THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ

THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ

THI VÂN YÊN TỬ

SỚM CHIỀU DU NGOẠN CÙNG MÂY NÚI
HOA TRÁI QUA NGÀY TA VỚI TA

Thứ Tư, 7 tháng 12, 2011

LÊ VĂN KHI

Người thành cổ Quảng trị

Hiệp thân

Hôm vừa rồi Hiếu vô Đà nẵng đã tìm và gặp được Lê văn Khi 2 lần.Lần thứ nhất hai đứa đi uống café, lần thứ hai Hiếu đưa đến nhà Nguyễn văn Hùng.

Khi hiện nay chạy xe thồ, có vợ công nhân đường sắt đã nghỉ hơn 2 năm rồi.Con trai đầu của Khi đã tốt nghiệp Đại học Kinh tế, Khoa Quản trị Kinh doanh, đã làm việc ở Công ty phát hành sách Đà nẵng, do lương quá ít (hơn 1 triệu đồng 1 tháng) nên đã nghỉ việc, năm nay 31 tuổi, cháu chậm chạp lắm.Đứa con gái thứ hai đang học Cao đẵng Thương mại năm thứ hai.

Qua tâm sự với nhau được biết gia đình Khi có khó khăn và vất vã lắm, Khi rất mừng khi gặp được bạn học cũ.Tháng trước khi có số điện thoại của Khi, Hiếu và Vĩnh có gọi cho Khi.Khi sức khỏe yếu, bị mổ tay phải một lần, nay nổi lên một cục to tướng.

Dưới đây là một số hình ảnh Hiếu gặp Khi tại Đà nẵng:


Tại một quán nước ở đường 2-9



Khi tại nơi khám bệnh của Nguyễn văn Hùng






Khi tại nhà Nguyễn văn Hùng


Chúc Hiệp và tất cả người thân trong gia đình an lành

Nguyễn Hiếu

ĐỘNG THIÊN ĐƯỜNG

Người thành cổ Quảng trị

Vẻ đẹp kỳ ảo ở hang động khô dài nhất châu Á ...

Dài 31 km, nơi rộng nhất khoảng 150 m, động Thiên Đường mới được phát hiện ở Quảng Bình mang vẻ huyền ảo khiến hàng trăm du khách trầm trồ.
Vẻ đẹp kỳ ảo ở hang động khô dài nhất châu Á

Được phát hiện năm 2005 nhưng sau 5 năm khai thác, mở đường, phạt núi và xây dựng lối lên xuống, động Thiên Đường vừa được tập đoàn Trường Thịnh đưa vào hoạt động chiều 3/9.

Vẻ đẹp kỳ ảo ở hang động khô dài nhất châu Á

Động cách thành phố Đồng Hới (Quảng Bình) khoảng 60km về phía Tây Bắc, nằm giữa rừng Phong Nha – Kẻ Bàng, thuộc xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch. Theo các chuyên gia, Thiên Đường còn đẹp và tráng lệ hơn cả Phong Nha và Tiên Sơn.

Vẻ đẹp kỳ ảo ở hang động khô dài nhất châu Á

Từ thông tin của một người dân địa phương tên Hồ Khanh, động Thiên Đường được phát hiện và thu hút sự chú ý của các nhà khoa học, các nhà thám hiểm và cộng đồng quốc tế.
Vẻ đẹp kỳ ảo ở hang động khô dài nhất châu Á

“Hiệp hội nghiên cứu hang động Hoàng gia Anh quốc” đã tổ chức khám phá và công bố, động có chiều dài 31,4km, chiều rộng dao động từ 30 đến 100 mét, nơi rộng nhất 150 mét, chiều cao từ đáy lên trần động khoảng 60 mét.

Vẻ đẹp kỳ ảo ở hang động khô dài nhất châu Á

Tiến sĩ Howard Limbert, một thành viên của hội cho rằng đây có thể là hang động khô dài nhất châu Á.

Vẻ đẹp kỳ ảo ở hang động khô dài nhất châu Á

Từ đường Hồ Chí Minh (nhánh tây) đoạn km16 vào đến động dài khoảng 7km. Hơn 6km là đường khá bằng phẳng đi trên nền đất mịn, dưới tán rừng rợp lá với những ngọn gió thổi mát rượi. Cách động chừng 300m là đoạn đường phải trèo băng qua những triền đá tai mèo sắc cạnh.

Vẻ đẹp kỳ ảo ở hang động khô dài nhất châu Á

Cấu trúc kỳ vĩ, vẻ đẹp huyền diệu và tráng lệ của hang động này đã khiến hầu hết những người tham quan hôm khai mạc ngỡ ngàng.

Vẻ đẹp kỳ ảo ở hang động khô dài nhất châu Á
Thiên Đường có miệng hang khoảng 9m2. Trần động vút cao, rộng thênh thang. Đặc biệt, với hai cột thạch nhũ khổng lồ đường kính 5 mét vươn lên cao như những kiến trúc cột của thiên đình có nhiều hình thù phong phú.

Vẻ đẹp kỳ ảo ở hang động khô dài nhất châu Á

Đoạn đầu của hang là một vòm đá cao hàng chục mét, rộng khoảng 100 mét.
 
Thiên Đường còn đặc biệt bởi các cột nhũ mồ côi. Ấn tượng nhất là một khoảng nhũ dài trải trên nền động trông như một chiếc sa bàn.
 
 
Đoạn thứ hai của hang có hàng chục ụ thạch nhũ cao từ 30 đến 60cm nằm ngay trên nền động trông rất giống các tượng phật.
 
 
Có cả những cột nhũ lớn đường kính 1-2m giống Phật Bà Quan Âm.
 
 
 
So với động Phong Nha thì thạch nhũ ở Thiên Đường có nhiều hình thù hơn.
 
Phần lớn nền động là đất dẻo, rộng và khá bằng phẳng. Nhiệt độ trong hang luôn ở mức 20 đến 21 độ C. Chỉ đứng trước cửa cũng có thể cảm nhận được từng luồng hơi mát lạnh từ dưới động thổi ngược lên.
 
 
Vẻ kỳ ảo của động được tô điểm thêm bởi những nàng tiên xuất hiện trong buổi khai mạc.
 
 
Một lớp thạch nhũ mang dáng vẻ như ngôi nhà Rông của người Tây Nguyên.
 
 
Đi trong động có thể cảm nhận được từng bước chân hay tiếng nói, cười của du khách, từng âm thanh tách bạch, vang ra đập vào các vách đá như níu kéo.
 






Hịch Tiến sỹ

Người thành cổ Quảng trị

Ta cùng các ngươi

Sinh ra phải thời bao cấp

Lớn lên gặp buổi thị trường.



Trông thấy:

Mỹ phóng Con thoi lên vũ trụ chín tầng

Nga lặn tàu ngầm xuống đại dương nghìn thước

Nhật đưa rô bốt na nô vào thám hiểm lòng người

Pháp dùng công nghệ gene chế ra cừu nhân tạo…



Thật khác nào:

Đem cổ tích biến thành hiện thực

Dùng đầu óc con người mà thay đổi thiên nhiên!

Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa

Chỉ giận chưa thể đuổi kịp nước Nga, vượt qua nước Mỹ, mà vẫn chỉ hơn Lào, hao hao Băng la đét.

Dẫu cho trăm thân này phơi trên sao Hỏa, nghìn xác này bọc trong tàu ngầm nguyên tử, ta cũng cam lòng.



Các ngươi ở cùng ta,

Học vị đã cao, học hàm không thấp

Ăn thì chọn cá nước, chim trời

Mặc thì lựa May Mười, Việt Tiến

Chức nhỏ thì ta… quy hoạch

Lương ít thì có lộc nhiều.

Đi bộ A tít, Cam ry

Hàng không Elai, Xi pic.



Vào hội thảo thì cùng nhau tranh luận

Lúc tiệc tùng thì cùng nhau “dô dô”.

Lại còn đãi sỹ chiêu hiền

Giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ, cử nhân, ai cũng có phần, không nhiều thì ít.

Lại còn chính sách khuyến khoa

Doanh nghiệp, giáo viên, trí thức, nông dân nhận cúp, nhận bằng còn thêm tiền thưởng.



Thật là so với:



Thời Tam quốc bên Tàu, Lưu Bị đãi Khổng Minh,

Buổi hiện đại bên Nga, Pu tin dùng Mét vê đép,

Ta nào có kém gì?



Thế mà, nay các ngươi:



Nhìn khoa học chậm tiến mà không biết lo

Thấy công nghệ thụt lùi mà không biết thẹn

Giáo sư ư? Biết “Thần đèn” chuyển nhà mà chẳng chạnh lòng

Tiến sỹ a? Nghe “Hai lúa” chế tạo máy bay sao không tự ái?

Có người lấy nhậu nhẹt làm vui

Có kẻ lấy bạc cờ làm thích

Ham mát xa giống nghiện “u ét đê”

Ghét ngoại ngữ như chán phòng thí nghiệm



Chỉ lo kiếm dự án để mánh mánh mung mung

Không thích chọn đề tài mà nghiên nghiên cứu cứu

Ra nước ngoài toàn muốn đi chơi

Vào hội thảo chỉ lo ngủ gật

Bệnh háo danh lây tựa vi rút com pu tơ

Dịch thành tích nhiễm như cúm gà H5N1

Mua bằng giả để tiến sỹ, tiến sy

Đạo văn người mà giáo sư, giáo sãi.



Thử hỏi học hành như rứa, bằng cấp như rứa, thì mần răng hiểu được chuyện na niếc na nô?

Lại còn nhân cách đến vậy, đạo đức đến vậy, thì có ham gì bút bút nghiên nghiên.



Cho nên:



“Tạp chí hay” mà bán chẳng ai mua

“Công nghệ tốt” mà không người áp dụng.

Đề tài đóng gáy cứng, chữ vàng, mọt kêu trong tủ sắt

Mô hình xây tường gạch, biển xanh, chó ị giữa đồng hoang.

Hội nhập chi, mà ngoại ngữ khi điếc, khi câm?

Toàn cầu chi, mà kiến thức khi mờ, khi tỏ?

Hiện đại hóa ư? vẫn bám đít con trâu

Công nghiệp hóa ư? toàn bán thô khoáng sản

Biển bạc ở đâu, để Vi na shin nổi nổi chìm chìm, lưởi bò liếm liếm

Rừng vàng ở đâu, khi bô xít đen đen đỏ đỏ



Thật là:



“Dân gần trăm triệu ai người lớn

Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con”!



Nay nước ta:



Đổi mới đã lâu, hội nhập đã sâu

Nội lực cũng nhiều, đầu tư cũng mạnh

Khu vực có hòa bình, nước ta càng ổn định

Nhân tâm giàu nhiệt huyết, pháp luật rộng hành lang

Thách thức không ít, nhưng cơ hội là vàng!



Chỉ e:



Bệnh háo danh không mua nổi trí khôn

Dịch thành tích chẳng làm nên thương hiệu.

Giỏi mánh mung không lừa nổi đối tác nước ngoài

Tài cờ bạc không địch nổi hắc cơ quốc tế.

Cặp chân dài mà nghiêng ngả giáo sư

Phong bì mỏng cũng đảo điên tiến sỹ.



Hỡi ôi,



Biển bạc rừng vàng, mà nghìn năm vẫn mang ách đói nghèo

Tài giỏi thông minh, mà vạn kiếp chưa thoát vòng lạc hậu.



Nay ta bảo thật các ngươi:



Nên lấy việc đặt mồi lửa dưới ngòi pháo làm nguy;

Nên lấy điều để nghìn cân treo sợi tóc làm sợ

Phải xem đói nghèo là nỗi nhục quốc gia

Phải lấy lạc hậu là nỗi đau thời đại

Mà lo học tập chuyên môn

Mà lo luyện rèn nhân cách

Xê mi na khách đến như mưa

Vào thư viện người đông như hội

Già mẫu mực phanh thây Gan ruột, Tôn Thất Tùng chẳng phải là to

Trẻ xông pha mổ thịt Bổ đề, Ngô Bảo Châu chỉ là chuyện nhỏ



Được thế thì:



Kiếm giải thưởng “Phiu” cũng chẳng khó gì

Đoạt Nô ben không là chuyện lạ

Không chỉ các ngươi mở mặt mở mày, lên Lơ xút, xuống Rôn roi

Mà dân ta cũng hưng sản, hưng tâm, vào Vi la, ra Rì sọt.

Chẳng những tông miếu ta được hương khói nghìn thu

Mà tổ tiên các ngươi cũng được bốn mùa thờ cúng,

Chẳng những thân ta kiếp này thỏa chí,

Mà đến các ngươi, trăm đời sau còn để tiếng thơm.

Chẳng những tên tuổi ta không hề mai một,

Mà thương hiệu các ngươi cũng sử sách lưu truyền.

Trí tuệ Việt Nam thành danh, thành tiếng

Đất nước Việt Nam hóa hổ, hóa rồng

Lúc bấy giờ các ngươi không muốn nhận huân chương, phỏng có được không?



Nay ta chọn lọc tinh hoa bốn biển năm châu hợp thành một tuyển, gọi là Chiến lược

Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này theo lời ta dạy bảo thì suốt đời là nhà khoa học chính danh.

Nhược bằng không tu thân tích trí, trái lời ta khuyên răn thì muôn kiếp là phường phàm phu tục tử.



Vì:



Lạc hậu, đói nghèo với ta là kẻ thù không đội trời chung

Mà các ngươi cứ điềm nhiên không muốn trừ hung, không lo rửa nhục

Giữ một ngọn cỏ, cành cây, giọt nước trong giang sơn ta cũng làm ta quên ăn mất ngũ

Mà các ngươi cứ điềm nhiên lo tranh quyền đoạt lợi

Chẳng khác nào quay mũi giáo mà đầu hàng, giơ tay không mà thua giặc.

Nếu vậy rồi đây không biết dân Việt ta đi về đâu nữa, ta cùng các ngươi há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất này nữa?



Trí thức là nguyên khí quốc gia

Cho nên ta mới thảo Hịch này

Xa gần nghiên cứu

Trên dưới đều theo!

THƯ PHÁP

Người thành cổ Quảng trị

Nhà thiên văn hàng đầu thế giới về Việt Nam thuyết trình

Người thành cổ Quảng trị

Giáo sư Trịnh Xuân Thuận, nhà nghiên cứu vũ trụ người Mỹ gốc Việt nổi tiếng thế giới, vừa trở về Việt Nam để thuyết trình và thăm quê.



Giáo sư, tiến sĩ vật lý thiên văn Trịnh Xuân Thuận. Ảnh: virginia.edu.

 
Giáo sư Trịnh Xuân Thuận dự kiến sẽ gặp gỡ với bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó chủ tịch nước, Chủ tịch Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh; giám đốc nhà xuất bản Tri thức Chu Hảo và gặp gỡ nhiều nhà nghiên cứu khác.

Giáo sư cũng sẽ có các buổi nói chuyện về khoa học tại các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, Quy Nhơn và TP HCM với các sinh viên. Chủ đề thảo luận tại những buổi này gồm khoa học và Phật giáo, vị trí của con người trong vũ trụ, phổ biến khoa học, khoa học và đam mê.

Cũng trong dịp này, cuốn "Bầu trời và các vì sao" do ông viết được xuất bản. Đây là cuốn sách dành cho đọc giả đại chúng muốn khám phá thiên văn học. Nó giúp giải thích một cách dễ hiểu những vấn đề lớn như các hệ quan điểm của những triết gia, khoa học về vũ trụ, vũ trụ quan tôn giáo, tri thức về thời gian, vũ trụ thần thoại, ý thức con người.

Giáo sư Trịnh Xuân Thuận sinh năm 1948 tại Hà Nội. Ngay từ khi còn nhỏ ông đã đam mê thiên văn. Ông thông minh và ham học nên học giỏi đều cả văn học và các môn tự nhiên. Những nghiên cứu của ông tập trung vào việc tìm hiểu quá trình tiến hóa của các thiên hà và cấu tạo hóa học của vũ trụ.

Sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học tại trường Jean Jacques Rousseau ở Sài Gòn (nay là trường PTTH Lê Quý Đôn, thành phố Hồ Chí Minh) vào năm 1966, Trịnh Xuân Thuận sang Thụy Sỹ để học ngành vật lý. Sau một năm, dù chưa thạo tiếng Anh, ông giành được học bổng lên thẳng năm thứ hai của ba trường đại học danh tiếng bậc nhất nước Mỹ.

Trịnh Xuân Thuận học tại Viện Công nghệ California từ năm 1967 tới 1970, rồi học ở Đại học Princeton từ năm 1970 tới 1974. Ông bảo vệ luận án tiến sĩ tại Đại học Princeton rồi giảng dạy vật lý thiên văn tại Đại học Virginia từ năm 1976 tới nay. Ngoài ra giáo sư Thuận còn làm việc cho Viện Vật lý thiên văn Paris và là một trong những người sáng lập Hiệp hội Khoa học và Tôn giáo quốc tế.

Không chỉ nổi tiếng trong giới học thuật với hơn 120 công trình đăng trên các tạp chí khoa học và kỷ yếu các hội nghị khoa học, giáo sư Trịnh Xuân Thuận còn có công trong việc đưa thiên văn học đến gần hơn với công chúng.

Nhà nghiên cứu ngôn ngữ Cao Xuân Hạo từng nhận xét về Trịnh Xuân Thuận như “một nhà khoa học giàu mỹ cảm, có tư duy logic của một nhà khoa học, nhà triết học và trí tưởng tượng của một nhà thơ sành sỏi thiên văn”.

Giáo sư Thuận đã cho ra mắt nhiều sách có giá trị về vũ trụ học và mối tương quan giữa khoa học và Phật giáo như Giai điệu bí ẩn (1988), Big Bang và sau đó (1992), Hỗn độn và hài hòa (1998).

Năm 2007, giáo sư Trịnh Xuân Thuận được giải thưởng Moron của Viện Hàn Lâm Pháp. Năm 2009, ông được UNESCO trao giải thưởng Kalinga vì các đóng góp trong việc đại chúng hóa khoa học.

Hương Thu

Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2011

Nguyễn văn Hùng về Quảng trị

Người thành cổ Quảng trị

Ngày 01 tháng 12 năm 2011, Nguyễn văn Hùng cùng vợ và em trai là Nguyễn Viết Dũng về Quảng trị. Sau đây là một số hình ảnh của vợ chồng Hùng tại Quảng trị.



Trước cổng nhà của Nguyễn Hiếu



HÙNG- HƯNG TẠI BẢO TÀNG THÀNH CỔ



NGUYỄN VIẾT DŨNG ( EM RUỘT CỦA HÙNG) TẠI BẢO TÀNG THÀNH CỔ



HAI VỢ CHỒNG HÙNG TẠI THÀNH CỔ














TẠI CHÙA TỈNH HỘI QUẢNG TRỊ

Thứ Năm, 3 tháng 11, 2011

10 đặc sản tiến vua nổi tiếng của người Việt

Người thành cổ Quảng trị

Để được đưa vào cung tiến vua, món ăn phải có giá trị dinh dưỡng cao và hương vị tuyệt vời hiếm thấy. Có thể nói, những món đặc sản tiến vua này là "vua" của các loại đặc sản.
Nền ẩm thực phong phú của Việt Nam từ thời xa xưa đã sản sinh ra hàng trăm, hàng nghìn món ăn đặc sắc. Một phần nhỏ trong số những món ăn đó hưởng vị trí trang trọng đặc biệt khi được đưa vào cung đình để cung tiến các bậc vua chúa. Để được tuyển chọn, đó phải là những món ăn có giá trị dinh dưỡng cao và hương vị tuyệt vời hiếm thấy. Có thể nói, những món đặc sản tiến vua này là "vua" của các loại đặc sản.
Dưới đây là một số đặc sản tiến vua nổi tiếng ở Việt Nam:
1. Bánh Phu Thê
Là nơi phát tích của vương triều nhà Lý, Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh) thường được gọi là đất vua. Đây cũng vùng đất của một đặc sản nổi tiếng, đã được đưa vào tận kinh đô Huế để tiến vua, đó là bánh phu thê.
Đúng như tên gọi của mình (phu thê nghĩa là vợ chồng), món bánh này không lẻ chiếc mà đi theo cặp. Phía sau những lớp là chuối, chiếc bánh hiện ra với lớp vỏ làm bằng bột nếp óng ánh màu vàng tươi. Nhân bánh là đỗ xanh giã nhuyễn, nhào đường, có thể cho thêm dừa.
Bánh Phu Thê
Bánh Phu Thê
2. Sâm cầm
Sâm cầm hồ Tây là món ăn nổi tiếng, đã đi vào câu ca dao “Dưa La, húng Láng, ngổ Đầm/Cá rô Đầm Sét, sâm cầm Hồ Tây" của đất Thăng Long.
Quan niệm dân gian cho rằng loài chim này di trú từ phương Bắc về phương Nam, chúng đào ăn nhân sâm trên đỉnh các núi cao ở Trung Quốc, Hàn Quốc nên được gọi là sâm cầm. Đó là lý do thịt Sâm cầm được cho là một món ăn đại bổ. Đây cũng là một món ăn khoái khẩu của vua Tự Đức.
Tương truyền, làng Nghi Tàm bên hồ Tây được lệnh mỗi năm phải tiến vua 40-50 con chim Sâm cầm, nếu thiếu sẽ bị phạt nặng.
Sâm cầm

3. Cá Anh Vũ
Nếu Sâm cầm là niềm tự hào của hồ Tây thì cá Anh vũ là thương hiệu bất hủ của ngã ba sông Bạch Hạc (Việt Trì, Phú Thọ). Với những thớ thịt trắng, quánh và đặc biệt là khối sụn môi giòn sần sật, cá anh vũ được người sành ẩm thực cho là ngon hơn bất kỳ loài cá nào của sông nước. Vì vậy, từ xa xưa, cá anh vũ đã được dùng làm thức tiến ăn tiến vua, được các bộ chính sử ghi lại.
Cũng giống như sâm cầm hồ Tây, ngày nay cá Anh vũ đã gần như biến mất tại nơi vùng nước gắn với danh tiếng của mình.
Cá Anh Vũ
Ảnh: Hanoifishing.
4. Chè long nhãn
Sau mỗi bữa ăn đầy sơn hào hải vị, vua chúa ngày xưa tráng miệng bằng gì? Một trong những câu trả lời là chè long nhãn hạt sen phố Hiến (Hưng Yên). Nguyên liệu chính của món chè tiến vua này là những quả nhãn lồng phố Hiến, loại nhãn có hương vị thơm quý phái, cùi dầy, ăn giòn, ngọt hơn bất cứ các loại nhãn nào khác.
Chè long nhãn

5. Gà Đông Tảo
Bên cạnh nhãn lồng, đất Hưng Yên còn có một đặc sản tiến vua đặc sắc khác là gà Đông Tảo.
Là giống gà quý chỉ có ở huyện Khoái Châu, gà Đông Tảo còn được gọi là gà chân voi đôi chân to sần sùi như chân voi, thân hình chắc nịch. Giống gà này rất khó nuôi, đòi hỏi phải kỳ công chăm sóc và gà càng già càng quý, thịt ăn thường có mùi vị thơm ngon đặc trưng không lẫn với bất kỳ loại gà nào.
Gà Đông Tảo

6. Chuối ngự Nam Định
Vẫn còn được trồng cho đến ngày nay, chuối Ngự cho quả rất nhỏ, khi chín có màu vàng ướm như tơ tằm, mùi thơm ngát, vị ngọt thanh tao đầy quyến rũ... Ảnh: Yume.
Tương truyền, vào thời Trần, từ phủ Thiên Trường đến ngoài thành Nam Định, nhiều vùng là quê hương, thái ấp của vua quan nhà Trần. Cảm kích trước tài năng và đức độ của các bậc trị nước, dân thành Nam đã trồng một sản vật quý để dâng vua, đó chính là chuối ngự.
Chuối ngự Nam Định

7. Cốm làng Vòng
Cốm làng Vòng, sản vật đặc trưng của đất Thăng Long đã nổi tiếng từ cách đây 1.000 năm, khi được đưa vào cung tiến vua các triều Lý.
Ngày nay, cứ mỗi mùa thu món ăn chơi làm từ lúa non này lại theo các gánh hàng rong ruổi khắp các phố phường Hà Nội. Cốm Vòng thường được mua về ăn với chuối chín hoặc nấu chè cốm. Đây cũng là nguyên liệu chính của bánh cốm Hàng Than, một món ăn cũng rất đậm chất Hà Nội.

Cốm làng Vòng
8. Mắm tép Hà Yên
Mắm tép Hà Yên (huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) là một đặc sản quý và độc đáo ở vùng chiêm trũng xứ Thanh, thời xưa thường được dùng để tiến vua.
Để làm loại mắm này, các chức sắc địa phải cử người đến tận khe Gia Giã, làng Cổ Đam (vùng Bỉm Sơn bây giờ) để đánh riêng một loại tép quý, là tép riu nhỏ, có mầu trong xanh. Khi nấu nước mắm cũng phải chọn người nấu giỏi nhất vùng. Khi hoàn thành mắm có ánh vàng, sóng sánh như mật ong,
Mắm tép Hà Yên
 
9. Rau muống Linh Chiểu
Trắng nõn và mềm giòn như giá đỗ, hương vị hài hòa, rau muống Linh Chiểu (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) thời xưa rất được các bậc vua chúa ưa thích. Bởi vậy, giống rau này còn có tên gọi khác là rau muống tiến vua.
Để bảo đảm chất lượng, việc chăm sóc rau rất kỳ công và vất vả, đất trồng rau phải nằm sát sông, được hưởng mạch nước sủi trong vắt và phù sa sông Hồng bồi đắp. Do việc chăm sóc phức tạp, hiệu quả kinh tế không cao, ngày nay giống rau đặc sản này đang dần bị mai một.
Rau muống Linh Chiểu
 
10. Yến sào
Được làm từ nước dãi của những con chim yến, yến sào (tổ chim yến) là một đặc sản có hương vị rất hấp dẫn và giá trị dinh dưỡng cao.
Từ thời xưa, yến sào đã được khai thác tại các đảo Yến ở ngoài khơi tỉnh Khánh Hòa để cung tiến các vua chúa.
Ngày nay, cơ hội thưởng thức sản vật này vẫn nằm ngoài khả năng của đa số người dân Việt Nam bởi giá thành của chúng rất cao, từ 50-60 triệu đồng/kg. Phần lớn yến sào khai thác được xuất khẩu để thu ngoại tệ.
Yến sào

(Theo Đất Việt)


Thứ Hai, 17 tháng 10, 2011

LŨ NGÀY 16 THÁNG 10 NĂM 2011 TẠI THỊ XÃ QUẢNG TRỊ

Người thành cổ Quảng trị

Suốt 2 ngày 15 và 16 tháng 10 mưa như xối nước, sông Thạch Hãn cuồn cuộn đỏ ngầu.Ba giờ chiều 16 các vùng thấp trũng nước đã đầy ắp, mưa vẩn xối xã đổ xuống.


 Ba giờ chiều ngày 16 lũ vào sân nhà của Hiếu

và sau vườn



10 g sáng 17/10 bên bờ sông Thạch Hãn


Suốt đêm đó TX Quảng trị chim trong biển lũ.Đến 7 giờ sáng nước lũ mới chịu ra khỏi nhà của Hiếu.
Lũ đã vào nhà Hiếu tuy chỉ 20 cm, nhưng hơn tuần trước đã dọn dẹp nhà cửa sẵn sàng đón lũ và sau khi lũ tạm biệt một lần nữa mệt nhọc với lũ: quét dọn bùn và sửa soạn lại nhà cửa.