THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ

THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ

THI VÂN YÊN TỬ

SỚM CHIỀU DU NGOẠN CÙNG MÂY NÚI
HOA TRÁI QUA NGÀY TA VỚI TA

Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

Điệp Viên Hoàn Hảo X6

Người thành cổ Quảng trị


Larry Berman
Điệp Viên Hoàn Hảo X6
Dịch giả: Đỗ Hùng
Chương 2
ĐIỆP VIÊN HỌC NGHỀ
    
iệt Cộng đã xâm nhập đáng kể vào làng báo.
Nhà báo Nguyên Hưng Vượng
Nói với các đồng nghiệp Robert Shapien và Phạm Xuân Ẩn.(1)
GỬI PHẠM XUÂN ẨN
TRƯỜNG ORANGE COAST COSTA MESA,
CALIFORNIA
Phạm Xuân Ẩn mỉm cười khi đọc địa chỉ người gửi: Mills C. Brandes, 2329 South Joyce Street, Arlington, Va.
Đó là tháng 4 năm 1958. Ẩn sắp kết thúc năm đầu tại Trường Orange Coast. Rất nhiều điều tuyệt vời đã xảy ra kể từ buổi tối 16 tháng 8 năm 1957, khi Ẩn và gia đình Brandes chia tay nhau tại sân bay Tân Sơn Nhứt ở Sài Gòn. Mills Brandes vừa hoàn tất một sứ mệnh bí mật kéo dài hai năm tại Sài Gòn và lúc bấy giờ đang cùng gia đình đi nghỉ mát trước khi trở về Arlington để Mills có thể bắt đầu công việc mới tại Washington, D.C.
Mối quan tâm chủ yếu của Mills trong khoảng thời gian ngắn chạy xe ra sân bay không phải là cuộc khởi hành sắp tới của gia đình ông, mà là người bạn trẻ Việt Nam, người vài tuần nữa sẽ rời Sài Gòn tới Costa Mesa, California, để học báo chí tại Trường Orange Coast. Mills và vợ, bà Janet, đã mua tặng Ẩn chiếc va li mới và dặn đi dặn lại rằng khí hậu California không nóng ẩm như Sài Gòn. Mills mong Ẩn tiếp tục tiến độ học tiếng Anh như lâu nay và đã dàn xếp để một đồng nghiệp là Corad Dillow thay Janet làm gia sư cho Ẩn. Trước khi nói lời tạm biệt, Mills đưa cho Ẩn danh sách một số bạn bè và gia đình mà Ẩn có thể liên lạc khi đến California.
Mills gặp Ẩn lần đầu vào năm 1956 khi đang là nhân viên của Bộ Ngoại giao, làm việc trong lĩnh vực thủy điện, hoặc ít nhất thì đây là vỏ bọc của ông ta. Là bạn thân của điệp viên CIA huyền thoại Lou Conein, Brandes thực ra làm công tác bí mật nhằm giúp chính quyền Ngò Đình Diệm đánh bại lực lượng Việt Minh Cộng sản.(2) Conein và Brandes từng hoạt động chung một tổ trong Cơ quan tình báo Chiến lược (OSS)(*) trong Thế chiến II. Năm 1954, Conein chuyển tới hoạt động trong chiến dịch bí mật của Edward Lansdale ở Bắc Việt, tổ chức một nhóm bán quân sự chống Cộng để cài lại nhằm phá hoại các cơ sở công nghiệp và giám sát một chiến dịch gián điệp.(3) Cũng chính Conein đã điều Brandes tới Việt Nam để tham gia chiến dịch chống Cộng. Khi nghe tôi kể về các hoạt động ngầm của Brandes, Ẩn thú nhận “tôi chưa từng biết điều đó”. “Tôi biết Mills Brandes là một người chống Cộng hăng hái, nhưng tôi không rõ mối quan hệ giữa ông ấy và Lou Conein. Tôi cũng biết rất rõ Conein. Chúng tôi thường cùng nhau uống rượu Black &t White, đặc biệt là với Bob Shaplen, và tôi biết ông ta gắn bó mật thiết với CIA, nhưng chuyện này thì tôi không hề biết”, Ẩn nói với một chất giọng tôn trọng chuyên nghiệp đối với nhiệm vụ bí mật của bạn ông.
______________________
(*) Office of Strategic Services (OSS) ra đời năm 1942 và chấm dứt hoạt động vào năm 1945, là tiền thân cùa Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA).
______________________
Ẩn luôn coi gia đình Brandes là “gia đình Mỹ đầu tiên” của ông. Mills và Janet thường tạo mọi điều kiện để Ẩn tham gia vào các hoạt động của họ. Sau khi dỗ các con nhỏ đi ngủ, Janet có thể ngồi hàng giờ để luyện tiếng Anh cho Ẩn, người rất gắn bó với ba đứa nhỏ Jud, Julanne và Mark. “Lần đầu tiên trong đòi, tôi được những đứa trẻ người Mỹ này chỉ cho cách chơi với trẻ em Mỹ nói chung; làm sao để thân thiết với chúng”, Ẩn nhớ lại, đến lượt mình, chính ông cũng dẫn Mills và Janet về nhà để giới thiệu với cha mẹ và các anh chị em. Năm mươi năm sau, Julanne Brandes Owings nói với tôi, “Cho đến hôm nay tôi vẫn nhớ rõ rằng ông ấy là một người bạn đặc biệt của gia đình; hiếm có người nào mà tôi biết từ thời ấu thơ lại đối xử tử tế và đầy tôn trọng với tôi như ông Ẩn”.
Có lần Mills đề nghị Ẩn làm hướng dẫn và thông dịch cho gia đình trong một chuyến du lịch khắp miền Nam Việt Nam. Những chặng đường dài trên chiếc Land Rover cùng cả gia đình đã giúp Ẩn thực hành tiếng Anh rất tốt, trong đó có hai câu chuyện đáng nhớ mà năm mươi năm sau cả Ẩn lẫn những đứa trẻ ngày ấy đã kể lại với tôi cùng một nội dung. Câu chuyện thứ nhất xảy ra trên chặng đường từ Ban Mê Thuột tới Nha Trang, ở đoạn Quốc lộ 1 chạy dọc bờ biển. “Chúng tôi trông thấy một ngọn núi và trên đỉnh cao vời vợi có khối đá hình mẹ bồng con”, ông Ẩn hồi tưởng. “Tôi kể với mọi người truyền thuyết về hình ảnh ấy, và Janet Brandes bảo tôi viết lại để bà có thể giúp chỉnh sửa câu chữ. Truyện kể về hai anh em trẻ tuổi, một gái và một trai.
Vào ngày nọ, hai anh em có chuyện xích mích dẫn đến đánh nhau. Người anh nổi nóng cầm dao chém vào đầu em gái, làm cô em bị thương. Nhìn thấy máu chảy đầm đìa, người anh sợ quá bỏ nhà trốn biệt tăm. Cả gia đình tỏa đi tìm kiếm nhưng chẳng thấy người anh nơi đâu. Chàng đã tới ngôi làng khác sinh sống, không bao giờ trở về. Rồi chàng làm nghề đánh cá. Một ngày nọ, chàng phải lòng một cô gái liền cưới làm vợ mà không hề biết rằng đó chính là em gái mình. Họ có với nhau một đứa con trai. Cuộc sống gia đình thật đầm ấm. Thế rồi có lần người vợ nhờ chồng chải đầu. Người chồng bỗng phát hiện trên đầu nàng có vết sẹo liền hỏi nguyên do. Khi nghe kể lạị, người chồng biết rằng người vợ chính là em gái mình và hai người đã phạm tội loạn luân. Lương tâm giày vò, anh ta liền bỏ nhà đi biệt xứ. Người vợ ngày đêm nhung nhớ, đã bồng con lên ngọn núi gần nhà trông ngóng người chồng trở về, vì chồng nàng thường ra khơi sớm và trở về nhà rất muộn.
Người vợ chờ đợi mỏi mòn. Mỗi ngày nàng lại leo lên cao hơn. Một ngày nọ, nàng chết và Thượng đế biến nàng cùng đứa con thành đá, đấy là tượng đá người mẹ và đứa con ngóng chồng, đợi cha trở về. Cho đến hôm nay, ngư dân vùng Quy Nhơn ở miền Trung Việt Nam vẫn còn ngước nhìn lên tượng người mẹ bồng con và khấn: “Xin Bà phù hộ cho gió Tây Nam thổi mạnh lên… Đức lang quân của Bà giờ sống ở Quy Nhon và chúng con đang đi theo Ngài, cầu xin Bà nổi gió Tây Nam để thuyền ra khơi nhanh”.
Ẩn khẽ hát lên những lời khấn đó bằng tiếng Việt và sau đó viết ra giấy bằng tiếng mẹ đẻ. Khi tôi kể lại chuyện này với gia đình Brandes, Jud đã lục ra một tấm ảnh trong bộ sưu tập của gia đình rồi chỉ cho tôi hình ảnh khối đá.
Chuyến đi đáng nhớ ấy còn có một câu chuyện không thể quên nữa; đấy là cái hôm Mills quẹo nhầm vào một con đường hẻo lánh và đột nhiên lính Việt Minh bao vây chiếc xe. Lũ trẻ sợ khiếp vía. Đầu tiên Ẩn trấn an mọi người, bảo cả gia đình hãy bình tĩnh trong khi ông đi nói chuyện với những người kia. Không ai dám nhúc nhích hoặc nói điều gì. Sau một lát chỉ chỉ trỏ trỏ, Ẩn trở lại và chỉ cho Mills cách quay lại đường lớn. Không biết Ẩn đã nói gì nhưng có vẻ như lời ông rất hiệu nghiệm bởi toán du kích nhanh chóng biến vào khu rừng ven đường.
Tối hôm đó, Mills tập hợp cả gia đình và dặn mọi người không bao giờ quên ơn cứu mạng của Ẩn. “Nếu không có chú ấy thì tất cả chúng ta đã bị giết”, nhiều năm về sau, những người con vẫn nhớ như in lời cha trong ngày hôm ấy. Cho tới tận hôm nay, các thành viên trong gia đình Brandes vần kể về câu chuyện với lòng tri ân sâu sắc về những gì mà theo họ là nghĩa cử của tình bằng hữu và lòng dũng cảm, một món nợ không thể nào đền đáp được. Khi tôi hỏi Jul và Jud về phản ứng của cha họ khi nghe tin Ẩn là một điệp viên Cộng sản, hai người cho biết, “Bố bảo rằng ông Ẩn là một người bạn của gia đình, bố không phán xét ông ấy. Chúng tôi yêu Việt Nam, yêu ông Ẩn, chúng tôi hiểu tinh thần dân tộc, người dãn Việt Nam là bạn bè của chúng tôi. Ông Ẩn đã làm điều phải làm, cho đất nước, cho gia đình ông ấy. Ông ấy đã vun đắp tình bạn cho tương lai. Ông ấy đã tham gia trò chơi một cách thông minh nhất”.(4)
Ẩn kể với tôi rằng, khi nói chuyện với toán Việt Minh, ông bảo mình là hướng dẫn viên du lịch cho gia đình trẻ người Mỹ này và cả nhóm đang bị lạc đường do không rành nơi đó. “Tôi bảo, họ chẳng làm hại ai cả và Mills cũng không làm việc cho chính phủ”. Tôi ngờ rằng Ẩn không chỉ nói có vậy nên tiếp tục khơi gợi để ông kể tiếp. Tuy nhiên, “có những chuyện dù năm mươi năm đã trôi qua tôi vẫn không thể nói ra được”, ông nói bằng một chất giọng như gợi ý rằng chúng tỏi nên chuyển sang đề tài khác.
CẦM PHONG THU TRONG TAY, Ẩn nhớ lại cái ngày ông trông thấy Mills Brandes đạp chiếc xích lồ leo lên một trong những con dốc cao nhất Sài Gòn trong khi người đàn ông gầy gò hành nghề đạp xích lô thì lại ngồi ở ghế hành khách. Ẩn chưa bao giờ thấy một gã Tây đạp xích lô, nhưng còn đáng ngạc nhiên hơn đó là cái ông xích lô thực sự thì lại ngồi như là hành khách.
Khi họ vừa lên đến đỉnh dốc, ngay Nhà thương Grall (*), hai người lại đổi vị trí cho nhau, người đạp xích lô chở Mills về nhà ở số 213B Công Lý. Mills sau này giải thích rằng hôm đó Sài Gòn nắng nóng bất thường và do ông ta quá bự con nên cảm thấy ái ngại cho bác xích lô ốm yếu. Ẩn không bao giờ quên bài học đó: “Ông biết đấy, đây là một câu chuyện rất nhân văn ăn sâu vào đầu tôi cho tới lúc chết. Lần đầu tiên người Mỹ cho tôi thấy họ giàu tình thương và hào hiệp đến nhường nào”.
______________________
(*) Ngày nay là Bệnh viện Nhi đồng 2, Thành phố Hồ Chí Minh.
______________________
Ẩn luôn mong nhận được tin tức từ Mills, nhưng lá thư này mang đến cho ông những tin tức gây xáo động. “Hy vọng anh không phiền lòng về việc chúng tôi tham khảo ý kiến anh những vấn đề liên quan đến quan hệ Việt - Mỹ”, Mills Brandes viết trong thư. “Chúng tôi làm thế bởi chúng tôi rất quan tâm về mối quan hệ này và bởi chúng tôi biết rằng anh sẽ đưa ra ý kiến thẳng thắn nhất của mình. Sau tất cả, anh chính là người đã dạy cho tôi và gia đình tôi phần lớn những gì mà chúng tôi biết về đất nước của anh”. (5)
Gửi kèm thư là bốn bài báo, bao gồm bài viết về “sự kiện chính quyền Việt Nam phát hiện nhiều ký giả Cộng sản ở miền Nam”. Mills cảnh báo Ẩn rằng những vụ bắt giữ này “đã chỉ ra mối đe dọa từ Cộng sản cũng như cho thấy nhận thức của một số người về sự tồn tại của mối đe dọa đó. Chúng tôi không có những cán bộ tuyên truyền làm việc 'toàn thời gian' tại đất nước này, mà chỉ có 'một nền báo chí tự do' mà anh sấp sửa nghiên cứu. Nhiều lúc tôi cho rằng đất nước tôi đang đánh nhau với hai tay bị trói chặt ở sau lưng. Hy vọng rằng việc chúng tôi không thuận với chương trình tuyên truyền được Chính phủ Mỹ tài trợ để đối đầu với Cộng sản sẽ không bị bạn bè diễn dịch rằng đó là do chúng tôi hèn nhất.
“Tôi phải thừa nhận rằng ở đất nước của anh và các nước khác tại Viễn Đông, tôi đã gặp nhiều người hiểu biết về chiến lược và chiến thuật của Cộng sản hơn so với những người tại Mỹ. Tôi chỉ là một cá nhân và không phải là một hình mẫu hợp lý cho trong nước lẫn nước ngoài - có lẽ là không phải. Nếu, một ngày nào đó, nhân dân tôi được phép hiểu đúng bản chất chủ nghĩa Cộng sản trên thế giới - một thế lực quỷ quyệt đang âm mưu thống trị thế giới bằng sự kiểm soát của một vài cá nhân điên khùng - thì khi đó chủ nghĩa Cộng sản sẽ bị diệt vong. Tôi chưa nghĩ rằng nhân dân chúng tôi đã nhận thấy toàn bộ hình hài mối đe dọa này. Thêm vào đó, tôi không tin chúng tôi đã biết rõ rằng vũ khí có sức mạnh lớn nhất để chúng tôi tiêu diệt Cộng sản, đó là sự thật, lòng chân thành và phẩm hạnh cá nhân”.
Từ lá thư này, Ẩn nhận ra hai điều quan trọng. Thứ nhất, ở trong nước, chính quyền Diệm đã thực hiện một cuộc thanh trừng nhằm vào những người cảm tình với VC (*), và thứ hai, vỏ bọc của ông vẫn chưa hề hấn gì. Sứ mệnh của Ẩn tại Mỹ là học tất cả những gì có thể về người Mỹ và văn hóa của họ để sau đó trở về Việt Nam làm việc dưới vỏ bọc là một nhà báo. Nhiều thành viên Bộ Chính trị tại Hà Nội, vốn đã theo dõi sát các nguồn lực từ Mỹ được tuồn vào Việt Nam kể từ sau thất bại của Pháp tại Điện Biên Phủ, đã đoan chắc rằng sẽ có một ngày giữa Mỹ và Việt Nam nổ ra chiến tranh. Trước khi ra đi, Ẩn được chỉ đạo là phải tìm mọi cách để bản thân có một cách nghĩ, cách viết như người Mỹ. “Nếu không làm điều đó, cậu sẽ không thành công được”, thượng cấp Mười Hương cảnh báo. “Khi tới đó, cậu phải nghiên cứu văn hóa Mỹ một cách bài bản và phải tìm hiểu người Mỹ một cách toàn diện. Chỉ có làm được điều đó thì cậu mới hoàn thành được nhiệm vụ”. (6)
______________________
(*) VC - viết tắt của Việt Cộng, một từ viết tắt rất phổ biến trong các tài liệu của Mỹ và Việt Nam Cộng hòa.
______________________
Trong khi làm nhiệm vụ, Ẩn đã dần dần cảm phục nhản dân Mỹ, giá trị và văn hóa của họ. Tinh cảm này đã nảy mầm từ Việt Nam, trong những dịp ông tương tác với những người Mỹ như gia đình Brandes hoặc Thượng sĩ Frank C. Long cùng ba người con của ông này, Amanda, Peter và Kathy. Ông khâm phục lòng trác ẩn, tính độc lập và cả những ý định tốt đẹp của họ. Bất cứ nơi đâu, ông đều tranh thủ giải thích về đất nước Việt Nam cũng như bề dày lịch sử chống ngoại xâm cho những người bạn Mỹ. “Tôi luôn hy vọng nước Mỹ sẽ mở to mắt và giúp đỡ một đất nước Việt Nam thực thụ”, Ẩn nói với Henry Kamm.(7)
Ẩn trở thành đảng viên Cộng sản vào tháng 2 năm 1953 trong một lễ kết nạp ở tỉnh cực nam Cà Mau, cách Sài Gòn 350 cây số. Cán bộ cấp cao nhất của Việt Minh hoạt động ở miền Nam, ông Lê Đức Thọ, chủ trì lễ kết nạp và sau đó đã kéo Ẩn ra nói chuyện riêng. Ồng Thọ tham gia nhóm cách mạng của Hồ Chí Minh từ rất sớm và là một trong những sáng lập viên của Đảng Cộng sản Đông Dương. Ông từng bị người Pháp cầm tù mười năm, trong đó có khoảng thời gian lao động khổ sai tại Poulo Condore(*), về sau gọi là Côn Sơn, một hòn đảo với hệ thống nhà tù khét tiếng khắc nghiệt. Trong thời gian ngồi tù ở Nam Định, ông đã làm bài thơ Xà lim oán, trong đó có những câu, “Vì đâu phải đọa đầy khổ cực/Giận vì quân đế quốc dã man/Bao năm dầy xéo giang san/Ngàn trùng áp bức muôn vàn đắng cay”.
______________________
(*) Côn Đảo (hay Côn Sơn, Côn Lôn) thời thuộc Pháp thường được gọi là Poulo Condore.
______________________
Gần ba mươi năm sau, Lê Đức Thọ đã khiến Henry Kissinger hụt hơi trong cuộc đàm phán chấm dứt chiến tranh. Hai người này sau đó đã được trao chung một giải Nobel Hòa bình, nhưng ông Thọ từ chối nhận với lý do rằng nền hòa bình thực sự vẫn chưa trở thành hiện thực do sự trở mặt của người Mỹ và Việt Nam Cộng hòa. Trong cuộc gặp bí mật đầu tiên giữa họ, diễn ra tại Paris vào ngày 21 tháng 2 năm 1970, ông Thọ đã thách thức Kissinger bằng chính giọng điệu giận dữ mà ông đã nói với đảng viên mới của mình trong đêm hôm nào ở rừng U Minh: “Nếu thế hệ chúng tôi chưa giành được thắng lợi, thì các thế hệ con cháu sẽ tiếp tục. Chúng tôi thà hy sinh tất cả chứ không trở lại kiếp nô lệ một lần nữa. Đây là ý chí sắt thép của chúng tôi. Chúng tôi đã chiến đấu suốt hai mươi lăm năm, chống người Pháp và chống các ông. Các ông muốn dùng bom đạn để hủy diệt tinh thần của chúng tôi. Nhưng những thứ đó không thể khuất phục chúng tôi… Ông dọa chúng tôi. Tổng thống Nixon cũng dọa chúng tõi. Nhưng các ông chắc đã đọc lịch sử của đất nước chúng tôi rồi. Chúng tôi đánh Pháp trong chín năm mà chẳng biết gì về quân sự. Và chúng tôi đã thắng… Đây không phải là lời thách thức. Tôi chỉ muốn nói thẳng. Chúng tôi là một dân tộc nhỏ bé. Chúng tôi chẳng thể thách thức ai. Chúng tôi đã bị đô hộ trong nhiều năm… Nhưng tôi hoàn toàn tin tưởng rằng chúng tôi sẽ chiến thắng”. (8)
“Anh Sáu Búa”, biệt danh mà các đồng chí đặt cho Lê Đức Thọ, cảnh báo Ẩn rằng khi cuộc chiến chống Pháp kết thúc, Mỹ sẽ không để cho người Việt Nam tự quyết định tương lai của mình. Những tên đế quốc mới sẽ thay thế thực dân Pháp, và cuộc chiến sắp tới sẽ lâu dài và tàn khốc. Ẩn được chỉ thị phải chuẩn bị sẵn sàng cho bất cứ nhiệm vụ nào mà đảng giao phó trong công cuộc bảo vệ đất nước.(9)
Một thập kỷ trước đó, Ẩn không thể tưởng tượng ra cảnh có ngày mình sẽ trở thành đảng viên Đảng Cộng sản. Sau khi Pháp đầu hàng Hitler, Nhật đã nhảy vào Việt Nam. Ẩn lúc bấy giờ là một thiếu niên sống ở thị trấn cảng miền nam Rạch Giá, đã tận mắt chứng kiến cảnh lính Nhật hành xử độc ác với tù binh Pháp bằng cách xích nhiều người lại rồi vừa đánh đập vừa giải đi. “Tôi không bao giờ thích người Pháp vì những tên thực dân Pháp đã đối xử tàn tệ với trẻ em Việt Nam chúng tôi. Nhưng sự tàn bạo của quân Nhật cũng khiến tôi ghê sợ. Đám người Pháp kia đang chết khát. Tôi liền chạy tới chỗ cha, và ông bảo: “Con nấu ít nước mang tới cho họ đi”. Khi tôi mang nước tới, có tên lính Nhật thấy vậy liền tát túi bụi vào mặt người tù Pháp”. (10)
Ngày 6 tháng 8 năm 1945, quả bom nguyên tử đầu tiên được thả xuống Hiroshima; ba ngày sau, quả bom thứ hai được ném xuống Nagasaki. Nhật Bản lập tức đầu hàng, Thế chiến II kết thúc. Ngay sau đó, quân Việt Minh của Hồ Chí Minh tiến vào Hà Nội và kiểm soát các cơ quan chính phủ, tiến hành cuộc Cách mạng tháng 8.(11) Ngày 2 tháng 9, trước đám đông 400.000 người ở Quảng trường Ba Đình ở Hà Nội, ông Hồ công bố bản Tuyên ngôn độc lập lịch sử của Việt Nam, nhắc lại những ngôn từ nổi tiếng của Thomas Jefferson: “Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Ông Hồ nói với quốc dân đồng bào rằng “Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Giáo sư David Man giải thích rằng ông Hồ có ý đối chiếu bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ cũng như Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1789 với thực tiễn tám mươi năm đô hộ của thực dân Pháp.(12)
Sau khi đọc vài câu trong bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam, ông Hồ dừng lại và nhìn xuống đám đông ủng hộ rồi hỏi, “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”. Đám đông hô vang, “Rõ!”. Ông Võ Nguyên Giáp sau này viết, “Bác cùng với cả biển người đã hòa làm một”(13). Về sau ông Ẩn nói với tôi rằng “không một lãnh đạo nào ở miền Nam, dù là ông Diệm, ông Thiệu hay bất cứ ai, lại có mối quan hệ với công chúng tốt như vậy. Chúng tôi luôn khai thác sự thật cơ bản này”. (14)
Cuối diễn văn, ông Hồ kêu gọi phe Đồng minh ủng hộ nền độc lập của Việt Nam: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. (15)
Khi ông Hồ kết thúc, Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Nội vụ của chính phủ mới, đã nói với đám đông rằng “Mỹ… là một quốc gia dân chủ không có tham vọng xâm chiếm lãnh thổ. Thế mà họ đã gánh trọng trách lớn nhất trong việc đánh bại kẻ thù phát xít Nhật của chúng ta. Vì thế chúng ta coi nước Mỹ là bạn tốt”. Một vài người trong đám đông giương cao biểu ngữ, “Việt Nam hoan nghênh Truman”. (16)
Sau Thế chiến II, Mỹ nổi lên như một cường quốc vượt trội. Việt Nam nhanh chóng trở thành một con tốt trong cuộc chiến tranh lạnh mới. Giới hoạch định chính sách đã bỏ qua chi tiết Hồ Chí Minh nhận bản dịch Tuyên ngôn Độc lập từ Archimedes Patti của Cơ quan Tình báo Chiến lược (OSS); rằng ông đã giúp cứu các phi công Mỹ và cung cấp tin tức tình báo về các chiến dịch của Nhật, các hoạt động đã giúp ông có bí số điệp viên 19 trong OSS, với mật danh là Lucius; và rằng các tay súng Việt Minh cũng đã tham gia các đợt huấn luyện và tập trận của nhóm OSS Con Nai dọc biên giới Trung Quốc.
Điều đó không quan trọng. Giới hoạch định chính sách cho rằng mỗi quốc gia ở Đông Nam Á rơi vào tay Cộng sản sẽ gây ra hậu quả thảm họa cho các lợi ích địa chính trị của Mỹ. Cuối năm 1945, ông Hồ có nỗ lực cuối cùng để tìm kiếm sự giúp đỡ của Mỹ, bằng cách viết thư cho Tổng thống Harry S. Truman và Ngoại trưởng James Bymes trong đó nêu rõ rằng sự kiện Philippines giành độc lập có thể được coi là một hình mẫu: “Với niềm tin vững chắc, chúng tôi đề nghị nước Mỹ trong vai trò là người bảo vệ và là nhà quán quân của công lý trẽn thế giới hãy thực hiện bước đi quyết định là ủng hộ nền độc lập của chúng tôi. Điều mà chúng tôi đề nghị này chính là điều đã được trao cho Philippines. Tương tự Philippines, mục tiêu của chúng tôi là độc lập hoàn toàn và hợp tác toàn diện với Mỹ”. (17)
Điều đó đã không thành hiện thực.
Ẩn cùng một thế hệ người Việt Nam tham gia cuộc cách mạng để chống lại nỗ lực sau chót và vô vọng của người Pháp nhằm giành lại quyền lực thực dân. Ẩn nhớ lại lúc mình đang ở Cần Thơ thì nghe tin ông Hồ đọc tuyên ngôn. “Tôi rất phấn chấn. Tôi muốn tham gia chiến đấu vì đất nước, để đánh bại quân Pháp. Tôi chỉ là một trong số rất nhiều người như thế và đó là phản ứng tự nhiên”. Lúc bấy giờ, lũ trẻ con như Ẩn thường phải dự lễ chào cờ trong trường, với lá cờ nước Pháp được thượng lên trước, sau đó mới đến cờ Việt Nam và các học sinh phải hát bài “Maréchal, nous voilà”, bài hát phổ biến nhất của chính phủ Vichy có nội dung ca ngợi Thống chế Henri-Philippe Pétain. Dưới chế độ thực dân Pháp, người Việt Nam bị coi là đồ nhà quê (nhaques).
Là một chàng trai mới lớn, Ẩn không biết gì về Marx hoặc Lenin, nhưng cậu luôn mơ ước đất nước được độc lập và sự bất công mà thực dân đã áp đặt hàng chục năm qua chấm dứt. Sinh năm 1927 tại làng Bình Trước ở nam tỉnh Đồng Nai, Ẩn thường cùng cha đi khắp nơi; cha ông là một viên chức đạc điền thường đưa con trai đi tới những vùng xa xôi hẻo lánh nhất của miền Nam Việt Nam. Thấy con không chuyên tâm học tập, người cha đã gửi Ẩn về sống với bà con tại Huế để cho cậu bé hiểu rõ thân phận của người giàu có và kẻ nghèo hèn. Ẩn sống giữa những người nghèo khổ tại Huế, người ta nghèo đến nỗi phải dùng mỡ chuột để thắp đèn vì không có dầu. Cậu cũng chứng kiến cảnh địa chủ Việt Nam xử tệ với các tá điền, và qua đó cậu trở nên cảm thông với những người bị tước đoạt. “Đó là lý do tôi rất tôn trọng người Mỹ. Họ dạy tôi phải biết giúp kẻ hèn yếu”, Ẩn nói.(19)
Tháng 10 năm 1945, Ẩn rời trường trung học ở Cần Thơ và gia nhập lực lượng Việt Minh chuẩn bị vào rừng để đánh Pháp. Khi tàu chiến Pháp bắn phá Hải Phòng vào tháng 11 năm 1946, chiến tranh toàn diện đã nổ ra giữa Pháp và Việt Minh. Ngày 19 tháng 12 năm 1946, ông Hồ ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không phần chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân! Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước. Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta! Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm! Kháng chiến thắng lợi muôn năm!”
Nhưng rồi Ẩn đã không thể vác súng hay gậy để lao vào cuộc chiến này. Cậu buộc phải trở lại Sài Gòn vào năm 1947 để chăm sóc người cha đang bị bệnh lao rất nặng. Tại đây, cậu trở thành người tổ chức các cuộc biểu tình của sinh viên, học sinh nhằm phản đối người Pháp và sau này là người Mỹ. Ẩn còn nhớ rất rõ một ngày vào tháng 3 năm 1950, khi chiến hạm USS Richard B. Anderson thăm Sài Gòn, mang theo hàng tiếp tế giúp quân Pháp chống lại Việt Minh.(20) Cậu là một trong những người tổ chức các cuộc xuống đường phản đối chiếc tàu Mỹ neo đậu tại cảng Sài Gòn.
Sự nghiệp lãnh đạo biểu tình của Ẩn nhanh chóng kết thúc khi cấp trên trực tiếp là bác sĩ Phạm Ngọc Thạch nói với cậu rằng cách mạng có nhiệm vụ mới giao cho cậu. Bác sĩ Thạch, một phụ tá thân cận từ rất sớm của Hồ Chí Minh, bảo Ẩn không được tham gia bất cứ cuộc xuống đường nào để tránh bị bắt hoặc bị chú ý. Ẩn cảm thấy băn khoăn và thất vọng, trong lòng tự hỏi không biết cách mạng có nhiệm vụ gì mới cho mình. Ít lâu sau, Ẩn được triệu tập lên căn cứ Việt Minh tại Củ Chi ở phía bắc Sài Gòn và bác sĩ Thạch nói rằng cậu sẽ được tham gia lớp tình báo chiến lược đầu tiên của Việt Nam.(21)


n không mấy thích thú cái nghề mà cậu coi là “chim mồi” này. (22) Nhưng trên đã quyết rồi. “Cấp trên giao cho cậu nhiệm vụ này vì các đồng chí ấy hoàn toàn tin chắc rằng cậu sẽ làm tốt. Nhưng cậu cũng phải học hỏi nhiều”. (23) “Tôi không còn lựa chọn nào khác”, Ẩn nói với tôi. “Đất nước giao cho tôi sứ mệnh mới. Không có gì phải thắc mắc cả. Đấy chính là lời giải thích cho công việc mới của tôi”.
Hà Nội cử hai điệp viên vào Sài Gòn để huấn luyện Ẩn những điều cơ bản của công việc tình báo, nhưng chính công việc mới thực sự giúp Ẩn hoàn thiện kỹ năng. Ban đầu, Ẩn làm nhân viên kế toán và thủ quỹ cho Công ty dầu mỏ Caltex nhưng sau đó được giao nhiệm vụ vào làm thanh tra cho hải quan Pháp, từ đây cậu chuyển các báo cáo về tình hình chuyển quân của Pháp cũng như việc Mỹ viện trợ cho Pháp. Cậu cũng tìm cách nắm bắt mọi thứ liên quan tới các nhân vật tai to mặt lớn của Pháp và Mỹ tại Việt Nam. “Tôi theo dõi và sau đó viết báo cáo, cũng không nhiều lắm”, Ẩn kể.
Ẩn nhanh chóng tập trung sự chú ý vào các nỗ lực ngầm được tiến hành để xây dựng một bộ máy mới và huấn luyện lực lượng cho quân đội Nam Việt Nam.(24) Phái bộ Cố vấn Quân sự Mỹ (MAAG) tại Sài Gòn đã được thành lập vào năm 1950 để “giám sát việc triển khai chương trình hỗ trợ thiết bị quân sự cho lính lê dương Pháp chống lại Việt Minh trị giá 10 triệu đôla”.(25)
Trong một giai đoạn ngắn, MAAG còn được giao nhiệm vụ giúp nâng cao năng lực của các đơn vị Quân đội Nam Việt Nam càng nhanh càng tốt. Một nhóm cán bộ khung đã được thành lập với văn phòng trực thuộc MAAG để điều hành một tổ chức huấn luyện song phương với tên gọi là Chương trình Tư vấn và Huấn luyện Quân sự (TRIM). Một trong những nhiệm vụ của TRIM là hỗ trợ và tư vấn cho các cơ quan quân sự của Việt Nam về xây dựng lực lượng vũ trang. TRIM bao gồm 209 sĩ quan Pháp và 68 sĩ quan Mỹ (khi người Pháp ra đi thì có thêm 121 sĩ quan Mỹ nữa), không có ai trong số sĩ quan Mỹ nói được tiếng Việt và chỉ có chưa đầy mười người biết tiếng Pháp.(26)
Ẩn học tiếng Anh từ những nhà truyền giáo ở Cần Thơ trong thời kỳ Nhật chiếm đóng. Sau đó, ông làm bạn với ngài Webster ở Đại sứ quán Anh tại Sài Gòn, người mỗi lúc rảnh rỗi lại dành hàng giờ luyện tiếng Anh với ông. Rồi sau đó thì Ẩn làm việc chung với ông Newell nên đến thời điểm muốn đầu quân cho TRIM, ông đã là một trong những người Việt giỏi tiếng Anh nhất, khiến ông trở thành một tài sản quý giá đối với người Mỹ và Việt Nam, giúp ông thiết lập quan hệ với hàng chục người sau này sẽ trở thành tư lệnh quân đội Việt Nam Cộng hòa và những người Mỹ có nhiều ảnh hưởng.
Ẩn trở thành thành viên của Sư đoàn 25 Quân lực Việt Nam Cộng hòa vào tháng 2 năm 1956, hoạt động ở vùng Đồng bằng sông Mê Kông với nhiệm vụ chính là triệt phá cơ sở hạ tầng của Việt Minh. “Trên thực tế, tôi phục vụ cho ba quân đội”, ông Ẩn nói.
“Quân Pháp trong quá trình chuyển giao; là một hạ sĩ quan của Việt Nam Cộng hòa, nơi tôi giúp thiết lập sư đoàn bộ binh hạng nhẹ đầu tiên; và lực lượng vũ trang của Mặt trận Giải phóng”. (27) Khi Ẩn được thăng hàm lên tướng một sao (thiếu tướng) vào năm 1990, ông đã nói với các lãnh đạo Cộng sản, “tôi thân thiết với cả năm quân đội - quân Việt Minh, quân Pháp, quân Việt Cộng, quân Mỹ, và quân Việt Nam Cộng hòa - nên tôi đáng được năm sao. Tôi không nghĩ rằng họ hiểu ý hài hước của tôi”. (28)
Ẩn nhớ về hai cố vấn người Mỹ cùng làm việc chung với một sự trân trọng đặc biệt. “Họ là những người tốt muốn giúp đỡ nhân dân Việt Nam, và chúng tôi đã nói chuyện rất tâm đắc về đất nước của tôi. Họ còn giúp tôi luyện tiếng Anh và sau đó còn dạy tôi hút thuốc đúng kiểu. Tôi chưa bao giờ biết rít thuốc và họ đã chỉ cho tôi, rồi cho tôi những điếu Lucky. Họ làm việc rất giỏi”, Ẩn kể lại với một nụ cười ấm áp.
Phái bộ Huấn luyện Quân sự Hỗn hợp (CATO) thay thế TRIM vào tháng 4 năm 1956, và hoạt động như là ban phụ trách chiến dịch cho chỉ huy trưởng của MAAG, cơ quan kiểm soát tất cả các đơn vị chiến trường trực thuộc các trường và bộ chỉ huy của Việt Nam. Ẩn chuyển từ TRIM sang CATO để phụ trách công tác xử lý tài liệu và thực hiện các cuộc phỏng vấn đối với sĩ quan Việt Nam Cộng hòa sắp đi Mỹ tham dự các khóa huấn luyện chỉ huy. Trong số những người được Ẩn phỏng vấn có tổng thống tương lai của Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu (lúc bấy giờ là trung tá), Tổng tham mưu trưởng tương lai Cao Văn Viên (thiếu tá), tướng và tư lệnh Quân đoàn 1 tương lai Nguyễn Chánh Thi, tư lệnh tương lai của Thủy quân lục chiến Lê Nguyên Khang (đại úy). “Tôi phụ trách lo thủ tục cho họ đi Mỹ và làm liên lạc giữa họ và gia đình, thông báo thời điểm họ trở về để gia đình đi đón. Qua những việc làm đó mà chúng tôi dần quen nhau”, Ẩn kể với tôi.
Những mối quan hệ sơ khởi này về sau đã trở nên cực kỳ giá trị. Một trong những chiến thuật được xây dựng rất thận trọng của Ẩn đó là không bao giờ chơi thân với những người mà ông biết hoặc cho là cảm tình viên của Cộng sản; thay vào đó, ông tìm kiếm và kết bạn với những nhân vật được coi là chống Cộng hăng hái và nổi tiếng nhất nhằm bảo vệ vỏ bọc của ông cũng như hiểu sâu hơn về tư duy của người Mỹ.(29) Ông bắt đầu với Đại tá Edward Lansdale, người đến Sài Gòn vào năm 1954, trong khoảng thời gian giữa trận chiến Điện Biên Phủ và việc ký kết hiệp định Geneva, chia đôi Bắc và Nam Việt Nam theo đường giới tuyến tạm thời tại vĩ tuyến 17. Việt Minh kiểm soát phần bắc, trong khi Pháp và chính phủ quốc gia Việt Nam kiểm soát phần phía nam. Quân Pháp sau đó sẽ rút khỏi miền Bắc và Việt Minh sẽ rút quân khỏi miền Nam, và tổng tuyển cử tự do dự định diễn ra vào năm 1956. Theo các điều khoản của Hiệp định Geneva, mọi thường dân đều được phép di cư từ nam ra bắc hoặc từ bắc vào nam trước thời điểm ngày 18 tháng 5 năm 1955. Khoảng chín mươi ngàn cán bộ Việt Minh đã tập kết ra bắc trong cùng thời gian với khoảng một triệu dân tị nạn Công giáo di cư vào nam.
Lansdale là giám đốc của Phái bộ Quân sự ở Sài Gòn (SMM), một đơn vị của CIA nhưng gần như tách hẳn khỏi cơ quan thường trực.(30) Việt Nam lúc bấy giờ có hai nhóm CIA hoạt động, một trực thuộc trưởng chi nhánh Sài Gòn, phụ trách các hoạt động tình báo thông thường và hoạt động dưới vỏ bọc là các nhà ngoại giao làm việc tại Đại sứ quán Mỹ; nhóm kia là Phái bộ Quân sự của Lansdale, chuyên trách các hoạt động bán vũ trang và làm việc dưới vỏ bọc là các nhiệm vụ của MAAG tại Đông Dương.(31)
Đã trở thành nhân vật huyền thoại với vai trò to lớn trong chiến dịch dẹp quân nối dậy Cộng sản Huk tại Philippines và góp phần tạo dựng nên anh hùng dân tộc Ramon Magsaysay, Lansdale được Ngoại trưởng John Foster Dulles chỉ thị “cứ làm như anh đã từng làm ở Philippines”. “Chúa phù hộ anh”, Giám đốc CIA Alien Dulles, và là em trai của ngài ngoại trưởng, nói thêm. Hoạt động dưới vỏ bọc là trợ lý tùy viên không quân, Lansdale tìm cách thiết lập một chính quyền không Cộng sản ở miền Nam.
Chính ngay tại tổng hành dinh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, điệp viên CIA Rufus Phillips đã lần đầu tiên gặp Ẩn, lúc bấy giờ đang làm trợ lý cho người anh họ, Đại úy Phạm Xuân Giai, giúp dịch thuật và thực hiện các nhiệm vụ liên quan trong vai trò thư ký tổng hợp tại Phòng quân huấn phụ trách tâm lý chiến. Phillips đến Sài Gòn vào ngày 8 tháng 8 năm 1954, ngay trước khi Hiệp định Geneva có hiệu lực. Với những công lao đóng góp cho Phái bộ Quân sự ở Sài Gòn, Phillips sau này đã được tặng thưởng Huân chương Công trạng của CIA. Còn Giai từng kinh qua trường đào tạo tâm lý chiến của Pháp và sau đó đi Mỹ tu nghiệp tại trường chiến tranh tâm lý ở căn cứ Fort Bragg, North Carolina, ông này từng là trưởng Phòng 5 (G-5), là phòng trực thuộc Bộ tổng tham mưu, phụ trách về thông tin lực lượng, huấn luyện, tuyên truyền và tâm lý chiến - vốn là một chương trình tuyên truyền tổng hợp với mục tiêu là dân vận và tâm lý chiến nhằm vào Việt Minh. “Chính nhờ làm việc cho Giai mà Phạm Xuân Ẩn đã được giới thiệu cho Lansdale trước rồi sau đó đến tôi”, Phillips nhớ lại.(32)
Phillips, Conein, và những người khác trong nhóm của Lansdale nhanh chóng thích Ẩn bởi ông có bản tính khiêm tốn và khiếu hài hước. Bởi vì ông nằm trong số những người Việt nói tiếng Anh giỏi nhất nên rất hữu ích. Những việc Ẩn làm cho Lansdale hoặc Phillips không liên quan gì đến các vấn đề cấp cao hoặc tiếp cận tài liệu bí mật. Ẩn chỉ phát triển thêm mối quan hệ với các nhân viên tình báo nhằm củng cố vỏ bọc, học cách nói chuyện thân thiện và tán gẫu với người Mỹ, tạo cho họ có cảm giác dễ chịu và dần tạo dựng lòng tin để phục vụ cho nhiệm vụ lâu dài.
Ổng Ẩn đã kể với tôi câu chuyện về lần đầu gặp Lansdale. Lúc đó Ẩn đang làm việc một mình tại Phòng 5 thì một trợ lý của Lansdale tới và đề nghị cung cấp tên của tất cả nhân viên phòng này. Cuối ngày hôm đó, khi Giai trở về, Ẩn báo cáo với người anh họ việc mình đã cung cấp cho Đại úy Roderick danh sách đầy đủ. “Ôi, Ẩn, chú ngu quá đi. Chú chả biết quái gì về tình báo cả. Sao lại đưa toàn bộ danh sách cho tay Lansdaleĩ”. Ẩn kết thúc câu chuyện kể bằng lời diễn giải, “Ồng thấy đấy, sau vụ đó thì Lansđale kết tôi ngay lập tức vì tôi đã cho ông ta danh sách kia, dù điều đó xuất phát từ sai lầm của tôi. Sau này ông ta hay đùa tôi, “Ẩn, cậu sẽ là một điệp viên kinh khủng đấy”.
Rufus Phillips và Ẩn đã có một tình bạn kéo dài tới cuối đời Ẩn. “Tôi nghĩ Ẩn là một trong những người sắc sảo và cân bằng nhất trong số những người Việt Nam mà tôi từng biết, là một người quan sát tinh tế đối với cả nhân dân Mỹ lẫn Việt Nam trong suốt cuộc chiến dài lâu ấy”, Phillips chia sẻ với tôi. “Tôi chỉ không nghĩ rằng ông ấy từng được đưa vào bộ máy tuyên truyền của Đảng Cộng sản. Tôi biết đến ông ta như một người ái quốc, chứ không phải một người Cộng sản, và đó là điều tôi luôn nghĩ về ông ấy”. (33)
Lansdale muốn chiêu mộ Ẩn để phục vụ cho cuộc chiến chống Cộng của mình, nên đưa ra đề nghị tài trợ cho ông đi học tại Trường Hạ sĩ quan tình báo và Tâm lý chiến. Điều này có thể giúp Ẩn thăng tiến nhanh sau khi trở lại Việt Nam. Ẩn đem lời đề nghị của Lansdale đến xin ý kiến những thượng cấp thực sự tại Củ Chi, và người chỉ huy trực tiếp, ông Mười Hương, nói rằng ông nên tránh vụ này vì quá rủi ro. Lúc bấy giờ Cộng sản đã cài được người vào hàng ngũ lãnh đạo Quân lực Việt Nam Cộng hòa và có người về sau được phong hàm đại tá, nhưng không ai được chuẩn bị để thực hiện một sứ mệnh kiểu như của Ẩn. Bằng việc học nghề báo, Ẩn có thể vào đại học ở Mỹ. Nếu ông nhập ngũ thì cơ hội nói trên sẽ không còn. “Phạm Xuân Ẩn là điệp viên duy nhất được chúng tôi đưa tới Mỹ”, ông Mai Chí Thọ, khi đó là Trưởng ban địch tình Xứ ủy Nam Bộ, nói.(34) Ông Thọ và những người khác đã làm mọi cách để đảm bảo rằng Ẩn được huấn luyện đúng cách và được bảo vệ an toàn cho sứ mệnh của ông.
Khi Ẩn thổ lộ với Lansdale rằng mình muốn đi học báo chí, Lansdale lập tức đề nghị tài trợ cho ông và liên hệ với Quỹ Á Châu. Ra đời năm 1954 và hiện có ngân sách hoạt động xấp xỉ 8 triệu đôla, tổ chức này là một cơ quan của CIA thay mặt chính phủ Mỹ phụ trách các hoạt động văn hóa và giáo dục vốn không được mở cho các cơ quan chính thức.(35) Khi một thành viên của tổ chức này đến Sài Gòn vào năm 1956 để khảo sát khả năng lập một chương trình dành cho nhà báo Việt Nam, Lansdale bố trí để tùy viên quân sự ở Sài Gòn đưa Ẩn đi dự cuộc họp với đại diện của Quỹ Á Châu, người đã giới thiệu Ẩn tới Tiến sĩ Elon E. Hildreth, trướng bộ phận giáo dục của Chương trình Viện trợ nước ngoài(*) của Mỹ tại Việt Nam và là cố vấn trưởng cho Bộ Giáo dục của chính quyền Việt Nam từ năm 1956 đến 1958.
______________________
(*) United States Operations Mission (USOM) là một cơ quan của Chính phú Mỹ, phụ trách về viện trợ và tư vấn cho nước ngoài, đặc biệt là các nước mà Mỹ muốn gãy ảnh hưởng thông qua vốn và chính sách.
______________________
Hildreth luôn tìm kiếm các nhân tố nhiều triển vọng và dấn thân để tài trợ học bổng tu nghiệp ở Mỹ. Với Ẩn, ông đã tìm ra một ứng viên hoàn hảo. Ẩn giỏi tiếng Anh, thông minh, và đã được một chuyên gia chống quân nổi dậy Cộng sản tiên phong của Mỹ, Edward Lansdale, tiến cử. Hildreth lại là bạn thân với Chủ tịch Trường Orange Coast, Tiến sĩ Basil Peterson.(36)
Một tuần sau khi Lansdale tới Sài Gòn, Quốc trưởng khiếm diện Bảo Đại, lúc bấy giờ đang ở Paris, đã trao cho Ngô Đình Diệm ghế thủ tướng của Quốc gia Việt Nam. “Đất nước Việt Nam có được cứu hay không là tùy thuộc vào bước đi này”, Bảo Đại nói với ông Diệm. Những khoản học bổng dành cho ông Diệm và em trai của ông ta là Nhu trong thời gian gần đấy cho thấy năm sau Diệm sẽ được đặt vào đúng vị trí ấy.(37) Lúc cứ điểm Điện Biên Phú bị phá vỡ vào tháng 5 năm 1954, Diệm đã đặt mình vào vị trí của một người theo chủ nghĩa dân tộc bằng những mối quan hệ tốt với Mỹ. Là một tín đồ Công giáo xuất thân từ gia đình quan lại có tiếng, ông ta thừa kế một truyền thống chống Cộng quyết liệt và đã thỉnh cầu nhiều nhà hoạt động chống Cộng tại Mỹ, trong đó có Thượng nghị sĩ Mike Mansfield, Tổng giám mục Francis Spellman, Thượng nghị sĩ John F. Kennedy và Thẩm phán tòa tối cao William O. Douglas. “Với cặp anh em chống cộng nhiệt tình John Foster Dulles tại Bộ Ngoại giao và Allen Dulles tại CIA, ông Diệm đã có được chỗ dựa vững chắc bên trong chính quyền Eisenhower”, ông Nguyễn Thái nói với tôi.
“Thời khắc quyết định đã đến”, Ngô Đình Diệm tuyên bố khi vừa đặt chân xuống phi trường Tân Sơn Nhứt, đúng ba tuần sau khi Lansdale đến. Lúc bấy giờ, Diệm đang đối mặt với một liên minh địch thủ hùng mạnh, những người sẽ mất trắng một khi ông ta nắm được quyền bính. Trong số này có Tướng Nguyễn Văn Hinh, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia Việt Nam có lập trường thân Pháp, người đã ngấm ngầm lên kế hoạch hạ bệ Diệm; các nhóm chính trị - tôn giáo Cao Đài và Hòa Hảo; lực lượng Bình Xuyên, một băng đảng dạng mafia kiểm soát hoạt động buôn lậu thuốc phiện, đánh bạc và đĩ điếm tại Sài Gòn. Để trả nợ hàng triệu đôla tiền thua bạc, Bảo Đại đã phải nhượng lại toàn bộ hệ thống sòng bài ở Chợ Lớn cho đám Bình Xuyên, trong đó có sòng bài Đại Thế Giớit (*) cũng như nhà thổ Bình Khang lớn nhất châu Á. Bảo Đại cũng trao quyền điều hành cảnh sát quốc gia cho thủ lĩnh Bình Xuyên, Thiếu tướng Bảy Viễn.
______________________
(*) CASINO Grand Monde là sòng bài lớn nhất Đông Dương do Pháp lập ra năm 1937. Sau khi dẹp được quân Binh Xuyên, Ngô Đình Diệm đã cho đóng cửa sòng bài này vào nãm 1955.
______________________
Lansdale ngay lập tức vạch một kế hoạch, trước tiên là không cho các đối thủ chính trị của Diệm liên kết với nhau để hạ ghế thủ tướng của ông ta, sau đó sẽ tiêu diệt từng nhóm một bằng sức mạnh quân sự hoặc các thủ đoạn chính trị. Lansdale bắt đầu bơm tiền từ Phái bộ Quân sự ở Sài Gòn theo chiến thuật chia để trị trước khi vào thay chân người Pháp.(38) Trước hết, ông hướng vào giáo phái Cao Đài, vốn tuyên bố có tới hai triệu tín đồ cùng một lực lượng quân đội từng được Pháp tài trợ. Bằng cách bắt tay với lực lượng Cao Đài chống Cộng và chống Pháp có căn cứ địa tại núi Bà Đen và nằm dưới quyền chỉ huy của Trình Minh Thế, Lansdale muốn thiết lập một liên minh giữa hai nhân vật chống Cộng và chống Pháp - Thế và Diệm. Hai người này từng có liên lạc với nhau trước cả chuyến đi của Lansdale tới núi Bà Đen và có lẽ việc Diệm đề nghị Lansdale tới gặp Thế là muốn thể hiện rằng ông ta có thể phân phối sự viện trợ của Mỹ. Trước khi hành sự, Lansdale đã đề nghị ông Diệm phê chuẩn bước đi gây tranh cãi này cũng như tìm kiếm sự ủng hộ của Trung tướng John “Iron Mike” O'Daniel, người đứng đầu MAAG. Kế hoạch này được Diệm thông qua và sau đó là O'Daniel, người rất muốn nhập các đội quân tôn giáo vào quân đội Quốc gia Việt Nam.
Lansdale cùng các đồng sự đến căn cứ bí mật của Thế ở núi Bà Đen để làm trung gian cho một thỏa thuận, trong đó Thế sẽ ủng hộ Diệm đánh Pháp để giành quyền kiểm soát. Đáp lại, quân của Thế sẽ được nhập vào quân đội Nam Việt Nam và Thế sẽ làm tướng. Tuy nhiên, bất chấp việc Lansdale đạt được tiến triển với các giáo phái, Diệm vẫn chưa làm được gì nhiều để ổn định chính phủ còn non nớt của mình.(40) Quá lo lắng, Tổng thống Eisenhower đã điều Tướng J. Lawton “Lightning Joe” Collins tới Sài Gòn, với hàm đại sứ, để tìm hiểu xem chuyện quái quỷ gì đang xảy ra.
Collins và phái đoàn của ông ta đến Sài Gòn vào ngày 8 tháng 11 năm 1954 chỉ để “ngạc nhiên và hốt hoảng” với tình hình ở đấy.(41) Sau năm tháng làm việc tại Việt Nam, Collins trở về Washington để có một loạt cuộc họp cấp cao nhằm quyết định số phận chính quyền non nớt của Diệm ở miền Nam. Ngoại trưởng John Foster Dulles đã nói với người em trai, Giám đốc CIA Alien Dulles, trước các cuộc họp này rằng “có vẻ như sự ủng hộ sẽ chấm dứt đối với người anh em ở Đông Nam Ả” và “các băng đảng sẽ chiến thắng”. (42)
Trong bản ghi chú gửi cho Allen Dulles, Sherman Kent, trợ lý giám đốc CIA phụ trách Ban Thẩm định Tài liệu tình báo Quốc gia(*)- và là người về sau Phạm Xuân Ẩn coi là hình mẫu điệp viên chiến lược của ông - đã tóm tát phần cốt lỏi của bản đánh giá mà Collins trình bày trong cuộc họp kéo dài bốn giờ tại Bộ Ngoại giao.(43) “Diệm đang bốc mùi” và “tình hình tại Nam Việt Nam hiện nay hoàn toàn xuất phát từ thất bại của Diệm. Để vãn hồi trật tự, Diệm phải đi”. Dưới nhan đề “Diệm bốc mùi”, Kent viết “không thể nói một điều gì tốt đẹp về ông Diệm trong vai trò là người đứng đầu chính phú và nhà điều hành chính quyền, ông ta không có ý thức gì về nhiệm vụ phía trước, không có chút năng lực hành chính nào. Ông ta không thấy các vấn đề trước mặt… ông ta không thể sử dụng những người làm được việc và chỉ chăm chăm xài những người hợp gu với mình. Collins phát biểu rằng… ông ta đã mất hết hy vọng về việc tìm ra một giải pháp nếu để Diệm ở lại”. Collins tin rằng nội chiến là không thể tránh khỏi.(44)
Giai đoạn này, Ẩn đã kết thúc thời gian thử thách trong đảng và đang chuẩn bị gửi báo cáo tình báo quan trọng đầu tiên vào rừng. Từ các đầu mối trong Phòng Nhì, cơ quan tình báo của Pháp, cũng như từ người anh họ thân Pháp, ông Giai, Ẩn biết được rằng Collins đã trở nên “gần gũi” với một nữ đặc tình làm việc cho tình báo Pháp, người có nhiệm vụ gieo vào đầu Collins càng nhiều điều bất lợi cho Diệm càng tốt. Collins cũng khoác lác rằng ông ta sắp trở về Washington để lên kế hoạch phế Diệm cũng như chọn Phan Huy Quát, một nhân vật đắc ý của Pháp, là ứng viên cho ghế quốc trưởng sắp tới.
Ngay khi biết được tất cả những tin tức này từ các đầu mối tình báo Pháp, Ẩn đi thẳng tới Củ Chi, vì nhận thấy rằng bất cứ tin tức sớm nào về khả năng thay đổi chính phủ đều rất có giá trị đối với các nhà tuyên truyền Việt Minh. “Thông tin tôi có được về Collins là rất giá trị bởi, nếu Diệm bị thay thế, người Mỹ có thể dọa bỏ đi và cắt hết viện trợ tài chính. Điều này có nghĩa là chúng tôi có cơ hội thống nhất đất nước nhanh chóng”, ông Ẩn giải thích cho tôi. “Tôi phối kiểmtừ hai nguồn tin của mình rồi báo cáo thượng cấp. Diễn biến nói trên đã không xảy ra, nhưng thông tin tôi có được là chính xác”.
Ngày 27 tháng 4, Dulles gửi điện tới đại sứ quán với nội dung chỉ đạo cho đại sứ lâm thời thực hiện nhiệm vụ tìm thủ tướng khác. Lansdale đã biết được bức điện về sự thay đổi chính sách của Mỹ mà Dulles đánh đi. Nhận thấy thời gian gấp rút, ông khuyên Diệm nên thực hiện một cuộc phản công lớn, nhưng Diệm không chờ đến khi bị kích động. Diệm đã lên kế hoạch tấn công từ nhiều tuần qua và đã thông báo chiến dịch chiếm trụ sở Cơ quan mật vụ Pháp Sureté từ tay quân Bình Xuyên. Diệm cũng biết rằng những người anh em của ông ta đã cẩn trọng tranh thủ sự ủng hộ từ bên trong giới sĩ quan quân đội Việt Nam từ mùa thu trước. Thêm vào đó, Lou Conein đã mua được lòng trung thành của các sĩ quan trụ cột, những người này hứa sẽ bỏ ông Hinh bởi lo ngại rằng nếu Hinh nắm được quyền bính thì Mỹ sẽ cắt viện trợ. Quân đội Quốc gia Việt Nam sẽ tốt hơn nếu nằm trong tay Diệm, người có tai mắt và tiền bạc từ Washington.
Sau cuộc chiến dữ dội kéo dài gần chín tiếng đồng hồ, các tay súng Bình Xuyên bị đánh bật khỏi Sài Gòn.(45) Trong cuộc chiến chống Bình Xuyên, Tướng Trình Minh Thế đã thiệt mạng bởi một viên đạn găm trúng vào gáy khi đang ngồi trên xe Jeep. Ẩn cho tôi biết rằng Thế bị giết theo lệnh từ Ngô Đình Nhu, em Tổng thống Diệm, và ông nhận diện sát thủ là Thiếu tá Tạ Thành Long của quân Cao Đài, người sau đó nhanh chóng được thăng lên thiếu tá Quân lực Việt Nam Cộng hòa và được phân về Ban quân sự đặc biệt của Tổng thống. Ẩn cho rằng Thế lâu nay nổi tiếng là người quốc gia và chống Cộng quyết liệt nên cái chết của ông ta có thể làm lung lay quyền lực của gia đình Diệm bởi vì dân không theo Công giáo có thể sẽ xuống đường. Ngày 1 tháng 5, trong một thủ tục hành chính hiếm khi xảy ra, Ngoại trưởng Dulles thông báo với Đại sứ Collins rút lại bức điện trước đó của ông ta và rằng việc Diệm giành chiến thắng trước Bình Xuyên là bằng chứng cho thấy thủ tướng đã củng cố được quyền lực và tạm thời có thể trụ được.
“Đối với chúng ta, lần này mà tham gia vào kế hoạch phế bỏ Diệm chẳng những không có tính khả thi ở trong nước mà còn rất có hại cho uy tín của chúng ta tại châu Á”. (46)
Với việc củng cố cơ sở quyền lực cũng như vô hiệu hóa các phe nhóm vũ trang, Diệm quyết định quan tâm đến Bảo Đại lần cuối cùng bằng việc tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân toàn quốc trong đó ông ta chạy đua với cựu hoàng. Kết quả không có gì bất ngờ, khi Diệm giành chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu với một tỉ lệ áp đảo là 98,2%, “một con số có thể khiến sếp sòng Tammany Hall(*) đỏ mặt tía tai”, như nhận xét của cựu sĩ quan Cơ quan Tình báo Chiến lược Howard Simpson.(47) Ba ngày sau, ông Diệm, người có tổng số phiếu cao hơn hàng ngàn phiếu so với tổng số cử tri đăng ký, thông báo Bảo Đại bị phế truất và tuyên bố mình trở thành tổng thống của quốc gia Việt Nam Cộng hòa mới ra đời.
Cuối năm 1955, điều không tưởng đã thành hiện thực: vị thế của Ngô Đình Diệm được củng cố vững chắc, nhờ vào sự giúp đỡ bí mật quan trọng của Lansdale và đồng sự, những người đã thành công trong việc vô hiệu hóa âm mưu từ các đối thủ của ông Diệm.
Tháng 5 năm 1957, Tạp chí Life bình chọn Ngô Đình Diệm là “Người đàn ông mạnh mẽ kỳ diệu của châu Á”.(48) Ông Diệm bay tới Mỹ và phát biểu trước lưỡng viện Quốc hội. Tại New York, Thị trưởng Robert F. Wagner gọi ông là “người mà rồi đây lịch sử sẽ công nhận là một trong những nhân vật vĩ đại nhất thế kỷ hai mươi”. Tờ Saturday Evening Post gọi ông là “viên quan mặc áo vét vải láng đã làm rối tung thời gian biểu Đỏ (**).
Năm tháng sau chuyến thăm Mỹ thắng lợi của ông Diệm, Phạm Xuân Ẩn tới California theo một “thời gian biểu Đỏ” khác.
(*) Hội Tammany (Tammany Hall hay Society of St. Tammany) ra đời năm 1786 là một tổ chức chính trị của Đảng Dân chủ có ảnh hưởng thống trị tại thằnh phố New York và tiểu bang cùng tên. Tổ chức này đã chấm dứt hoạt động vào giữa thập niên 1960.
(**) Đó là mầu tượng trưng cho phe Cộng sản, ở đây ý nói ông Diệm đã phá hỏng kế hoạch của Cộng sản.

CHÚ THÍCH

(1) Ghi chú các cuộc phỏng vấn, Hộc 91 Tập 10, 4.1975, Tài liệu của Shaplen.
(2) Khi vừa đến Sài Gòn, Lansdale cho gia đình Brandes một chú chó tên Chautaulle và Lansdale thường mời gia đình bạn tới bơi tại hồ bơi nhà mình vào mỗi dịp cuối tuần. Những người con của Brandes hiện vẫn gọi Conein là “Chú Lou”.
(3) Được bạn bè đặt cho biệt danh là “Luigi Đen”, “Lou Ba Ngón” và “Lou-Lou”, Conein là “một sĩ quan cứng rắn, uống nhiều và hay nói thẳng… như bước ra từ các trang tiểu thuyết phiêu lưu”. Xem Howard R. Simpson, Tiger In The Barbed Wire (Washington, D.C.: Nhà xuất bản Brassey's, 1992), trang 125. Xem thêm Kenneth Conboy và Dale Andrade, Spies and Commandos: How America Lost the Secret War in North Vietnam (Lawrence, KS: University Press of Kansas, 2000), trang 3.
(4) Sau khi tôi trao lại lá thư mà cha của Jul đã gửi từ mấy chục năm trước, Jul đã gửi tới ông Ẩn thông điệp này: “Chú Ẩn, cháu rất mến chú… Chú là người bạn thân nhất của gia đình hồi ở Việt Nam. Thật đáng tiếc cha cháu không còn sống tới ngày hôm nay để gửi lời chào tới chú”.
(5) Mills cũng cố thuyết phục Ẩn viết một lá thư gửi báo Washington Post để đáp lại lá thư vừa mới được đăng của Thiên Kim, một “cô bé Việt Nam'' đã gửi những lời chỉ trích về chính sách ngoại giao của Mỹ đăng trên tờ báo này vào ngày 25-2 (thư riêng, 24-3-1958).
(6) A General of the Secret Service, trang 30.
(7) Dragon Ascending, trang 40.
(8) No Peace, No Honor, trang 63-64. Xem thêm Lưu Văn Lợi - Nguyễn Anh Vũ. Các cuộc thương luọng Lê Đức Thọ - Kissinger tại Paris (Hà Nội: Nhà xuất bản Thế Giới, 1996).
(8) Phỏng vấn Ẩn; đoạn này ban đầu đã được kể lại trong cuốn A General of the Secret Service, trang 27.
(10) Dragon Ascending, trang 37; phỏng vấn Ẩn.
(11) David G. Marr, Vietnam 1945: The Quest for Power (Berkeley: Nhà xuất bản University of California Press, 1995).
(13) Sách đã dẫn, trang 534.
(13) Sách đã dẫn, trang 532.
(14) Những người miền Nam theo Cao Đài và Hòa Hảo dần trở nên bất hòa với Việt Minh. Chưa đầy một tuần sau khi ông Hồ Chí Minh phát biểu tại Quảng trường Ba Đình, các đơn vị Hòa Hảo đã đánh nhau với Việt Minh ở Cân Thơ. Người sáng lập đạo Hòa Hảo, ông Huỳnh Phú Sổ, bị bắt và bị Việt Minh xử tử.
(15) Vietnam 1945, trang 535.
(16) Xem Mark Bradley, Imagining Vietnam and America: The Making of Post-colonial Vietnam, 1919-1950 (Chapel Hill: Nhà xuất bản University of North Carolina Press, 2000).
(17) Sách đã dẫn
(18) Xem Xuân Phương và Danièle Mazingarbe, Ao Dai: Mỹ War, Mỹ County, Mỹ Vietnam (Great Neck, NY: Nhà xuất bản EMQUAD International, 2004), trang 5.
(19) Dragon Ascending, trang 40. Ông Ẩn xác nhận điều này khi tôi phỏng vấn.
(20) “Bà tới thăm Sài Gòn, Đông Dương, từ 16 đến 23-3-1950 và chứng kiến các chiến dịch của Việt Minh nhằm chống chính quyền Pháp”
http: / / WWW. vietnampro j ect.ttu.edu/dd786/ship's.htm.
(21) Phạm Xuân Ẩn: Tên người như cuộc đời, trang 20-21; A General of the Secret Service, trang 25.
(22) Cụm từ “chim mồi” lần đầu tiên xuất hiện trong tài liệu của Kamm, sau này tôi đâ được Ẩn xác nhận rằng đó chính là cảm giác của ông lúc bấy giờ.
(23) A General of the Secret Service, trang 25-26.
(24) James Lawton Collins Jr, The Development and Training of the South Vietnamese Army, 1950-1972 (Washington, D.C.: Bộ Lục quân, 1975).
(25) http://www.army.mil/cmh/books/Vietoam/FA54-73/ch2.htm, “The Advisory Effort, 1950-1965”. Xem Ronald H. Spector, Advice and Support: The Early Years of the U.S. Army in Vietnam, 1941-1960 (New York: Nhà xuất bản Free Press, 1985), trang 289. Tôi sử dụng nhiều tu liệu từ cuốn sách siêu hạng của Spector.
(26) Tại một cuộc họp của Hội đồng Ẩn ninh Quốc gia vào cuối tháng 10-1954, Tổng thống Eisenhower nói rằng Việt Nam cần có “một lực lượng người Việt để ủng hộ ông Diệm. Vì thế, hãy bắt tay vào làm để tạo ra điều đó”. Được dẫn trong David M. Toczek, The Battle of Ap Bac, Vietnam: They Did Everything but Learn from It (Westport, CT Nhà xuất bản Greenwood Press, 2001), trang 6; FRUS, 1952-1954, tập 13. XIII, Indochina, 2156- 2157, 2161; Advice and Support, Chương 6.
(27) Phỏng vấn ông Ẩn.
(28) Richard Pyle, “During the War, Vietnamese Joumalist-Spy Lived in Ttoo Worlds”, AP, 28A2000.
(29) Phỏng vấn Nguyễn Thái.
(30) Về Lansdale, xem Jonathan Nashel, Edward Latisdale's Cold War (Amherst: Nhà xuất bản University of Massachusetts Press, 2005).
(31) Sedgwick Tourison, một nhân vật uy tín trong làng tình báo, viết rằng vào năm 1954 “Phạm Xuâp Ẩn, một người Việt Nam có vẻ ngoài trẻ trung, đã liên hệ với Đại tá Lansdale và các đồng sự của ông… Điều mà nhóm của Lansdale không hề biết đó là Phạm Xuân Ẩn đã là một sĩ quan tình báo của Cộng sản trong một thập niên với mối quan tâm đặc biệt đối với chiến dịch của Lansdale”. Secret Army, Secret War: Washington's Tragic Spy Operation in North Vietnam (Annapolis: Nhà xuất bản Naval Institute Press, 1995), trang 8.
(32) Phỏng vấn Phillips.
(33) Năm 2002, Phillips trở lại Việt Nam và có cuộc gặp đầy cảm xúc với ông Ẩn, đặc biệt là bữa tối tại khách sạn Majestic.
(34) Phỏng vấn ông Mai Chí Thọ.
(35) Xem Hồ sơ của CIA trình ủy ban 303, Bộ Ngoại giao, Hỏ sơ Lịch sử INR/IL, Giác thư của ủy ban 303, 22.6.1966, tài liệu hạn chế phổ biến. Quan hệ Ngoại giao của Mỹ (FRUS), hồ sơ LBJ132.
(36) “IRC Program Planning Brings Diplomat to OCC”, Barnacle, 19-12-1958.
(37) Ông Diệm từ Mỹ tới Paris vào tháng 5-1953, đúng một năm trước khi ông được bổ nhiệm, để vận động Bảo Đại. Tới tháng 10, hai người gặp nhau tại Cannes, họ bàn về khả năng Diệm nắm quyền thủ tướng, thời điểm này là đúng sáu tháng trước trận Điện Biên Phủ và hội nghị Geneva khai cuộc. Xem các nguồn: Edward Miller, “Vision, Power and Agency: The Ascent of Ngo Dinh Diem, 1945-54”, Journal of Southeast Asian Studies, trang 35, so 3 (10.2004) 433-458; xem thêm, Edward Miller, “Grand Designs: Vision, Power and Nation building in America's Alliance with Ngo Dinh Diem, 1954- 1960” (luận án tiến sĩ, Harvard, 2004), trang 89.
(38) “Người Pháp đã không dựa vào một nhà điều phối như Lansdale”, Zalin Grant viết. “Những hành động của Lansdale, và do ông có thể hoạt động một cách rất tự do, là niềm tin của hầu hết quan chức Mỹ từ thời Franklin Roosevelt rằng sẽ không hoàn thành được điều gì tại Việt Nam cho đến khi thực dân Pháp bị loại khỏi bức tranh”. Zalin Grant, Facing the Phoenix: The CIA and the Political Defeat of the United States in Vietnam (New York: Nhà xuất bản W. W. Norton, 1991), trang 103.
(39) Xem Edward Lansdale, In the Midst of Wars (New York: Nhà xuất bản Harper & Row, 1972), trang 171.
(40) Với việc xe tăng của Hinh trấn giữ cách đấy vài tòa nhà, người ta đồn rằng Hinh, vốn là một công dân Pháp với hàm cấp tướng trong không quân Pháp, đang sắp sửa tiến hành chống Diệm, sử dụng hàng loạt kế hoạch để ngăn chận hành động quyết định của Trung tá Hinh, Lansdale còn đi xa hơn nữa khi tổ chức các đợt “học hỏi” đột xuất tại Manila về kinh nghiệm chống quân nổi dậy của người Philippines và gặp Tổng thống Magsaysay. Nguyễn Thái có mặt trong các chuyến đi này với tư cách đại diện cho Diệm, và ong kể với tôi rằng “trong tất cả các chuyến đi ấy, Lansdale đảm bảo rằng Đại úy Mẫn và Đại úy Vượng, là cánh tay mặt và tham mưu kế hoạch cho ông Hinh, luôn có mặt trong đoàn. Không có Mẫn và Vượng ở Sài Gòn, Hinh sẽ không cách gì có thể làm đảo chính lật đổ Thủ tuớng Ngô Đình Diệm”.
(41) Xem J. Lawton Collins, Chương 19, “Mission to Vietnam”, trong sách Lightning Joe: Ẩn Autobiography (Novato, CA: Nhà xuất bản Presidio Press, 1979).
(42) Quan hệ ngoại giao của Mỹ, 1955-1957, tập 1: Vietnam (Washington, D.C.: Văn phòng ấn loát Chính phủ Mỹ, 1985), trang 292-293.
(43) Kent nói với Dulles, 23.4.1955; sách đã dẫn.
(44) Trong Bản ghi chú làm hồ sơ lưu đề ngày 27-4-1955, Kent viết: “Tướng Collins đã xem xét tình hình ở miẻn Nam Việt Nam. Ồng ta nói rằng sau hàng tháng trời no lực làm việc với Ngô Đình Diệm, ông ta đã đi đến kết luận rằng Thủ tướng khóng có năng lực hành pháp để kiểm soát “những người có cá tính mạnh, rằng ông ta thương đi giải quyết mấy chuyện lặt vặt và không hề có được một ý tưởng có tính xay dựng nào kể từ khi nắm quyền”. Tương tự, Collins cũng quyết định rằng phải thay thế Lansdale, nên đã nói với Ngoại trưởng Dulles rằng Lansdale thật là điên khi tin rằng có thể cứu Nam Việt Nam mà vẫn để Diệm nắm quyền.
(45) Xem Neil Sheehan, A Bright Shining Lie (New York: Nhà xuất bản Random House, 1988) trang 140-1; xem thêm Philip E. Catton, Diem's Final Failure: Prelude to America's War in Vietnam (Lawrence, KS: Nhà xuất bản University Press of Kansas, 2003), trang 10-11.
(46) Tài liệu Bộ Ngoại giao gửì tới Sài Gòn, 1.5.1955, FRUS, 1955-1957, tập 1, 344-345.
(47) Tiger in The Barbed Wứe, trang 151; Edward Lansdale’s Cold War, trang 64
(48) John Osborne, “The Tough Miracle Man of Asia”, tạp chí Life, 13-5-1957, trang 156-176.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét