THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ

THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ

THI VÂN YÊN TỬ

SỚM CHIỀU DU NGOẠN CÙNG MÂY NÚI
HOA TRÁI QUA NGÀY TA VỚI TA

Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2012

Có phải đất Thuận Hóa là món quà cưới của công chúa Huyền Trân đời Trần?

Người thành cổ Quảng trị

Huyền Trân (chữ Hán: 玄珍), một công chúa đời nhà Trần, là con gái của vua Trần Nhân Tông và là em gái vua Trần Anh Tông. Năm 1306, Huyền Trân được gả cho vua Chiêm Thành (Champa) là Chế Mân (tiếng Phạn: Jaya Sinhavarman III) để đổi lấy hai châu Ô, Lý (từ đèo Hải Vân, Thừa Thiên đến phía bắc Quảng Trị ngày nay).
Người ta nói Huế đẹp và thơ. Không những đất nước và cong người xứ Huế là đẹp và thơ mà lịch sử ra đời của Huế cũng rất đẹp và rất thơ bởi Huế là món quà cưới của một người con gái họ Trần.

Đền thờ Huyền Trân công chúa tại Huế

Như chúng ta biết, năm 1301, thượng hoàng Trần Nhân Tông nước Đại Việt sang thăm Chăm-pa. Vua Chăm-pa lúc bấy giờ là Chế Bồng Mân đã tổ chức nghi lễ đón vua Trần vô cùng trọng thể. Sau chín tháng trò chuyện, thăm viếng, bàn bạc chuyện ngoại giao giữa hai nước, vua Trần đã quyết định gả công chúa Huyền Trân của nước Đại Việt cho Chế Mân – mặc dù vua nước Chăm-pa đã lớn tuổi và đã có nhiều vợ.





Bàn thời Huyền Trân Công chúa

Khi cái tin vua Trần hứa gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân đưa về đến kinh đô Thăng Long, quần thần và trăm họ vô cùng xao xuyến. Công chúa Huyền Trân thì hoảng hốt, vật vã người một cách thảm thiết. Phần vì nghĩ đến Chăm-pa xa xôi, ra đi biết có ngày trở lại; phần vì công chúa đau đớn phải xa lìa người yêu Trần Khắc Chung – một vị tướng trẻ của nước Đại Việt. Bởi vậy, suốt mấy năm liền, công chúa cứ ẩn mình trong cung với nỗi khổ tâm da diết không thể nào diễn tả cho hết được. Trong lúc đó quần thần và dân trăm họ chưa hiểu hết dụng ý của thượng hoàng đã dùng thơ văn chế nhạo việc gả bán này. Ngay cả vua Trần Anh Tông (anh của công chúa Huyền Trân) cũng không đồng ý. Dư luận chống lại việc gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân đã vượt biên giới lan đến tận tai vua Chăm-pa. Vua Chăm-pa không ngạc nhiên và cũng không bỏ ý định cưới Huyền Trân.
Năm 1306, vua Chăm-pa cho người sang Thăng Long xin vua Trân thực hiện lời hứa cũ và thông báo cho nước Đại Việt biết nếu cưới được công chúa Huyền Trân thì sẽ cắt hai châu Ô, Lý giao về cho nước Đại Việt làm quà sính lễ. Công chúa Huyền Trân vốn đã hiểu được nỗi thao thức của vua cha về đất nước. Vì vậy, dù đau khổ nhưng hiểu được dụng ý của vua cha muốn dùng tình nghĩa giao hảo giữa hai nước mà tiết kiệm được xương máu của trăm họ, bà chị hy sinh tình riêng để nhận lời ra đi.
Khi bà sang đến Chăm-pa thì đồng bào ở hai châu Hoan, Ái (Thanh Hóa, Nghệ An ngày nay) cũng rầm rộ kéo nhau vào tiếp nhận hai châu Ô, Lý. Châu Ô đổi thành châu Thuận, châu Lý đổi thành châu Hóa. Thuận là bằng lòng, Hóa là thay đổi. Bằng lòng thay đổi văn hóa Chăm-pa sang văn hóa Đại Việt.
Người đời sau biết ơn bà đã làm nhiều thơ văn ca ngợi sự hy sinh của bà.
Các làn điệu ca Huế nổi tiếng Nam bình, Nam ai ra đời cũng xuất phát từ cuộc ra đi của công chúa Huyền Trân. Mấy câu kết thúc bài Nam bình “Nước non ngàn dặm ra đi” thật thấm thía:

“Dặn một lời Mân quân
Nay chuyện mà như nguyện
Đặng vài phân
Vì lợi cho dân
Tình đem lại mà cân
Đắng cay muôn phần”
Theo cuốn "700 năm Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế" của Nguyễn Đắc Xuân.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét