THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ

THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ

THI VÂN YÊN TỬ

SỚM CHIỀU DU NGOẠN CÙNG MÂY NÚI
HOA TRÁI QUA NGÀY TA VỚI TA

Thứ Hai, 21 tháng 12, 2009

BÍ MẬT CỦA MỘT CHIẾN DỊCH PHẢN GIÁN BẮT TRỌN 126 GIÁN ĐIỆP MỸ VÀO NĂM 1983 (Hết)

 

Người thành cổ Quảng trị

TT

Tàu địch xuất hiện. Đồng chí Tám Thậm xuống đón Mai Văn Hạnh và đưa vào đất liền theo kế hoạch. Sau đó, người của ta trong “Tổ đặc biệt” dụ Trần Văn Bá và tên điện báo viên của địch lên đảo, rồi quật ngã hai tên, nhét khăn vào miệng chúng nên việc bắt giữ diễn ra êm ru.



Gần như hàng tuần, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Bộ trưởng Nội vụ Phạm Hùng báo cáo những diễn biến quan trọng của Kế hoạch CM-12 với Bộ Chính trị. Các đồng chí Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ đánh giá cao kết quả và vai trò của Kế hoạch CM-12 trong cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia của ta.


Thực hiện chủ trương của Bộ, cho đến tháng cuối năm 1983, Lực lượng An ninh đã tiến hành Kế hoạch CM-12 rất sáng tạo và đầy bản lĩnh, buộc kẻ địch xâm nhập theo kế hoạch của ta với 15 chuyến bằng đường biển với 30 lượt tàu vào vùng biển Cà Mau. Do đó, ta đã bắt toàn bộ 126 tên gián điệp, biệt kích từ nước ngoài về, thu 132 tấn 278 kg vũ khí, 299.750.000 đồng tiền giả...






Bọngiánđiệbiệt kích bị xét xử trước tòa án, tháng 12/1984.


Cũng thông qua Kế hoạch CM-12, ta đã buộc địch phải bộc lộ 10 tổ chức phản cách mạng và một số đầu mối của địch trong nội địa. Từ đó, Lực lượng Công an nhân dân chủ động tiến hành đấu tranh và đấu tranh có hiệu quả với các lực lượng thù địch, bảo vệ vững chắc an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân.


Trước tình hình địch tăng cường hoạt động, chuẩn bị chuyển sang giai đoạn 3 là tiến hành phá hoại và dùng lực lượng vũ trang cướp chính quyền ở các vùng hẻo lánh, Bộ trưởng Phạm Hùng báo cáo Bộ Chính trị về chủ trương kết thúc Kế hoạch CM-12. Bộ Chính trị rất phấn khởi và đánh giá đây là một vụ án rất lớn, thắng lợi của ta cũng rất lớn và đồng ý với chủ trương kết thúc Kế hoạch CM-12 của Bộ Nội vụ.


Theo chỉ đạo của Bộ trưởng Phạm Hùng trong cuộc họp ngày 12 và 13/3/1984,kế hoạch kết thúc CM-12 được vạch ra. Bộ Nội vụ chủ trương: Khôn khéo dụ Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh từ nước ngoài về nước, bắt gọn cả người, tàu xâm nhập, vũ khí, điện đài và đưa toàn bộ bọn gián điệp xâm nhập từ năm 1981 đến nay ra xét xử công khai. Nếu cả Túy và Hạnh chưa vào thì ta chưa kết thúc kế hoạch này. Nhưng nếu tình hình không hoàn toàn theo đúng kế hoạch của ta thì cũng cần phải bắt cho được một trong hai tên đầu sỏ.


Đồng thời, phá toàn bộ lực lượng ngầm của chúng đã cài lại trong nội địa. Phối hợp với các cơ quan truyền thông vạch trần âm mưu của các thế lực thù địch trước dư luận quốc tế, đập lại những luận điệu chiến tranh tâm lý xuyên tạc chế độ xã hội ta, nâng cao uy tín chính trị của Việt Nam trên trường quốc tế.


* * *


Bước vào năm 1984, tình hình và diễn biến quốc tế cũng như âm mưu và hoạt động của Lê Quốc Túy - Mai Văn Hạnh đã chuyển biến theo đúng ý đồ và kế hoạch của ta. Nhưng lúc đầu, chúng chỉ dự định có một mình Mai Văn Hạnh vào.


Để buộc địch thực hiện theo kế hoạch, ta  khéo léo tác động để Túy cùng vào với Hạnh. Tuy thông báo là Túy có thể cùng vào với Hạnh, nhưng đến ngày 9/5/1984, Trung tâm chỉ huy của địch có thông báo là chuyến xâm nhập mới hoãn lại và sau đó chỉ có C5 (Mai Văn Hạnh) vào vì Túy “bị bệnh bất ngờ nên C5 phải trở về Pháp sắp xếp công việc của C4”.


Qua các nguồn tin ta được biết đúng là Lê Quốc Túy bị bệnh thận nặng, phải dùng máy lọc máu thận. Ban chỉ đạo quyết định vẫn thực hiện kế hoạch theo phương án 2, nghĩa là một tên đầu sỏ vào ta cũng kết thúc chiến dịch.


Trong thời gian này, chuyến xâm nhập lần thứ 16 của địch gồm hai tàu chở gần 6 tấn vũ khí vào hòn Đá Bạc, ta “tiếp nhận” an toàn.


* * *


Cuối tháng 8/1984, Lê Quốc Túy thông báo cho cơ sở trong “quốc nội” biết là trong thời gian khoảng đầu tháng 9 thì Mai Văn Hạnh sẽ vào và “không thay đổi” kế hoạch nữa.


Ban chỉ đạo chiến dịch kết thúc Kế hoạch CM-12 phân công đồng chí Bùi Thiện Ngộ, lúc này là đặc phái viên của Bộ trưởng, đồng chí Lê Minh Học và đồng chí Nguyễn Phước Tân xuống Minh Hải trực tiếp chỉ đạo và tổ chức thực hiện chiến dịch. Có thể gọi đây Ban chỉ huy tiền phương của chiến dịch kết thúc Kế hoạch CM-12.


Tại TP HCM, đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm và đồng chí Lê Tiền thường xuyên liên lạc với  đồng chí Bộ trưởng Phạm Hùng ở Hà Nội và Ban chỉ huy tiền phương ở Minh Hải qua hệ thống thông tin liên lạc đặc biệt của chiến dịch.


Ngày 1/9/1984, Lê Quốc Túy cho "Tổ đặc biệt" biết là sẽ vào Việt Nam khoảng tối ngày 7 hoặc 8/9. Theo đề nghị của đồng chí Nguyễn Phước Tân, ban lãnh đạo Kế hoạch CM-12 quyết định ép địch phải vào đêm 9/9/1984 vì cách đó ba năm chuyến “hàng” đầu tiên của địch thực hiện theo kế hoạch của ta vào đêm 9/9/1981.


Sáng 8/9/1984, các đồng chí trong Ban chỉ huy tiền phương từ “mật cứ” của “Tổ đặc biệt” ở ngoại ô thị xã Bạc Liêu đi xuống Công an huyện Trần Văn Thời đóng ở  Rạch Ráng.


Còn một bộ phận của Tổ An ninh, trong đó có đồng chí Nguyễn Khánh Toàn, Trần Tôn Thất, Nguyễn Đông Phương, Phan Trung Tiến và một tổ trinh sát vũ trang của đại đội đặc biệt do đồng chí Hữu Ân chỉ huy triển khai kế hoạch đón bắt Mai Văn Hạnh tại ngã ba Tân Thành.


Yêu cầu rất cao của kế hoạch là tuyệt đối bảo đảm tính mạng lực lượng của ta. Đây là một trận đánh kiểu an ninh. Các đồng chí lãnh đạo Kế hoạch CM-12 cho rằng những tên gián điệp biệt kích cũng là con em của nhân dân, chẳng may bị lôi kéo làm tay sai cho bọn đầu sỏ gián điệp. Do vậy tinh thần chỉ đạo là hạn chế tối đa thương vong kể cả số gián điệp biệt kích xâm nhập. Trong trường hợp bất khả kháng mới tiêu diệt chúng.


Chiều 9/9/1984, các đồng chí trong Ban chỉ huy tiền phương ra hòn Đá Bạc. Biển tương đối êm. Gió nhè nhẹ thổi. Những đợt sóng duềnh lên như đón chào các chiến sĩ an ninh vào trận. Trời mùa thu trong xanh và thỉnh thoảng có những đám mây trắng xốp hiện ra rồi tan đi...


Khoảng 18h, bỗng gió lớn nổi lên. Trời vần vũ. Những đám mây đen kịt ập xuống. Sóng biển dồn dập. Hai chiếc tàu của ta neo sẵn bị sóng biển dồi lên dồi xuống, chao đảo. Trong cái chòi lá mà đại đội đặc biệt dựng trên lưng chừng đảo gió rít ào ào. Các đồng chí trong Ban chỉ huy tiền phương lo lắng.


Nhưng độ hơn một tiếng đồng hồ sau, trời trở lại bình thường. Gió lặng. Biển êm. Lực lượng của ta triển khai vào vị trí chiến đấu theo kế hoạch. Các đồng chí Bùi Thiện Ngộ và Lê Minh Học ở trên chòi chỉ huy. Các đồng chí Nguyễn Phước Tân, Thi Văn Tám, Huỳnh My (Chỉ huy trưởng Công an vũ trang Ninh Hải) xuống gần mép bãi đổ. Đại đội Cảnh sát đặc biệt của ta triển khai vào các vị trí và sẵn sàng chiến đấu.


20h kém 15', tàu địch xuất hiện. Hai tàu của ta áp sát hai tàu của chúng. Đồng chí Tám Thậm (Trần Phương Thế) xuống đón Mai Văn Hạnh và đưa lên xuồng máy để đưa vào đất liền theo kế hoạch.


Sau đó, người của ta trong “Tổ đặc biệt” dụ Trần Văn Bá và tên điện báo viên của địch lên đảo. Theo đúng kế hoạch, các đồng chí trong Đại đội Cảnh sát đặc biệt đã quật ngã hai tên Trần Văn Bá và tên điện báo viên, nhét khăn vào miệng chúng nên việc bắt giữ diễn ra êm ru.


Trong lúc đó, những tên gián điệp biệt kích có nhiệm vụ cảnh giới vẫn ôm súng không rời vị trí, mặc dù anh em thủy thủ của ta dụ sang tàu “nhậu lai rai”. Trước tình hình đó, kế hoạch nổ súng đánh phủ đầu để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho kế hoạch được thực hiện.  K64 khai hỏa bằng một loạt đạn AK-47. Quân ta nhất loạt nổ súng áp đảo bọn gián điệp biệt kích. Bọn biệt kích bị bất ngờ không kịp chống cự, đứa bị bắn chết, đứa nhảy xuống biển...


Trận đánh chỉ diễn ra trong vòng 2 phút 7 giây. Bọn gián điệp biệt kích bị ta tiêu diệt tại trận 12 tên, còn 7 tên khác bị bắt sống. Ta thu hai tàu xâm nhập cùng toàn bộ vũ khí, phương tiện của chúng, kết thúc thắng lợi trận đánh quyết định.



Trong khi đó, theo đúng kế hoạch, Công an TP HCM phối hợp với các tỉnh đồng loạt bắt Mai Văn Hạnh và toàn bộ các đối tượng trong Chuyên án H82.


Sau khi ta bắt giữ Mai Văn Hạnh, Trần Văn Bá và bọn gián điệp biệt kích, công tác giam giữ được tiến hành rất khẩn trương và thận trọng. Ta đối xử với bọn gián điệp, biệt kích theo đúng chính sách nhân đạo.
Riêng Mai Văn Hạnh, trong thời gian giam giữ, bệnh đau dạ dày của y tái phát nặng. Ta cho Hạnh vào điều trị tại Bệnh viện 30-4. Các bác sĩ quyết định phẫu thuật để cắt bỏ phần viêm loét quá nặng.


Đây là một quyết định y học nhưng lại có tác động rất mạnh về tư tưởng và chính trị. Nếu không may Mai Văn Hạnh bị chết thì sẽ rất phức tạp. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết là nếu không phẫu thuật thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng của y.


Lãnh đạo Bộ đồng ý cho phẫu thuật để cứu sinh mạng của Mai Văn Hạnh. Sau này, các đồng chí trong Tổ An ninh được giao nhiệm vụ giám sát Hạnh kể lại rằng, khi bác sĩ đưa dao cạo râu để cạo lông bụng của y cho sạch trước khi mổ, mặt Hạnh tái đi. Có lẽ y sợ bị chết.


Nhưng ca mổ đã thành công. Sức khỏe của y nhanh chóng hồi phục. Một lần tâm sự với cán bộ ta, Mai Văn Hạnh thành thật nói rằng chính các bác sĩ Công an Việt Nam đã sinh ra y lần thứ hai. Ta còn cho cả hai con gái của Hạnh từ Pháp về thăm. Những điều này cũng góp phần thức tỉnh lương tâm của Mai Văn Hạnh.


Từ ngày 14 đến 18/12/1984, tại TP HCM, Tòa án nhân dân tối cao đã tổ chức xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm vụ án gián điệp Lê Quốc Túy - Mai Văn Hạnh.


Chủ tọa phiên tòa là đồng chí Huỳnh Việt Thắng, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; giữ quyền công tố trước tòa là đồng chí Trần Tề, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.


21 bị cáo, trong đó có Mai Văn Hạnh, Trần Văn Bá, Huỳnh Vĩnh Sanh, Lê Quốc Quân, Hồ Thái Bạch và nhiều tên khác đã phải ra trước vành móng ngựa. Một số khác được đưa ra làm nhân chứng. Phiên tòa đã gây chấn động dư luận trong nước và quốc tế. Nhân dân tự hào về chiến công to lớn của Lực lượng Công an Việt Nam.


* * *


Về nhiệm vụ tiếp theo, trong Kế hoạch ĐN-10, ta khéo léo tung tin giả là Mai Văn Hạnh mâu thuẫn với Lê Quốc Túy, có âm mưu lật đổ Túy và Năm Quân trong nội địa. Ta đã làm cho Túy tin như vậy, vừa đảm bảo bí mật của Kế hoạch CM-12, vừa duy trì được Kế hoạch ĐN-10.


Lực lượng An ninh lại tiếp tục tiến hành cuộc đấu tranh mới kéo dài suốt ba năm nữa trong Kế hoạch ĐN-10, buộc Lê Quốc Túy phải đưa hết quân đã huấn luyện ở nước ngoài về nước qua Campuchia.


Trong thời kỳ này, đồng chí Bùi Thiện Ngộ, Thứ trưởng Bộ Nội vụ kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh nhân dân cùng đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm tiếp tục chỉ đạo đấu tranh với bọn gián điệp biệt kích Lê Quốc Túy.


Các đồng chí Nguyễn Khánh Toàn, Trần Tôn Thất, Thi Văn Tám và nhiều đồng chí khác đã trực tiếp tổ chức thực hiện các phương án nghiệp vụ câu nhử địch một cách sáng tạo và đã thành công. Ta đã hút hầu hết lực lượng gián điệp biệt kích trong hai khóa huấn luyện “Phù Đổng 1” và “Phù Đổng 2” sau này của Túy ở nước ngoài về.


Công tác đấu tranh trong giai đoạn này không kém phần gian khổ và khó khăn, nhất là trong điều kiện phải di chuyển trên những vùng rừng núi ở Battambang hay ở vùng biển đảo Phú Quốc. Các đơn vị và công an các địa phương tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong Kế hoạch ĐN-10.


Đặc biệt, ta đã làm tốt công tác hợp tác quốc tế với Lực lượng An ninh Campuchia, đảm bảo thực hiện tốt Kế hoạch ĐN-10 trong hơn ba năm tiếp theo. Gần cuối năm 1987, ta hốt mẻ lưới cuối cùng, bắt các toán xâm nhập qua Campuchia về Kiên Giang.


Vào hạ tuần tháng 1/1988, Lê Quốc Túy đã chết tại Paris vì bệnh thận. Trước khi chết, Túy ủy quyền cho tên Hiển (tức K36, sau này đổi bí số là F2) xử lý toàn bộ công việc của “mặt trận”.


Ngày 30/1/1988, tên Hiển gửi điện cho các toán của ĐN-10 bức điện khá dài báo tin Lê Quốc Túy đã chết hồi 11h ngày 25/1/1988 và an táng vào ngày 6/2/1988 tại Paris (Pháp). Sau khi lo đám tang cho chồng, Nhan Thị Kim Chi, vợ của Lê Quốc Túy bay tới “Tổng hành dinh” để thu vén và thanh toán số tài sản còn lại của Túy. Tên Hiển đề nghị Nhan Thị Kim Chi thay chồng “lãnh đạo” “mặt trận” nhưng Chi từ chối và nhanh nhóng bay trở lại Pháp.


Như rắn mất đầu, không còn tiền bạc và cả tương lai, Hiển đã thấy rõ y phải làm gì. Ngày 4/3/1988, Hiển gửi bức điện cuối cùng cho các toán ở trong nước với nội dung sau:


“Đã đến lúc phải báo sự thiệt cho các bạn rõ là C4 mất không có để lại di chúc gì cả. Mặt trận ta không có người thay thế, hướng đi tới trong tương lai rất là xa vời. Chúng ta sẽ trở thành công cụ của nước ngoài. Vì thế, vì quyền lợi của tất cả chúng ta và sự sống còn của mình, chúng ta phải giải tán toàn bộ... Kể từ điện này sẽ chấm dứt mọi sự liên lạc. Chúng tôi ở ngoài này chưa biết số phận sẽ ra sao... Thôi cầu chúc các bạn gặp được nhiều sự may mắn để xây dựng lại một cuộc đời mới. Chào tạm biệt - VT5”.


Kế hoạch ĐN-10 kết thúc.


Thắng lợi của Kế hoạch CM-12 thật sự to lớn và trọn vẹn.


* * *


Mới đây, kỷ niệm 25 năm mở đầu Kế hoạch CM-12, Bộ Công an và Tổng cục An ninh cùng Công an Cà Mau tổ chức cuộc gặp mặt các nhân chứng chỉ đạo thực hiện Kế hoạch CM-12. Các đồng chí lãnh đạo Bộ Công an như Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn, Trung tướng Thi Văn Tám, Thiếu tướng Trương Hòa Bình, và lãnh đạo Tổng cục An ninh đã về dự. 


Nhiều đồng chí cán bộ an ninh lão thành và cán bộ chiến sĩ an ninh từng tham gia Kế hoạch CM-12 bồi hồi, xúc động ôn lại những kỷ niệm khó quên. Không khí sôi động và những tình cảm đồng chí, đồng bào vẫn nồng ấm như những năm tháng chiến đấu gian khổ và hào hùng.


Phát biểu tại cuộc gặp mặt, Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn, Thứ trưởng thường trực Bộ Công an nhấn mạnh: Thắng lợi của Kế hoạch CM-12 rất to lớn, góp phần giữ vững an ninh của Tổ quốc.


Đây là thắng lợi chung của toàn Lực lượng Công an nhân dân, có sự hợp đồng chặt chẽ của Quân đội nhân dân và một số cơ quan khác. Thắng lợi của Kế hoạch CM-12 còn thể hiện tính nhân văn cao bởi đã đưa những người con của dân tộc lầm đường lạc lối trở về với con đường sáng (Tiếp theo và hết)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét