THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ

THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ

THI VÂN YÊN TỬ

SỚM CHIỀU DU NGOẠN CÙNG MÂY NÚI
HOA TRÁI QUA NGÀY TA VỚI TA

Thứ Ba, 2 tháng 3, 2010

Làng thầy giáo

Người thành cổ Quảng trị
Như bao làng quê khác của tỉnh Quảng Trị, làng Nại Cửu của xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong thoạt nhìn không có gì đặc biệt, nếu không muốn nói đây là một làng quê hãy còn rất nghèo. Thế nhưng, cái tên Nại Cửu lại nức tiếng xa gần vì truyền thống hiếu học. Và đặc biệt hơn nữa, có lẽ đây còn là một một ngôi làng có số người theo nghề giáo đông nhất nước ta hiện nay. Theo thống kê của Hội khuyến học xã Triệu Đông, Nại Cửu chỉ có 670 hô với 3.080 nhân khẩu nhưng đã có 300 người theo nghề dạy học, nếu tính luôn số dâu rễ của làng, con số ấy phải lên đến 500.
Nếu tính những gia đình có 5 người trở lên làm nghề giáo thì Nại Cửu có khoảng mươi nhà, còn lại thì gần như nhà nào cũng có từ 1 đến 2 người dạy học.
Chính vì vậy nên cũng không có gì ngạc nhiên khi biết rằng, trong số 31 giáo viên của Trường Tiểu Học Triệu Đông này đây, thì đã có đến 27 thầy cô đều là người của làng Nại Cửu.
Quả vậy, với Nại Cửu, hình ảnh người thầy bao giờ cũng được tôn vinh. Tuy nhiên, nếu như nhiều nơi khác thường có một nơi thờ cúng vị tổ của nghề truyền thống làng mình, thì riêng ở Nại Cửu này, vị tổ ấy là ai vẫn chưa xác định được. Và nguyên nhân sâu xa vì sao làng mình có đông người theo nghề giáo đến thế, thì mỗi người lý giải mỗi cách.
Mọi lý giải đều khá chủ quan và vẫn chưa có một cơ sở chính xác và khoa học nhất để chứng minh. Nhưng với người Nại Cửu, điều đó không quan trọng, điều mà họ quan tâm là những hệ quả tốt đẹp mà làng đã đang và sẽ thụ hưởng từ cái nghề thanh bạch và cao cả của mình. Theo họ, chính nghề giáo đã hun đúc nên tinh thần hiếu học của bao thế hệ trẻ của làng. Bằng chứng là hàng năm, có đến 99% học sinh của làng thi đỗ vào bậc phổ thông trung học, và hầu như năm nào, tỉ lệ học sinh của làng thi đỗ vào các trường đại học cũng cao nhất xã, nếu không muốn nói là nhất huyện hay tỉnh. Chỉ riêng kỳ thi đại học vừa qua, cả 4 thôn của xã Triệu Đông có 35 thí sinh đỗ đại học, thì riêng Nại Cửu đã chiếm hết 23 em. Quả là một con số ấn tượng.
Càng ấn tượng hơn khi biết rằng, ngoài cái tên làng Hiếu Học, làng Thầy Giáo, Nại Cửu còn có một cái tên khác nữa: làng Mắc Nợ. Điều đáng nói là, người Nại Cửu không chỉ tự hào về một làng thầy giáo, một làng hiếu học quê mình, mà họ còn tự hào vì làng mình tuy nghèo, nổi tiếng mắc nợ ngân hàng nhưng những khoản nợ vay ấy không để sắm xe xây nhà, mà ấy tất cả là vì cái học của con em nhà mình.
Quả vậy, đến Nại Cửu, sẽ không khó để tìm một hộ gia đình thuộc diện được cấp sổ hộ nghèo nhưng con cái trong nhà bao giờ cũng được đi học, tối thiểu cũng tốt nghiệp phổ thông. Và gia đình chị Thuý đây là một ví dụ điển hình. Chồng mất, một mình vất vả nuôi 4 con. Hiện tại, chị đang cầm trong tay sổ hộ nghèo do địa phương cấp, vẫn còn mắc nợ ngân hàng, nhưng 4 người con của chị, một người đang học phổ thông, 3 người còn lại thì đầu đã vào đại học.
Tôn vinh nghề giáo, lấy học làm đầu, nên dù còn lắm khó khăn nhưng từ năm 2001, Nại Cửu đã thành lập cho mình một quỹ khuyến học nhằm gây quỹ khen thưởng và tôn vinh những thầy cô xuất sắc, những học sinh giỏi, thi đậu vào đại học vào ngày 20/11 hàng năm. Chính từ tinh thần của quỹ khuyến học này mà ngày Nhà Giáo Việt Nam hàng năm, Nại Cửu như sống trong một ngày hội lớn của riêng mình. Vào ngày này, không chỉ mọi người trong làng nô nức rủ nhau dự lễ phát thưởng, trò đi thăm thầy, mà ngay cả những ai dù tha phương nhưng còn đứng trên bục giảng, cũng tề tựu về làng, cùng nhau vui ngày họp mặt và tôn vinh nghề truyền thống tốt đẹp nhất của làng.
(Theo SSM )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét