THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ

THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ

THI VÂN YÊN TỬ

SỚM CHIỀU DU NGOẠN CÙNG MÂY NÚI
HOA TRÁI QUA NGÀY TA VỚI TA

Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

Điệp Viên Hoàn Hảo X6

Người thành cổ Quảng trị

Larry Berman
Điệp Viên Hoàn Hảo X6
Dịch giả: Đỗ Hùng
Chương 3
MỘNG MƠ CALI
    
rong cuộc đời mình, tôi đã tận hưởng trọn vẹn hai năm binh yên ở California.
Thư riêng của Phạm Xuân Ẩn gửi Rosann và Rich Martin,
ngày 13 tháng 12 năm 1961 (1)
TỐI THỨ BẢY ngày 12 tháng 10 năm 1957, người đàn ông 30 tuổi Phạm Xuân Ẩn đặt chân xuống California. Đến được đây đối với ông thật là may mắn sau khi hồ sơ của ông từng nằm chết dí trong các văn phòng quan liêu của cơ quan xuất nhập cảnh Việt Nam.(2) Trong tuyệt vọng, Ẩn gọi điện thoại tới một người anh em họ làm việc cho người em út của Ngô Đình Diệm là Ngô Đình Cẩn, lãnh chúa miền Trung, để hỏi xem có giúp giải quyết được không. Hồ sơ của Ẩn được chuyển lên bác sĩ Trần Kim Tuyến kèm chỉ thị phối kiểm với phía Mỹ về tính cách và lòng trung thành của Ẩn. Chỉ cần sự tiến cử của Lansdale cũng đủ để Tuyến sắp xếp giải quyết hồ sơ cho Ẩn, khai thông hành trình tới nước Mỹ. Từ giờ phút này, cuộc đời của điệp viên Cộng sản Phạm Xuân Ẩn và một trong những nhân vật chống cộng kịch liệt nhất, bác sĩ Trần Kim Tuyến, vĩnh viễn hòa lẫn vào nhau.
Tuyến là Giám đốc Sở Nghiên cứu Chính trị và Xã hội thuộc Phủ Tổng thống, được gọi tắt theo kiểu James Bond là SEPES(*). Đóng trong tòa nhà nằm ngay khuôn viên Phủ Tổng thống và báo cáo trực tiếp cho người em trai của Diệm, cố vấn Ngô Đình Nhu, cơ quan này có quan hệ gần gũi với CIA và nhân viên chỉ bao gồm toàn những người trung thành với Nhu và Tuyến. Cơ quan tình báo và an ninh thuộc Phủ Tổng thống này là một đội cảnh sát mật vụ có thể vươn vòi bạch tuộc ra mọi ngõ ngách ở Nam Việt Nam.(3) Xuất thân từ một gia đình Công giáo chống Cộng nổi trội tại Phát Diệm, một giáo xứ ở miền Bắc, Tuyến là một người được anh em họ Ngô thu nạp từ sớm.(4) Nhu đã sớm đánh giá Tuyến là “một con người có đầu mối liên lạc ở mọi ngóc ngách của xã hội Việt Nam để có thể thành công trong mọi chiến dịch, dù lớn hay nhỏ”. (5)
Nếu có điểm gì đó khả dĩ được coi là tích cực trong vụ rắc rối về thị thực thì đó chính là vấn đề gia đình. Việc phải trì hoãn ngày rời Sài Gòn đã giúp Ẩn được ở bên cha khi người cha trút hơi thở cuối cùng trên đôi tay của Ẩn vào ngày 24 tháng 9 năm 1957, nhằm ngày 1 tháng 8 âm lịch, ở tuổi năm mươi bảy. Mất mát ấy đã đặt một gánh nặng lên vai Ẩn bởi phần lớn trách nhiệm gia đình giờ đây sẽ do ông, vốn là con trai cả, gánh vác, đặc biệt là trong thời gian chịu tang ba năm theo truyền thống Việt Nam. Khi thân phụ qua đời, Ẩn không nghĩ rằng ông sẽ có thể tiếp tục tới Mỹ để học.(6)
______________________
(*) SEPES (đọc là XÊ PÊ) là các chữ cái viết tắt theo tên tiếng Pháp Service des Études Politiques et Sociales. Ra đời năm 1956 với tên gọi là Sở Nghiên cứu Chính trị và Xã hội, cơ quan này trực thuộc Phủ Tổng thống, có nhiệm vụ điều tra, thu thập tin tình báo chiến lược; tổ chức, chi huy các hoạt động gián điệp tại miền Bắc, bảo vệ an ninh nội bộ. SEPES được đặt dưới sự chi đạo trực tiếp cúa cố vấn Ngô Đình Nhu.
______________________
Tại ngã rẽ đầu tiên của cuộc đời Ẩn, thì nhiệm vụ công tác được đặt lên trên hết. Mai Chí Thọ, em trai của ông Lê Đức Thọ, đã tham gia vào việc hoạch định nhiệm vụ của Ẩn. “Thời đó chúng tôi vẫn còn hoạt động bí mật”, ông Thọ giải thích với tôi. “Tôi phải bí mật gây quỹ cho hoạt động bằng cách sử dụng một phần ngân sách tình báo và phần còn lại thì đi vay.(7) Tôi hỏi ông Thọ vì sao Ẩn được chọn cho nhiệm vụ quan trọng này, ông đáp: “ông ấy nói tiếng Anh giỏi hơn tất cả những người khác và được trời ban cho những phẩm chất nghề nghiệp. Một trong những điểm mạnh nhất của điệp viên là luôn bình tĩnh và có nhiều bạn bè; phải luôn duy trì quan hệ với mọi người để tránh gây chú ý. Ẩn có thể làm điều đó với mọi người, và đó là lý do tôi coi ông ấy là một trong những nhà tình báo vĩ đại nhất trong lịch sử đất nước”.
Cấp trên trực tiếp của Ẩn, ông Mười Hương, là người chịu trách nhiệm về việc liệu có thể hoãn nhiệm vụ của ông Ẩn hay không. Nhận thấy không còn ai khác cho sứ mệnh đặc biệt này, Mười Hương trấn an Ẩn rằng đảng sẽ chăm lo cho gia đình ông. “Tôi biết rằng mình sẽ phải đi Mỹ, nhưng tôi cũng xin phép được giải thích lý do cho má tôi bởi lúc ấy vẫn còn trong thời gian chịu tang”, Ẩn nói. “Má anh ủng hộ con hết mình, bà không can dự vào công việc của anh”, bà Thu Nhàn, vợ của Ẩn, kể với tôi. “Bà chỉ cần biết anh làm việc cho cách mạng là đủ”. Với sự chấp thuận của mẹ, Ẩn bước lên chiếc máy bay bốn động cơ cánh quạt của hãng Pan Am để đi Mỹ vào tối 10 tháng 10 năm 1957, vài tuần sau khi năm học mới ở Trường Orange Coast bắt đầu.
Trường Orange Coast được thành lập năm 1948 tại một căn cứ quân sự bỏ không từ thời Thế chiến II ở thành phố Costa Mesa. Trong khóa học đầu tiên vào tháng 9 năm 1948, tổng số học sinh là năm trăm người. Khi Ẩn tới vào chín năm sau, nó vẫn là một trường bán trú bé nhỏ(*). Ban quản lý trường cho rằng Ẩn không nhập học vào mùa thu nên đã chuyển phòng ký túc xá của ông cho một sinh viên khác.(8)
______________________
(*) Ở Mỹ, commuter college là khái niệm dùng chỉ những trường học có ít ký túc xá dành cho sinh viên
______________________
Người quản lý ký túc xá, ông Henry Ledger, lúc bấy giờ tình cờ đi ra ngoài nên đã gặp và đón Ẩn. “Chúng tôi đợi cậu cả tháng trời rồi - cậu đã ở nơi quái quỷ nào vậy?” người đàn ông lực lưỡng Ledger cằn nhằn. Khu ký túc xá là một dãy nhà quân đội từ thời nơi đây còn là Căn cứ Không quân Santa Ana được sửa sang lại. Bởi không còn phòng trống nào, Ledger đã dọn kho chứa chăn nệm cũ để Ẩn ở, dù thế nhưng đối với Ẩn vậy là quá xa xỉ rồi. Ẩn nhanh chóng lôi năm bộ áo quần cùng đồ dùng cá nhân từ chiếc va li mà Mills Brandes đã mua tặng. “Cậu đói chưa?” Ledger hỏi. Rồi không chờ trả lời, ông khui một hộp thịt bò hầm - đấy là lần đầu tiên Ẩn ăn thịt hộp. Ông thấy món này rất ngán nhưng để phục vụ cho hoạt động của mình, đây cũng là một kiểu học tại chỗ để hiểu văn hóa Mỹ.
Là một cựu chiến binh Thế chiến II và cùng tuổi với cha của Ẩn, Ledger ngay lập tức trở thành người chăm lo cho sinh viên mới. Ledger thích chơi ghi ta và ăn mặc giống như một gã cao bồi. Thứ tư hằng tuần, ông và Ẩn xem đấm bốc trên truyền hình còn tối chủ nhật thì xem đánh bowling. Ledger có một chiếc xe bán tải cũ và một nhà thùng di động; về sau ông đã dạy cho Ẩn lái xe. “Tôi yêu ông như cha vậy”, Ẩn kể. “Ông đã giúp tôi vượt qua thời gian đau khổ sau khi cha tôi mất. Ông là người luôn mong muốn tôi thích thú nơi ở mới, hòa nhập vào gia đình mới ở đây. Lúc mới đến tôi rất đơn độc, và ông đã giúp tôi cảm thấy mình được chào đón tại vùng đất mới”.
Kỳ nghỉ cuối tuần đầu tiên của Ẩn ở Trường Orange Coast diễn ra sự kiện khiêu vũ mùa thu. Ledger đã khích lệ Ẩn tham dự để có thể gặp người này người kia. Khi Ẩn bước vào phòng nhảy, mọi cặp mắt đều dồn đến sinh viên Việt Nam đầu tiên học tại Trường Orange Coast và cũng là người Việt duy nhất tại Quận Cam vào thời điểm đó. Mấy người bạn học lập tức trêu ông bằng cách gán cho biệt danh “Khổng Tử”, và Ẩn cũng đứng ngoài gần suốt buổi tối hôm ấy bởi ông là dân châu Á và một phần do bộ vét và cà vạt ông vận không phù hợp với buổi khiêu vũ có chủ đề Viễn Tây hôm đó.
Giữa lúc đang đinh ninh rằng mình sẽ chỉ ngồi dựa tường suốt cuộc vui, Ẩn cảm thấy rất bối rối khi một nữ sinh đột nhiên mời ông nhảy, ông gần như đứng chôn chân tại chỗ, bởi vì ông chưa từng khiêu vũ hay cầm tay một phụ nữ lạ khi còn ở Việt Nam. Cô bạn học khích lệ, bảo cầm tay phụ nữ lúc nhảy không vấn đề gì. Cuối buổi hôm đó, cô gợi ý Ẩn tham gia lớp khiêu vũ thay cho tín chỉ thể dục bắt buộc. Tám tháng sau, Ẩn đã trở thành một người khiêu vũ điệu nghệ, khi tổng kết năm học thứ nhất tại Orange Coast, trong một bài báo cho tờ báo của trường, tờ Barnacle, Ẩn viết rằng lớp học khiêu vũ xã giao “đã giúp tôi thoát khỏi sự bẽn lẽn do khác biệt văn hóa”.(10)
Trong cuốn lưu bút thời học Trường Orange Coast, mang tên Nhật ký, Roberta Seibel viết, “Bạn là một người khiêu vũ tuyệt vời. Cứ mãi dễ thương như thế nhé”. Khi tôi hỏi chuyện Judy Coleman, người bạn nhảy của Ẩn trong buổi vũ hội chào đón cựu sinh viên về thăm trường vào năm sau đó, bà cho biết, “Cậu ấy là một người nhảy cừ khôi và chúng tôi đã nhảy suốt đêm. Cậu ấy rất quyến rũ”.
“Tôi đến từ Việt Nam”, Ẩn thường nói với những người mới quen. Vài sinh viên nhớ lại mới vài tháng trước, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã thăm Mỹ, nhưng ít người biết về xứ sở xa xôi này, đặc biệt là khi mà các bản đồ cũ của nước Pháp được sử dụng tại trường học đều ghi đất nước của Ẩn là một phần Đông Dương thuộc Pháp. Vấn đề càng trở nên rắc rối khi trong ngày học đầu tiên của lớp báo chí, ông Maurice Gerard, người bảo trợ của Ẩn, giới thiệu Ẩn với những phóng viên đầy nhiệt huyết của lớp. Pete Conaty, người về sau phục vụ tại Việt Nam trong vai trò là một sĩ quan tình báo kỹ thuật/chiến lược đóng tại Huế và trở thành bạn thân của Ẩn tại Orange Coast, ngẫu hứng bình luận, “Ổ, vậy là cậu đến từ nơi xảy ra trận đánh Điện Biên Phủ kinh hoàng”. Ẩn đáp ngay, “Điện Biên Phủ là một phần của Việt Nam. Bản đồ nước Pháp trên tường này đã lỗi thời rồi. Chúng ta cần thay cái mới”. (11) Hơn bốn thập kỷ sau, Ẩn nhắc lại vụ này trong một thư điện tử gửi tới Lee Meyer, một cô bạn thân cùng lớp năm xưa, “Bây giờ tôi đoán bạn đã nhận ra cảm giác của tôi như thế nào khi tên đất nước tôi không có trên bản đồ đó, nó chỉ là một thuộc địa của Pháp”. (12) Người bạn tên Ross Johnson nhớ lại Ẩn “thể hiện mình là một người chống chú nghĩa thực dân quyết liệt”. (13)
Vài năm sau, Ẩn và Pete ở cách nhau vài trăm cây số tại Việt Nam, cả hai đều làm trong lĩnh vực tình báo nhưng cho các phe khác nhau. Khi tôi đề cập chuyện này với Ẩn, ông có vẻ thất vọng thực sự. “Tôi đã không biết rằng Pete Conaty từng ở Việt Nam. Rất tiếc là ông ta đã không tới Sài Gòn thăm tôi. Tôi đã bảo tất cả họ nếu đến Sài Gòn thì ghé chỗ tôi. Lẽ ra ông ta nên ghé”. Khi tôi hỏi Ẩn liệu ông có cảm thấy bất tiện khi tiếp đón một sĩ quan tình báo, ông đáp, “Không hề. Chúng tôi là bạn tốt khi làm cho tờ Barnacle. Tôi có thể giới thiệu ông ta với bạn bè của tôi như Bob Shaplen và những người ở Time. Tất cả chúng tôi đều là nhà báo”.
Một trong những mặt đáng kinh ngạc trong thời gian Ẩn ở California là mức độ mà ông lĩnh hội được tất cả mọi mặt của cuộc sống học đường, nói một cách văn vẻ là ông đã thẩm thấu vào nền văn hóa Mỹ. Trong khi rất nhiều điệp viên không muốn mình nổi bật, Ẩn đã chọn cách thâm nhập vào cuộc sống để củng cố vỏ bọc. Ồng thường xuyên đi xem bóng đá (bóng đá kiểu Mỹ - ND) và dự các bửa tiệc trên bãi biển, cũng như được biết đến như là một người hay đùa. Ông thường nằm dài đợi cho anh bạn cùng phòng Ross Johnson tắm xong để đến lượt mình. Trong các tòa nhà ọp ẹp đó, bơm nước luôn trục trặc, mỗi khi Ẩn xả nước bồn cầu thường phá lên cười bởi lúc ấy chắc hẳn Johnson đang hứng một luồng nước lạnh như băng trong phòng tắm. “Cậu ta nghĩ vậy là vui”, Johnson nói. “Tôi thích cậu ấy. Không ai nghi ngờ rằng cậu ta có một cuộc sống bí mật. Tôi từng cho rằng mình biết cậu ta rất rõ”. (14)
Ngay trước lễ Tạ ơn năm 1957, tờ Barnacle đăng một bài viết về sự kiện Ẩn gia nhập trường kèm một tấm hình Ẩn ngồi với cuốn từ điển tiếng Anh và dòng chú thích: “Bạn nói điều đó như thế nào trong tiếng Anh?” Bài báo này đã tạo ra nền tảng cho vỏ bọc của Ẩn:
“Một tân sinh viên ngoại quốc vừa đến Trường Orange Coast vào ngày 12 tháng 10 và hiện sống trong khu ký túc xá. Phạm Xuân Ẩn, tên anh, là một người Việt Nam, một người châu Á đến từ Viễn Đông. Anh muốn hoàn tất khóa học trong hai năm tại Orange Coast và trở lại Sài Gòn, thành phố quê hương của anh, để làm việc cho đất nước mình trong vai trò một nhà báo… Ẩn giờ đây đang tiếp tục tiếp thu những điều mới mẻ về cuộc sống trong ký túc xá và trên đất nước này. Bằng cách ấy, anh có thể tìm ra những gì mà anh muốn mang về xứ sở của mình”.(15)
Ẩn nhanh chóng ổn định chuyện học hành và cuộc sống sinh viên của mình tại Orange Coast. Trong vở kịch Ba Tư do sinh viên dàn dựng mang tên Quý bà và Omar Khayyam, Ẩn đóng vai một vũ công Xiêm La, nhảy điệu “rồng phòng thủ”, mà tờ Barnacle miêu tả là “pha nhu đạo tự phạt”.(16) Ông đặc biệt thích tham dự các bữa tiệc ngoài trời của sinh viên ngay trong khuôn viên trường với món heo quay tại chỗ, nhảy điệu hula, màn múa kiếm do anh bạn người Samoa, Tualua Tofili, biểu diễn. Những dòng lưu bút do Paula Jacoby đề tặng cho thấy Phạm Xuân Ẩn là một người chu đáo: “Rất vui khi được biết bạn. Mong năm tới bạn tiếp tục ở lại đây chứ không hồi hương. Cảm ơn khi đã lấy áo len choàng cho tôi đỡ lạnh, trong ngày hội trường. Mong gặp lại vào năm tới. (Bảo trọng). Thân mến, Paula Jacoby”.
Khoảng thời gian thú vị nhất trong ngày của Ẩn là lúc ở tòa soạn Barnacle. Ông trở thành bạn thân của Rosann Rhodes, Rich Martin, Pete Conaty, Ross Johnson và Lee Meyer. Ồng chính là người đã làm mai Rosann cho Rich, và sau đó hai người đã đính hôn. Năm 1961, Rosann Martin viết thư cho Ẩn ở Sài Gòn, bảo rằng rất tiếc khi Ẩn không thể đi dự đám cưới của hai người, nhưng cô muốn Ẩn biết rằng “tấm hình của bạn đã được đưa vào bộ ảnh đám cưới ở trong mục ‘chúng tôi đã gặp nhau như thế’”(17)
Khi tôi nói chuyện với Rosann vào tháng 10 năm 2006, bà cho tôi biết Ẩn luôn “rất dể chịu và có khiếu hài hước tuyệt vời”. Sau đó bà làm tôi sửng sốt khi kể, “Anh ấy từng cầu hôn với tôi. Tôi nhớ khoảnh khắc đó rất rõ. Lúc ấy chúng tôi đang ở trong lớp báo chí, đột nhiên anh ấy tiến đến và nói một cách trịnh trọng, 'Rosann, anh đã phải lòng em trong năm nay. Anh muốn cưới em, nhưng anh lo em sẽ không hạnh phúc khỉ đến nước anh sinh sống bởi ở đấy rất xa lạ. Mọi người chỉ đi xe đạp, bận đồ ngủ ra ngoài đường và treo quần áo ở cửa sổ. Anh thực sự muốn em nghĩ về điều đó’. Tôi bị sốc nặng - bởi chúng tôi chưa từng hẹn hò. Hôm sau tôi bảo anh ấy rằng tôi không thể lấy anh ấy, thế rồi năm sau anh ấy giới thiệu tôi với Rich”.
Bên cạnh Rosann, Ẩn còn có tình cảm đặc biệt với Lee Meyer. Học trước Ẩn một năm tại Trường Orange Coast và đã có một năm làm cho tờ Barnacle, Lee trước đó từng làm phóng viên tại Trường trung học Pasadena và vào Đại học Thành phố Pasadena trước khi chuyển tới Trường Orange Coast. Cô cũng từng làm cho hai tờ Sierra Madre News và Garden Grove Daily News. Ẩn ngay lập tức bị hút hồn trước một cô gái mà như ông miêu tả, “tóc vàng nhạt, đôi mắt xanh thông minh sau cặp kính dày, đầu óc nhanh nhạy với sự suy xét sắc sảo và tư duy sâu sắc”. (18)
Tháng 1 năm 1958, Lee bắt đầu làm chủ bút tờ Barnacle. Ẩn được cất nhắc từ người viết phóng sự lên làm biên tập viên trang 2, có nghĩa rằng ông và Lee sẽ làm việc cạnh nhau trong suốt học kỳ mùa xuân 1958. Ẩn đã đưa vào một chi tiết quan trọng trong bản tin thông báo việc ông được thăng chức trên tờ Barnacle: “Ẩn Phạm, một sinh viên ngoại quốc đến từ Việt Nam, sẽ đảm nhận chức vụ biên tập viên trang 2. Trước đây Ẩn là phóng viên viết bài cho tờ Barnacle và là thành viên một ban kiểm duyệt tin tức tại quê hương anh ta”. (19) Chi tiết này chứa đựng cả một sự trớ trêu khi vào năm 1976, Ẩn đã từ chối lời đề nghị làm công việc tương tự cho chế độ mới.
Trong năm đó thì Ẩn và Lee thực sự không rời xa nhau nửa bước. Lee mời Ẩn tới nhà vào dịp lễ Tạ ơn và Giáng sinh. Kể từ đấy, cứ đến mỗi mùa nghỉ lễ, gia đình Meyer lại gửi một món quà tới Hội Tim nước Mỹ với tên người gửi là Phạm Xuân Ẩn. “Tôi đoán là bạn không thể hình dung tôi xúc động thế nào trước tấm chân tĩnh của bạn khi bạn luôn tạo cho tôi có cảm giác như ở nhà trong những ngày xa quê hương”, Ẩn đã viết cho Lee những lời như thế.
Thế rồi Ẩn phải lòng Lee. “Cô ấy biết tình cảm của tôi”, Ẩn kể với tôi. “Tôi yêu cô ấy. Tôi không thể tỏ tình, nhưng tôi biết cô ấy cảm nhận được tình cảm của tôi”. Bằng chứng duy nhất về tình cảm của Lee mà chúng ta có được đó là những thư điện tử hai người gửi cho nhau trong năm 2001, hai năm trước khi bà qua đời. “Tôi thường xuyên nghĩ tới bạn, lo lắng không biết bạn có an toàn hay không và làm sao để tôi có thể biết được bạn bình an”, Lee viết. “Tôi rất vui khi nhận thấy rằng khiếu hài hước của bạn vẫn còn vẹn nguyên trong những thư điện tử này. Bạn có nhớ một buổi tối khi bạn tới thăm gia đình tôi và sau đó tôi lái xe đưa bạn trở về cái khu ký túc xá nghiêm mật tại Trường Orange Coast. Lúc ấy sương mù quá dày đặc đến nỗi bạn phải ra khỏi xe rồi đi bộ phía trước để tôi có thể lái xe theo sau? Vì một lý do nào đó mà tôi nhớ rất rõ, chứ không mù mờ như đám sương kia, về cái sự kiện ấy. Tôi ngưỡng mộ bạn vô cùng vì khả năng thích nghi và việc có thể sống trong khu ký túc xá vốn được thiết kế cho những người vị thành niên, chứ không phải cho một gã đàn ông đã trưởng thành như bạn. Được học chung với một tâm hồn lịch lãm và có học thức như bạn đã giúp tôi làm giàu thêm những trải nghiệm của mình. Việc chúng ta được làm bạn tốt của nhau là một món quà đầy kinh ngạc đối với tôi”. (20)
Dưới sự dẫn dắt của Lee, Ẩn tỏa sáng trong vai trò một phóng viên, và cũng với sự cầm trịch của Lee, tờ Bamacle được Hiệp hội Báo chí Học đường xếp hạng nhất.(21) Lee khuyến khích Ẩn viết những bài báo so sánh Việt Nam với Mỹ để các học viên tại Orange Coast có thể hiểu thêm về đất nước và văn hóa Việt Nam. Bài báo đầu tiên của Ẩn dưới thời Lee làm chủ bút nhan đề “Thi tốt nghiệp - Vài điều về nỗi cực nhọc thi cử của sinh viên ở miền đất xa xôi”, đã đưa ra sự so sánh tâm trạng căng thẳng mùa thi khiến sinh viên tại Việt Nam mất ăn mất ngủ với không khí học dồn mùa thi của sinh viên tại Orange Coast.(22) “Mỗi năm, khi những hàng phượng nở hoa đỏ rực tại Sài Gòn, thủ đô của Việt Nam, sinh viên lại bắt đầu bần luận về mùa thi”, Ẩn viết bằng một bút pháp khá vụng về mà rồi đây ông nhanh chóng khắc phục. Để giải tỏa căng thẳng mùa thi, sinh viên Sài Gòn thường uống nhiều cà phê, trà đặc và những thứ mà Ẩn gọi là “thuốc tỉnh táo” rất phổ biến tại “Pháp và các xứ thuộc địa”.
Tháng sau đó, Ẩn viết một bài báo bảo vệ cho những yêu cầu bắt buộc về chuẩn tiếng Anh hội thoại trình độ X tại Trường Orange Coast.(23) Từ kinh nghiệm hành chính và quân sự trong thời gian làm việc cho TRIM và CATO, Ẩn thấy rằng những điều kiện về tiếng Anh hội thoại cơ bản, vốn bị chế nhạo là chỉ dành cho “lũ đần”, là một công cụ kỳ diệu cho vai trò lãnh đạo của Mỹ. “Đặc biệt là tại những nước mới độc lập ở châu Á, châu Phi và Trung Đông”, Ẩn viết, ông giải thích rằng người Việt Nam “rất khát khao học tiếng Anh và luôn nỗ lực để trở nên thành thạo” nhưng lại không có điều kiện để học. “Bất cứ trường tiếng Anh tư thục nào muốn thuê bất kỳ người Mỹ nào vào dạy hội thoại cho học viên trung cấp đều phải trả 3 đô-la mỗi giờ”. Ẩn dẫn ra một câu chuyện mà mình từng chứng kiến: “Có lần tôi đang tham gia tuyến chọn các sĩ quan tốt nghiệp từ Hội Việt Mỹ để đưa sang Mỹ tu nghiệp. Đại tá Jameson bước vào, chìa ra một ngân phiếu ghi 7.500 đôla rồi bảo, Ẩn, anh xem tấm ngân phiếu này để thấy chúng tôi đã trả cho giáo viên của những học viên sĩ quan này bao nhiêu tiền, và sau đó hãy trả lời tôi là có bao nhiêu trong số những người đến phỏng vấn ở đây đáp ứng được yêu cầu về tiếng Anh Trên thực tế, rất ít người nói tiếng Anh giỏi như Ẩn bởi giáo viên của họ không có phương pháp sư phạm tốt để có thể dạy hiệu quả. Chính “phương pháp học vẹt” trong các giờ tiếng Anh đã khiến các sĩ quan Việt Nam chán nản và thất vọng.
Người Việt ít có cơ hội để đọc sách giáo khoa của Mỹ hoặc gặp giảng viên chuyên nghiệp như trong các lớp tiếng Anh trình độ X tại Orange Coast, nơi mà hội thoại và ngữ cảnh luôn được chú trọng. Ẩn đã tiến tới đề nghị Cơ quan Thông tin Mỹ (USIS) (*) và các tổ chức đào tạo của Mỹ tại Vỉệt Nam đưa chuẩn tiếng Anh X vào dạy cho người Việt “bởi vì nó giúp người Mỹ ở Việt Nam xóa tan định kiến nói trên cũng như nâng cao uy tín cho tiếng Anh của Mỹ”.
______________________
(*) United States Information Service (USIS) lá tén gọi được dùng ở nước ngoài của Cơ quan Thông tin Mỹ (United States Information Agency - USIA). Ra đời năm 1953, USIA là một kênh “ngoại giao nhân dân”, phục vụ cho hoạt động tuyên truyên, đól ngoại của chính phù Mỹ. USIA chấm dứt tồn tại vào năm 1999
______________________
Tháng sau, Ẩn viết về các biện pháp ăn kiêng để giảm cân và sự mê muội điên cuồng của những phụ nữ trẻ về việc giữ dáng. “Phụ nữ trẻ ở Sài Gòn, Việt Nam, rất sợ bị béo. Quan niệm truyền thống về vẻ đẹp của người Á Đông là phụ nữ phải mảnh mai như cành liễu. Người ta cho rằng thể hình lý tưởng là những bộ xương khẳng khiu như cành mai, còn da thịt thì ép sát vào xương như con hạc, như người ta thường nói 'mình hạc xương mai’. Phụ nữ Sài Gòn chẳng những bỏ bữa hoặc ăn kiêng mà họ còn sử dụng các biện pháp nguy hiểm như uống giấm và các loại chất a xít đề giảm cân. Nhiều cô nàng gầy gò đến mức nếu họ tới Orange Coast để học thì những cơn gió Santa Ana sẽ thổi họ bay về Sài Gòn mất”. (24) Ẩn kết thúc bằng lời khuyên hãy tuân thủ chế độ ăn uống cân bằng và khoa học đồng thời kêu gọi các sinh viên tham gia “Câu lạc bộ kiểm soát calori” dưới sự giám sát của y tá Martha Buss tại Trường Orange Coast.(25)
Có lẽ đóng góp cho tờ Barnacle mà Ẩn tâm đắc nhất chính là bài viết về phim Người Mỹ trầm lặng(*) sản xuất năm 1958. Trong phim, Audie Murphy đóng vai một người Mỹ tự do đầy lý tưởng đã đến Đông Dương vào năm 1952 để đề xuất “giải pháp thứ ba” bên cạnh nền thực dân của Pháp và sự nổi dậy của Cộng sản. Edward Lansdale được cho là nguyên mẫu của nhân vật chính trong phim, Alden Pyle. Lansdale cũng là cố vấn của bộ phim, vốn khác xa nguyên bản cuốn sách của Graham Greene. Bộ phim được đề tặng Ngô Đình Diệm. Trong trường hợp này, Ẩn dường như đang làm xiếc trên dây, bởi ông vừa viết về bộ phim, vừa nghĩ về người bạn Lansdale, và có lẽ cũng có chút lo lắng rằng người ta có thể quy chụp ông thân Cộng vì những điều ông viết ra.
______________________
(*) Người Mỹ trầm lặng (The Quiet American) là tiểu thuyết phản chiến của nhà văn Anh Graham Greene (1904 - 1991). Sách ra mắt tại Anh năm 1955 và tại Mỹ năm 1956. Năm 1958, đạo diễn Joseph L. Mankiewicz dựng bộ phim cùng tên, vớí các díẻn viên Audie Murphy, Michael Redgrave và Giorgia Moll. Graham Greene về sau đã chỉ trích việc những người làm phim làm đảo ngược thông điệp phản chiến mà ông đã gửi gắm trong cuốn sách.
______________________
Bộ phim chỉ trích phe Cộng sản về những vụ đánh bom ở Sài Gòn. “Sau thất bại của ợuân đội Pháp tại Điện Biên Phú vào tháng 7 năm 1954”, Ẩn viết, “sự tồn tại và phát triển của quốc gia tự do Việt Nam Cộng hòa dưới sự lãnh đạo của đương kim Tổng thống Ngô Đình Diệm đã chứng minh rằng khái niệm 'Lực lượng thứ ba' mà 'Người Mỹ trầm lặng' này đã xả thân để bảo vệ, lẽ ra nên được công nhận sớm hơn”.
Ẩn tin rằng không thể nào có một sự dàn xếp ổn thỏa giữa Cộng sản và người Pháp, và rằng “về mặt chính trị, 'Người Mỹ trầm lặng' có thể khiến khán giả hiểu nhầm về chính sách ngoại giao của Mỹ. Một bộ phận người Việt Nam đã tiêm nhiễm tuyên truyền của Cộng sản và trong cuộc chiến ở Đông Dương, người Mỹ đã tìm cách thay thế người Pháp”. Ẩn cho rằng bộ phim này không nên chiếu ở Việt Nam.
Người Mỹ trầm lặng một lần nữa lại được dựng thành phim vào năm 2002, với các ngôi sao Michael Caine và Brendan Fraser. Phillip Noyce, đạo diễn người ức của bộ phim, trang thành với nguyên tác của Greene, ngoại trừ hai thay đổi lớn, trong đó có “việc nhập hai nhân vật thành một để tạo ra người trợ lý của Fowler, tên là Hinh (do Tzi Ma thủ vai) - lấy cảm hứng từ điệp viên nhị trùng Phạm Xuân Ẩn”.(28) Trong phim Hinh là sát thủ cực kỳ nguy hiểm và là điệp viên theo chủ nghĩa dân tộc dưới vỏ bọc là một trợ lý vô dụng của Caine. Bộ phim đã được chiếu ra mắt ở Việt Nam để báo chí viết bài ca ngợi.
Có lẽ bài báo dí dỏm nhất của Ẩn trong năm ấy là bài viết về căn phòng ký túc xá của người bạn thân và là đồng nghiệp tại tờ Barnacle, Ross Johnson.(29) Phòng của Ross được bài trí theo kiểu nhiệt đới, với hàng rào bằng sậy, mái lợp tranh và tre bao quanh tường.
Có ba tấm ảnh treo trên tường, chụp cảnh hươu và cọp ở trong rừng. Để làm cho căn phòng có vẻ giống thật, Ross nuôi một chú gà con. Cậu mở nhạc xứ nhiệt đới suốt ngày. “Tôi rất nhớ nhà mỗi lúc bước vào phòng của Ross”, Ẩn viết. Nhưng căn phòng này còn thiếu một thứ, đó là một người bạn chung phòng: “Ross, cậu hầu như có mọi thứ ở đây, nhưng cậu vẫn cần thêm một ai đó đề chia sẻ giấc mơ này với cậu. Mong rằng nội quy của Trường Orange Coast sẽ được nới lỏng trong một tuần để người bạn này có thể tới thăm căn phòng của Ross”. (30)
Ẩn là một sinh viên giỏi, học kỳ nào cũng được tuyên dương và tham gia nhiều chương trình học khác nhau, như lịch sứ, chính trị học, kinh tế, tâm lý, và khoa học xã hội.(31) Lúc còn học tại Orange Coast, ông đã vận động để lập một câu lạc bộ du học sinh, với các thành viên đến từ Philippines, Trung Quốc, Nicaragua, Nhật Bản, Bỉ, Pháp, Canada và Ba Lan.(32) Ông là một trong chín sinh viên được Trường Orange Coast chọn đi dự Hội thảo các vấn đề thế giới nhân Ngày Thế giới tại Los Angeles. Một trong những chủ đề được thảo luận trong ngày này là “Liệu Cộng sản có chiến thắng tại Đông Nam Á?”(33) Ông là một trong sáu đại biểu từ Câu lạc bộ Quốc tế của Trường Orange Coast tham dự Diễn đàn Khu vực Long Beach thuộc Câu lạc bộ Quan hệ Quốc tế về chủ đề “Nước Mỹ đóng góp vào sự tiến bộ thế giới”. (34) Ẩn cũng dự một hội nghị báo chí tại Đại học Redlands(35) và có mặt trong đoàn đại biểu của Barnacle dự Đại hội các Nhà xuất bản quốc gia tiểu bang California ở San Francisco.(36)
Bằng cách nào đó, Ẩn còn tham gia vào các hoạt động chính trị của sinh viên tại trường. Đầu tiên ông đã từ chối lời đề nghị tranh cử chức phó chủ tịch hội cựu chiến binh, trong đó chủ yếu là các cựu binh thời Chiến tranh Triều Tiên, vốn muốn có một đại diện chống Cộng người châu Á tham gia. Sau đó, ông đã cùng với năm thành viên khác của tờ Barnacle, trong đó có Pete Conaty và Ross Johnson, ký vào một lá thư gửi tới toàn thể hội sinh viên với tựa đề, “Cần nhân tố mới”. Đây là nỗ lực nhằm vận động một ứng viên chạy đua với Fred Thomas để tranh cử chức chủ tịch hội sinh viên. ''Chúng tôi muốn ủng hộ người phù hợp với chức vụ này”, nhóm kiến nghị tuyên bố. Và nỗ lực của họ đã thành công.(37)
Orange Coast là một trường bán trú, và cứ mỗi dịp cuối tuần thì hầu hết mọi người đều về nhà hoặc đi đâu đó chứ không ở lại ký túc xá. Bruce Nott, sống ở ký túc xá một thời gian ngắn, nhớ lại rằng hồi ấy chẳng ai muốn để Ẩn ở lại một mình vào dịp cuối tuần. Bruce là một trong những người đầu tiên mời Ẩn về nhà. Cha mẹ anh này ngay lập tức bị Ẩn mê hoặc, và trong suốt hai năm sau đó, cha của Bruce thường dẫn Ẩn đi chợ hoặc về nhà chơi vào các ngày thứ bảy, chủ nhật. Bruce còn dẫn Ẩn đi Disneyland, rồi Ẩn tới nói chuyên về tình hình đất nước mình tại trường của Barbara, em gái Bruce. “Đấy là một chàng trai dễ mến, luôn thích ngồi nói chuyện và chọc cười”, Nott nhớ lại. “Anh ta luôn muốn tìm hiểu mọi thứ, và anh ta luôn khiến chúng tôi thích thú khi nói đủ thứ chuyện về cuộc sống ở Mỹ”. (38) Tháng 8 năm 2005, tôi chuyển thông điệp sau của Ẩn tới cho Bruce: “Tôi rất nhớ bạn và cha mẹ bạn, cũng như cô em gái Barbara. Tôi rất vui mừng khi được tin bạn thành công trong cuộc sống. Ước gì tôi có được may mắn đến thăm bạn và gia đình trước khi đi gặp Diêm Vương”. (39)
Ẩn thích nấu nướng và giới thiệu món ăn Việt Nam cho những người bạn mới, nên vào các buổi tối cuối tuần, đám bạn bè thường tụ tập ở nhà ai đó để thưởng thức tài nghệ của Đầu bếp Ẩn. Bruce Nott nhớ lại một vụ náo nhiệt khi các sinh viên ở ký túc xá thấy Ẩn đi bắt châu chấu, bởi hầu như ai cũng biết rằng Ẩn sẽ đem loài côn trùng này về để làm món ăn, như ông thường làm ở Việt Nam. “Anh ta thường mang về nhà mấy con bọ để mọi người ăn, mở đầu bằng một nụ cười, ‘Nào, tối nay ai đói bụng đây?'''
Judy Coleman nhớ lại rằng Ẩn là một người tốt bụng và nhiệt tình, một mẫu người rất phù hợp với đời sống ký túc xá. Hai người gặp nhau trong một lớp học nhiếp ảnh, và rồi Ẩn đã mời cô làm bạn nhảy trong một dịp lễ hội khiêu vũ chào đón các cựu sinh viên về thăm trường vào năm 1958. Mấy gã trai ở ký túc xá đã tìm cách chọc Ẩn khi nói với ông rằng vào các dịp khiêu vũ thế này thì mỗi người con trai phải mời từ ba tới bốn cô gái làm bạn nhảy. Không muốn phá vỡ truyền thống, Ẩn đã mời tới ba cô gái khác nhau tới cùng một buổi dạ vũ. Khi có mấy ông bạn thân bảo rằng đấy chỉ là trò đùa, Ẩn đã tìm cách hủy hẹn với hai cô gái kia, chỉ còn lại mình Judy.
 
    
à người tử tế, Ẩn khăng khăng phải gặp cha mẹ Coleman trước để xin phép dẫn con gái của họ tới đêm hội. Cha của cô gái, ông Herbert Coleman, lúc bấy giờ là trợ lý đạo diễn thứ nhất và trợ lý giám đốc sản xuất cho Alfred Hitchcock và đang làm bộ phim Vertigo.(40) Ẩn tới căn nhà rất đẹp của họ để xin phép “theo cách của người Việt Nam”, và hứa sẽ đưa cô con gái về nhà trước nửa đêm. Ông Coleman chấp thuận Ẩn và nói rằng bởi đây là một dịp đặc biệt nên cái giới hạn nửa đêm là không cần thiết.(41)
“Không, cháu xin hứa”, Ẩn nói. Judy nhớ lại đêm đó không khí rất tưng bừng, đầy tiếng cười vui và những vũ điệu - và cô gái đã về nhà trước nửa đêm. Ẩn không gặp Judy nhiều kể từ sau đêm vũ hội bởi sau đó bà chuyển sang Đại học Tiểu bang tại San Jose, nhưng ông vẫn thường tới thăm gia đình Coleman để dự tiệc nướng và trò chuyên với cha mẹ Judy. “Cha tôi rất thích trò chuyện với Ẩn. Anh ấy rất thú vị, là một người đàn ông trẻ tuổi nhưng chững chạc và rất hòa đồng. Cha tôi và anh ấy thường nói chuyện hàng giờ liền”, Judy kể.
Nhưng không phải mọi thứ ở trường Orange Coast đều vui vẻ và thú vị. Có một đêm Henry Ledger tìm cách tự sát. Sau khi cùng bạn gái đi chơi ở sa mạc về, Ledger tới phòng của Ẩn và nói, “Tối nay tụi mình ăn như vua chúa đi bởi vì biết đâu ngày mai chết rồi”. Ẩn chẳng quan tâm mấy tới lời nói gở ấy, và thế là hai gã đánh chén một bữa thịt gà no nê, ăn nhiều ngoài sức tưởng tượng của cả hai. Lúc ấy chưa khuya lắm, nhưng Ledger bảo mình đi ngủ sớm. Khi dọn dẹp vệ sinh, Ẩn thấy hộp thuốc ngủ trong ngăn kéo bàn của Ledger trống rỗng. Trước kia, Ledger thường cho Ẩn thuốc ngủ bởi Ẩn không ngủ được do Ledger ngủ ở phòng bên cạnh thường ngáy quá to. Giờ đây, dựa vào linh cảm, Ẩn nghĩ rằng Ledger đã uống hết tất cả số thuốc ngủ kia. Đột nhiên trong đầu ông nhớ lại câu nói ban nãy, “Tối nay tụi mình ăn như vua chúa”. Sau một hồi lay gọi Henry không được, Ẩn gọi xe cứu thương.
Ngày hôm sau, Ẩn được biết người bạn của mình bị sốc sau khi chia tay bạn gái và đã tìm cách tự tử. Ledger không chết nhưng lại bị sa thải khỏi chỗ làm ở Orange Coast. “Tôi bị sốc nặng… Một gã trai tuyệt vọng tự sát không thành và sau đó lại bị đuổi việc. Tôi không hiểu nổi”, Ẩn nhớ lại. Ẩn tới ban quản lý để phản đối quyết định sa thải nhưng rồi ông nhận được lời giải thích, “cậu không hiểu gì văn hóa Mỹ cả; bằng cách tự sát, anh ta đã trở thành tấm gương xấu cho sinh viên”.
Chẳng bao lâu sau Ledger đi làm người giúp việc nhưng không cho Ẩn biết nơi làm. Hai tuần sau, Ẩn tìm tới nơi làm việc của ông này. “Ẩn, tao rất hận mầy; sao mày không để mặc cho tao chết? Mày cứu tao để giờ tao lại đau khổ hơn”, Ẩn nhớ lại những lời Ledger đã nói với mình. Lúc ấy một đồng nghiệp của Ledger đã hét lên, “Cậu ta cứu sống mày - hãy biết ơn cậu ta”. Thế là hai người ôm chầm lấy nhau và về sau còn gặp lại nhau rất nhiều lần nữa.(42)
Năm học đầu khép lại, Ẩn tổng kết những điều thu lượm được và những mất mát trong một bài viết trên tờ Barnacle: “Tiếng Anh thực hành của tôi luôn đạt điểm xuất sắc ở trong nước, nhưng khi mới tới Orange Coast, tôi thực sự không hiểu những người bạn học của mình đang nói gì với nhau. Bây giờ thì tôi đã hiểu được những điều họ nói, dù không phải lúc nào cũng lĩnh hội được mọi sắc thái, nhất là những từ lóng”. Khả năng viết lách của ông đạt được nhiều tiến bộ bởi ông đã cải thiện được ngữ pháp và lối tư duy. Lớp tiếng Anh A1 rất khó đến mức “làm tôi nhức cả đầu và nhiều lần mất ngủ. Tôi tiếp tục thực hành tiếng Anh trong lớp báo chí. Barnacle là tờ báo tự do nhất và nằm trong số những tờ báo sinh viên xuất sắc nhất tại Nam California. Nó đã cho tôi những bài học lớn về báo chí, ngành học chính của tôi.
Bên cạnh kiến thức nhà trường, Orange Coast còn là nơi giúp tôi thích nghỉ với nền văn hóa mới, với phong tục và lối sống ở đây. Đây là nơi cho tôi cơ hội đầu tiên để kiểm chứng lại những điều mình đã được nghe, được đọc về thế giới mới này nhằm giúp tôi trở nên khách quan hơn và gạt bỏ mọi định kiến vốn đã in hằn vào não tôi một cách vô thức”.
Nhưng Ẩn cũng nhớ đất nước và gia đình mình rất nhiều. “Mất mát của tôi cũng không hề nhỏ. Tôi rất nhớ gia đình, bạn bè, bà con và đồng bào cũng như nhớ tiếng mẹ đẻ của tôi và mảnh đất nhỏ nơi tôi sinh trưởng. Cũng thật may mắn, đây chỉ là những mất mát tạm thời. Thêm vào đó, các thầy cô, đội ngũ nhân viên và sinh viên ở Trường Orange Coast đã đối đãi với tôi quá ân cần khiến đôi lúc tôi cứ ngỡ mình đang sống cùng những người Việt Nam”. (43)
Ẩn cũng rất quan tâm tới những sự kiện trong nước, ông đã nhận được một lá thư của Mills Brandes và nhờ đó biết được chính quyền Ngô Đình Diệm đã mở một cuộc truy quét nhằm vào những người bị tình nghi là có cảm tình với Việt Cộng và các điệp viên. Ẩn lo lắng không biết có người thân hoặc bạn bè nào của mình bị bắt trong những đợt truy bắt đó và giờ đang bị tra tấn giữa những bức tường ở trại giam Côn Sơn. Nỗi sợ lớn nhất của ông là có một ai đó có thể khai ra chuyên ông là một đảng viên Cộng sản. Nếu điều đó xảy ra, ông sẽ không bao giờ có thể trở về và gia đình ông cũng đối mặt với những điều tồi tệ nhất từ lực lượng cảnh sát của Diệm. Tháng 1 năm 1958, người em trai của Ẩn đã bị bắt. “Tôi rất buồn”, Ẩn nhớ lại. “Tôi đã mất liên lạc với bên Cộng sản, tất cả các chỉ huy của tôi đều bị bắt; em trai tôi cũng bị bắt, và sau khi được thả ra, cậu ấy đã viêt một bức thư bằng mật mã cho tôi”.
Bức thư của người em trai được viết dưới dạng một câu chuyện kế ngày Tết. “Tết sắp đến rồi và em cũng không có điều gì để nói với anh cả. Bây giờ em biết anh rất thích nghe kể chuyện xưa, và anh thích nói chuyện phiếm trên trời dưới đất, để làm cho mấy ngày Tết thêm vui, nên em sẽ kể cho anh nghe một câu chuyện xưa”. Phần tiếp theo chính là thõng điệp được viết bằng mật hiệu: “Ngày xửa ngày xưa, có một ông già nghèo túng và từng trải qua bao gian khổ. Ông có hai đứa con rất thích đi chơi trong rừng, nhưng cũng phải giúp cha đốn củi đem ra chợ bán. Một ngày nọ, khi hai anh em vào rừng, người em bị quỷ dữ bắt đi, trong khi người anh chạy thoát nhờ có chú chó và con vẹt chỉ đường ra khỏi rừng. Người em bây giờ đang nằm trong tay ác quỷ, và có thể bị ăn thịt. Người anh rất buồn. Anh ta nhớ em trai mình và cuối cùng quyết định cùng chú chó và con vẹt quay lại khu rừng. Rốt cuộc chỉ có con vẹt trở về”.
Ẩn giải thích thêm về thông điệp trong bức thư: “Khi sắp đi Mỹ, tôi có nuôi một con chó và một con vẹt. Người phụ trách đon vị tình báo của tôi có một cô con gái nhó. Tôi nói với ông ta mang con chó và con vẹt về nhà cho cô con gái bởi tôi sắp đi Mỹ rồi”. Sau khi đọc thư của em trai, Ẩn phần vân, “Thôi chết, cậu ấy bị bắt rồi. Mình không biết phải làm gì cả. Nếu trở về, mình cũng sẽ bị tóm. Nhưng nếu ở lại thì trụ được trong bao lâu?” Ẩn không biết tương lai sẽ như thế nào nên ông quyết định học tiếng Tây Ban Nha để khi lâm thế kẹt có thể chạy thoát sang Nam Mỹ hoặc Cuba.
Ý nghĩ cứ lởn vởn trong đầu, trong kỳ nghỉ hè đầu tiên, Ẩn đã lái xe lên vùng bờ biển Monterey để thăm những người bạn Việt Nam tại Trung tâm Ngoại ngữ của Viện Ngôn ngữ Bộ Quốc phòng, lúc bấy giờ gọi là Trường Ngôn ngữ Lục quân. Nhiệm vụ của viện này là đào tạo ngoại ngữ để phục vụ cho mục đích quốc phòng.(44)
Gần đây, Ẩn đã mua một chiếc Ford Mercury đời 1949 màu xanh đậm với giá 250 đôla. Ross Johnson và Pete Conaty nhớ lại rằng Ẩn tuân thủ đúng theo sách hướng dẫn khi khởi động máy bằng cách cho máy chạy không tải trong năm phút để làm ấm động cơ. “Ẩn thường đề máy xong rồi ngồi chờ cho tới lúc cậu ấy nghĩ là mày đã nóng”.
Vào mùa thu, Ẩn trở lại làm việc ở tờ báo của trường. Lee Meyer đã chuyển qua trường Đại học Nam California, và tổng biên tập mới là một người bạn thân của Ẩn, cô Rosann Rhodes, vốn trước đây là biên tập viên trang 3 dưới thời Lee Meyer và đồng thời cũng làm việc cho tờ Globe-Herald and, Pilot của thành phố Costa Mesa. Pete Conaty thăng tiến từ vị trí biên tập viên thể thao lên biên tập viên tin tức, và Ross Johnson trở thành biên tập viên bài đặc biệt. Rich Martin là biên tập viên thể thao, và Ẩn tiếp tục giữ chân biên tập viên trang 2.(45) Các thành viên nhóm này rồi đây sẽ trở nên thân thiết và tiến xa trong lĩnh vực báo chí. Rhodes, Martin và Ẩn tham dự một đại hội dành cho biên tập viên tại Sacramento và được chụp hình với Thống đốc Edmund G. Brown.
Bên cạnh cuộc tranh luận về việc nam sinh có được mặc quần đùi kiểu Bermuda trong khuôn viên trường hay không, một trong những chủ đề nóng bỏng vào năm 1959 là việc sinh viên cần phải tự dọn dẹp nơi mình ngồi. Lần đầu tiên và duy nhất trong thời gian làm việc cho Barnacle, Ẩn đứng tên một mình trong bài xã luận “Hãy dọn rác đi”.(46) Ẩn bắt đầu bài viết bằng việc trích dẫn lời của Napoleon trước khi bại trận, “Sau tôi là con hồng thủy”, kèm lời giải thích rằng câu này từng được đưa vào kỳ thi tốt nghiệp trung học ở Paris. “Nhiều thí sinh đã trượt bởi họ hiểu sai lời của Napoleon”, Ẩn viết. Họ cho rằng Napoleon ích kỷ và không cần biết nước Pháp sẽ ra sao sau khi ông qua đời. “Điều mà Napoleon thực sự muốn nói là ông dự báo sự tàn lụi của đế chế Pháp sau cái chết của ông. Ông thực sự nghĩ về tương lai của nước Pháp và những người tiếp bước ông”. (47)
Sinh viên Orange Coast cũng không hề quan tâm tới ai sẽ đến sau khi họ rời bàn ăn ở căng tin tự phục vụ tại trường. “Thực tế cho thấy khi họ đùng điểm tâm hoặc ăn trưa tại Trung tâm Sinh viên hoặc quầy thức ăn nhanh, họ thường để lại một đống rác bừa bãi trên bàn. Họ không hề quan tâm tới những người đến sau và sẽ ngồi vào chỗ mà họ vừa ròi đi”. Rồi Ẩn bênh vực ba người phụ nữ đã làm công việc dọn vệ sinh trong suốt mười lăm tháng qua. “Nhiều sinh viên cho rằng họ đã tạo việc làm cho những phụ nữ này, đóng góp vào giải pháp giảm thất nghiệp, giúp nền kinh tế đi lên, như vậy là đã kích thích việc tạo ra nguồn thu bằng cách xả rác trên bàn. Chúng tôi cho rằng họ là những sinh viên hạng 'A' ở một trường ngụy biện. “ Ẩn đề nghị các sinh viên suy nghĩ về vấn đề họ sẽ như thế nào khi không thể tìm ra một chiếc bàn sạch sẽ để ngồi và so sánh điều đó với tâm trạng khi gặp những chiếc bàn sạch sẽ. Những người đến sau họ xứng đáng được hưởng “đặc quyền” tương đương, và để đạt được điều đó, Ẩn kêu gọi các chàng trai hãy “ga lăng” và hãy dọn dẹp sau khi ăn tối với phụ nữ và cổ vũ các nữ sinh hãy “chu đáo hơn” và hãy làm theo các chàng trai, ông kết luận: “Chúng ta chỉ còn bốn tuần nữa là tốt nghiệp. Chúng ta không muốn thi trượt kỳ thi đơn giản này trước khi đối mặt với những kỳ thi khác khó khăn hơn”.
Số cuối cùng của năm 1959, tờ Barnacle đăng một bài viết đầy xúc động trong đó Phạm Xuân Ẩn gửi lời chia tay tới toàn thể cộng đồng. Ẩn vừa nhận được một món quà từ những người bạn tại Barnacle - một chiếc cốc cà phê đặc biệt có in hình vẽ Ẩn đang ngồi đánh máy tại bàn làm việc, kèm theo chữ ký của toàn tòa soạn. Chiếc cốc này luôn được đặt ở vị trí trang trọng trong phòng ăn của Ẩn, và khi tôi tới nhà ông vào tháng 10 năm 2006 để viếng ông, chiếc cốc là kỷ vật phi quân sự duy nhất được đặt trên bàn thờ gia đình.
Bài viết cuối cùng bắt đầu bằng đoạn trích dẫn lời của nhà văn Pháp Anatole France: “Cuộc ra đi dù đúng với mong muốn của mình vẫn để lại phía sau một chút buồn. Và tôi chia sẻ cảm xúc này của ông một cách sâu sắc”. (48) Đối với Ẩn, nói lời chia tay những người bạn tại Orange Coast khó khăn hơn nhiều so với lúc chào ra mắt. “Dù tôi rất háo hức trở về Việt Nam để thăm lại đất mẹ, thì ý nghĩ phải rời xa Trường Orange Coast, nơi khởi nguồn của việc học của tồi tại Mỹ, đã để lại trong tôi một 'nỗi buồn' khó tả”. Phạm Xuân Ẩn cảm ơn các giáo viên “phóng khoáng” đã giúp đỡ ông trong việc học cũng như các vấn đề về sức khỏe; ông cảm ơn những “quý bà nhiệt tình” làm việc tại căn tin và quầy thức ăn nhanh(49) đã nấu những bữa ăn rất ngon; ông cảm ơn những người phụ trách ký túc xá và khu giảng đường về lòng tốt của họ, rằng họ đã rất vui vẻ mỗi ngày “khi họ gặp tôi đi mở hộp thư xem có lá thư má tôi gửi từ quê nhà sang hay không”. Ông cảm ơn những “nhân viên trực điện thoại” vì họ đã an ủi ông mỗi khi ông không nhận được thư nhà. Đặc biệt nhất, “sự thân thiện của các bạn cùng lớp và cùng trường luôn hằn in trong tâm khảm của tôi”. Ẩn đặc biệt “muộn phiền” khi được biết các dãy nhà ký túc xá cũ sẽ bị phá bỏ vào năm tới bởi vì ‘khu ký túc xá này đã thay thế cho ngôi nhà của má tôi. Chính tại đây, tôi đã học được cách ứng dụng những điều mà H. L. Menken viết trong cuốn 'Ngôn ngữ Mỹ” thưởng thức âm thanh nổi, nhạc rock-n-roll, làm bài tập bên cạnh âm thanh quen thuộc của chiếc đài và máy sưởi, và hít đầy lồng ngực những chuyện bông phèng của các bạn chung phòng… Niềm hy vọng được gặp lại Orange Coast mỗi năm khiến tôi ước mình có đôi cánh của loài nhạn di trú để có thể bay trở lại Orange Coast vào mỗi mùa xuân và xây tổ dưới mái của Trung tâm Tư vấn. Đây là nơi tôi đã nhận được những lời khuyên quý giá. Thay vì 'Chào tạm biệt” tôi muốn nói 'Chúc may mắn' và hy vọng sẽ gặp lại tất cả các bạn nhiều dịp trong tương lai”. Tại buổi lễ vinh danh những người tốt nghiệp, Ẩn được trao tặng tấm bằng khen đặc biệt “về vai trò lãnh đạo và phục vụ” nhằm ghi nhận những đóng góp của ông cho Orange Coast.
Quỹ Á Châu đã bố trí cho Ẩn một suất học bổng, theo đó ông sẽ có một thời gian tập sự tại báo Sacramento Bee ngay sau khi tốt nghiệp. Tổ chức này muốn Ẩn giúp triển khai một chương trình tại Sài Gòn nhằm đào tạo phóng viên người Việt Nam, và đợt thực tập này sẽ giúp ông tích lũy kinh nghiệm và uy tín cho công việc về sau. Trước khi chuyển tới Sacramento, Ẩn được y tá Martha Buss, người đã làm việc tại trường từ khóa đầu tiên, tặng một món quà. Đó là cuốn sách, Vòng quanh nước Mỹ qua 1.000 tấm ảnh. Ở bìa trong của cuốn sách, bà đề tặng: “Ẩn mến: Mong cậu luôn nhớ về những ngày vui ở Orange Coast. Tất cả chúng tôi đã biết cách yêu mến và tôn trọng cậu. Cậu là vị đại sứ rất tuyệt của đất nước mình. Đất nước ấy có thể tự hào về cậu. Cuốn sách này có rất nhiều ảnh chụp những nơi mà cậu chưa được tới và đấy là lý do tại sao tôi mong cậu thích cuốn sách và có dịp trở lại để thăm phần còn lại của nước Mỹ. Thật tuyệt khi được quen cậu”. “Tôi luôn gìn giữ cuốn sách ấy”, Ẩn nói với tôi, “với hy vọng một ngày nào đó có thể trở lại để thăm thú những nơi khác. Có quá nhiều nơi để thăm mà tôi thì không có thời gian rảnh rỗi trong thời gian làm nhiệm vụ”.(50)
Giữa lúc đang chất đồ đạc lên xe để lái về Sacramento, Ẩn được thông báo về việc thay đổi chỗ ở. Đây là lần duy nhất trong suốt thời gian ở Mỹ ông đối mặt với tệ kỳ thị. Cặp vợ chồng trước đấy đã đồng ý cho Ẩn ở trọ không biết rằng ông là “người Mông Cổ”, và sau khi biết chuyện thì họ không chào đón ông nữa. Tờ Sacramento Bee và Quỹ Á Châu đã cùng nhau tìm được một chỗ ở mới cho Ẩn.
Tại tờ Bee, ông kết bạn với Eleanor McClatchy, con gái của doanh nhân ngành xuất bản C. K. McClatchy. Vào tháng 7, ông là khách mời đặc biệt của bà này tại lễ đón Phó thủ tướng thứ nhất Frol R. Kozlov (*) và đoàn đại biểu của Liên Xô tại sân bay Sacramento, đang công du nước Mỹ trước chuyến thăm lịch sử của nhà lãnh đạo Nikita Khrushchev. Ngài thống đốc cùng một số quan chức tiểu bang và các vị khách đặc biệt như McClatchy được mời đến sân bay để dự buổi tiệc chiêu đãi phái đoàn Liên Xô.(51)
______________________
(*) Frol Romanovich Kozlov (1908 - 1965) là Bí thư thứ hai Trung ương Đáng Cộng sán Liên Xô giai đoạn 1960 - 1963, Phó chú tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng giai đoạn 1958 - 1960. Lúc bây giờ, Nikita Khrushchev là Bí thư thứ nhất Trung ương Đáng Cộng sản Liên Xô, Chú tịch Hội đồng Bộ trưởng.
______________________
Nhiệm vụ đầu tiên mà Ẩn được giao tại tờ Bee là đưa tin về Hội chợ Hạt Sacramento. Phóng viên tập sự mà được ký tên cùng lời giới thiệu dưới các bài viết là chuyện hiếm, nhưng vào ngày 20 tháng 6 năm 1959, điều đó đã xảy ra, khi tờ Sacramento Bee đăng tải bài viết đầu tiên của Ẩn cùng dòng lý lịch trích ngang: “Phạm Xuân Ẩn đến từ Sài Gòn, Nam Việt Nam, đang nghiên cứu và tập sự ba tháng tại Bee. Chương trình đào tạo tại chỗ cho sinh viên báo chí này được tài trợ bởi Tổ chức Á Châu. Sau khi hoàn tất chương trình huấn luyện và tham quan miền đông nước Mỹ, anh sẽ về lại Sài Gòn để ĩàm việc trong một tòa soạn báo. Bài viết của anh về hội chợ của hạt, một lễ hội nổi tiếng tại Mỹ, được in dưới đây”. (52)
Hội chợ Hạt Sacramento năm 1959 là hội chợ cấp địa hạt đầu tiên mà tôi tham dự tại Mỹ.
Những mặt hàng nông sản, thịt bò, sữa, gia cầm, thỏ, heo, ngựa và cừu chất lượng cao không làm tôi ngạc nhiên bởi các sản phẩm này đã nổi tiếng khắp thế giới thông qua sách, tạp chí và phim ảnh.
Điều làm tôi kinh ngạc là các loài gia súc, gia cầm này đều do những bạn trẻ trong độ tuổi 12 đến 20 nuôi. Họ chắc chắn sẽ trở thành những nông dân thành đạt trong tương lai của nước Mỹ.
Những chàng trai, cô gái khỏe khoắn, dễ nhìn ngồi tựa lưng vào lũ bò hoặc cừu của họ gợi cho tôi nhớ về hình ảnh những đứa trẻ Việt Nam đang cho trâu ăn sau một ngày dài vất vả trên ruộng lúa.
Tiếng gáy của lũ gà trống Rhode Island, trời nắng nóng và những người đi chợ bận rộn, những hình ảnh không hẳn quá xa lạ. Vào mùa hè ở quê hương, chúng tôi còn có cảnh chọi gà nữa…
Giải trí là cách tốt nhất để thu hút đám đông. Tôi từng đi thăm Disneyland, một thành phố ma, Santa Cruz và khu Công viên đại dưang, nên những màn giải trí ở đây khá quen thuộc đối với tôi.
Tuy nhiên, ở những nơi kia, tôi không gặp được những người trẻ năng động và tài năng của vùng California như tại Hội chợ Hạt Sacramento này.
Một tuần sau, tờ Bee viết một bài rất sâu về Ẩn với nhan đề “Nhà báo Việt Nam hướng tới mục tiêu chống tuyên truyền Đỏ”(53) “Tôi sử dụng tất cả những gì mà Lansdale dạy tôi cho bài viết này. Ông ấy là một người thầy xuất chúng”, Ẩn nhớ lại. Nội dung bài báo được in dưới đây.
Là thành viên trong gia đình có bốn anh em, Phạm được Cục Tâm lý chiến Việt Nam chiêu mộ trong chiến dịch năm 1954 chống lại cuộc tấn công quân sự của Cộng sản nhằm chia đôi đất nước.
Anh giải thích rằng hồi đó các lãnh đạo phe Đỏ đã thành công trong việc không công khai thừa nhận lập trường Cộng sản, mà chỉ tuyên truyền phong trào của họ là phong trào dân tộc chống Pháp, nước vẫn còn chiếm Đông Dương.
Anh cho biết điều đó đã khiến anh đi tới quyết định rằng, cách tốt nhất để giúp nước là trở thành một nhà báo để qua đó anh có thể giải thích cho công chúng biết rõ về mục đích và phương pháp thực sự của Cộng sản.
Anh nói rằng chính quyền Việt Nam hiện tại đang kiểm duyệt chặt chẽ tất cả các tờ báo và đó là một biện pháp cần thiết bởi nếu không làm vậy thì phe Đỏ sẽ có cơ hội phát tán chủ thuyết của họ trên khắp đất nước.
Có chín tờ nhật báo tại Sài Gòn, thủ đô của đất nước. Trong đó có sáu tờ tiếng Việt, một tờ tiếng Pháp, một tờ tiếng Anh, và một tờ tiếng Trung.
Tất cả đều có số lượng phát hành khá nhỏ, anh cho biết, bởi vì ít người có đủ tiền để mua báo hằng ngày. Nhưng, anh nói thêm, người ta thường thuê báo hoặc đổi cho nhau.
“Nhân dân nước tôi rất nghèo” anh kết luận, “nhưng họ rất hiếu học, từ sinh viên cho tới ông đạp xích lô”.
Anh cho biết anh dự định làm việc tại một tờ nhật báo tiếng Việt sau khi trở lại Sài Gòn.
Bài báo đã biến Ẩn thành một người nổi tiếng ở địa phương. Một phụ nữ đã gọi tới tòa soạn Bee và đề nghị mời anh đi chơi ở hồ Tahoe. Trên đường đi, họ ghé vào Căn cứ Không quân Travis, nơi con trai của bà đóng quân, để chào hỏi, cho phép Ẩn lần đầu tiên được xem một căn cứ của Không lực Mỹ (đây là một điều trớ trêu chứ không có ngụ ý chiến lược nào), sau đó chiếc xe thể thao của bà chở họ phóng trên Xa lộ 50 - tới thung lũng Squaw để chèo xuồng gỗ mùa hè.
Ở tòa soạn Bee, Ẩn còn được phân công tường thuật các phiên tòa, các cuộc đua ngựa của dân cao bồi, hoạt động nuôi cá giống và nhà tù Folsom, nơi ông ăn trưa cùng phạm nhân và đọc sách trong thư viện nhà tù. Ẩn rất thích thú trước kỹ thuật trồng lúa ở Sacramento, với phương pháp cơ giới khác xa Việt Nam. Ông thán phục hệ thống đê điều tại đồng bằng Sacramento cũng như trố mắt kinh ngạc trước cảnh máy bay lướt trên cánh đồng để gieo hạt. Khi ông rời tờ Bee, Eleanor McClatchy tặng ông cuốn Những điều riêng tư của cha bà, với lời đề tặng, “Tặng Phạm Xuân Ẩn, chúng tôi rất vui khi bạn đến tập sự tại tờ Bee và rất mong bạn trở lại thãm chúng tôi”.
Chặng kế tiếp của Ẩn là thời gian tập sự tại Liên Hiệp Quốc, cũng do Quỹ Á Châu dàn xếp. Tuý nhiên, khi hay tin tổ chức này muốn Ẩn bay từ California tới New York, ông đã lái xe từ Sacramento lên văn phòng của họ tại San Francisco để thuyết phục các nhà tài trợ cho ông lái xe xuyên nước Mỹ. Ông đề nghị rằng về máy bay sẽ được chi trả bằng tiền mặt để ông trang trải chi phí cho chuyến đi bằng xe. Sau vài cuộc tranh luận về những hiểm nguy khi một mình lái xe xuyên nước Mỹ, tổ chức đã chấp thuận đề nghị của ông, với điều kiện ông phải hứa không cho bất kỳ người lạ nào quá giang!
Với món quà của bà Buss ở ghế trống bên cạnh, Ẩn bắt đầu cuộc hành trình xuyên qua lòng nước Mỹ. Ông giải thích với tôi rằng chuyến đi có thể giúp cho ông học được càng nhiều thứ về nhân dân Mỹ càng tốt, như nhiệm vụ mà ông được giao. Mỗi ngày, ông dậy thật sớm và lái xe tới lúc chạng vạng, nhưng luốn ghé vào hầu hết các điểm du lịch dọc đường. Đi theo trục đường miền trung, ông băng qua Nevada, Utah, Wyoming, Nebraska, Iowa, Illinois, Indiana, Ohio (nơi ông ghé tới thăm cha mẹ của Miỉls Brandes ở Huron), Pennsylvania, Maryland, New Jersey, New York và cuối cùng đến Buffalo để tham gia một hội trại mùa hè của sinh viên Việt Nam do các linh mục thuộc Hội Thiện nguyện Quốc tế (IVS) tổ chức.(54) Ẩn thậm chí còn đi vào lãnh thổ Canada để có thể ngắm toàn cảnh thác Niagara.
Khi tôi hỏi Ẩn về những gì học được gì từ chuyến đi, ông kể rằng ông đã rất ấn tượng “trước một hệ thống tươi mới, khác xa Việt Nam… Tất cả mọi thứ đều hoàn toàn mới mẻ đối với tôi. Có rất nhiều thú để học. Trên hết, người dân rất thân thiện và luôn sẵn sàng giúp đỡ, và tôi ngưỡng mộ lối tư duy và phát ngôn độc lập của người Mỹ. Sống tại Mỹ, tôi đã học được cách tư duy mới mà tôi không bao giờ bỏ được, ngay cả khi tôi cố gắng làm điều đó sau chiến tranh”.
Sau đó, Ẩn kể một câu chuyện với hy vọng sẽ minh họa cho tôi thấy tình bạn với những người Mỹ có ý nghĩa đối với ông như thế nào. Một ngày nọ trong thời gian ông còn ở California, trên chuyến xe buýt từ Monterey về Costa Mesa, ông ngủ quên nên xe chạy quá trạm dừng. Lúc ấy đã rất khuya và người lái xe nói với Ẩn rằng ông ta không thể chạy trở lại được. Ẩn phải chờ chuyến xe kế tiếp vào sáng hôm sau. Một phụ nữ trẻ nghe được câu chuyện và cảm thấy rất ái ngại cho Ẩn. Bà xuống xe cùng ông rồi gọi cho một người bạn của gia đình nhờ chở ông trở lại Costa Mesa. Đầu tiên họ phải tìm một trụ điện thoai, và phải gần hai tiếng đồng hồ sau thì người bạn kia mới tới. Người phụ nữ trẻ kia cùng ngồi chờ với Ẩn. Cô ta đến từ Stanford, là con gái của Đại tá Thorton, Ẩn kể. Người bạn của gia đình tới chở Ẩn là ông Mendenhall, sống ở Laguna Beach. Mendenhall chở Ẩn quay lại ký túc xá, dọc đường đi ông kể rằng mình có một cậu con trai làm trong Không lực Mỹ. Vài tuần sau, gia đình Mendenhall mời Ẩn tới dùng cơm tối tại nhà của họ. Ẩn nhớ lại rằng gia đình đó rất ủng hộ Richard Nixon(*), trong phòng khách có treo tấm hình lớn kèm chữ ký của phó tổng thống. Trong bữa tối, Ẩn được biết rằng con trai họ đóng tại một đơn vị không quân ở Sài Gòn. Gia đình Mendenhall muốn Ẩn tới thăm con trai của họ khi ông trở lại Sài Gòn. “Là một điệp viên, tôi đã cân nhắc việc khai thác mối quan hệ này và đã có thể làm điều đó, tuy nhiên tôi quyết định không làm thế và không bao giờ hé lộ chuyện này với cấp trên. Tôi giữ im lặng bởi thật không công bằng nếu tôi lợi dụng những người này trong khi con gái một người bạn của họ, là một thiên thần thực sự, đã cứu tôi trong đêm hôm ấy. Tôi chỉ có một mình và rất lạnh, và ai biết được chuyện gì sẽ xảy ra với tồi, thế rồi cô ấy xuất hiện và bảo vệ tôi”.
Ẩn lái xe từ Buffalo về Arlington, Virginia, để tái ngộ với gia đình Brandes, ngụ tại ngôi nhà của họ trên phố South Joyce. Mills đưa Ẩn sang Washington để tham quan tòa nhà FBI(**), Quốc hội, sau đó tới Nghĩa trang Quốc gia Arlington. Lúc rảnh rỗi, Ẩn thường xem ti vi vào các buổi sáng với Jud, đặc biệt là các chương trình đố vui và phim viễn Tây. Chương trình ưa thích của Ẩn gồm Dough Re Mi, Truy tìm kho báu, Chọn giá đúng, Ai tập trung hơn?, Tích Tắc Dough, Thử thách thời gian, các phim viễn Tây như Maverick, Wagon Train, Gunsmoke và Have Gun Will Travels(55)
______________________
(*) Richard Milhous Nixon (1913-1994) là Tổng thống Mỹ từ năm 1969 cho đến tháng 8 năm 1974, khi ông từ chức theo sau vụ bê bối Watergate. Trước đó, ông làm phó tổng thống năm 1953 đến năm 1961, dưới thời Tổng thống Dwight Eisenhower
(**) Federal Bureau of Investigation (FBI), tức Cục Điều tra Liên bang, ra đời năm 1908. Cơ quan điều tra tội phạm và phán gián này nằm dưới sự quản lý của Bộ Tư pháp Mỹ.
______________________
Sau đó Ẩn lái xe lên New York để tập sự tại Liên Hiệp Quốc, đến vừa đúng lúc để theo dõi bài phát biểu của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Liên Xô Nikita Khrushchev trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Trong thời gian đang dồn sức cho việc tập sự, Ẩn nhận được tin Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15 tại Hà Nội (Khóa 3) đã thông qua Nghị quyết 15, đánh dấu cuộc chiến tranh du kích ở miền Nam bắt đầu. “Khi nhận được tin Cộng sản đã bắt đầu cuộc chiến, tôi biết rằng mình phải trở về”. (56)
Đặc điểm của cuộc chiến tranh bên trong Việt Nam hiện đang ở thời kỳ chuyển tiếp. Mùa hè năm ấy, một vụ tấn công khủng bố nhằm vào Trung tâm huấn luyện của Quân lực Việt Nam Cộng hòa tại Biên Hòa đúng vào dịp kỷ niệm năm năm ngày Tổng thống Diệm lên nắm quyền tại Việt Nam đã dẫn tới thiệt hại về nhân mạng đầu tiên của Mỹ trong cuộc chiến.(57) Vụ tấn công là hành động táo tợn nhất của Cộng sản kể từ năm 1957 khi tòa nhà thư viện của Cơ quan Thông tin Mỹ (USIS) bị đánh bom tại Sài Gòn.(58)
Ẩn bán chiếc xe của mình ở New York và bay trở lại California để họp tại Tổ chức Á Châu nhằm chuẩn bị cho chuyến trở về của ông. Tổ chức này đã đưa ra một đề nghị hấp dẫn: ông có thể nhận một công việc với mức lương rất cao tại Cơ quan Thông tin Mỹ theo một chương trình mà sau đó ông sẽ được trao học bổng toàn phần làm nghiên cứu sinh tiến sĩ, hoặc ông có thể dạy tiếng Việt tại trường ngôn ngữ ở Monterey cho những cố vấn Mỹ sắp sang Việt Nam.
Ẩn đi thẳng từ văn phòng của Tổ chức Á Châu sang đài vọng cảnh cầu Cổng Vàng để cân nhắc các lựa chọn, ông mang theo một tấm bưu thiếp của Lee Meyer, trên đó in hình đảo Alcatraz(*). Là người mê tín, Ẩn tin rằng tấm bưu thiếp này chỉ cho ông biết tương lai của mình một khi trở về Việt Nam. Đảo Côn Sơn chính là Alcatraz, ông cũng phân vân liệu tấm bưu thiếp này có phải là một điềm báo rằng ông sẽ ở lại California và sống kề cận Lee. Cho tới lúc ấy, ông chưa nhận được lệnh phải trở về.
Ở giữa ngã đường quan trọng này, Ẩn đã quyết định rằng cách tốt nhất để phụng sự đất nước là trở về. Tôi rất lo lắng cho gia đình, cho các vị chỉ huy, và cho nhiệm vụ của tôi. Tôi đã tuyên thệ với đảng. Tôi cũng đã ba mươi hai tuổi rồi. Tôi biết rằng sớm muộn gì rồi cũng phải trở về. Nhiều người đang trông cậy vào tôi và sứ mệnh của tôi”.
______________________
(*) Một đảo đá rộng khoảng 10 ha nằm trong vịnh San Francisco. Trước năm 1970, nơi đây có các cơ sở quân sự và nhà tù
___________________________
CHÚ THÍCH
(1) Xin cám ơn Rosann Martin đã cung cấp thư và ảnh cá nhân.
(2) Về trục trặc trong khâu xin thị thực, ngày 18-12-1957, Brandes viết cho Ẩn: “Gửi ông Ẩn. Chúng tôi rất vui khi ông đã đến được nước Mỹ để học. Ngay cả khi chia tay ông tại phi trường ở Sài Gòn, chúng tôi cũng không chắc là ông sẽ đi suôn sẻ”.
(3) Nguyên Thái, Is South Vietnam Viable? (Manila, Philippines: Nhà xuất bản Carmelo and Bauermann, 1962), trang 209; William Colby, Lost Victory: A Firsthand Account of America's Sixteen-Year Involvement in Vietnam (New York: Nhà xuất bản Contemporary Books, trang 39).
(4) Robert Shaplen, The Lost Revolution (tái bản có sửa chữa, Nhà xuất bản Harper & Row), trang 158.
(5) A. I. Langguth, Our Vietnam: The War, 1954-1975 (New York: Nhà xuất bản Simon & Schuster, 2000), trang 105.
(6) “May mà ông đã không thể đi sớm hơn, bởi nếu như vậy thì ông đã không được nhìn cha mình lần cuối trước khi ông ấy nhắm mắt”, Mills Brandes viết cho Ẩn vào ngày 18.12.1957. “Ông đã nói với chúng tôi về sự kính trọng của mình dành cho cha. Chúng tôi cũng có sự kính trọng tương tự. Hy vọng rằng cái chết của thân phụ sẽ không tạo ra sự đau khổ lâu dài cho ông và gia đình ông”.
(7) Phỏng vấn ông Mai Chí Thọ. Ẩn nghĩ rằng số tiền này là mượn từ một chủ đồn điền cao su giàu có. Ông Ẩn cũng nhận được một khoản phụ cấp khiêm tốn từ Sở Thuế quan và Tổ chức Á Châu cũng có hỗ trợ.
(8) Trên thực tế, khi liệt kê danh sách tất cả các sinh viên quốc tế nhập học tại Trường Orange Coast (OCC) vào học kỳ mùa thu 1957, tờ báo của sinh viên đã không đề cập đến Phạm Xuân Ẩn từ Việt Nam. Bài viết “Orange Coast Gains Students from Many Other Countries”, Barnacle, 11.10.1957.
(9) Xem Jim Carnett, “OCC Journalism Major Was Time Magazine Reporter and Hanoi Spy”, September 28, 2006, Orange Coast College, Orange Slices, bản tin cựu sinh viên.
(10) “For a Student from Vietnam It's Been a Year of Learning”, Barnacle, 6.6.1958.
(11) Câu chuyện được xác nhận trong các cuộc phỏng vấn với Ẩn và Pete Conaty.
(12) Email Ẩn gửi cho Lee Meyer, 23.12.2000.
(13) http://www.ocregister.com/ocregister/news/abox/article_1293310. php; Vik Jolly, “A Spy on Campus-and a Mystery Still”. Báo Orange County Register, 30.9.2006.
(14) Sách đã dẫn.
(15) “Vietnamese Student Tells of Life in OCC Dormitory”, Barnacle, 22.11.1957, trang 3.
(16) “Foreign Group Presents Show”, Barnacle, 23.5.1958, trang 3.
(17) Thư tín cá nhân từ Richard và Rosann Martin, 8.6.1961.
(18) “Bạn ở trong trái tim và tâm trí của tôi”, Ẩn viết cho Lee vào tháng 12.2000. “Tôi thích quan sát bạn mỗi lần bạn hoàn thành một việc gì đó, bạn thường biểu lộ niềm vui bằng cách cất cao giọng nói đầy niềm vui trong khi hai bàn tay siết chặt lấy nhau”.
(19) Xem “Lee MeỳerAssumes Duty As New Barnacle Editor”, Barnacle, 31.1.1958, trang 1.
(20) Email Lee Meyer gửi cho Ẩn, 25.5.2001.
(21) “Spring Semester '58 Barnacle Wins First Class Honor Rating”, Barnacle, 4.11.1958.
(22) “Finals-A Couple of Views”, Barnacle, 17.1.1958.
(23) “Who Said Our English X Was for Dummies Only?” Barnacle, 14.2.1958.
(24) “Students Seek Diet Aids”, Barnacle, 28.2.1958.
(25) Đề tài về việc ăn uống đảm bảo sức khỏe lại được đề cập trong bài báo kế tiếp của Ẩn về bà. Yvette Coltrin, người điều hành tiệm ăn ở OCC. “Thay đổi các món ăn hàng ngày làm sao cho khoa học và ngon miệng không phải là việc dê dàng. Bà Coltrin phải thường xuyên tính toán về chuyện ăn uống”. Từ trải nghiệm ngăn trong quân đội của mình, Ẩn so sánh công việc của bà Coltrin trong hệ thống cấp bậc đại học với “viên Tư lệnh Sư đoàn [người] luôn gặp khó khăn trong việc tìm ra một Trợ lý G-4 hay còn gọi là sĩ quan quân nhu… Bà ấy là một con chim quý hiếm”. “Cafeteria Head Acclaimed”, Barnacle, 7.3.1958.
(26) “Quiet American-Film Gives Unjust View of Asian Life”, Barnacle, 14.3.1958.
(27) Graham Greene, The Quiet American (New York: Nhà xuất bản Viking, 1956).
(28) “Quiet American Makes Noise on Opening Night in Việt Nam”. Thay đổi còn lại được lấy cảm hứng về những điều tiết lộ liên quan tới mối quan hệ giữa Lansdale với CIA, vốn vẫn là điều bí mật vào năm 1958. Bài điểm phim này được đài BBC công bố từ Hà Nội.
(29) Johnson về sau đại diện cho khu 35 của Quận Cam, California, trớ thành nhà lập pháp đầu tiên ở California làm thủ lĩnh đảng tại cả Hạ viện lẫn Thượng viện.
(30) “Dorm Tropical Paradise Lacks Vital Ingredient”, Barnacle, 28.3.1958, trang 3.
(31) “Eggheads! 13 Straight A Students; 190 Bucs on Honor List”, Barnacle, 27.2.1959, trang 3.
(32) “New Foreign Student Club Now Being Formed at OCC”, Barnacle, 24.10.1958, trang 2.
(33) “World Affairs Seminar Has Problematical Topic”, Barnacle, 18.4.1958.
(34) “Beverly Stafford Honored by IRC”, Barnacle, 21.11.1958.
(34) “Paper staff will attend Conference”, Barnacle, 6.3.1959.
(36) “Coast Sends Delegation”, Barnacle, 16.1.1959, trang 3.
(37) Thư gửi biên tập, Barnacle, 17.4.1959.
(38) Phỏng vấn Bruce Nott.
(39) Ngày 11.8.2005, Thành phố Hồ Chí Minh.
(40) Xem Herbert Coleman và Judy Lanini, The Hollywood I Knew: A Memoir, 1916-1988 (Lanham, MD: Nhà xuất bản Scarecrow Press, 2003).
(41) Phỏng vấn Ẩn và Judy Coleman.
(42) Dựa trên các cuộc phỏng vấn với Ẩn, Bruce Nott và Ross Johnson.
(44) “For a Student from Vietnam It's Been a Year of Learning”.
(44) http://www.monterey.org/langcap/dli.html.
(45) “Assign Rhodes Fall Editorship”, Barnacle, 26.9.1958.
(46) Xã luận, “Take That Trash”, Barnacle, 8.5.1959.
(47) “A Foreign Student Bids Coast Farewell”, Barnacle, 5.6.1959, 6
(48) Có vẻ Ẩn nhớ nhầm hoặc ông nhận được thông tin sai. Câu nói này là của Louis XV
(49) Khi quán ăn nhẹ mở cửa vào tháng 4.1959, một tấm ảnh trang bìa có hình Ẩn đứng thứ tám! Bamacle, 10.4.1959.
(50) Ẩn giữ cuốn sách này trong thư viện gia đình.
(51) Richard Rodda, “Brown, Kozlov Chat 2 1/2 Hours, Trade Smiles and Wisecracks”, Sacramento Bee, 4.7.1959, trang 1. Tài liệu xem thêm về chuyến thăm của Kozlov có bản ghi chép các cuộc trò chuyện của ông ta với các quan chức chính phủ và địa phương ở bên ngoài Washington, D.C, được lưu tại Bộ Ngoại giao, Hồ sơ hội nghị: lô 64 D 560, CF 1408-1409, và Hồ sơ trung ương 033.6111.
(52) Phạm Xuân Ẩn, “Vietnamese Takes a First Look at County Fair Art-Likes It”, Sacramento Bee, 20.6.1959, trangA2.
(53) “Vietnamese Journalist Aims to Fight Red Propaganda”, Sacramento Bee, 5.7.1959, trang B4.
(54) Đức giám mục Emmanuel Jacques, một cha đạo người Bi sống tại Việt Nam là nhà tổ chức hội trại.
(55) Xin tri ân Judson Brandes về việc đã nhắc lại những chi tiết này.
(56) Ẩn nói rằng ông được một phóng viên Ẩn Độ bán tin; phóng viên này có đầu mối bên trong cơ quan tình báo Pháp và đầu mối này có mối liên hệ với Bắc Việt. Phóng viên này được Tổ chức A Châu giao chăm sóc cho Ẩn trong thời gian ông tập sự ở New York. Mồi ngày, Ẩn đều tới văn phòng của hăng tin Press Trust of India tai New York để thực tập.
(57) “Terrorist Kills 2 us Advisors in Việt Nam”, Sacramento Bee, 9.7.1959, trang 1.
(58) Dale Brix, “Việt Nam Puts Closer Guard on Americans”, Sacramento Bee, 14.7.1959, trang A2; Advice and Support, 329.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét