THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ

THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ

THI VÂN YÊN TỬ

SỚM CHIỀU DU NGOẠN CÙNG MÂY NÚI
HOA TRÁI QUA NGÀY TA VỚI TA

Thứ Hai, 3 tháng 5, 2010

lời kể và hình ảnh nhân dân ta trường kỳ kháng chiến

Người thành cổ Quảng trị
Nữ dân quân Hà Tĩnh Nguyễn Thị Kim Lai bắt phi công Mỹ nhảy dù

Nữ du kích trong bức ảnh là O Lai (Nguyễn Thị Kim Lai), hiện nay đang sống ở phường Bắc Hà thị xã Hà Tĩnh. Tên phi công Mỹ là William A. Robinson
Ngày 21-9-1965 trong khi chuẩn bị gieo rắc tội ác lên mảnh đất miền Trung, chiếc máy bay do phi công William A. Robinson bị quân dân Hương Khê, Hà Tĩnh đã bắn rơi, tên phi công nhảy dù nhưng hắn đã bị ông Nguyễn Văn Đệ bắt sống và giao cho “O du kích nhỏ” giải về xóm.
Bức ảnh này do nghệ sỹ nhiếp ảnh Phan Thoan chụp, ngay khi được đưa lên báo bức ảnh đã gây chấn động toàn nước Mỹ, bức ảnh này như ngầm khẳng định sự thất bại của Đế Quốc hùng mạnh trước một dân tộc nhỏ bé nhưng bất khuất và anh hùng. Đồng thời bức ảnh đã tôn vinh khí phách của người con gái Việt Nam.
Lời kể của người trong cuộc
Chiều tối ngày 20-9-1965, một chiếc trực thăng Mỹ bay tới Hương Khê để ứng cứu cho một máy bay vừa bị quân ta bắn cháy. Nó quần đảo tìm nơi hạ cánh nhưng đã bị quân ta hạ gục. Viên phi công Mỹ nhảy dù thoát chết, lợi dụng đêm tối và núi rừng lẩn trốn chờ cứu viện: Đêm đó Hương Khê đã huy động các lực lượng dân quân ở các xã Phú Phong, Phú Xuân, Lộc Yên, nông trường 20-4 tổ chức săn lùng vây ráp nhưng không có kết quả.
Trưa ngày hôm sau, o Lai một mình khoác tiểu liên đi bộ xuống khe suối. Khi vừa bỏ mũ ngụy trang vục nước suối uống thì nghe tiếng lạo xạo như có ai ở quanh đây. Rừng núi rậm rạp. Chột dạ, o Lai ôm súng, lên đạn và quan sát chung quanh. Không thể tin vào mắt mình: một lính Mỹ to béo, da trắng, mũi khoằm, mắt lấm lét nép mình trên tảng đá. Ngay lập tức o Lai bắn ba phát đạn chỉ thiên. Đội tuần tra trong khu nghe tiếng súng báo động liền ập tới vây ráp.
O Lai trực tiếp dẫn giải tên phi công Mỹ về huyện, phía sau có sự hỗ trợ của tổ công tác. Phải mất hai tiếng xuyên rừng mới về đến huyện. Quả thực, o không biết họ chụp ảnh mình vào lúc nào. Mãi đến năm 1967, lúc đang ở bộ đội mới thấy một loại tem thư 12 xu có in hình mình dẫn giải lính Mỹ và ghi: "Việt Nam dân chủ cộng hoà ngày 5-8-1964 - 5-8-1967: 2.000 máy bay Mỹ bị bắn rơi trên miền Bắc".

Đây là tờ lịch ngày giải phóng được một người dân Sài Gòn giữ lại đúng ngày 30/4/1975

Dinh Độc Lập nhìn từ tháp pháo xe tăng

Đường phố Sài Gòn 30/4/1975.

Những người bạn quốc tế


Jane Fonda
Phidel Castro

Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi



Ngày 2-5-1964, một sự kiện gây chấn động dư luận thời bấy giờ là kế hoạch gài bom dưới chân cầu Công Lý (nay là cầu Nguyễn Văn Trỗi) hòng giết chết Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mac Namara. Người thực hiện kế hoạch này là chiến sĩ biệt động nội thành Nguyễn Văn Trỗi.
Tháng 5-1964 chính phủ Mỹ cử một phái đoàn chính trị quân sự cao cấp sang Sài Gòn nghiên cứu tình hình miền Nam. Với lòng căm thù giặc, anh xin Ban chỉ huy quân sự biệt động cho anh thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt phái oàn này. Do bị lộ, trước giờ xe Mac Namara chạy qua anh bị bắt. Trận đánh không thành, nhưng là một đòn cảnh cáo đối với những hoạt động chuẩn bị leo thang chiến tranh của đế quốc Mỹ. Mac Namara không dám ngồi ô tô vào Sài Gòn mà phải đi bằng trực thăng.
Trong nhà lao, dụ dỗ không được, địch dùng nhiều cực hình nhưng anh cương quyết không khai báo. Trước kẻ thù, câu trả lời duy nhất của anh là : "Tôi nói với mấy người, tôi làm việc phải, tôi giết bọn cướp nước thì dù nguy hiểm, thương tật hay hy sinh, tôi cũng vui lòng. Tôi không thể sống như bọn tay sai mong được an thân để làm hại đồng bào!". Chính quyền Nguyễn Khánh đưa anh ra tòa án quân sự kết án tử hình nhằm uy hiếp tinh thần chống Mỹ trong nhân dân thời bấy giờ. Được tin này, phong trào cách mạng Vénézuéla tuyên bố, nếu tử hình anh họ sẽ trừng trị ngay tên trung tá Mỹ mà họ đang bắt giữ. Mỹ buộc phải cam kết không tử hình anh. Nhưng khi tên trung tá Mỹ vừa được thả ra thì chúng trở mặt. Ngày 15-10-1964, bọn đao phủ Mỹ ngụy đưa anh ra pháp trường tại bãi bắn sau nhà lao Chí Hòa. Trong phút cuối cùng của đời mình, anh giật phắt mảnh băng đen mà kẻ thù bịt mắt và dõng dạc nói : "Không, phải để tôi nhìn mảnh đất này, mảnh đất thân yêu của tôi!". Và anh hô to : "Hãy nhớ lấy lời tôi! Đả đảo đế quốc Mỹ!" "Hồ Chí Minh muôn năm!" "Việt Nam muôn năm!"
Anh hy sinh lúc 9 giờ 45 phút ngày 15-10-1964 hưởng dương 24 tuổi. Sau khi hy sinh, anh được Đảng nhân dân cách mạng miền Nam truy nhận là Đảng viên và truy tặng Huân chương thành đồng hạng nhất

(yxine)



Bức ảnh Tấm lòng người Việt Nam của Từ Tiện
Bức ảnh đen trắng hiện rõ khuôn mặt của viên phi công Mỹ mặc chiếc áo lót trắng đang đau đớn ngồi trước miệng căn hầm chữ A, anh ta ngoan ngoãn ngồi yên để cô gái Việt Nam (mặc chiếc áo trắng bình dị) băng bó vết thương trên mặt. Mảng trắng màu áo của hai con người mà trước đó ít lâu đang trên hai trận tuyến, giờ đã lấn át mảng đen trước căn hầm chữ A. Cô gái với gương mặt nghiêm nghị, cố kìm nén vẫn không giấu được căm thù và nỗi cảm thương đồng loại..
Kể về khoảnh khắc chụp bức ảnh, Từ Tiện - tác giả bức ảnh nói: ''Bữa ấy là ngày 19/5/1972, cũng như những ngày khác, dải đất xứ Nghệ gồng mình bởi mưa bom từ trời và pháo kích từ biển, tôi đang khoác máy ảnh lang thang trên đất Thạch Hà bỗng nghe tiếng pháo cao xạ của bộ đội, tiếng súng tầm thấp của dân quân xã Thạch Trung rộ lên. Tôi cùng người dân xuống hầm trú ẩn. Lát sau thấy một chiếc ''Thần sấm'' cháy như ngọn đuốc, tôi liền cùng mọi người đi bắt giặc lái nhảy dù. Khi đến nơi, chứng kiến tên phi công Mỹ đã bị ta bắt sống, hàng nghìn người dân với ánh mắt căm thù đang vây quanh như muốn ''hoá vàng'' kẻ gây tang tóc đau thương. Nhưng mệnh lệnh từ trên đã kịp thời về xã, phải bằng mọi giá bảo toàn tính mạng cho tù binh. Mọi người nhìn cô Nguyễn Thị Sâm - nữ dân quân xã Thạch Trung (huyện Thạch Hà - Hà Tĩnh) được giao nhiệm vụ băng bó cứu chữa cho viên phi công Mỹ - thiếu tá Ôbri Nicôn. Và rồi cái khoảnh khắc lịch sử ấy liền lọt vào ống kính để tôi có tác phẩm để đời: Tấm lòng người Việt Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét