THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ

THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ

THI VÂN YÊN TỬ

SỚM CHIỀU DU NGOẠN CÙNG MÂY NÚI
HOA TRÁI QUA NGÀY TA VỚI TA

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2009

BÍ MẬT CỦA MỘT CHIẾN DỊCH PHẢN GIÁN BẮT TRỌN 126 GIÁN ĐIỆP MỸ VÀO NĂM 1983 (VII)

Người thành cổ Quảng trị

Lợi dụng Lê Quốc Túy đã cho người móc nối liên lạc với Hồ Tấn Khoa, người của ta đóng vai liên lạc của Túy và đã thực hiện thành công việc “móc nối” với Hồ Tấn Khoa. Chính vì vậy, Hồ Tấn Khoa đã bộc lộ lực lượng bí mật mà ông ta cho tổ chức thành lập để chống phá cách mạng.

Cuối tháng 12/1981, Bộ trưởng Phạm Hùng gọi Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm từ miền Nam ra Hà Nội để họp về Kế hoạch CM-12 trong hai ngày 29 và 30. Cùng dự cuộc họp quan trọng này có đồng chí Thứ trưởng Trần Đông, phụ trách công tác an ninh.

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm báo cáo tình hình diễn tiến của Kế hoạch CM-12 gồm các vấn đề đối phó với hoạt động xâm nhập mới của địch, hoạt động của các tổ chức địch trong nội địa có liên quan đến tổ chức của Lê Quốc Túy – Mai Văn Hạnh, và dự kiến một số tình hình tiếp theo. Thứ trưởng Trần Đông nêu một số ý kiến về chủ trương đối phó với địch, nhất là đối với hai tên đầu sỏ này.

Đặc biệt, các đồng chí lãnh đạo Bộ Nội vụ rất chú trọng đến việc bóc gỡ các tổ chức phản cách mạng ở trong nước. Về chủ trương này, Bộ trưởng Phạm Hùng nhắc lại ý mà ông đã báo cáo với Bộ Chính trị và được Bộ Chính trị nhất trí.

Bộ Chính trị nhận định rằng, các thế lực đế quốc và phản động quốc tế câu kết với nhau chặt chẽ và có ý đồ chống phá cách mạng nước ta. Tuy nhiên, họ cũng thấy “lấy lại” Việt Nam là khó nên cố tình gây rối loạn, xáo động ở Đông Dương, âm mưu lâu dài của họ vẫn là tổ chức bạo loạn, lật đổ bằng hoạt động gián điệp biệt kích và kết hợp với bọn phản động ở trong nước. Đây là cuộc chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch đối với cách mạng Việt Nam thời bấy giờ.

Bộ trưởng Phạm Hùng nhấn mạnh: "Muốn giải quyết tốt Kế hoạch, trước hết phải đánh giá tình hình cho đúng rồi mới quyết định. Phải quan sát các đầu mối khác, giải quyết các ẩn số đặt ra và phải làm sao cho “nó” thấy là chưa đến lúc mở chiến dịch hoạt động. Tiếp tục đấu tranh có hiệu quả chống địch xâm nhập, chống địch phá hoại kinh tế. Đặc biệt phải sử dụng CM-12 với tần suất tối đa nhằm biết được âm mưu, tổ chức, chủ trương hoạt động cụ thể của địch. Phải “cắt” cho được những tổ chức có dính líu đến CM-12. “Nó” muốn làm cho ta rối thì ta cũng phải cho “nó” thấy là không phải dễ...

Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ, Tổ An ninh phối hợp với công an các tỉnh tổ chức đấu tranh bóc gỡ bọn phản động ở trong nội địa có liên quan đến Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh. Sau khi bắt Lê Quốc Quân, ta phá án TQ-42 một cách có hiệu quả. Đóng góp rất lớn vào kế hoạch này là Công an TP HCM.

Nắm được kế hoạch của địch, ta chủ động phá tổ chức phản động “Mặt trận quốc gia Việt Nam” do Lê Quốc Quân cầm đầu (Chuyên án TQ42). Thông qua Huỳnh Vĩnh Sanh, tác động y báo cáo với trung tâm địch ở nước ngoài để chúng tự thấy do tổ chức của Quân bị phá vỡ nên không thể tiến hành sử dụng “hàng đặc biệt” cũng như kế hoạch đã định.

Kết quả là Sanh đã nhân danh “Chủ tịch quốc nội” yêu cầu và trung tâm địch đã chính thức ra lệnh tạm hoãn việc sử dụng “hàng đặc biệt”, tạm hoãn việc phá hoại vào cuối năm 1982. Huỳnh Vĩnh Sanh đã ra lệnh cho bọn bên dưới “án binh bất động” để bảo toàn lực lượng. Vì vậy ta chủ động ngăn chặn các hoạt động phá hoại của địch, bảo vệ được an ninh chính trị ở TP HCM và các tỉnh miền Nam.

* * *

Trong số các chuyên án ở trong nước có liên quan đến CM-12 có hai chuyên án lớn mang bí số TK-90 và H-82. Chuyên án TK-90 đấu tranh với bọn phản động lợi dụng đạo Cao Đài mà chúng có tổ chức cái gọi là “Thiên khai huỳnh đạo”. Còn Chuyên án H-82 chính là tổ chức trong nội địa do Huỳnh Vĩnh Sanh cầm đầu.

Trong các đầu mối của Lê Quốc Túy xây dựng ở trong nước, Hồ Tấn Khoa, Bảo đạo Cao đài Tây Ninh có vai trò rất quan trọng. Hồ Tấn Khoa, sinh năm 1898, quê quán ở xã Bình Lập, huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Khoa được thực dân Pháp tin dùng và cho làm nhiều chức tước.

Năm 1939 được thăng phẩm Đốc phủ sứ, một chức ngang với tỉnh trưởng sau này. Năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, đưa Hồ Tấn Khoa làm tỉnh trưởng Châu Đốc. Cách mạng Tháng Tám thành công, Hồ Tấn Khoa vẫn được cách mạng sử dụng và bố trí làm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến sau đó là Chủ tịch Ủy ban hành chánh tại Châu Đốc.

Đến ngày kháng chiến bùng nổ, Hồ Tấn Khoa không tham gia mà lên Sài Gòn, chạy vào Tòa thánh Cao Đài ở Tây Ninh và gia nhập đạo này. Đến năm 1954 y được phong chức Bảo đạo, vì vậy thường được gọi là Hồ Bảo đạo.

Năm 1956 Bảo Thế bị anh em Diệm - Nhu đàn áp, Hồ Tấn Khoa theo Hộ pháp Phạm Công Tắc sang Phnôm Pênh sống lưu vong ở đó với tư cách là “tị nạn chính trị”. Sau khi Phạm Công Tắc chết, Hồ Tấn Khoa thay Phạm Công Tắc điều hành Hội thánh Cao Đài ở Campuchia.

Năm 1961, Quốc trưởng Campuchia Norodom Sihanouk tổ chức một hội nghị quốc tế hòa bình ở Đông Dương. Lê Quốc Túy được Trần Văn Hữu cử làm đại diện về tìm gặp Hồ Tấn Khoa để bàn việc tổ chức tiếp đón nhóm Trần Văn Hữu và nâng uy tín của Trần Văn Hữu tại hội nghị này.

Sau hội nghị, Trần Văn Hữu về Pháp, còn Lê Quốc Túy ở lại Phnôm Pênh khoảng một tháng và thường xuyên đến gặp Hồ Tấn Khoa. Trước khi Lê Quốc Túy về Pháp thì Túy và Hồ Tấn Khoa có hứa hẹn với nhau là sau này sẽ cùng nhau hoạt động nếu có cơ hội. Sau đó, thỉnh thoảng Lê Quốc Túy gửi bưu thiếp cho Hồ Tấn Khoa để duy trì liên lạc.

Năm 1970, Lon Nol được Mỹ hậu thuẫn tổ chức cuộc đảo chính Norodom Sihanouk. Việt kiều ở Campuchia bị tàn sát đẫm máu. Hồ Tấn Khoa được Mỹ dàn xếp với Nguyễn Văn Thiệu cho về Sài Gòn.

Khi Hồ Tấn Khoa về Sài Gòn buổi chiều thì sáng hôm sau một viên chức hàng đầu của Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn đã đến “thăm” ông ta. Sau này, Hồ Tấn Khoa khai rằng, người Mỹ đó có nói với ông ta y là bạn của Lê Quốc Túy.

Trong bối cảnh chính quyền Sài Gòn sắp sụp đổ hoàn toàn, ngày 27/4/1975, tại nhà Đỗ Cao Minh, Đại tá quân đội Sài Gòn, con rể của Hồ Tấn Khoa đã diễn ra một cuộc gặp được dàn xếp từ trước. Viên Bí thư thứ nhất Sứ quán Mỹ và Lê Quốc Túy đến gặp Hồ Tấn Khoa. Túy và người Mỹ nọ hỏi Hồ Tấn Khoa có muốn xuất ngoại không thì sẽ thu xếp cho đi. Nhưng Hồ Tấn Khoa nói y đã già rồi nên ở lại.

Túy đề nghị Hồ Tấn Khoa ở lại trong nước tổ chức lực lượng Cao Đài phá hoại chính quyền cách mạng. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, mặc dù được chính quyền cách mạng tôn trọng, nhưng Hồ Tấn Khoa vẫn tiếp tục thực hiện ý đồ chống phá cách mạng.

Y đã chỉ đạo cho tay chân các tổ chức phản động có liên quan đến đạo Cao Đài như Truyền trạng Võ Văn Nhơn và Hồ Vũ Khanh lập “Hội đồng hòa giải quốc tế”, còn Chí Mỹ với Bạch Hùng lập tổ chức “Thiên khai Huỳnh đạo”...

Lãnh đạo Bộ Nội vụ và Tổ An ninh K4/2 giao cho đồng chí Hồ Khiết tổ chức thực hiện kế hoạch đấu tranh với mảng Hồ Tấn Khoa. Đồng chí Hồ Khiết có công lớn trong việc phối hợp với Công an Tây Ninh tổ chức thực hiện kế hoạch do lãnh đạo Bộ Nội vụ giao. Đồng chí Hồ Khiết, nguyên Cục trưởng Cục Bảo vệ chính trị 1, là một cán bộ an ninh lão thành, được đào tạo kỹ về công tác phản gián và là người có không ít kinh nghiệm trong công tác an ninh.

Lợi dụng Lê Quốc Túy đã cho người móc nối liên lạc với Hồ Tấn Khoa, người của ta đóng vai liên lạc của Túy và đã thực hiện thành công việc “móc nối” với Hồ Tấn Khoa. Chính vì vậy, Hồ Tấn Khoa đã bộc lộ lực lượng bí mật mà ông ta cho tổ chức thành lập để chống phá cách mạng.

Đặc biệt, Hồ Tấn Khoa đã giới thiệu hai tổ chức vũ trang nòng cốt của lực lượng phản động lợi dụng đạo Cao Đài để yêu cầu Lê Quốc Túy cung cấp vũ khí, phương tiện hoạt động. Đó là tổ chức “Thiên khai Huỳnh đạo” do tên Bạch Hùng cầm đầu, lập căn cứ trên núi Bà Đen và xây dựng lực lượng vũ trang bí mật ở nhiều tỉnh Nam Bộ có tín đồ Cao Đài.

Một tổ chức khác là “Hội đồng hòa giải quốc tế” để hỗ trợ cho hoạt động của “Thiên khai Huỳnh đạo” do Truyền trạng Võ Văn Nhơn và Hồ Vũ Khanh lập ra. Sau khi bắt được liên lạc với Lê Quốc Túy, Hồ Tấn Khoa cùng đồng bọn có âm mưu gây bạo loạn và lật đổ chính quyền cách mạng vào tết Quý Hợi - 1983. Và dần dần qua các lần gặp gỡ của “đặc phái viên”, ta đã nắm được hệ thống tổ chức và lực lượng vũ trang ngầm của chúng ở 11 tỉnh Nam Bộ. Âm mưu của chúng khi được trang bị vũ khí đầy đủ sẽ đứng lên cướp chính quyền.

Để thực hiện quyết định trên, ngày 17/11/1982, đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm và đồng chí Lê Tiền lên Tây Ninh họp với lãnh đạo Tỉnh ủy và Công an Tây Ninh bàn kế hoạch đấu tranh với bọn phản động lợi dụng đạo Cao Đài.

Dự họp có đồng chí Hai Bình, Bí thư Tỉnh ủy và đồng chí Ngô Quang Nghĩa, Giám đốc Công an tỉnh. Sau khi nhận định, đánh giá tình hình, các đồng chí đã đề ra kế hoạch phá án đối với các tổ chức phản động lợi dụng đạo Cao Đài. Kế hoạch này cũng được tính toán rất kỹ, không để lộ bí mật và ảnh hưởng tới Kế hoạch CM-12.

Thực hiện kế hoạch tấn công hai bước, trong thời gian đầu năm 1983, ta tổ chức phá các vụ án đấu tranh với bọn phản cách mạng lợi dụng đạo Cao Đài. Kết quả thực hiện bước 1: ta đã bắt 714 tên và gần 100 tên tự thú, đầu thú. Qua phân loại có 41 tên cấp trung ương, 122 tên cấp tỉnh, 171 tên cấp huyện, số còn lại là tay sai cốt cán. Bước 2 được thực hiện trong 7 địa phương (Tây Ninh, An Giang, Tiền Giang, Hậu Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Minh Hải).

Phát huy thắng lợi về việc phá tổ chức phản động lợi dụng đạo Cao Đài Tây Ninh và theo kinh nghiệm dùng kết quả của việc phá TQ42, ta đã tác động “Tổng hành dinh” có hiệu quả. Lần này Ban chỉ đạo Kế hoạch CM-12 quyết định dùng việc phá tổ chức phản động lợi dụng đạo Cao Đài Tây Ninh để tác động đẩy lùi ý đồ hành động của bọn Túy – Hạnh, trong đó có việc làm cho chúng từ bỏ ý định đưa quân về bằng đường bộ.

* * *

Trong các mạng lưới nội địa của bọn Túy - Hạnh, Huỳnh Vĩnh Sanh đóng vai trò rất quan trọng. Huỳnh Vĩnh Sanh, nguyên là đại úy quan thuế thời ngụy, bạn thân của Mai Văn Hạnh. Từ trước và sau ngày 30/4/1975, Sanh đã gặp Mai Văn Hạnh và Lê Quốc Túy bàn bạc kế hoạch phối hợp hành động chống phá cách mạng.

Sau giải phóng, Sanh được bọn địch bố trí ở lại miền Nam hoạt động. Y bí mật móc nối, tập hợp lực lượng trong giới trí thức, công chức cũ, ngụy quân ngụy quyền lập tổ chức để chống phá cách mạng. Nhưng bề ngoài y lại khéo léo che đậy nên được cử làm tổ trưởng dân phố.

Thực hiện chỉ đạo của Túy, Hạnh, Huỳnh Vĩnh Sanh còn nhằm vào số cán bộ chính quyền, trí thức đang nắm giữ các chức vụ để móc nối, âm mưu xây dựng tổ chức của Sanh thành chỗ dựa chủ yếu về chính trị khi bọn Túy, Hạnh cướp được chính quyền. Qua công tác điều tra, ta còn phát hiện Sanh đang cầm đầu một tổ chức phản cách mạng tại TP HCM và có quan hệ chặt chẽ với bọn phản cách mạng ở miền Trung.

Vì vậy, ta đã xác lập chuyên án H82 trong Kế hoạch CM-12. Trong các chuyến bí mật về nước (tháng 4 và 6/1982), Mai Văn Hạnh và Lê Quốc Túy đều gọi Huỳnh Vĩnh Sanh xuống Minh Hải bàn bạc kế hoạch hoạt động, đồng thời giao cho y chuẩn bị nhân sự “Chính phủ lâm thời” khi lật đổ chính quyền cách mạng, lập chế độ mới của chúng.

Tháng 7/1982, sau khi xác định được tính chất, vị trí quan trọng của Huỳnh Vĩnh Sanh và tổ chức của y trong kế hoạch CM-12, lãnh đạo Bộ Nội vụ chủ trương: Thông qua Huỳnh Vĩnh Sanh để tìm hiểu và làm rõ hơn âm mưu ý đồ của địch ở trong nước, tiếp tục phát hiện các đầu mối lẻ và các lực lượng của Huỳnh Vĩnh Sanh trong nội địa, khống chế, tác động không cho chúng hoạt động phá hoại và phát triển lực lượng vũ trang.

Thực hiện chủ trương của Bộ, ban chuyên án vạch kế hoạch đấu tranh cụ thể và huy động một số cán bộ của Công an TP HCM như các đồng chí Hai Sơn, Trương Hòa Bình (hiện là UVT.Ư Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an), Nguyễn Chí Dũng (hiện là Thiếu tướng, Giám đốc Công an TPHCM), Nguyễn Chí Thành, Lê Thanh Bình (hiện đều là Đại tá, Phó Giám đốc Công an TP HCM)... tham gia trực tiếp đấu tranh với chuyên án này. Bộ phận đấu tranh Chuyên án PK07 có liên quan trực tiếp tới Huỳnh Vĩnh Sanh ở Phú Khánh và các tỉnh miền Trung cũng được triển khai.

Để chủ động ngăn chặn các hoạt động manh động của địch, Ban chỉ đạo Kế hoạch CM-12 chủ trương phá toàn bộ bộ Chuyên án PK07 ngay sau khi phá toàn bộ Chuyên án D781 tại Đồng Nai. Thực hiện kế hoạch phá án, ngày 20/5/1983, ta đồng loạt bắt 8 tên trong cánh của Nguyễn Chuyên ở địa bàn Phú Khánh và các đối tượng ở Nghĩa Bình, Bình Trị Thiên, Quảng Nam - Đà Nẵng.

Ta khéo léo làm cho chúng hiểu rằng nguyên nhân “đổ bể” là do đồng bọn của chúng khai báo dây chuyền từ Đồng Nai đến TP HCM ra các tỉnh miền Trung. Sau này, thông qua Kế hoạch CM-12, ta đã bóc gỡ và vô hiệu hóa 10 tổ chức phản cách mạng trong nước có liên quan đến tổ chức của Lê Quốc Túy – Mai Văn Hạnh ở miền Nam. Làm thất bại âm mưu lớn của thế lực thù địch sử dụng bọn phản động lưu vong, bọn phản động trong nội địa, với ý đồ ngoài đánh vào, trong nổi dậy.

Với kết quả đấu tranh một cách có hiệu quả đối với các mảng nội địa của địch, ta đã ngăn chặn được ý đồ chuyển giai đoạn của địch, đồng thời vẫn giữ được Kế hoạch CM-12 theo chủ trương chiến lược đã đề ra.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét