THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ

THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ

THI VÂN YÊN TỬ

SỚM CHIỀU DU NGOẠN CÙNG MÂY NÚI
HOA TRÁI QUA NGÀY TA VỚI TA

Thứ Tư, 9 tháng 12, 2009

Thượng tướng Cao Đăng Chiếm - “Nhạc trưởng” của Kế hoạch phản gián CM-12

Người thành cổ Quảng trị
I-
Kế hoạch phản gián CM-12, một trong những chiến công lớn xuất sắc nhất của Lực lượng An ninh Việt Nam, đồng chí Phạm Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) là vị Tư lệnh tối cao thì Thượng tướng Cao Đăng Chiếm, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) có thể ví như người "nhạc trưởng" của kế hoạch nghiệp vụ đặc biệt này.
Trong những năm tháng đầy khó khăn của thời kỳ đất nước sau ngày giải phóng, tình hình an ninh ở các tỉnh phía Nam cực kỳ phức tạp. Vì vậy, trong cương vị lãnh đạo Bộ Nội vụ thường trực ở phía Nam, đồng chí Cao Đăng Chiếm dành phần lớn thời gian cho công tác lãnh đạo, tổ chức đấu tranh chống gián điệp và chống phản động.
Vào khoảng đầu tháng 1/1981, chuyên gia an ninh Việt Nam tại Tà Keo (Campuchia) được bạn cho biết có một tên Khmer đỏ ra đầu thú khai báo rằng, y có tham gia dẫn một toán người Việt Nam từ Thái Lan đi qua Campuchia để xâm nhập về hoạt động chống Việt Nam.
Bộ phận chuyên gia an ninh Việt Nam ở Tà Keo lập tức điện báo cáo đồng chí Viễn Chi, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng đoàn Chuyên gia an ninh Việt Nam tại Campuchia, đồng thời điện báo cáo đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm và đồng chí Huỳnh Thanh Việt (Mười Việt), Trưởng ty Công an tỉnh An Giang, địa phương có biên giới giáp tỉnh Tà Keo.
Kế hoạch phản gián CM-12, một trong những chiến công lớn xuất sắc nhất của Lực lượng An ninh Việt Nam, đồng chí Phạm Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) là vị Tư lệnh tối cao thì Thượng tướng Cao Đăng Chiếm, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) có thể ví như người "nhạc trưởng" của kế hoạch nghiệp vụ đặc biệt này.
Trong những năm tháng đầy khó khăn của thời kỳ đất nước sau ngày giải phóng, tình hình an ninh ở các tỉnh phía Nam cực kỳ phức tạp. Vì vậy, trong cương vị lãnh đạo Bộ Nội vụ thường trực ở phía Nam, đồng chí Cao Đăng Chiếm dành phần lớn thời gian cho công tác lãnh đạo, tổ chức đấu tranh chống gián điệp và chống phản động.
Vào khoảng đầu tháng 1/1981, chuyên gia an ninh Việt Nam tại Tà Keo (Campuchia) được bạn cho biết có một tên Khmer đỏ ra đầu thú khai báo rằng, y có tham gia dẫn một toán người Việt Nam từ Thái Lan đi qua Campuchia để xâm nhập về hoạt động chống Việt Nam.
Bộ phận chuyên gia an ninh Việt Nam ở Tà Keo lập tức điện báo cáo đồng chí Viễn Chi, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng đoàn Chuyên gia an ninh Việt Nam tại Campuchia, đồng thời điện báo cáo đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm và đồng chí Huỳnh Thanh Việt (Mười Việt), Trưởng ty Công an tỉnh An Giang, địa phương có biên giới giáp tỉnh Tà Keo.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Phạm Hùng, Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm điện ngay cho công an các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang thực hiện chỉ thị của Bộ trưởng, triển khai phương án truy tìm gián điệp biệt kích. Đồng thời, ông cũng triệu tập một số lãnh đạo các cục nghiệp vụ tại TP HCM để thông báo tình hình và yêu cầu phối hợp với công an các địa phương truy tìm bọn gián điệp biệt kích xâm nhập.
Sau đó, Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm trực tiếp đi miền Tây Nam Bộ để nắm tình hình thực tế và chỉ đạo công tác truy tìm gián điệp biệt kích.
Chỉ trong một thời gian ngắn, với sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ mà trực tiếp là đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm, các cục nghiệp vụ và công an các địa phương Nam Bộ đã nhanh chóng phối hợp truy bắt và khai thác bọn gián điệp biệt kích xâm nhập.
Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm chỉ đạo nội dung những công việc cần tập trung giải quyết ngay là:
1- Mở rộng diện điều tra, truy bắt cho được những tên còn lẩn trốn, xác định những chỗ chứa chấp, chỗ dựa của chúng.
- Xác định tên bị bộ đội cho là đã chết có đúng là biệt kích đi trong toán này không, tên thật và bí số của nó là gì.
- Thu hồi hết tang vật, phương tiện hoạt động, nhất là điện đài, mật mã, các quy ước liên lạc của chúng.
2- Khám phá hết cơ sở của Lê Chơn Tình.
3- Nghiên cứu nhiều nguồn để khám phá các nhóm của Lê Quốc Túy nghiên cứu kế hoạch phá âm mưu và ý đồ của Lê Quốc Túy dựa vào nước ngoài để hoạt động chống phá cách mạng nước ta.
- Có kế hoạch di lý số đối tượng quan trọng về Bộ, tập trung cán bộ có năng lực khai thác để mở ra nhiều hướng cho công tác trinh sát phát triển theo ba yêu cầu trên.
Các địa phương kiểm tra lại cơ sở sẵn có để sử dụng vào vụ án, khẩn trương phát hiện những cơ sở cần thiết theo yêu cầu trinh sát.
Về mặt tổ chức chỉ đạo, trên cơ sở tính chất, phạm vi hoạt động khá phức tạp và rộng của bọn Lê Quốc Túy - Mai Văn Hạnh, lãnh đạo Bộ thành lập Ban chuyên án do đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm chỉ đạo.
Tổ An ninh K4/2 được giao nhiệm vụ trực tiếp thực hiện sự chỉ đạo của đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm
Chỉ vài ngày sau, đồng chí Bộ trưởng Phạm Hùng từ Hà Nội vào TP HCM để trực tiếp chỉ đạo đấu tranh với vụ án này. Lãnh đạo Bộ Nội vụ triệu tập một cuộc họp tại TP HCM để bàn biện pháp, kế hoạch đấu tranh với vụ án.
Ngày 27/1/1981, đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm được đồng chí Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Hùng giao nhiệm vụ chủ trì cuộc họp.
Dự cuộc họp quan trọng này gồm các đồng chí lãnh đạo Công an TP HCM, công an một số tỉnh ở Nam Bộ và một số cục nghiệp vụ.
Không khí của cuộc họp rất khẩn trương. Đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm trình bày tóm tắt diễn biến chính của vụ án, rút ra âm mưu, tính chất hoạt động của địch. Sau khi nêu diễn biến ban đầu của vụ án, đồng chí Cao Đăng Chiếm nói:
- Rõ ràng là âm mưu của bọn địch đưa toán gián điệp biệt kích này vào móc nối với các tổ chức phản động ở trong nước, xây dựng căn cứ, xây dựng lực lượng, đón bọn đi sau, nhận tiếp tế vũ khí và hoạt động gây tiếng vang.
Nếu chúng đưa được bọn này vào trót lọt, sẽ có những toán tiếp theo đưa cả vũ khí vào. Bước đầu ta thấy có hai cụm ở trong nước. Một cụm do tên Lê Chơn Tình nắm, có tổ chức, có căn cứ, có liên lạc với bọn ở nước ngoài. Một cụm nữa ở TP HCM là của tên Lê Quốc Túy. Túy đã cho bọn biệt kích ám, tín hiệu liên lạc...
Tiếp đó, đồng chí Thứ trưởng đánh giá kết quả công tác đấu tranh ban đầu của ta:
- Đây là thắng lợi đầu tiên - Công an An Giang đã có công đầu nhanh chóng sang đất bạn xác minh, xác định rõ biệt kích đã xâm nhập. Kiên Giang, Hậu Giang đã tích cực truy tìm, khai thác, xác minh bọn biệt kích lẩn trốn, tìm các cơ sở nội địa...
Ta đã bắt được 2 tên, bắn chết 1 tên. Trong đó có tên Dự cầm đầu toán biệt kích. Ta cũng đã bắt và bố trí trinh sát các cụm nội địa, thu một điện đài, mật mã, vũ khí, trang bị.
Nhưng ta còn nhiều khuyết điểm: Việc làm của các địa phương chưa thống nhất; mỗi nơi làm theo một kiểu; phương hướng, kế hoạch lệch làm chậm trễ việc bắt đối tượng để lộ liễu, nhiều người biết không cần thiết, không biết tính toán lâu dài để đánh trả lại địch nên vụ án dễ bị lộ.
Đồng chí Cao Đăng Chiếm phát biểu ý kiến chỉ đạo về phương hướng đấu tranh tiếp tục như sau:
- Cần tập trung khai thác những tên đã bị bắt, khẩn trương truy bắt hết số còn lại. Nghiên cứu để đánh lại địch. Cụ thể là: Các địa phương truy bắt cho được những tên còn lẩn trốn. Bố trí kế hoạch phục kích ở bến Ninh Kiều - Cần Thơ - để bắt khi chúng đến liên lạc với nhau. Khi bắt phải giữ được kín đáo.
Tập trung khai thác các đối tượng đã bị bắt, phục vụ cho công tác truy tìm bọn lẩn trốn và phát hiện, làm rõ các cơ sở của địch ở địa phương. Bố trí thế trận ở biên giới, đón bắt gọn những toán chúng sẽ tung vào. Chú ý các toán đi lẻ, ít người. Bố trí kiểm soát chặt các đường qua lại biên giới ở Tây Ninh giáp Campuchia. Đồng thời đề phòng địch phá hoại, ám sát cán bộ.
Sau đó, Bộ trưởng Phạm Hùng phát biểu hai vấn đề lớn là nhận định chung về âm mưu của các nước thù địch và nêu chủ trương và đối phó của ta, tổ chức công tác và lề lối làm việc.
Bộ trưởng Phạm Hùng yêu cầu thống nhất kế hoạch, tập trung một đầu mối chỉ huy. Ông nhấn mạnh:
- Tất cả tài liệu báo cáo về Bộ phải tập trung vào anh Sáu Hoàng (Cao Đăng Chiếm). Không được điện báo lung tung, không được dùng điện thoại mà đều phải tập trung vào một đầu mối. Khi khai thác tài liệu có những việc cần trao đổi, nếu khẩn trương lắm thì được phép trao đổi thẳng. Phải khẩn trương, không được làm theo lối hành chính.
Sau khi các đồng chí tham gia dự họp phát biểu thêm một số ý kiến, đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm phát biểu ý kiến mang tính chất kết luận:
- Vụ án này thể hiện rõ âm mưu của của các thế lực thù đich chống phá Việt Nam, là vụ gián điệp biệt kích xâm nhập đầu tiên dính đến Campuchia, Lào, Thái Lan, miền Nam Việt Nam.
Bọn tình báo vào móc nối cơ sở chờ thời cơ. Quán triệt ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bộ trưởng, qua vụ án này ta quyết phá tan toàn bộ âm mưu của địch ở miền Nam.
Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm cũng yêu cầu phải đảm bảo tuyệt đối bí mật, phải tính đến chiến lược lâu dài. Các địa phương chỉ được báo cáo tình hình vụ này về lãnh đạo Bộ tại TP HCM. Ông có trách nhiệm báo cáo tiếp lên Bộ trưởng. Đồng thời, ông cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho công an từng địa phương có liên quan đến vụ này.
Tại cuộc họp quan trọng này, lãnh đạo Bộ Nội vụ thống nhất đặt ký hiệu cho chuyên án là AB-27. AB tức là viết tắt của từ An Biên, địa danh nơi ta bắt tên biệt kích đầu tiên trong vụ này ở Kiên Giang. Còn con số 27 tức là ngày 27/1, thời điểm diễn ra cuộc họp quan trọng quyết định lập chuyên án.
Đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm là Trưởng ban Chuyên án AB-27. Các đồng chí Hồ Khiết, Nguyễn Phước Tân, Phù Nghĩa, Lê Truân tham gia vào Ban chuyên án.Có những vấn đề cần phải truyền đạt cho Minh Hải, Đồng Nai, Hậu Giang thì đồng chí Nguyễn Phước Tân chịu trách nhiệm.

Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm giao cho đồng chí Hồ Khiết chịu trách nhiệm thường trực Ban chuyên án và tổ chức thực kiện kế hoạch “dùng địch đánh địch”. Các đơn vị khác làm nhiệm vụ phối hợp để đấu tranh với địch. Đơn vị trinh sát kỹ thuật cũng được Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm yêu cầu trực tiếp tham gia chuyên án.
Đối với Lực lượng Công an Việt Nam, đây không phải là lần đầu tổ chức đánh kiểu này. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ta cũng đã tổ chức nhiều chuyên án có sử dụng địch đánh lại địch để đấu tranh chống bọn gián điệp biệt kích của Mỹ và chế độ Sài Gòn.
Trong cuộc chiến tranh chống gián điệp biệt kích thời ấy, ta đã giành thắng lợi hoàn toàn. Trong các chuyên án này, ta đã câu nhử được nhiều chuyến tiếp tế người, phương tiện, lương thực, thực phẩm của địch.
Nhưng điều quan trọng nhất là ta hầu như kiểm soát được toàn bộ các hoạt động gián điệp biệt kích của địch và đã đấu tranh làm cho chúng thất bại hoàn toàn. Sau này, trong cuốn sách “Cuộc chiến tranh bí mật”, tác giả của cuốn sách một thời tham gia các hoạt động trên đã thừa nhận những thất bại này
II-
Tổ công tác chuyên án nghiên cứu sử dụng gián điệp biệt kích có 22 đồng chí ở các cục nghiệp vụ, trinh sát kỹ thuật, bảo vệ và công an địa phương. Tổ này được giao cho đồng chí Hai Cự, Phó phòng Bảo vệ chính trị Công an Kiên Giang làm tổ tưởng vì am hiểu tình hình địa phương.
Tổ công tác đặc biệt này còn có đồng chí Trần Tôn Thất (sau này được phong hàm Thiếu tướng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân), Trần Lương Tư...
Ta cũng lập kế hoạch làm trong sạch một số điểm ở rừng U Minh, đưa tổ công tác đến đó để hoạt động, dựng lên căn cứ giả để cho trung tâm chỉ huy gián điệp biệt kích thẩm tra, đưa vũ khí tiếp tế.
Đồng chí Cao Đăng Chiếm cũng chỉ đạo các cục nghiệp vụ, công an các địa phương liên quan thực hiện những công tác cụ thể theo kế hoạch chung.
Tất cả các lực lượng trinh sát tham gia đấu tranh chuyên án cũng như các địa phương có liên quan phải bảo đảm giữ bí mật tuyệt đối cho kế hoạch đấu tranh chuyên án này.
“Vạn sự khởi đầu nan”, mặc dù quá trình chuẩn bị cho Chuyên án AB-27 rất kỹ lưỡng, nhưng do thời điểm lên máy liên lạc với trung tâm quá chậm, nên trung tâm địch không bắt liên lạc với điện đài của toán “Minh Vương 1”. Chuyên án AB-27 trên thực tế không thành công như mong muốn của ta.
* * *
Trên cơ sở kết quả khai thác bọn xâm nhập, tổng hợp các nguồn tin, đồng chí Cao Đăng Chiếm lưu ý về khả năng địch sẽ tiếp tục tổ chức xâm nhập bằng đường biển. Ông cũng nhắc nhở công an các tỉnh là khi phát hiện, bắt giữ bọn xâm nhập phải chú ý không để lộ bí mật, cố gắng bắt giữ những tên quan trọng và phương tiện hoạt động của chúng.

Ngày 14/5/1981, vào lúc 8 giờ đơn vị trinh sát kỹ thuật phát hiện một tàu lạ có dấu hiệu là của tổ chức “Mặt trận thống nhất các lực lượng yêu nước giải phóng Nam Việt Nam” của Lê Quốc Túy – Mai Văn Hạnh ở tọa độ 9 độ 19 phút 32 giây vĩ Bắc, 102 độ 26 phút 24 giây kinh Đông, và đang di chuyển vào bờ và tàu này có khả năng đang trên đường xâm nhập vùng biển Minh Hải.
Kết quả phát hiện có tính chất mở màn cho vụ án này lập tức được báo cáo lên Bộ Nội vụ và Ban chuyên án. Đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm rất phấn khởi và nhanh chóng chỉ thị cho các lực lượng an ninh triển khai ở vùng biển Minh Hải - Kiên Giang.
Khi nhận được báo cáo của cơ quan trinh sát kỹ thuật, đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm phấn khởi nói với một cán bộ lãnh đạo đơn vị này:
- Tin của “các ông” đã giúp Ban chuyên án không dàn trải quân dọc biên giới nữa mà tập trung phía biển Kiên Giang - Cà Mau và khẳng định lần này chúng xâm nhập bằng đường biển.
Suốt dọc bờ biển từ Hà Tiên đến Cà Mau dài 350 km đã được canh phòng chặt chẽ. Các lực lượng công an và quân sự các địa phương đã hợp đồng với nhau theo phương án đã được thỏa thuận. Mạng lưới công an đã giăng kín.
Chỉ trong vòng một ngày sau, Công an huyện Trần Văn Thời đã tóm gọn toán gián điệp biệt kích xâm nhập đêm 15/5/1981. Riêng tên toán trưởng Nguyễn Văn Thanh (K44) chống cự bị bắn chết tại chỗ. Toàn bộ toán “Minh Vương 2” bị sa lưới.
Công an Minh Hải điện báo cáo Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm diễn biến mới này. Sau khi nhận được điện của Công an Minh Hải, Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm quyết định giao cho đồng chí Nguyễn Phước Tân, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ chính trị II, trực tiếp đi Minh Hải để nghiên cứu, tổ chức khai thác số gián điệp, biệt kích và tổ chức chuyên án mới theo chủ trương “tương kế tựu kế”, dùng địch đánh địch.
Ông gọi đồng chí Nguyễn Phước Tân đến nhà ngay trong đêm 16/5/1981 và nói:
- Minh Hải vừa báo cáo có bọn xâm nhập. Đúng là của đám Túy - Hạnh, có mang theo vũ khí, điện đài. Có một số tên ra đầu thú. Ta đã bắt được tất cả. Tôi cử Hai Tân xuống Minh Hải thực hiện kế hoạch “tương kế tựu kế”, dùng địch đánh lại địch.
Nhận được chỉ thị của đồng chí Cao Đăng Chiếm, đồng chí Nguyễn Phước Tân cùng đồng chí Thi Văn Tám, cán bộ Tổ An ninh (hiện là Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Công an) và một số cán bộ của đơn vị X đi Minh Hải ngay sáng 17/5/1981.
Sau khi khai thác có kết quả số gián điệp, biệt kích xâm nhập, bộ phận của đồng chí Nguyễn Phước Tân điện báo cáo Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm để xin ý kiến chỉ đạo về kế hoạch “tương kế tựu kế”. Đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm đồng ý với kế hoạch này.
Ngày 23/5/1981, đồng chí Cao Đăng Chiếm xuống Cà Mau để chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch nghiệp vụ mới.
Địa điểm của “Tổ đặc biệt” được bố trí tại một căn nhà dành cho cán bộ công an của trại giam Rạch Ruộng. Căn nhà lá này nằm ở bìa trại. Một căn nhà khác được dành cho đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm làm việc cách đó chừng 10 mét.
Tối 25/5/1981, phiên liên lạc của “Tổ đặc biệt” với trung tâm địch thông suốt. Bức điện của trung tâm gửi cho toán “Minh Vương 2” được dịch ngay, nội dung như sau:
“Tàu đã về tới Bangkok vô sự. Ngày giờ khởi hành chuyến thứ nhì sẽ cho biết sau. Tổng đài sẽ trực máy theo giờ quy định”.
Đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm rất phấn khởi và khen ngợi những người tham gia trận đánh mở màn này. Sau khi anh em về nghỉ, Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm gợi ý với đồng chí Nguyễn Phước Tân là ta phải thiết kế một kế hoạch, chọn bãi đổ, làm “mật cứ” giả... Rồi ta cần phải đấu tranh với các mảng của địch trong nội địa như thế nào, làm sao cho địch bộ lộ hết những cơ sở của chúng ở trong nước...
III-
Sau phiên liên lạc kết nối thành công của “Tổ đặc biệt” do ta chủ động, Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm trở lại TP HCM. Trước khi lên xe, ông giao cho đồng chí Nguyễn Phước Tân được toàn quyền quyết định việc tổ chức đấu tranh với địch tại Minh Hải.
Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm có nhiều kinh nghiệm đấu tranh với kẻ thù qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Hoàn cảnh kháng chiến và yêu cầu cao của công tác chiến đấu khiến điều kiện học tập, nghiên cứu khó khăn, nhưng kiến thức và kinh nghiệm nghiệp vụ an ninh của Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm vẫn luôn được nhiều người kính nể.
Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm có một thư ký rất tận tụy và mẫn cán. Đó là Đại tá Tô Văn Đức, thường được gọi theo cách Nam Bộ là Tư Đức. Đồng chí Tô Văn Đức trước khi vào miền Nam chiến đấu là cán bộ giảng dạy của Trường đại học An ninh (nay là Học viện An ninh).
Sau này, Đại tá Tô Văn Đức là Hiệu trưởng Trường đại học An ninh nhân dân tại TP HCM. Đại tá Tô Văn Đức là người giúp việc rất đắc lực cho Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm và dường như cũng bù đắp cho người thủ trưởng của mình những vấn đề mà ông không có điều kiện nghiên cứu...
Trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch CM-12, Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm thực sự đóng vai trò là một “nhạc trưởng” tài ba. Cùng một lúc phải chỉ đạo nhiều chuyên án, kế hoạch nghiệp vụ, nhưng ông đã hướng sự tập trung của mình vào những vấn đề, vụ việc trọng tâm, đồng thời cũng không bỏ qua các tình tiết có liên quan.
Trong các cuộc làm việc với lãnh đạo các cấp công an, các đơn vị, ông thường xuyên nhắc nhở là phải chăm lo xây dựng lực lượng trong sạch, vững mạnh, làm tốt các công tác cơ bản, thường xuyên, đồng thời phải luôn luôn sẵn sàng hoàn thành tốt cả những nhiệm vụ đột xuất.
Trong Kế hoạch CM-12, có rất nhiều việc chứng tỏ tài chỉ huy của Thượng tướng Cao Đăng Chiếm. Trong phạm vi bài báo này, chỉ xin được nêu lên một vài sự kiện tiêu biểu, đáng nhớ.
Ngày 27/5/1981, đồng chí Cao Đăng Chiếm điện yêu cầu đồng chí Nguyễn Phước Tân và đồng chí Hồ Khiết xác định lại một số vấn đề không thống nhất trong báo cáo của Công an Minh Hải và đồng chí Hồ Khiết về tên toán trưởng Nguyễn Văn Thạnh đã bị bắn chết. Đồng chí Thứ trưởng cho rằng: “Những chi tiết này rất quan trọng vì càng cụ thể, càng chính xác bao nhiêu thì kế hoạch đánh địch mới tốt bấy nhiêu”.
Đồng thời, Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm còn nhận xét là các bản cung của của các đối tượng quan trọng “sơ sài quá” và cần “tổ chức nghiên cứu tập hợp kết quả hỏi cung, khai thác để đánh giá lại tình hình một cách cụ thể, chính xác, cẩn thận để chủ trương biện pháp đối phó toàn diện”.
Đồng chí còn nêu tư tưởng chỉ đạo của lãnh đạo Bộ là “Đảm bảo tuyệt đối bí mật và phải làm cho địch mất cảnh giác, phải làm chủ tình hình, không để bị động đối phó, quán triệt tư tưởng tiến công, tiến công không ngừng, đánh địch từng bước vững chắc, có kế hoạch, chống tư tưởng nôn nóng, hời hợt, qua loa, đại khái, thoả mãn thành tích”.
Tất cả các kế hoạch tác chiến của các đơn vị tham gia Kế hoạch CM-12 đều được báo cáo cho Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm. Ông nghiên cứu và xử lý thường là rất nhanh và cụ thể.
Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm luôn nhắc nhở vấn đề giữ bí mật vì đây là một vụ án lớn, phải đối đầu với các cơ quan đặc biệt các nước có tầm cỡ. Âm mưu ý đồ của họ là rất lớn, rất xảo quyệt nên quyết tâm của ta phải rất cao. Ông yêu cầu phải tính toán thận trọng, tỉ mỉ cho hoạt động của “Tổ đặc biệt” kể cả lời văn dùng trong các bức điện trả lời trung tâm và các hiện tượng có liên quan đến Kế hoạch CM-12 đều phải rất chú ý.
Trong những ngày cuối tháng 8/1981, công việc chuẩn bị rất khẩn trương để "đón" chuyến xâm nhập đầu tiên của địch theo kế hoạch của ta. “Tổ đặc biệt” được các đồng chí Trần Phương Thế và các đồng chí Công an huyện Trần Văn Thời như Năm Trực, Mười Lắm... bố trí đi thực địa ở bãi biển, nơi dự kiến cho tàu địch vào để đón “hàng” và bắt giữ bọn xâm nhập.
Để tổ chức khai thác có hiệu quả, nhanh chóng và bí mật, Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm chỉ đạo cho đồng chí Lê Minh Học, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng triệu tập một số cán bộ chỉ huy an ninh của Công an các tỉnh như Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Long An, Cửu Long, Đồng Tháp... về chờ sẵn ở Công an Minh Hải để trực tiếp hỏi cung, khai thác bọn xâm nhập trong chuyến này sau khi chúng bị bắt.
Kế hoạch được báo cáo lên đồng chí Bộ trưởng Phạm Hùng và được đồng chí Bộ trưởng phê duyệt.
Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm đích thân xuống trại Rạch Ruộng vào ngày 9/9/1981.
Trận đầu thắng lợi như ý muốn. Ta đã bắt giữ tất cả gián điệp biệt kích xâm nhập và thu toàn bộ vũ khí địch đưa vào.
Sau thắng lợi của chuyến mở đầu, chúng ta lại tiếp tục chuẩn bị đối phó với kế hoạch tiếp theo của địch mà Lê Quốc Túy gọi là “Chiến dịch Hồng Kông II”, “Chiến dịch Hồng Kông III”, “Đại đội đặc biệt 124”, các chuyến xâm nhập của Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh vào nội địa.
Chỉ trừ khi phải ra Hà Nội để họp hoặc phải giải quyết các vụ việc cấp bách, còn không Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm đều trực tiếp có mặt ở Minh Hải để chỉ đạo việc đón bắt bọn gián điệp biệt kích trong các chuyến xâm nhập quan trọng của chúng.
Đợt Mai Văn Hạnh vào Minh Hải lần đầu vào tháng 4/1982, Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm xuống Minh Hải để chỉ đạo thực hiện kế hoạch "đón" hắn. Ông ở ngay “Sở chỉ huy tiền phương Kế hoạch CM-12” là “nhà thiếc” ở Bạc Liêu.
Để đảm bảo bí mật công tác chỉ đạo đối với Kế hoạch CM-12, lãnh đạo Bộ sử dụng một mạng lưới thông tin liên lạc đặc biệt do đơn vị X đảm nhiệm.
Ở Hà Nội, tất cả những thông tin liên quan đến kế hoạch, thông qua tuyến liên lạc đặc biệt này được đơn vị X trực tiếp báo cáo cho đồng chí Bộ trưởng Phạm Hùng.Thường thì việc này do đồng chí Tống Ngọc Minh thực hiện. (Đồng chí Tống Ngọc Minh sau này được phong hàm Thiếu tướng và là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh).
Còn ở TP HCM, tất cả các báo cáo từ Minh Hải về đều do bộ phận phía Nam của đơn vị X mà trực tiếp là đồng chí Hồ Xuân Nhân, (sau này là Đại tá, Phó Cục trưởng) chuyển báo cáo cho Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm.
Mỗi lần gửi điện báo cáo đồng chí Phạm Hùng hay cho “Tổ đặc biệt”, Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm thường gọi đồng chí Hồ Xuân Nhân sang nhận điện trực tiếp để về mã và cho hiệu thính viên chuyển qua điện đài đặc biệt. Thường thì đồng chí Cao Đăng Chiếm vừa suy nghĩ vừa đọc cho đồng chí Nhân chép rồi hỏi lại đồng chí Nhân đọc có hiểu không, sau đó trực tiếp ký tên dưới các bức điện ấy.
Đồng chí Phạm Hùng và đồng chí Cao Đăng Chiếm vốn đã có thời kỳ cùng làm việc ở Sở Công an Nam Bộ do đó rất hiểu nhau và thân mật với nhau. Vì vậy, trong các bức điện gửi báo cáo đồng chí Phạm Hùng, đồng chí Cao Đăng Chiếm vẫn thường dùng bí danh hoặc tên thường gọi là “Sáu Hoàng” và “Bảy Hồng”.
Đồng chí Phạm Hùng và đồng chí Cao Đăng Chiếm đã chỉ thị bằng mọi cách làm cho Túy phải bộc lộ cơ sở của chúng ở trong nước. Về việc này, qua một số bức điện mà Túy “chỉ thị” cho “Tổ đặc biệt”, ta đã tìm được một số cơ sở của tổ chức này mà chúng đã xây dựng từ trước hoặc móc nối sau này.
Thực hiện chủ trương đó, ngày 26/4/1982, đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm đã chủ trì cuộc họp gồm các đồng chí lãnh đạo Tổ An ninh K4/2 và giám đốc hoặc phó giám đốc phụ trách an ninh của 13 tỉnh Nam Bộ để đánh giá về kết quả đấu tranh trong đợt công tác đặc biệt vừa qua và kết quả đấu tranh với các nhóm, cơ sở của địch trong nước.
Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm là người làm việc có nguyên tắc và tính Đảng rất cao. Ông tuân thủ sự chỉ đạo của Bộ trưởng Phạm Hùng và yêu cầu cấp dưới phải đảm bảo thực hiện đúng chủ trương và sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ. Trong các cuộc họp của lãnh đạo Bộ, ý kiến của các đồng chí Thứ trưởng Trần Đông và Trần Quyết luôn được đồng chí Cao Đăng Chiếm nghiên cứu và tiếp thu.
Trong lần Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh xâm nhập Việt Nam, ngày 20/5/1982, đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm chủ trì một cuộc họp quan trọng và xác định: “Trọng tâm đối phó có ý nghĩa quyết định đợt này là việc mưu mẹo đấu trí với C4 và C5 đảm bảo thắng lợi theo ý định của ta”.
Trong thời gian này, Ban chỉ đạo Kế hoạch cũng được bố trí tại một điểm cách cơ sở không xa. Quá trình theo dõi việc Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh gặp gỡ các đối tượng K, HK, phải được báo cáo kịp thời cho Ban chỉ đạo. Sau từng buổi, từng ngày, từng đối tượng gặp, ta cần phân tích, đánh giá được những diễn biến tư tưởng và ý đồ hành động của C4, C5 để chỉ đạo bổ khuyết kịp thời.
Trong trường hợp bất trắc dẫn tới nguy cơ bại lộ phải bình tĩnh phân tích, tỉnh táo xử trí để đảm bảo đạt được yêu cầu của kế hoạch đề ra. Ban chỉ đạo Kế hoạch CM-12 đã thống nhất những công việc trọng tâm và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng đồng chí cán bộ lãnh đạo và chỉ huy để tổ chức thực hiện.
Đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm trực tiếp chỉ đạo chung tại “mặt trận”. Và kết quả đấu trí với Lê Quốc Túy - và Mai Văn Hạnh trong chuyên án này đã thành công.
Sau khi lãnh đạo Bộ quyết định kết thúc Kế hoạch CM-12 vào tháng 9/1984, ta vẫn tiếp tục tổ chức đấu tranh với tổ chức của Lê Quốc Túy bằng Kế hoạch ĐN-10. Lực lượng An ninh lại tiếp tục tiến hành cuộc đấu tranh mới kéo dài suốt 3 năm nữa, buộc Lê Quốc Túy phải đưa hết quân đã huấn luyện ở nước ngoài về nước.
Trong thời kỳ này, đồng chí Bùi Thiện Ngộ, Thứ trưởng Bộ Nội vụ kiêm Tổng cục trưởng Tổng Cục An ninh nhân dân cùng đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm tiếp tục chỉ đạo đấu tranh với bọn gián điệp biệt kích Lê Quốc Túy.
Các đồng chí Nguyễn Khánh Toàn, Trần Tôn Thất, Thi Văn Tám và nhiều đồng chí khác đã trực tiếp tổ chức thực hiện các phương án nghiệp vụ câu nhử địch một cách sáng tạo và thành công. Cuối năm 1987, ta hốt mẻ lưới cuối cùng, bắt các toán xâm nhập qua Campuchia về Kiên Giang. Đầu năm 1988 Lê Quốc Túy chết vì bệnh thận và Kế hoạch ĐN-10 kết thúc.
Thắng lợi của Kế hoạch CM-12 là một chiến công lớn của Lực lượng An ninh Việt Nam, đập tan âm mưu và ý đồ chống phá rất nguy hiểm của các thế lực thù địch với cách mạng Việt Nam.
Sau này, trong mỗi cuộc gặp mặt kỷ niệm Kế hoạch CM-12, các tướng lĩnh, sĩ quan và chiến sĩ an ninh đã từng tham gia chiến dịch phản gián lớn này đều khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của người “nhạc trưởng” Cao Đăng Chiếm.

Nguyễn Khắc Đức

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét