THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ

THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ

THI VÂN YÊN TỬ

SỚM CHIỀU DU NGOẠN CÙNG MÂY NÚI
HOA TRÁI QUA NGÀY TA VỚI TA

Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2015

CIA và điệp vụ nghe lén tại Nghệ An năm 1972

Người thành cổ Quảng trị
Năm 1972, CIA đã thực hiện một kế hoạch liều lĩnh: Đó là cử một nhóm biệt kích gồm 2 người xâm nhập tỉnh Nghệ An để cài đặt thiết bị nghe lén vào đường dây điện thoại…


Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, miền Bắc vẫn là mục tiêu tối quan trọng đối với Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA). Để theo dõi mọi động thái quân sự, chính trị, ngoại giao của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, dưới đất họ tung ra miền Bắc hàng chục toán biệt kích, ngoài biển là lớp lớp tàu trinh sát thuộc Hạm đội 7, còn trên trời là máy bay do thám U2.
Tuy nhiên, những tin tức thu lượm được chưa làm hài lòng giới cầm quyền nước Mỹ. Vì thế, năm 1972, CIA đã thực hiện một kế hoạch liều lĩnh: Đó là cử một nhóm biệt kích gồm 2 người xâm nhập tỉnh Nghệ An để cài đặt thiết bị nghe lén vào đường dây điện thoại…

1. Trong suốt cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, tin tức về miền Bắc Việt Nam do các cơ quan tình báo Mỹ như tình báo Lục quân, Hải quân, Không quân, CIA, NSA… thu được rất ít ỏi. Một phần vì quân dân miền Bắc không ngừng nâng cao tinh thần cảnh giác.
Mặt khác, các nhà lãnh đạo Hà Nội hạn chế sử dụng sóng vô tuyến trong thông tin liên lạc đến mức tối đa vì họ biết hệ thống trinh sát điện tử của người Mỹ đặt tại bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng, các trạm thu tin trên đất Lào và các tàu mã thám thuộc hạm đội 7 thường xuyên lảng vảng ở ngoài khơi vịnh Bắc Bộ có thể dễ dàng bắt được tần số của các sóng này, và đội ngũ chuyên viên giải mã của Mỹ đều là những người giỏi.
Vì vậy, phần lớn mệnh lệnh chỉ huy chiến đấu của Quân đội nhân dân, của Lực lượng Công an nhân dân Việt Nam đều thông qua mạng lưới điện thoại hữu tuyến.
Điều này có cái bất lợi là phải rải dây - lắm khi dài cả trăm kilômét, xuyên qua đèo cao, dốc thẳm, rừng già…, đồng thời phải thường xuyên túc trực một đội quân vừa đề phòng biệt kích phá hoại, vừa làm nhiệm vụ bảo trì, sửa chữa, thay thế nếu chẳng may nó bị đứt hoặc hở mạch.
Tuy nhiên, ưu điểm do đường dây hữu tuyến mang lại là đối phương khó có thể nghe lén vì nếu muốn nghe lén, người Mỹ phải cử kỹ thuật viên đến tận nơi, sờ tận tay nhưng đó là chuyện không tưởng, chưa kể khi bộc lộ phần lõi bằng đồng hoặc bằng kim loại khác bên trong sợi dây để kết nối thiết bị nghe lén, nó sẽ tạo ra nhiễu - dù chỉ một thời gian rất ngắn nhưng vẫn có thể khiến người trực tổng đài nghi ngờ.
2. Đầu tháng 2/1971, trong một phi vụ do thám trên bầu trời miền Bắc Việt Nam, máy bay U2 đã chụp một loạt ảnh tại một khu vực cách thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An khoảng 46km về phía tây nam.
Phân tích những bức ảnh này, chuyên viên không ảnh ở căn cứ Clark, Philippines nhận thấy có một đường dây điện thoại được mắc trên những thanh ngang, đóng vào những cây cột bằng gỗ cao khoảng 4m, nhìn như những cây thập giá.
Cạnh đó là một con đường đất nhỏ, có lẽ dành cho xe đạp chạy song song với những cột điện thoại. Đường dây ấy kéo dài đến gần con sông Lam rồi đi lên một sườn núi.
Đến đoạn này, con đường đất kết thúc, có lẽ do địa hình quá dốc đối với xe đạp, còn những cột điện thoại thì tiếp tục đi sâu vào trong núi. Tại đây, có một căn nhà nhỏ, xây bằng gạch không tô, nằm ẩn khuất dưới những tán lá. Và do rừng quá rậm rạp nên những bức ảnh không cho biết đường dây điện thoại ấy còn kéo dài đến đâu.
Từ lâu, CIA đã biết Nghệ An là một trong những điểm tập kết người, vũ khí cùng hàng tiếp liệu chi viện cho chiến trường miền Nam bằng cách qua Lào rồi đi vào một tỉnh nằm ở bắc Tây Nguyên là Kon Tum.
Trong hồ sơ "Im lặng số 1 - Những bí mật của cuộc chiến Việt Nam - Quiet One - The Secrets in Vietnam War", báo cáo của sĩ quan do thám điện tử McTunler gửi Lầu Năm Góc đã viết: "Đây chắc chắn là hệ thống thông tin liên lạc, chỉ đạo những cuộc hành quân sang Lào và đây cũng là địa điểm lý tưởng để đặt thiết bị nghe lén".
Liên tục trong suốt tháng 2, máy bay do thám U2 chụp thêm hàng trăm tấm ảnh về đường dây điện thoại.
Qua phân tích, các chuyên viên không ảnh nhận thấy việc tuần tra bảo vệ không tuân theo quy luật nào. Có khi là hai người đàn ông trên một chiếc xe đạp, vai đeo súng trường CKC, sáng sớm chạy đến cạnh con sông Lam thì dừng lại, ở đó khoảng nửa tiếng rồi quay về. Cũng có khi một tốp vài người có vũ trang, từ căn nhà trên sườn núi đi bộ xuống vào buổi chiều.
Đặc biệt nhất là những tấm ảnh chụp một nhóm kỹ thuật viên sửa chữa đường dây. Họ dùng hai chiếc thang bằng tre chụm vào nhau theo hình chữ V ngược rồi một người trèo lên, còn vài người giữ thăng bằng ở phía dưới.
Các bức ảnh cho thấy những đoạn dây cần sửa chữa đều nằm ở giữa hai cột, bị đứt do nhánh cây rừng rơi xuống hoặc do lâu ngày, dưới tác động của sức nóng mặt trời, lớp nhựa bọc dây lão hóa, bong tróc ra. Khi gió thổi mạnh, hai sợi dây thỉnh thoảng lại chập vào nhau gây đoản mạch.
Thời điểm này, Ngoại trưởng Mỹ là Henry Kissinger đã có những cuộc gặp riêng với đại diện Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa là Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và Bộ trưởng Xuân Thủy nên Tổng thống Richard Nixon cũng như Lầu Năm Góc và CIA rất muốn biết các động thái của Quân Giải phóng trên chiến trường miền Nam Việt Nam, nhất là nếu Hiệp định Paris được ký kết. Vì vậy, việc nghe lén điện thoại lại càng thêm cấp thiết.
Theo chuyên gia phân tích của CIA là Dustin Kane thì: "Biết trước được những hành động của đối phương sẽ giúp chúng ta có lợi thế hơn nếu cần phải đánh phủ đầu, cũng như trong đàm phán".
Đến tháng 4/1971, một kế hoạch đã được CIA lập ra. Đó là một tấm pin mặt trời đường kính chỉ 10cm sẽ được lắp vào một đỉnh cột điện thoại để cung cấp năng lượng cho một máy thu, phát sóng cũng chỉ nhỏ bằng nửa bao thuốc lá đặt kế bên. Tất cả đều ngụy trang cho giống với màu sắc cây cột và nếu chỉ nhìn lướt qua, rất khó phát hiện.
Do máy thu, phát sóng nhỏ, công suất yếu, CIA sẽ thiết lập một trạm khuếch đại tín hiệu trên đất Lào rồi từ trạm này, những cuộc đàm thoại nghe lén được sẽ chuyển tiếp về Thái Lan.
Vẫn theo sĩ quan do thám điện tử McTunler: "Kế hoạch hoàn hảo đến nỗi chúng tôi tưởng như việc đặt thiết bị nghe lén sẽ chẳng gặp một trở ngại gì, giống như bạn leo lên nóc nhà mình để dựng một ăng ten thu tín hiệu truyền hình vậy".
Tuy nhiên, làm thế nào để có thể đặt thiết bị nghe lén một cách an toàn, không bị phát hiện? Rút kinh nghiệm những toán biệt kích gửi ra Bắc đều bị bắt hoặc sau khi nhảy xuống đất, mọi liên lạc với trung tâm chỉ huy ở Sài Gòn cũng im luôn nên phương án sử dụng kỹ thuật viên từ lãnh thổ Lào, vượt biên giới bí mật tiếp cận với đường dây điện thoại bị bác ngay từ đầu.
Với phương án một cuộc đột kích chớp nhoáng, bắt cóc một hay vài người dân ở những khu vực xung quanh rồi mua chuộc và huấn luyện họ cách thức cài đặt thiết bị nghe lén cũng bị xem là ảo tưởng bởi lẽ cuộc đột kích ấy chắc chắn không thể giữ bí mật được lâu khi gia đình của những người bị bắt cóc không thấy chồng, cha, anh, họ về, mà thời gian để mua chuộc, dụ dỗ, huấn luyện lại không chỉ một ngày một bữa.
Sau nhiều cuộc họp bàn bạc, tranh luận dựa trên những dữ kiện do nhóm chuyên viên phân tích không ảnh cung cấp, những người đứng đầu CIA chọn phương án tiếp cận đường dây điện thoại bằng trực thăng.
Một chiếc trực thăng bay ở chế độ bay treo - nghĩa là đứng yên một chỗ ngay trên cột điện thoại, thả kỹ thuật viên xuống bằng thang dây, lắp đặt thiết bị nghe lén rồi lại bay lên ngay xem ra khả thi.
Tuy nhiên, với những loại trực thăng của Hãng Hàng không Mỹ (Air America) - là hãng hàng không có vỏ bọc dân sự, hoạt động dưới sự chỉ huy trực tiếp của CIA - có thể thực hiện phương án này là Bell 205, H 34, UH thì tiếng ồn do động cơ gây ra quá lớn, ai cũng nghe được trong phạm vi bán kính đến vài kilômét.
CIA va diep vu nghe len tai Nghe An nam 1972
Chiếc trực thăng Hughes 500 số hiệu N351X tại căn cứ PS-44, Pakse, Lào trước ngày xâm nhập tỉnh Nghệ An.

Cuối cùng, CIA quyết định chọn loại trực thăng OH6A - Loach để tiến hành việc nghe lén, và kế hoạch nghe lén mang mật danh là "Chính lộ - Main Street".
3. Được Hãng Hughes, Mỹ, chế tạo, trực thăng OH6 có thể đảm nhiệm các chức năng tấn công, hộ vệ và trinh sát. Nó được trang bị động cơ Allison T68-A5A công suất 317 mã lực, trọng lượng rỗng là 696kg, tải trọng tối đa 1.610kg. OH6 có thể bay với vận tốc 282km/giờ và hoạt động trong phạm vi 430km.
Được vũ trang bằng 2 súng máy M60 hoặc 1 đại liên minigun 6 nòng, hoặc 2 đại liên 12,7mm cùng 14 quả rốckét 70mm Hydra và 4 tên lửa chống tăng TOW hay tên lửa Hellfire nên vì thế, OH6 có hỏa lực khá mạnh. Hơn nữa, nó còn được lắp đặt một thiết bị "phun lưới bắt người".
Nếu phát hiện 1 hoặc 2 người đang di chuyển trên một địa hình trống trải và nếu nghi ngờ đó là du kích, phi công sẽ cho máy bay sà sát xuống rồi bấm nút phun lưới.
Tấm lưới làm bằng sợi kelva mảnh như sợi chỉ nhưng sẽ thít chặt vào thân thể người bị bắt, càng giãy giụa nó càng thít chặt hơn, thậm chí cứa đứt da. Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam cùng người dân gọi OH6 là trực thăng "cán gáo" bởi lẽ hình dạng nó giống một quả trứng với cái đuôi mỏng manh, nhìn y như cái gáo múc nước.
Khi đưa vào sử dụng tại chiến trường miền Nam Việt Nam, người Mỹ đã cho in những tờ truyền đơn bằng tiếng Việt, rải xuống những vùng giải phóng, tuyên truyền rằng OH6 có thể "bay thụt lùi rồi dùng cánh quạt đuôi quậy nát những vách nhà bằng tranh hoặc lá dừa nước để phát hiện du kích Việt Cộng ẩn náu bên trong".
Tuy nhiên, đó là chuyện thổi phồng nhằm tạo ra hoang mang tâm lý bởi lẽ bay thụt lùi thì được, nhưng cánh quạt đuôi nếu chém vào những thân tre dùng làm cột nhà sẽ bị cong, thậm chí còn có thể gãy. Khi ấy, việc triệt tiêu mô men xoắn do cánh quạt chính tạo ra sẽ mất, và trực trăng sẽ xoáy trôn ốc trước khi cắm đầu xuống đất.
Trở lại chuyện xâm nhập tỉnh Nghệ An, thời điểm ấy Air America đang sở hữu 2 chiếc trực thăng OH6, nhưng là phiên bản dành cho dân sự, không vũ trang, được định danh là Hughes 500.
Khi quyết định chọn loại máy bay OH6 làm con át chủ bài cho việc cài đặt thiết bị nghe lén điện thoại, CIA lấy cả hai  chiếc Hughes 500 của Air America rồi chuyển cho Hãng Hughes, cấp cho họ 200 nghìn USD, yêu cầu họ làm thế nào để giảm bớt đến mức tối đa tiếng ồn do động cơ gây nên.
Suốt 3 tháng làm việc cật lực, bộ phận chuyên gia của Hughes đã thành công bằng cách thay đổi cấu trúc của cánh quạt, từ 2 lá tăng lên 4 lá, đồng thời lắp đặt thêm một bánh răng có tác dụng làm giảm vận tốc quay của cánh quạt đuôi, bố trí thêm một thùng xăng phụ trong khoang hành khách để kéo dài thời gian hoạt động, ống xả cũng được kéo dài về phía sau với những vách ngăn "lá sách" nhằm giảm tiếng ồn. Sau khi hoàn thành, chiếc Hughes 500 được đặt tên là "Im lặng số 1 - Quiet One".
Tiến hành bay thử, Hãng Hughes chọn một khu ngoại ô giàu có ở thành phố Los Angeles, nơi cư dân không ngớt than phiền về những tiếng động ầm ĩ của trực thăng cảnh sát tuần tra, bay ở độ cao thấp.
Kết quả ngoạn mục đến nỗi trong suốt 7 ngày kể từ lúc tiến hành bay thử, người dân ở khu ngoại ô này đã hỏi nhau, rằng không biết ngân sách thành phố có cắt giảm tiền xăng cho trực thăng tuần tra hay không mà cả tuần lễ chẳng thấy bóng dáng một chiếc nào…

4. Sau khi hoàn chỉnh hai chiếc trực thăng Hughes 500 Quiet One, dựa vào những bức không ảnh chụp đường dây điện thoại tại Nghệ An, CIA cho dựng một sa bàn sát với kích thước, giống như thật, kể cả một đoạn sông Lam cũng được đào nhưng không có nước, nằm sát một ngọn núi trong căn cứ bí mật "Vùng 51 - Air Force Area 51" thuộc bang Nevada.
Để che mắt vệ tinh trinh sát Liên Xô mỗi ngày bay qua nước Mỹ 6 lần, CIA ngụy trang sa bàn thành một phim trường, đang thực hiện quay một bộ phim hành động với những chiếc xe sơn màu trắng, bên hông có hàng chữ to đùng Paramount - là tên một hãng phim ở Hollywood, Mỹ - cùng hệ thống đèn rọi cỡ lớn và hàng chục tấm panô chiếu sáng, hàng dãy nhà tiền chế, đặt lộ thiên ngoài trời.
Tháng 8/1971, hai phi công người Đài Loan thuộc Không đoàn 34 Trung Hoa Dân quốc được gọi sang Nevada. Hướng dẫn cho họ tập bay trên chiếc Hughes 500 Quiet One là hai phi công kỳ cựu của Air America: Lloyd George Anthony Lamothe Jr. và Daniel H. Smith. Bên cạnh đó, hai biệt kích người Lào cũng được gọi sang để huấn luyện cách thức lắp đặt thiết bị.
Đến lúc này, Hãng Hughes lại đưa ra một cải tiến. Thay vì thả biệt kích xuống trụ điện thoại để lắp đặt thiết bị nghe lén bằng thang dây thì họ gắn ở hai bên cửa trực thăng, mỗi bên một tấm kim loại bằng nhôm tựa như chiếc ghế.
Biệt kích ngồi trên ghế này chỉ cần khom người xuống thao tác trong lúc trực thăng vẫn bay treo tại chỗ. Bên cạnh đó, Hughes 500 Quiet One còn được lắp đặt camera hồng ngoại FLIR để bay đêm.
Daniel H. Smith kể: "Từ độ cao 500m, tôi dạy phi công Đài Loan cách hạ xuống mục tiêu thật nhanh rồi giữ cho trực thăng đứng yên trong 2 phút. Sau đó lên ngay. Cũng có khi tôi cho họ bay cách mặt đất 2m rồi đột ngột bốc lên 4,5m, điểm dừng ngay trên đỉnh cột điện thoại".
Zuckerman, sĩ quan phụ trách huấn luyện lắp đặt thiết bị nghe lén nói: "Trong hơn 90 lần thực tập, thời gian lắp đặt hoàn chỉnh của biệt kích Lào trung bình là 1 phút 18 giây. Đến giai đoạn cuối, họ rút xuống còn 1 phút 6 giây nhưng tôi sẽ cố gắng để họ thực hiện chỉ trong 1 phút".
Tháng 10/1971, CIA chuyển hai chiếc Hughes 500 đến căn cứ không quân thuộc Không đoàn 34 ở Đài Loan. Tại đây, phi công Đài Loan tiếp tục tập bay đêm, bay trong điều kiện thời tiết xấu, gió thổi mạnh hoặc sương mù.
Kết quả cho thấy trong điều kiện thời tiết bình thường, khi đã vào đến mục tiêu, việc lắp đặt thiết bị nghe lén tính từ lúc Hughes 500 bắt đầu bay treo trên đỉnh cột cho đến khi hoàn tất, thời gian chỉ là 1 phút 4 giây. Nếu có sương mù đậm, thời gian là 1 phút 27 giây, còn nếu gió thổi với tốc độ 15m/giây thì thời gian xấp xỉ 2 phút.
5. Một tối tháng 5/1972, hai chiếc Hughes 500 mang số hiệu N351X và N352X được chuyển đến Thái Lan. Sau khi lấy thêm nhiên liệu, nó bay sang Lào cùng với một máy bay vận tải C130 chở theo các chuyên gia kỹ thuật.
Don Stephens, người quản lý hai chiếc Hughes 500 tại căn cứ bí mật PS-44 của CIA ở tỉnh Pakse, Lào kể lại: "Khi nó hạ cánh, tôi đã cố gắng lắng nghe xem tiếng động cơ phát ra từ hướng nào nhưng tôi không thể nghe thấy. Mãi đến khi nó chỉ còn cách tôi chừng 200 mét, tôi mới biết có một chiếc trực thăng đang ở trên đầu mình".
Rod Taylor, kỹ sư dự án của Hãng Hughes nói thêm: "Trong căn cứ, chiếc Hughes 500 cất, hạ cánh lúc nào, chẳng ai biết".
Căn cứ PS-44 nằm trên một ngọn đồi, ba mặt đều là dốc đứng, cách thị trấn Pakse khoảng hơn 30km về phía đông nam, gồm những dãy nhà lợp tôn dành cho quân phòng vệ người Mông của Vàng Pao, một đường băng dã chiến làm bằng những tấm vỉ sắt ghép lại, một kho chứa xăng và một trạm kiểm soát không lưu.
Lớp bụi đất bốc lên sau mỗi lần máy bay lên xuống khiến căn cứ ngập trong một màu vàng bẩn thỉu. Hai phi công Đài Loan được phép ra thị xã Pakse chơi bời nhưng được lệnh giữ bí mật tuyệt đối về những gì họ sắp sửa làm, còn hai biệt kích kiêm kỹ thuật viên người Lào thì bị giam lỏng trong một căn phòng vì họ là mấu chốt của kế hoạch nghe lén.
Dick Casterlin, phi công của Air America  nhớ lại: "Phần lớn địa điểm chơi bời của chúng tôi là các nhà thổ ở Pakse với những cô gái điếm người Thái. Thường thì chúng tôi không ai nói với họ là mình ở đâu, làm gì. Ngay giữa phi công với nhau, chúng tôi vẫn chỉ gọi nhau bằng nickname (biệt danh), còn với CIA, chúng tôi là "khách hàng".
Lúc này, tin tình báo của CIA cho biết một đơn vị Quân đội nhân dân Việt Nam và một đơn vị Quân đội nhân dân Cách mạng Lào (Pathet Lào) đã xuất hiện cách Pakse khoảng 35km về phía bắc. Tuy nhiên, nếu đối phương muốn tiến công căn cứ PS-44 thì chỉ có thể xông vào từ một hướng duy nhất là hướng tây nhưng hướng này đã có 6 đồn lính Vàng Pao làm nhiệm vụ bảo vệ.
Dẫu vậy, để đề phòng, thỉnh thoảng mới có những buổi bay tập vào ban ngày nhưng camera hồng ngoại và hai băng ca được tháo ra rồi ngụy trang như những chuyến bay tiếp tế thực phẩm nhằm đánh lạc hướng điệp viên Hà Nội có thể ở đâu đó quanh vùng.
Theo Stephens, sĩ quan quản lý hai chiếc Hughes 500 Quiet One,  máy bay được đặt trong một nhà chứa (hangar) và được che giấu rất kín đáo nhằm tránh con mắt soi mói của vệ tinh do thám Liên Xô
Nhưng xui rủi thay, trong một lần bay tập lúc chập choạng tối, chiếc Hughes 500 số hiệu N352X khi hạ cánh đã bị hỏng cánh quạt chính vì va vào một ngọn cây rồi rơi xuống một vũng lầy.
Theo Hãng Hughes, việc sửa chữa có thể kéo dài trong nhiều tuần lễ nên vì vậy, kế hoạch nghe lén sẽ phải thực hiện mà không có trực thăng dự phòng. Chưa kể hai phi công Đài Loan liên tục cãi nhau về việc ai sẽ là người lái chính trên chiếc Hughes 500 Quiet One còn lại.
Lamothe, người huấn luyện cho hai phi công ấy kể: "Cuối cùng, CIA quyết định loại họ ra khỏi cuộc chơi bằng cách đưa họ sang căn cứ Guam, giam lỏng ở đó cho đến khi kế hoạch nghe lén kết thúc. Việc xâm nhập Nghệ An được giao cho tôi và Daniel H. Smith".
Sáng ngày 1/6/1972, CIA chỉ đạo Hãng Air America chuyển đến căn cứ PS-44 một trực thăng Sikorsky S-58T "Twin Pack" làm nhiệm vụ giải cứu nếu chiếc Huges 500 N351X Quiet One bị bắn rơi.
Người trực tiếp điều hành kế hoạch lắp đặt thiết bị nghe lén là James Glerum, trợ lý chỉ huy CIA tại Udorn Thani, Thái Lan. Ông nói: "CIA  hy vọng có thể nghe được những cuộc điện thoại của người Bắc Việt Nam trước khi mùa mưa bắt đầu nhưng một loạt rủi ro xảy ra, cộng thêm gió mùa đến sớm nên chuyến bay đã bị trì hoãn".
6. Cuối cùng, gần nửa đêm ngày 5/6/1972,  Lamothe và Smith lái chiếc Hughes 500 N351X cất cánh từ căn cứ PS-44 với hai biệt kích kiêm kỹ thuật viên người Lào. Ngoài camera hồng ngoại, hệ thống định vị tầm xa LORAN-C, Lamothe và Smith còn được trang bị kính nhìn đêm SU-50 - và đây là loại kính lần đầu tiên được đưa vào sử dụng.
Theo sau họ là chiếc trực thăng cứu hộ Sikorsky S-58T "Twin Pack" nhưng nó chỉ đến một trạm thu tin của CIA ở gần biên giới Lào - Việt thì nằm lại. Tại căn cứ này, CIA đã bố trí sẵn một toán biệt kích Lào với đầy đủ súng đạn cùng một máy bay de Havilland DHC-6 Twin Otter để đề phòng trường hợp cần phải sử dụng vũ lực giải cứu chiếc Hughes 500 Quiet One cùng phi hành đoàn.
Thời điểm ấy, chiến dịch Linebacker ném bom hủy diệt miền Bắc đang diễn ra. Vì vậy, CIA yêu cầu Không quân Mỹ tổ chức một cuộc tập kích lớn vào khu vực Thanh Hóa, Ninh Bình trong đêm ngày 5 rạng ngày 6 để nghi binh nhưng không tiết lộ cho chỉ huy lực lượng không quân biết họ đang làm gì, mà chỉ đề nghị máy bay ném bom đừng bay vào vùng tiếp giáp giữa Nghệ An và Lào nhằm tránh va chạm hoặc bắn nhầm chiếc Hughes 500 Quiet One.
Theo kế hoạch, khi đến mục tiêu, biệt kích Lào ngồi trên trực thăng sẽ khom mình xuống để đặt một mảnh gỗ mỏng, trên có tấm pin mặt trời mà hai cạnh của mảnh gỗ đã có sẵn hai lỗ định vị. Với một chiếc khoan nhỏ cầm tay chạy bằng pin, hoạt động được 10 phút, họ sẽ khoan hai lỗ vào đỉnh cột điện thoại, đặt tấm pin mặt trời xuống rồi cố định nó với hai cái chốt cũng bằng gỗ.
Tiếp theo, họ giấu bộ thu phát sóng vào góc của thanh ngang dùng để đỡ đường dây điện thoại, nhìn xa như thể có một miếng gỗ được gá thêm vào cho chắc chắn rồi dùng 2 chiếc kẹp bé tí có hình dạng như ngàm cá sấu, kẹp vào đường dây.
Ở ngàm của hai chiếc kẹp ấy, có gắn bộ cảm biến đo những rung động của sóng âm thanh nên vì vậy, không cần phải bộc lộ lõi trong của dây mà vẫn nghe được những cuộc điện đàm. Với dây dẫn từ pin mặt trời đến bộ thu phát sóng, họ dán nó dọc theo cây cột bằng một loại keo đặc biệt, màu sắc trùng hợp với thân gỗ. Tất cả mọi việc, hai biệt kích phải hoàn  thành trong vòng 1 phút 15 giây!
Vượt qua biên giới Lào - Việt, Lemothe dùng kính nhìn đêm và camera hồng ngoại, điều khiển trực thăng bay ngoằn ngoèo giữa những ngọn núi thuộc dãy Trường Sơn. Tất cả mọi liên lạc vô tuyến đều không được phép, đèn hiệu máy bay cũng tắt ngúm. Gần đến mục tiêu, Lemothe hạ độ cao xuống chỉ còn 50m rồi cho trực thăng lách qua những ngọn cây. Khi nhìn thấy dãy cột điện thoại, anh ta cho trực thăng sà xuống.
Đến lúc này, xuất hiện một sự cố. Cột điện thoại không phải cao 4m như nhận định của các chuyên viên không ảnh, mà nó chỉ cao chừng 2,5m. Lemothe nói: "Độ cao ấy không bảo đảm lực nâng cho trực thăng bay treo quá 1 phút nên tôi ra hiệu cho hai biệt kích Lào nhảy xuống".
Do đã được huấn luyện phương án dự phòng, hai biệt kích người Lào nhanh chóng lao ra khỏi máy bay, còn Lemothe cho trực thăng đáp xuống con đường đất. Một trong hai biệt kích trèo lên cột điện thoại với túi đồ nghề lỉnh kỉnh nhưng hỡi ơi, cột thay vì bằng gỗ thì nó lại là bê tông.
Cố gắng khoan nhưng vẫn chẳng ăn thua vì mũi khoan chỉ dùng cho gỗ, gã biệt kích lấy tuýp keo dán dây dẫn, bôi xuống mặt bê tông một lớp rồi ấn tấm pin mặt trời lên. Sau đó, anh ta lắp đặt bộ thu phát sóng.
Công việc kéo dài gần 5 phút. Hấp tấp lao về phía máy bay, một biệt kích trượt chân, ngã sóng xoài khiến phi công phụ Smith phải nhảy xuống, đẩy anh ta lên. Trên đường về và khi vào tới đất Lào, phi công Lamothe mở radio rồi khi biết trạm thu tin của CIA ở Thái Lan đã nhận được tín hiệu từ bộ thu phát sóng. Lamothe nói: "Thế là thành công".
7. Hai ngày sau, trạm thu tin nghe được cuộc đàm thoại đầu tiên. Tất cả chỉ có: "A lô nghe đây", đầu bên kia nói: "Bốn  ba bẩy nhăm".
Các chuyên gia phân tích tình báo của CIA ở Udorn Thani, Thái Lan điên đầu vì cái "bốn ba bẩy nhăm" ấy. Hỏi một nhân viên người Việt thì hóa ra một số người miền Bắc gọi số 5 là "nhăm". Nhưng "bốn ba bẩy năm" là gì thì chịu!
Những ngày sau đó, trạm thu tin liên tục nghe được những cuộc điện thoại nhưng tất cả chỉ là những con số. Các bộ óc giải mã giỏi nhất của CIA, của tình báo quân đội và của cả NSA được yêu cầu phải tìm cho ra ý nghĩa của những mật ngữ này. Tuy nhiên, kết quả đều mờ mịt.
Ngày 28/10, nghĩa là gần 4 tháng kể từ khi thiết bị nghe lén được lắp đặt, một chuyên viên phân tích không ảnh ở căn cứ Clark, Philippines, lúc so sánh những bức ảnh do máy bay U2 vừa chụp được với những câu mật ngữ, đã phát hiện ra rằng đó chỉ là những báo cáo về mực nước của con sông Lam, còn căn nhà gạch trên sườn núi là một trạm thủy văn, làm nhiệm vụ cảnh báo lũ lụt.
Mấy năm sau, khi biết chuyện này, phi công Lamothe chỉ nói được một từ: "Shame - Xấu hổ quá!"
Theo Reds/ AN NINH THẾ GIỚI


Tiết lộ chuyên án bắt gián điệp đầu tiên ở miền Bắc

Người thành cổ Quảng trị

Trong suốt 10 năm (1961- 1970), lực lượng an ninh đã dùng chính gián điệp mà CIA đánh ra Bắc để câu nhử CIA làm theo ý đồ của ta. 

Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, với âm mưu "đánh Cộng sản trong lòng Cộng sản", Cơ quan Tình báo Mỹ và Việt Nam Cộng hòa (VNCH) đã tung ra miền Bắc hàng trăm tên gián điệp, biệt kích. Tất cả số này đều bị ta tiêu diệt hoặc bắt sống; không những thế, lực lượng Công an nhân dân (CAND) còn thực hiện thành công chiến thuật "dùng người của địch, phương tiện của địch để đánh lại địch". Chuyên án BK63 là một chiến công tiêu biểu của cuộc đấu tranh bí mật này.
Trong suốt 10 năm (1961- 1970), lực lượng an ninh đã dùng chính gián điệp mà CIA đánh ra Bắc để câu nhử CIA đưa phương tiện và nhiều toán biệt kích ra Bắc theo ý đồ của ta. Được sự giúp đỡ của Cục Chính trị Tổng cục An ninh, phóng viên đã tiếp cận khá đầy đủ hồ sơ chuyên án. Loạt bài tư liệu này sẽ dựng lại phần nào cuộc đấu trí suốt 10 năm của các cán bộ an ninh với trung tâm CIA…
KỲ I: CHIẾC THUYỀN LẠ TRÊN BÃI BIỂN VÀ CUỘC TRUY LÙNG "NGƯỜI TRỞ VỀ"
1. Một buổi sáng đầu tháng 4/1961, cũng như bao buổi sáng khác, ông Ngột, một ngư dân ở thôn La Khê, xã Tiền An, huyện Yên Hưng, tỉnh Hồng Quảng (nay là Quảng Ninh) cùng một bạn chài từ trong làng ra bến thuyền để đi biển. Nhưng khi qua đầm Thùa (thôn La Khê), hai người bất ngờ thấy có một chiếc thuyền nan có kiểu dáng rất lạ, không giống như của ngư dân vùng Hồng Quảng đang sử dụng.
Tò mò, hai người đến xem thì thấy trong thuyền có hai chiếc bơi chèo, một chiếc giỏ đan bằng mây để đựng cá, một cần câu, một ống câu. Thấy những vật này bỏ trong chiếc thuyền vô chủ, ông Ngột đã lấy mang về nhà, còn chiếc thuyền thì mang để ở bến thuyền với ý định sẽ dùng chung. Nhưng sáng hôm sau, khi ra bến thì không thấy chiếc thuyền đâu nữa.
Chuyện chiếc thuyền lạ lập tức được báo cho Cơ quan Công an. Công an huyện Yên Hưng sau đó cử cán bộ đi xác minh đã tìm thấy chiếc thuyền lạ này ở một xã khác cách xã Tiền An 2km. Người chủ của chiếc thuyền trình bày rằng anh ta mua lại của một gia đình thuyền chài.
Đúng lúc chuyện chiếc thuyền lạ bỗng nhiên dạt vào bờ còn chưa hết xôn xao thì mấy hôm sau, anh Phạm Văn Hán, ở xã Tiền An lên báo với Công an xã rằng mẹ anh là bà Trới, chiều ngày 9/4 khi lên núi Đầm Thùa lấy củi thì bất ngờ thấy ở gần nhà Phạm Ốc có một người đàn ông lạ ngồi trong bụi rậm, xung quanh có rất nhiều quần áo. Khi thấy bà, người này úp mặt trên đầu gối như che mặt rồi gừ lên một tiếng nghe sởn tóc gáy, tưởng ma, bà vứt cả dao lẫn củi bỏ chạy về nhà.
Tiet lo chuyen an bat gian diep dau tien o mien Bac
Báo cáo của Sở Công an Hồng Quảng gửi Bộ Công an về việc bắt Phạm Chuyên. 
Khi Công an huyện cử cán bộ đến gặp bà Trới để hỏi chuyện này thì bà nói rằng không có gì cả, người ngồi trong bụi rậm hôm ấy là Phạm Ốc, hôm đó đi lấy dây rừng về buộc chuồng lợn, thấy bà đi một mình nên định trêu bà thôi. Sau đó Ốc đã đến nhà xin lỗi vì làm bà sợ.
Tuy nhiên, với các cán bộ an ninh, xâu chuỗi những thông tin lại đã khiến họ đặt một nghi vấn lớn hơn, bởi Phạm Ốc có một người anh ruột là Phạm Chuyên vốn là một phần tử chống đối ở địa phương nhưng hai năm trước đã bỏ trốn đi Nam.
Theo hồ sơ lưu tại Cơ quan Công an thì Phạm Chuyên sinh năm 1922, thời Pháp thuộc đi lính khố xanh và được đi học về điện đài. Sau Cách mạng Tháng Tám, Chuyên tham gia Cách mạng và được kết nạp vào Đảng và có một thời gian làm ở Ty Công an Quảng Yên. Tháng 10/1947, Chuyên bị Pháp bắt, sau được tha và làm thư ký hội đồng ở thị xã Hồng Gai. Tháng 5/1948, Chuyên bỏ về quê, sau đó chạy vào căn cứ địa cách mạng ở huyện Hoành Bồ và được kết nạp Đảng lại.
Cuối năm 1948, Chuyên được phân công phụ trách 3 xã ở huyện Yên Hưng; đầu năm 1949, Chuyên được điều về làm ở Ban Thi đua tỉnh; đầu năm 1950 chuyển sang làm ở Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Yên. Năm 1953, khi được cử đi học trường Đảng, Chuyên bị tố hủ hóa sau đó đã cùng tình nhân bỏ vào vùng địch nên lại bị khai trừ Đảng. Sau hòa bình, dù được bố trí công tác trong một cơ quan, nhưng cuối năm 1957, Chuyên bất mãn, nên bỏ cơ quan về và gọi cả em trai là Phạm Ốc lúc đó đang học y sĩ bỏ học về nhà.
Về quê, sẵn tư tưởng bất mãn nên Chuyên sáng tác ca dao, hò vè đả kích, khích động quần chúng đấu tranh. Tháng 6/1959, sau khi bị Tòa án nhân dân huyện Yên Hưng gọi lên xét hỏi về hành động chống đối chính quyền, khi được cho về viết kiểm điểm, Chuyên đã bỏ trốn đi Nam. Thời gian sau đó, có bưu thiếp của Chuyên gửi về báo tin Chuyên làm ăn phát đạt.
Một loạt câu hỏi được đặt ra: Phải chăng Phạm Chuyên đã quay về? Người ngồi trong bụi rậm chính là hắn? Việc Phạm Ốc tự nhận là người ở bụi cây dọa bà Trới là một trò đánh lạc hướng điều tra của công an và để dập tắt mọi sự nghi ngờ?
Một báo cáo khẩn cấp của Công an Hồng Quảng gửi về Bộ Công an. Sau khi nhận được chỉ thị của Bộ, một đội trinh sát tinh nhuệ bí mật triển khai bám sát những thành viên trong gia đình Phạm Ốc và theo dõi những biến động khả nghi ở vùng lân cận.
Đêm 6/6/1961, phát hiện Phạm Đắc, em ruột Phạm Chuyên, xách một túi vải đi về thị xã Quảng Yên với nhiều dấu hiệu nghi vấn, tổ công tác quyết định bắt Phạm Đắc đưa về Đồn Công an Quảng Yên. Tại đây, khi khám xét chiếc túi đã thu giữ một máy phát tin, một gói cơm nếp và một số thực phẩm. Đấu tranh ngay trong đêm, Đắc khai chiếc máy này là của Phạm Chuyên, chiếc thuyền nan mà người dân xã Tiền An phát hiện thấy ở bờ biển chính là thuyền của Chuyên.
Kế hoạch vây bắt Phạm Chuyên được vạch ra. Khuya 11/6/1961, đồng chí Nguyễn Minh, Trưởng Ty Công an Hồng Quảng đã chỉ huy tổ trinh sát đặc nhiệm bí mật bắt Phạm Chuyên ngay tại nhà. Khám nhà, công an thu được 19 bộ lốc mã giấu trong cót thóc. Mở rộng diện đấu tranh, ta thu được trọn bộ điện đài vô tuyến điện gồm một máy thu, một máy phát và một máy phát điện quay tay.
Từng làm công an và lại được CIA đào tạo bài bản nên những ngày đầu bị bắt, Phạm Chuyên kiên quyết không khai và giở nhiều thủ đoạn để đối phó với cán bộ điều tra. Sau khi nhận báo cáo của Công an Hồng Quảng, đồng chí Nguyễn Tài, lúc đó là Cục trưởng Cục Bảo vệ Chính trị (đồng chí Nguyễn Tài sau này là Thứ trưởng Bộ Công an, rồi chuyển sang làm Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan), trực tiếp xuống Hồng Quảng.
Sau những cuộc trò chuyện với Phạm Chuyên, Cục trưởng Nguyễn Tài nhận ra một điều Phạm Chuyên là kẻ tráo trở nhưng lại rất thương mẹ, thương em, vì vậy cùng với việc thuyết phục Phạm Chuyên, Cục trưởng Nguyễn Tài cũng chỉ đạo phải làm tốt chính sách với với gia đình Phạm Chuyên. Vì vậy mà sau vài lần nói chuyện với Cục trưởng Nguyễn Tài, cùng với sự tác động của các cán bộ an ninh, Phạm Chuyên mới khai lại toàn bộ.
2. Trong bản báo cáo ngày 5/7/1961 có đóng dấu "tối mật" của Sở Công an khu Hồng Quảng đã trình bày lại toàn bộ quá trình trốn vào Nam của Phạm Chuyên như sau:
Ngày 25/6/1959, sau khi được Tòa án nhân dân huyện Yên Hưng cho về viết kiểm thảo, Phạm Chuyên quyết định bỏ trốn.
Ban đầu Chuyên lên Hà Nội rồi mua vé xe khách đi vào Vinh. Từ Vinh, Chuyên đi theo đường số 8 lên biên giới rồi vượt biên sang Lào. Sang Lào, sau khi được tiếp nhận, Chuyên được đưa về Savanakhet để thẩm vấn. Sau 9 tháng ở Lào và qua nhiều vòng thẩm vấn, Chuyên được đưa về trung tâm tiếp đón đồng bào vượt tuyến ở Sài Gòn. Tháng 5/1960, sau khi trải qua nhiều vòng thẩm vấn, Chuyên đề đạt nguyện vọng được có một việc làm để sinh sống, khi nào cần sẽ tình nguyện về miền Bắc làm việc, nếu không xin cứ cho nằm lại ở trung tâm.
Công việc mà Chuyên được Sở Nghiên cứu chính trị giao cho làm sau đó là đi nói chuyện ở một số địa phương với nội dung xuyên tạc về chính sách thuế nông nghiệp, hợp tác xã ở miền Bắc.
Sau vài tháng đi nói chuyện, một ngày đầu tháng 9/1960, một người tên là Phan đến gặp Chuyên. Phan giới thiệu là nhân viên của Sở Nghiên cứu chính trị thuộc Phủ Tổng thống (thực chất là cơ quan tình báo, phản gián chiến lược của chính quyền VNCH được thành lập năm 1956 do Trần Kim Tuyến làm giám đốc. Sở này có nhiệm vụ điều tra, thu thập tin tình báo chiến lược về mọi mặt; tổ chức, chỉ huy các hoạt động gián điệp tại Bắc Việt, bảo vệ an ninh nội bộ…).
Tiet lo chuyen an bat gian diep dau tien o mien Bac-Hinh-2
 Huấn luyện biệt kích tại Đà Nẵng.
Câu chuyện của Phan vẫn chỉ xoay quanh việc Chuyên vượt tuyến, việc Chuyên từng học điện đài thời Pháp thuộc. Cuối cùng, Phan mới lật bài ngửa với Chuyên khi hỏi thẳng có dám mạo hiểm trở lại miền Bắc không. Sau khi Chuyên đồng ý, Phan hẹn lần sau sẽ gặp để bàn tiếp công việc.
Vài ngày sau, Phan lại tới và yêu cầu Chuyên tự viết bản kế hoạch hoạt động khi quay trở lại miền Bắc. Chuyên lập tức viết một bản kế hoạch, trình bày chi tiết từ kế hoạch vượt tuyến trở lại miền Bắc, tới phương pháp gây dựng cơ sở khi ra Bắc, cách thức lãnh đạo đấu tranh, phương tiện liên lạc để cung cấp tin cho trung tâm ở Sài Gòn và cả dự trù kinh phí hoạt động… Cầm bản kế hoạch này, Phan ra về và hẹn sẽ gặp lại sau khi nghiên cứu.
Một buổi chiều giữa tháng 9/1960, Phan quay trở lại gặp Chuyên và đưa Chuyên đến khách sạn Majestic để gặp một người Mỹ. Người Mỹ này lại hỏi Chuyên những câu hỏi mà Phan đã hỏi nhiều lần; gã người Mỹ còn hỏi Chuyên về ấn tượng với chính thể miền Nam rồi sau đó câu chuyện kết thúc. Một tuần sau, Phan lại đưa Chuyên đến gặp gã người Mỹ nhưng địa điểm là ngôi biệt thự trên một con phố. Gã người Mỹ lại đặt những câu hỏi trắc nghiệm tâm lý. Khi kết thúc, gã nói với Chuyên rằng "cán bộ của chính phủ sẽ gặp ông nữa. Riêng tôi, chúc ông thành công".
3. Đó là nội dung Phạm Chuyên khai vào tháng 6/1961. Mấy chục năm sau, trong cuốn sách "Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH" của dịch giả, giáo sư Vũ Đình Hiếu (Giáo sư Vũ Đình Hiếu là một cựu biệt kích quân đội VNCH, sang Mỹ năm 1975, đi học trở lại, sau này trở thành giáo sư chuyên ngành Công nghệ thông tin, từng giảng dạy các trường đại học ở bang Texas - (Mỹ), căn cứ vào những tài liệu đã giải mã của Lầu Năm Góc cũng đề cập tới việc CIA và tình báo VNCH tuyển chọn Phạm Chuyên, trong đó có nhắc tới 2 người đã thẩm vấn và đào tạo Chuyên, đó là Trung úy Đỗ Văn Tiên, nhân viên của Phòng 45 và Edward Reagan, nhân viên CIA.
Phòng 45 là mật danh của Phòng Bắc Việt, trực thuộc Phòng Liên lạc Phủ Tổng thống VNCH, thực chất là một đơn vị tình báo do CIA lập ra vào cuối năm 1958 gồm 12 sĩ quan người Việt cấp bậc từ thiếu úy đến trung úy. Tất cả những người này đều do CIA tuyển chọn và đào tạo về nghiệp vụ tình báo, tác chiến, phương thức phá hoại và chỉ huy đường dây tình báo.
"Phòng 45 lập kế hoạch 5 năm để xâm nhập vào vùng hậu phương mà đối phương kiểm soát rất chặt chẽ. Lần này Phòng Liên lạc Phủ Tổng thống giao trách nhiệm cho Trung úy Đỗ Văn Tiên (mật danh Francois) phái một điệp viên đơn tuyến xâm nhập miền Bắc. Francois tìm được một người thích hợp là Phạm Chuyên, nguyên là một đảng viên biến chất, quê ở tỉnh Quảng Ninh. Chuyên bị vợ bỏ nên anh ta di cư vào Nam.
Thoạt đầu Phạm Chuyên từ chối, mặc dù Trung tá Lê Quang Tung đã cho đàn em theo dõi, dụ dỗ suốt nửa năm trời. Trung úy Tiên (Francois) buộc phải cộng tác với một nhân viên CIA là Edward Reagan tìm cách thuyết phục Chuyên. Sau hơn 6 tháng CIA trổ tài, Phạm Chuyên nhận lời. Anh ta được đưa ra Nha Trang để làm kỳ trắc nghiệm tâm lý. Chuyên đạt điểm xuất sắc trong kỳ trắc nghiệm.
Sau đó, Chuyên còn phải trải qua hai kỳ khảo nghiệm nữa, một ở Sài Gòn và một ở Nha Trang. Tiếp theo CIA huấn luyện cho Chuyên 6 tháng về kỹ năng truyền tin. Trong lúc Chuyên được huấn luyện các kỹ năng thì Trung úy Tiên và Reagan bận rộn phác thảo kế hoạch đưa điệp viên xâm nhập miền Bắc…".
Nhưng, đây là chuyện của mấy chục năm sau, khi các hồ sơ đã được giải mật. Còn vào thời điểm năm 1961 thì CIA vẫn chắc mẩm rằng đã thành công khi đưa được Phạm Chuyên trở lại miền Bắc an toàn…
(Còn nữa)...
Theo Nguyễn Thiêm/An ninh thế giới

Chủ Nhật, 5 tháng 4, 2015

Trận đánh tại nhà thờ Trí Bưu

Người thành cổ Quảng trị

Bùi Duy Dân

Như một quy luật, đời người có nhiều kỷ niệm, nhưng kỷ niệm dễ nhớ, khó quên nhất vẫn là những kỷ niệm của những năm tháng cam go, một sống hai chết, hòn tên mũi đạn, xanh cỏ đỏ ngực, đi không trở về… Kỷ niệm về một thời quân ngũ, khi tuổi xuân còn ngẩn ngơ, chập chững bước vào ngưỡng cửa cuộc đời. Đang là học sinh ngồi trên ghế nhà trường, nghe theo tiếng gọi của hồn thiêng sông núi, tôi hồn nhiên, tình nguyện vào lính như bao người bạn cùng trang lứa. Vào lính, vào chiến trường Quảng Trị, 81 ngày đêm đỏ lửa tại Thành Cổ, tôi tham gia không trọn vẹn vì bị thương sớm (18/7/1972) nhưng kỷ niệm về một trận đánh vẫn còn tươi nguyên trong đầu óc tôi suốt 35 năm qua - đó là trận đánh vào nhà thờ Trí Bưu, một hang ổ đầy gian nan, khó tiếp cận, đổ máu, hy sinh nhiều nhất phía sau bờ sông Thạch Hãn.
            Sẽ là không phải chút nào, trước khi hồi tưởng lại trận đánh mà không cám ơn Viettel ngàn lần, đơn vị tài trợ toàn bộ kinh phí chuyến đi hoành tráng “Một thời hoa lửa”. Viettel đã cho chúng tôi một cơ hội thăm lại chiến trường xưa mà những tưởng đến lúc nhắm mắt xuôi tay vẫn không làm được. Chuyến đi đầy ắp những kỷ niệm vui buồn, gặp lại bạn chiến đấu mà suốt 35 năm qua “bặt vô âm tín”. Giờ mỗi người một số phận, mỗi cương vị khác nhau. Tay bắt, mặt mừng kể cho nhau nghe từng trận đánh, từng mảnh đời của những số phận xấu số và cuối cùng chắp lại là một thiên anh hùng ca vĩ đại được viết bằng máu và nước mắt. Vui vẻ, bồi hồi nhớ lại cảnh cũ chuyện xưa là tâm trạng chung của tất cả chúng tôi. Như một điềm báo trước “Thiên thời, địa lợi, nhân hoà”, Thành Cổ đêm đó mưa tầm tã, mảnh đất khô cằn, khốc liệt xưa đón chúng tôi về cùng đồng đội với tâm trạng“Đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa”. Chúng tôi khóc, đất trời cũng khóc, nước mắt hoà với nước mưa tắm tưới đẫm vào các anh, thấm vào lòng đất nơi an giấc ngàn thu của đồng đội tôi.
            Từ Đông Hà, xe Viettel hành quân qua các làng bản, qua cầu Quảng Trị, qua Thạch Hãn đưa chúng tôi về Thành Cổ Quảng Trị. Cái đích Thành Cổ sao bây giờ thênh thang, thuận lợi đến thế. Ngồi trên xe, chúng tôi muốn xe đi chậm lại để suy ngẫm, nghe lại bước chân hành quân, hình dung lại những trận rượt đuổi thù năm xưa. Song cái gì đến sẽ đến, Thành Cổ hiện ra trước mắt chúng tôi, bỏ lại sau lưng biết bao kỷ niệm mà chúng tôi chưa kịp mường tượng hết. Xuống xe, tôi và các cựu chiến binh đại đội 10, những anh Bằng, Điệp, Luỹ, Hùng, Đức vv… toả ra chạy vội đến nhà thờ Trí Bưu để tận mắt nhìn lại nơi diễn ra cuộc chiến ác liệt xưa.
                           Nhà thờ Trí Bưu hôm nay
     Đoàn cựu chiến binh Phủ Lý - Hà Nam đến Trí Bưu mỗi người một tâm trạng khác nhau, buồn nhất là anh Hùng có người em ruột hy sinh tại đó (vẫn chưa tìm thấy mộ), anh thắp nén nhang, khóc nức nở, cầu xin hương hồn em trai anh một cách mơ hồ trong nỗi tuyệt vọng. Riêng tôi, trước đây, Trí Bưu là một hình ảnh lờ mờ, vì thời đó 1972 ban ngày thì trú ẩn, ban đêm mới xông trận, cây cối trơ trụi, gạch đá ngổn ngang, cả Thành Cổ ta và địch lẫn lộn, làm sao nhớ nổi? Nay có dịp vào ban ngày cộng với những ký ức xưa dội về đã cho tôi một bức tranh toàn cảnh về Trí Bưu. Trí Bưu hôm nay đẹp đẽ, hiền hòa, biểu tượng cho sự hòa trộn giữa đạo và đời. Quanh Trí Bưu, xóm làng đông đúc, phủ kín cây xanh, đường đi lối về đoàng hoàng hơn. Đến đó, tôi vội chạy ra phía sau một nhà dân tìm lại con đường nhựa nhỏ năm xưa, đường vẫn còn đó, không tên nhưng chính nó là một chướng ngại vật rất trống trải buộc chúng tôi phải vượt qua để tiếp cập nhà thờ. 
   Tháng 7 năm 1972, nhà thờ Trí Bưu tồn tại như một thách thức giữa ta và địch. Trong nhà thờ có ngụy, có dân, diệt ngụy là diệt cả dân, diệt cả thì nhanh lắm, nhưng ta là quân đội nhân dân, chiến đấu vì dân, chẳng nhẽ lại làm như vậy sao? Bằng nhiều cách tiếp cận, dùng loa kêu gọi nhiều lần, để dãn dân, ít đổ xương máu, địch vẫn không nghe, chúng ngoan cố tử thủ đến cùng. Đã nhiều lần, các đơn vị nhận nhiệm vụ đánh vào nhà thờ đều vấp phải sự kháng cự quyết liệt của kẻ thù. Ta - địch tổn thất, thương vong khá nhiều. Mỗi lần đánh như thế, khi rút quân ra, ta gom lại còn ai lại vào trận, bất biết người lính đó ở đơn vị nào. Sự chiến đấu, hy sinh tình nguyện là nguồn mạch củng cố tinh thần tướng sĩ. Có lúc, có khi chúng tôi chẳng biết thủ trưởng mình là ai vì họ đã hy sinh, bị thương cả rồi.
            Tối 18 tháng 7 năm 1972, lệnh từ trên xuống, tiểu đoàn 9 xung trận. Màn đêm buông xuống, tôi và đồng đội vào trận như bao trận đánh trước, các mũi, các hướng đã bố trí sẵn sàng. Chúng tôi những người lính được lệnh của cấp trên bảo đi là đi, bảo đánh là đánh, cả đại đội dồn vào có lẽ được hơn một trung đội. Tôi đi theo mũi do tiểu đoàn phó Kiều Ngọc Luân dẫn đầu. Sau một hồi tiếp cận gian nan, vất vả, địch chống cự dữ dội. Trên trời pháo sáng, máy bay lượn vè vè, dưới đất thì đạn, cối, pháo tầm xa bắn như mưa. Mũi chúng tôi vấp phải ổ trung liên từ phía cửa sổ tầng hai nhà thờ bắn ra rát mặt, không sao tiến lên được. Tạm trú ở một hố bom sâu nhỏ, chờ lệnh cấp trên, chờ đợi giữa cái sống và cái chết trong gang tấc, nghĩ lại thật khủng khiếp! Tối đó, tôi được phân công bắn B40 (chiến trường hồi đó mà cầm hỏa lực thì cái chết chắc trong tay), mục tiêu là nhắm vào cửa sổ tầng 2 nơi ổ trung liên. Tôi khom người, chỉnh mục tiêu bóp cò. Viên đạn B40 bay đi để lại phía sau một vết sáng và khói mù. Bắn xong, tôi lao xuống hào, lập tức vài quả cối cá nhân từ hướng nào bắn tới nổ quanh tôi. Rất may, tôi vẫn an toàn nhưng bỗng tôi thấy nhói ở thái dương, sờ vào thấy máu chảy đầm đìa. Vết thương nhỏ thôi nhưng phải chỗ hiểm nên máu ra nhiều… Tôi được ai đó băng bó trắng toát cả đầu và đưa ra phía sau. Phía trước vẫn là một trận đánh, chẳng hiểu bắn có trúng hay không? Nhưng sau phát B40, tiếng súng trung liên của địch im bặt (sau tôi được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng III tại trận này). Tôi được chuyển vào hầm nhà Tỉnh trưởng. Đêm đó, ta thương vong nhiều, trong hầm ngổn ngang thương binh, mỗi người bị một kiểu. Tối hôm sau, tôi được thuyền chuyển qua sông Thạch Hãn ra Vĩnh Linh điều trị. Sau vài tháng chữa chạy vết thương và an dưỡng, tôi trở lại chiến trường và tham dự trận đánh Cửa Việt trước giờ ngừng bắn theo Hiệp định Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973.
            Tản mạn nhớ lại chuyện ngày xưa, mà lại là chuyện người lính còn nhiều lắm, mực nào viết hết, giấy nào in xuể. Với tư cách một cựu chiến binh, một lần nữa xin cám ơn Ban liên lạc Trung đoàn 64 Sư đoàn 320B đã cho tôi một cơ hội để giãi bày tâm sự người lính hồi kết của cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại.
                                                                   Hà Nội, tháng 7 năm 2007.

Nguồn : " Còn lại với thời gian" - Hội CCB Đại học KHXH&NV

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2015

"Một thời Quảng Trị" cuộc chiến đấu giải phóng thành cổ Quảng Trị 81 ngày đêm năm 1972

Người thành cổ Quảng trị

Thượng tướng, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hiệu, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân


GIẢI PHÓNG QUẢNG TRỊ 1972


Những thắng lợi của nhân dân ba nước Đông Dương trong hai năm 1970-1971 đã tạo tình thế thuận lợi cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân ta. Đặc biệt, thắng lợi to lớn trên Mặt trận Đường 9 - Nam Lào mùa Xuân năm 1971 đã làm rung chuyển cả bộ máy chiến tranh của Mỹ ở Sài Gòn, tác động rất mạnh đến ngụy quân, ngụy quyền miền Nam.

Đối với Mỹ, chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" đã triển khai thực hiện được 3 năm (từ năm 1969 đến năm 1971), tuy gặp thất bại liên tiếp nhưng chúng vẫn chủ quan cho rằng chương trình "bình định nông thôn" đã giành được "thắng lợi quyết định", ta đã bị hãm vào tình thế bị động, nên chúng dự đoán hoạt động của ta trong năm 1972 cũng chỉ tương tự như năm 1971. Mỹ chủ trương cố giữ cục diện chiến trường Đông Dương khỏi xấu hơn nhằm phục vụ yêu cầu chính trị và ý đồ chiến lược của chúng. Đồng thời chúng tiếp tục thực hiện mục tiêu chiến lược đẩy mạnh "Việt Nam hóa chiến tranh" rút dần quân Mỹ còn lại ở miền Nam để tạo điều kiện mặc cả với ta trên thế mạnh trong đàm phán tại Hội nghị Pa-ri nhằm xoa dịu phong trào đấu tranh trong nước Mỹ, trên cơ sở đó tạo điều kiện cho Ních-xơn tái cử tổng thống cuối năm 1972.

Mục tiêu và ý đồ chiến lược của Mỹ trong "Việt Nam hóa chiến tranh", nhằm chuyển vai trò quân Mỹ sang cho quân ngụy, các cuộc phản kích ra vòng ngoài do quân ngụy Sài Gòn giữ vai trò nòng cốt...

đã thất bại nặng nề. Cuộc chiến tranh "bóp nghẹt" của Mỹ đã không cô lập được cách mạng ở miền Nam vì chúng không bịt được đường biên giới Cam- pu chia, không phá được hành lang vận chuyển chiến lược Bắc - Nam của ta. Mỹ không làm thay đổi được so sánh lực lượng đang ngày càng không có lợi cho chúng.

Lực lượng chiến lược của chiến tranh "Việt Nam hóa" và các biện pháp chiến lược quân sự của địch trên chiến trường đã tỏ ra bất lực và suy yếu thêm một bước qua những thất bại liên tiếp trên chiến trường ba nước Đông Dương. Quân ngụy chưa làm được việc thay cho quân Mỹ, như Mỹ từng hy vọng.

Các thủ đoạn tác chiến chiến lược hảo đảm cho chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" do ngụy Sài Gòn, ngụy Cam-pu-chia, ngụy Lào thực thi đều bị thất bại và hạn chế tác dụng trước cách đánh mưu trí, sáng tạo của quân dân ba nước Đông Dương trong các chiến dịch quy mô lớn năm 1971.

Thất bại chiến lược đó làm cho tình hình chính trị của Mỹ - ngụy càng rối ren. Những mâu thuẫn vốn có trong chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" và "học thuyết Ních-xơn" ở Đông Dương càng mâu thuẫn sâu sắc.

Sau gần ba năm thực hiện chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh", với những cố gắng rất lớn cả về quân sự và chính trị, Mỹ - ngụy chẳng những không mạnh lên như kế hoạch dự định mà ngược lại chúng càng bị suy yếu cả về lực và thế, bị lún sâu hơn vào thế bị động chiến lược, khó phương tháo gỡ.

Về phía ta, trên chiến trường miền Nam, tuy kế hoạch "bình định" của địch đã bị chặn lại và đẩy lùi một bước, nhưng ta vẫn chưa tạo được chuyển biến có ý nghĩa chiến lược. Phần lớn các sư đoàn chủ lực vừa từ ngoài biên giới trở về chiến trường miền Nam, trình độ tác chiến tập trung hiệp đồng binh chủng chưa theo kịp yêu cầu phát triển chiến tranh. Bộ đội địa phương, dân quân du kích số lượng còn ít và chất lượng chiến đấu chưa cao. Công tác thiết bị chiến trường, bảo đảm vật chất cho tác chiến lớn còn nhiều trở ngại. Chúng ta cần có sự nỗ lực vượt bậc mới khắc phục được những khó khăn trên để tiến lên giành thắng lợi lớn hơn. Cuộc chạy đua giữa ta và địch trong năm 1972 sẽ là một cuộc đọ sức có ý nghĩa quyết định để đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ đến một bước ngoặt mới. Trên mặt trận đấu tranh quân sự, ta phải có những đòn tiến công mạnh, tiêu diệt lớn để làm chuyển biến cục diện chiến tranh.

Ngay từ tháng 5 năm 1971, Bộ Chính trị đã họp để đánh giá tình hình, xác định thời cơ chiến lược và đề ra nhiệm vụ cần kíp của quân dân ta: "Kịp thời nắm lấy thời cơ lớn, trên cơ sở phương châm chiến lược đánh lâu dài, đẩy mạnh tiến công quân sự chính trị và ngoại giao, phát triển thế chiến lược tiến công mới trên toàn chiến trường miền Nam và trên cả chiến trường Đông Dương, đánh bại chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" của Mỹ, đánh bại một bước quan trọng kế hoạch xâm lược của chúng ở Cam-pu'chia và Lào, giành thắng lợi quyết định trong năm 1972, buộc đế quốc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh bằng thương lượng trên thế thua, đồng thời sẵn sàng chuẩn bị, kiên trì và đẩy mạnh kháng chiến trong trường hợp chiến tranh còn kéo dài".

Đầu tháng 6 năm 1971, Hội nghị Quân ủy trung ương nhấn mạnh: Tình hình đang chuyển biến mau lẹ đòi hỏi ta phải có sự cố gắng cao hơn, tranh thủ thời gian, khắc phục nhược điểm khó khăn, xây dựng thế và lực của ta trên chiến trường nhanh hơn nữa, kịp nắm lấy thời cơ, hành động bất ngờ, giành lấy thắng lợi cao nhất, buộc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh, rút lui quân Mỹ, đánh cho ngụy quyền tan rã, sụp đổ một bước nghiêm trọng.

Trung ương dự kiến ba hướng tiến công chiến lược trong năm 1972: "Hướng chủ yếu số 1 là chiến trường Đông Nam Bộ; hướng chủ yếu số 2 là chiến trường Bắc Tây Nguyên; hướng phối hợp quan trọng là Trị - Thiên. Trị - Thiên tuy là hướng phối hợp quan trọng nhưng lại gần miền Bắc, có điều kiện bảo đảm hậu cần, vì vậy phải gấp rút chuẩn bị để có thể đánh lớn khi cần thiết hoặc có lợi" (1).

Như vậy, phương hướng chung mà Bộ Chính trị đề ra cho cả năm 1972 là mở nhiều chiến dịch lớn trên toàn chiến trường miền Nam, tạo chuyển biến cơ bản, tiến lên thay đổi hẳn cục diện chiến trường ở miền Nam.

Trên phương hướng đó, tháng 8 năm 1971, Bộ Chính trị ra Nghị quyết mở cuộc tiến công chiến lược năm 1972 trên các hướng Đông Nam Bộ, Trị 

Thiên, Tây Nguyên và hình thành một cuộc tổng tiến công toàn Miền để tiêu diệt lớn quân địch và mở rộng vùng giải phóng. Đến lúc này, miền Đông Nam Bộ được Bộ Chính trị xác định là hướng chủ yếu vì đánh trúng vào đây sẽ có tác động rất mạnh tới Sài Gòn.
Ở miền Nam, Trung ương Cục, Quân ủy Miền vạch kế hoạch quân sự năm 1972 và chỉ đạo công tác chuẩn bị chiến trường, tổ chức lực lượng, dự trữ vật chất. Thường vụ Khu ủy Khu 5, Trị Thiên, Mặt trận Tây Nguyên cũng lần lượt xây dựng kế hoạch tác chiến và chỉ đạo công tác chuẩn bị chiến trường.

Bộ Tư lệnh 559, xác định nhiệm vụ trọng yếu nhất là bảo đảm thông suốt mọi đường vận chuyển chiến lược chuyển đủ và kịp thời khối lượng vật chất cho các chiến trường trước ngày chiến dịch mở màn.

------------------------ 
1. Nghị quyết Quân ủy Trung ương tháng 6 năm 1971 - số 263 lưu trữ tại Viện lịch sử quân sự Việt Nam.
----------------------------------


Đoàn 559 vừa củng cố, mở rộng tuyến đường Trường Sơn, vừa xây dựng con "đường kín" Tây Trường Sơn để vận tải ban ngày dưới những cánh rừng đại ngàn.

Các đơn vị pháo binh, xe tăng và binh khí kỹ thuật nặng khác vào mặt trận đã có đường dành riêng. Từ Quân khu 5, Mặt trận Tây Nguyên đến miền Đông Nam Bộ đều dồn nỗ lực tập trung mở đường chiến lược và chiến dịch cho chiến trường mình.

Trong Hội nghị cuối tháng 2 năm 1972, Quân ủy Trung ương đã xác định nhiệm vụ quan trọng bậc nhất là tập trung chỉ đạo chiến tranh và tăng cường lực lượng mọi mặt cho chiến trường, chủ yếu là chiến trường miền Nam. Ta đánh giá Mỹ khó có khả năng đưa lục quân trở lại tham chiến, nhưng có thể sử dụng không quân, hải quân trong tình huống chiến lược cần thiết. Nắm bắt thời cơ Mỹ - ngụy vừa thua to trên cả chiến trường ba nước Đông Dương, quân chiến đấu Mỹ còn lại ở miền Nam đã kết thúc nhiệm vụ chiến đấu, nước Mỹ đang trong thời điểm vận động tranh cử tổng thống... ta chủ trương đánh bại địch ở miền Nam.

Ngày 11 tháng 3 năm 1972, Thường vụ Quân ủy Trung ương họp ra nghị quyết chính thức khẳng định phương hướng tiến hành cuộc tiến công chiến lược năm 1972 với sự điều chỉnh như sau: Trị - Thiên, hướng phối hợp quan trọng nay chuyển thành hướng chiến lược chủ yếu: Đông Nam Bộ và Bắc Tây Nguyên, hướng chủ yếu số 1, số 2 nay chuyển thành hướng phối hợp quan trọng, cùng với Khu 5 đẩy mạnh tác chiến quy mô vừa và lớn để thành một cuộc tiến công chiến lược trên toàn miền Nam.


Có sự thay đổi như vậy là vì chiến trường Trị - Thiên sát miền Bắc, ta có điều kiện tập trung lực lượng, tập trung chỉ đạo và bảo đảm hậu cần cho một chiến dịch quy mô lớn, dài ngày. Thứ hai, cho đến lúc này, Bộ chỉ huy quân sự Mỹ - ngụy vẫn cho rằng hướng tiến công chiến lược chính của ta vẫn là chiến trường Tây Nguyên, nên đã điều phần lớn sư đoàn dù (lực lượng tổng dự bị chiến lược) và các lực lượng dự bị của quân khu 2 lên hướng này. Trung tuần tháng 3 năm 1972, các đơn vị tham gia các chiến dịch tiến công trên ba hướng Trị - Thiên, Bắc Tây Nguyên, Đông Nam Bộ đã vào vị trí tập kết. Ngày 23 tháng 3 năm 1972, Bộ Chính trị thông qua lần cuối và phê chuẩn kế hoạch tiến công chiến lược năm 1972.

Trên hướng tiến công chiến lược chủ yếu Trị - Thiên, Quân ủy Trung ương quyết định thành lập Bộ Tư lệnh và Đảng ủy chiến dịch: Tướng Lê Trọng Tấn - Phó Tổng tham mưu trưởng làm Tư lệnh, Tướng Lê Quang Đạo - Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị làm Chính ủy kiêm Bí thư Đảng ủy. Các đồng chí Cao Văn Khánh, Giáp Văn Cương, Doãn Tuế, Hồng Sơn, Lương Nhân, Anh Đệ làm Phó Tư lệnh. Các đồng chí Hoàng Minh Thi, Lê Tự Đồng - Phó Chính ủy. Đồng chí Hồ Sỹ Thản - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị tham gia Đảng ủy - Bộ Tư lệnh chiến dịch.
Thượng tướng Văn Tiến Dũng - ủy viên Bộ Chính trị, Tổng tham mưu trưởng được cử làm đại diện của Quân ủy Trung ương ở hướng chiến lược này.

Đó là bối cảnh chiến lược, những chủ trương biện pháp chiến lược trực tiếp quyết định quá trình chuẩn bị các chiến dịch, đặc biệt là chiến dịch Trị - Thiên năm 1972.

Quân ủy Trung ương xác định chiến dịch tiến công ở Trị - Thiên có nhiệm vụ chủ yếu như sau: Tiêu diệt phần lớn lực lượng quân sự địch ở Trị - Thiên, cơ bản tiêu diệt hai sư đoàn và đánh thiệt hại nặng một sư đoàn khác.
Phối hợp chặt chẽ giữa tiến công quân sự và nổi dậy của quẩn chúng ở nông thôn, đồng bằng, đẩy mạnh phong trào đô thị và công tác binh vận; tiêu diệt và làm tan rã đại bộ phận lực lượng bảo an, dân vệ, phòng vệ dân sự, đánh bại kế hoạch bình định của địch.

Giải phóng phần lớn địa bàn Trị - Thiên, có điều kiện thì kiên quyết giải phóng toàn bộ hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên. Tiêu diệt, phân tán, giam chân, thu hút lực lượng địch, phối hợp với các chiến trường khác giành thắng lợi chung cho cuộc tiến công chiến lược năm 1972.

Trong hai nhiệm vụ trên thì nhiệm vụ tiêu diệt sinh lực địch và hỗ trợ cho quần chúng nổi dậy là quan trọng nhất. Bởi vì, muốn phong trào quần chúng nổi dậy mạnh mẽ thì phải có những đòn tiêu diệt sinh lực địch, phá thế kìm kẹp của địch. Mặt khác, muốn tiêu diệt nhanh gọn sinh lực địch mở rộng địa bàn hoạt động nhất thiết phải có sự đấu tranh hỗ trợ của quần chúng.

Ngày 15 tháng 3 năm 1972, tại Bãi Hà, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh chiến dịch họp triển khai kế hoạch tác chiến. Trước tấm bản đồ chiến dịch, Tướng Lê Trọng Tấn - Tư lệnh chiến dịch nhấn mạnh: Trị - Thiên (nhất là Quảng Trị) là một địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng trong hệ thống phòng ngư chiến lược của địch. Trong thời gian qua, mặc dù bị đánh đau, nhưng địch vẫn ngoan cố, không chịu bỏ điểm nào. Ngay từ cuối năm 1971, Mỹ - ngụy đã Phán đoán hướng tiến công chiến lược năm 1972 của ta, tuy không phải là Trị - Thiên nhưng chúng vẫn tăng cường phòng vệ, ráo riết hành quân, tung biệt kích, thám báo thăm dò, phát hiện lực lượng và sự chuẩn bị của ta.

Tới trung tuần tháng 2 năm 1972, lực lượng địch ở Trị - Thiên gồm có. hai sư đoàn bộ binh số 1 và 3; hai lữ đoàn thủy quân lục chiến số 147 và 258; bốn tiểu đoàn và 94 đại đội bảo an; 302 trung đội dân vệ; 5.100 cảnh sát; 14 tiểu đoàn pháo binh gồm 258 khẩu; ba thiết đoàn gồm 184 xe tăng, thiết giáp.

Với lực lượng trên, địch bố phòng trên hai hướng Quảng Trị và Thừa Thiên, lấy Quảng Trị làm trọng điểm.
Lực lượng địch bố trí thành ba tuyến: Tuyến ngoài cùng (tiếp giáp với ta), bố trí tương đối chặt chẽ, liên hoàn, có không gian rất rộng kéo dài từ biển Đông đến sát biên giới Việt - Lào. Tuyến này có nhiệm vụ phát hiện, ngăn chặn, phá hoại sự chuẩn bị của ta từ xa. Lực lượng tiên phong bảo vệ tuyến này là không quân, pháo binh, biệt kích, khi cần thiết thì dùng một bộ phận nhỏ bộ binh hành quân càn quét. Tuyến giữa, tuyến phòng thủ cơ bản, tuyến quan trọng nhất, quyết định nhất trong hệ thống phòng thủ của chúng. Đó là các điểm cao, các căn cứ mà từ lâu Mỹ - ngụy đã từng tuyên bố "bất khả xâm phạm" như: Động ông Do, điểm cao 52, 365, 548, 544, 597, 241... kéo tới Cồn Tiên, Dốc Miếu, Quán Ngang, Cửa Việt. Nhiệm vụ của tuyến giữa là ngăn chặn các cuộc tiến công của ta, bảo vệ các thị xã, thị trấn, các căn cứ, đường giao thông quan trọng và các vùng đã "bình định" của chúng.

Trên tuyến này, chúng tổ chức thành từng khu vực phòng thủ cấp trung đoàn, tiểu đoàn hoặc tương đương vừa có thể liên kết phòng giữ, vừa có thể độc lập tác chiến. Tuyến trong cùng, còn gọi là tuyến phòng thủ dự bị, từ đường số 1 kéo ra biển Đông gồm các thị trấn, thị xã đông dân như Đông Hà, ái Tử, Quảng Trị. Binh sĩ ở đây có nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với bảo an, dân vệ kìm kẹp đánh phá các phong trào đấu tranh hoặc nổi dậy của quần chúng.
Dựa trên cơ sở phân tuyến như nói ở trên sư đoàn 3 và các lữ đoàn phối thuộc tổ chức phòng thủ ở Quảng Trị thành năm khu vực cấp trung đoàn.

Trung đoàn 57 bố trí từ Quán Ngang đến Dốc Miếu.

Trung đoàn 2, từ Bái Sơn đến Cồn Tiên, trung đoàn 56 từ điểm cao 241 đến nam Tân Lâm, lữ đoàn 147 thủy quân lục chiến từ Mai Lộc đến Động Toàn, lữ đoàn 258, từ Tân Điềm đến điểm cao 367. Sở chỉ huy sư đoàn 3 đặt ở ái Tử... Nhìn chung chỗ mạnh cơ bản của địch là hệ thống phòng ngư kiên cố, vững chắc được xây dựng và hoàn chỉnh từng bước trong gần hai mươi năm nay. Đây là những điểm cao lợi hại có hệ thống hỏa lực mạnh, đã được tính toán cho pháo binh, pháo hạm và không quân Mỹ có thể khống chế được một vùng rộng lớn hai bên nam bắc sông Bến Hải. Nhưng, chỗ yếu cơ bản của địch là bên ngoài mạnh, bên trong sơ hở. Từ khi bộ binh Mỹ rút, tinh thần binh lính ngụy hoang mang, lại thiếu lực lượng dự bị chi viện.

Đồng chí Tư lệnh nói tiếp: - Căn cứ tình hình địch triển khai trên chiến trường, chiến dịch tổ chức thành bốn cánh quân và sử dụng các lực lượng tác chiến trên từng cánh như sau: Cánh phía bắc, cánh chủ yếu, sử dụng Sư đoàn 320b (thiếu) gồm hai trung đoàn bộ binh và Trung đoàn 27, (Mặt trận B5), Tiểu đoàn 15 độc lập, hai trung đoàn pháo mặt đất (164 và 84), Trung đoàn 284 pháo cao xạ, hai tiểu đoàn xe tăng, thiết giáp, hai tiểu đoàn công binh, Tiểu đoàn 33 đặc công, một trung đội hóa học, một trung đội trinh sát, một trung đội súng phun lửa do anh Hồng Sơn - Phó Tư lệnh chiến dịch và anh Hoàng Minh Thi - Phó Chính ủy chiến dịch trực tiếp chỉ huy, phối hợp với các lực lượng địa phương tiêu diệt trung đoàn 57 và trung đoàn 2 bộ binh thuộc sư đoàn 3 ở điểm cao 544 (Phu-lơ), Đồi Tròn, Động-mã, Cồn Tiên, thừa thắng bao vây tiêu diệt địch ở Miếu Bái Sơn, Quán Ngang, sẵn sàng chi viện cho Hồ Khê, Đá Bạc, Thiện Xuân, Lăng Cô, Gia Bình... Sau khi đã tiêu diệt toàn bộ các mục tiêu nói trên, nhanh chóng chuyển bao vây tiến công cụm cứ điểm Đông Hà, kiên quyết không cho địch co cụm đối phó.

Ở cánh tây sử dụng Sư đoàn 304, Trung đoàn 38 pháo binh, bốn trung đoàn cao xạ (230, 232, 24~ 280), hai tiểu đoàn tên lửa, một tiểu đoàn xe tăng, một tiểu đoàn công binh, do anh Hoàng Đan, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 304 chỉ huy. Có nhiệm vụ tiến công tuyến phòng ngự phía tây của địch ở Động Toàn, Ba Tum, vây ép Ba Hồ nếu địch phản kích tổ chức diệt ngay. Sau đó phối hợp với cánh bắc chiếm Núi Kiếm, bao vây, tiêu diệt các cứ điểm 241, Mai Lộc, Đầu Mầu sẵn sàng tiến công tiêu diệt ái Tử.

ở cánh nam, cánh thứ yếu nhưng rất quan trọng, do Sư đoàn 324 (thiếu), cùng các lực lượng binh chủng phối thuộc, phối hợp chặt chẽ với ba tiểu đoàn địa phương tỉnh Quảng Trị, do anh Giáp Văn Cương - Phó Tư lệnh và anh Lê Tự Đồng - Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh chiến dịch chỉ huy ở nam và bắc sông Thạch Hãn, chủ yếu là khu vực Phượng Hoàng, Động ông Do và một đoạn đường số 1 bắc sông Mỹ Chánh, thực hiện chia cắt chiến dịch, hỗ trợ cho nhân dân Triệu Phong, Hải Lăng nổi dậy diệt ác, phá kìm giành quyền làm chủ.

Địa hình cánh nam là một dải đất hẹp từ Hoàng Hà, Mai Xá lên ngã ba Gia Độ với những doi cát trắng và những cánh đồng chiêm trũng quanh năm ngập nước. Ở đây tuy cơ sở cách mạng vững, bộ đội địa phương và du kích có nhiều kinh nghiệm chiến đấu đa số nhân dân theo cách mạng, nhưng đường cơ động của bộ đội chủ lực khó, nhất là việc triển khai binh khí, kỹ thuật cơ giới. Mặt khác, địch ở đây từ lâu đã có hệ thống phòng thủ vững chắc, thông thạo địa hình, phản ứng nhanh, pháo hạm và giang thuyền nhiều... Căn cứ vào tình hình đó, Bộ Tư lệnh quyết định sử dụng Tiểu đoàn 47 bộ đội Vĩnh Linh, hai tiểu đoàn đặc công 31, 25, một tiểu đoàn pháo mang vác, bốn đại đội địa phương và Đoàn 126 đặc công hải quân, do anh Bùi Thúc Dưỡng - Trưởng phòng đặc công chiến dịch chỉ huy. Các lực lượng này có nhiệm vụ bao vây Dốc Miếu, Quán Ngang từ phía đông, tiêu diệt căn cứ hải thuyền nam Cửa Việt, phối hợp Với Các lực lượng kìm kẹp của địch, phát động hỗ trợ quần chúng ở Gio Linh nổi dậy giành quyền làm chủ.

Sau khi Tướng Lê Trọng Tấn thông báo tình hình địch, phương án sử dụng lực lượng chiến dịch trên các cánh quân của ta, Tướng Lê Quang Đạo, Chính ủy chiến dịch nhấn mạnh: - Cần tranh thủ đánh địch ngoài công sự để tiêu diệt sinh lực và phương tiện chiến tranh, tạo thời cơ đánh những trận quyết định tiêu diệt từng trung đoàn, lữ đoàn địch, phá vỡ tuyến phòng thủ, nhanh chóng đột phá tung thâm, kiên quyết không cho chúng đối phó. Đồng thời phát huy cao độ uy lực của mọi binh khí kỹ thuật hiện có, đánh tập trung hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, coi trọng đánh vừa và nhỏ, đánh sâu và hiểm bằng các lực lượng tinh nhuệ, hỗ trợ cho nhân dân tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên nổi dậy giành quyền làm chủ. Đó vừa là ý chí quyết tâm, vừa là tình cảm thiêng liêng của cán bộ, chiến sĩ trên Mặt trận Trị ' Thiên. Khẩu hiệu của chúng ta là: "Tất cả vì Quảng Trị thân yêu!" "Tất cả vì miền Nam ruột thịt". Trong chiến đấu dù gặp phải khó khăn, gian khổ, ác liệt hy sinh đến mấy cũng kiên quyết đập tan hệ thống phòng ngự mà một thời Mỹ - ngụy đã rêu rao là "kiên cố nhất chiến trường Đông Dương", là "bất khả xâm phạm".

Trong thời gian này, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 27 Phạm Minh Tâm, Chính ủy Nguyễn Võ Hiển, Trung đoàn phó Cao Uy, Phó Chính ủy Ngô Thanh Tùng suốt ngày đêm cùng với các trợ lý cơ quan theo dõi việc triển khai nhiệm vụ chiến đấu.

Nhiệm vụ của Trung đoàn 27, Mặt trận B5 trong chiến dịch này là: Tiêu diệt địch, giải phóng hoàn toàn khu vực 544 (Phu-lơ) và Đồi Tròn, mở cửa ở hướng tây bắc để các đơn vị chủ lực tiến công giải phóng tỉnh Quảng Trị. Đây là lần thứ ba trung đoàn nhận nhiệm vụ tiêu diệt căn cứ Phu-lơ.
Cũng cần phải nhắc lại, căn cứ Phu-lơ và Đồi Tròn là "con mắt thần" trên tuyến hàng rào điện tử Mác Na-ma-ra, là cứ điểm cao nhất nằm phía tây bắc tỉnh Quảng Trị, án ngữ như một lá chắn cho căn cứ 241 và Đầu Mầu. Đặc biệt, ngoài ba giàn ra- đa trên đỉnh Phu-lơ luôn kiểm soát mọi chuyển động lớn nhỏ của ta, các trận địa pháo cối của địch trên cứ điểm hoàn toàn có thể phát huy lợi thế để bắn phá các trận địa trong toàn tuyến hành lang, bất kể ngày đêm. Ngoài ra, Mỹ - ngụy còn làm một con đường nối căn cứ Phu-lơ với Đồi Tròn và Đường 9 đoạn Đầu Mầu và một con đường cho xe tăng lên căn cứ Phu-lơ từ Cam Lộ qua điểm cao 322 và điểm cao 288. Vì vậy trong phương án tác chiến chiến dịch, việc tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Phu-lơ, Đồi Tròn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Phương án tác chiến của Trung đoàn 27 do Trung đoàn trưởng Phạm Minh Tâm báo cáo với Bộ chỉ huy chiến dịch là. Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn 2 tiến công căn cứ Phu-lơ và Đồi Tròn từ phía tây và tây bắc. Tiểu đoàn 3 luồn sâu vào phía đông nam khu vực điểm cao 322 và điểm cao 288, hình thành thế bao vây căn cứ trước khi có lệnh nổ súng của chiến dịch. Các trận địa pháo của chiến dịch tăng cường và của trung đoàn đặt ở điểm cao 425 và đồi Đ4 (phía bắc căn cứ Phu-lơ) đánh dồn dập xuống căn cứ địch. Tiểu đoàn 2, tổ chức phá rào bằng vũ khí mới FR kết hợp với mìn, bộc phá mở cửa ở phía tây bắc. Sau khi pháo chuyển làn về phía nam, các mũi bộ binh tiến công lên trung tâm căn cứ. Tiểu đoàn 1 tiếp tục chi viện cho Tiểu đoàn 2 trong quá trình chiến đấu và để một đại đội tăng cường làm lực lượng dự bị của trung đoàn.

Tiểu đoàn 3 chủ công, được tăng cường hai đại đội bí mật luồn sâu vào phía đông nam căn cứ Phu-lơ, chốt giữ điểm cao 322 và 288, chia cắt, cô lập căn cứ Phu-lơ không cho địch ứng cứu, giải tỏa từ phía nam lên và chặn không cho địch khi bị tấn công từ căn cứ Phu-lơ chạy về. Khi được lệnh thì chiếm cầu Thiện Xuân. Sẵn sàng cơ động theo hướng phát triển của trung đoàn.

Sau khi nghe Trung đoàn trưởng Phạm Minh Tâm báo cáo, Tướng Lê Trọng Tấn căn dặn thêm: "Đưa Tiểu đoàn 3 của Nguyễn Huy Hiệu vào điểm cao 322 và điểm cao 288 là tạo nên sự bất ngờ rất lớn cho địch. Các anh phải chú ý chỉ đạo mũi thọc sâu chia cắt này, chiến đấu đạt hiệu suất cao". Địa hình khu vực tác chiến trong chiến dịch cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 27 đã quen thuộc. Anh em có thể kể tên từng điểm cao, từng con suối nhỏ và những tọa độ mà bom pháo địch thường xuyên bắn ngăn chặn quân ta hành quân ở xung quanh căn cứ Phu-lơ và Đồi Tròn. Trong những năm tháng trước đây ta và địch giành đi giật lại các điểm cao này.

Mỗi lần kẻ thù giành được, chúng lại huênh hoang, nào là "Phu-lơ là tấm lá chắn vững chắc ở phía tây bắc Quảng Trị", là "con mắt thần điện tử của hàng rào Mác Na-ma-ra". Khắp các ngọn đồi, khe suối xung quanh căn cứ Phu-lơ, Đồi Tròn... đều đã thấm máu của biết bao đồng chí, đồng đội tôi. Các anh vĩnh viễn nằm lại sau những trận chiến đấu quyết liệt với kẻ thù, giữ vững trận địa, tạo thuận lợi cho đơn vị bạn thọc sâu vào phía trong tiêu diệt địch.

Quảng Trị vào những ngày cuối xuân, bầu trời xanh thẳm. Những ai đã từng chiến đấu ở đây đều cảm nhận nỗi gian khổ, ác liệt và căng thẳng hơn bất cứ chiến trường nào. Cán bộ, chiến sĩ trong các đoàn trinh sát địa hình, chuẩn bị hiệp đồng theo phương án trên thực địa, ngày ẩn nấp vào các hầm hố bụi rậm, khe rãnh tránh địch, đêm lần bám vượt qua các tổ chốt của chúng, hoặc cắt đường mà đi, sình lầy, sông suối cũng mặc. Nhưng, có lẽ gian khổ nhất, ác liệt nhất vẫn là các đơn vị đang âm thầm mở đường. Bởi, mọi chiến dịch đều xuất phát từ những con đường. Nhìn hướng đi của đường có thể phán đoán được hướng tiến công, ý đồ tiến công, quy mô tiến công và từ đó có thể phán đoán ra mục tiêu của cả chiến dịch. Bởi thế mỗi khi đã phát hiện ra dấu vết mở đường là lập tức địch đánh phá, ngăn chặn. Bên cạnh việc trinh sát hoàn thiện các mũi hướng tác chiến và mở gấp những mạng đường tiến công, Bộ Tư lệnh chiến dịch bắt đầu ra lệnh cho các cánh quân hành quân vào vị trí đứng chân, nhanh chóng bổ sung đầy đủ vật chất chiến đấu, mặt khác, tiếp tục thực hiện kế hoạch nghi binh chiến dịch. Trong chiến đấu, điều quan trọng hàng đầu là phải giữ được bí mật, tạo được bất ngờ. Đối với một chiến dịch huy động lực lượng lớn, giữ được bí mật, tạo được thế bất ngờ là điều hết sức khó Do quyết định chuyển hướng tiến công chiến lược rất khẩn trương, thời gian chuẩn bị chiến dịch không còn là bao mà phải bảo đảm một khối lượng vật chất hậu cần rất lớn, nên vấn đề có tính quyết định là tập trung chỉ đạo thật tốt lực lượng bảo đảm hậu cần. Đồng chí Văn Tiến Dũng, Tổng tham mưu trưởng đã làm việc cụ thể với đồng chí Đinh Đức Thiện - Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần đang công tác ở Đoàn 559 và đồng chí Đồng Sĩ Nguyên, Tư lệnh Đoàn 559 về kế hoạch bảo đảm hậu cần cho chiến dịch Trị - Thiên.

Đến ngày 26 tháng 3 năm 1972, công tác chuẩn bị cho chiến dịch đã cơ bản hoàn thành. Cục Vận tải Đoàn 559 và Đoàn vận tải Quân khu 4 cùng hàng nghìn thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến của tỉnh Quảng Bình, Vĩnh Linh đã có những cố gắng phi thường, vận tải được 16.020 tấn hàng.

Cho đến lúc các binh đoàn chủ lực của ta đã cài thế chiến dịch xong và sẵn sàng bước vào trận quyết chiến chiến lược, thì bộ chỉ huy quân sự Mỹ - ngụy vẫn chưa đoán định được hướng nào là hướng chính của cuộc tiến công chiến lược 1972 của ta. Tổng thống ngụy quyền Nguyễn Văn Thiệu và những cộng sự sau Tết Nguyên đán Nhâm Tý đã liên tục bay đi thị sát các chiến trường. Ở đâu Thiệu cũng chỉ nhắc nhở: "Cộng quân Bắc Việt sẽ tiến công, nhưng khả năng không bằng Mậu Thân 1968".

Đại tá ngụy, tỉnh trưởng Quảng Trị Phan Bá Hòa tỏ ra lạc quan, tuyên bố thẳng thừng' "Quân đội Việt Nam cộng hòa đã quét sạch đối phương".

Còn chuẩn tướng Vũ Văn Giai, tư lệnh sư đoàn 3 ngụy trấn giữ Bắc Quảng Trị (mặc dù sư đoàn 3 nằm trong đội hình chiến đấu của vùng 1 chiến thuật nhưng vẫn được coi là đơn vị mạnh của quân chủ lực ngụy. Sư đoàn 3 được xếp ngang hàng với sư đoàn dù và sư đoàn lính thủy đánh bộ) cũng tỏ ra lạc quan trước sự yên ổn của tỉnh Quảng Trị.

Tuy vậy, để đối phó với ta, tướng Hoàng Xuân Lãm - Tư lệnh quân khu 1 kiêm vùng 1 chiến thuật ngụy đã được Bộ chỉ huy quân đội Sài Gòn chi viện thêm pháo binh, xe tăng, thiết giáp. Cảng Cửa Việt, sân bay ái Tử cũng nhận thêm lực lượng và phương tiện chiến tranh để tăng cường cho các căn cứ ở Đường 9 và sư đoàn 3 ngụy.

Sau khi kiểm tra xong các đơn vị đã vào cài thế an toàn, đúng ý định tác chiến, Bộ Tư lệnh chiến dịch quyết định giờ nổ súng tiến công trên toàn mặt trận, đó là 11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 3 năm 1972.

Đêm 29 tháng 3, tôi và Chính trị viên Trần Xuân Gứng dẫn tiểu đoàn và hai đại đội tăng cường bí mật tiếp cận, chiếm lĩnh tuyến hành lang từ cầu Thiện Xuân đến điểm cao 322, sẵn sàng chặn đánh sư đoàn 3 ngụy. Mặc dù mục tiêu tác chiến vẫn là những địa hình, địa danh quen thuộc nhưng trước nhiệm vụ quan trọng của chiến dịch, cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 3 càng xác định phải hết sức thận trọng, bằng mọi cách giữ bí mật đến cùng, bảo đảm phát súng đầu tiên của đơn vị phải là phát súng mở đầu chiến dịch.

Một đêm trắng hành quân, tảng sáng ngày 30 tháng 3, phân đội cuối cùng của tiểu đoàn tôi đã chiếm lĩnh vị trí mai phục chờ địch. Khoảng 7 giờ sáng, khi các chiến sĩ đã ổn định đội hình trong công sự chiến đấu vừa hoàn thành thì hai chiếc trực thăng xuất hiện quần đảo, bắn đạn khói xuống trận địa làm hai chiến sĩ bị thương Cùng lúc, từ phía thị trấn Cam Lộ, năm chiếc xe tăng địch xuất hiện, vừa chạy vừa bắn pháo vào trận địa Đại đội 3. Trước tình huống bất ngờ này, có ý kiến cho rằng trận địa đã bị lộ, đề nghị cho ĐKZ và đại liên nổ súng. Tôi chạy đến nơi đang xảy ra tình huống đó để xem xét cụ thể trước khi ra lệnh nổ súng. Kiểm tra xong, tôi trao đổi với Chính trị viên Trần Xuân Gứng: - Xe tăng địch bắn pháo để dọn đường và thăm dò lực lượng ta. Trận địa chưa bị lộ. Các đại đội tiếp tục chờ đội hình lớn của địch mới nổ súng. Bây giờ tôi xuống Đại đội 1, anh xuống Đại đội 2, tất cả chờ lệnh, không được nổ súng.

Trao đổi xong tôi và anh Gứng mỗi người đi một ngả đến các đại đội động viên, giữ vững quyết tâm cho bộ đội.

Chín giờ, bộ binh địch từ phía điểm cao 105 hành quân lên cách trận địa Đại đội 1 chừng 200 mét, chúng dừng lại. Tổ trinh sát tiểu đoàn bám sát mọi động thái của quân ngụy, bỗng anh em phát hiện có một tốp dân đang tiến thẳng vào trận địa của Đại đội 1 phần lớn là người già và trẻ con. Người chống gậy người cầm dao rựa, người bế con trên tay. Mấy tên lính ngụy đi sau chốc chốc lại chĩa súng vào lưng người dân hăm dọa. Đội hình phía sau của địch vẫn ngồi nghỉ, tốp dân phía trước vẫn đi. Họ càng đi, càng dồn lại tưởng như người nọ dìu người kia. Mỗi lần lính thúc súng vào lưng, trẻ con lại khóc thét lên, người già ngã sấp ngã ngửa. Gần đến trận địa phục kích của Đại đội 1, mấy tên lính dừng lại, thúc người dân đi.

Tình huống thật bất ngờ, tôi nói với Đại đội trưởng Đại đội 1 Nguyễn Phúc Sinh: - Địch bắt dân đi trước để thăm dò, phát hiện lực lượng ta. Nếu phát hiện được, chúng sẽ bất chấp mạng sống của dân cho phi pháo oanh tạc dọn đường rồi dùng người dân làm lá chắn để đánh chiếm trận địa ta. Do đó, anh lệnh cho bộ đội tiếp tục giữ bí mật trận địa. Nếu lộ, nổ súng vẫn phải bảo vệ tính mạng cho dân.

Tôi và Đại đội trưởng Nguyễn Phúc Sinh và anh em trong Đại đội 1 nín thở dõi theo những người dân mệt mỏi bước qua trước nòng súng thép đi về chân điểm cao 322.

Rất may, những người dân chỉ đi men trước trận địa của Đại đội 1. Tuy vậy, đây cũng là thời khắc căng thẳng. Tình thế bất ngờ đã qua, nhưng không thể để dân đi sâu hơn vào nơi sẽ diễn ra trận đánh.

Tôi nói Chính trị viên Trần Xuân Gứng dẫn mấy chiến sĩ bí mật luồn qua mấy vạt cây trực tiếp gặp những người dân. Sau thoáng ngỡ ngàng, khi nhận ra chiến sĩ giải phóng, người dân cho biết: "Lính tiểu đoàn 3, trung đoàn 56, sư đoàn 3 bắt dân đi trước làm lá chắn che đỡ cho nó lên thay tiểu đoàn 1 trên căn cứ Phu-lơ. Nếu phát hiện được Việt Cộng thì chạy về báo sẽ được tiền thưởng". Nhận rõ dã tâm của địch, Chính trị viên Trần Xuân Gứng bí mật cho bộ đội đưa những người dân rời khỏi trận địa về nơi an toàn. Tiểu đoàn 3 ngụy tưởng dân không gặp lực lượng của ta nên tiếp tục hành quân lên căn cứ Phu-lơ thay cho tiểu đoàn 1. Khi kim đồng hồ trên tay chỉ 10 giờ 30 phút, thì cũng là lúc đội hình tiểu đoàn 3 ngụy lọt vào trận địa phục kích của tiểu đoàn.

Theo mệnh lệnh hiệp đồng của Bộ Tư lệnh chiến dịch, giờ nổ súng toàn mặt trận vào lúc 11 giờ 30 phút. Như vậy còn một tiếng đồng hồ nữa mới được nổ súng. Nhưng thời cơ đến, địch hành quân rất chủ quan, bộ đội vẫn giữ được bí mật, bất ngờ. Nếu tiêu diệt lực lượng này thì lính ở căn cứ Phu-rơ sẽ hoang mang, mất tinh thần, tạo thuận lợi cho Tiểu đoàn 2 của ta nhanh chóng dứt điểm căn cứ Phu-lơ, cắt rời quân địch ở Phu-lơ và Đồi Tròn với căn cứ Cam Lộ. Sau khi cân nhắc. Tôi báo cáo trung đoàn trưởng qua hữu tuyến điện, xin mặt trận cho nổ súng trước giờ "G" đồng thời ra mệnh lệnh nổ súng.
Chỉ sau hai ngày đêm chiến đấu, với lối đánh táo bạo, đúng thời cơ, luồn sâu, vây chặt tiến công liên tục và mạnh mẽ, Trung đoàn 27 đã san bằng hai cứ điểm kiên cố của địch, diệt gọn hai tiểu đoàn và một đại đội của trung đoàn 2 và trung đoàn 56 thuộc sư đoàn 3 ngụy, đánh thiệt hại nặng một tiểu đoàn và một đại đội khác, bắt sống 130 tên, trong đó có tên tiểu đoàn trưởng, phá hủy năm xe tăng, thu một xe tăng M41 và một xe GMC.

Trong những trận đánh của Tiểu đoàn 3 có hai chiến sĩ hy sinh đó là Tiêu Văn Bao thuộc Đại đội 3, anh hy sinh ngày 2 tháng 4 năm 1972, ở phía nam cầu Thiện Xuân và chiến sĩ Trần Văn Vạn thuộc tiểu đoàn bộ, anh hy sinh cùng ngày với Tiêu Văn Bao, cũng ở phía nam cầu Thiện Xuân. Các anh được an táng tại tây bắc điểm cao 166.

Trên các hướng của chiến dịch, Trung đoàn 48 Sư đoàn 320B, sau khi tiêu diệt địch ở khu vực Quất Xá, Cầu Đuồi đã nhanh chóng chuyển sang bao vây chi khu Cam Lộ. Ở hướng Cồn Tiên, Miếu Bái Sơn, Đoàn bộ binh 31 của ta đã nhanh chóng bao vây chia cắt, tiêu diệt quân địch vòng ngoài, sau đó cùng lực lượng vũ trang địa phương vây hãm Cồn Tiên. Ngay chiều hôm đó, quân địch ở Cồn Tiên bỏ căn cứ tháo chạy về Miếu Bái Sơn, mở đầu cuộc tháo chạy trên toàn tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch.

Ở hướng đông, ngay sau khi có lệnh tiến công, Trung đoàn 126 đặc công hải quân đã táo bạo đánh vào duyên đoàn 11 ở cảng và hai bên bờ sông Cửa Việt, khóa chặt quân cảng không cho địch ngoài biển vào và ở Đông Hà rút ra. Trong khi đó, căn cứ Dốc Miếu nằm bên trục đường 1 cũng bị pháo ta đánh phá thiệt hại nặng nề, lại bị bao vây từ ba phía. Sáng 1 tháng 4 năm 1972, trước nguy cơ bị tiêu diệt, quân địch ở Dốc Miếu, Dốc Sỏi hoảng hốt bỏ chạy về Quán Ngang...

Trước tình thế thuận lợi đó, Tiểu đoàn 47 Vĩnh Linh kết hợp chặt chẽ với bộ đội đặc công, du kích địa phương tiến công tiêu diệt các lực lượng địa phương quân ở thôn ấp, chi khu, đập tan hệ thống kìm kẹp của địch, giải phóng quận lỵ Gio Linh, khu tập trung Bến Ngư, Mai Xá Thị, Xuân Khánh, Hà Thương... tạo điều kiện cho nhân dân các xã Gio Hải, Gio Lễ, Gio Mỹ, khu tập trung Quán Ngang nổi dậy diệt ác ôn, bảo an, dân vệ, giành quyền làm chủ. Ở hướng tây, hướng trọng yếu của chiến dịch, 11 giờ 55 phút, hai trung đoàn pháo binh 68 và 38 trút đạn pháo hỏa tiễn xuống hàng chục căn cứ địch hai bên Đường 9. Những chớp lửa, những đụn khói xám xịt như những cái nấm khổng lồ thi nhau trùm lên căn cứ Động Toàn, Ba Hồ, Mai Lộc, căn cứ 241. Chớp thời cơ địch đang hoang mang về đòn pháo kích, Trung đoàn 9, Sư đoàn 304 tiến công căn cứ Đầu Mầu. Sau 2 giờ chiến đấu quân ta làm chủ căn cứ.
Đầu Mầu bị diệt tạo điều kiện tốt để Trung đoàn 24 và Trung đoàn 9 của ta đưa lực lượng vào bao vây tiêu diệt quân địch ở Núi Kiếm và căn cứ 241.

Trận đánh của Trung đoàn 66, Sư đoàn 304 kéo dài tới ngày thứ ba. Tiểu đoàn 4, lữ đoàn 147 ngụy (lính thủy đánh bộ) đã lợi dụng địa hình hiểm trở, vách đá và dốc đứng của Động Toàn chống trả quân ta rất quyết liệt. Rạng sáng ngày 2 tháng 4 năm 1972, Trung đoàn 66 mới làm chủ được Động Toàn.

Sáng ngày 2 tháng 4, Trung đoàn 48 được lệnh tiến công cụm quân ngụy hỗn hợp của thiết đoàn 20 không cho chúng vượt Cầu Đưồi vào giải tỏa Cam Lộ. Đồng thời phối hợp với đơn vị bạn tiêu diệt quân địch ở đông bắc chi khu Cam Lộ. Bị đánh từ nhiều phía, thiết đoàn 20 bị thiệt hại nặng, số còn lại tháo chạy về Đông Hà. Thấy quân cứu viện bị đánh tan, tên quận trưởng Cam Lộ và tùy tùng của hắn bỏ chạy, không kịp mang theo con dấu và tài liệu.

Phối hợp với các mũi tiến công của bộ đội chủ lực ở vòng ngoài, dưới sự lãnh đạo của huyện ủy Cam Lộ, Gio Linh, bộ đội địa phương, du kích và cán bộ chia thành nhiều cụm, nhiều khu bám sát các mục tiêu đã được phân công. Khoảng 2 giờ sáng ngày 31 tháng 3 các lực lượng đồng loạt nổ súng vào các mục tiêu, đồng thời phát động quần chúng nổi dậy diệt ác phá kìm, phá các khu tập trung, bung dân về làng cũ. Các xã có lực lượng tại chỗ mạnh như Gio Hải, Gio Hà, Cùa, Ba Lòng, khi bộ đội chủ lực tiến công áp đảo kẻ địch thì quần chúng đã kịp thời phối hợp nổi dậy. Đặc biệt xã Gio Hà, tuy chưa có đòn tiến công của chủ lực ta nhưng du kích ở đây khi có lệnh cũng kịp chớp thời cơ nổi dậy diệt địch, giải phóng quê hương.

Ở vùng Cùa, trước giờ nổ súng, huyện ủy Cam Lộ do anh Nguyễn Minh Kỳ, Tỉnh ủy viên, Bí thư huyện ủy đã phát động trên 2.000 quần chúng, tự trang bị mọi mặt sẵn sàng nổi dậy. Trong khu tập trung, đồng bào các dân tộc (phần lớn là dân tộc Vân Kiều, Pa Cô) nổi lên làm binh biến khởi nghĩa cướp xe ôtô của địch, cắm cờ Mặt trận dân tộc giải phóng, kêu gọi đồng bào các dân tộc phá ấp chiến lược trở về bản làng cũ.

Đến ngày 4 tháng 4 năm 1972, toàn bộ các vị trí địch trên bốn cánh cung đông, tây, nam, bắc được coi là "lá chắn thép", "pháo đài bất khả xâm phạm", "hàng rào điện tử Mác Na-ma-ra" đã bị ta xóa sổ.

Ba huyện Hướng Hóa, Cam Lộ, Gio Linh với hơn mười vạn dân được giải phóng.

Từ nay, giới tuyến quân sự tạm thời được xóa bỏ, sông Bến Hải, cầu Hiền Lương không còn phải chịu nỗi đau chia cắt.

Thay mặt Bộ Tư lệnh chiến dịch, Tướng Lê Quang Đạo điện biểu dương Trung đoàn 27: "Đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trong thời gian ngắn đã tiêu diệt nhiều địch, chiếm giữ được địa bàn, mở cánh cửa phía bắc chiến dịch đúng thời gian".

Đêm mồng 5 tháng 4 năm 1972, Trung đoàn 27 nhận được lệnh của Bộ Tư lệnh chiến dịch: "Trung đoàn để lại 1 đại đội của Tiểu đoàn 1 chốt giữ bàn đạp, lực lượng còn lại chuẩn bị hành quân về hướng đông". Nhận lệnh xong, Trung đoàn trưởng Phạm Minh Tâm điện cho tôi: "Anh Hiệu nhanh chóng xốc lại đội hình đưa tiểu đoàn về đứng chân ở huyện Gio Linh, nhiệm vụ cụ thể trung đoàn sẽ thông báo sau".

Nhận được điện của trung đoàn trưởng, tôi tranh thủ hội ý Ban chỉ huy tiểu đoàn, triển khai kế hoạch hành quân. Tôi và trinh sát cùng Đại đội 1 hành quân đầu, sau đó là Đại đội 3, Đại đội 2, Đại đội 4 và lực lượng hỏa lực của Đại đội 17 Trên đường về hướng đông Quảng Trị, nơi trước đây chúng tôi phải luồn sâu từng bộ phận nhỏ để phục kích đánh địch trên từng ngọn đồi, đoạn đường, khúc sông, hôm nay, cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 27 hùng dũng, tự hào trở lại vùng đất này khi chiến dịch đang phát triển thắng lợi. Cờ giải phóng phấp phới tung bay trên các căn cứ địch đã bị diệt dọc hai bên Đường 9 từ Động Toàn, căn cứ 241 đến Cồn Tiên, Dốc Miếu...

Bị mất tuyến phòng thủ vòng ngoài, địch vội vã tăng cường lực lượng đối phó. Ngày 2 tháng 4 năm 1972, Tổng thống ngụy quyền Nguyễn Văn Thiệu từ Sài Gòn bay ra Huế thị sát tình hình và vội mở cuộc họp với các tư lệnh quân khu, sư đoàn, lữ đoàn để bàn cách "ngăn chặn hữu hiệu sự xâm lăng của cộng quân Bắc Việt". Nguyễn Văn Thiệu một mặt khích lệ "tinh thần quả cảm vô song" của binh lính đồn trú ở biên ải, mặt khác ra lệnh cho quân khu 1 và sư đoàn 3 bộ binh tổ chức cụm phòng ngự Đông Hà - ái Tử - La Vang và quyết tâm "tử thử" tại đó.

Đồng thời Nguyễn Văn Thiệu chỉ thị cho Bộ tổng tham mưu ngụy cấp tốc tăng viện cho chiến trường Quảng Trị.

Ngày 4 tháng 4, Mỹ - ngụy điều lữ đoàn 369 lính thủy đánh bộ từ Sài Gòn ra Mỹ Chánh. Ngày 5 tháng 4, Bộ tổng tham mưu ngụy điều tiếp ba liên đoàn biệt động quân số 4, 5, 6 từ quân khu 2, quân khu 4 ra tăng cường cho Đông Hà, Quảng Trị. Như vậy chỉ trong hai ngày, bằng sự nỗ lực cao nhất, Bộ tổng tham mưu ngụy đã điều 9 tiểu đoàn tới chiến trường nóng bỏng Quảng Trị. Cùng với việc tăng cường lực lượng phòng thủ, lợi dụng các điểm cao còn lại ở phía tây, địch tổ chức thành tuyến phòng thủ liên hoàn, hỗn hợp bộ binh, xe tăng. Chúng sử dụng lối đánh phân tán nhỏ, cơ động nhanh để tránh hỏa lực và bị ta tiêu diệt gọn. Bộ chỉ huy quân đội Mỹ ở Sài Gòn còn ra lệnh cho các lực lượng không quân (kể cả máy bay chiến lược B.52) và pháo hạm đánh phá dữ dội vào các cánh quân của ta.

Trước diễn biến phức tạp của tình hình, ngày 6 tháng 4, Bộ Tư lệnh chiến dịch nhận định: Địch tuy đã tăng cường lực lượng nhưng chưa được củng cố, tinh thần đang hoang mang dao động, nếu ta đánh nhanh, đánh mạnh thì chúng sẽ tan vỡ nhanh. Bộ Tư lệnh quyết tâm tiến công vào ngay tung thâm phòng ngư của địch, không cho chúng kịp củng cố hoặc tháo chạy.

Sau hai ngày chuẩn bị gấp cơ sở vật chất và điều chỉnh các đơn vị hành quân vào khu vực tác chiến, đúng 15 giờ ngày 8 tháng 4 năm 1972, giai đoạn hai của chiến dịch bắt đầu.

Bộ Tư lệnh chiến dịch ra lệnh cho các đơn vị pháo binh bắn phá mãnh liệt cụm căn cứ địch ở Đông Hà, ái Tử, La Vang. Tiếp đó, các mũi bộ binh cơ giới lợi dụng pháo bắn và đêm tối đưa đội hình vào chiếm lĩnh trận địa.

5 giờ sáng ngày 9 tháng 4 năm 1972, trên hướng Đông Hà do Sư đoàn 308 đảm nhiệm, Trung đoàn 36, Trung đoàn 102 được xe tăng thiết giáp yểm trợ đã đột phá mãnh liệt quân địch trên một cánh cung dài khoảng 8 ki-lô-mét từ chùa Tám Mái tây bắc Đông Hà đến điểm cao 32, qua dãy Động Quai Vạc.

Sau 2 giờ chiến đấu, bộ binh và xe tăng ta đã chiếm được một số mỏm đồi phía bắc và phía tây, tiêu diệt một loạt tổ chốt hỗn hợp bộ binh và xe tăng địch. Nhưng sau đó, địch phản kích nhiều lần quyết liệt hòng đánh bật ta khỏi những vị trí mới chiếm được. Trận đánh trở nên giằng co, Trung đoàn 36 phải điều phân đội xe tăng dự bị từ phía sau lên tổ chức đột phá. Nhưng, các chiến sĩ xe tăng có phần chủ quan nên bị xe tăng và súng chống tăng của địch bí mật mai phục trong công sự bắn cháy ba xe tăng của ta.

Ở phía tây ái Tử, 5 giờ sáng ngày 9 tháng 4, Trung đoàn 24, Sư đoàn 304 được xe tăng yểm trợ đánh chiếm căn cứ Phượng Hoàng. Chiều hôm đó, địch phản kích, đánh bật ta khỏi căn cứ.

Như vậy qua hai ngày chiến đấu, tiến công quân địch trên tuyến phòng thủ Đông Hà, ái Tử, Quảng Trị, các đơn vị của ta không những không làm chủ được các mục tiêu được giao, ngược lại còn bị tổn thất về sinh lực và phương tiện chiến đấu.

Nguyên nhân chủ yếu là chúng ta không nắm được sự thay đổi về chiến thuật phòng ngư của địch, một chiến thuật phòng ngư di động mà chúng gọi là "chiến thuật di tản". Tư tưởng chủ yếu của chiến thuật này là tận dụng khả năng chống đỡ của vỏ thép và sức cơ động lớn của xe tăng, thiết giáp trên địa hình đồi bằng, kết hợp với bộ binh thành từng cụm gồm một tiểu đoàn bộ binh và một chi đoàn thiết giáp. Trong từng cụm chúng chia thành từng tốp nhỏ. Các cụm liên hoàn yểm trợ cho nhau thành tuyến phòng ngư. Ở vòng ngoài chúng luôn luôn thay đổi vị trí, ngày ở chỗ này, đêm ở chỗ khác. Xe tăng được nguy trang nằm trong công sự nhô tháp pháo lên thành một hỏa điểm mạnh. Khi chưa phát hiện được ta, chúng bí mật nằm yên, nếu phát hiện được chúng sẽ thông báo cho nhau để hợp đồng chống cự hay phản công. Ở vòng trong, chúng dựa vào hệ thống công sự xi măng cốt thép, dựa vào cấu trúc nhà cửa của thị trấn, thị xã và địa hình phức tạp của đồi trống, làng xóm để tạo cho các tuyến phòng ngự có chiều sâu. Ngoài ra, địch còn dựa vào hỏa lực không quân chiến lược, chiến thuật, hệ thống pháo hạm từ ngoài biển và những trận địa pháo mặt đất để vừa ngăn chặn ta từ xa, vừa yểm trợ trực tiếp cho các trận đánh.

Bộ Tư lệnh chiến dịch chỉ đạo các đơn vị rút kinh nghiệm, đặc biệt là khắc phục tư tưởng chủ quan, nóng vội, không nắm chắc địch. Có một vấn đề là làm thế nào để tiêu diệt một lực lượng quân địch lớn đang tập trung cố thủ với chiến thuật "phòng ngư cứng"? Chưa tìm ra câu trả lời, thì chưa thể nói đánh thắng quân địch ở Đông Hà, ái Tử, La Vang và Quảng Trị được.

Tôi được biết, sau một vài ngày suy nghĩ, với kinh nghiệm chỉ huy tác chiến dày dạn, Tướng Lê Trọng Tấn đã đưa ra được cách giải quyết. Đối với các cụm Đông Hà, ái Tử không thể dùng lối đánh ồ ạt chớp nhoáng để đập tan các cụm phòng ngư bằng một đòn, mà phải đánh nhiều đòn liên tục, làm rạn vỡ từng đoạn, tiến tới đập tan nó bằng một đòn quyết định.

Thực hiện chủ trương của Tư lệnh chiến dịch, từ ngày 10 đến ngày 25 tháng 4, trên các cánh quân của ta, một mặt vừa chuẩn bị cơ sở vật chất cho một đợt chiến đấu lớn, mặt khác, tổ chức những trận đánh nhỏ và vừa nhằm tiêu hao sinh lực địch, giữ vững vị trí đứng chân.


Tại Đông Hà, Sư đoàn 308 chỉ thị cho Trung đoàn 36 đang giữ bàn đạp tại làng Tây Trị (phía bắc Đông Hà), tổ chức các bộ phận đánh phục kích tiêu hao, tiêu diệt lực lượng bộ binh và xe tăng địch.

Trung đoàn 102, khẩn trương chấn chỉnh lực lượng để cơ động tới cầu Lai Phước. Trung đoàn 48 (đơn vị tăng cường), nhanh chóng củng cố đội hình, tích cực hoạt động ở tây và nam Tân Vinh. Tại ái Tử, Sư đoàn 304, dùng Trung đoàn 9 đánh một số trận vào An Đôn, Nham Biều áp sát cầu Quảng Trị, vừa kéo địch ra ngoài để diệt, vừa thực hiện ý đồ chia cắt chiến dịch.

Đến ngày 26 tháng 4 năm 1972, lực lượng địch bố trí ở chiến trường Quảng Trị như sau: Ở hướng chủ yếu Đông Hà - Lai Phước, địch vẫn giữ nguyên trung đoàn 57 (sư đoàn 3) mới thất bại ở Cồn Tiên, Miếu Bái Sơn trở về giữ vai trò trọng yếu trong phòng ngự thị trấn Đông Hà. Đồng thời tăng viện hai liên đoàn biệt động quân số 4 và số 5 ở Trung Trung Bộ, hai thiết đoàn 17 và 20 được coi là thiện chiến, có nhiệm vụ ngăn chặn tiến tới đẩy lùi ta khỏi Đông Hà, sông Hiếu thu hồi những phần đất đã mất. Cả khu vực Đông Hà, Lai Phước, ái Tử được tướng Hoàng Xuân Lãm, tư lệnh quân khu 1 ngụy giao cho đại tá Nguyễn Trọng Luật (người đã "nướng" thiết đoàn 17 ở Bản Đông trong chiến dịch Đường 9 - Nam Lào xuân 1971) chỉ huy.

Ở nam sông Thạch Hãn, cụm La Vang, Long .Hưng, địch bố trí tiểu đoàn 1 biệt động quân, lữ đoàn 369 thủy quân lục chiến và hai chi đoàn thiết giáp, có nhiệm vụ ngăn chặn, đẩy lùi các đợt tiến công vào các điểm cao phía tây thị xã Quảng Trị, và bằng mọi giá phải bảo vệ bằng được trục đường số 1. Ngoài ra lữ đoàn 369 lính thủy đánh bộ còn giữ trọng trách nặng nề làm lực lượng cơ động cho toàn mặt trận. Tất cả các lực lượng ở mặt trận Quảng Trị được giao cho chuẩn tướng Vũ Văn Giai, tư lệnh sư đoàn 3 ngụy chỉ huy.

Thông qua việc bài binh bố trận, ta thấy được chỗ mạnh cơ bản của địch lúc này là đã tăng cường được lực lượng, tổ chức được các cụm phòng ngự lớn, liên hoàn, có chiều sâu, chiều rộng thích hợp. Khi xảy ra tác chiến, địch có thể hỗ trợ cho nhau bảo vệ khu vực phòng thủ. Thêm nữa, cường độ và số lượng hoạt động của không quân và pháo hạm của địch gia tăng, đáp ứng yêu cầu tối đa của các đơn vị tham chiến phía trước. Nhưng, chỗ yếu cơ bản của địch là tinh thần hoang mang dao động, lực lượng lại bị thu hẹp trên một khu vực dọc đường số 1, nhiều sông lạch, đầm lầy, khi tác chiến dễ bị chia cắt tiêu diệt.
Về phía ta, sau đợt hoạt động tạo thế ta đã tìm ra được bí quyết sống còn của chiến thuật "phòng thủ cứng" hỗn hợp của. địch. Khí thế các đơn vị đang lên, lực lượng ta sung sức, chiếm ưu thế hơn hẳn quân địch về quân số, hỏa lực pháo binh. Những bàn đạp quan trọng có lợi cho ta vẫn được giữ vững.

Căn cứ tình hình đó, Bộ Tư lệnh chiến dịch chủ trương tác chiến và sử dụng lực lượng như sau: Tập trung lực lượng tiến công tiêu diệt các cụm quân địch ở Đông Hà, ái Tử, La Vang hỗ trợ cho nhân dân hai huyện Triệu Phong, Hải Lăng nổi dậy diệt ác phá kìm giành quyền làm chủ, giải phóng hoàn toàn thị xã Quảng Trị, nắm thời cơ phát triển giải phóng Thừa Thiên.

Hướng tiến công chủ yếu là Đông Hà, Lai Phước, hướng phối hợp quan trọng là ái Tử, đoạn cầu Nhùng đi Mỹ Chánh là hướng chia cắt chiến dịch.

Sư đoàn 308 được tăng cường Trung đoàn 48 và ba tiểu đoàn thiết giáp, đặc công, công binh tiến công địch ở Đông Hà, Lai Phước. Sư đoàn 304 được tăng cường hai tiểu đoàn thiết giáp và công binh tiến công cụm cứ điểm ái Tử, đồng thời chia cắt địch ở cầu Quảng Trị, đập tan các đợt phản kích, ứng cứu của quân địch ở Quảng Trị - La Vang sang. Sư đoàn 324 (thiếu) chia cắt địch ở đường số 1, đoạn Quảng Trị - Mỹ Chánh, sẵn sàng đánh bại các đợt giải tỏa ứng cứu của địch từ Huế đánh ra, Quảng Trị đánh vào.

Trung đoàn 27 cùng với Tiểu đoàn 47 Vĩnh Linh được tăng cường một tiểu đoàn thiết giáp, một tiểu đoàn pháo binh, một tiểu đoàn đặc công, có nhiệm vụ thọc sâu vào đồng bằng ven biển Triệu Phong, Hai Lăng, với nhiệm vụ bao vây vu hồi, chia cắt chiến dịch, khóa đường rút về hướng đông của địch và hỗ trợ cho nhân dân nổi dậy giành quyền làm chủ.

Phương thức tác chiến chiến dịch là hiệp đồng binh chủng chặt chẽ, phát huy sức mạnh của binh khí kỹ thuật, vừa bắn phá trên toàn tuyến vừa tập trung diệt từng điểm, từng cụm, kiên quyết bao vây chia cắt chiến dịch, kết hợp đánh vỡ từng mảng, tiến tới tiêu diệt hoàn toàn 25 tiểu đoàn bộ binh, ba trung đoàn thiết giáp cùng các lực lượng bảo an và phòng vệ dân sự. Trong quá trình phát triển chiến dịch hết sức chú trọng tiến công quân sự với phát động phong trào nổi dậy của nhân dân.

Vào những ngày cuối tháng 4, thời tiết ở Quảng Trị bắt đầu oi ả. Trên dọc chiến tuyến từ tây bắc Đông Hà, Lai Phước đến những dải đồi ở phía tây ái Tử, La Vang, bộ binh, xe tăng ta nối tiếp nhau vào vị trí xuất phát tiến công. Trong khi đó, máy bay đủ loại của địch vẫn quần đảo trên không. Những chiếc C.130 bay nặng nề, dai dẳng suốt đêm, bắn như đổ đạn xuống vùng ngoại vi các cụm căn cứ Đông Hà, ái Tử, La Vang. Đèn dù, pháo sáng địch sáng rực, không lúc nào tắt Những loạt bom B.52, những loạt bom tọa độ của máy bay B.57 nổ dậy đất. Pháo từ các trận địa, hạm tàu ngoài khơi bắn lúc cầm canh, lúc cấp tập. Nhưng, đạn bom địch không cản được những đơn vị chủ lực ta vào chiếm lĩnh các khu vực theo kế hoạch và thời gian quy định.

Hướng Sư đoàn 308 Ở Đông Hà, Lai Phước, Trung đoàn 102 lặng lẽ tiến dọc theo sông Vinh Phước luồn tránh các điểm chốt của địch, hình thành thế bao vây điểm cao 26, điểm cao 23, Đồi Vuông (tây đường 1). Trung đoàn 88 chia thành hai cánh bí mật luồn sâu vào bên trong bao vây điểm cao 24 (điểm cao được mệnh danh là cánh cửa thép Đông Hà). Trung đoàn 36 từ hướng Tây Trì tiếp cận điểm cao 19 và điểm cao 28. Trung đoàn 48 (tăng cường) đã tiến vào Tân Vinh. Ở phía sau, từng tốp xe tăng, thiết giáp của ta vượt qua những dãy đồi rồi dừng lại cách bộ binh khoảng một đến hai cây số, sẵn sàng đợi lệnh xung trận.

Hướng Sư đoàn 304 ở ái Tử, Trung đoàn 9 và trung đoàn 24 đã tiến vào điểm cao 22, điểm cao 23, điểm cao 42.

Hướng Sư đoàn 324, các đơn vị đã tiến ra đường số 1 thực hiện chia cắt chiến dịch. Cán bộ, chiến sĩ sư đoàn đã chiến đấu quyết liệt với liên đoàn 1 biệt động quân và lữ đoàn 369 lính thủy đánh bộ.

5 giờ sáng ngày 27 tháng 4 năm 1972, các đơn vị trinh sát của bộ binh, các đài quan sát pháo binh được sự giúp đỡ của các tổ công tác địa phương đã xác định lại các mục tiêu lần cuối thật chính xác.

Hệ thống vô tuyến vẫn duy trì phát như thường lệ, không để địch nghi ngờ. Mạng điện thoại đường dây đã thông suốt từ Bộ Tư lệnh chiến dịch đến các trung đoàn, tiểu đoàn bộ binh, có chỗ xuống tận đại đội làm nhiệm vụ đặc biệt.

5 giờ 30 phút, Tư lệnh chiến dịch Tướng Lê Trọng Tấn, sau khi kiểm tra toàn bộ công tác chuẩn bị chiến đấu của các cánh quân lần cuối cùng đã ra lệnh tiến công.

Mở màn đợt hai chiến dịch là các trận địa pháo hạng nặng 130 ly, Đ74, lựu pháo 155 ly, 122 ly, 105 ly, 100 ly súng cối 160 ly, 120 ly, đạn hỏa tiễn BM14, A12, H12, ĐKB trút bão lửa lên những vị trí quân địch nằm trên suốt chiều dài hàng chục cây số.

Sau 30 phút bắn phá bằng hỏa lực, Tư lệnh chiến dịch ra lệnh cho bộ binh các hướng xung phong.

Ở hướng Sư đoàn 308, Trung đoàn 88 sau khi cùng xe tăng thiết giáp vượt qua điểm cao 37, chia làm hai mũi: Mũi thứ nhất tiến xuống thung lũng tiếp giáp với điểm cao 24 và điểm cao 26. Tại đây, một trận đánh diễn ra ác liệt trên đồi Mâm Xôi.

Trước sự tiến công của ta, bộ binh và xe tăng địch vừa chống đỡ vừa rút về điểm cao 24 gần sân bay Đông Hà. Mũi thứ hai, luồn sâu chốt giữ Làng Mới, tiến công tiểu đoàn 30 biệt động quân, đẩy chúng vào tình thế bị uy hiếp từ nhiều phía. Trước tình thế nguy khốn địch ở Đông Hà liền cho một chi đoàn thiết giáp lên tăng cường và cho không quân, pháo binh yểm trợ tối đa, quyết đánh bật ta ra khỏi vị trí lợi hại này.

Được tăng viện, tiểu đoàn 30 biệt động quân cùng xe tăng dàn hàng ngang, hò hét xông lên. Các chiến sĩ Trung đoàn 88 chờ cho bộ binh và xe tăng địch vào thật gần mới nổ súng. Tên lửa chống tăng B72 điều khiển bằng hữu tuyến lẩn đầu xuất hiện ở chiến trường đã không cho một chiếc xe tăng, xe thiết giáp nào của địch chạy thoát. Kết hợp với.

Tên lửa B72 là súng ĐKZ, B40, B41 nhằm xe tăng địch nổ súng. Mười chiếc xe tăng, xe thiết giáp địch trúng đạn bốc cháy ngùn ngụt. Lính của tiểu đoàn biệt động không còn chỗ dựa là xe tăng, thiết giáp, bất chấp lệnh của chỉ huy chạy tháo thân. Đến 9 giờ, Trung đoàn 88 đã làm chủ các điểm cao 35, điểm cao 24 và điểm cao 37. Đồng thời đưa lực lượng bộ binh cơ giới thọc sâu bao vây sở chỉ huy trung đoàn 57 sư đoàn 3 nguy ở Đại áng, Trung Chỉ.

Trên hướng Trung đoàn 102, hướng tiến công chủ yếu của Sư đoàn 308, cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt. Sau khi pháo bắn yểm trợ, Trung đoàn 102 cho một lực lượng áp sát tiêu diệt địch ở Đồi Vuông, rồi nhanh chóng chuyển sang bao vây quân địch ở điểm cao 26 và điểm cao 23. Địch dựa vào thế cao, hào sâu có xe tăng chống trả ta quyết liệt Trung đoàn 102 đã ba lần tổ chức bộ đội xung phong chiếm các điểm cao nhưng đều bị địch đẩy lùi Trước tình hình đó, cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 102 một mặt kiên quyết bám trụ giữ vững trận địa, mặt khác cho người quan sát hỏa lực địch. Sau chốc lát anh em phát hiện hỏa lực của hai xe tăng địch chôn ngầm. Chỉ huy trung đoàn ra lệnh phải tập trung tiêu diệt hai chiếc xe tăng lợi hại nàyt Các loại hỏa lực tập trung vào chiếc xe tăng nhả đạn. Hai chiếc xe tăng địch bị diệt, bộ binh ta tiến lên đánh chiếm và làm chủ các điểm cao 26, 23, 32.

Máy bay địch thi nhau gầm rú bắn phá. Hàng chục trận địa pháo cao xạ và tên lửa tầm thấp cửa ta đã khống chế bầu trời Đông Hà. Gần chục máy bay địch trúng đạn bốc cháy.

Trung đoàn 102 cho Tiểu đoàn 9 tràn xuống đường 1 chặn địch ở cầu Lai Phước. Trên đường tiến công địch ở Trung Chỉ, Trung đoàn 88 bị máy bay, pháo binh địch đánh trúng đội hình gây một số tổn thất nên phải tạm thời đừng lại giải quyết.

Đến 17 giờ, Trung đoàn 88 mới triển khai bao vây quân địch ở điểm cao 28 và tiến công diệt gọn một tiểu đoàn bộ binh và một chi đoàn thiết giáp. Trận đánh vừa kết thúc thì trời cũng đã tối, Trung đoàn 88 

phải dừng lại củng cố chờ sáng hôm sau đánh tiếp


Suốt đêm 27 tháng 4 năm 1972, bầu trời Quảng Trị luôn sáng rực bởi đèn dù và pháo sáng. Pháo binh ta tiếp tục bắn phá căn cứ địch ở Đông Hà, ái Tử, La Vang, thị xã Quảng Trị. Kho xăng địch bốc cháy, kho đạn địch nổ tung, tạo ra những vụ nổ dây chuyền kéo dài suốt đêm. Tại Bộ Tư lệnh chiến dịch đêm 27 tháng 4, nét mặt ai cũng rạng rỡ vì thấy bộ đội ta trên các hướng phát triển nhịp nhàng, ăn ý, hoàn thành các mục tiêu được giao. Để chỉ đạo cuộc chiến đấu ngày 28 tháng 4, Tư lệnh chiến dịch Lê Trọng Tấn chỉ thị: Ngay trong đêm, và ngay lúc này Sư đoàn 308 phải trinh sát thật kỹ, luôn bám sát địch, không để một hoạt động nào của chúng thoát khỏi mắt ta. Phải tổ chức lại và tổ chức thật tốt mũi bộ binh cơ giới yểm trợ đột phá ra đường 1, chất giữ và phá sập cầu Lai Phước. Bọn địch xem cầu Lai Phước là mục tiêu rất quan trọng. Chúng cho rằng cầu Lai Phước còn, Đông Hà còn. Vì vậy, ta phải kiên quyết đánh chiếm được cầu Lai Phước.

Tư lệnh chiến dịch nhắc: Sư đoàn 304 khẩn trương chiếm các điểm cao 22, điểm cao 23, điểm cao 42 và điểm cao 46 ở phía tây để lấy đường vào đánh ái Tử và cầu Quảng Trị. Sư đoàn 324, phải đánh thật tốt ở cầu Nhùng, cầu Bến Đá, chốt giữ chặt đường số 1, kiên quyết thực hiện tốt chia cắt chiến dịch.

5 giờ 30 phút ngày 28 tháng 4 năm 1972, cuộc tiến công quy mô toàn diện của bốn cánh quân vào sào huyệt cuối cùng của địch ở Quảng Trị bắt đầu.

Mở màn chiến dịch, pháo của ta nã đạn vào căn cứ địch ở Đông Hà, ái Tử, La Vang, thị xã Quảng Trị. Căn cứ địch chìm ngập trong chớp lửa của đạn pháo ta.

Tại Đông Hà, Lai Phước, hướng chủ yếu của chiến dịch do Sư đoàn 308 đảm nhiệm. Khi đạn pháo chiến dịch chuyển làn, Trung đoàn 102 chia làm hai mũi đánh thẳng ra đường số 1, quyết chiếm cầu Lai Phước. Quân địch quyết giữ cầu, chứng tập trung hàng chục xe tăng thiết giáp yểm trợ cho bộ binh, bắn như đổ đạn vào đội hình quân ta. Trung đoàn tập trung súng chống tăng các loại cũng chỉ diệt được ba xe tăng và hai ổ đại liên. Số xe tăng, thiết giáp còn lại lợi dụng độ cao của đường sắt làm vật che khuất và che đỡ, nhô tháp pháo lên khống chế xe tăng và bộ binh ta. Trung đoàn 102 buộc phải dừng lại chiếm lĩnh địa hình có lợi, nên tốc độ phát triển chậm.

Trung đoàn 88 được xe tăng chi viện tổ chức thành nhiều mũi đánh chiếm Trung Chỉ thuộc xã Triệu Lương, phía đông đường số 1. Quân địch ở đây khiếp đảm trước sự tiến công của ta nên tháo chạy về Đại áng. Quân ta truy kích theo.

Cùng lúc đó, Trung đoàn 36 ở hướng bắc, thọc thẳng theo đường số 1 tiến vào Đông Hà. Trước sức tiến công của bộ binh và xe tăng ta, quân địch ở Đông Hà tháo chạy thục mạng.

8 giờ 30 phút, Tướng Lê Trọng Tấn ra lệnh cho Sư đoàn 308: nhanh chóng cắt đứt cầu Lai Phước; đồng thời lưu ý các hướng cần chú ý về sự đột biến tan vỡ của địch.

10 giờ pháo binh chiến dịch bắn phá khu vực cầu Lai Phước. Pháo vừa dứt, mũi bộ binh và cơ giới của Trung đoàn 102 ào ạt xung phong qua đường sắt Ta bắn cháy một lúc ba xe tăng địch, khống chế hai đầu cầu. Quân địch thấy nguy cơ mất cầu Lai Phước - một chiếc cầu sinh tử với quân địch ở Đông Hà, đã dồn sức phản kích điên cuồng, bắn như đổ đạn vào hai đầu cầu.
Các chiến sĩ bộ binh và công binh tràn lên cầu.

Chỉ trong vài phút, 120 ki-lô-gam thuốc nổ đặt giữa mặt cầu đã được liên kết xong. Anh em điểm hỏa.

Khối bộc phá không nổ do nụ xòe gẫy núm và dây truyền lửa bị ẩm, mất tác dụng. Một chiến sĩ mưu trí cặp hai trái lựu đạn vào khối thuốc nổ, giật nụ xòe rồi chạy về đầu cầu. Một tiếng nổ dậy đất, phá huỷ hoàn toàn cầu Lai Phước.

Cầu Lai Phước bị cắt đứt như một tiếng sét làm rung chuyển quân ngụy ở Đông Hà. Cùng lúc, trung đoàn 36 ở phía bắc, Trung đoàn 102 ở phía nam theo đường số 1 đánh ngược lên, Trung đoàn 88 ở phía tây đánh ép xuống. Toàn bộ cụm quân địch ở Đông Hà hoang mang cực độ, bỏ xe cộ khí giới chạy thoát thân. Chúng xông vào các xóm làng ven đường, ven sông tranh cướp quần áo của dân để mặc làm dân sự. Chúng lao bừa ra sông Thạch Hãn, tranh cướp thuyền ghe để vượt sang bờ nam. Hàng trăm tên đắm thuyền ghe bỏ mạng giữa sông.

15 giờ 30 phút ngày 28 tháng 4 năm 1972, toàn bộ Đông Hà, Lai Phước được giải phóng. Trên hướng Sư đoàn 304, lúc 5 giờ sáng, khi Trung đoàn 24 đang triển khai đội hình đánh vào ái Tử thì một cụm quân địch hỗn hợp cả bộ binh và xe tăng chết chặn sẵn ở vòng ngoài phát hiện được.

Như phương án đã định, Trung đoàn 24 cho một phân đội theo bình độ khuất vòng trái tiến lên nổ súng thu hút địch. Quân địch bị đánh bất ngờ nên bộc lộ lực lượng phản công lại ta. 12 xe tăng địch có rất nhiều bộ binh bám theo dàn hàng ngang hùng hổ xông thẳng vào đội hình tiến công của ta. Hai tiểu đội tên lửa chống tăng B72 được lệnh bắn.

Ngay từ những quả đạn đầu, sáu chiếc xe tăng M.48 kềnh càng của địch bị bốc cháy. Những chiếc xe tăng còn lại khiếp sợ những "quả đạn có mắt" vội vàng quay đầu tháo chạy. Nhưng không kịp, bộ binh và xe tăng ta xung phong truy diệt toàn bộ số xe tăng và bộ binh lữ đoàn 258.

Trung đoàn 48, sau khi diệt xong căn cứ Tân Vinh đã nhanh chóng xốc lại đội hình phối hợp cùng Sư đoàn 304 tiến công địch ở ái Tử.

12 giờ ngày 28 tháng 4 năm 1972, trung đoàn 24 và Trung đoàn 48 được sự yểm trợ của xe tăng, thiết giáp mở cuộc tiến công quân địch cố thủ ở sân bay ái Tử. Địch chống trả quyết liệt, nhiều trận đánh đẫm máu để giành giật từng đoạn hào, từng lô cốt đã diễn ra. Đến 17 giờ 30 phút, ta mới chiếm được hơn nửa sân bay, vì quân số bị hao hụt, đạn dược cạn dần, quân ta phải tạm dừng củng cố, bổ sung rồi mới đánh tiếp.

ở mũi thọc sâu của Trung đoàn 66, tình hình còn phức tạp hơn. Sau một đêm hành quân mệt mỏi căng thẳng, trung đoàn đã đến nam cầu Quảng Trị, triển khai trận địa chết chặn chia cắt đường 1.

Nhưng, quân địch ở đây tổ chức phòng ngự rất chặt chẽ. Ngay từ phút đầu chúng đã phát hiện lực lượng ta và gọi phi pháo đánh chặn rồi cho quân phản kích, quyết đánh bật trung đoàn ra khỏi khu vực cầu Tình huống trở nên phức tạp, chỉ huy Trung đoàn 66 một mặt chỉ huy đơn vị lợi dụng địa hình địa vật tổ chức bám trụ, đánh trả những đợt phản kích của địch, mặt khác gọi pháo chiến dịch bắn mạnh vào hai khu vực đầu cầu phía bắc và phía nam yểm trợ cho trung đoàn xoay chuyển tình thế phát triển tiến công.

Đến 8 giờ sáng, mũi ở phía nam đã đột phá cụm quân địch chốt giữ ga Quảng Trị. Bị đánh tạt sườn bất ngờ, địch lùi ra đường 1. Lợi dụng tình thế thuận lợi, mũi đột phá phía bắc ào lên đánh chiếm chốt giữ đầu cẩu Quảng Trị.

12 giờ trưa, Trung đoàn 66 cơ bản làm chủ mục tiêu phía nam cầu Quảng Trị, rồi chuyển sang đánh địch giải tỏa đường 1.

Việc đưa Trung đoàn 66 vượt sông Thạch Hãn đánh vào hậu phương địch chiếm giữ phía tây thị xã Quảng Trị là một quyết tâm của Sư đoàn 304.

Không những tạo thế chốt chặn đường rút chạy của quân địch từ hướng ái Tử mà còn trực tiếp uy hiếp sở chỉ huy của sư đoàn 3 ngụy trong Thành Cổ Quảng Trị.

Phối hợp với cánh tây, ở cánh đông, đội hình thọc sâu vu hồi chiến dịch do Trung đoàn 27 đảm nhiệm, được tăng cường Tiểu đoàn 66 Lữ đoàn xe tăng 202, Tiểu đoàn 75 pháo binh, Tiểu đoàn 3 và Tiểu đoàn 47 bộ đội Vĩnh Linh. Ngày 24 tháng 4, sau khi được nhân dân huyện Gio Linh và một số xã phía bắc Triệu Phong giúp đỡ, Trung đoàn 27 và các đơn vị tăng cường đã nhanh chóng vượt sông Cửa Việt và sông Thạch Hãn vào đứng chân ở đồng bằng Quảng Trị. Ngày 25 tháng 4, Tiểu đoàn 2 đứng chân ở Thạch Hội, Long Quang, Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn 3 cùng với xe tăng, thiết giáp đã vào Vĩnh Huề, Cầm Phố.

Phương án chiến đấu được Trung đoàn trưởng Phạm Minh Tâm phổ biến như sau: Toàn bộ Trung đoàn 27 sẽ chia làm ba mũi.

Mũi thứ nhất, gồm Tiểu đoàn 3 cùng một đại đội xe tăng, thiết giáp đánh vào quận ly Hải Lăng.

Mũi thứ hai, gồm Tiểu đoàn 1, Tiểu đoàn 47 Vĩnh Linh đánh vào quận ly Triệu Phong.

Mũi thứ ba, gồm Tiểu đoàn 2 và Tiểu đoàn 3 (Quảng Trị), một phân đội xe tăng, xe thiết giáp vòng về phía biển đánh vào Gia Đẳng.

Sau khi dứt điểm mục tiêu chủ yếu, các mũi tiếp tục tiến sâu vào phía nam đồng bằng Quảng Trị.

Ngày 28 tháng 4 năm 1972, toàn bộ hướng đông được lệnh bước vào chiến đấu. Mũi đánh vào Gia Đẳng cửa Tiểu đoàn 2 rung đoàn 27 và Tiểu đoàn 3 (Quảng Trị) đánh chiếm và mở rộng bàn đạp ở Long Quang, Linh An, giữ cho địa bàn đứng chân để các đơn vị triển khai chiến đấu.

Gia Đẳng nằm sát bờ biển, là khu tập trung gần một vạn dân ở giữa vùng cát trắng. Phía đông nam Gia Đẳng có điểm cao 8, địch đã xây dựng thành căn cứ để khống chế khu tập trung, xung quanh là các trận địa pháo cối. Theo tin của cơ sở ta cho biết, những ngày qua địch bắt dân trong khu tập trung chuẩn bị bè mảng để di tản vào Thừa Thiên - Huế bằng đường biển. Tàu quân sự ở cảng Mỹ Thủy sẵn sàng chở lính và chở "dân cốt cán" đi nếu vùng đồng bằng tình hình không bình thường và trong trường hợp lâm nguy, chúng có thể triệt hạ hoàn toàn khu tập trung gần một vạn dân này.

Phương án đánh địch ở Gia Đẳng được ban chỉ huy trung đoàn cân nhắc rất kỹ, khi nổ súng các loại hỏa lực không được bắn vào khu tập trung, phải bảo đảm tính mạng và tài sản của gần một vạn đồng bào. Trung đoàn quyết định dùng xe tăng, thiết giáp đột kích vào điểm cao 8 và các trận địa pháo, các đơn vị bộ binh nhanh chóng bao vây khu tập trung kết hợp với nhân dân nổi dậy từ bên trong. Các đơn vị đánh vào Gia Đẳng phải làm tốt công tác binh vận trong quá trình chiến đấu.

Tiểu đoàn 2 sử dụng Đại đội 5 cùng phân đội xe tăng, thiết giáp được lệnh đột kích mở đường vào điểm cao 8. Pháo, cối của ta được lệnh bắn phá điểm cao 8 và các trận pháo của địch ở phía tây Gia Đẳng làm cả khu vực mịt mù trong khói đạn và cát trắng. Sau những đợt bắn mãnh liệt của pháo binh, xe tăng, thiết giáp cùng bộ binh ào ạt xông lên.

Địch ở điểm cao 8 không kịp chống trả, đứa chết, đứa bỏ chạy, đứa xin hàng.




Cùng lúc đó, Tiểu đoàn 2 và bộ đội địa phương huyện Triệu Phong áp sát vào khu tập trung. Chiến sĩ ta dùng loa kêu gọi binh lính địch ra hàng và kêu gọi nhân dân nổi dậy giành quyền làm chủ. Tiếng loa địch vận dõng dạc vang lên khắp các ấp. Du kích, bộ đội địa phương dẫn từng tổ chiến đấu của Tiểu đoàn 2 vào truy lùng lính nguy và tề điệp ẩn náu trong các ấp. Nhân dân đổ ra đường đón chào bộ đội mỗi lúc một đông. Cả khu tập trung Gia Đẳng tưởng như vỡ ra bởi tiếng reo hò của gần một vạn con người. Cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được bà con cất giữ từ lâu, nay được tung bay trên bầu trời tự do. Ai cũng tìm chỗ cao nhất để treo lá cờ cách mạng.

Khu tập trung Gia Đẳng đã được giải phóng, đồng bào trở về quê cũ làm ăn.

Ban chỉ huy Trung đoàn 27 chủ trương đẩy mạnh tốc độ tiến công để dứt điểm các mục tiêu chủ yếu đưa lực lượng tiến sâu vào phía nam thực hiện thọc sâu, vu hồi, tạo bàn đạp mới cho chiến dịch phát triển. Cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1972, quận lỵ Hải Lăng là cứ điểm cuối cùng của địch vào loại mạnh nhất còn lại trên đồng bằng Quảng Trị.

Tại đây, lính nguy từ Thừa Thiên ra ứng cứu cho Quảng Trị, lính từ thị xã Quảng Trị chạy về, chưa kể lính địa phương ở các nơi dắt díu cả gia đình vợ con đi di tản tắc nghẽn ở quận lỵ Hải Lăng.

Bộ chỉ huy vùng 1 chiến thuật vội vã dựng thêm hàng loạt căn cứ mới dọc quốc lộ 1 và hai bên bờ sông ổ Khê để ngăn chặn và "tử thử".

Sáng ngày 1 tháng 5 năm 1972, toàn bộ đội hình của Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 27 do tôi chỉ huy đã triển khai xong lực lượng đánh quân địch trong quận ly Hải Lăng. Bên trong quận ly lúc này dân và lính đều đông. Một vấn đề được đặt ra là phải đánh thắng quân địch nhưng cũng phải bảo vệ được tính mạng người dân.

Tôi trao đổi với đại đội phó đại đội xe tăng Hoàng Thọ Mạc, quê Xuân Hùng, Xuân Thuỷ, Nam Định: - Để bảo vệ được dân khi nổ súng đánh vào quận lỵ ta cho xe tăng đột kích từ hướng bắc theo đường số 1 vào các cụm quân lớn của địch. Mục tiêu là chi khu quân sự Hải Lăng, uy hiếp tinh thần binh lính địch ngay từ đầu. Khi phát hiện được dân thì không được nổ súng mà dùng loa kêu gọi quân địch đầu hàng, kêu gọi người dân hãy vận động chồng con quay súng trở về với cách mạng.

Hoàng Thọ Mạc nói: - Tôi sẽ cho xe tăng tiến nhanh, dùng tiếng nổ động cơ và xích sắt uy hiếp tinh thần chúng, nếu nó chạy cùng với dân thì súng 121y7 trên xe bắn cao làm cho chúng khiếp sợ. Kết hợp làm công tác binh vận và dân vận để đánh địch.

Phương án tiến công quận ly Hải Lăng đã được thống nhất cao giữa bộ binh và xe tăng.

8 giờ ngày 1 tháng 5 năm 1972, tôi phát lệnh tiến công địch trong quận ly Hải Lăng.

Đại đội 1 Đại đội 2 cùng xe tăng theo đường số 1 tiến vào quận ly Hải Lăng. Tôi và Hoàng Thọ Mạc mỗi người chỉ huy một xe tăng T54 dẫn đầu đội hình ầm ầm tiến thẳng vào quận ly.

Đại đội 3 đánh chia cắt địch ở phía cầu Nhi.

Cuộc chiến đấu của Đại đội 3 diễn ra ác liệt. Quân địch cố giữ chiếc cầu sinh tử đối với chúng. Năm chiến sĩ của đại đội đã hy sinh tại đây là: Phạm Văn Lân, quê Đội 20, Bắc Thuận, Vĩnh Thành, Yên Thành, Nghệ An; Hồ Văn Tuyền, quê Đội 8, Hợp tác xã Đồng Tâm, Quỳnh Hậu, Quỳnh Lưu, Nghệ An; Nguyễn Như Tư, quê Đội 8, Thanh Văn, Thanh Chương, Nghệ An; Trần Văn Vỵ, quê Đội 7, Thanh Văn, Thanh Chương, Nghệ An và Nguyễn Xuân Lam, quê Đội 6, Thanh Văn, Thanh Chương, Nghệ An.

Khi thấy xe tăng và bộ binh ta xuất hiện giữa quận lỵ Hải Lăng, lính ngụy trong các vị trí chống trả quyết liệt. Chúng tôi lệnh cho xe tăng hạ nòng pháo bắn vào các ổ đề kháng. Đạn pháo l00 ly của xe tăng ta bắn thẳng làm quân địch kinh hoàng, bỏ chạy về phía Diêm Thanh. Nhiều tên bơi dọc con sông nhỏ Cửa Sát chạy qua quận lỵ để thoát thân.
10 giờ ngày 1 tháng 5 năm 1972, quận ly Hải Lăng hoàn toàn giải phóng. Chúng tôi đã thực hiện được kế hoạch đánh tiêu diệt địch, không một người dân nào bị thiệt mạng. Mũi tiến công bằng bộ binh cơ giới này Đại đội 1 có một chiến sĩ hy sinh là: Vi Văn Quang, quê Bản Thịnh, Châu Đình, Quỳ Hợp, Nghệ An, Đại đội 2 có một chiến sĩ hy sinh là Phạm Đức Trừ, quê Nghĩa Quang, Nghĩa Đàn, Nghệ An.

Chiều cùng ngày Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 27 từ phía thị xã Quảng Trị tiến thẳng theo quốc lộ 1 vào phía tây quận ly Hải Lăng.

Ngay từ ngày 28 tháng 4 năm 1972, cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 324 đã bí mật vào chiếm lĩnh những vị trí trọng yếu nhất trên đường 1 nam Quảng Trị.

Hàng chục trận đánh đã diễn ra ở cầu Nhùng, cầu Dùi, bến Đá, Thượng Xá, Mai Động...

10 giờ ngày 28, một loạt bom B.52 cắt qua đội hình Trung đoàn 1, hai chiến sĩ hy sinh. Một trong ba nữ du kích dẫn đường cũng bị hy sinh. Ngày 29 tháng 4, địch đã phát hiện chủ lực ta chia cắt đường số 1 nên đã cho một tiểu đoàn thuộc liên đoàn biệt động quân số 1 cùng một chi đội xe bọc thép từ Long Hưng vào quyết đè bẹp quân ta.

Pháo binh địch bắn phá dữ dội hai bên cầu Nhùng và đầu làng Mai Động. 9 giờ 30 phút, khi các chiến sĩ của Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 1 đã vào vị trí chiến đấu phát hiện một đoàn 30 xe GMC chở đầy lính biệt động quân và công binh bắc cầu dã chiến để thông đường. Ngay từ loạt đạn đầu, Tiểu đoàn 3 đã diệt bốn xe GMC, hai xe M113, số còn lại quay đầu tháo chạy.

Cùng thời gian đó, Tiểu đoàn 5 và Tiểu đoàn 6 Trung đoàn 2 Sư đoàn 324 đánh bật tiểu đoàn 8 thuộc lữ đoàn 869 lính thủy đánh bộ ngụy ở khu vực Tường Phước, Tân Điền mở đường cho Tiểu đoàn 4 cơ động xuống đánh địch ở cầu Bến Đá.

Bị mất ái Tử và quận ly Hải Lăng đường số 1 phía nam bị cắt đứt, đến 11 giờ ngày 1 tháng 5 năm 1972, quân địch ở La Vang và thị xã Quảng Trị bắt đầu rút chạy. Quân ta tiến vào thị xã Quảng Trị.

Đó là một ngày chiến đấu dữ dội, ác liệt nhất và cũng gây cho quân đội tay sai ở Quảng Trị nỗi kinh hoàng nhất. Suốt cả ngày chúng mở hàng chục đợt tiến công, tập trung tất cả những gì chúng có thể tập trung được để khai thông đường. Nhưng chúng đi đến đâu cũng bị đánh, chạy đến đâu cũng bị chặn. Cả đoạn đường gần 30 ki-lô-mét từ thị xã Quảng Trị đến Mỹ Chánh trở thành đoạn đường máu, trở thành "đại lộ kinh hoàng" đối với quân ngụy.

Quân địch vô cùng hoảng sợ, vội vã vứt bỏ xe pháo, lột quẩn áo lính, cải trang thành thường dân vượt tắt qua đường, lội ngang sông tháo chạy thục mạng về phía nam, khiến cho địch đóng ở căn cứ Tân Điền, Mỹ Chánh hoảng loạn, bỏ đồn chạy qua Thừa Thiên.

Du kích và nhân dân các xã Triệu Thượng, Triệu Lễ, Triệu ái sát cánh với bộ đội trong những trận chiến đấu ác liệt với địch ở xã Triệu ái và thị xã Quảng Trị. Nhân dân xã Triệu Trạch tự dỡ nhà mình làm công sự cho bộ đội, tham gia tiếp tế đạn, thức ăn, nước uống cho cán bộ, chiến sĩ ta. Ngư dân ven biển, ven sông đưa hết thuyền bè, chặt tre, chuối kết mảng giúp bộ đội vượt sông. Nhân dân và du kích ở xã Hải Vĩnh chủ động chiếm đồn Thi ông.

Du kích xã Hải Quế đánh chiếm đồn Đa Nghi.

Nhân dân và du kích xã Hải Thượng do chị Lê Thị Tám chỉ huy đã gọi hàng và bắt hàng chục tên địch.

Du kích xã Hải An phối hợp cùng bộ đội chiếm cảng Mỹ Thủy. Chị Bích La, Thị ủy viên thị xã Quảng Trị dẫn đường cho Sư đoàn 304 đánh chiếm thị xã.

Sáng ngày 2 tháng 5 năm 1972, cả Trung đoàn 27 đã có mặt ở bờ bắc sông Mỹ Chánh, cùng các đơn vị bạn giữ vững vùng đồng bằng, phối hợp các hướng khác của chiến dịch tiến vào phía bắc tỉnh Thừa Thiên - Huế, trực tiếp uy hiếp quân địch ở đây.

Cũng vào thời gian này, trên các hướng chiến lược ta mở hàng loạt cuộc tiến công quy mô lớn đánh vào các trung tâm phòng ngự của địch. ở Đông Nam Bộ, quân dân ta phá vỡ tuyến phòng ngự biên giới của địch, tiêu diệt ba chiến đoàn bộ binh và hai trung đoàn thiết giáp, giải phóng ba huyện Lộc Ninh, Bù Đốp, Thiện Ngôn và thị xã An Lộc, giải phóng một khu vực rộng lớn ở các tỉnh Tây Ninh, Bình Long và Phước Long. Khối chủ lực của ta đã phá vỡ được các khu vực phòng ngự mạnh nhất của địch, đã chiếm và đứng vững trên các địa bàn cơ động vùng rừng núi, giáp ranh và một số vùng quan trọng ở đồng bằng.

ở Tây Nguyên, lần đầu tiên ta mở chiến dịch tiến công quy mô lớn vào tuyến phòng thủ cơ bản mạnh nhất của địch ở Bắc Tây Nguyên, tiêu diệt một sư đoàn địch, nhiều trung đoàn, thiết đoàn trong một cụm phòng ngự kiên cố và dày đặc. Và, cũng là lần đầu tiên ta giải phóng một khu vực rộng lớn, gần hết tỉnh Kon Tum và đã đánh bại liên tiếp các đợt phản kích, bảo vệ vững chắc vùng giải phóng.

ở đồng bằng Khu 5, ta đánh chiếm Hiệp Đức, tiến công địch và làm chủ Bồng Sơn, Tam Quan, bắc Bình Định. Quần chúng nổi dậy hình thành sự phối hợp giữa đòn tiến công quân sự và nổi dậy của quần chúng.

Trước tình hình nguy khốn của quân ngụy Sài Gòn, chính quyền Ních-xơn đã phải tiến hành chủ trương có ý nghĩa chiến lược vượt ra khỏi khuôn khổ "Việt Nam hóa chiến tranh", tức là "Mỹ hóa" trở lại cuộc chiến. Nhà Trắng và Lầu Năm Góc đã huy động một lực lượng lớn không quân, hải quân để chi viện cho quân nguy phản kích và cho hệ thống cố vấn Mỹ trở lại hoạt động đến cấp trung đoàn, nắm quyền chỉ huy trực tiếp cuộc chiến tranh.

Đối với miền Bắc, ngày 6 tháng 4 năm 1972, tổng thống Mỹ Ních-xơn huy động một lực lượng không quân và hải quân cao nhất từ trước đến lúc bấy giờ đánh phá trở lại để trả đũa các cuộc tiến công của ta ở miền Nam. Theo số liệu tôi nắm được, máy bay chiến thuật lúc cao nhất là 1.400 chiếc, chiếm tới 40% lúc lượng không quân chiến thuật Mỹ. Máy bay chiến lược B.52 lúc cao nhất 193 chiếc, chiếm 45% B.52 của cả nước Mỹ. Tàu chiến 14 chiếc, chiếm 3/4 tàu chiến của Hạm đội 7, trong đó có sáu tàu sân bay, chiếm 50% số tàu sân bay của Mỹ. Chỉ tính riêng lực lượng không quân đánh Việt Nam của Mỹ đã bằng lực lượng không quân ba nước mạnh nhất Tây âu lúc đó cộng lại là: Anh 600 chiếc, Pháp 475 chiếc, Tây Đức 500 chiếc (số lượng năm 1972).

  

Ngày 9 tháng 5 năm 1972; Ních-xơn ra lệnh phong tỏa các cảng và vùng biển miền Bắc Việt Nam, tăng cường ném bom hệ thống giao thông trên bộ và đánh phá tất cả các cơ sở kinh tế và quốc phòng của ta. Ních-xơn tuyên bố: "Thà thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống còn hơn thua trong cuộc chiến tranh này". Âm mưu của Mỹ là bóp nghẹt miền Bắc, cắt đứt nguồn tiếp tế từ ngoài vào nước ta và từ miền Bắc vào miền Nam. Với thủ đoạn thâm độc này, Nhà Trắng và Lầu Năm Góc tính toán rằng, chậm nhất trong vòng 3 tháng ta sẽ kiệt quệ và buộc phải thương lượng với Mỹ trên thế yếu.

Cuộc chiến đấu của quân và dân ta ở miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ ác hệt hơn, quy mô lớn hơn lần trước.

Trở lại chiến trường Trị - Thiên, sau hai đợt tiến công và nổi dậy từ 30 tháng 3 đến 1 tháng 5 năm 1972, quân và dân Quảng Trị đã quét sạch hệ thống phòng ngự kiên cố nhất và đập tan bộ máy kìm kẹp của Mỹ - nguy từ sông Bến Hải đến sông Mỹ Chánh, từ Lao Bảo đến Cửa Việt.

Trong bài xã luận đăng trên báo Quảng Trị giải phóng có đoạn: "Ngày 1 tháng 5 năm 1972, Quảng Trị hoàn toàn giải phóng, đánh dấu cái mốc vẻ vang trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của tỉnh"...

"Quảng Trị là tỉnh đầu tiên của miền Nam được giải phóng. Đó là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược cực kỳ quan trọng, thắng lợi này tỏ rõ sự trưởng thành vượt bậc, sức mạnh to lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, làm cho thế ta càng thắng, lực ta càng mạnh. Ta đang thuận lợi, địch đang khó khăn. Thế và lực của địch đã suy yếu lại càng suy yếu thêm và không tránh khỏi ngày thất bại hoàn toàn".

Ngày 12 tháng 5 năm 1972, ủy ban mặt trận dân tộc giải phóng tỉnh Quảng Trị ra thông cáo Mười chính sách đối với vùng giải phóng, nội dung như sau: - Chính quyền cách mạng tuyên bố xóa bỏ chế độ thống trị của đế quốc Mỹ và ngụy quyền tay sai Nguyễn Văn Thiệu, kiên quyết cùng đồng bào đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn.

- Chính quyền cách mạng thi hành chính sách đại đoàn kết, hòa hợp dân tộc, không phân biệt đối xử giàu nghèo, tôn giáo, xu hướng chính trị và những người trong quá khứ có sai lầm mà nay đã hối cải trở về cùng toàn dân kháng chiến.

- Cương quyết trừng trị mọi âm mưu phá hoại những thành quả cách mạng, phá hoại khối đoàn kết toàn dân để bảo vệ cách mạng và giữ gìn trật tự - an ninh.

- Bảo vệ tài sản và chăm lo việc làm ăn sinh sống của nhân dân, khuyến khích và giúp đỡ nhân dân đẩy mạnh sản xuất.

- Bảo vệ cơ sở văn hóa giáo dục, y tế xã hội và các cơ sở phục vụ công tác khác.

- Bảo đảm quyền tự do dân chủ, tôn trọng tự do tín ngưỡng, thực hiện đoàn kết và bình đẳng giữa các tôn giáo.

- Thực hiện quyền bình đẳng, đoàn kết và tương trợ giữa các dân tộc.

- Sẵn sàng tha thứ và sử dụng những viên chức trước đây làm việc trong bộ máy ngụy quyền Nguyễn Văn Thiệu nay tự nguyện trở về với cách mạng.

- Sẵn sàng khoan hồng cho các sĩ quan và binh lính trong quân đội ngụy nay đã thực sự hối cải trở về với chính nghĩa, cùng toàn dân tiếp tục kháng chiến.

- Bảo vệ quyền lợi chính đáng của ngoại kiều, kể cả kiều dân Mỹ làm ăn lương thiện trên đất nước Việt Nam.

Bằng những chính sách cụ thể, rõ ràng, bản thông cáo đã có tác dụng to lớn, kịp thời cổ vũ các tầng lớp nhân dân tự giác tham gia công cuộc bảo vệ, xây dựng thực lực cách mạng, sẵn sàng đối phó với âm mưu thủ đoạn mới của Mỹ - nguy, huy động đông đảo nhân dân, nhất là thanh niên, phụ nữ và dân quân du kích, xây dựng chính quyền cách mạng.

Ngày 5 tháng 6 năm 1972, ủy ban nhân dân cách mạng tỉnh Quảng Trị được thành lập gồm 13 người do ông Lê Bổ (Lê San) làm chủ tịch, ông Nguyễn Thư (Nguyễn Sanh) làm Phó Chủ tịch.

Mười một ủy viên gồm các ông, bà: Nguyễn Tập, Phan Văn Khánh, Hùng Sơn, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Trần Phố, Lê Ngọc Uynh, Trần Quang Huy, Hồ Văn Côi, Nguyễn Hoành, Hồ Văn Xinh, Nguyễn Thị Bảo.

Ngày 9 tháng 6 năm 1972, ủy ban nhân dân cách mạng tỉnh Quảng Trị làm lễ ra mắt tại thị xã.

Các cấp chính quyền từ huyện đến xã cũng được thành lập.

ủy ban nhân dân cách mạng các cấp tỉnh Quảng Trị được thành lập là một thắng lợi có ý nghĩa to lớn trong đời sống chính trị của Đảng bộ và nhân dân Quảng Trị.. Khắp vùng giải phóng từ Hướng Hóa, Cam Lộ đến Triệu Phong, Hải Lăng đâu đâu cũng phấp phới cờ sao, tưng bừng không khí chiến thắng.

Giữa tháng 5 năm 1972, quân dân Mặt trận Trị - Thiên đã được lệnh mở tiếp những cuộc tiến công xuống huyện Phong Điền, Thừa Thiên - Huế, chọc thủng tuyến phòng thủ của địch ở nam sông Mỹ Chánh bắt liên lạc với lực lượng vũ trang Thừa Thiên nhằm thọc sâu vào tuyến sông Bồ.
Phong Điền là huyện cửa ngõ phía bắc của Thừa Thiên tiếp giáp với tỉnh Quảng Trị. Nhân dân Phong Điền thuần phác, có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí căm thù giặc sâu sắc. Thời Mỹ - Diệm, Ngô Đình Cẩn tàn ác, bắt các chiến sĩ cách mạng ở đây cho vào bao tải quăng xuống sông Bồ. Nhưng nhân dân Phong Điền vẫn hướng về cách mạng, che giấu cán bộ, bộ đội. Dẫu khó khăn đến nhường nào nhân dân cũng mua lương thực, giấu dưới các trảng cát, đêm đêm giao cho bộ đội đưa lên chiến khu. Nhiều nhà tự đào hầm bí mật trong vườn nuôi giấu cán bộ.

Tháng 5 năm 1972, sau khi Quảng Trị giải phóng trên có lệnh đưa lực lượng đánh địch vào Thừa Thiên. ở phía tây sông Mỹ Chánh, Sư đoàn 304 và Trung đoàn 48 đã chiếm giữ khu vực núi Cái Mương.

ở phía đông, Trung đoàn 27 và Tiểu đoàn 66 xe tăng tiếp tục tiến công địch ở Thanh Hương, Đại Lộc Thời gian này, anh Võ Nguyên Quảng, quê Hải Thủy, Hương Thủy, Thừa Thiên làm Huyện đội trưởng kiêm Chính trị viên huyện đội Phong Điền, được lệnh đưa một đại đội bộ đội địa phương và một trung đội đu kích ra bắt liên lạc và dẫn đường cho Trung đoàn 27.

Anh Quảng cho tôi biết: "Tối 19 tháng 5, chúng tôi đến Diên Khánh, gặp dân Quảng Trị chạy vào Thừa Thiên, tưởng chúng tôi là lính ngụy, họ bảo: Lo mà quay lại Thừa Thiên đi, quân Việt cộng nhiều lắm ở ngoài đó". Thông tin này rất cần cho chứng tôi, chúng tôi biết đại quân ta đã tiến vào Thừa Thiên rồi.

Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 27 do tôi làm tiểu đoàn trưởng gặp lực lượng do anh Quảng chỉ huy. Mới lần đầu gặp nhau nhưng sao mà thân thiết đến thế.

Anh tự giới thiệu tên và giới thiệu mấy anh chị em du kích: Nguyễn Thị Nghệ, Nguyễn Thị Dung, Lê Thị Duyên, Hoàng Ngọc Hồng, Huỳnh Văn Phận, Lê Thị Nhân, Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Văn Lực, Nguyễn Thị Yến, Lê Viết Huy, Nguyễn Thị Bốn, Trương Văn Truyền...

Chúng tôi thống nhất phương án: bộ binh và xe tăng sẽ đi dọc bờ biển về Thuận An rồi đánh thốc ra đường số 1.

Đêm 20 rạng 21 tháng 5 năm 1972, chúng tôi bắt đầu xuất kích.

Được lực lượng vũ trang huyện Phong Điền dẫn đường và phối hợp chiến đấu, chúng tôi lần lượt phá các ổ co cụm của lính ngụy dọc sông Ô Lâu để tiến sang khu vực Thanh Hương, Kế Môn. Chúng tôi đánh địch trong hành tiến, gặp địch là đánh, đánh xong lại tiếp tục hành quân. Các trận đánh diễn ra ở khu vực này gần như không có thời gian chuẩn bị.

Sáng ngày 21 tháng 5, chúng tôi đến Thanh Hương, Kế Môn, Đại Lộc. Ba địa danh này nằm trên trục đường liên tỉnh nối Quảng Trị với Thừa Thiên ở hướng đông, chạy song song với đường quốc lộ 1 Trước đây địch đóng hàng chục đồn bốt dọc theo trục đường, nhưng sau khi Quảng Trị giải phóng, số lính nguy sống sót chạy về và số lính ngụy mới được điều từ Thừa Thiên ra để cố thủ vùng này, nên Thanh Hương, Kế Môn, Đại Lộc trở thành những căn cứ chứa đủ các sắc lính. Riêng Thanh Hương do tiểu đoàn 100 bảo an chiếm đóng, có thêm các loại xe pháo vừa đổ ra để lập tuyến phòng thủ mới.

Cuộc chiến đấu đánh vào căn cứ Thanh Hương lúc đầu diễn ra giằng co quyết liệt. Sau đó, chúng tôi đưa xe tăng vào đột kích. Thấy pháo 100 ly của xe tăng ta bắn thẳng, quân địch hốt hoảng giẫm đạp lên nhau tháo chạy. Lực lượng vũ trang địa phương đón lõng chặn đánh buộc chúng phải hạ vũ khí đầu hàng. Tiểu đoàn 100 bảo an bị diệt gọn. Thừa thắng, chúng tôi phát triển tiến công về Đại Lộc. Để ngăn chặn đường tiến quân của ta, địch đổ một tiểu đoàn và một đại đội thủy quân lục chiến xuống Kế Môn, Đại Lộc. Vừa chân ướt chân ráo xuống Kế Môn, Đại Lộc bọn địch đã bị bộ binh, xe tăng cùng lực lượng vũ trang địa phương chặn đánh tiêu diệt gần hết. Số sống sót tháo chạy về phía nam.

Các xã Phong Hòa, Phong Bình, Phong Chương, Phong Hiền được giải phóng.

Có một chuyện để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi, đó là khi Phong Hòa được giải phóng, anh Đoàn Thúy Bí thư Đảng ủy xã bao năm bám trụ vùng địch, thấy bộ đội chủ lực vào đã hăng hái nhảy lên một chiếc xe tăng dẫn đầu một phân đội thọc sâu đánh vào quận lỵ Phong Điền. Xe tăng và bộ binh ta chiến đấu dũng cảm, nổ súng diệt được một số địch, bắn cháy một xe tăng địch. Nhưng, vì đơn thương độc mã, xe tăng ta bị địch tập trung súng chống tăng bắn, chiếc xe bốc cháy. Anh Đoàn Thúy và các chiến sĩ xe tăng đều hy sinh. Riêng Tiểu đoàn 3 và xe tăng cùng lực lượng vũ trang do anh Võ Nguyên Quảng chỉ huy vừa giải phóng xã Phong Hòa, Thanh Hương, Đại Lộc, Lương Mai đã đánh vào cụm thủy quân lục chiến chiếm đóng ở Kế Môn, Đại Lộc... và chốt giữ ở đây. Chúng tôi tiến thẳng về quận lỵ Phong Điền. Thấy bộ binh và xe tăng ta dũng mãnh tiến vào, quân địch bỏ chạy. Quận Phong Điền được giải phóng.

     


t
Kết thúc đợt hoạt động, anh Võ Nguyên Quảng được tặng thưởng Huân chương Chiến công giải phóng hạng Nhì.

Tiểu đoàn 3 của tôi có bốn cán bộ, chiến sĩ hy sinh khi đánh vào ấp Lương Mai ngày 22 tháng 5 năm 1972, đó là: Trung đội phó Bùi Văn Lợi, quê Kỳ Giang, Kỳ Anh, Hà Tĩnh; Trung đội phó Đặng Xuân Ninh, quê Tân Sơn, Thạch Lâm, Thạch Hà, Hà Tĩnh; Tiểu đội phó Trần Văn Kỳ, quê Trung Tiến, Thạch Môn, Thạch Hà, Hà Tĩnh; Tiểu đội phó Lê Văn Lập, quê Thanh Lâm, Cẩm Quang, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh.

Lực lượng vũ trang địa phương huyện Phong Điền có 10 anh chị em hy sinh, có người tôi chỉ nhớ tên, còn quê thì tôi không nhớ. Đó là: Chị Nguyễn Thị Xoa, anh Nguyễn Văn Luật, anh Trần Văn Trường, chị Quế, o Yến, o Con, o Gái, anh Trai, anh Luật, anh Sang (ở Quảng Ninh).

Một dải đất chạy dọc sông Ô Lâu phía bắc tỉnh Thừa Thiên đã được giải phóng. Trung đoàn 27 đã thực hiện thắng lợi nhiệm vụ thọc sâu trong giai đoạn hai của chiến dịch Quảng Trị.

Cuối tháng 5, tôi được bổ nhiệm chức vụ Trung đoàn phó Trung đoàn 27.

Trước tình hình cả tỉnh Quảng Trị về tay cách mạng, ngày 4 tháng 5, Nguyễn Văn Thiệu - tổng thống ngụy quyền Sài Gòn và đại tướng Cao Văn Viên, tổng tham mưu trưởng quân ngụy vội vã bay ra căn cứ quân sự Mang Cá (Huê) họp bàn với các cố vấn quân sự Mỹ và các tướng tá chỉ huy quân đội ngụy để cứu xét tình hình Trị - Thiên. Nguyễn Văn Thiệu cho rằng: Sở dĩ Quảng Trị rơi vào tay cộng quân quá nhanh như vậy là do hạ cấp quá chủ quan không tiên lượng được lực lượng của đối phương. Cái quan trọng hơn là quân sĩ ngoài chiến trường thiếu tinh thần dũng cảm hy sinh... ông ta chỉ trích thẳng thừng Vũ Văn Giai, tư lệnh sư đoàn 3 vì đã tự động cho lui quân phòng tuyến phía bắc và đến khi được tăng quân thì không chịu "tử thủ" vì danh dự quốc gia; bỏ Đông Hà, ái Tử mà chạy.

Trước thảm bại Quảng Trị thất thủ, Thừa Thiên bị uy hiếp nặng nề, Nguyễn Văn Thiệu cách chức Hoàng Xuân Lãm, đưa tướng Ngô Quang Trưởng lên làm tư lệnh quân khu 1, bỏ tù tướng Vũ Văn Giai sư đoàn trưởng sư đoàn 3 và giải thể luôn sư đoàn này.

Ngày 13 tháng 6 năm 1972, sau khi được Mỹ hứa tăng viện trợ, Nguyễn Văn Thiệu quyết định mở cuộc hành quân "Tái chiếm Quảng Trị" lấy tên là "Lam Sơn 72". Để ăn chắc, Thiệu huy động 4 sư đoàn mạnh nhất trong quân đội ngụy, trong đó có sư đoàn dù và sư đoàn lính thủy đánh bộ thuộc lực lượng tổng dự bị quốc gia với lực lượng tương đương 13 trung đoàn bộ binh, 17 tiểu đoàn pháo binh, 5 thiết đoàn được nhiều đơn vị không quân, pháo hạm Mỹ hỗ trợ cho cuộc hành quân tái chiếm này.

Bộ chỉ huy quân đội ngụy chia cuộc hành quân làm ba giai đoạn: Giai đoạn 1, từ cuối tháng 5 đến trung tuần tháng 6: nhanh chóng điều động lực lượng từ các nơi ra nam sông Mỹ Chánh lập tuyến phòng thủ ngăn chặn cuộc tiến công của ta.

Giai đoạn 2, từ cuối tháng 6 đến giữa tháng 7: thực thi tái chiếm huyện Hải Lăng, Triệu Phong và thị xã Quảng Trị. Quân ngụy xem đây là giai đoạn quan trọng nhất của cuộc hành quân. Muốn chiếm lại phần đất còn lại ở phía bắc nhất thiết phải chiếm bằng được bàn đạp phía nam sông Thạch Hãn, trong đó có Thành Cổ - thủ phủ tỉnh Quảng Trị để tạo sức nặng mặc cả với ta tại Hội nghị Pa-ri.

Giai đoạn 3, từ cuối tháng 7 đến giữa tháng 8: chiếm lại toàn bộ ái Tử, Đông Hà, Cam Lộ, Gio Linh.

Về phía ta, sau khi giải phóng toàn bộ tỉnh Quảng Trị, khí thế bộ đội rất cao. Bộ Tư lệnh chiến dịch đã điều động lực lượng, chuẩn bị vật chất, làm đường cơ giới xuống Cái Mương (tây Mỹ Chánh) để triển khai lực lượng, kết hợp với lực lượng Quân khu Trị - Thiên tiến công từ đường 12 xuống giải phóng Thừa Thiên - Huế. Nhưng do công tác bổ sung quân số, bảo đảm vật chất, tiếp tế hậu cần gặp nhiều khó khăn (chỉ thực hiện được 30% kế hoạch) nên sức chiến đấu của ta giảm sút. Trong khi địch tăng thêm lực lượng và tăng cường phòng thủ, chuẩn bị tiến hành phản kích trên quy mô lớn, ta vẫn tiếp tục thực hiện quyết tâm mở đợt tiến công mới vào tuyến nam sông Mỹ Chánh. Lực lượng ta bị tổn thất lớn hơn hai đợt tiến công trước.

Sau khi nắm được ý đồ tập trung lực lượng phản công tái chiếm tỉnh Quảng Trị của địch, Bộ Tư lệnh chiến dịch một mặt tổ chức lực lượng, điều động các đơn vị chặn đánh địch bảo vệ vùng giải phóng, một mặt thông báo cho Tỉnh ủy và lệnh cho tỉnh đội Quảng Trị tổ chức các lực lượng vũ trang, các tổ chức quân, dân, chính, Đảng ở địa phương khẩn trương sơ tán dân, chuẩn bị chiến đấu, phối hợp với bô đội chủ lực đánh bại cuộc tiến công lớn của địch nhằm chiếm lại toàn bộ tỉnh Quảng Trị, trong đó có âm mưu chiếm cho được Thành Cổ và thị xã làm con bài chính trị phục vụ cho Hội nghị Pa-ri.

Thực hiện chủ trương của. Bộ Tư lệnh chiến dịch và nhiệm vụ của Tỉnh ủy, Tỉnh đội Quảng Trị giao, trong một thời gian ngắn, các cấp ủy, cán bộ, bộ đội đã khẩn trương đưa được tám vạn dân của thị xã và của hai huyện Triệu Phong và Hải Lăng (những địa bàn địch đánh phá ác liệt nhất) đến các nơi an toàn sau đó đưa phần lớn đồng bào ra Vĩnh Linh.

Quán triệt quyết tâm của Quân ủy Trung ương: "Chỉ có một khả năng giữ vững Quảng Trị là đánh bại cuộc hành quân của địch", Bộ Tư lệnh chiến dịch chủ trương tăng cường và chi viện cho lực lượng giữ thị xã, đồng thời liên tục tổ chức những trận phản kích hai bên sườn, chủ yếu là từ hướng tây từng bước đánh bại ý đồ của địch nhằm chiếm thị xã nhanh chóng.

Quyết tâm và chủ trương của trên được quân và dân Quảng Trị nghiêm túc thực hiện.

Hướng chủ yếu là Thành Cổ và thị xã Quảng Trị. Thành Cổ nằm phía đông thị xã Quảng Trị, còn gọi là Thành Đinh Công Tráng. Thành xây bằng gạch từ năm 1827 có hình gần vuông mỗi cạnh 500 mét, phía ngoài có hào rộng 15 mét bao quanh. ở đây, dưới thời ngụy có nhà tỉnh trưởng, tòa thị chính, khu cố vấn Mỹ và một số cơ quan dân sự ngụy.

Tại khu vực thị xã, ngoài lực lượng nòng cốt là Trung đoàn 48, tỉnh đã biên chế đầy đủ cho Tiểu đoàn 8, Tiểu đoàn 3 và Đại đội 32 của thị xã Quảng Trị cùng một số du kích tập trung, cán bộ các ngành để phối hợp chiến đấu với bộ đội chủ l.ực.

Cuộc chiến đấu, chốt giữ thành Quảng Trị thực sự diễn ra gay go, quyết liệt từ ngày 3 tháng 7 trở đi Sư đoàn dù. sau khi tiến ra đường số 1 đã ra sức đánh phá các chốt nhỏ lẻ của ta, hòng tái chiếm thị xã Quảng Trị.

Tiểu đoàn 7 lữ dù 3 vượt qua làng An Thái, định vượt ngã ba Long Hưng thì gặp bức tường lửa của Đại đội 1 Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 48 buộc phải chùn lại. Địch cho máy bay giội bom và pháo binh bắn nát những vườn cây trái ở ngã ba Long Hưng.
Sau đợt bắn phá dữ dội, tiểu đoàn 7 lại xông lên.

Nhưng chúng lại vấp phải sự chống trả quyết liệt của quân ta. Cứ thế, suất 3 ngày tiểu đoàn 7 dù cạn quân phải lùi về phía sau, để liên đội biệt kích thế chân đánh tiếp. Sự vững chắc của các chốt thép kiên cường ở đây không thể tính bằng ngày bằng giờ mà tính bằng tuần bằng tháng. Thực tế chiến đấu của chốt thép Đại đội 11 Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 48 đã chứng minh một đại đội chốt, tổ chức chỉ huy chặt chẽ, có công sự vững chắc sẽ đánh bại một tiểu đoàn địch.

ở hướng thị xã, Thành Cổ, Trung đoàn 48, Tiểu đoàn 8 và Tiểu đoàn 3 tỉnh đội Quảng Trị đã chặn đứng hàng chục đợt tiến công của quân dù vào khu vực La Vang, Long Hưng, ngã ba làng Thạch Hãn.

Địch phải điều lữ đoàn 369 từ Gia Đẳng đánh lên Trâm Lý, Quy Thiện, Tri Bưu... Nhưng tất cả các đơn vị chúng tung ra đều bị thiệt hại nặng, phải dừng lại củng cố.

Trên hướng đông, các Trung đoàn 27, Trung đoàn 64 và Trung đoàn 18, Tiểu đoàn 47, sau khi đã đề ra quyết tâm và chủ trương chiến đấu là: "Kiên quyết giữ vững tuyến trận địa ở hướng đông Quảng Trị. Tổ chức chặn đánh địch ở phía trước, luồn sâu đánh mạnh vào sau lưng địch, bắt chúng lui về đối phó với ta. Sử dụng đơn vị cỡ tiểu đoàn, trung đoàn thiếu hiệp đồng cùng xe tăng và pháo binh tiến công vào những điểm quân địch co cụm, lấy tiêu diệt sinh lực địch làm chính".

Thực hiện kế hoạch tác chiến của Mặt trận cánh đông, Trung đoàn 27 cùng một đại đội xe tăng được lệnh luồn sâu vào làng Ngô Xá, với nhiệm vụ giữ vững và mở rộng địa bàn Thanh Lê. Ban chỉ huy trung đoàn phân công anh Cao Uy - Trung đoàn phó Tham mưu trưởng đi sát, theo dõi và cùng ban chỉ huy Tiểu đoàn 1 triển khai kế hoạch chiến đấu.

Làng Ngô Xá và Thanh Lê nằm bên đường số 4, nếu địch vượt qua được Ngô Xá và Thanh Lê, chúng sẽ đánh vào thị xã phía đông bắc qua Quy Thiện, Tri Bưu và đánh dọc theo trục đường số 4 ra quận ly Triệu Phong. Ban chỉ huy Trung đoàn 27 điều Tiểu đoàn 1 vào khu vực Ngô Xá, Thanh Lê mở ra một địa bàn và một cụm chốt ở phía đông bắc thị xã Quảng Trị.

Tiểu đoàn 1 triển khai đội hình chiến đấu xong thì trời vừa sáng. Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Viết Giáp đến trận địa Đại đội 1 nằm ngoài làng Ngô Xá. Đây là hướng chủ yếu khống chế toàn bộ đoạn đường số 4 chạy qua làng. Tiểu đoàn trưởng Giáp hài lòng về kế hoạch hiệp đồng giữa Đại đội 1 và phân đội xe tăng mà anh vừa nghe đại đội trưởng báo cáo. Đến với tổ chiến đấu nào tiểu đoàn trưởng cũng thấy anh em đang khẩn trương chuẩn bị chiến đấu Họ hành động với một tinh thần chu đáo và tự giác. Hơn hai trăm con người cùng xe tăng luồn vào đây mà vẫn giữ được bí mật an toàn.

Tôi được anh em Tiểu đoàn 1 kể lại, sáng ngày 17 tháng 7, sau khi dùng bom pháo dọn đường, địch cho xe tăng, thiết giáp cùng bộ binh tiến vào làng Ngô Xá, Thanh Lê. Chúng tiến quân chậm chạp, xe và lính tưởng như quấn lấy nhau. Ngay lúc đó, các chiến sĩ trận địa chốt Đại đội 1 phát hiện gần hai trăm người dân. Một số người đi trước đội hình xe và lính, một số ngồi cả lên xe bọc thép. Lại thêm một thủ đoạn thâm độc của kẻ thù, bắt những người dân vô tội đi trước làm bia đỡ đạn.

Vào gần làng Ngô Xá, địch dồn dân đi trước, lính ngụy bám phía sau. Trung đội trưởng Trung đội 1 Đại đội 1 Hoàng Trọng Bảo len lỏi giữa chiến hào, đến từng tổ chiến đấu nhắc nhở anh em: - Trong bất cứ tình huống nào cũng phải bảo vệ dân. Tất cả giương lê sẵn sàng đánh gần! Trận địa vẫn im lặng.

Bỗng từ trong đoàn người, một phụ nữ chạy vụt lên phía trước, nói như ra lệnh: - Giải phóng ơi! Bắn đi, không cho chúng vô làng.

Một tràng súng AR15 của địch. Tiếng chị bị dìm đi đột ngột. Chị lảo đảo rồi khụy xuống. Một chiến sĩ nằm cạnh Trung đội trưởng Bảo nhổm dậy, Bảo vội lấy tay ấn anh xuống và bảo: - Còn bao nhiêu đồng bào! Cán bộ, chiến sĩ Đại đội 1 môi mím chặt, người khom xuống chực bật dậy khỏi chiến hào, các chiến sĩ ghì chặt súng trong tay, máu họ như sôi lên.

Cả đoàn người dừng lại bên người phụ nữ vừa ngã xuống. Bà con quây lấy đám lính rồi xô đẩy chúng, chạy dạt sáng hai bên đường. Hành động đó của bà con như mách bảo anh em Đại đội 1. Cả đơn vị xuất kích như một mũi dao cắt rời bọn lính đang ẩn phía sau dân. Bà con nằm rạp cả xuống. Chiến sĩ ta xông lên phía trước đánh địch và che chở cho dân. Khi bà con cô bác đã ở phía sau đội hình chiến đấu của Đại đội 1, các chiến sĩ mới yên tâm nổ súng.

Hơn 1 giờ đồng hồ, lính thủy đánh bộ đã bốn lần phản kích vào trận địa, nhưng cả bốn lần chúng đều bị chặn lại trước ý chí chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ Đại đội 1. Họ vẫn gan góc chờ đợi quân địch dẫn xác tới.

xe tăng, xe thiết giáp địch vào cách chốt ta 50 mét, tổ trưởng tổ ba người Nguyễn Thanh Hải nổ súng. Quả đạn B40 vạch một đường lửa màu da cam bay là là mặt đất cắm vào chiếc xe bọc thép M113.

Chiếc xe bốc cháy. Quân địch ở phía sau tháo chạy.

Pháo hạm Mỹ từ biển bắn vào. Trận địa của Đại đội 1 bị cày xới. Chờ cho pháo địch ngừng anh em sửa lại công sự, lắp thêm đạn vào băng rồi lại xách súng lên vị trí sẵn sàng đón đánh quân địch. Cuộc chiến đấu kéo dài đến tối thì kết thúc. Quân địch không sao vào được làng Ngô Xá và Thanh Lê.

Chiến công của Đại đội 1 có phần đóng góp xương máu của người phụ nữ kiên trung. Hình ảnh người phụ nữ ngã xuống trước mũi súng của kẻ thù hôm ấy trên trận địa làng Ngô Xá mãi mãi khắc sâu trong ký ức của cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 27.

âm mưu đánh chiếm Ngô Xá và Thanh Lê làm bàn đạp tiến đánh thị xã của địch bị thất bại.

Trong đợt chặn đánh quân địch gay go, ác liệt và gian khổ này, cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 27 không bao giờ quên gương chiến đấu kiên cường, chỉ huy dũng cảm, táo bạo của chị Trần Thị Tâm, quê Hải Khê, Hải Lăng, Quảng Trị. Chị là huyện đội phó huyện Hải Lăng. Suốt buổi sáng, một tiểu đoàn lính thủy đánh bộ được pháo binh và thiết giáp yểm trợ tiến công vào xã Hải Quế hòng đánh bật bộ đội và du kích ra khỏi xã này (một ngã ba trọng yếu lên thị xã Quảng Trị). Nhưng tất cả các đợt tiến công của địch đều bị ta đánh bại. Đơn vị chiến đấu của Tâm đã diệt 30 tên, phá hủy hai xe GMC, bắn rơi một trực thăng. Đến chiều, sau nhiều lần dùng pháo binh và máy bay phản lực đánh phá, chúng cho ba chiếc trực thăng "rắn hổ mang" săm soi phát hiện ra hầm của Tâm và một số hầm khác. Chúng đã dùng rốc-két từ trực thăng bắn vào hầm. Tâm anh dũng hy sinhl.

Cùng với các Trung đoàn 64, Trung đoàn 18, Trung đoàn 27 đã đứng vững trên địa bàn, góp phần chặn địch từ hướng đông đánh vào Thành Cổ.

Cuộc chiến của Trung đoàn 27 lúc này với lính thủy đánh bộ đã hình thành ranh giới rõ rệt, do vậy địch dùng máy bay B.52 ném bom rải thảm, hòng hủy diệt mọi sự sống ở đây. Có ngày, trong vòng 2 giờ, chúng huy động 16 lần chiếc đánh vào vùng đất rất hẹp Nại Cửu và Bích La. Chúng còn dùng pháo hạm bắn hàng nghìn quả đạn trong một ngày vào đoạn đường 4 nối Chợ Sải với Nại Cửu.

Lợi dụng trời mưa, có hỏa lực yểm trợ tối đa, chỉ huy lữ đoàn 147 lính thủy đánh bộ thúc ép binh lính ra sức lấn dũi ra vùng giải phóng của ta.
Tại làng Đầu Kênh, nơi đặt sở chỉ huy Trung đoàn 27. Thường vụ Đảng ủy và ban chỉ huy trung đoàn gồm anh Cao Uy (2) - Trung đoàn trưởng, anh Nguyễn Võ Hiển - Chính ủy, anh Nguyễn Quân và tôi trung đoàn phó, anh Trịnh Văn Thư - Chủ nhiệm chính trị họp và nhất trí đề ra tư tưởng chỉ đạo cho trung đoàn giai đoạn này là: "Giữ chắc, đánh mạnh" và phát động phong trào thi đua: "Kiên cường bám trụ; Chủ động tiến công; Đoàn kết hiệp đồng; Lập công tập thể".


------------------------ 
1. Trần Thị Tâm được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Lúc này anh Phạm Minh Tâm được trên điều về Sư đoàn 325. Anh Cao Uy lên thay anh Tâm làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 27 - Mặt trận B5.
---------------------- 






Sau cuộc họp, các đơn vị trong toàn trung đoàn tổ chức một đợt sinh hoạt chính trị ngay trên trận địa chiến đấu của mình. Mặc dù trong hoàn cảnh chiến đấu liên tục khẩn trương, nhưng cán bộ chủ trì từ tiểu đoàn, đại đội đến trung đội và tiểu đội đã đề ra yêu cầu cụ thể cho đơn vị mình thực hiện.

Sau khi chiếm được một khu vực rộng lớn của tỉnh Quảng Trị, địch tăng cường củng cố vị trí đứng chân, hình thành thế bao vây thị xã, đánh chiếm các điểm cao phía tây, tiếp tục đánh chiếm từng thôn xã phía đông và tập trung lực lượng đánh chiếm thị xã với mục tiêu cắm cờ lên Thành Cổ trước ngày 10 
tháng 7 để phục vụ ý đồ ép ta ở Hội nghị Pa-ri dự định họp lại vào ngày 13 tháng 7 năm 1972 sau nhiều lần trì hoãn.

Trước yêu cầu cấp bách của cuộc chiến đấu, ngày 2 tháng 7, Thường vụ Đảng ủy chiến dịch họp dưới sự chủ trì của Chính ủy, Bí thư đảng ủy Lê Quang Đạo. Hội nghị đã đề ra chủ trương tác chiến trong giai đoạn mới là: "Kết hợp phản công tiêu diệt địch với tiến công để làm thất bại cuộc phản công của chúng. Cụ thể: ở hướng đông quốc lộ 1, lấy tiến công làm chính, hướng đường 12 (tây Huê) cũng lấy tiến công làm chính, các hướng khác kết hợp phản công và tiến công. Có như vậy mới làm cho địch phải căng mỏng lực lượng, ta đánh liên tục dài ngày, vừa tiêu diệt địch, bảo vệ vùng giải phóng, vừa chuẩn bị vật chất, điều chỉnh lực lượng và sử dụng lực lượng hợp lý".

Thực hiện quyết tâm của Thường vụ Đảng ủy chiến dịch, kiên quyết bảo vệ thị xã và Thành Cổ, ta đã sử dụng các đơn vị ở vòng ngoài phản kích mạnh vào cạnh sườn và phía sau đội hình của địch, chốt giữ bằng được các khu vực La Vang, Tích Tường, ngã ba Long Hưng, nhà ga Quảng Trị, Tri Bưu và tuyến sông Vĩnh Định.

Ngày 9 tháng 7 năm 1972, Tiểu đoàn 3 (mang mật danh K3) tỉnh đội Quảng Trị được lệnh vào Thành Cổ Quảng Trị chiến đấu. Tiểu đoàn 3 đã nhiều năm sát cánh chiến đấu với Trung đoàn 27.

Riêng tôi biết rất rõ tác phong chỉ huy dứt khoát, mưu trí, sáng tạo của Tiểu đoàn trưởng Đỗ Văn Mến và Chính trị viên Lê Binh Chủng.

Mờ sáng ngày 10 tháng 7 năm 1972, với quân số hơn 300 cán bộ, chiến sĩ, Tiểu đoàn 3 đã vượt sông Thạch Hãn đoạn làng Nhan Biều qua cổng tây vào chốt giữ bảo vệ Thành Cổ. Sở chỉ huy tiểu đoàn đặt sát tường phía trong cổng tây. Các đại đội 9, 10, 11, 12 được giao nhiệm vụ cụ thể bảo vệ bốn cổng Thành: Nam, Bắc, Tây, Đông.

Sau hơn 10 ngày lấn chiếm với hơn 20 nghìn quân tinh nhuệ và trút hàng vạn tấn bom đạn nhưng không đạt được kết quả mong muốn, Bộ chỉ huy liên quân Mỹ - ngụy ở Sài Gòn chỉ thị cho cấp dưới bằng mọi giá phải cắm cờ lên Thành Cổ trước ngày 13 tháng 7, tức là trước khi có cuộc gặp giữa phái đoàn Việt Nam dân chủ cộng hòa và Mỹ ở Hội nghị Pa-ri sau nhiều tháng gián đoạn. Mỹ hứa sẽ tăng viện đột xuất cho quân ngụy. Tư lệnh quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam ra lệnh điều lực lượng hải quân và không quân Mỹ đến Quảng Trị, tăng hỏa lực pháo binh và không quân không hạn chế để cho quân ngụy tiến công. Chúng còn trao giải thưởng lớn cho quân ngụy nếu cắm được cờ lên Thành Cổ, dù chỉ một lúc để chụp ảnh. Với những biện pháp khích lệ tinh thần và chi viện hỏa lực mạnh mẽ của Mỹ, quân dù và lính thủy đánh bộ ráo riết chuẩn bị vào đợt tiến công mới.

Ngót nửa tháng liên tục tiến công với sự chi viện của không quân, hải quân, pháo binh, thiết giáp, sư đoàn dù vẫn không thực hiện được ý đồ tiến vào thị xã cắm cờ lên Thành Cổ trước ngày 13 tháng 7 năm 1972. Mỹ - ngụy tìm mọi cách đẩy lùi thời gian cuộc gặp ở Pa-ri, mặt khác chúng tăng cường mật độ hỏa lực phi pháo để cắt đứt các con đường tiếp tế của ta vào thị xã và hình thành mũi tiến công từ nhiều hướng để chiếm thị xã.

Nắm được âm mưu của địch, Bộ Tư lệnh chiến dịch chủ trương tăng cường lực lượng vào giữ thị xã.

Trung đoàn 36 Sư đoàn 308 đánh địch ở Tân Téo.

Sư đoàn 304 đánh địch ở Cầu Nhi, Bến Đá và núi Trường Phước. ở hướng đông, Trung đoàn 27 được tăng cường Tiểu đoàn 7 Trung đoàn 64 và một đại đội thiết giáp đánh chặn địch không cho chúng chiếm An Tiêm, Nại Cửu ở phía đông sông Vĩnh Định cách Thành Cổ khoảng 1 ki-lô-mét. Để tăng cường lực lượng bảo vệ thị xã và Thành Cổ, Bộ Tư lệnh chiến dịch quyết định đưa Tiểu đoàn 4 Trung đoàn 95 và Tiểu đoàn 9 Trung đoàn 64 vào phối thuộc với Trung đoàn 48. Bộ Tư lệnh chiến dịch còn tăng lượng vật chất chi viện cho thị xã từ 500 đến 600 ki-lô-gam lên 4 đến 6 tấn mỗi ngày. Hàng đêm, các đội vận tải trung đoàn, sư đoàn đã chuyển súng đạn, lương thực thuốc men, cả báo chí, thư từ hậu phương vào Thành Cổ, tiếp sức cho cán bộ, chiến sĩ ta và đưa thương binh ra phía sau điều trị.

Ngày 16 tháng 7, lữ đoàn 2 của địch, lực lượng tiên phong thực thi cắm cờ bắt đầu xung trận.

Chúng chia làm hai cánh: Cánh thứ nhất, từ ngã ba Long Hưng tiến đánh Tri Bưu, Quy Thiện, uy hiếp cổng đông Thành Cổ. Cánh thứ hai, đánh vào Tích Tường, Như Lệ hòng cắt đứt đường tiếp tế của ta cho thị xã từ hướng tây nam. ở cánh đông, sư đoàn lính thủy đánh bộ cũng mở nhiều đợt tiến công vào tuyến phòng thủ sông Vĩnh Định của Trung đoàn 27 gồm An Tiêm, Nại Cửu, Bích La Đông để phối hợp với quân dù bao vây Thành Cổ từ hướng đông và đông bắc.





Bộ tư lệnh chiến dịch chỉ thị cho các đơn vị trên toàn Mặt trận kiên quyết giữ vững thị xã và Thành Cổ, đập tan âm mưu "cắm cờ" của địch.
Ngày 19 tháng 7, lính dù và lính thủy đánh bộ từ hướng tây và hướng đông ồ ạt đánh chiếm các khu vực đã định. Các đơn vị của ta từ ba phía ở ngoại vi thị xã kiên cường bám trụ đánh địch.

Trong những ngày này, địch tăng cường không quân, pháo binh và hải quân, kể cả máy bay chiến lược B.52 đánh phá với cường độ rất lớn ở khắp các chiến tuyến. Không ai còn nhớ và cũng không thể nhớ được địch đã đánh phá bao nhiêu lần trong một ngày. Trên mỗi trận địa không thể biết bao nhiêu bom pháo đã rơi xuống. Chúng tôi chốt giữ Nại Cửu An Tiêm nhìn bom rơi pháo nổ ở Thành Cổ, La Vang mà lo cho đơn vị chốt giữ ở đó. Cứ sau mỗi đợt bom pháo rơi, khi nghe được tiếng súng bộ binh của ta nổ ran phía Thành Cổ là anh em chúng tôi vui mừng...
Loạt mìn định hướng ở bộ phận khóa đuôi của Đại đội 1 vang lên. Cùng lúc, sáu khẩu cối 82 ly của tiểu đoàn và Đại đội 17 tăng cường bắn dồn dập vào đội hình quân địch. Tôi lệnh cho chiến sĩ liên lạc tiểu đoàn Lê Văn Dần thổi kèn đồng phát lệnh xung phong. Bọn địch vừa bị pháo ta bắn, giờ lại nghe tiếng kèn đồng càng hốt hoảng.

Đại đội 1 chia thành hai mũi đánh từ Yên Ngựa của dãy điểm cao 322 xuống và một mũi vòng sang phía nam điểm cao 288. Đại đội 2 đuổi địch ra tận mép sông Cam Lộ.

Cả tiểu đoàn đồng loạt nổ súng. Đại đội địch đi đầu bị bao vây và tiến công từ bốn phía. Những tên lính còn sống sót cố co cụm lại để chống đỡ, chờ hai đại đội ở phía sông Cam Lộ lên giải vây.

Trước tình hình đó, tôi cho lực lượng còn lại của Đại đội 3 xuất kích và điều một trung đội cối 82 của Đại đội 4 chiếm lĩnh đỉnh 288 bắn quân địch ở phía sông Cam Lộ, tạo thế cho Đại đội 1 dứt điểm toàn bộ các cụm địch đang nằm rải rác ở phía nam điểm cao 288. Quân địch bất ngờ khi thấy cối của ta từ đỉnh 288 đánh trúng đội hình đang hành quân, chúng càng hoảng sợ khi các chiến sĩ của Đại đội 2 xuất hiện đánh từ điểm cao 288 sang.
Tiếng nổ của súng B40, B41, cối 60 ly và súng AK cộng tiếng kèn đồng thôi thúc cứ lan dần xuống bờ sông Cam Lộ, nơi chỉ huy của tiểu đoàn 3 ngụy đang tập trung lực lượng còn lại để mở đường lên căn cứ Phu-lơ.

Tôi ra lệnh.

- Lúc này phải đánh nhanh, diệt gọn, cắt hẳn con đường tăng lên Phu-lơ, làm chủ hoàn toàn khu vực 322 và 288 để đưa lực lượng xuống đường 9.

Nếu để địch điều xe tăng lên thì sẽ gây khó khăn cho ta. Phải đẩy nhanh tốc độ trận đánh, kiên quyết xóa sổ tiểu đoàn 3 ngụy ở ngay khu vực này.

Chấp hành lệnh của tôi, các đại đội đưa bộ đội chặn địch đoạn bờ sông Cam Lộ nối với trục đường tăng ở chân dãy 288, để vừa tiêu diệt sinh lực địch, vừa đánh chiếm bàn đạp cho tiểu đoàn tiếp tục thọc sâu xuống phía nam.

Tôi lệnh cho hai khẩu cối 82 của Đại đội 17 đi cùng tiểu đoàn đánh thẳng vào ban chỉ huy tiểu đoàn địch ở nam dãy 288. Các mũi tiến công của Đại đội 1 Đại đội 2 và Đại đội 3 tiếp tục hình thành thế bao vây. Đại đội 4 và Đại đội 17 tăng cường chuẩn bị sẵn phần tử nhằm tiêu diệt gọn quân địch.

Trận chiến đấu bước vào giai đoạn quyết định là tiêu diệt hoàn toàn lực lượng còn lại của tiểu đoàn 3 ngụy đã chuẩn bị xong. Địch vừa lùi vừa chống trả chờ quân phía sau lên chi viện. Nhưng chúng không ngờ rằng vòng vây đang bị cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 3 chúng tôi xiết chặt. Tôi lệnh cho cối 821y bắn cấp tập vào đội hình quân địch. Khi đạn cối chuyển làn về phía nam sông Cam Lộ, cả tiểu đoàn được lệnh xung phong. Lê Văn Dần lại thổi kèn đồng, các loại hỏa lực B40, B41, đại liên bắn quyết liệt, dồn quân địch ra tận bờ sông Cam Lộ. Chiến sĩ Nguyễn Việt Mão, Đại đội 1 đã bắt được 12 tù binh, trong đó có tên thiếu tá Hà Thúc Mẫn, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 3 ngụy. Tiểu đoàn tôi đã làm chủ hoàn toàn khu vực phía đông nam căn cứ Phu-lơ và Đồi Tròn, chặn đứng lực lượng chi viện phía sau của địch, cắt rời thế liên hoàn của căn cứ Phu-lơ, Đồi Tròn với Cam Lộ và căn cứ 241. Cùng lúc đó, Bộ Tư lệnh chiến dịch phát lệnh nổ súng chiến đấu hiệp đồng trên toàn Mặt trận, đó là 11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 3 năm 1972.

Hàng chục trận địa pháo binh với hàng trăm khẩu pháo các loại cùng gầm lên một lúc như sấm rền chớp giật. Ngay từ phút đầu, pháo binh ta đã bắn trúng hàng loạt các múc tiêu quy định, dìm đầu quân địch tạo điều kiện cho bộ binh và xe tăng áp sát mục tiêu.

Giai đoạn một của chiến dịch đã bắt đầu. Tất cả các căn cứ địch nằm trong hàng rào điện tử Mác Na-ma-ra đều rung lên trong tiếng nổ của các loại đạn pháo chiến dịch giáng xuống.

Sau này, tôi được Tư lệnh chiến dịch - Tướng Lê Trọng Tấn gặp, ông hỏi: - Theo quy định, chiến dịch mở màn vào lúc 11 giờ 30, tại sao tiểu đoàn của cậu lại nổ súng lúc 10 giờ 30 phút? Tôi trả lời: - Trong chiến đấu có những tình huống xảy ra không thể lường hết được. Cả tiểu đoàn địch hành quân từ Cam Lộ lên thay quân cho cứ điểm Phu-lơ lọt hẳn vào trận địa phục kích của tiểu đoàn. Lúc đó tôi suy nghĩ rất nhiều, đánh hay không? Đánh thì "phạm quy", mà không đánh thì bỏ lỡ thời cơ diệt địch. Hơn nữa nếu để tiểu đoàn 3 ngụy lên được căn cứ Phu-lơ thì gây khó khăn cho Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn 2 của ta, nên tôi quyết định vừa báo cáo vừa ra lệnh cho nổ súng và sẵn sàng chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Tướng Lê Trọng Tấn vui vẻ: - Quyết định của cậu là chính xác, phù hợp với suy nghĩ của Bộ Tư lệnh chiến dịch. Khi được anh Kim Hùng, Trưởng phòng Quân báo chiến dịch báo cáo: "Trung đoàn 56 thay quân ở căn cứ Phu-lơ". Tôi cho rằng, đây là thời cơ nổ súng tốt nhất bảo đảm bất ngờ, vừa đạt hiệu suất chiến đấu cao vừa tạo điều kiện thuận lợi cho Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn 2 tiến công căn cứ Phu-lơ và Đồi Tròn - một mục tiêu quan trọng mà Bộ Tư lệnh chiến dịch giao cho Trung đoàn 27. Hơn nữa, địch chưa biết kế hoạch tiến công lớn của ta...

Theo mệnh lệnh hiệp đồng, Tiểu đoàn 2 do Tiểu đoàn trưởng Bùi Xuân Các, Chính trị viên Lê Văn Dưỡng, Tiểu đoàn phó Hoàng Kỳ và Chính trị viên phó Nguyễn Xuân Kỳ chỉ huy lần lượt đánh chiếm các mỏm Đ1, Đ2, Đ3 và Đ4 ở phía bắc căn cứ Phu-lơ làm bàn đạp. Đại đội 5 đã chiếm xong đồi Đ2. Đại đội 6 đang tiến đánh đồi Đ1. Hướng tiến công chủ yếu của Tiểu đoàn 2 đang phát triển thuận lợi.

Quân địch trong căn cứ Phu-lơ và Đồi Tròn rất hoang mang khi biết tin tiểu đoàn 3 của chúng đã bị tiêu diệt ở điểm cao 322 và điểm cao 288. Trung đoàn trưởng Phạm Minh Tâm ra lệnh cho pháo, cối bắn phá căn cứ Phu-lơ, và chỉ thị cho Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 Bùi Xuân Các tranh thủ thời cơ mở cửa tiêu diệt căn cứ này. Tiểu đoàn 2 dùng một bộ vũ khí FR mở một cửa ở hướng tây bắc căn cứ và tập trung lực lượng đột kích mạnh vào hướng đó, giảm bớt thời gian vây lấn phía ngoài.

Cối 160 lắp ngòi nổ chậm và cối 1201y của ta tiếp tục bắn phá công sự, hầm ngầm của địch, tiêu diệt một phận sinh lực của chúng trên đỉnh căn cứ Phu-lơ. Trong khi đó ở hướng tây, ta thiết bị xong bộ vũ khí FR để phá rào và ở hướng bắc, Đại đội 5 chuẩn bị sẵn sàng hai khẩu súng phun lửa để đánh phối hợp.

22 giờ 30 phút ngày 30 tháng 3 năm 1972, trinh sát trung đoàn báo về cho chỉ huy Tiểu đoàn 2: Địch ở xung quanh căn cứ Phu-lơ đang rút chạy.

Tiểu đoàn trưởng Bùi Xuân Các ra lệnh cho Đại đội công binh mở cửa bằng vũ khí FR. Trời tối, thi thoảng pháo sáng địch bắn lên cháy le lói trên bầu trời căn cứ Phu-lơ. Cả Đại đội 6 sẵn sàng nằm trước cửa mở theo đội hình tiến công. Mỗi người giắt sau lưng một mẩu gỗ có chất lân tinh phát sáng để dễ nhận ra nhau.

Chiến sĩ công binh Nguyễn Văn Thành cho tổ vượt lên, anh kiểm tra lại nụ xòe lần cuối cùng rồi điểm hỏa vũ khí phá rào FR. Những khối bộc phá ống được liên kết, bay vùn vụt nổ ầm ầm trên mặt đất. Hàng rào địch bị phá bung. Toàn bộ đội hình của Đại đội 6 vượt qua cửa mở, tiến sâu vào căn cứ địch. Quân địch trong căn cứ Phu-lơ đang hoảng hốt trước "rồng lửa" của ta dùng mở cửa ở hướng tây lại càng hoảng hốt hơn khi hướng bắc, hai khẩu súng phun lửa của Đại đội 5 do Đại đội trưởng Phạm Xuân Ngạn chỉ huy, kết hợp với B40, B41 áp sát bắn xối xả vào căn cứ. Các chiến sĩ bộ binh luồn qua lớp rào đánh vào sở chỉ huy địch. Cả Đại đội 6 và Đại đội 5 xung phong đánh chiếm các mục tiêu trong căn cứ Phu-lơ. Một đại đội địch còn lại trong căn cứ bị tiêu diệt và bị bắt làm tù binh. Xác lính ngụy nằm rải rác khắp trận địa pháo, giàn ra-đa, hầm ngầm, lô cốt. Chỉ sau hơn 10 phút chiến đấu, một mũi của Đại đội 6, Tiểu đoàn 2 do Chính trị viên phó Nguyễn Xuân Kỳ (quê anh ở thôn Đông, Vinh Thịnh, Vinh Lộc, Thanh Hóa) chỉ huy đã cắm lá cờ của Mặt trận dân tộc giải phóng lên nóc hầm chỉ huy của căn cứ địch.

Căn cứ Phu-lơ đã thuộc về ta, mắt xích quan trọng trong hàng rào điện tử Mác Na-ma-ra bị chặt đứt hoàn toàn.

Trên hướng Tiểu đoàn 1, vẫn chưa thấy đánh Đồi Tròn, Trung đoàn trưởng Phạm Minh Tâm nêu vấn đề với Chính ủy Nguyễn Võ Hiển: - Không đánh Đồi Tròn, địch sẽ chạy hết về Đầu Mầu hoặc tập trung lực lượng để phản kích chiếm lại căn cứ Phu-lơ. Lần trước, trung đoàn đã chiếm được Phu-lơ, nhưng cuối cùng lực lượng địch từ Đồi Tròn đã phản kích sang chiếm lại. Các trận chiến đấu diễn ra còn gay go, quyết liệt hơn lúc tiêu diệt lần đầu. Do vậy tôi quyết định cho Tiểu đoàn 2, chỉ để lại một bộ phận chất giữ Phu-lơ, còn đại bộ phận tiếp tục đánh sang Đồi Tròn. Đồng thời tăng cường cho Tiểu đoàn 2 một phân đội công binh và chuyển bộ FR từ đồi Đ1 sang Đồi Tròn mở cửa từ hướng bắc. Mặt khác, phái trinh sát bắt liên lạc với Tiểu đoàn 1 để đánh phối hợp với Tiểu đoàn 2 bao vây, đón lõng phía tây nam, cắt đứt Đồi Tròn với Đường 9.

Ý kiến của Trung đoàn trưởng được Chính ủy nhất trí, nhiệm vụ được triển khai, tất cả phải chuẩn bị xong trước 5 giờ sáng ngày 31 tháng 3 năm 1972.

Đại đội 6, Tiểu đoàn 2, chưa kịp nghỉ ngơi đã được lệnh trở lại đồi Đ1 để chuyển bộ FR sang Đồi Tròn. Sau 3 giờ vận chuyển, Đại đội 6 và phân đội công binh trung đoàn do chủ nhiệm công binh Trần Hữu Mỹ trực tiếp chỉ huy đã đưa bộ FR triển khai chuẩn bị mở cửa Đồi Tròn.

5 giờ ngày 31 tháng 3, sau khi phân đội công binh điểm hỏa bộ "rồng lửa" thứ hai, mở cửa căn cứ Đồi Tròn, Đại đội 6 và Đại đội 5 chia làm hai mũi đánh thẳng vào căn cứ. Cùng lúc, các trận địa pháo, cối của trung đoàn được lệnh bắn phá căn cứ Đầu Mầu nằm trên Đường số 9, nhằm làm tê liệt căn cứ này, không cho chúng ra ứng cứu Đồi Tròn.




t
Thời gian này, Trung đoàn 27 được bổ sung gần một trăm tân binh, quá nửa trong số này là sinh viên các trường đại học Tổng hợp, Bách khoa. Số còn lại là công nhân viên chức các cơ quan ở Hà Nội vừa được động viên. Khối tận binh này thể hiện rõ hai thái cực, một bên: chín chắn, từng trải; một bên: vô tư, hồn nhiên, thông minh và đầy sáng tạo.

Buổi chiều, tân binh được biên chế ngay về các đơn vị và bước vào trận địa chốt ngay.

Tôi được Phạm Quang Hùng, quê ở số 10 Hoàng Hoa Thám, Hà Nội là chiến sĩ Đại đội 16 - Súng 12 ly 7 trung đoàn kể lại: "Vừa chân ướt chân ráo đến đơn vị tôi được một người tự giới thiệu là Trần Đại Giảng người Quỳnh Lưu, Nghệ An, trung đội trưởng Trung đội 3 phân công tôi về khẩu đội 6, Trung đội 3 súng 12 ly 7. Khẩu đội phó tên là Ngoạn, người Nghi Lộc, Nghệ An nói rất khó nghe.
Khi anh nói phải phiên dịch thì các sinh viên chúng tôi mới hiểu được. Một lát sau, anh Giảng nói với đám tân binh: Ai xung phong lên chốt ngay bây giờ! Chẳng biết chốt là gì, tôi và mấy cậu thư sinh giơ tay. Anh Giảng dẫn chúng tôi đi khoảng vài trăm mét là tới. Chúng tôi ở cách trận địa bộ binh gần 200 mét. Mấy hôm trước các đơn vị của Sư 325 chốt ở đây cây cối còn xanh tốt, thế mà khi Trung đoàn 27 vào thay có mấy ngày bom pháo chém nát chẳng còn cây nào nguyên vẹn. Đêm đầu tiên lên chốt, vì trời mưa to ta và địch không nổ súng. Nhưng do mưa nhiều hầm hào ngập nước chẳng ai ngủ được Sáng ra, mở ba lô thấy cái gì cũng bị thấm nước, anh em sinh viên ai cũng buồn phát khóc.

Anh khẩu đội trưởng động viên an ủi và giúp chúng tôi phơi hong các thứ. Đây là kỷ niệm lần đầu ở chốt.

Mấy ngày sau, trời hửng nắng, địch liền mở nhiều đợt tiến công giành lại chốt bị mất hôm trước.

Được pháo binh, không quân, thiết giáp yểm trợ, có ngày địch chiếm được một vài vị trí của ta. Nhưng đến đêm ta lại tập kích giành lại. Cứ thế ngày qua ngày ta và địch giằng co với nhau. Phía ta là Trung đoàn 27 của Mặt trận B5, phía địch là lữ đoàn 147 lính thủy đánh bộ - lực lượng dự bị chiến lược của quân ngụy Sài Gòn. Trung đoàn 27 mới vào thay cho Sư đoàn 325 thì sáng hôm sau đã thấy lính thủy đánh bộ la lên: "Lại đụng thằng 27 rồi, ngán quá đi!" Phạm Quang Hùng kể tiếp: "Vào một buổi sáng trời quang mây, chỉ huy đơn vị cảnh báo hôm nay thế nào địch cũng lấn chốt, anh em phải sẵn sàng.

Tôi lúc đó là pháo thủ số 2. Pháo thủ số 1 là anh Bá người Nghĩa Đàn, Nghệ An. Nhận được lệnh, khẩu đội sẵn sàng, đạn đã lên nòng. Tôi tranh thủ lắp thêm một băng đạn nữa để ngoài thùng. Thường thì chúng tôi ở chốt hay hạ nòng súng xuống bắn khi địch liều lĩnh tràn lên lấn chốt bộ binh. Tiếng réo và tiếng va chạm của đạn 12 ly 7 vào thành xe thiết giáp nghe chát chúa nên địch rất ngán không dám xông lên. Nhưng ngay sau đó, thì cánh 12 ly 7 chúng tôi cũng phải hứng chịu những trận pháo, cối của địch.

Lại nói về cái buổi sáng hôm đó. Mọi lần sáng ra chúng cho máy bay, pháo binh bắn phá ác liệt rồi bộ binh xông lên lấn dũi, nhưng sáng đó pháo binh địch chưa bắn đã có hai chiếc trực thăng UH.1Aa bay vè vè sát ngọn tre. Cái trước, cái sau quần đi quần lại hình như chúng thị sát chứ không lượn sang phía chốt ta bắn phá. Trung đội trưởng Giảng hạ lệnh cho khẩu đội 5 hạ nòng ngắm bắn chiếc đi đầu và khẩu đội 6 của tôi hạ nòng ngang tầm chiếc trực thăng bay sau để ngắm bắn. Chờ đúng lúc hai chiếc trực thăng quần trở lại ngay sát tầm bắn hiệu quả nhất của hai khẩu đội, trung đội trưởng hô một tiếng to: Bắn! Hai khẩu 12 ly 7 xả một tràng đạn dài đinh tai. Vì cự ly quá gần so với tầm bắn của súng 12 ly 7 nên cả hai chiếc trực thăng đều trúng đạn. Chiếc thứ nhất bốc cháy rơi ngay tại chỗ, cách chốt bộ binh ta khoảng hơn 300 mét. Chiếc thứ hai cố gượng vọt lên, nhưng qua rặng tre bên trong chất địch cũng chao qua chao lại rơi xuống bốc lên một đụn khói đen đặc. Lập tức pháo các cỡ của địch bắn về phía trận địa chúng tôi. Nhưng lạ thay, sau trận pháo kích ấy bộ binh địch không nống lên phía trận địa của ta. Pháo, cối địch bắn cấp tập như vậy mà không ai việc gì, chỉ nòng súng khẩu đội 5 bị mảnh pháo làm cong sang một bên. Trung đội trưởng Giảng cho tháo nòng pháo đưa về tuyến sau xin thay nòng mới. Khi được báo cáo về trận đánh, ban chỉ huy đại đội ngay tối hôm đó cho trung đội khác lên thay trung đội tôi.


Đêm đến, nhân ban chỉ huy đại đội giao ban, rồi hội ý chi ủy, cậu liên lạc đã lén đưa cái đài Liđô của chính trị viên sang hầm tụi tôi dò đài BBC nghe tin tức. Cái trò này chỉ đám sinh viên Hà Nội mới dám làm. Đài BBC đưa tin: "Sáng nay quân Bắc Việt đã bắn hạ hai chiếc trực thăng chở bộ tham mưu sư đoàn thủy quân lục chiến (lính thủy đánh bộ) của quân lực Việt Nam cộng hòa đang thị sát vùng giáp ranh Mặt trận Quảng Trị". Bọn tôi mừng rú, nhưng chẳng ai dám hé răng vì đó là tin từ đài BBC. Rồi chúng tôi chẳng phải chờ lâu, một tuần sau trung đoàn báo về Trung đội 3 được khen thưởng. Trung đội trưởng và hai xạ thủ số 1 được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba, còn tất cả anh em hai khẩu đội chúng tôi được tặng bằng khen của Bộ Tư lệnh Mặt trận B5".

Nhân đây tôi nói về các phóng viên chiến trường.

Báo Quân đội nhân dân có các anh Khánh Vân, Vương Sĩ Đình, Từ Liên, Tô Văn... Đặc biệt, anh Đoàn Công Tính (bí danh là Huỳnh Tấn Công) đã theo đơn vị của tôi từ chiến dịch Đường 9 - Nam Lào. Đầu tháng 5 năm 1972, Đoàn Công Tính còn chụp ảnh khi tôi còn là Đại đội trưởng và Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 27 đang bàn phương án bảo vệ Thành Cổ ở Thị Ông, cánh đông thị xã Quảng Trị. Hôm gặp tôi anh Tính bảo: - Tôi đã đưa được vào ống kính những hình ảnh của bộ đội ta đánh sụp hàng rào điện tử Mác Na- ma-ra, ghi được hình ảnh của anh sau khi diệt đoàn xe 28 chiếc. Giờ đây tôi phải có hình ảnh chiến sĩ ta chiến đấu ở Thành Cổ. Cả nước muốn nhìn thấy họ sống ra sao dưới pháo bầy, bom chùm và bom rải thảm của B.52 Mỹ. Tôi đã từng chụp lúc Thành Cổ mới giải phóng, dinh tỉnh trưởng còn nguyên vẹn.

Còn đây là Thành Cổ ngày 16 tháng 8 năm 1972, dinh tỉnh trưởng đã nát tan tành và Thành Cổ cũng sụp đổ. Chỉ còn nụ cười của những người chiến sĩ bảo vệ Thành Cổ là nguyên vẹn và rạng rỡ. Anh em nói khi tôi đưa ống kính lên: "Có thể mai đây một số anh em chúng tôi không còn nữa. Nhưng Thành Cổ sẽ sống mãi với lịch sử vinh quang của đất nước".

Anh Hiệu thấy không? Từ lời nói thiêng liêng như lời di chúc, tôi cũng cảm thấy trách nhiệm nặng nề. Trước khi rời Thành Cổ mang tài liệu, phim ảnh về Hà Nội, tôi đã viết một lời "'Di chúc", phỏng theo lời chiến sĩ: "Nếu chẳng may tôi hy sinh trên đường ra Hà Nội, xin nhờ mang hộ mười cuốn phim này về giao cho Tòa soạn Báo Quân đội nhân dân. Đây là hình ảnh của những người con quê hương Quảng Trị và cả nước, họ đã chiến đấu anh dũng bảo vệ Quảng Trị, những nụ cười bất diệt của họ sẽ sống mãi với Thành Cổ anh hùng".

Nghe anh Đoàn Công Tính kể, trong tôi trào dâng niềm cảm phục người phóng viên chiến trường của Báo Quân đội nhân dân đã theo bước chân của chiến sĩ bộ binh chúng tôi đến những nơi ác liệt nhất của cuộc chiến để ghi lại những khoảnh khắc sinh động của chiến tranh. Anh đã dành cho tôi nhiều tấm ảnh suốt mấy năm anh theo chúng tôi chiến đấu để ghi lại một thời Quảng Trị mà tôi còn giữ mãi đến tận bây giờ...

Cuộc chiến đấu vào những ngày cuối tháng 8 đầu tháng 9 năm 1972 càng diễn ra quyết liệt. Mỹ - ngụy dùng âm mưu phong tỏa thị xã Quảng Trị bằng hỏa lực để phá vỡ các tuyến chốt bảo vệ thị xã của ta, đồng thời cho sư đoàn lính thủy đánh bộ lấn dũi. Hành động ấy được lặp đi lặp lại nhiều lần.

Chúng hy vọng với ưu thế vượt trội về hỏa lực, lực lượng của ta trên các trận địa chốt sẽ bị tiêu hao dần và cuối cùng sẽ bị đẩy ra khỏi các trận địa và toàn bộ thị xã. Mật độ bom pháo địch dày đặc.

Đứng ở các mỏm đồi phía tây ái Tử nhìn sang thị xã chỉ nghe thấy tiếng động ầm ầm dội sang không ngớt, khói bụi bốc cao mù trời. Cả vùng thị xã kéo dài xuống tận biển đã trở thành một vùng bình địa đổ nát.

Cả nước hướng về Quảng Trị, hướng về Thành Cổ, dành cho chiến sĩ bảo vệ ở đây tất cả niềm tin yêu Từ hậu phương miền Bắc, mỗi chuyến hàng vào Quảng Trị bên cạnh gạo, đạn, thuốc men, còn có các sản phẩm của quê hương từ trăm miền gửi tới Trong đó có những lá thư của những người mẹ, người chị, người em và người yêu gửi vào tiếp thêm sức mạnh cho cán bộ, chiến sĩ ta trụ vững trên vùng đất nóng bỏng này, xứng đáng với lòng tin yêu của Đảng và nhân dân dành cho.

Để đánh bại âm mưu nham hiểm của địch, phá thế bao vây thị xã Quảng Trị và Thành Cổ, Tư lệnh chiến dịch - Tướng Lê Trọng Tấn chỉ thị mở đợt phản kích mới nhằm chiếm lại một số vị trí chiến thuật quan trọng vừa bị mất. Cụ thể: Sư đoàn 308 giữ vững các vị trí La Vang, Tích Tường, Như Lệ, đồng thời đánh chiếm ngã ba Long Hưng, ngã tư Thạch Hãn, đánh bật địch ra khỏi phía nam thị xã.

Các Trung đoàn 95, 48 và các Tiểu đoàn 3, Tiểu đoàn 8 (tỉnh đội Quảng Trị) tiếp tục giữ vững vị trí đứng chân tổ chức các phân đội đánh phản kích, quyết không cho địch lấn cài răng lược. Hai Trung đoàn 27 - Mặt trận B5 và 101 kiên quyết đánh địch ra khỏi chợ Sải, Nại Cửu, nếu có thời cơ đánh xuống Bích La.

Thực hiện quyết tâm của Tư lệnh chiến dịch, bộ đội ta trên từng hướng tích cực làm công tác chuẩn bị sẵn sàng đợi lệnh xuất kích. Sư đoàn 308 sau một đêm vượt qua nhiều tọa độ lửa của địch đã áp sát ngã ba Long Hưng và ngã tư Thạch Hãn. Mờ sáng, pháo chiến dịch của ta bất ngờ bắn phá vào các cụm quân của một tiểu đoàn lính thủy đánh bộ ở ngã ba Long Hưng và ngã tư Thạch Hãn. Đợt bắn pháo vừa dừng, các chiến sĩ Sư đoàn 308 đồng loạt xung phong. Trước sức tiến công của ta, lính thủy đánh bộ ngụy chống trả yếu ớt rồi tháo chạy. Quân ta nhanh chóng củng cố trận địa vừa chiếm được.

Nhưng, mấy ngày sau đó địch cho máy bay, pháo binh đánh phá vôi cường độ cao và dùng 2 tiểu đoàn lính thủy đánh bộ từ đường 1 đánh ra, từ An Thái đánh sang, bộ đội ta bị thương vong nhiều phải lui về tuyến sau.

Riêng ở hai làng Tích Tường và Như Lệ ta vẫn tổ chức đánh phản kích tốt, trận địa được giữ vững.

ở hướng đông, Trung đoàn 27 sử dụng Tiểu đoàn 2 tiến công cụm lính thủy đánh bộ chốt giữ ở thôn Bích La Trung, Nại Cửu Bắc và một phần Nại Cửu Nam. Sau nửa ngày chiến đấu, được pháo chiến dịch chi viện, Tiểu đoàn 2 đã đột phá liên tục làm chủ được trận địa. Nhưng đến khi chốt giữ, do quân số hao hụt nhiều, sức chiến đấu giảm, địch đã phản kích chiếm lại được.
Trả Lời Với Trích Dẫn


Tham gia : 02-12-2008
Bài viết: 16
Đã cảm ơn: 0
Đuợc cảm ơn 1 lần với 1 bài viết
Trong trận chiến đấu ở Nại Cửu xã Triệu Thành ngày 23 tháng 8 năm 1972, Tiểu đoàn 2 có 13 chiến sĩ hy sinh là Trần Anh Châu, quê Lạng Sơn, Đỉnh Sơn, Anh Sơn, Nghệ An; Phạm Đức Nhi, quê xóm 12 Thanh Hà, Thanh Chương, Nghệ An; Nguyễn Đình Nam, quê Thủy Phong, Thanh Thủy, Thanh Chương, Nghệ An; Nguyễn Đình Linh, quê Đội 12 Thanh Khai, Thanh Chương, Nghệ An; Nguyễn Hữu An; Nguyễn Văn Luyện, quê Diên Hồng, Hưng Đông, Hưng Nguyên, Nghệ An; Nguyễn Duy Hùng, quê Đội 15, Thanh Hương, Thanh Chương, Nghệ An; Bùi Văn Quế, quê Đội 13 Thanh Mai, Thanh Chương, Nghệ An; Lê Quang Hưng, quê Đội 7, Nghi Phú, Nghi Lộc, Nghệ An; Nguyễn Hữu Quê, quê Xóm 2, thị trấn Nam Đàn, Nghệ An; Nguyễn Quang Giáp, quê Đội 5, Thanh Lâm, Thanh Chương, Nghệ An; Lê Văn Hiền, quê Thanh Minh, Đức Sơn, Anh Sơn, Nghệ An; Bùi Văn Quế, quê Đội 3, Thanh Mai, Thanh Chương, Nghệ An.

Đến ngày 28 tháng 8 năm 1972, Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 27 - Mặt trận B5 giữ chốt ở Nại Cửu xã Triệu Thành, lại có bảy chiến sĩ nữa ngã xuống, đó là Nguyễn Hồng Sách, quê Quang Liên, Nghi Quang, Nghị Lộc, Nghệ An; Đinh Văn Hòe, quê Phú Hậu, Diễn Tân, Diễn Châu, Nghệ An; Phan Văn Đệ, quê Đội 4, Mậu Lâm, Nghi Lộc, Nghệ An; Thái Ngọc Cư, quê Tân Đức, Tiến Thủy, Quỳnh Lưu, Nghệ An; Trương Văn Thắng, quê Minh Lam, Nghĩa Minh, Nghĩa Đàn, Nghệ An; Lê Công Xứng, quê xóm Quang Liên, Nghi Quang, Nghi Lộc, Nghệ An và Nguyễn Đình Thi, quê Đội 12, Nghi Long, Nghi Lộc, Nghệ An.

Bước sang tháng 9 năm 1972, cuộc hành quân "tái chiếm Quảng Trị" của sư đoàn lính thủy đánh bộ và sư đoàn dù vẫn không cải thiện được tình hình. Nhưng với bản chất ngoan cố và hiếu chiến, Mỹ - ngụy không từ bỏ ý định lấn chiếm mà ngày càng lấn sâu hơn vào cuộc chiến đẫm máu này.

Ngày 7 tháng 9, quân đoàn 1 ngụy quyết định tăng cường cho sư đoàn lính thủy đánh bộ và sư đoàn dù, liên đoàn biệt động quân số 1 và số 7, thiết đoàn xe bọc thép 17, một chi đội pháo binh và một số súng phun lửa M.125, quyết chiếm bằng được thị xã.

Về phía ta, Bộ Tư lệnh chiến dịch tăng thêm lực lượng chốt giữ thị xã, đồng thời chỉ đạo các đơn vị đánh phản kích, phản đột kích đẩy địch ra xa lấy lại Long Hưng, nam sông Nhùng. Công tác chuẩn bị cho đợt tiến công mới đang được khẩn trương thì mấy cơn bão rồi áp thấp nhiệt đới đổ vào miền Trung. Nước sông Thạch Hãn dâng lên tràn bờ, nước chảy cuồn cuộn, cả thị xã ngập chìm trong nước. Hầm hào nhão nhoét, ngập ngụa gây khó khăn cho các đơn vị bám trụ chiến đấu.
Lúc này, tình hình càng trở nên vô cùng khó khăn. Anh em hy sinh, đồng đội cũng chỉ biết lấy xẻng, lấy tay bới đất để lấp lên. Hôm sau, bom pháo địch lại đánh vào lật tung. Anh em lại thu gom các phần thi thể đồng đội rồi chôn lại. Thương binh nặng không thể đưa ra được qua sông Thạch Hãn.

Thương binh nhẹ mười người qua sông thì một nửa bị nước cuốn.

Lợi dụng thời tiết xấu, địch dốc sức mở đợt tiến công lớn vào hầu hết các hướng chốt giữ và các hướng phản kích của quân ta. Suốt 48 giờ liền chúng bắn phá dữ dội vào tất cả các trận địa của ta nhất là xung quanh Thành Cổ, cắt các tuyến đường vận chuyển, các bến vượt sông. Máy bay B.52 ném bom rải thảm, máy bay B.57 trút bom tọa độ hai bờ nam bắc sông Thạch Hãn, nhiều nhất là khu ái Tử, Nhan Biều và các trận địa hỏa lực của ta. Trời càng mưa to, nước lũ càng lớn, địch càng tập trung bom đạn đánh phá dữ dội. Để bám trụ giữ chất, chiến sĩ ta vừa thay nhau tát nước chống ngập, vừa đánh trả những đợt tiến công của địch. Tuy nhiên, do trận địa bị ngập lâu, bom đạn địch lại liên tục giội xuống, hầm hào bị hủy hoại nặng nề nên ta không duy trì được một số chốt quan trọng trên hướng đông nam và hướng tây bắc thị xã. Cuối cùng, quân địch đã nối liền được các khu vực với nhau, tạo ra áp lực với Thành Cổ.

Tình hình diễn ra vô cùng gay go, căng thẳng, ác liệt. Số thương vong của các đơn vị ngày một nhiều thêm (Tôi nắm được qua phòng quân lực mặt trận trung bình một ngày số thương vong lên tới hơn một trăm người). Tuy có tới 8 tiểu đoàn bộ binh bám trụ chiến đấu trong nội thị, nhưng thực tế nhiều tiểu đoàn lúc này số tay súng không quá 50.

Hỏa lực chi viện cho thị xã giảm dần. Các mạng đường tiếp tế qua sông bị địch chặn đánh quyết liệt, lại bị bão lũ nên gặp rất nhiều khó khăn.

Mặc dù gặp muôn vàn khó khăn, ác liệt và gian khổ như vậy, nhưng toàn thể cán bộ, chiến sĩ trên Mặt trận Quảng Trị vẫn bám trụ kiên cường bằng ý chí sắt đá, vượt lên bom đạn của quân thù và cả những vất vả do thời tiết gây nên, sẵn sàng chấp nhận hy sinh giữ vững vùng giải phóng Quảng Trị.

Tôi được biết, ngày 15 tháng 9 năm 1972, một ngày cận chiến cực kỳ quyết liệt của toàn bộ các chiến sĩ giữ Thành Cổ với sư đoàn lính thủy đánh bộ. Quân địch từ hai hướng đông nam và đông bắc Thành Cổ được sự chi viện của hỏa lực xe tăng, thiết giáp, xe phun lửa, pháo cối... ồ ạt xông lên đột phá vào hai cổng thành. Buổi sáng, một vài trung đội địch lọt được vào cổng thành, nhưng sau đó đã không trụ nổi với các loại vũ khí của ta là súng 12 ly 7, cối 82, ĐKZ 75... Các loại vũ khí này đặt từ góc tây tây bắc thành bắn mãnh liệt buộc chúng phải rút ra khỏi thành. Địch cho pháo binh bắn phá dữ dội vào trận địa hỏa lực của ta. Pháo địch đào đi, xới lại gây thương vong cho cán bộ, chiến sĩ các đơn vị giữ thành. Sức chiến đấu của ta giảm dần, chiều tối quân địch lại kiểm soát được hai cổng thành.

Xét thấy điều kiện chiến đấu bảo vệ Thành Cổ không thuận lợi, Bộ Tư lệnh chiến dịch ra lệnh cho các đơn vị rút khỏi thị xã và Thành Cổ.

Từ 1 giờ đến 3 giờ sáng ngày 16 tháng 9 năm 1972 các đơn vị đã tổ chức rút khỏi thị xã và Thành Cổ an toàn.

Trải qua 81 ngày đêm chiến đấu ở thị xã và Thành Cổ Quảng Trị, quân và dân ta đã vượt qua muôn vàn khó khăn ác liệt, bám trụ kiên cường, chiến đấu với lực lượng sừng sỏ, thiện chiến nhất của quân ngụy Sài Gòn được sự yểm trợ hỏa lực chưa từng có trong lịch sử chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở Đông Dương. Để đứng vững và duy trì cuộc chiến đấu bảo vệ thị xã và Thành Cổ, quân và dân Quảng Trị đã nắm chắc tình hình địch, nhanh chóng khắc phục những lúng túng ban đầu, tổ chức đánh phản kích ngăn chặn quân địch từng bước, tiến tới việc xác định tổ chức hệ thống trận địa phòng ngự liên hoàn, giữ vững thế trận, tiến lên đánh lui các đợt tiến công của chúng. Các đơn vị đã kết hợp tốt giữa phòng ngự và tiến công, phối hợp chặt chẽ ba thứ quân đánh địch cả phía trước lẫn phía sau, cả cánh đông và cánh tây tạo nên sức mạnh tổng hợp phá tan ý đồ của chúng ngay từ đầu, nhất là vào những thời điểm mà cuộc đấu tranh ngoại giao giữa ta và Mỹ ở Hội nghị Pa-ri đang giẫm chân tại chỗ do sự ngoan cố của phía Mỹ.

Đối với Trung đoàn 27 - Mặt trận B5, lực lượng chủ yếu ở cánh đông, đã cùng với các đơn vị bạn thực hiện phương châm: Liên tục tiến công, liên tục phản kích, ngăn.chặn từng bước, chia cắt, giam chân, thu hút địch, tiến tới chặn đứng cuộc hành quân tái chiếm thị xã và Thành Cổ trong thời gian gần ba tháng trời.

Với thành tích đặc biệt xuất sắc, ngày 20 tháng 12 năm 1973, Trung đoàn 27 (Đoàn Triệu Hải) đã được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Trong lời tuyên dương Trung đoàn 27 có đoạn: 'Từ năm 1968 đến 1972 trung đoàn chiến đấu liên tục ở chiến trường Quảng Trị. Trung đoàn đã chiến đấu với nhiều đơn vị tinh nhuệ của Mỹ, ngụy, loại khỏi vòng chiến đấu gần 2 vạn tên địch (có hàng nghìn tên Mỹ), diệt và đánh thiệt hại 20 tiểu đoàn, 31 đại đội (có sáu tiểu đoàn và năm đại đội Mỹ), bắn rơi 279 máy bay, phá hủy 440 xe quân sự (một phần ba là xe tăng, xe bọc thép), 41 khẩu pháo từ 105 đến 155 ly, ba giàn ra-đa, thu hơn 800 súng các loại...

Đặc biệt, trong chiến dịch giải phóng Quảng Trị từ ngày 30 tháng 3 đến tháng 12 năm 1972, Trung đoàn 27 là lực lượng nổ súng đầu tiên, mở màn chiến dịch và là lực lượng chủ yếu ở hướng đông.

Đơn vị đã vận dụng linh hoạt nhiều hình thức chiến thuật tiến công mãnh liệt, táo bạo thọc sâu, cơ động nhanh, trụ bám kiên cường, hiệp đồng chặt chẽ với đơn vị bạn chiến đấu đạt hiệu suất cao... góp phần vào thắng lợi chung trên Mặt trận Quảng Trị".

Tháng 10 năm 1972, Hội nghị Pa-ri về Việt Nam đang ở giai đoạn quyết định. Anh Trịnh Ngọc Thái là thành viên của Đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ cộng hòa tại Hội nghị từ đầu cho đến khi kết thúc.

Sau này anh tâm sự: Lịch sử của dân tộc ta qua hàng nghìn năm đấu tranh chống ngoại xâm đã. cho ta một bài học, đó là một nước nhỏ chống sự xâm lược của một nước lớn, về tương quan lực lượng không cho phép ta giành thắng lợi bằng cách tiêu diệt hoàn toàn lực lượng quân sự của đối phương.

Cách tốt nhất là làm sao đánh bại ý chí xâm lược của chúng, buộc chúng phải rút quân ra khỏi nước ta. Đây cũng là điều ông cha ta đã làm để chống lại sự xâm lược của phong kiến phương Bắc trong suốt nghìn năm. Chúng ta đã thắng thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ và ở Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954.

Ta phải biết phát huy thế mạnh của ta là chính nghĩa, khoét sâu thế yếu của địch là xâm lược, phi nghĩa thì mới tạo được thay đổi so sánh lực lượng có lợi cho ta. Phát huy sức mạnh tổng hợp ở mức cao nhất để đánh thắng quân thù chính là điều thần kỳ trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó cũng là những luận cứ khoa học của kế sách "vừa đánh vừa đàm".

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cho thấy, muốn buộc Mỹ ngồi vào bàn đàm phán phải giáng cho chúng những đòn thật đau ở chiến trường. Cuộc tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 là đòn giáng mạnh vào ý chí xâm lược của chúng, làm đảo lộn thế chiến lược, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, tạo nên bước ngoặt quyết định của cuộc chiến tranh. Chính trong hoàn cảnh bối rối, khó khăn, thất bại ấy lại là lúc bầu cử tổng thống Mỹ, nên ngày 31 tháng 3 năm 1968 tổng thống Mỹ Giôn-xơn phải tuyên bố.
Trả Lời Với Trích Dẫn

Đuợc cảm ơn 1 lần với 1 bài viết
- Một là, Mỹ đơn phương ngừng đánh phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra.

- Hai là, Mỹ nhận nói chuyện với Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa để tìm giải pháp cho vấn đề Việt Nam.

- Ba là, không ra tranh cử nhiệm kỳ 2 tổng thống nước Mỹ.

Đây là lời thừa nhận đầy đủ nhất về sự phá sản của chiến lược "chiến tranh cục bộ của Mỹ". Rõ ràng, chiến thắng Mậu Thân đã làm cho ý chí xâm lược của Mỹ lung lay nghiêm trọng, khởi đầu cho một quá trình đi xuống về chiến lược của Mỹ.

Anh Trịnh Ngọc Thái nói tiếp: Hội nghị Pa-ri gồm hai giai đoạn: Giai đoạn một, là cuộc đàm phán hai bên giữa Việt Nam Dân chủ cộng hòa và Mỹ kéo dài từ 13 tháng 5 đến 31 tháng 10 năm 1968. Giai đoạn hai, là cuộc đàm phán bốn bên gồm Mỹ, Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và chính quyền Sài Gòn từ ngày 25 tháng 1 năm 1969 đến ngày 27 tháng 1 năm 1973.

Năm 1972, là năm căng thẳng nhất trên chiến trường cũng như trên bàn đàm phán. Bộ Chính trị theo dõi rất sát tình hình chiến trường cũng như Hội nghị Pa-ri để chỉ đạo phối hợp giữa đánh và đàm, cân nhắc thế trận lúc này giữa ta và địch ở Quảng Trị.

Do vậy, mối quan hệ giữa đấu tranh quân sự và đấu tranh ngoại giao, giữa chiến trường và bàn đàm phán càng khiến cho trận chiến Quảng Trị trở nên khốc liệt và đẫm máu.

Sau chiến dịch Trị Thiên năm 1972, tại Pa-ri, Kít-sinh-giơ có nói với đồng chí Lê Đức Thọ, đại ý: Nếu chỉ đứng về mặt quân sự mà xét thì không ai đánh nhau để giữ một cái thành cổ như vậy. Trả lời Kít-sinh-giơ, đồng chí Lê Đức Thọ cho rằng: Đó là vấn đề chính trị, đánh để giành thế mạnh chính trị trong đàm phán.

Vấn đề gay cấn chủ yếu đang giằng co trên bàn đàm phán là vấn đề chính trị ở miền Nam Việt Nam và vấn đề quân đội miền Bắc ở miền Nam Việt Nam. Cuộc đàm phán đang ở thời điểm cuối cùng của cuộc vận động bầu cử tổng thống ở Mỹ. Bộ Chính trị chủ trương muốn đẩy nhanh cuộc đàm phán Pa-ri đi đến ký kết được trước tháng 11 năm 1972 (tức là trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ), ta cần tập trung quyết đạt cho được mục tiêu thứ nhất lúc này là "đánh cho Mỹ cút". Đạt được mục tiêu thứ nhất sẽ tạo điều kiện để hoàn thành mục tiêu thứ hai "đánh cho ngụy nhào". Để đạt được mục tiêu thứ nhất phải làm cho được hai yêu cầu: - Buộc quân Mỹ và quân chư hầu rút ra khỏi miền Nam Việt Nam, chấm dứt chiến tranh của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. - Lực lượng vũ trang Việt Nam ở miền Nam Việt Nam đóng nguyên tại chỗ. Dứt khoát quân đội miền Bắc không rút đi đâu hết. Tuyệt đối không có vấn đề tập kết rút quân như Hiệp định Giơ-ne vơ năm 1954.

Đạt được mục tiêu này sẽ tạo điều kiện thực hiện mục tiêu thứ hai. Ta tạm thời hạ thấp yêu cầu về chính trị ở miền Nam Việt Nam, không đòi lật đổ ngụy quyền Sài Gòn.

Đây là sự chỉ đạo chiến lược hết sức nhạy bén của Bộ Chính trị, kết hợp tài tình giữa đánh và đàm, giữa chiến trường và bàn đàm phán. Một nghệ thuật chiến thuật phù hợp với tình hình thực tế trên chiến trường, nới lỏng vấn đề chính trị để đạt mục tiêu chiến lược và thắng lợi cuối cùng.

Từ ngày 9 đến ngày 13 tháng 10 năm 1972 cuộc đàm phán đi vào thực chất các điều khoản cụ thể của hiệp định. Mỹ chấp nhận rút hết quân, thừa nhận trên thực tế ở miền Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị. 2 giờ sáng ngày 12 tháng 10 năm 1972, cuộc họp tạm ngừng với thỏa thuận coi như Hiệp định cơ bản đã hoàn thành. Hai bên dự kiến ngày 18 tháng 10 năm 1972, Kít-sinh-giơ gặp đồng chí Xuân Thủy để giải quyết nết các vấn đề còn lại và rà soát văn bản. Ngày 24 tháng 10 năm 1972, Kít-sinh-giơ gặp đồng chí Lê Đức Thọ ở Hà Nội và ngày 31 tháng 10 năm 1972, ký Hiệp định ở Pa-ri.
Ngày 20 tháng 10 năm 1972, tổng thống Mỹ Ních-xơn đã gửi công hàm cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng xác nhận văn bản hiệp định đã hoàn thành. Nhưng đột nhiên 15 giờ ngày 23 tháng 10 năm 1972, tổng thống Mỹ Ních-xơn lại thông báo cho ta là có việc khẩn cấp và Mỹ "đang gặp khó khăn", đề nghị có một cuộc gặp riêng nữa và hoãn chuyến đi Hà Nội của Kít-sinh-giơ. Phía Mỹ giải thích rằng tình hình đó là do Nguyễn Văn Thiệu - tổng thống Việt Nam cộng hòa (chính quyền ngụy) không đồng ý và yêu cầu sửa lại 69 điểm trong dự thảo Hiệp định đã thỏa thuận.

Ta lên án sự lật lọng của Mỹ và kiên quyết bác bỏ thông báo đó. Sự thật, đó chỉ là cái cớ để Mỹ che giấu thái độ lật lọng của mình. Trong hồi ký của Kít-sinh-giơ, ông ta kể rằng Ních-xơn nói với ông ta như sau: Nếu Thiệu không biết điều thì... không phải cái đuôi chó lại có thể quẫy được con chó.

Đây chẳng qua là cái cớ nhằm thực hiện âm mưu kéo dài đàm phán để vượt qua bầu cử Tổng thống ở Mỹ. Cũng vào thời điểm này, chính quyền Ních-xơn lập cầu hàng không, tiếp tế ồ ạt vũ khí, thiết bị chiến tranh cho chính quyền và quân đội Sài Gòn.

Đúng 19 giờ 40 phút ngày 18 tháng 12 năm 1972, Mỹ mở cuộc tập kích bằng máy bay chiến lược B.52 xuống Thủ đô Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố khác. Đợt tập kích kéo dài đến ngày 29 tháng 12 năm 1972. Suốt 12 ngày đêm, không quân Mỹ huy động hàng trăm máy bay B.52, hàng nghìn máy bay chiến đấu ném bom bừa bãi, đánh phá ồ ạt gây nhiều thiệt hại về người và của cho nhân dân ta.

Quân và dân ta đã đánh bại cuộc tập kích đường không của Mỹ, lập nên một "Điện Biên Phủ trên không" oai hùng, bắn rơi 81 máy bay, trong đó có 34 pháo đài bay B.52, bắt sống giặc lái Mỹ. Cuộc tập kích chiến lược đường không đánh vào Hà Nội, Hải Phòng nhằm gây sức ép mạnh mẽ với ta trên bàn đàm phán bị thất bại. Mỹ không dám ngẩng mặt nhìn thẳng chúng ta. Bị thất bại nặng nề trên cả hai chiến trường miền Nam và miền Bắc Việt Nam, đặc biệt là thất bại trong cuộc tập kích chiến lược bằng không quân 12 ngày cuối năm 1972, chính quyền Mỹ bị sức ép rất mạnh của nhân dân Mỹ và dư luận thế giới.

Ngày 30 tháng 12 năm 1972, Ních xơn buộc phải tuyên bố trở lại tình trạng trước ngày 18 tháng 12 năm 1972, (nghĩa là ngừng ném bom bắn phá từ vĩ tuyến 20 trở ra) từ 7 giờ ngày 30 tháng 12 năm 1972, để có thể tiếp tục trở lại nói chuyện ở. Hội nghị Pa-ri.

Cuộc gặp riêng giữa đồng chí Lê Đức Thọ và Kít- sinh-giơ được nối lại từ ngày 8 tháng 1 năm 1973.

Đứng trên thế thắng, ta kiên trì đấu tranh giữ vững nội dung cơ bản của dự thảo hiệp định đã được thỏa thuận ngày 20 tháng 10 năm 1972.

Lần gặp này, Kít-sinh-giơ đã phải hạ giọng, thừa nhận một sự thật là ở miền Nam có hai vùng kiểm soát, hai chính quyền, hai quân đội và ba lực lượng chính trị.

Ngày 12 và 13 tháng 1 năm 1973, Hiệp định được ký tắt giữa đồng chí Lê Đức Thọ và Kít-sinh- giơ. Ngày 27 tháng 1 năm 1973, Hiệp định được ký chính thức giữa các bộ trưởng ngoại giao của các bên tham dự Hội nghị Pa-ri. Hiệp định bắt đầu có hiệu lực từ 7 giờ ngày 28 tháng 1 năm 1973.

Nội dung của Hiệp định đạt đủ bốn yêu cầu cơ bản mà ta đã đề ra từ trước: - Mỹ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

- Mỹ phải rút hết quân Mỹ và chư hầu, phá hủy các căn cứ quân sự của Mỹ, cam kết sẽ không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam, để cho nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình.

- Chính phủ Mỹ và chính quyền Sài Gòn phải công nhận Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, thừa nhận sự tồn tại và địa vị hợp pháp của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

- Mỹ phải bồi thường chiến tranh.

Điều Mỹ cay cú nhất là họ phải thừa nhận quân đội miền Bắc không rút khỏi miền Nam, thừa nhận sự tồn tại và địa vị hợp pháp của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Ngày 2 tháng 3 năm 1973, mười hai đoàn đại biểu các chính phủ: Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc, ngụy quyền Sài Gòn và bốn nước trong ủy ban kiểm soát và giám sát việc thi hành Hiệp định Pa-ri đã họp một hội nghị quốc tế về vấn đề Việt Nam. Hội nghị đã đề ra một bản Định ước (Ba Lan) ghi nhận và bảo đảm Hiệp định và các nghị định thư về Việt Nam được thi hành nghiêm chỉnh và triệt để. Định ước này đánh dấu một bước thụt lùi nữa của Mỹ, vì không phải chỉ có Mỹ mà cả quốc tế cũng công nhận có chính quyền cách mạng ở miền Nam Việt Nam và việc kết thúc chiến tranh ở Việt Nam không chỉ là yêu cầu của Việt Nam mà còn là yêu cầu của cả thế giới.

Từ xưa tới nay, chưa bao giờ việc ký kết một văn kiện về quyền dân tộc cơ bản của nhân dân một nước lại được các dân tộc và nhân dân thế giới theo dõi chăm chú, trang trọng như Hiệp định Pa-ri "về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam".

Đây cũng là kết quả của một cuộc đàm phán kéo dài nhất trong thế kỷ 20, với 4 năm 9 tháng, trong đó có 202 phiên họp công khai, 24 cuộc tiếp xúc riêng.

Hiệp định Pa-ri được ký kết là thắng lợi của cuộc đấu tranh yêu nước của đồng bào và chiến sĩ cả nước. Sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước đầy gian khổ hy sinh và vô cùng vẻ vang của nhân dân ta đã thu được những kết quả cơ bản có ý nghĩa rất sâu sắc và rộng lớn.

Với thắng lợi ký kết Hiệp đinh Pa-ri về Việt Nam, cách mạng miền Nam nước ta bước vào một giai đoạn mới, một cục diện mới đã xuất hiện ở miền Nam, một sự thay đổi hết sức quan trọng về so sánh lực lượng, thế và lực của cách mạng đã hơn hẳn thế và lực của địch. Cục diện này tạo ra những điều kiện rất thuận lợi để nhân dân ta ở miền Nam tiếp tục tiến lên hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc và dân chủ.


t
Thắng lợi này cũng chứng minh một chân lý là thắng lợi trên chiến trường quyết định thắng lợi trên bàn đàm phán, và thắng lợi trên bàn đàm phán cổ vũ và phát huy thắng lợi trên chiến trường.

Ngày 29 tháng 3 năm 1973, đất nước ta sạch bóng quân Mỹ. Bộ chỉ huy quân viễn chinh Mỹ phải cuốn cờ các đơn vị cuối cùng của Mỹ và các nước chư hầu rút hết khỏi miền Nam Việt Nam.

Việc quân đội viễn chinh Mỹ và quân đội các nước chư hầu của Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam đã chấm dứt sự có mặt của quân đội xâm lược trên đất nước ta sau 115 năm kể từ năm 1858 khi quân đội thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta. So sánh lực lượng trên chiến trường miền Nam ngày càng thay đổi có lợi cho ta, ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn thêm hoang mang. Đó là điều kiện hết sức thuận lợi cho ta tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.

Giữa năm 1973, hầu hết tỉnh Quảng Trị được giải phóng, nối liền với hậu phương lớn miền Bắc.

Tĩnh hình cách mạng miền Nam phát triển hết sức thuận lợi. Việc xây dựng một trụ sở làm việc của Chính phủ Cách mạng lâm thời ở một vùng giải phóng để làm trung tâm đầu não của cách mạng miền Nam, thực hiện thuận lợi các hoạt động ngoại giao, đồng thời để các Đại sứ bên cạnh Chính phủ Cách mạng lâm thời đến trình quốc thư hoặc làm việc đã được đặt ra cấp thiết. Chính vì thế, ngay sau khi Hiệp định Pa-ri được ký kết, ta chọn thị trấn Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị để xây dựng một trụ sở làm việc của Chính phủ Cách mạng lâm thời.

Mặc dầu Cam Lộ lúc đó vẫn còn nằm trong tầm pháo của địch, nhưng ngược lại địch cũng nằm trong tầm pháo của ta. Điều đó nói lên thế của ta trên chiến trường đã hoàn toàn chủ động.

Khu trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời được khởi công xây dựng từ ngày 6 tháng 5 năm 1973 đến ngày 30 tháng 5 năm 1973 thì hoàn thành. Tôi được biết, toàn bộ thiết kế nguyên vật liệu, thợ lắp ráp cộng trình đều được đưa từ Hà Nội vào. Khu trụ sở Chính phủ quay về hướng đông chia làm hai khu: Khu A và Khu B.

Khu A, gồm ba dãy nhà làm thành một cụm, nhà làm việc của Chính phủ, nhà khách, nơi trình quốc thư của các đại sứ.

Khu B, có ba dãy nhà nằm song song có kết cấu giống nhau nằm đối diện với cổng phụ B, là nơi làm việc của các nhân viên, cán bộ của Chính phủ, nơi ở và làm việc của các phóng viên báo chí.

Kết cấu của các khu nhà trụ sở Chính phủ theo kiểu nhà lắp ghép, mái nhọn, vì kèo bằng sắt, lợp tôn, trần và vách bằng gỗ. Mặc dù được xây dựng khẩn trương trong một thời gian ngắn, điều kiện thi công khó khăn nhưng khu trụ sở vẫn mang dáng vẻ bề thế khang trang với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt thiết yếu: điện, nước máy, vườn hoa, cây cảnh... Đặc biệt khu nhà tiếp khách của Chính phủ rất trang nhã và lịch sự, được phân bố hài hòa giữa các dãy nhà thoáng đẹp, trong khuôn viên có nhiều loại cây cổ thụ và cây cảnh, đặc biệt là hàng dừa biểu tượng sức sống quật cường của nhân dân miền Nam.

Tại đây ngày 6 tháng 6 năm 1973, Chính phủ Cách mạng lâm thời đã làm lễ ra mắt nhân dân trong buổi lễ mít tinh trọng thể, trước sự chứng kiến của đông đảo phóng viên báo chí trong nước và nước ngoài. Đại biểu của 19 nước anh em bầu bạn khắp năm châu đã tới dự. Đại sứ của các nước đã làm lễ trình quốc thư...

Khu trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được xây dựng tại Cam Lộ tỉnh Quảng Trị trở thành biểu tượng cho tình cảm, khát vọng và lòng quyết tâm của nhân dân miền Nam đấu tranh thống nhất nước nhà. Lần đầu tiên trong vùng giải phóng, Chính phủ Cách mạng lâm thời đã có trụ sở chính thức để làm việc, đặt quan hệ ngoại giao với tất cả các nước trên thế giới, đại diện cho nhân dân miền Nam nói lên tiếng nói của mình.

Chính phủ Cách mạng lâm thời đã đón hàng chục đoàn khách quốc tế. Đặc biệt ngày 15 tháng 9 năm 1973, Chủ tịch Phi-đen Ca-xtơ-rô đã đến thăm vùng giải phóng Quảng Trị. Thay mặt ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, ông Trần Nam Trung, Phó Chủ tịch Đoàn chủ tịch ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã nồng nhiệt đón Chủ tịch Phi-đen. Dự buổi tiếp còn có ông Hoàng Bích Sơn - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ông Lê Xích - Chủ tịch ủy ban Mặt trận giải phóng tỉnh Quảng Trị, ông Lê San - Chủ tịch ủy ban nhân dân cách mạng tỉnh Quảng Trị, ông Võ Anh Tuấn, Đại sứ Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Cu Ba và nhiều cán bộ cao cấp của Mặt trận Dân tộc giải phóng, Chính phủ và các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng miền Nam Việt Nam.

Chủ tịch Phi-đen cùng các vị trong đoàn đã đến thăm thị trấn Đông Hà, một số nơi đã ghi đậm chiến công oanh liệt của quân và dân ta trong năm 1972. Chủ tịch và các vị cùng đi đã tham dự cuộc mít tinh của hàng nghìn người dân Quảng Trị. Tại cuộc mít tinh ông Trần Nam Trung đã đọc lời chào mừng Chủ tịch Phi-đen Ca-xtơ-rô và các vị khách quý Cu Ba. Sau khi nhắc lại quá trình chiến đấu chống Mỹ, cứu nước vô cùng oanh liệt của nhân dân miền Nam và nhân dân cả nước Việt Nam đưa đến việc ký kết Hiệp định Pa-ri, buộc Mỹ phải chấm dứt vũ trang xâm lược, phải rút hết quân Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam, ông Trần Nam Trung nói lên sự kính phục của nhân dân miền Nam Việt Nam đối với tinh thần cách mạng chống Mỹ của nhân dân Cu Ba anh hùng. ông ca ngợi tinh thần lao động hăng say của nhân dân Cu Ba, đã đạt được những thành tích to lớn trong công cuộc xây dựng nước Cu Ba xã hội chủ nghĩa. ông Trần Nam Trung nhấn mạnh đến tinh thần đoàn kết chiến đấu và sự giúp đỡ hết lòng của Chính phủ và nhân dân Cu Ba đối với cuộc đấu tranh chống Mỹ, cứu nước của nhân dân miền Nam Việt Nam. ông cũng nói lên sự biết ơn của Chính phủ và nhân dân miền Nam Việt Nam với sự kiện Cu Ba là nước đầu tiên công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam...
Trong lời đáp, Chủ tịch Phi-đen Ca-xtơ-rô ca ngợi lịch sử đấu tranh oanh liệt chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Chủ tịch đánh giá cao thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam và nhấn mạnh rằng: "Nhân dân miền Nam Việt Nam đã nêu một tấm gương tuyệt vời cho cả nhân loại, cho tất cả các dân tộc đang đấu tranh để tự giải phóng". Chủ tịch Phi đen Ca-xtơ-rô tỏ ý tin tưởng rằng nhân dân miền Nam Việt Nam sẽ phát huy tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng nhất định sẽ hoàn thành những nhiệm vụ to lớn của mình trong giai đoạn đấu tranh mới.

Chủ tịch nói tiếp: "Thắng lợi của các bạn ở Quảng Trị và ở trên toàn miền Nam thật là tuyệt vời Thắng lợi đó đã buộc đế quốc Mỹ phải chấm dứt ném bom miền Bắc, rút hết quân Mỹ khỏi miền Nam, ký Hiệp định Pa-ri. Người đánh bại Mỹ chính là những người Việt Nam bình thường mà chúng tôi đã gặp trên đường. Chính những con người bình dị đó không hề chịu khuất phục trước bất cứ một loại vũ khí nào, một sức mạnh nào. Đó là những con người tiêu biểu cho một dân tộc được giáo dục về lòng yêu nước trong tinh thần cách mạng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đào tạo rèn luyện... Một nghìn năm, hai nghìn năm, mười nghìn năm qua đi, nhưng các thế hệ sau này vẫn còn nhắc đến chủ nghĩa anh hùng Việt Nam"...

Ngày 20 tháng 12 năm. 1973, tôi được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Trong lời tuyên dương có đoạn: "Từ năm 1968 đến tháng 6 năm 1972, đồng chí Nguyễn Huy Hiệu chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị.

Trưởng thành từ chiến sĩ lên cán bộ trung đoàn, ở cương vị nào đồng chí cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Nguyễn Huy Hiệu đã đánh 67 trận, diệt 63 tên địch (có hàng chục tên Mỹ), phá huỷ 3 súng đại liên, thu 15 súng AR15, một máy vô tuyến, một số bản đồ quân sự. Chỉ huy đơn vị diệt gần 600 tên Mỹ, gần 2 nghìn tên ngụy, bắt 155 tù binh, phá hủy hơn 100 xe quân sự (có 39 xe tăng, xe bọc thép), chiếm nguyên vẹn một xe tăng M41, bắn rơi 57 máy bay các loại. Ba lần bị thương, đồng chí không rời trận địa, tiếp tục chỉ huy đơn vị chiến đấu đến khi trận đánh kết thúc. Đồng chí đã được tặng thưởng năm Huân chương chiến công Giải phóng (hai hạng Nhất, hai hạng Nhì, một hạng Ba), 14 danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ, Dũng sĩ diệt cơ giới và Dũng sĩ Quyết thắng, hai danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng và nhiều bằng, giấy khen khác...".

Hai mươi lăm tuổi, được bổ nhiệm làm trung đoàn phó, được tuyên dương danh hiệu Anh hùng, đó là một vinh dự rất lớn đối với tôi. Hôm nhận danh hiệu Anh hùng tôi đã khóc. Tôi nhớ đến hình ảnh của Đại đội trưởng Mai Xuân Tình, Chính trị viên đại đội Đặng Quang Hồng, Trung đội trưởng Phan Hữu Mỹ, Nguyễn Đình Cư... chiến sĩ Cao Như Thiêm, chiến sĩ B41 Phùng Văn Khoét, Trung đoàn trưởng Cao Uy... và biết bao nhiêu cán bộ, chiến sĩ của Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 27 - Mặt trận B5 thân yêu của tôi ngã xuống vì độc lập tự do cửa Tổ quốc. Nhờ họ tôi mới có được vinh quang này.

Tôi thầm hứa với các liệt sĩ sẽ tiếp tục chiến đấu thực hiện lời Bác Hồ kính yêu: "Đánh cho ngụy nhào" giải phóng miền Nam thống nhất đất nước để xứng đáng với sự hy sinh của các anh. Tôi sẽ không bao giờ quên các anh, quên một thời Quảng Trị máu lửa và cũng rất anh hùng. Hình ảnh các anh sẽ sống mãi trong ký ức của tôi.