ bản về thừa kế quốc gia 1. Thừa kế quốc gia là một chế định luật pháp quốc tế khá phức tạp cả về lý luận lẫn thực tiễn. Cho đến khi ra đời 2 Công ước của Liên Hiệp Quốc (LHQ): Công ước về thừa kế quốc gia đối với điều ước quốc tế năm 1978; Công ước về thừa kế quốc gia đối với tài sản, lưu trữ và nợ quốc gia năm 1983, các luật gia trên thế giới đã tranh luận rất nhiều về vấn đề này. Căn cứ vào hai Công ước nói trên, có 3 trường hơp làm phát sinh thừa kế quốc gia, đó là: Thừa kế khi thuộc địa trở thành quốc gia mới độc lập; Thừa kế khi có sự sáp nhập hoặc tách rời quốc gia; Thừa kế khi chuyển giao một bộ phận lãnh thổ từ quốc gia này sang quốc gia khác. Nhiều luật gia còn nêu ra trường hợp thừa kế quốc gia sau cách mạng xã hội, nhưng hai Công ước 1978 và 1983 đã không coi cách mạng xã hội là một trường hợp dẫn đến thừa kế quốc gia. Như vậy, luật pháp quốc tế coi cách mạng xã hội chỉ làm thay đổi chế độ chính trị (chính phủ) trong một quốc gia chứ không hình thành nên một quốc gia - chủ thể mới của luật pháp quốc tế. Trong 3 trường hợp trên, về khách quan chúng ta đều thấy có sự hiện diện của hai quốc gia là quốc gia tiền bối (predecessor state) và quốc gia thừa kế (successor state) khác nhau (với đầy đủ các tiêu chuẩn quốc gia theo Công ước Montevideo, bao gồm: dân cư, lãnh thổ và một chính quyền độc lập trong quan hệ đối ngoại), còn trong trường hợp cách mạng xã hội thì tương đối khó chứng minh điều này. 2. Hai Công ước của LHQ đều định nghĩa: “Thừa kế quốc gia” là sự thay đổi đối với trách nhiệm về quan hệ quốc tế của lãnh thổ từ một quốc gia này sang một quốc gia khác. (Succession of states” means the replacement of one state by another in the responsibility for the international relations of territory). Đồng thời với việc xác định ba trường hợp thừa kế quốc gia, hai Công ước cũng quy định những nguyên tắc pháp lý áp dụng cho từng trường hợp thừa kế nói trên. Khác với nguyên tắc “thừa kế đương nhiên và toàn bộ” trong trường hợp sáp nhập hoặc tách rời quốc gia, trường hợp các quốc gia mới độc lập, nguyên tắc thừa kế quốc gia đối với điều ước quốc tế cũng như nợ quốc gia được áp dụng trong hai Công ước về cơ bản là nguyên tắc “xóa sạch” (tabula rasa) hay còn gọi là thừa kế có chọn lọc. Việt Nam là quốc gia mới độc lập đã áp dụng nguyên tắc này trong Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại Quảng trường Ba Đình ngày 2.9.1945: “Chúng tôi, Lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn khỏi quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những Hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam”. Tàu Cảnh sát biển VN đang thực thi pháp luật tại khu vực giàn khoan Hải Dương-981 (Trung Quốc) hạ đặt trái phép - Ảnh: M.T.Hải Tàu Cảnh sát biển VN đang thực thi pháp luật tại khu vực giàn khoan Hải Dương-981 (Trung Quốc) hạ đặt trái phép - Ảnh: M.T.Hải 3. Mặc dù vậy, vẫn có một nguyên tắc được áp dụng chung cho tất cả mọi trường hợp thừa kế quốc gia - đó là khi thừa kế quốc gia liên quan đến biên giới và lãnh thổ. Đ.11 và 12 của Công ước 1978 về thừa kế quốc gia quy định: thừa kế quốc gia không làm ảnh hưởng đến đường biên giới, chế độ biên giới hoặc quy chế các vùng lãnh thổ được quy đinh trong các điều ước quốc tế. Nói cách khác tức là các quốc gia thừa kế (ngay cả trường hợp quốc gia mới độc lập), đều không thể đơn phương hủy bỏ, thay đổi các điều ước về biên giới, về chế độ biên giới hoặc về quy chế một vùng lãnh thổ nào đó. Nếu điều ước đó là bất hợp lý thì quốc gia mới được thành lập (quốc gia thừa kế), trong bất kỳ trường hợp nào, cũng phải đàm phán với các quốc gia liên quan để sửa đổi. Đ.11 và 12 làm rõ thêm quy định của luật pháp quốc tế: tranh chấp về biên giới lãnh thổ không thể giải quyết bằng các hành động đơn phương, đặc biệt là bằng vũ lực. Điều này vi phạm những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế: nguyên tắc cấm sử dụng vũ lưc và đe dọa sử dụng vũ lưc, nguyên tắc giải quyết tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình… Thừa kế quốc gia của Nhà nước Việt Nam 1. Trước khi bị Pháp xâm lược, nước Việt Nam, mà người đại diện là Triều đình của các Hoàng đế nhà Nguyễn, đã là một quốc gia - chủ thể của luật pháp quốc tế. Các vua chúa nhà Nguyễn là người đã xác lập và thực thi chủ quyền của quốc gia Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Thông qua việc ký Hiệp ước 1884 với Triều đình Huế, về phương diện pháp lý quốc tế, Pháp đã hoàn tất quá trình biến Việt Nam thành thuộc địa của mình. Từ thời điểm này, Việt Nam mất độc lập chủ quyền, không có quan hệ đối ngoại, không phải là chủ thể luật pháp quốc tế. Theo luật pháp quốc tế thời bấy giờ thì Pháp là quốc gia thừa kế của Nhà nước phong kiến Việt Nam. Với tư cách đó, Pháp đã ký Hiệp ước hoạch định biên giới trên bộ với Triều đình nhà Thanh và khi phân chia các đơn vị hành chính Việt Nam, Pháp đã đưa Hoàng Sa vào quản lý hành chính của tỉnh Quảng Nam, Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa. Cũng với tư cách là quốc gia thừa kế của Việt Nam, chính phủ Pháp đã cho xây dựng trạm khí tượng trên Hoàng Sa và cấp phép cho các công ty khai thác phân dơi trên quần đảo này… Ngày 9.3.1945, Nhật đảo chính Pháp, chiếm độc quyền cai trị Việt Nam dẫn đến sự kiện Hoàng đế Bảo Đại tuyên bố xóa bỏ các điều ước bất bình đẳng 1862, 1874, 1884 giữa Việt Nam và Pháp, xóa bỏ quy chế thuộc địa và việc chia cắt Việt Nam thành ba Kỳ. Nhưng sẽ sai lầm nếu cho rằng với sự kiện này Việt Nam trở thành quốc gia độc lập có chủ quyền. Tuyên cáo của Bảo Đại ngày 11.3.1945 nói “nước Việt Nam khôi phục quyền độc lập” không thể coi là văn kiện làm phát sinh thừa kế quốc gia, nếu có chăng chỉ là việc Nhật thừa kế các quyền lợi của Pháp tại Việt Nam. Nhật đã thay thế Pháp quản lý Hoàng Sa và Trường Sa. 2. Với Cách mạng tháng Tám 1945, Việt Nam trở thành quốc gia độc lập có chủ quyền, chủ thể của luật pháp quốc tế. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong Tuyên ngôn Độc lập: “Pháp chạy, Nhật hàng, Vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để xây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ để lập nên chế độ dân chủ công hòa… Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập và thật sự đã trở thành một nước tự do độc lập”. Câu nói trên đã khái quát một cách hết sức cô đọng vấn đề thừa kế quốc gia của Việt Nam. Bởi vì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) xuất hiện như một quốc gia mới độc lập - chủ thể luật pháp quốc tế, nhưng không phải tách ra từ thuộc địa của Pháp, vì “Pháp đã chạy”, những điều ước của Pháp đã bị xóa bỏ. Nước Việt Nam cũng không phải là quốc gia thừa kế trực tiếp của Nhật, vì lúc đó Nhật đã đầu hàng Đồng minh. VNDCCH lại càng không phải là quốc gia thừa kế của Triều đình Huế, bởi vì không thể có thừa kế quốc gia đối với triều đình bù nhìn. Việc ngày 23.9.1945, Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam và trong thời gian đầu chiếm được phần lớn lãnh thổ Việt Nam không đem lại địa vị pháp lý quốc tế mà Pháp đã có ở Việt Nam trước năm 1945. Đó chỉ là hành động xâm lược đối với một quốc gia đã có độc lập chủ quyền là VNDCCH. Với sách lược hòa hoãn, VNDCCH đã ký Hiệp định sơ bộ 6.3.1946 cho nên, về khách quan, giữa VNDCCH và Pháp chưa thể diễn ra việc chuyển giao những quyền và nghĩa vụ quốc tế cụ thể theo thừa kế quốc gia. 3. Để đối phó với cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, ngày 8.3.1949 Pháp ký với Bảo Đại Hiệp định Élysée, công nhận “nền độc lập của Việt Nam”, trên cơ sở đó Bảo Đại về nước thành lập Quốc gia Việt Nam (từ 1956 đổi thành Việt Nam Cộng hòa - dưới dây gọi chung là VNCH). Hiệp định Élysée 1949 cùng với Hiệp ước trao trao trả độc lập cho Việt Nam ngày 4.6.1954 được nhiều luật gia miền Nam trước đây coi là hai văn kiện pháp lý quốc tế đánh dấu sự ra đời của môt quốc gia Việt Nam độc lập - chủ thể luật pháp quốc tế và là văn kiện quy định về thừa kế quốc gia của Việt Nam sau khi chấm dứt ách thống trị thực dân của Pháp. Về khoa học pháp lý quốc tế, những khẳng định này là không đúng. Từ thời điểm này trên lãnh thổ Việt Nam song song tồn tại hai chính phủ là VNDCCH và VNCH, cả hai chính phủ này đều coi toàn bộ lãnh thổ Việt Nam từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau thuộc quyền quản lý của mình và chỉ có mình là người đại diện chân chính, hợp pháp duy nhất của Việt Nam. Trên thực tế, Pháp đã sử dụng khá thành công hai văn kiện 1949 và 1954 nói trên để từ chối quan hệ với VNDCCH và chuyển giao những quyền và nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam cho VNCH với tư cách là quốc gia thừa kế của Pháp. Với sự vận động của Pháp, VNCH đã gia nhập nhiều tổ chức quốc tế thuộc hệ thống của LHQ như Tổ chức Lao động quốc tế (ILO - tháng 6.1950), Tổ chức Lương nông quốc tế (FAO - tháng 11.1950), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của LHQ (UNESCO - tháng 6.1951), Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA - tháng 9.1961)… Phần lớn các nước phương Tây, trong khi không công nhận VNDCCH, đã thiết lập quan hệ ngoại giao và trao đổi Đại sứ với VNCH. Họ coi VNCH như là người đại diện cho quốc gia Việt Nam. VNCH tham dự Hội nghi San Francisco 1951, tại đây đã chính thức khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa và sau đó đã tiếp quản và quản lý hai quần đảo này từ tay Pháp với tư cách quốc gia thừa kế. Đáp ứng lời kêu gọi của Chính phủ VNDCCH, bắt đầu từ tháng 1.1950 Trung Quốc, Liên Xô rồi sau đó là một loạt các nước Xã hội chủ nghĩa (XHCN) công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với VNDCCH. Các nước XHCN công nhận VNDCCH như là người đại diện hợp pháp và chân chính duy nhất của Việt Nam, từ chối quan hệ chính thức với VNCH. 4. Hiệp định Genève 1954 là văn kiện pháp lý quốc tế đa phương quan trọng đầu tiên công nhận “chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ” của Việt Nam. Bên cạnh Pháp và VNDCCH, tham dự Hội nghị Genève cùng với các cường quốc Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc, Anh và Campuchia, Lào còn có đại diện của Quốc gia Việt Nam. Đại diện của Chính phủ Bảo Đại đã từ chối ký Hiệp định Genève với lý do chính đưa ra là phản đối việc Hiệp định này chia cắt Việt Nam thành hai miền. Theo Hiệp định Genève, vĩ tuyến 17, được dùng làm giới tuyến quân sự tạm thời chia Việt Nam làm hai vùng tập kết (chính quyền và quân đội VNDCCH tập trung về miền Bắc; chính quyền và quân đội khối Liên hiệp Pháp tập trung về miền Nam). Mặc dù “Đường ranh giới quân sự tạm thời này không thể diễn giải bằng bất cứ cách nào rằng đó là một biên giới phân định về chính trị hay lãnh thổ”. (Đ.6 Tuyên bố chung), nhưng Đ.14 (k.a) lại quy định "Trong khi đợi tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam, bên nào có quân đội của mình tập hợp ở vùng nào theo quy định của Hiệp định này thì bên ấy sẽ phụ trách quản lý hành chính ở vùng ấy (TG nhấn mạnh)". 5. Sự phát triển của cuộc đấu tranh giải phóng đưa đến việc thành lập Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (CHMNVN) vào ngày 8 tháng 6 năm 1969. Từ tháng 6.1969 đến cuối năm 1975, CHMNVN đã được hơn 50 nước trên thế giới công nhận và lập quan hệ ngoại giao. Trên lãnh thổ Việt Nam xuất hiện thêm một chính phủ, nhưng khác với VNDCCH và VNCH, CHMNVN chỉ khẳng định chủ quyền của mình đối với lãnh thổ miền Nam Việt Nam (tức là từ phía Nam vĩ tuyến 17) và coi mình là “đại diện hợp pháp và chân chính duy nhất cho nhân dân miền Nam Việt Nam”. CHMNVN được VNDCCH công nhận là chính quyền hợp pháp ở miền Nam Việt Nam và thiết lập Văn phòng Đại diện có quy chế ngoại giao tại Hà Nội. Cho đến ngày 30.4.1975, bên cạnh việc tham dự Hội nghi Paris bốn bên về Việt Nam, CHMNVN vận động để được tham gia các tổ chức quốc tế liên chính phủ. Đầu tiên là việc gia nhập Phong trào Không Liên kết tại Hội nghị cấp cao Alger 1973; sau đó là cuộc vận động để tham dự Hội nghị Ngoại giao về Luật quốc tế Nhân đạo tai Genève năm 1974; CHMNVN đã gửi Công thư cho Tổng thư ký LHQ yêu cầu được hưởng quy chế Quan sát viên tại tổ chức này (sau ngày 30.4.1975 CHMNVN tiếp quản quy chế Quan sát viên của VNCH tại LHQ)… Đầu năm 1974, khi Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, CHMNVN đã có Tuyên bố chính thức phản đối hành động này vì coi mình là người quản lý lãnh thổ miền Nam Việt Nam. 6. Ngay sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam 30.4.1975, CHMNVN đã có một loạt Tuyên bố khẳng định quyền thừa kế đối với tài sản quốc gia của miền Nam Việt Nam ở nước ngoài. Ví du như: Tuyên bố ngày 1.5.1975 của Bộ Ngoại giao CHMNVN khẳng định mọi tài sản, bao gồm cả tài liệu, hồ sơ lưu trữ, tài khoản ngân hàng, trụ sở, phương tiện giao thông và tất cả những tài sản khác của các cơ quan đại diện của VNCH ở nước ngoài (Đại sứ quán, Lãnh sự quán, Cơ quan đại diện bên cạnh các tổ chức quốc tế…) là tài sản của nhân dân miền Nam Việt Nam và phải do CHMNVN quản lý… Cũng với cách tiếp cận tương tự, CHMNVN đã đòi quyền đại diện tại hầu như tất cả các tổ chức quốc tế trong và ngoài hệ thống LHQ mà trước đó VNCH đã tham gia (WHO, ILO, UNESCO, ICAO, IAEA, IMF, WB…). Việc CHMNVN tiếp quản các cơ quan đại diện và tài sản của chính phủ VNCH cũng như quy chế hội viên tại các TCQT diễn ra thuận lợi, không gặp một trở ngại nào về pháp lý vì các quốc gia và tổ chức quốc tế đều quan niệm rằng đây chỉ là sự thay đổi chính quyền trên lãnh thổ miền Nam Việt Nam, không làm phát sinh chủ thể mới luật pháp quốc tế. Theo họ đây là thừa kế chính phủ chứ không phải thừa kế quốc gia. Việc tuyệt đại đa số thành viên Hội đồng Bảo an và Đại Hội đồng LHQ khóa XXX (1975) biểu quyết ủng hộ kết nạp CHMNVN cùng với VNDCCH làm thành viên LHQ càng chứng minh rõ việc này (năm 1975 không được kết nạp là do phiếu phủ quyết của Mỹ). Về đối nội, các văn kiện Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất tổ quốc diễn ra tại TP.HCM ngày 21.11.1975 đã khẳng định CHMNVN thi hành quyền lực pháp lý ở miền Nam, còn VNDCCH thi hành quyền lực ở miền Bắc. Chính quyền CHMNVN đã tổ chức các cuộc bầu cử ở cấp địa phương, và ban hành các văn bản pháp luật theo thẩm quyền. Trên biển, quân giải phóng MNVN đã tiếp thu tất cả các đảo trên biển Đông phía Nam vĩ tuyến 17 do quân đội VNCH đồn trú mà không gặp phải sự phản đối của bất kỳ quốc gia nào trong cũng như ngoài khu vực. 7. Tổng tuyển cử bầu quốc hội của nước Việt Nam thống nhất diễn ra trên toàn lãnh thổ VNDCCH và CHMNVN vào ngày 25.4.1976. Ngày 24.6.1976, Quốc hội Việt Nam thống nhất họp kỳ đầu tiên quyết định đặt tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) với Thủ đô là Hà Nội. Ngay sau đó, Bộ Ngoại giao CHXHCNVN có Công thư gửi cho các quốc gia và tổ chức quốc tế thông báo về những quyết định của Quốc hôi nước Việt Nam thống nhất và về việc hợp nhất cơ quan đại diện đối ngoại của VNDCCH và CHMNVN ở nước ngoài thành cơ quan đại diện của CHXHCNVN. Tuy vậy, vấn đề thừa kế quốc gia của Việt Nam lúc này diễn ra không hoàn toàn thuận lợi như trước đây. Quan điểm của CHXHCNVN không công nhận sự ràng buộc đối với những Hiệp định vay nợ mà VNCH đã ký trước ngày 30.4.1975 đã không được các quốc gia và tổ chức quốc tế chấp nhận. Quan điểm của các luật gia Việt Nam đấu tranh đòi áp dụng nguyên tắc thừa kế quốc gia đối với quốc gia mới độc lập cũng không thuyết phục được đối tác trong các cuộc đàm phán. Các quốc gia và tổ chức quốc tế nhất quán quan điểm coi CHXHCNVN là chủ thể mới của luật pháp quốc tế, hình thành trên cơ sở sát nhập VNDCCH và CHMNVN. Ba trường hợp sau sẽ cho thấy thực tiễn giải quyết vấn đề thừa kế quốc gia của CHXHCNVN. - VNCH là hội viện sáng lập của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) từ 1966. Trong gần 10 năm, ADB đã dành cho VNCH 11 khoản vay để thực hiện 9 dự án phát triển. Cho đến 30.4.1975, VNCH còn nợ ADB 5.580.000 USD (gần như tương đương với 5.360.000 USD là khoản đóng góp mà VNCH đang có tại ADB). Sau khi giải phóng miền Nam, ADB đương nhiên coi CHMNVN là hội viên thay thế cho VNCH. Nhưng sau khi thống nhất đất nước, để có thể thừa kế quyền hội viên của CHMNVN thì Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phải có Công thư ngày 30.8.1976 gửi cho Chủ tịch ADB tuyên bố thay mặt Chính phủ CHXHCNVN nhận tất cả những nghĩa vụ đối với các khoản tín dụng mà ADB dành cho miền Nam Việt Nam trước ngày 24.6.1976. - Đối với các Hiệp định tín dụng mà Chính phủ Nhật cho VNCH vay trước 1975, cách giải quyết có khác hơn, nhưng về nguyên tắc vẫn không thay đổi. Sau những cuộc đàm phán khó khăn và kéo dài, đầu năm 1978 hai bên đã đi đến thỏa thuận: CHXHCNVN đồng ý trả khoản nợ của VNCH trong thời hạn 25 năm, để đổi lại, trong vòng 3 năm Nhật viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam một khoản tiền tương đương với khoản nợ của VNCH, đồng thời trong 2 năm tài khóa 1978 - 1979 Nhật sẽ cung cấp cho CHXHCNVN một khoản tín dụng 20 tỉ Yên với lãi xuất ưu đãi là 2,78% và thời gian trả nợ là 30 năm. - Cuộc đàm phán đi đến bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ vào những năm 90 của thế kỷ trước cũng không phải là ngọai lệ, cuối cùng CHXHCNVN cũng đồng ý trả, tuy không phải là tất cả, những khoản tín dụng hợp lý mà Chính phủ Hoa Kỳ đã ký kết với VNCH. Công thư 1958 có ràng buộc CHXHCNVN hay không ? 1. Từ những dẫn chứng trên có thể kết luận: VNCH là một quốc gia chủ thể của luật pháp quốc tế và những hành động với tư cách quốc gia phù hợp với luật pháp quốc tế của VNCH cần phải được tôn trọng. Thực tế lịch sử cho thấy, tất cả những quốc gia bị chia cắt sau Chiến tranh Thế giới II, đều trở thành các quốc gia độc lập - chủ thể luật pháp quốc tế (CHLB Đức, CHDC Đức, Triều Tiên, Hàn Quốc…). Việt Nam không phải là ngoại lệ. Chẳng phải trước kia nhiều quốc gia cũng đã từng không công nhận Hàn Quốc hoặc Triều Tiên nhưng nay đã có quan hệ ngoại giao với hai quốc gia này. Thực tế này không cản trở việc thống nhất Hàn Quốc và Triều Tiên trong tương lai (như trường hợp Việt Nam và Đức). Tàu Trung Quốc nhiều lần hung hăng áp sát, đâm va tàu Việt Nam đang thực thi pháp luật tại Hoàng Sa - Ảnh: M.T.Hải Tàu Trung Quốc nhiều lần hung hăng áp sát, đâm va tàu Việt Nam đang thực thi pháp luật tại Hoàng Sa - Ảnh: M.T.Hải Chính phủ và các học giả Trung Quốc đang tìm cách không công nhận thực tế này với ý đồ tranh chấp chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa liệu có thể chối cãi được việc họ đã công nhận trên lãnh thổ Việt Nam giai đoạn 1954 - 6.1976 tồn tại hai quốc gia chủ thể luật pháp quốc tế thông qua việc bỏ phiếu ủng hộ VNDCCH và CHMNVN cùng gia nhập LHQ với tư cách là quốc gia hội viên? Và còn nhiều bằng chứng không thể bác bỏ khác. 2. Với tư cách là quốc gia chủ thể luật pháp quốc tế, VNCH đã tiếp quản và quản lý Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Mặc dù năm 1974 Trung Quốc chiếm được Hoàng Sa, nhưng luật pháp quốc tế đã khẳng định rõ ràng, xâm chiếm bằng vũ lực vĩnh viễn không đem lai danh nghĩa chủ quyền cho quốc gia đã tiến hành những hành động vi phạm luật pháp quốc tế. 3. Công thư năm 1958 của Thủ tướng VNDCCH Phạm Văn Đồng không nói đến hai quần đảo, không thể dùng Công thư này để khẳng định VNDCCH công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Tuy vậy, nếu không có Công thư này thì sẽ tránh được những sự lợi dụng ác ý. Cho dù những suy diễn về ý nghĩa của Công thư 1958 có đi xa như thế nào, cũng như phía Trung Quốc có đưa thêm bất kỳ bằng chứng gì để vu cáo Việt Nam, thì những gì liên quan tới Hoàng Sa và Trường Sa xảy ra ngoài lãnh thổ miền Nam Việt Nam trước 24.6.1976 không hề ràng buộc CHXHCNVN. Với tư cách là quốc gia thừa kế của VNDCCH và CHMNVN, những gì liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa nếu có sự mâu thuẫn giữa hai quốc gia tiền bối thì những hành động (hơn nữa, đó là những hành động rõ ràng, kiên quyết và phù hợp với luật pháp quốc tế) của CHMNVN và Chính phủ tiền nhiệm của nó là VNCH, người thực sự quản lý hai quần đảo này một cách hợp pháp, sẽ có hiệu lực ràng buộc đối với CHXHCNVN. Điều này được luật pháp quốc tế quy định rõ ràng. Xương máu bao đời của cả dân tộc Việt nam đã đổ ra để bảo vệ chủ quyền hai quần đảo sẽ không bao giờ trở thành vô ích. 4. Nếu có ai còn có những định kiến về học thuật (và cả chính trị, nếu có) thì cũng cần phải nhìn nhận thực tế khách quan được cả thế giới công nhận trên để đi đến những kết luận đúng đắn về thừa kế quốc gia của Việt Nam. Như G.V.Goethe, thi hào vĩ đại và là nhà tư tưởng của nước Đức đã từng nói: “Mọi lý thuyết đều màu xám, chỉ cây đời mãi mãi xanh tươi”.
 Quốc Pháp

Thứ Năm, 2 tháng 10, 2014

Thầy và ngôi trường cũ

Người thành cổ Quảng trị



Anh Phạm Phú Nam, người trực tiếp làm bộ phim Quảng Trị qua một giai đoạn lịch sử có lần tâm sự: Trong quá trình xúc tiến để hình thành bộ phim, tôi đọc một số tài liệu và hỏi chuyện nhiều người Quảng Trị, có điều tôi ghi nhận và thắc mắc là hầu hết khi trình bày tâm tư của mình theo từng vị trí khác nhau, mọi người đều nhắc đến tên Trường Nguyễn Hoàng, ngay Anh cũng thế, có những câu hỏi không liên quan, Anh đã tìm cách nói tới bằng tất cả sự thiết tha, điều gì đã làm nên sự kiện này?
Tôi không trả lời mà hỏi lại:
-   Khi đọc tư liệu, chắc Anh đã biết đến sự thành công của người Quảng Trị?
-   Có và tôi thật ngạc nhiên. Sự thành công nằm trên mọi lãnh vực, từ khoa học, văn học nghệ thuật, tôn giáo đến chính trị, quân sự ... có vị rất nổi tiếng trên thế giới.
-  Một thầy giáo ở ngoại tỉnh, khi đến đây dạy đã viết rằng... Nguyễn Hoàng của Quảng Trị như là Sorbone của Pháp, Harvard của Mỹ và Oxford của Anh ... Quả như thế, nhưng ngoài việc trao truyền và tiếp nhận kiến thức tổng quát về khoa học- xã hội, chúng tôi còn được dạy dỗ để khơi dậy những đức tính hiếm có mà hồn thiêng sông núi bao đời hun đúc, đó là tính cởi mở, bao dung, sự thương yêu đùm bọc và nhân ái, ân nghĩa. Những điều ấy tiềm tàng trong máu thịt chúng tôi và biểu lộ rõ nét qua mọi ứng xử.
Thực tế là vậy, chẳng có gì cường điệu, đặc biệt sau này khi Quảng Trị điêu tàn Trường cũng tan theo rồi mất luôn tên khi thế sự đổi thay thì tinh thần ấy càng được thể hiện một cách rõ nét. Nhứng cánh chim lạc đàn đã kết nối rồi cùng nhau đứng lên, khơi dậy ngọn lửa trong tim mình - tim bạn; soi rọi mọi ngõ ngách để tìm về với nhau, chẳng bao lâu hình thành sự liên kết gắn bó - không chỉ ở những tỉnh thành trong nước hay các tiểu bang ở Mỹ - mà là cả một cộng đồng Nguyễn Hoàng thế giới.
Một người xuất thân ở thế hệ đầu tiên, sau này là Giáo sư của trường, luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục cho con em Quảng Trị và tình thầy bạn cũ. Sau chiến tranh, sớm đứng ra kêu gọi: từ cuộc gặp gỡ bỏ túi, chuyển thành những cụm Nguyễn Hoàng nho nhỏ trong nước. Đến giữa thập niên 1990, khi ra nước ngoài, Thầy đã năng động đi đây đi đó, tổ chức Hội Đồng Hương Quảng Trị, bên cạnh là những nhóm thân hữu Nguyễn Hoàng. Trong mọi sinh hoạt từ hội ngộ đến báo chí cả trong và ngoài nước, Thầy đều giữ vai trò hỗ trợ trọng yếu, chả thế mà một cựu nữ sinh đã ví von theo ngôn ngữ Hollywood:" Có những sự kiện của Nguyễn Hoàng, đôi khi Thầy vừa viết kịch bản, đạo diễn, kiêm luôn người tài trợ !" Đó chính là vị cựu giáo sư của Trường Trung Học Nguyễn Hoàng - Quảng Trị:  Thầy Lê Hữu Thăng.
Thầy Lê Hữu Thăng dạy tôi trong những năm Đệ Lục, Đệ Ngũ ở trường quận. Với đôi mắt của đám học trò nhà quê, hình ảnh Thầy thật lớn lao, sáng ngời … Chúng tôi "ngắm" Thầy từ mái tóc, y phục đến dáng nét… Giờ học của Thầy lúc nào cũng sôi nổi với lời giảng sang sảng; với những câu chuyện lôi cuốn, hấp dẫn!
Thuở học trò, thời Trung học Đệ Nhất cấp là thời kỳ bánh tẻ, trái tim vừa tròn để biểu hiện mọi cảm xúc và trí não đang vô tư để thấy những gì chung quanh đều phơi phới. Tất cả hòa quyện lại và dang rộng ra tiếp nhận mọi thứ một cách tự nhiên, không đắn đo cân nhắc. Chính vì thế, giai đoạn này là giai đoạn học sinh ảnh hưởng từ Thầy Cô rất lớn - nhất là một ngôi trường nhỏ, chỉ có mấy lớp. Sĩ số lớp tôi chưa tới 30 học sinh nên Tình Thầy Trò gần gũi, chan hòa, cởi mở, sự ảnh hưởng tác động này khi vào đời mới thấy rõ, đôi khi đi theo suốt cả quãng đời còn lại của đứa học trò ngày xưa.
Năm 1963 lúc tôi về Nguyễn Hoàng, Thầy đang ở trong quân đội,  rồi nghe Thầy giải ngũ và về dạy lại trường xưa, từ đó không biết tin gì về Thầy nữa, ngay cả những lúc ở cùng thành phố Đà Nẵng trong thời gian phố xưa Quảng Trị đã thành bình địa.
Thời điểm Thầy trở lại Nguyễn Hoàng là lúc Trường đã đang trên đà phát triển mạnh về cơ sở cũng như số lượng học sinh và giáo sư. Đến năm 1966 Trường đã có 60 lớp với hơn 3.000 học sinh cùng đội ngũ thầy, cô giáo và nhân viên trên 100 người. Quảng Trị là một địa danh không bình an nên với những vị ở xa được bổ nhiệm đến, ai cũng lo lắng mọi bất trắc có thể xảy ra. Thầy là người luôn động viên, tìm mọi cách tạo điều kiện thoải mái về tinh thần cũng như vật chất. Trong một lần gặp mặt gần đây, Thầy Đỗ Trinh Huệ đã bộc bạch: “Nói chuyện ân nghĩa thì vô cùng, nhưng anh Thăng là người se duyên cho vợ chồng tôi, thậm chí lúc sinh con đầu lòng, Anh là người đưa vợ tôi vào bệnh viện!”.
Chiến tranh ngày càng khốc liệt, toàn bộ quận Trung Lương và Gio Linh phải di tản, dân chúng được đưa vào trại tạm cư tại Cam Lộ, Tích Tường,  Như Lệ... tình trạng học sinh rất bi đát. Để phần nào giúp đỡ giải quyết khó khăn này, Thầy tìm hiểu hoàn cảnh những học sinh Đệ Nhị Cấp đưa về nhà ăn ở hoặc cung cấp tiền thanh toán chi phí tại quán cơm xã hội, mỗi năm có từ 8 đến 10 học sinh được Thầy quan tâm. Thầy nói “Tui giúp mấy đứa nam sinh nghèo ăn học để ít nhất các em cũng kiếm được cái bằng tú tài 1. Nếu có chí các em học tiếp thì tốt; hoặc giả có đăng lính cũng được mang lon sĩ quan cho đỡ khổ”. Kết quả là một số học sinh nghèo được thầy giúp đỡ ngày ấy đã thành tài. Sau nầy, thỉnh thoảng những người thành đạt ấy đã tìm đến thăm Thầy. Họ nhắc lại chuyện xưa và bày tỏ lòng tri ân, bởi theo họ, những ngày tháng được Thầy cưu mang như là một đầu cầu, một điểm tựa cho đòn bẫy vào đời.
Ngoài chức năng Giáo sư, Thầy còn là thành viên nồng cốt của Hội Hồng Thập Tự Quảng Trị, tổ chức này ra đời vào tháng 7 năm 1967, được sự nhiệt tình tham gia của nhiều Thầy Cô giáo và học sinh các trường Trung học, tích cực chia sẻ những khó khăn của đồng bào trong tai ương hoạn nạn.
Những tưởng cuộc sống êm trôi như thế với người dân chân chất, hiền hòa, nhưng sự kiện Mùa Hè 1972 đảo lộn tất cả! Dân Quảng Trị phải xuôi Nam tạm cư tại Đà Nẵng. Bên cạnh muôn vàn khốn khó của dân chúng, việc học cũng là vấn nạn cho những người có trách nhiệm. Chỉ sau hai tháng, ngoài việc tái lập lại trường Nguyễn Hoàng của Ty Giáo Dục tại Non Nước. Với chức năng là đại diện Hội Hồng Thập Tự/Vùng I, lúc bấy giờ Thầy Lê Hữu Thăng đã vận động tổ chức Tin Lành Việt Nam thành lập trường Trung học Hiền Lương Nghĩa Thục gồm hai Trung tâm Non Nước và Hòa Khánh do Thầy Thái Mộng Hùng làm Hiệu trưởng, sau này Thầy Nguyễn Ngọc Bôi thay thế. Đây là mô hình trường Tư thục (gồm học sinh các trường Thánh Tâm, Bồ Đề, Phước Môn), nhưng miễn học phí. Để hổ trợ và điều hành trường Hiền Lương Nghĩa Thục và công việc xã hội, một số Thầy Cô giáo Quảng Trị thành lập Đoàn Giáo Chức Công Tác Xã Hội Quảng Trị.
Tháng 3 năm 1974, cùng theo đồng bào hồi cư, các trung tâm này được chuyển ra Hải Lăng, đặt cơ sở tại Bến Đá. Những chương trình giáo dục và xã hội được tiến hành tốt đẹp và phù hợp với cuộc sống của bà con, nhưng đến tháng 3 năm 1975, theo vận nước, trường Nguyễn Hoàng và trường Hiền Lương Nghĩa Thục đều bị xóa tên.
Sau gần 20 năm, các cựu học sinh Nguyễn Hoàng đã tìm đến nhau như một nhu cầu bức thiết về tinh thần; về kỷ niệm một thời tuổi trẻ và về Quảng Trị thân yêu. Lúc đó Thầy Lê Hữu Thăng đang sinh sống tại Saigon. Thầy nhận trách nhiệm đứng ra vận động thành lập ban tổ chức buổi họp mặt Nguyễn Hoàng đầu tiên vào năm 1992 tại Saigon, quy tụ hơn 400 người, mỗi người một hoàn cảnh: Khó khăn, nhếch nhác, mọi khuôn mặt đều đậm nét phong sương, nhưng vẫn còn nụ cười, ánh mắt năm xưa với bao niềm xúc động. Cuộc hội ngộ này đánh dấu mốc quan trọng để cùng nhau nhóm lên ngọn lửa Nguyễn Hoàng, từ đó những lần họp mặt được tiếp tục và tình hình đã thuận lợi để thành lập Ban Liên Lạc. Quý Thầy Cô và Anh Chị Em Cựu Học sinh đã kiện toàn tổ chức và có những hoạt động tương thân tương ái ... Đây cũng là thời điểm chính phủ Hoa Kỳ có chính sách di dân rộng rãi với nhiều đối tượng, một số thành viên Nguyễn Hoàng đã lên đường theo đoàn người này.
Phần tôi, khi đất nước quay cuồng trong khốc liệt chiến tranh và những biến động của lịch sử, tôi tưởng chừng như sẽ không còn liên lạc được với ai nữa. Những năm đầu thập niên 1990 trong lam lũ cơ cực nơi quê nhà, bằng cách nào đó Lê Ngọc Giao đã tìm ra tôi, lúc đó anh đang ở Thanh Đa (Saigon). Anh là cánh cửa mở ra cho tôi tiếp xúc với thế giới bên ngoài và trong vô số tin tức chuyển đến có tin về Thầy, tôi thật vô cùng sung sướng.
Năm 1994, lúc vào Saigon làm thủ tục xuất cảnh tôi đi tìm Thầy thì Thầy đã qua Mỹ. Năm sau tôi cũng tiếp bước. Ở môi trường mới với biết bao khó khăn, lạ lẫm, ai cũng tìm đủ phương cách để sớm hội nhập nên chưa có thời gian để tìm kiếm người thân quen.
Rồi thời gain cũng qua đi. Khi mọi người phần nào đã hòa nhập với sinh hoạt ở đất tạm dung thì tôi cũng liên lạc được với Thầy, chúng tôi đều rất hạnh phúc. Tôi nhắc lại những kỷ niệm thời làm học trò trường Quận ngày nào; xúc động thay Thầy còn nhớ một số khuôn mặt học trò trong lớp ngày ấy.
Nơi đất khách, ngọn lửa tim của người năng nổ trong sinh hoạt Hồng Thập Tự Quảng Trị ngày nào lại bùng cháy. Thầy liên lạc, kết nối vận động thành lập Hội Đồng Hương Quảng Trị ở một số tiểu bang và những nhóm Thân Hữu Nguyễn Hoàng. Để công việc này phổ biến, năm 1997, Thầy cùng với Anh Chị Em Nguyễn Hoàng Quảng Trị tại Colorado phát hành Đặc san Hương Quê, nhờ đó rất nhiều người tìm đến được với nhau.
Thấy được nhu cầu cần thiết trong việc bảo tồn và phát triển văn hóa Quảng Trị nơi xứ người - đặc biệt đối với thế hệ trẻ muốn tìm hiểu về cội nguồn của mình, Thầy khởi xướng và có sự phối hợp của Ban Điều Hành các Hội Đồng Hương, thống nhất cho ra tập Kỷ Yếu Quảng Trị. Bằng uy tín và sự quen biết tin cậy, Thầy vận động được nhiều nhà biên khảo, nghiên cứu, nhà văn, thơ trong cũng như ngoài tỉnh cộng tác.
Sau một năm chuẩn bị, vào tháng 4 năm 2000, tập sách được ra mắt tại Philadelphia, xem đây như là một tập hợp cơ bản về lịch sử, địa lý, con người và những thành tựu của họ cùng những tai ương mất mát người Quảng Trị phải gánh chịu trong quá trình hình thành phát triển. Kỷ Yếu Quảng Trị đã trở thành kho tài liệu để mọi người tra cứu. Trong tâm ý, nghĩ đến một tác phẩm hoành tráng để đời, Thầy chăm sóc với phương cách tốt đẹp nhất cả nội dung lẫn hình thức mặc dầu phải chịu chi phí in ấn khá cao.
Sau thành công của tập sách này, thấy được giá trị của việc phổ cập văn hóa và giao lưu tình cảm, Thầy nảy ra ý định phát hành Kỷ Yếu Nguyễn Hoàng. Một Ban Biên Tập được thành lập gồm những học sinh có tâm huyết và khả năng viết đang sống rải rác trên nhiều tiểu bang của Hoa Kỳ. Công việc đang tiến hành tốt đẹp thì xảy ra một số ý kiến mâu thuẫn trong điều hành và cấu trúc, nhưng cuối cùng tập sách cũng hoàn tất và được ra mắt tại Nam - Cali vào ngày 29 tháng 12 năm 2002, đây cũng là lần họp mặt Nguyễn Hoàng đầu tiên tại Hoa Kỳ.
Mặc dầu gặp khó khăn nhiều mặt trong lúc tiến hành hai tập Kỷ Yếu vừa rồi, Thầy không nản chí, mệt mỏi và nghiệm ra rằng những tư liệu và kỷ niệm của hai tập sách chuyển tải chỉ gói gọn trong đặc trưng của nó. Vốn là người có nhiều hoài bão, pha chút lãng mạn và đam mê báo chí, Thầy vận động cho ra Tạp chí Thạch Hãn, chuyên về văn nghệ, biên khảo với thành phần chủ chốt cũng là những cây viết Nguyễn Hoàng. Tạp chí ra mắt vào ngày 2 tháng 4 năm 2004 tại Houston, do Hội Quảng Trị địa phương bảo trợ, mặc dầu chỉ ra hai số, nhưng được đồng hương và thân hữu nồng nhiệt ủng hộ. Tuy nhiên bên cạnh đó, Thầy đã gặp đôi điều tế nhị khó xử trong việc chọn lựa bài vở vốn do Ban Biên Tập quyết định: Đã có một bậc trưởng thượng buộc Thầy phải trả lại bản thảo trong vòng 24 giờ và một nữ lưu đã "hờn dỗi" khi tùy bút " Sương Khói Một Thời" không được đăng.
Cũng thời điểm này, trong nước Ban Liên Lạc Nguyễn Hoàng tại thành phố Huế có sáng kiến tuyệt vời là sẽ phát hành tập sách Trường Nguyễn Hoàng - Chân Dung và Kỷ Niệm (NH-CD&KN) với dự kiến sẽ phát hành 10 số, do cựu học sinh Võ thị Quỳnh đảm trách. Một lần nữa, Thầy là người ủng hộ mạnh nhất về tinh thần và vật chất.
Sau khi tập 1 NH-CD&KN phát hành, với bài viết "Chim Xa Bầy Lạc Loài Kêu Sương" của Lê Đức Dục trên báo Tuổi Trẻ, tập sách đã được đông đảo cựu học sinh và Thầy Cô biết đến, tạo sự liên lạc mật thiết, đón nhận và cộng tác nồng nhiệt. Năm nào vợ chồng Thầy cũng về thăm quê, vì thế Thầy luôn là người chuyển một số lượng sách không nhỏ qua Mỹ. Thầy đã liên hệ với nhiều người ở các tiểu bang, có được sự hỗ trợ mạnh mẽ để nuôi dưỡng phát triển tập sách theo tâm nguyện ban đầu... Nhưng sau 4 số, có những ý kiến, thắc mắc với cách thức điều hành và quản lý. Tuy nhiên, theo giải thích của người biên tập, hoài bão của Võ Thị Quỳnh là sẽ thành lập Thư Quán Nguyễn Hoàng tại Quảng Trị như là điểm giao lưu và dừng chân của tất cả cựu học sinh khi có dịp trở về ... Đến giờ phút này thì tập sách đã vững chải để thẳng bước đến bến bờ mong đợi.
Một sự kiện sinh hoạt văn hóa khác ít ai biết đến cũng trong năm 2005 là việc thành lập Hội Văn Học Nghệ Thuật Quảng Trị. Từ việc thao thức với văn hóa, văn nghệ tỉnh nhà, một nhóm cựu học sinh Nguyễn Hoàng đã cùng nhau thành lập Hội với mong muốn phục hưng những nét văn hóa đặc thù Quảng Trị - cụ thể qua con người với những đóng góp nhiều mặt cho xã hội. Hội dự định sẽ phát hành tập Kỷ Yếu Văn Học Nghệ Thuật Quảng Trị và năm 2008 sẽ ra mắt nhưng chuyện mới bắt đầu thì anh Lê Văn Khôi - người có sáng kiến thành lập qua đời - mọi kế hoạch phải bỏ dở.
Đến đây chúng ta phải công nhận rằng thông tin báo chí giữ vai trò quan trọng trong mọi sinh hoạt Nguyễn Hoàng, đó là nơi để liên lạc, phổ biến, bày tỏ, nuôi dưỡng mối thâm tình đồng môn. Thấy được giá trị tiềm tàng ấy, năm 2008 Ban Liên Lạc Nguyễn Hoàng tại Huế đã cho phát hành ấn phẩm Nguyễn Hoàng với lời động viên của Thầy Lê Hữu Thăng: "Đặc San của Ban Liên Lạc chính thức đại diện cho tổ chức Nguyễn Hoàng tại Huế là phương tiện thông tin sinh hoạt, tương trợ giúp Thầy Cô và đồng môn", cũng là dịp để xóa mọi hiểu lầm từ trước. “Như vậy, trên mảnh đất Huế, Nguyễn Hoàng chúng ta sẽ có hai tập sách, ấn phẩm của Ban Biên Tập Cựu Học sinh Nguyễn Hoàng tại Huế và Trường Nguyễn Hoàng- Chân Dung và Kỷ niệm của cô Võ thị Quỳnh”. Qua ấn phẩm này, Ban Liên Lạc bày tỏ sự cảm thông: " ....chúng tôi nghĩ rằng việc song song tồn tại ấn phẩm của chúng tôi và tập sách của Võ thị Quỳnh chẳng có gì trở ngại, biết đâu trong vườn hoa có nhiều hoa thơm và cỏ lạ lại là điều đáng quý vậy ...".
Nhưng tài hoa thì phận mỏng, cũng như Tạp chí Thạch Hãn và Kỷ Yếu Hội Văn Học Nghệ thuật Quảng Trị ở hải ngoại, ấn phẩm Nguyễn Hoàng chỉ ra được 2 số.
Tôi có tất cả sách báo Nguyễn Hoàng phát hành trong 10 năm nay, phải công nhận ấn phẩm này có giá trị nỗi trội, cả cách trình bày lẫn nội dung bài vở, nghiêm túc và trang nhã, thơ văn được chọn kỹ lưỡng. Cũng như tập Hương Quê Nhà của Ban Liên Lạc Nguyễn Hoàng Saigon, xứng đáng là tờ báo tiêu biểu cho một Trung tâm Văn Hóa Giáo Dục (Trường Nguyễn Hoàng).
Qua những lần hội ngộ, sinh hoạt báo chí cùng với sự bùng nổ thông tin, cộng đồng Nguyễn Hoàng thế giới thật gần gũi, gắn bó thêm ... Một tâm nguyện mà tất cả những cựu học sinh hải ngoại mong ước là sự có mặt của Thầy Hiệu trưởng Thái Mộng Hùng trong dịp hội ngộ, nhưng sau hai lần phỏng vấn, Thầy vẫn không đến được Mỹ và đến một ngày vào năm 2006, mọi người đều bàng hoàng khi hay tin Thầy bị tai nạn qua đời ... Thầy Lê Hữu Thăng đã cùng với Quý Thầy Cô và cựu học sinh đã lên một chương trình tang lễ rất chu đáo từ chi tiết kế hoạch tổ chức đến điếu văn và sắp xếp lễ viếng cho các đoàn từ nhiều nơi về Đà Nẵng và sau đó là xây lăng mộ.
Một sự kiện khác biểu lộ rõ nét tấm lòng của mọi thành viên với tên Trường cũ: Ngày 18/10/2008, hội thảo cấp quốc gia về đề tài " Chúa Nguyễn và Vương Triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX” được tổ chức tại Thanh Hóa. Nhiều sử gia, học giả đã đánh giá đúng mức công lao nhà Nguyễn mà khởi đầu là Chúa Nguyễn Hoàng: “Nhà Nguyễn đã để lại một di sản lớn lao nhất là một giang sơn đất nước trải rộng trên lãnh thổ thống nhất từ Bắc chí Nam, gần như tương ứng với lãnh thổ Việt Nam hiện đại, bao gồm cả đất liền và hải đảo trên biển Đông. Trên lãnh thổ đó là một di sản văn hóa đồ sộ bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể ".
Sau đó trên tờ Tuổi Trẻ, nhà báo Lê Đức Dục đã có loạt bài mô tả cụ thể quá trình mở cõi của Chúa Nguyễn, rốt lại là bài "Sự Tưởng Niệm Lặng Lẽ " ghi những sinh hoạt của Cựu Học Sinh Nguyễn Hoàng với biết bao xúc động. "Danh thơm của người mở cõi dành cho ngôi trường được vinh dự mang tên, nhưng tên Trường nay cũng không còn". Bằng những sự kiện ấy, mọi người những tưởng cơ duyên đã đến. Thầy Lê Hữu Thăng mở ra một cuộc vận động để phục hồi tên Trường, Thầy Trần Kiêm Đoàn viết Bản Thỉnh Nguyện Thư chính thức, bên cạnh đó là thư của các học sinh mà dẫn đầu là các cựu nữ sinh, cá nhân cũng như tập thể. Trong thư dưới tiêu đề " Nguyễn Hoàng - Xin trả lại tên Trường", một cựu nữ sinh đã viết: “… Bởi thế, nguyện vọng xin trả lại tên Trường Nguyễn Hoàng là điều chính đáng. Đó không chỉ thể hiện sự biết ơn tiền nhân mà còn là thước đo lòng nhân ái và đạo đức của người Việt Nam trong thời hiện tại".
Nhưng mọi chuyện cũng chỉ là ước mơ ... Bởi lẽ ai cũng hiểu rằng đây không phải chỉ là vấn đề lịch sử, văn hóa ...
Như đã trình bày, dù ở nhiều nơi đã hình thành những cụm, những Ban Liên Lạc để sinh hoạt, gặp gỡ hàng năm ... nhưng ước nguyện để có một lần hội ngộ trên sân trường cũ cứ canh cánh bên lòng. Ý niệm này được Thầy nhen nhúm từ năm 2005 với một chương trình quy mô như là một Festival, đầy ắp tình cảm pha chút lãng mạn, nhưng khi thực sự bắt tay vào việc lại gặp muôn vàn khó khăn ... Ở vị trí tế nhị: Thầy âm thầm hỗ trợ trong tổ chức cũng như vận động, cuối cùng ngày 4 tháng 8 năm 2007, buổi hội ngộ đã hình thành và số người tham dự vượt quá dự tính của Ban Tổ chức.
Đã có hàng chục bài viết về ngày hội dưới góc độ nhìn nhận và cảm xúc khác nhau. Cũng từ điểm mốc lịch sử này hình thành một mạng liên lạc rộng lớn và có nhiều cây bút xuất hiện tạo nên không khí khởi sắc, sinh động trên nhiều diễn đàn văn nghệ. Đến nay, chúng ta đã có Đặc San Nguyễn Hoàng Bắc-Cali, Đặc San Nguyễn Hoàng Nam-Cali, Trường Nguyễn Hoàng-Chân Dung và Kỷ Niệm, Ấn phẩm Nguyễn Hoàng tại Huế và Hương Quê Nhà ở Saigon.
Là một người học trò của Nguyễn Hoàng thuộc thế hệ đầu tiên, sau này trở về dạy lại trong gần 10 năm nhưng Thầy Lê Hữu Thăng luôn tự nhận mình là một cựu học sinh, thường xuyên quan tâm chăm sóc đồng môn và Thầy Cô giáo. Khi nghe một thành viên Nguyễn Hoàng gặp khó khăn, bệnh tật hay qua đời, bằng cách này hay cách khác, đã có những biểu lộ tình cảm thiết thực, Thầy cũng luôn tạo điều kiện để có mặt trong những lần Hội Ngộ từ Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Hàm Tân, Đồng Nai, đến Saigon. Thầy còn ước ao thắp lên ngọn lửa để hình thành các tổ chức ái hữu CHS/NH ở các địa danh như Nha Trang, Dalat, Banmethuot, Cần Thơ, v.v…
Gần đây, chắc hẳn quý thầy cô và cựu học sinh Nguyễn Hoàng khó mà quên được việc Thầy bỏ nhiều công sức để lo tổ chức sinh nhật lần thứ 90 của Thầy Lê Văn Quýt. Việc làm ấy không chỉ là điểm sáng tâm hồn giữa cái thời đạo đức đang suy đồi nầy mà còn là quá đổi tuyệt vời vì Thầy đã hành xử kịp lúc (vì chỉ sau nửa năm là thầy Quýt qua đời). Chúng ta cũng đã nghe được lời bày tỏ chân tình, xúc động của vị Giáo sư trưởng lão đối với Thầy Thăng - người học trò cũ và cũng là đồng nghiệp của mình.
Xuất thân trong một gia đình bình thường, thấm nhuần truyền thống đạo lý nhân nghĩa, được hun đúc tác động bởi hạnh nguyện từ bi và quan hoài đến những người chung quanh, lòng Thầy không yên khi thấy những mảnh đời cơ cực, nhất là với thế hệ trẻ, khó khăn trên đường học vấn.
Những năm cuối thập niên 2000, khi trả xong nợ áo cơm, Thầy trăn trở cố tìm ra một mô hình để giúp đỡ những sinh viên nghèo Quảng Trị. Sau 3 năm nghiên cứu và thử nghiệm, niên khóa 2009 - 2010 chương trình tạm hoàn chỉnh dưới hình thức giúp đỡ trực tiếp qua tìm hiểu cụ thể, với sự cộng tác điều hành của Ban Liên Lạc Nguyễn Hoàng tại Quảng Trị. Tâm nguyện sau cùng của Thầy là tạo điểm tựa, tiếp sức mở đường cho thế hệ sinh viên Quảng Trị tốt nghiệp Đại học trở thành những nhà khoa học, chuyên gia, trí thức nhằm xây dựng một nền kinh tế, công nghiệp hiện đại, góp phần tạo khởi sắc cho quê hương, đáp ứng nhu cầu cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Đến nay đã qua nhiều năm ở tuổi thất thập, Thầy vẫn năng động trong mọi lãnh vực. Vốn là người có nhiều kinh nghiệm và khả năng tổ chức, Thầy đã đưa ra những đề nghị hợp lý cho sinh hoạt Nguyễn Hoàng. Chính Thầy là người gợi ý họp mặt kỷ niệm 60 năm thành lập Trường Nguyễn Hoàng (1952-2012) và ấn hành Đặc San kỷ niệm. Không chỉ lên kế hoạch, Thầy thực sự bắt tay ngay vào những bước khởi đầu chuẩn bị. Tôi cũng vừa biết tin Thầy đã hỗ trợ thực hiện xong logo trường Nguyễn Hoàng và đã gởi tặng cho một số CHS/NH ở các tỉnh trong nước. Đây là những huy hiệu để Người Nguyễn Hoàng cài trên ngực áo khi đến những điểm hội ngộ của Trường. Lửa tim Nguyễn Hoàng ở Thầy còn thể hiện bằng mô hình Trường Nguyễn Hoàng xưa mà Thầy đã mày mò dựng lên từ những vật liệu thô sơ tự tìm kiếm. Trong ngày họp mặt NH/Saigon tân niên 2012, mô hình nầy đã làm xúc động bao lòng ngưởi năm cũ và nó trở thành tâm điểm để những người về dự hội ghi hình kỷ niệm bên nhau.
Hình như Thầy đã vạch cho mình một tiêu chí trong cuộc sống, cứ thẳng đường mà bước, không bị ràng buộc bởi quyền lực hay cám dỗ danh lợi. Hạnh phúc đối với Thầy là " Cho Đi", xem niềm vui của người là niềm vui của mình và thực hiện những điều đó trên mọi lằn ranh hay định kiến - cho dù bị thiệt thòi hay kẻ khác phê phán.
Nói đến đây tôi cũng thấy cần phải cảm ơn Cô Diệp Kim Liên - Người bạn đời của Thầy - Tôi muốn nói rằng tâm huyết của Thầy được thực hiện một phần cũng nhờ vào sự đồng thuận và góp sức của Cô. Qua bao biến thiên của thế sự, Thầy Cô vẫn son sắt bên nhau từ thưở ban đầu cho đến bây giờ răng long tóc bạc. Thật là Thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn. Không chỉ về mặt xã hội mà trong gia đình, Thầy còn là một Người Chồng - Người Cha - Người Ông lý tưởng. Ai đã từng đến nhà Thầy đều cảm nhận được điều đó. Bởi vậy cuộc sống gia đình Thầy Cô dù qua bao thăng trầm vẫn chan chứa tình yêu thương, sẻ chia và hạnh phúc.
Một đặc điểm đáng quý ở Thầy là không chỉ luôn chịu khó lắng nghe mà Thầy còn trao đổi, đề nghị góp ý khi chuẩn bị thực hiện một việc gì - điều nầy thật hiếm có ở những người lớn tuổi. Mọi việc tập thể hay gia đình, Thầy đều tham khảo ý kiến người khác ngay cả với những học trò rất trẻ. Bởi thế chung quanh Thầy đã hình thành một vành đai tình cảm - hoặc nói đúng hơn - ở Thầy đã tỏa ra năng lượng thuyết phục hay một từ trường có lực cuốn hút, nên ở bên cạnh Thầy họ thấy bình an và đầy tin cậy.
Nghề Giáo như người chèo thuyền, âm thầm đưa khách sang sông . Đến lúc tay chèo đã mỏi, tìm một bến lặng yên nào đó, neo lại, có khi rất cô đơn. Với Thầy thì không như thế, bến đò của Thầy luôn nhộn nhịp, rộn ràng khách từ muôn phương tìm về, vây quanh như là biểu hiện lòng tri ân, sự quý mến, cũng là cách làm ấm thêm và sáng lên ngọn lửa Nguyễn Hoàng.
Có lần tôi nói vui:" Em học lóm ở Thầy nhiều thứ lắm...", nhưng cuộc đời Thầy là cả một Giáo Trình với nhiều Bài Giảng, cho dù một học sinh cố gắng cách mấy cũng không bao giờ Học Thuộc hết được. Mai này khi vô thường đến, Thầy sẽ không còn hiện diện trên cõi đời nầy nữa nhưng những gì Thầy để lại mãi còn đó, đậm nét trong lòng mọi người với vô vàn trân quý và cảm phục.
Xin dâng tặng Thầy bó hồng tươi thắm từ trái tim chan chứa niềm tôn kính của em - đứa học trò ngày cũ của Thầy.
Học trò Lê Văn Trạch
(Memphis, USA đầu năm 2012)
Email: letrach@yahoo.com

Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

Điệp Viên Hoàn Hảo X6

Người thành cổ Quảng trị


Larry Berman
Điệp Viên Hoàn Hảo X6

Lời Nhà xuất bản
 
 Tháng 4/2007 Giáo sư, nhà sử học người Mỹ Larry Berman cho ra mắt bạn đọc cuốn sách với tựa đề Điệp viên hoàn hảo. Khắc họa chân dung cuộc đời và sự nghiệp của nhà trình báo chiến lược Phạm Xuân Ẩn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Năm 2007 bản tiếng Việt đã được xuất bản tại NXB Thông Tấn.
Sau 6 năm tác phẩm ra đời, trong dòng hồi tưởng mới về câu chuyện với đầy đủ tình tiết và sự thực mà ông vẫn lưu lại đã xuất hiện chưa đầy một năm sau khi ông qua đời. Trong ấn phẩm mới này tác giả đã bổ sung những câu chuyện và tình tiết mới mà hổi năm 2007 chưa thể kể ra và cũng phản ánh lại việc một số độc giả dân sự, quân sự Mỹ đã phản ứng về cuốn sách này cũng như nhân vật và con người Phạm Xuân Ẩn như thế nào? Trong ấn bản mới còn có bài viết của nguyên phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, nhà sử học Dương Trung Quốc với tiêu đề “Hãy viết sự thật” được coi như lời mở đầu cho lần xuất bản này, những bài viết đầy cảm động và chân thực với lòng tin tưởng của những người đông chí, đồng đội của Phạm Xuân Ẩn, như các ông Mười Hương, Mười Nho, Tư Cang, Bà Tám Thảo...
Trân trọng giới thiệu công trình nghiên cứu của giáo sư Larry Berman, cảm ơn tác giả cùng những đóng góp quý báu của các bài viết để cuốn sách “Điệp viên hoàn hảo” được ra mắt bạn đọc nhân kỷ niệm ngày sinh của Tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn (12/9).
Nhà Xuất Bản Hông Đức và First News - Trí Việt trân trọng giới thiệu bản ỉn mới “Điệp viên hoàn hảo” cùng quý độc giả.
Nhà Xuất Bàn Hồng Đức
* * * * *
Tháng 4/2007 Giáo sư, nhà sử học người Mỹ Larry Berman cho ra mắt bạn đọc cuốn sách với tựa đề Điệp viên hoàn hảo. Khắc họa chân dung cuộc đời và sự nghiệp của nhà tình báo chiến lược Phạm Xuân Ẩn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Năm 2007 bản tiếng Việt đã được xuất bản tại NXB Thông Tấn.
Sau 6 năm tác phẩm ra đời, trong dòng hồi tưởng mới về câu chuyện với đầy đủ tình tiết và sự thực mà ông vẫn lưu lại đã xuất hiện chưa đầy một năm sau khi ông qua đời. Trong ấn phẩm mới này tác giả đã bổ sung những câu chuyện và tình tiết mới mà hổi năm 2007 chưa thể kể ra và cũng phản ánh lại việc một số độc giả dân sự, quân sự Mỹ đã phản ứng về cuốn sách này cũng như nhân vật và con người Phạm Xuân Ẩn như thế nào? Trong ấn bản mới còn có bài viết của nguyên phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, nhà sử học Dương Trung Quốc với tiêu đề “Hãy viết sự thật” được coi như lời mở đầu cho lần xuất bản này, những bài viết đầy cảm động và chân thực với lòng tin tưởng của những người đông chí, đồng đội của Phạm Xuân Ẩn, như các ông Mười Hương, Mười Nho, Tư Cang, Bà Tám Thảo...
Trân trọng giới thiệu công trình nghiên cứu của giáo sư Larry Berman, cảm ơn tác giả cùng những đóng góp quý báu của các bài viết để cuốn sách “Điệp viên hoàn hảo” được ra mắt bạn đọc nhân kỷ niệm ngày sinh của Tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn (12/9).
Nhà Xuất Bản Hông Đức và First News - Trí Việt trân trọng giới thiệu bản ỉn mới “Điệp viên hoàn hảo” cùng quý độc giả.
Nhà Xuất Bàn Hồng Đức
______________________________
"PHẠM XUÂN ẨN THỰC SỰ LÀ “ĐIỆP VIÊN HOÀN HẢO”Nhà Chỉ huy Tình báo Chiến lược Trần Quốc HươngNguyên Bí Thư BCH TW Đảng Cộng sản Việt Nam, Chỉ huy Mạng lưới Tình báo Chiến lược chống Mỹ, Trưởng Ban Nội Chính Trung ươngChỉ sau vài lần gặp gỡ, trò chuyện, tôi và Phạm Xuân Ẩn nhanh chóng thân nhau.Bức ảnh Ẩn cầm băng-rôn đi đầu trong đám tang học sinh Trần Văn Ơn đã để lại một ấn tượng sâu sắc về một thanh niên nhiệt thành yêu nước trong phong trào học sinh sinh viên Sài Gòn - Gia Định. Ẩn từng tham gia tổ chức Thanh niên Tiền Phong và đã học qua lớp công tác tuyên truyên của Việt Minh. Ẩn từng được giao nhiệm vụ điệp báo và được kết nạp Đảng từ năm 1953. Năm 1954, Phạm Xuân Ẩn bị chính quyền miền Nam gọi nhập ngũ và được trưng dụng làm bí thư phòng Chiến tranh tâm lý trong Bộ Tổng hành dinh quân đội Liên hiệp Pháp. Nơi đây, Ẩn kết thân với đại tá Edward Lansdale, Trưởng phái bộ quân sự đặc biệt của Mỹ (SMM), thực chất là chỉ huy CIA ở Đông Dương dưới vỏ bọc trưởng phái đoàn viện trợ quân sự Mỹ (US. MAAG) tại Sài Gòn. Tôi chọn Phạm Xuân Ẩn cho mục tiêu lâu dài vì hội đủ các yếu tố và điều kiện lý tưởng cho những hoạt động tình báo chiến lược. Tôi thường tới nhà chơi và cha mẹ Ẩn cũng coi tôi như con cái trong gia đình. Sau ba năm thử thách và cân nhắc mọi khả năng, năm 1957, tôi vạch kế hoạch đưa Ẩn sang Mỹ du học. Trước hết, để Ẩn nắm tình hình nước Mỹ, sau là tạo bình phong thuận lợi cho hoạt động tình báo chiến lược về lâu dài này. Đây được xem là bước chuẩn bị để “đón đầu” một cuộc chiến chắc chắn sẽ xảy ra với Mỹ. Khi kế hoạch được trình lên, cấp trên có phần nghi ngại khả năng Ẩn ra đi sẽ không trở về. Nhưng tôi rất tin tưởng người thanh niên ấy nên đã quyết báo vệ quan điềm của mình. Cuối cùng, cấp trên đồng ý.Hoàn cảnh gia đình Phạm Xuân Ẩn lúc đó rất khó khăn. Cha bị bệnh lao, nhà lại đông anh em. Ẩn băn khoăn: “Tình cảnh gia đình em như vậy, tiền đâu mà đi học bên Mỹ”. Tôi động viên: “Cậu cứ đi đi, chuyện kinh phí để tôi lo”. Ngoài kinh phí, thêm một khó khăn nữa phát sinh khi các trường đại học Mỹ yêu cầu du học sinh phải có bằng tốt nghiệp trung học. Ẩn chưa học xong bậc này. Tôi đề nghị Ẩn thử tìm hiểu xem có ngành học nào không cần đến bằng trung học không. Vài hôm sau, Ẩn gặp tôi, cho biết chỉ có ngành báo chí là không cần bằng trung học.Tôi khuyến khích Ẩn theo học ngành này, vì không nghề nào có bình diện giao tiếp rộng như nghề báo, có thể tiếp xúc với tất cả mọi hạng người, rất thích hợp cho công tác tình báo. Ẩn nghe lời tôi, theo học báo chí. Về sau, vỏ bọc phóng viên hãng thông tấn Reuters, phóng viên tạp chí Time tại Sài Gòn đã giúp Ẩn rất nhiều trong hoạt động tình báo chiến lược.Năm 1958, tôi bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt. Ẩn khi đó đang học ở Mỹ. Cấp trên rất lo lắng về khả năng Ẩn có chịu về Việt Nam hay không một khi thông tin này đến tai Ẩn. Riêng tôi vẫn đặt trọn niềm tin nơi Ẩn. Sau ngày giải phóng, gặp lại nhau, tôi hỏi: “Khi nghe tin tôi bị bắt, sao cậu vẫn về Việt Nam?”. Ẩn trả lời: “Bên nhà báo sang ‘anh Hai mệt nặng nên không đến’, em biết là anh đã bị bắt. Nhưng em tin anh sẽ không khai ra em, nên em về”. Giữa những con người cùng chung chí hướng, một khi đã hiểu lòng nhau thì niềm tin có sức mạnh ghê gớm như thế. Sau ngày ra tù, do hoàn cảnh và điều kiện, tôi chuyển sang ngành an ninh. Còn Phạm Xuân Ẩn từ ngày về nước đã có nhiều đóng góp rất to lớn cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, trở thành một trong những huyền thoại tình báo Việt Nam.Đọc tác phẩm Điệp viên hoàn hảo của nhà báo - nhà sử học người Mỹ Larry Berman, tôi tưởng như được gặp lại người thanh niên thông minh, nhanh nhẹn, sáng dạ, có khiếu hài hước, rất quý mến trẻ con, biết kính trọng người già của thuở nào. Vẩn là một Phạm Xuân Ẩn mà tôi biết và đã dìu dắt trong những năm đầu vào nghề tình báo. Đặc biệt, khả năng khai thác thông tin và diễn đạt bằng ngôn ngữ một cách sinh động, khúc triết, quả là một biệt tài thiên phú. Tôi từng nghe các đồng chí ở Trung ương kể lại rằng sau khi đọc những báo cáo của Ẩn gửi về từ Mỹ, Bác Hồ xúc động thốt lên: “Đọc báo cáo mà cứ như đang ở ngay trung tâm New York!”. Hay sau khi đã về nước, hoạt động trong lòng địch, những báo cáo của Ẩn cũng vô cùng chính xác, sinh động, khiến đại tướng Võ Nguyên Giáp phải hài lòng tấm tắc: “Cứ như ta đang ở trong Bộ tổng tham mưu địch”.Qua cách kể chuyện của tác giả, Phạm Xuân Ẩn hiện lên với tầm vóc của một nhà tình báo quốc tế. Ngay cả một cựu ký giả của chế độ Sài Gòn cũng đã viết như sau về Phạm Xuân Ẩn:.. có thể nói đại đa số các tướng lãnh VNCH đều không có tật nọ cũng mắc bịnh kia, tức không trai gái, bê tha, cũng tham nhũng, ăn hối lộ, buôn lậu v.v... nên đã tỏ ra rất kiêng nể giới báo chí ngoại quốc. Giới quân phiệt này có thề bịt mồm báo chí Việt ngữ dễ dàng bằng nhiều biện pháp dã man, rừng rú, nhưng lại không dám và không thể động được đến một cọng lông chân của báo chí ngoại quốc. Do đó Phạm Xuân Ẩn cũng đã được các tướng nể sợ lây. Từ Nguyễn Văn Thiệu, Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Cao Kỳ, Cao Văn Viên, đến Nguyễn Khắc Bình v.v... đều muốn được lòng Phạm Xuân Ẩn, hơn là Ẩn cần phài lây lòng mấy ông tướng đó để moi tin tức. Vì thế Phạm Xuân Ẩn đã có khả năng cung cấp rất nhiều tin tức quân sự vô cùng giá trị cho Việt Cộng. Đối với các điệp viên khác, thường phài có 'hộp thư', có 'giao liên bàn đạp’để chuyển tin một cách bí mật, lén lút vào mật khu. Nhưng riêng Phạm Xuân Ẩn, anh ta đã coi thường guồng máy an ninh tình báo của các tướng lãnh VNCH đến mức không thèm xài 'hộp thư', cũng chẳng cần đến 'giao liên bàn đạp'. Một tháng đôi ba lần, khi có tin tức quan trọng, nóng hổi cần cấp báo, Ẩn đi thẳng vào mật khu như ta đi du ngoạn, đế báo cáo trực tiếp cho Mười Hương biết!...” (trích Đặng Vãn Nhâm - Nhà tình báo chiến lược Việt Cộng Mười Hưong bị bắt như thế nào, vì sao được thả?).Điệp viên hoàn hảo là một cuốn sách đáng đọc với khối lượng tư liệu đổ sộ và sự công phu, tâm huyết của tác giả. Dưới góc nhìn của một sử gia người Mỹ, Larry Berman có những nhìn nhận và đánh giá riêng về Phạm Xuân Ẩn - điệp viên huyền thoại của nước ta. Tác giả có cái lý riêng của mình, có những phân tích đúng nhưng cũng có đôi điều cần xem xét. Và tôi hoàn toàn đông tình với sự ngưỡng mộ của nhà báo - nhà sử học Mỹ Larry Berman dành cho Phạm Xuân Ẩn: “Một Điệp viên hoàn hảo!”.TRẦN QUỐC HƯƠNGNguyên Bí Thư BCH TW Đảng Cộng sản Việt Nam* * * * *MỘT PHẦN CỦA HÌNH HÀI TỔ QUỐC!Độ lùi 38 năm sau cuộc chiến bi hùng của dân tộc giúp chúng ta có tầm nhìn bao quát hơn vẻ một người Việt Nam bình dị đã “bất đắc dĩ” trở thành huyền thoại trong một lĩnh vực vốn rất hiếm những tượng đài - Phạm Xuân Ẩn!Thiếu tướng - Anh hùng Lực lượng vũ trang - đó là sự vinh danh của Tổ quốc dành cho nhà tình báo chiến lược Phạm Xuân Ẩn. Nhưng tên tuồi của ông còn đi xa hơn thế, đặc biệt với những người bên kia chiến tuyến. Điều lạ lùng là ngay cả khi nhiệm vụ thực sự của ông được công bố, Phạm Xuân Ẩn vẫn giành được sự kính trọng và ngưỡng mộ tuyệt đối từ những đối thủ của mình! Hàng loạt các chính khách, nhà ngoại giao, nhà nghiên cứu... từ Mỹ và trên khắp thế giới khi đến Việt Nam đều mong muốn được diện kiến ông là một minh chứng! Đặc biệt, việc giáo sư, nhà sử học Mỹ Larry Berman đã dành 5 năm với gân 30 lần bay đến Việt Nam để gặp và phỏng vấn “đối thủ” lớn của ngành tình báo Mỹ sừng sỏ cho thấy sự hấp dẫn của huyền thoại Phạm Xuân Ẩn - một người do chính nước Mỹ góp phần “đào tạo” nên!Cuộc đời Nhà báo - tình báo chiến lược chắc còn nhiều những bí ẩn mà nghề nghiệp của ông bắt buộc phải như vậy, nhưng có một điều rõ ràng ràng: toàn bộ cuộc đời, sự nghiệp và hơn hết là một tấm lòng kiên trung cùng với tinh yêu vô hạn của Phạm Xuân Ẩn đã hiến dâng trọn vẹn cho Tổ quốc , nhân dân và những người thân yêu của mình! Chính điều đó đã lý giải một trong những câu hỏi lớn của thời đại: tại sao một dân tộc Việt Nam bé nhỏ đã giành được chiến thắng trong một cuộc chiến không cân sức đến như vậy!Đã 7 năm ông vĩnh biệt chúng ta, xin được viết đôi dòng như một nén nhang thơm của hậu thế để bày tò sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sấc đối với một nhân cách đã trở thành một phần của hình hài Tổ quốc !ĐÀO VĂN LỪNGVụ Trưởng - Ban Tuyên Giáo Trung ương


Lá thư của bà Thu Nhàn
gửi Larry Berman
    
ng Larry thân mến,
Giáng sinh đang đến, gia đình chúng tôi xin chúc ông và gia đình một mùa Giáng sinh và Năm mới hạnh phúc.
… Chúng tôi xin cảm ơn ông một lần nữa về cuốn sách “Điệp viên hoàn hảo” và xin được chúc mừng ông, dù hơi muộn.
Chúng tôi hiểu rằng, ngoài những gì mà anh Ẩn đã kể cho ông, ông cũng đã thực hiện một cuộc nghiên cứu lâu dài về anh ấy để thẩm định, kiểm chứng, xâu chuỗi các sự kiện của cuộc chiến tranh đáng tiếc giữa Việt Nam và Hợp Chùng Quốc Hoa Kỳ.
Và điều quan trọng nhất, anh Ẩn đã yêu cầu ông khi viết về anh ấy là: giữ bí mật những gì cần thiết để bảo đảm an toàn cho những người bạn mà anh ấy luôn cảm kích, biết ơn. Và ông đă giữ lời hứa với anh ấy!
Nếu thực sự có một thế giới tâm linh, có lẽ lúc này anh Ẩn đang hạnh phúc về điều đó. Chúng tôi tin rằng ông đã đạt được thành tựu lớn nhờ vào sự cố gắng nỗ lực của ông! Điều đó có ý nghĩa thật lớn lao!
Do mắt kém, tôi phải đọc cuốn sách của ông ba lần liên tục trong suốt ba ngày, dù tôi muốn đọc xong ngay lập tức: Ba ngày đầy cảm xúc dâng trào, ba ngày đầy nước mắt nhớ thương, đầy tình yêu và sự tiếc nuối… Và giờ đây, mỗi lần tôi đọc lại, tôi không cầm được nước mắt rơi! Một số người bạn của tôi cũng có cảm xúc như vậy…
Nhưng tôi muốn đọc đi đọc lại nhiều lần nữa để nhớ về chồng tôi.
Đôi lúc, tôi cảm thấy như anh Ẩn vẫn còn sống, nhưng, đau đớn thay, tôi đã mâi mãi không bao giờ còn được gặp lại anh ấy ở bất cứ nơi nào trong cuộc đời này nữa.
Một nửa con người tôi đã chết! Càng thêm tuổi, tôi càng cảm thấy mình cô đơn khi phải sống mà không còn anh ấy. Chẳng lẽ đó là Định mệnh khắc nghiệt mà tát cá chúng ta đều phải chịu đựng trong cuộc đời này sao?!
Bảy mươi tuổi, trí nhớ của tôi đang cạn kiệt dần - có lẽ là do hậu quả của những năm tháng dài sống trong căng thẳng triền miên bởi nhiệm vụ nguy hiểm và gian khó của chồng tôi! Và dù vốn tiếng Anh của tôi đã cùn mòn, tôi vẫn muốn tự mình viết lá thư này cho ông - dù muộn - để nói lời cám ơn, vì tôi nghĩ 'Thà trễ còn hơn không bao giờ.”
Xin thứ lỗi vì đã dài dòng, ông Larry.
Mong gặp lại khi ông tới Sài Gòn,
Người bạn chân thành của ông,
Thu Nhàn
-------------
Dear Larry,
Christmas is approching, my family and I wish you and your family a Merry Christmas, and a Happy New Year.
… We have to thank you once more for your book Perfect Spy with our congratulation too - even late.
We understand that, beside what An told you, you had a hard long research to write about him - with verifies mixing orderly historian1 s regrettable war-time between Vietnam and USA.
And the most important thing An request you in writing about him is to keep in secret what necessary to secure his many friends to whom he had been much grateful. And you kept your promise with him!
If there is another spiritual world, perhaps An is happy for that.We believe that you have had a big result of your such hard labor!That's great!
Because of my eyes's problem, I have to read your book in 3 times during 3 days, although I would like to finish it immediately: 3 days full of emotions, 3 days with tears of missing, loving, regretting… And now, each time I read it again, I cannot prevent my tears falling! In such feeling are my few friends too…
But I like to read it again and again to recall my husband.
Sometime, it seemed to me that An still alive, but, painfully, in reality, I cannot see him anywhere forever. Half of my body passed away! The more I get older, the more I feel lonely without him. Is that the severe Destiny that all of us have to suffer in life?!
Seventy years old, my memory is declining, gradually - perhaps that is the result of long stressing's years causing by my husband's hard and dangerous duty! - and though my English is rusting, I do want to write to you by myself - even late - to thank you, because I think “Better late than never.”
Excuse for my long talking, Larry.
Hope to see you later when you are in Saigon.
Sincerely Yours,
Thu Nhan
… 6 NĂM SAU
… X6 … NHỮNG CÂU CHUYỆN TIẾP NỐI

LARRY BERMAN
    
hi cho phép tôi viết hồi ký cho ông, Phạm Xuân Ẩn đã ở chặng cuối của cuộc đời. Tôi đặt tên cuốn sách là ĐIỆP VIÊN HOÀN HẢO vì những lý do mà tôi sẽ nói rõ trong phần này. Những cuộc trao đổi ban đầu của chúng tôi diễn ra tại tiệm Givral, nơi suốt cuộc chiến tranh của người Mỹ là địa điểm mà cánh phóng viên và giới chính trị gia tới để phao tin đồn hoặc tìm kiếm những dòng tin chính trong ngày. Hầu như ai cũng gọi ông Ẩn là Tướng Givral, và ông được dành riêng một chiếc bàn tại đây. Đến khi ông Ẩn yếu đi, chúng tôi chuyển sang gặp nhau tại nhà riêng của ông. Các cuộc trò chuyện hàng ngày thường kéo dài trong nhiều giờ và diễn ra trong rất nhiều tháng, ông chia sẻ với tôi những tấm ảnh, tài liệu, thư từ và những câu chuyện kể. Chúng tôi chỉ kết thúc trò chuyện khi Ẩn cảm thấy không còn sức để tiếp tục. Ồng còn giới thiệu tôi với các thành viên của mạng lưới H.63 và tôi đã có nhiều giờ trò chuyện với họ.
Tôi nhớ rất rõ cuộc nói chuyện cuối cùng giữa tôi và Ẩn. Tôi tới nhà ông, và lần đầu tiên sau nhiều năm, tôi được thông báo rằng ông đang ở trong phòng ngủ. Người con trai cả của Ẩn, Hoàng Ân, dẩn tôi lên gác và tôi đã bắt gặp một Phạm Xuân Ẩn rất tiều tụy. Nhìn ông như vậy tôi rất buồn và không biết nói hay làm gì cả. Ông khẽ vẫy tay, ra hiệu tôi đến gần để có thể nghe ông nói: “Tôi sắp chết rồi. Đây là cuộc gặp cuối cùng của chúng ta. Chẳng bao lâu nữa tôi sẽ đi gặp Diêm Vương”.
Tôi cố động viên ông Ẩn rằng bệnh sẽ nhanh chóng qua thôi, nhưng người bệnh biết rõ hơn ai hết. Ông nhờ tôi chuyển lời chào tới các bạn Mỹ của ông và một lần nữa hỏi tôi có nghe tin tức gì của Beverly Deepe hay chưa, đây là một trong rất ít bạn cũ của Ẩn đã không thể tha thứ về việc ông thực hiện nhiệm vụ tình báo ngày trước. Cho tới hơi thở cuối cùng, Ẩn không thể hiểu tại sao trong khi nước Mỹ và Việt Nam có thể hòa giải, thì Deepe vẫn không thể tha thứ cho ông về bất cứ sự lừa dối nào mà bà cho rằng ông từng thực hiện.
Cả gia đình Ẩn cùng có chung nguyện ước này và bản thân tôi cũng không thể hiểu tại sao một số người Mỹ vẫn cứ ôm một nỗi hận đối với Ẩn. Sau rốt, những kẻ thù huynh đệ miền Nam của Ẩn, chẳng hạn người bạn thân của tôi là Lê Khanh, người đã giới thiệu tôi với Ẩn, cuối cùng rồi cũng bỏ qua quá khứ bởi ông hiểu Ẩn trong tư cách là một người Việt Nam. Khanh đã mất nước. Nếu ông ấy có thể chấp nhận vun đắp một tình bạn với Ẩn, vậy thì tại sao những người Mỹ đã xâm lược đất nước của ông lại không hiểu lịch sử? Những kẻ thù huynh đệ hiểu rõ hơn bất cứ người nào về những dối trá đối với tất cà các phía của cuộc chiến. Khi chiến cuộc kết thúc, Phạm Xuân Ẩn hiểu rõ hơn bất cứ ai về những gì được và mất của ông. Ông đã nói về điều đó cho tới hơi thở cuối cùng. Đấy là một phần của câu chuyện mà ông muốn tôi chuyền tải trong cuốn sách này.
Các ghi chép của tôi cho thấy sau đó Ẩn đã nói với những người bạn tại Mỹ rằng nếu kiếp sau ông hóa thành chim nhạn di trú thì ông sẽ tới thăm họ. Lần đó, Ẩn thì thào vào tai tôi điều mà tôi sẽ không bao giờ quên được và cũng chưa bao giờ nói ra trước đây: “Có một vài người bạn mà ông không thể thực sự tin tưởng. Khi viết cuốn sách ông hãy nhớ điều đó”. Tôi điểm tĩnh hỏi Ẩn rằng lời cảnh báo này có ý nghĩa như thế nào và ông đang đề cập đẽn những ai? Ông đưa ra hai cái tên. “Có những người sẽ không cảm thấy vui về những điều mà tôi đã kể cho ông, nhưng đừng vì họ mà thay đổi câu chuyện. Hãy viết sự thật”.
Ông Ẩn một lần nữa nhờ tôi chuyền lời chào tới những người bạn Mỹ, đặc biệt là Germaine Lộc Swanson. Ngay trong tình cảnh sức tàn lực kiệt, Ẩn vẫn kể lại cho tôi câu chuyện mà ông từng kể về những ngày can trường của Germaine trong vai trò là một y tá dù, và bằng cách nào mà ông từng có lần cứu Germaine thoát khỏi một tình huống nguy cấp. Kể được vài phút, ông Ẩn ngừng lại đột ngột và chỉ nói: “Tôi yếu quá rối. Chúc trở về bình an, tạm biệt”.
Đó là lần cuối cùng tôi nhìn thấy người bạn Phạm Xuân Ẩn của tôi.
Câu chuyện với đầy đủ tinh tiết và sự thực mà Ẩn muốn kể lại đã xuất hiện chưa đầy một năm sau khi ông qua đời, với ấn bản tiếng Anh nhan đê PERFECT SPY X6 - The Incredible Double Life of Phạm Xuân Ẩn, Reuters, Time, New York Herald Tribune Reporter & Vietnamese strategic Intelligence General (ĐIỆP VIÊN HOÀN HẢO: Cuộc đời hai mặt phi thường của Phạm Xuân Ẩn - Phóng viên Reuters, Time, New York Herald Tribune… & Tướng tình báo Chiến lược Việt Nam).
Cuốn sách được chào đón nóng nhiệt ở Mỹ, nhưng không phải không có một số tranh cãi mà tôi sẽ chia sẻ. Tôi hài lòng khi một ấn bản tiếng Việt đã được ra mắt, nhưng tôi thấy chưa thật thỏa đáng khi biết rằng một phần trong bản tiếng Anh chưa được thể hiện đầy đủ trong bản tiếng Việt, đặc biệt là phần chú giải và tài liệu tham khảo. Phần bị bỏ này sau đó đã được điều chỉnh khi tôi nài nỉ in thêm có giới hạn ấn bản kèm theo ghi chú. Tuy nhiên, phần chuyển ngữ thì vẫn chẳng có gì thay đổi. Thế là câu chuyện mà Phạm Xuân Ẩn thực sự đã kể cho tôi không hề xuất hiện bằng tiếng Việt, chỉ có ở bản tiếng Anh.
Trong dòng hồi tưởng mới này, tôi đã thêm vào những câu chuyện và tình tiết mới mà hồi năm 2007 chưa thể kể ra. Tôi cũng phản ánh lại việc một số độc giả dân sự và quân sự Mỹ đã phản ứng về cuốn sách của tôi cũng như về nhân vật, con người Phạm Xuân Ẩn như thế nào. Tuy nhiên, điều làm cho ấn bản mới này trở nên rất quan trọng đó là bản dịch mới. Độc giả Việt Nam sẽ lần đầu tiên được đọc câu chuyện về cuộc đời phi thường của Phạm Xuân Ẩn như chính những gì mà ông đã kế với tôi, một người Mỹ viết hồi ký cho ông. Ngoài ra, ấn bản mới này còn được bổ sung những bài phỏng vấn, bài viết cảm động và chân thực từ những người đồng chí, đồng đội của Phạm Xuân Ẩn: các ông Mười Hương, Tư Cang, Mười Nho, bà Mỹ Nhung… Điều này làm cho ấn bản của First News - Trí Việt vừa rất đặc biệt, vừa là một cuốn sách mới đối với bạn đọc Việt Nam.
Tôi rất cảm kích việc Công tỵ First News - Trí Việt, Nhà xuất bản Hống Đức và ông Nguyên Văn Phước, nhà sáng lập và là Tổng giám đốc First News - Trí Việt, muốn xuất bản cuốn sách bằng một bản dịch mới, theo cách dịch sát nghĩa chính xác theo bản gốc của Perfect Spy với các bổ sung thông tin và hình ảnh chưa được công bố.
Trong trái tim và tâm hồn mình, ông Phước ngưỡng mộ và yêu thích câu chuyện của Phạm Xuân Ẩn. Ông ấy và tôi hy vọng sẽ thực hiện một bộ phim về cuộc đời Phạm Xuân Ẩn dựa trên ấn bản mới ĐIỆP VIÊN HOÀN HẢO. Ông ấy và tôi tin rằng sẽ rất có ý nghĩa khi người Việt Nam được lắng nghe những ngôn từ và phong cách của Phạm Xuân Ẩn, đặc biệt là các thế hệ trẻ, bởi cuộc đời của Ẩn không chỉ là một câu chuyện chiến tranh mà còn là câu chuyện về hàn gắn, về lòng trung thành với đất nước và bạn bè. Câu chuyện của ông bao trùm lên hai đất nước trong một giai đoạn gần năm thập kỷ.
***
Tôi không chắc là có một người nào đó hiểu được con người thực của Phạm Xuân Ẩn, ngoại trừ mẹ và vợ của ông. Ông đã trải qua phần lớn cuộc đời với chiếc mặt nạ, trong một vỏ bọc giúp ông có thể đánh lừa mọi người - các cơ quan tình báo Việt Nam Cộng hòa, CIA của Mỹ, các nhà báo Mỹ, châu Âu và Việt Nam, quan chức chính quyền miền Nam và thậm chí là cả người thân trong gia đình, ngoại trừ mẹ và vợ của ông. Danh sách những người bị Ẩn đánh lừa có cả những nhà tình báo chuyên nghiệp như Edward Lansdale, William Colby và Lou Coneỉn; các quan chức chính phủ Việt Nam Cộng hòa như Nguyễn Cao Kỳ và Trần Văn Đôn; giám đốc tình báo của chính quyền Ngô Đình Diệm - bác sĩ Trần Kim Tuyến; những nhà báo đồng nghiệp và bạn bè người Việt như Nguyễn Hưng Vượng, người đống thời làm việc cho CIA, và Cao Giao, người mà cùng với Ẩn và Vượng, được coi là “tam ca giọng nam cao” của Đài phát thanh Catinat. Danh sách dài những phóng viên bị qua mặt có David Halberstam, Robert Shaplen, Francis Fitzgerald, Robert Sam Anson, Neil Sheehan và Stanley Karnow. Tất cả những cá nhân này đều hãnh diện về khả năng nhìn thấy sự thật. Thế nhưng, không một ai trong số họ từng nghi ngờ Phạm Xuân Ẩn là điệp viên Cộng sản.
Khi chiến tranh kết thúc, mỗi người trong số đó đều ngả mũ trước Ẩn về khả năng hoạt động của ông. Phần lớn những người bị qua mặt đã chọn tình bạn thay vì giận dữ trước sự thật rằng bạn của họ từng là một điệp viên. Phần lớn đều phủ nhận khả năng họ đã bị lợi dụng làm nguồn tin phục vụ cho các báo cáo gửi ra Hà Nội. Ông Ẩn kể với tôi rằng, sau chiến tranh, cựu Giám đốc CIA William Colby tới Việt Nam với mong muốn gặp ông, mang theo những câu hỏi về nghề nghiệp để trao đổi giữa hai điệp viên chuyên nghiệp. “Gặp ông ấy rất nguy hiểm cho tôi. Lần đầu tiên tôi không được phép, nhưng sau đó tôi được phép tới dự một buổi tiệc trưa và chúng tôi đã chào nhau”. Khi tôi hỏi Ẩn rằng hai người đã nói gì lúc đó, ông lắc đầu theo cách làm cho tôi hiểu rằng có những bí mật và câu đố mà tôi sẽ không bao giờ biết hoặc giải được. Ẩn vẫn sống như tên riêng của ông được diễn dịch trong tiếng Việt - ẩn giấu và bí mật. Tên ông chính là cuộc đời của ông!
Phạm Xuân Ẩn là một sĩ quan tình báo của một phe và được thượng cấp chỉ đạo thâm nhập vào cơ sở của đối phương để lấy thông tin giúp cho phe của ông đánh bại “kẻ thù”, ông đã trở thành huyền thoại trong cộng đồng tình báo thế giới vốn rất muốn biết bằng cách nào mà Phạm Xuân Ẩn hoạt động thành công và không bị bắt. Cuộc đời với tư cách là một điệp viên của ông là một ví dụ sáng rõ về sự khó nắm bắt của linh vực tình báo con người trong cả khía cạnh lĩnh vực này ảnh hưởng lên kết cục chiến tranh lẫn nó ảnh hưởng lên quan hệ cá nhân.
Kể từ khi ĐIỆP VIÊN HOÀN HẢO được ấn hành, tôi đã có dịp trao đổi với các thành viên trong cộng đồng tình báo về vai trò của một điệp viên đơn tuyến. Có một dịp vào năm 2009, một sĩ quan phản gián làm việc cho chính phủ Mỹ đã tiếp cận tôi với mong muốn được trao đổi về những điều mà Phạm Xuân Ẩn đã kể nhưng không được đưa vào sách. Thời kỳ hậu sự kiện 11 tháng 9, người ta rất chú trọng công tác tình báo sử dụng con người. Mà ông Ẩn lại là một bậc thầy về thu thập tin tức thông qua quan hệ cá nhân. Viên sĩ quan tình báo nọ tin rằng cuốn sách của tôi đã cung cấp một cái nhìn tường tận vào các tác động của một điệp viên được đặt vào vị trí trọng yếu. “Đây là một trong những ví dụ rõ nhất về khái niệm ảo ảnh thường được dùng để mô tả thế giới tình báo”, ông nói.Trong cuộc trò chuyện, tôi nhận thấy rằng viên sĩ quan phản gián đặc biệt quan tâm tới những điều ông Ẩn đã kể cho tôi về các cách thức hoạt động mà có lẽ giúp hiểu rõ hơn bức tranh ghép về việc sử dụng con người để thu thập tin tình báo.Tất cả những gì tôi suy nghĩ vào lúc ấy đó là ông Ẩn hẳn sẽ cảm thấy được đền đáp tới nhường nào nếu biết được rằng ngay cả khi đã chết ông vẫn được quê hương thứ hai sử dụng để tạo ra một phương cách nhằm bảo vệ đất nước của chúng tôi khỏi các cuộc tấn công của kẻ thù.
Đó là bởi Phạm Xuân Ẩn không bao giờ coi nước Mỹ là kẻ thù. “Ông thấy đấy, lúc tòa Tháp đôi sụp đổ và lúc tôi đọc bản báo cáo của Uỷ ban điều tra vụ 11-9, tôi một lần nữa lại nghĩ rằng đất nước hùng mạnh nhất hành tinh đã bị làm tổn thương bởi họ không hiểu được tính chất dễ bị thương tổn của mình”, ông Ẩn nói. “Tất cả những người chiếm máy bay kia đều từng sống và học ở Mỹ, giống tôi. Có thể họ đã làm bạn với những người Mỹ theo những cách mà tôi đã từng. Sự khác biệt lớn ở đây là, tôi được đưa tới Mỹ không phài để hủy diệt nước Mỹ. Tôi tới đó để học tâm lý của họ và qua đó có thể hiểu rõ hơn về một kẻ thù tiềm tàng. Tôi đã khóc sau khi tòa Tháp đôi sụp đổ và không thể mừng sinh nhật vào ngày 12 tháng 9. Ngày ấy thật buồn”.
Cho tới tận hôm nay, tôi vẫn không biết được làm sao một con người có thể sống một cuộc đời dài dàng dặc trong tình trạng bí ẩn và che giấu, như cái tên của ông. Làm sao Ẩn có thể tồn tại được mà không bị bắt hoặc vấp phải một sai lầm, sơ sót nào? Làm thế nào để có thể xây dựng được tình bằng hữu dựa trên sự dối lừa và, khi mà sự dối lừa đó bị phơi bày, vẫn có rất ít người cảm thấy bị phản bội? Đó là lý do tại sao tôi lại chọn tên sách là ĐIỆP VIÊN HOÀN HẢO. Tôi tin Phạm Xuân Ẩn không phản bội ai cả. Tôi sẽ chia sẻ nhiều điều về khía cạnh này. Ông trở thành điệp viên không phải vì tiền hoặc danh tiếng cá nhân, ông lãnh nhận nhiệm vụ bởi vì ông yêu đất nước và có một giấc mơ cho đất nước của ông. Ẩn đã hoàn tất sứ mệnh và nhờ đó ông trở thành Anh hùng tại Việt Nam.
Một phần trong bí ẩn của con người Phạm Xuân Ẩn bắt đầu với câu hỏi - “Con người thực của Phạm Xuân Ẩn là ai?”. Đó là con người trước, trong hay sau chiến tranh? Liệu có thể biết được điều đó hay không? Liệu chính bản thân ông Ẩn có biết câu trả lời? Ẩn từng được hướng dẫn rằng nếu ông không thực sự hóa thân vào chiếc mặt nạ của mình, ông sẽ thất bại trong sứ mệnh và sẽ chết giống như con cá nằm trên thớt, ông buộc phải trở thành một người khác, không chỉ trong cách thức hành xử với mọi người, mà còn trong cách sống và suy nghĩ của chính ông. Bằng cách ấy, ông đã trở thành một người khác, nhưng con người đó là ai khi chiến tranh kết thúc và khi chiếc mặt nạ không còn cần thiết nữa? Tôi tin rằng Ẩn biết mình là ai, cũng như ông biết tất cả những gì mà ông đã từ bỏ và mất mát.
Điều này trở nên rõ ràng nhất khi cả người Mỹ lẫn người Việt Nam đều thắc mắc về một số hành động của ông. Ẩn không được phép rời Việt Nam để dự lễ tốt nghiệp của con trai tại trường North Carolina và sau này là Trường Luật thuộc Đại học Duke bởi lẽ, như lời của chính ông, “Họ vẫn chưa biết rõ tôi là ai”. Ẩn đã thổ lộ với tôi rằng “tôi thực sự muốn dự lễ tốt nghiệp của con trai, nhưng cũng hiểu rõ tình hình lúc ấy. Cháu nó được phép ra đi để đổi lợi việc tôi phải ở lại đây, mãi mãi, nhưng giờ thì ổn rồi”, ông Ẩn đã yêu cầu tôi không đưa chi tiết này vào sách.
Là người viết hồi ký cho Ẩn, tôi biết rằng ông đã dần yêu cái vỏ bọc, yêu cái mặt nạ của ông, đó là công việc của một phóng viên trong một nền báo chí tự do. Ẩn đã học nghề báo tại Trường Orange Coast từ năm 1957 đến 1959 như một phần nhiệm vụ. Nhiệm vụ ấy là học tất cả những gì có thể về người Mỹ bởi các lãnh đạo ở Hà Nội đã nhìn thấy cái ngày mà người Mỹ sẽ thay thực dân Pháp. Vào năm 1957 thì không ai có thể thấy trước được quy mô cũng như mức độ hủy diệt từ sự can dự ấy của người Mỹ, nhưng người Việt lúc bấy giờ đã tiên liệu được rằng đất nước nhỏ bé của họ sẽ đối đầu với Mỹ. Ẩn ngưỡng mộ cách tư duy của những người Mỹ mà ông gặp, ngưỡng mộ giá trị và tinh thần tự do mà họ có. Nhiều năm về sau, ông đã mong muốn các con của mình được đào tạo tại Mỹ bởi đó là nơi ông đã học được về “nhân tính”, ông ngưỡng mộ nền tự do báo chí, tự do diễn đạt mà ông tìm thấy ở quê hương thứ hai của mình.
Một số điệp viên vĩ đại nhất lịch sử đã mọc gót chân Achilles để rồi rốt cuộc làm hỏng sứ mệnh khi vướng vào chuyện ái tình hay trở nên tham lam. Ẩn không bao giờ tham lam, nhưng ông từng phải lòng - với nước Mỹ mà ông đã sống trong giai đoạn 1957-1959 và với những người Mỹ mà ông gặp ở đấy. Ông cũng ngưỡng mộ những người Mỹ mà về sau ông gặp trong thời gian làm việc cho họ tại Việt Nam, một phần trong cái vỏ bọc của ông. Tôi không thể tưởng tượng được Ẩn đã phải như thế nào đế có thể ngưỡng mộ và yêu mến những con người mà ống cần phải đánh bại. Đối với Ẩn, đánh bại kẻ thù có nghĩa là quân Mỹ sẽ rút về nước và để cho người Việt tự quyết định tình hình chính trị của mình.Tương lai của Việt Nam thuộc về người Việt Nam - chứ không phải người Mỹ, người Pháp.
Đến tận ngày nay, vẫn còn rất nhiều người Mỹ không chịu hiểu điều cơ bản này.
Trong toàn bộ giai đoạn này của sứ mệnh - vốn kéo dài tới khi Việt Nam thống nhất và không có quân đội nước ngoài nào đóng trên đãt Việt Nam - Ẩn có một giấc mơ rằng, đến khi chiến tranh chấm dứt, hiện thực mới sẽ là việc ông tiếp tục làm phóng viên tại một nước Việt Nam thống nhất. Có lần ông nói với tôi rằng ông thích được tiẽp tục làm cho tờ Time, ông tin rằng ông được học hành và có kỹ năng để đào tạo một thế hệ nhà báo mới của Việt Nam về nghề, cái nghề mà ông từng làm. Giấc mơ này, tất nhiên, chỉ đến trước khi chiến tranh kết thúc. Tôi dần tin rằng đây là cách duy nhất để cuộc sống thực và chiếc mặt nạ của Ẩn có thể gặp nhau trong hạnh phúc. Thế rồi mọi sự trở nên vừa như một giấc mơ ban ngày vừa như một cơn ác mộng. Ẩn mơ rằng những người đồng bào của ông cũng chia sẻ giấc mơ đó một cách tự nhiên. “Trong đời mình, tôi chỉ có hai trách nhiệm. Một dành cho Tổ quốc như là nghĩa vụ bắt buộc, cái còn lại là dành cho những người bạn Mỹ đã dạy tôi từ A tới Z, đặc biệt là nhân dân Mỹ. Ước nguyện của tôi là như thế này: Chiến đấu cho tới lúc đất nước giành lại được độc lập rôi sau đó tái lập quan hệ ngoại giao và bình thường hóa quan hệ giữa người Việt Nam và Mỹ, lúc bây giờ thì tôi có thể nhắm mắt xuôi tay thật mãn nguyện vào bất cứ lúc nào”.
Phạm Xuân Ẩn là một người mơ mộng, nhưng cũng là người cô đơn cho tới cuối đời. Cô đơn ở đây không có nghĩa là ông thiếu tình yêu gia đình, bạn bè hay đất nước, ông luôn ngập tràn những tình yêu ấy. Nỗi cô đơn của ông đến từ việc nhìn thấy được những khả năng có thể của đất nước Việt Nam mà ông yêu vô cùng. Đến lúc nhận ra rằng giấc mơ của một người chẳng có tác động gì, ông muốn rút lui, và nói với tôi rằng ông chi muốn trở thành một chàng Tarzan sống trong rừng thẳm, cùng gia đình và lũ thú cưng. “Câu chuyện của tôi là một câu chuyện về nỗi cô đơn”, Ẩn nói với tôi. Tôi là một điệp viên đơn độc, một Anh hùng cô đơn, một người Việt Nam cô đơn”.
Thoạt đầu, tôi không thực sự hiểu điều Ẩn nói. Ông nổi tiếng, là một sĩ quan tình báo nhiều công trạng và cuộc đời ông là một huyền thoại. Mãi về sau tôi mới hoàn toàn nắm bắt được thực tế là Ẩn đã sống giữa những người Mỹ trong gần hai mươi năm. Thời đó ông biết về người Mỹ nhiều hơn bất cứ người Việt nào trên toàn thế giới. Dù họ là kẻ thù của đất nước ông, Ẩn vẫn không thù ghét họ ở khía cạnh con người, ông tin rằng chính phủ Mỹ đã bị định hướng sai trong sự can thiệp của họ và ngay khi sự can thiệp đó chấm dứt, Ẩn tin rằng sẽ là rất tự nhiên khi nối lại quan hệ thân thiết với những con người vốn đã rất tốt bụng đối với ông trong thời gian ông ở Mỹ và lúc làm phóng viên cho Time. Tha thứ và hòa giải là ý niệm ngây thơ của Ẩn vào năm 1975. Phải mất một thập kỷ nữa thì đất nước của ông mới thấm thía được điều này.
Vấn đề căn bản là Ẩn coi trọng tình bạn hơn ý thức hệ. Trong sâu thẳm lòng mình, ông luôn tận lực vì đất nước và bạn bè. Đó là một sự cân bằng mà rất ít người, nếu có, có thể thành công. Làm sao người khác có thể hiểu được những hiểm nguy mà Ẩn tự rước vào cho bản thân và sứ mệnh của ông khi tìm cách cứu anh bạn Robert Sam Anson hoặc gia đình Brandes hay giúp các phóng viên đồng nghiệp tránh khỏi những hiểm nguy không cần thiết? Đối với Phạm Xuân Ẩn, ý nghĩa đích thực của cuộc sống nằm ở hai từ tình bạn và sự tha thứ.
Tôi không bao giờ quên được cái ngày mà Ẩn lần đầu tiên thổ lộ với tôi giấc mơ của ông cho đất nước Việt Nam, bằng cách diễn dịch lời của Tống thống Mỹ Abraham Lincoln về hàn gắn và hòa giải trong diễn văn nhậm chức ngày 4 tháng 3 năm 1865. Ngày ấy, Lincoln đã nói về sự tha thứ từ hai phía giữa những người anh em miền Bắc và miền Nam trong cuộc Nội chiến Mỹ. Ẩn trích dẫn không thật chính xác, nhưng gần giống để làm sáng tỏ. “Không ác tâm với bất cứ ai; luôn nhân ái với mọi người; và kiên định trong lẽ phải, khi Chúa cho chúng ta nhận ra lẽ phải, hãy tranh đấu để hoàn thành sứ mạng được giao; hàn gắn vết thương của dân tộc, chăm sóc các chiến sĩ đã dấn thân vào cuộc chiến, và những người vợ góa, những trẻ mồ côi - hết sức mình tạo lập và gìn giữ một sự nghiệp công chính, và một nền hòa bình vững bền, cho chúng ta, và cho mọi dân tộc”.
Hơn một lần Ẩn đã chia sẻ giấc mơ này với tôi, nhưng ông luôn bảo rằng “đừng viết điều này ra; tôi chỉ nói để ông hiểu rõ tình hình của tôi thôi”. Đây có lẽ là lý do tại sao khi tôi xem lại hàng chục bức ảnh quân sự chụp Ẩn và các đồng đội Anh hùng của ông thời hậu 1975, tôi lại có cảm giác như vậy. Tôi nhận ra rằng trong các bức ảnh ấy, ông có vẻ lạc lõng và không thoải mái. Có lẽ điều đó giải thích tại sao tôi chưa bao giờ bắt gặp bất cứ một bức ảnh nào thuộc loại này được treo trong nhà ông ở những nơi mà khách vào thăm có thể thấy được. Thay vào đó, Ẩn trưng bày các loại sách và các ấn bản mới của tờ Time.
Và đây là nơi mà sự bí ẩn của Phạm Xuân Ẩn tiếp diễn, ở trên gác, ông vẫn lưu giữ những tấm huân chương và bằng khen. Đây chỉ đơn giản là một sự hiện diện tiếp tục của chiếc mặt nạ mà ông đã đeo quá lâu? Liệu có thể giữ hai con người của ông tách biệt trong suốt cuộc đời óng? Kể từ khi xuất bản cuốn ĐIỆP VIÊN HOÀN HẢO, tôi được biết thực ra ông Ẩn đã nhận mười sáu huân chương, trong đó có mười bốn tấm quân công. Tôi đã biết một ít trong số huân chương này, chẳng hạn để tưởng thưởng cho những đóng góp của ông vào năm 1963 tại Ấp Bắc để giúp Tướng Giáp đối phó với cách thức mới của Mỹ về chống quân nổi dậy. Thời ấy, Ẩn không biết về điều này, nhưng ông thực sự là đã cung cấp cho ông Giáp về phương pháp đối phó với chiến dịch chống quân nổi dậy. Hay như các báo cáo năm 1965 của Ẩn về việc Mỹ cam kết tăng quân; hay các báo cáo chi tiết của ông trước Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968; và bản phân tích năm 1974 của ông về việc Mỹ sẽ không thể nào quay trở lại để giúp đỡ đồng minh đang khốn cùng của họ, Việt Nam Cộng hòa. Các nguồn tin của Ẩn từ trong chính quyền và Quân lực Việt Nam Cộng hòa là hoàn hảo. Những báo cáo được mã hóa của Ẩn đã dẫn tới cuộc tổng tấn công cuối cùng để thống nhất đất nước, ông Mai Chí Thọ nói với tôi rằng các báo cáo của Ẩn tới Trung ương Cục miên Nam là trung tâm của thành công.
Phạm Xuân Ẩn đã nói rất nhiều về việc ông đã sớm cảnh báo các kế hoạch của Mỹ về việc tiến vào Campuchia và cuộc tấn công Nam Lào hồi tháng 2 năm 1971, mang tên Chiến dịch Lam Sơn 719, một thất bại nặng nề của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. “Tôi có tài liệu và tôi là một phóng viên, vì thế tôi biết đặt ra những câu hỏi như thế nào và với ai”, ông Ẩn nói. Lam Sơn 719 được chờ đợi mang đến chiến tháng nhanh chóng cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa, qua đó chứng minh thành công của kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh trong một chiến dịch trên bộ hoàn toàn do Quân lực Việt Nam Cộng hòa thực hiện với phía Mỹ chỉ yểm trợ bằng không quân.
Các báo cáo và tài liệu do Ẩn cung cấp đã giúp xây dựng đối pháp chống các chiến dịch trên và dẫn tới kết quả là thất bại của phía Mỹ và Việt Nam Cộng hòa, trong đó Mỹ tổn thất nhiều máy bay và phi công. Ẩn dặn tôi rằng trước khi ông qua đời thì không công bố việc ông đã nhờ những mối quan hệ gần gũi trong Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo (CIO) để có thể biết trước kế hoạch tấn công Nam Lào vào đầu năm 1971. Dựa trên những báo cáo ấy, Trung ương Cục miền Nam đã cử một nhóm tới nghiên cứu điều kiện chiến đấu tại khu vực Nam Lào. Ông Ẩn cũng biết việc các chuyên gia quân sự Mỹ ở Việt Nam lên kế hoạch mở chiến dịch vào Lào đế cắt đứt Đường mòn Hồ Chí Minh.

Dịch giả: Đỗ Hùng
“HÃY VIẾT SỰ THẬT!”
    
hà sử học Dương Trung Quốc
Larry Berman là một giáo sư của đại học Mỹ, ông đã có ba cuốn sách viết về Việt Nam, trong đó có cuốn “Không hòa bình, không danh dự: Nixon và Kissinger, và sự phán bội ở Việt Nam”.
Tôi nhắc đến tựa sách này vì cách đây 8 năm (2005), khi bản dịch tiếng Việt được in ở Việt Nam, Hội Hữu nghị Việt-Mỹ đề nghị tôi viết lời giới thiệu. Sách ra mắt, tôi mới được gặp tác giả. Không biết Larry Berman nghĩ sao mà lần này, cuốn sách các bạn đang cầm trên tay, lúc chuẩn bị ra mắt, qua First News tác giả lại yêu cầu tôi viết mấy lời cho cuốn sách.
Đây lại là cuốn sách viết về một nhà tình báo Việt Nam, Tướng Phạm Xuân Ẩn. Viết về vị tướng tình báo huyền thoại này Larry Berman không phải là người đầu tiên. Ít nhất thì cũng có hai nhóm làm sách và cả nhóm làm phim mà Larry Berman đã từng tiếp xúc. Đó là chưa kể đến cuốn truyện của nhà văn Nguyễn Khải viết cách nay đã hai thập kỷ (1983) lấy Phạm Xuân Ẩn làm nguyên mẫu cho một nhân vật văn học của mình. Nhưng Larry Berman là người nước ngoài, người Mỹ đầu tiên viết về Phạm Xuân Ẩn, lại dưới dạng một tiểu sử với sự cho phép của nhân vật.
Chắc chắn, một người Mỹ viết về Phạm Xuân Ẩn sẽ có lợi thế mà các tác giả Việt Nam khó có được. Không phải chỉ là vấn đề tư liệu. Giáo sư Larry Berman có thể khai thác các kho lưu trữ ở Mỹ, tiếp cận các nhân chứng người Mỹ, các cựu tướng lĩnh, chính khách Việt Nam Cộng hòa nay đang định cư ở Mỹ… là những nhân tố tạo nên môi trường sống và hoạt động của Phạm Xuân Ẩn với tư cách là một phóng viên của Tạp chí Time và một nhà tình báo luồn sâu vào nội bộ đối phương để chống lại cuộc chiến tranh mà nước Mỹ tiến hành trên đất nước Việt Nam ở thập kỷ 60, 70 thế kỷ trước.
Nhưng, cái lợi thế ấy không mấy quan trọng bằng cách suy nghĩ của một công dân, một nhà sử học Mỹ về một nhà tình báo đứng ở chiến tuyến bên kia của một cuộc chiến khốc liệt. Nói cách khác, chỉ một tác giả người Mỹ như Larry Berman mới lý giải được vì sao Phạm Xuân Ẩn không chỉ được những người đồng bào, đồng chí Việt Nam của mình khâm phục, vinh danh như một người anh hùng mà nhiều người Mỹ đã từng quen biết vẫn giữ được sự kính trọng và chia sẻ những việc Phạm Xuân Ẩn đã hành xử với tư cách một người Việt Nam yêu nước.
Lời mở sách cho bản dịch tiếng Việt lần này của một cựu quan chức cao cấp của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghía Việt Nam và những đồng đội trong ngành tình báo của Phạm Xuân Ẩn ở những hàm cấp khác nhau cũng như những lời bình luận của nhiều tên tuổi là những nhà báo nổi tiếng (David Halberstam, Stanley Karnow…) hay chính khách Việt Nam Cộng hòa có mặt xuyên suốt trong cuộc chiến tranh (Đại sứ Bùi Diễm) và nhiều nhân chứng khác… cho thấy tầm vóc và sức hấp dẫn của Phạm Xuân Ẩn cả trong cuộc đời lẫn trên trang giấy, chung đúc trong cái tên sách “Điệp viên hoàn hảo”.
Nhưng dường như với lịch sử thì khó có cái gì có thể “hoàn hảo”, trọn vẹn nếu chưa đủ độ “ngấu” của thời gian. Thời gian tựa như thứ thuốc hiện hình làm quá khứ ngày càng sáng rõ… mà nhân vật của cuốn sách cũng là người anh hùng trong cuộc đời - Phạm Xuân Ẩn - mới qua đời chưa được bao lâu. Mà cứ theo quan niệm “cái quan định luận” của người Phương Đông (tức là đến khi đậy nắp ván thiên rồi mới có thể luận bàn được người nằm trong quan tài) thì câu chuyện về Phạm Xuân Ẩn với tư cách là một nhân vật của lịch sử dường như chỉ mới bắt đầu (?!). Vì thế mà cuốn sách này vẫn có nhiều chuyện còn để lửng cho các thế hệ sau tìm hiểu. Đây chính là sức sống của lịch sử, hay nói cách khác là cái lý do để người viết sử và nghề sử học còn đất sống…
Nhưng điều có thể chắc chắn khẳng định ngay từ bây giờ, Larry Berman và cuốn sách lần này được dịch một cách trọn vẹn ra tiếng Việt sẽ là một công trình không chỉ đầy đủ và đáng tin cậy nhất vì tính chân thực của cả nhân vật và người viết về nhân vật ấy. Cũng cần phải nói thêm rằng, lần ra mắt bản tiếng Việt này khồng chỉ khắc phục khiếm khuyết của lần xuất bản trước đã không công bố nguyên vẹn toàn bộ tác phẩm thì lần này đã được bổ sung đầy đủ. Lại còn có thêm 20 trang được Larry Berman lấy đầu để “… 6 năm sau - X6, những câu chuyện tiếp nối”. Đó là những chi tiết được nhân vật và tác giả thỏa thuận chỉ công bố sau thời điểm Phạm Xuân Ẩn đã qua đời.
Do vậy mà trong cuốn sách này vẫn còn nhiều điều chính nhân vật anh hùng của chúng ta vẫn cảm thấy “chưa hoàn hảo”. Đoạn Larry Berman nhắc đến bức thư tố cáo của một đồng nghiệp của Phạm Xuân Ẩn ở Tạp chí Time cho rằng nhà tình báo cộng sản đã phản bội các đồng nghiệp của mình và phải chịu trách nhiệm về cái chết của nhiều người khác đứng ở bên kia chiến tuyến chính trị. Cho dù cách lý giải của tác giả cũng như quan điểm một số đông đồng nghiệp người Mỹ đã chia sẻ với Phạm Xuân Ẩn chấp nhận bổn phận của một người Việt Nam yêu nước phải thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng của mình, thì ngay chính Phạm Xuân Ẩn cho đến những ngày cuối đời vẫn còn nghĩ tới một nữ đồng nghiệp (Beverly Deepe) vẫn chưa chẩp nhận sự chính đáng của mọi luận giải bênh vực mình. Hay nội dung cuộc gặp lại William Colby, người từng đứng đầu cơ quan CIA của Mỹ nhiều năm sau khi chiến tranh đã kết thúc vẫn được nhà tình báo Việt Nam mang theo xuống “tuyền đài” không chia sẻ với ngay cả Larry Berman…
Điều đó khiến câu nói của nhân vật với tác giả cuốn sách như một lời thắc mắc “Giáo sư thấy đó… hình như người ta vẫn chưa rõ tôi là người như thế nào?” lại trở thành lời thắc mắc của chính người viết tiểu sử vẻ nhân vật của mình cũng như người đọc.
Rồi trong những tâm sự mà Phạm Xuân Ẩn biết rằng sẽ là những lờl cuối đời dành cho người viết tiểu sử của mình, ông vẫn ngổn ngang chưa thể lý giải được những gì đã phải chịu đựng ngay khi đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được phong tặng danh hiệu Anh hùng với vô số huân chương đầy vinh dự ghi nhận từng chiến công cũng như toàn bộ cống hiến của mình cho Cách mạng, ông nói nhiều đến sự “cô đơn” ngay giữa những đồng đội, đồng chí của mình mà ông cho rằng chính họ vẫn chưa thực sự muốn hiểu mình là ai? Phạm Xuân Ẩn còn nhắc đến sự chối từ một nguyện vọng rất tha thiết của ông là được có mặt trong lễ tồt nghiệp đại học của người con trai, mặc dù đã được nhà nước Việt Nam tạo điều kiện cho sang học tại nước Mỹ, nơi ông đã từng sống, hoạt động và lập những chiến công hiển hách.
Ông cũng đã bộc bạch với người viết tiểu sử mình những hoàn cảnh buộc ông phải từ chối những tiếp xúc ngay với những người thân, đồng đội của mình sau ngày chiến thắng, để rồi chỉ còn biết khép kín giao tiếp của mình bằng việc nghe đài nước ngoài như một thói quen nghề nghiệp… Cái nghịch lý khác nghiệt ấy được viết ra để những nhà lãnh đạo phải suy nghĩ về những đỏng chí của mình… Nhưng phài chăng đó cũng là một phần của cái vinh quang tột đỉnh gắn với những chiến công trong chiến tranh của “Điệp viên hoàn hảo” tựa như “mặt trái của tấm huân chương” hiểu theo nghĩa một sự hy sinh cũng không kém phần “hoàn hảo”.
Trong lịch sử, ở những mức độ khác nhau, người ta có thể thấy Phạm Xuân Ẩn chì là một trong nhiều chiến sĩ cách mạng đã lựa chọn con đường giống như ông. Phải chăng đó cũng là một phần bi kịch của cuộc chiến tranh mà “Điệp viên hoàn hảo” đã tham gia?Thế nhưng, ở những trang sách khác, ta lại được thấy tấm ảnh Phạm Xuân Ẩn chụp cùng ông Tổng lãnh sự Mỹ khi lên boong chiếc tàu chiến đầu tiên của Mỹ cặp bến cảng Thành phố Hồ Chí Minh trong một chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam vào tháng 9-2003, để ông có dịp thổ lộ “giờ thì tôi có thể thanh thản ra đi được rồi”.
Thêm nữa là tấm ảnh con trai của Phạm Xuân Ẩn với tư cách là phiên dịch của Bộ Ngoại giao Việt Nam đứng cạnh Tổng thống Bush được in trong sách đã nói lên được niềm mong ước lớn nhất vì nó mà “Điệp viên hoàn hảo” của chúng ta đã tận hiến cuộc đời của mình trong sứ mệnh một nhà tình báo chiến lược, đã trở thành hiện thực. Xin nhắc lại điều Phạm Xuân Ẩn đã nói với Larry Berman trong lần gặp cuối cùng: “Ước nguyện của tôi là như thế này: Chiến đấu cho tới lúc đất nước giành được độc lập rồi sau đó tái lập quan hệ ngoại giao và bình thường hóa quan hệ với Mỹ, lúc bấy giờ thì tôi đã có thể nhắm mắt xuôi tay thật mãn nguyện vào bất cứ lúc nào”. Như thế, với ông phần “chưa hoàn hảo” vẫn chỉ là một bi kịch - lạc quan mà thôi. Như trên đã nói, đó chính là một phần của sự nghiệp một nhà tình báo chiến lược, luôn tỷ lệ thuận với những vinh quang đã đạt tới.
Rất tiếc, khi Phạm Xuân Ẩn còn sống, tôi đã không có may mắn được gặp “Điệp viên hoàn hảo” lừng danh để kể cho ông nghe hai câu chuyện mà tôi được tham dự: Năm 1995, ngay sau khi Tổng thống Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam, thì một trong những sứ giả sớm nhất từ Mỹ qua Việt Nam là những cựu tình báo OSS (tiền thân của CIA). Họ đã có mặt tại Hà Nội vào tháng 9 năm 1995 để gặp lại những đồng minh cũ là các chiến sĩ Việt Minh và kỷ niệm nửa thế kỷ thành lập Hội thân hữu Việt-Mỹ ra đời ngay sau khi nước Việt Nam Độc lập. Những cựu tình báo OSS này đâ nhảy dù xuống Việt Bắc (7-1945) để cùng đứng trong Đại đội Việt- Mỹ xuất quân từ gốc đa Tân Trào (14-8-1945) đi đánh phát xít Nhật lúc đó đang chiếm đóng Đông Dương, khởi động cho cuộc Cách mạng tháng Tám… Họ còn được gặp lại Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng là Tư lệnh của Đại đội Việt-Mỹ (Đại đội trưởng là Đàm Quang Trung và Thiếu tá A. Thomas là cố vấn)Đáp lại, vào tháng 7 năm 1997, các cựu chiến sĩ Việt Minh lại có mặt ờ New York để gặp lại các đồng minh Mỹ của mình với sự chứng kiến của các nhà sử học quốc tế. Kết thúc cuộc gặp gỡ Việt-Mỹ, tại “Nhà Châu Á” (Asia House) một cuộc “giao lưu” được tổ chức mà cử tọa tham dự ngoài các nhân chứng lịch sử, quan chức ngoại giao và giới sử học còn có nhiều khán giả là hội viên hoặc những người mua vé đến dự mà chiếm số lượng đông nhất lại là các quan chức và nhân viên CIA đương nhiệm. Họ nói rằng đến đây dự để hiểu vì sao Hồ Chí Minh lại thiết lập được quan hệ đồng minh với Mỹ mà trước tiên là với cơ quan tình báo chiến lược của Mỹ trong Đại chiến II. Và có một sự thật mà chinh các bạn Mỹ cho là hiển nhiên, đó là việc sau này khi lịch sử và thời cuộc lại đặt Mỹ và Việt Nam của Hồ Chí Minh ở hai chiến tuyến đối lập nhau trong một cuộc chiến tranh kéo dài và khốc liệt thì dường như tất cả những thành viên OSS này đều không thù địch với Hồ Chí Minh và có người còn quyết liệt chống lại cuộc Chiến tranh của Mỹ tiến hành ở Việt Nam.
Câu chuyện thứ hai, là lần Thủ tướng Phan Văn Khải dừng chân tại thành phố Boston trước khi kết thúc chuyến thăm Mỹ vào tháng 6 năm 2005. Trong buối dạ tiệc, Cựu Thượng nghị sĩ Mc Govern, người đã thất bại trong cuộc tranh cử tổng thống với R. Nixon năm 1972 đã tuyên bố trước cử tọa rằng: Sự kiện ngày hôm nay cho thấy các cử tri của Bang Massachusetts mà hơn 30 năm trước đã thất bại trong cuộc tranh cử với cương lĩnh chống lại chiến tranh Việt Nam thì giờ đây có thể tự hào nhận ra rằng chúng ta đã sáng suốt. Cuộc chiến tranh của Nixon đã thất bại và quan hệ giữa hai quốc gia chúng ta đã được xác lập. Vị cựu thượng nghị sĩ đã ngoài tám mươi tuổi còn cho biết, sở dĩ ông đưa ra quan điểm chống chiến tranh là vì trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới, ông là phi công ném bom của Mỹ tấn công các căn cứ của phát xít Nhật ở Đông Nam Á đã được cấp trên phổ biến rằng nếu máy bay gặp nạn sẽ có Việt Minh của Hồ Chí Minh cứu giúp. Cũng trong buổi đó, người tổ chức dạ tiệc, một doanh nhân lớn của Boston đã đưa cho mọi người xem một bằng chứng lịch sử. Đó là phiên bản một bức tranh liên hoàn do Hồ Chí Minh vẽ để hướng dẫn đồng bào mình cứu phi công Mỹ khi gặp nạn ở Việt Nam. Ngoài những hình vẽ và hai lá cờ của Việt Minh và Mỹ còn có câu thơ: “Bộ đội Mỹ là bạn ta - Cứu phi công Mỹ mới là Việt Minh”. Bản gốc hiện vật này là của Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, còn phiên bản là do tôi sưu tập tặng ông doanh nhân trong một chuyến sang Việt Nam mở doanh nghiệp.
Dường như trong sâu thảm lịch sử, trước cuộc chiến tranh đã từng có những thế hệ xây đáp nền tảng cho sự thân thiện giữa hai dân tộc và phải chăng Phạm Xuân Ẩn trong khi thực hiện nhiệm vụ của một nhà tình báo chiến lược đã chạm được vào nền tảng ấy?
Cuốn sách của Larry Berman cùng nhằm làm sáng tỏ không chỉ con người của Phạm Xuân Ẩn mà cả một chương sử không dễ nhận thức vì sự khốc liệt bi tráng của nó. Và trong một chừng mực nào đó, qua cây bút của một nhà sử học Mỹ, cuốn sách viết về một nhà tình báo Việt Nam sẽ giúp làm bè bạn trên thế giới, nhất là những người Mỹ hiểu hơn về đất nước và con người Việt Nam qua một cuộc chiến tranh kết thúc cách nay đã bốn thập kỷ.Chiến tranh luôn là đau thương và bi kịch. Và thường là vẫn để lại hậu quả nhiều mặt trong những năm tiếp theo đó, thời gian đó ngắn hay dài không phải là do người dân. Vâng, đã bốn thập kỷ sắp trôi qua…
Câu chuyện của Phạm Xuân Ẩn rất đặc biệt và dù gặp nhiều chuyện “bi” và trắc ẩn, dường như lại toát lên một ánh lạc quan thầm lặng từ một người anh hùng đã mất và một hướng đi cho những người ở lại từ câu chuyện vượt qua thử thách của chiến tranh và cuộc sống khác nghiệt bằng chính bản lĩnh và những phẩm chất nhân văn của mình. Cuốn sách của Larry Berman đã làm được điều đó để câu chuyện về Phạm Xuân Ẩn trở thành “một bi kịch lạc quan” và nhiều suy ngẫm, trước hết đối với người Mỹ và sau đó là sự khác ghi, nhìn nhận lại với những người đồng chí, đồng đội của Phạm Xuân Ẩn, và, sau đó, với nhân dân Việt Nam!
Điều cuối cùng tôi muốn nói là bài học quan trọng nhất của lịch sử rút ra từ chiến tranh và lòng hận thù phải là hạt giống cho hòa binh, sự công bằng, phát triển và thân thiện nảy mầm. Quá khứ là điều không thể thay đổi, nhưng tương lai là điều có thể kiến tạo. Vì vậy, hãy dám nhìn lại quá khứ thật trung thực như vốn những gì đã diễn ra, để có sức mạnh tạo nên sự thay đổi cho hiện tại và tương lai Việt Nam. Vì thế, thêm một lần nữa cảm ơn Larry Berman - với tư chất của một nhà sử học, và với tầm của một con người - ông đã làm được nhiều việc ý nghĩa, cho một người bạn đã không còn nữa, và cho nhân dân hai dân tộc đã từng có nhiều xung đột trong chiến tranh, qua cuốn sách khá đầy đủ viết về một con người có nhiều bí ẩn và sức hút mang tên: Phạm Xuân Ẩn.
Hà Nội, 2013
Dương Trung Quốc