THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ

THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ

THI VÂN YÊN TỬ

SỚM CHIỀU DU NGOẠN CÙNG MÂY NÚI
HOA TRÁI QUA NGÀY TA VỚI TA

Thứ Tư, 9 tháng 12, 2009

Lịch sử Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị (1966- 1973)

Người thành cổ Quảng trị

CHƯƠNG III
TRONG GIAI ĐOẠN ĐẦU CHỐNG CHIẾN LƯỢC
“VIỆT NAM HÓA CHIẾN TRANH" CỦA MỸ - NGỤY
(1969 - 1971)

I. Đánh địch bình định, lấn chiếm, giữ đất, giành dân, năm 1969 - 1970.

Thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của quân dân ta trên chiến trường trong năm 1968 đã làm phá sản “Chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải thay đổi chiến lược chiến tranh.

Từ "tìm diệt" là chủ yếu, Mỹ - ngụy buộc phải chuyển sang thực hiện "quét và giữ". Những tháng cuối năm 1968, chúng gấp rút đưa thêm lực lượng về giữ thành thị, các căn cứ quan trọng, càn quét khốc hệt các vùng ven đô thị nhằm đối phó với các cuộc tiến công mới của ta, đồng thời tiến hành bình định thí điểm ở hai tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh. Phát hiện sơ hở của ta ở nông thôn, địch lập tức huy động lực lượng bình định cấp tốc trên toàn miền Nam nhằm chiếm lại một số vùng trọng điểm ở nông thôn đồng bằng, đẩy chủ lực ta ra xa. Uy-liêm Côn-bi, tác giả của chương trình bình định cấp tốc cho rằng: "Vấn đề Việt Nam không thể giải quyết bằng quân sự. Cuối cùng, tính chất cuộc chiến chủ yếu phải giải quyết ở cấp xã. Chúng tôi bắt đầu hoạt động ở đấy" (Chú thích: Mai-cơn Măc-li-a, Việt Nam- Cuộc chiến tranh mười nghìn ngày,Nxb Sự thật, Hà Nội 1990, tr.163.).

Do không thấy hết âm mưu mới và sự thay đổi của địch trong cách điều hành chiến tranh, đánh giá thấp khả năng và sự phản kích quyết liệt của địch nên quân và dân ta trên các chiến trường chưa kịp thời chuyển sang đánh phá "bình định", các lực lượng chính trị, quân sự cũng chưa được tập trung lãnh đạo để đối phó với âm mưu thủ đoạn mới của địch. Cuối năm 1968, thế tiến công của ta bắt đầu yếu đi, lực lượng vũ trang ba thứ quân bị hao tổn, phong trào đấu tranh quân sự chính trị của quần chúng ở nông thôn giảm sút, vùng giải phóng bị thu hẹp. Phạm vi chiến trường do Mặt trận đường 9 - Bắc Quảng Trị phụ trách thời gian này chỉ gồm hai huyện Do Linh, Cam Lộ và một phần huyện Hướng Hóa với chiều ngang khoảng 70 ki-lô-mét (tính từ Cửa Việt lên giáp biên giới Việt - Lào). Chiều sâu khoảng 35 đến 40 km (tính từ sông Bến Hải vào đến Ba Lòng), số dân khoảng 7 vạn, hình thành 4 khu:

- Khu đông, chủ yếu là địa bàn huyện Do Linh, ở đây địch đã dồn dân vào các khu tập trung (trong quận lỵ Do Linh, Quán Ngang, Cửa Việt), chỉ còn một số làng ở gần sát Đông Hà phía bắc sông Cam Lộ là còn một số dân ở làng cũ. Phía đông đường 1 nhiều làng bị địch đốt trụi, không còn dân ở. Dựa vào lực lượng kìm kẹp đông, hệ thống công sự dầy đặc, kiên cố, khả năng cơ động của cơ giới và uy lực của phi pháo, địch vừa đánh phá ngăn chặn ta từ xa vừa tập trung lực lượng bình định cấp tốc. Cuộc chiến đấu giữ đất, giành dân giữa ta và địch ở đây diễn ra rất quyết liệt, phần lớn lực lượng địa phương, du kích ta phải thoát ly lên rừng, bám trụ thường xuyên trong dân chỉ còn du kích bí mật ở một vài xã.

- Khu giữa (tính từ tây đường 76 đến giáp sông Cam Lộ), là vùng tiếp cận với vùng rừng núi phía bắc sông Bến Hải. Sau Mậu Thân, địch đã tập trung bom đạn, chất độc hoá học tàn phá nơi này. Vừa sử dụng bom phát quang những khu vực trọng điểm, địch vừa tích cực tung thám báo, biệt kích nống ra ngăn chặn, dùng hỏa lực phi pháo khống chế các bến sông, các trục giao thông, phục kích các đường vào thôn ấp, gây nhiều khó khăn trở ngại cho hoạt động của ta.

- Khu tây (từ nam sông Cam Lộ vào sát đường 9 và giáp biên giới Việt - Lào) là khu vực hành lang tiếp tế chi viện cho mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị và các chiến trường khác của ta. Trên địa bàn này ta đã củng cố được một số bàn đạp khá vững chắc, tạo thành chỗ đứng chân cho các lực lượng ta đánh địch bảo vệ hành lang phía tây hoặc thọc sâu về phía nam. Đây là khu vực địch thường xuyên tung biệt kích thám báo ra đánh phá thăm dò, khi phát hiện sự chuẩn bị của ta, chúng có thể tập trung phi pháo đánh phá hoặc mở các cuộc hành quân nống ra ngăn chặn.

- Khu nam (nam đường 9 và Cùa) dân cư còn đông đúc nhưng đều bị địch dồn vào các khu tập trung xung quanh các vị trí của địch. Lực lượng địch ở khu này không nhiều, bố phòng thưa nhưng đường tiếp tế xa, đi lại khó khăn, lực lượng tại chỗ của ta mỏng, chưa đủ sức đẩy phong trào quần chúng lên.

Cuối năm 1968, lực lượng chủ lực trong biên chế của Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị chỉ có 2 trung đoàn bộ binh (27 và 246), Trung đoàn pháo 84, hai tiểu đoàn đặc công (31, 33), tiểu đoàn cao xạ 75 và tiểu đoàn công binh 15, lực lượng bộ đội địa phương hai huyện Do Linh, Cam Lộ (khoảng 4 đại đội). Các đơn vị chủ lực của Bộ tăng cường trong từng đợt hoạt động đã lần lượt rút đi. Vào thời điểm này trên địa bàn Đường 9 - Bắc Quảng Trị địch còn đóng giữ trong 54 vị trí lớn nhỏ với lực lượng 11 tiểu đoàn Mỹ (9 tiểu đoàn lính thủy đánh bộ, 2 tiểu đoàn bộ binh cơ giới và kỵ binh cơgiới) 4 tiểu đoàn chủ lực ngụy, 8 đại đội bảo an, 43 trung đội dân vệ, 8 đoàn bình định và hàng nghìn cảnh sát dã chiến. Bằng lực lượng kìm kẹp dày đặc này địch kiểm soát khống chế thường xuyên hơn 70% dân số trong vùng. Tình thế đó đặt cuộc đấu tranh chống bình định, giữ đất, giành dân, bảo đảm hành lang vận chuyển chiến lược của quân và dân Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị trước những thử thách vô cùng gay go quyết liệt.
Tháng 1 năm 1969, sau khi trúng cử vào Nhà Trắng, Ních-xơn, người kế nhiệm Giôn-xơn làm tổng thống nước Mỹ đã đề ra chiến lược toàn cầu mới gọi là "học thuyết Ních-xơn".

Đối với Việt Nam, trên cơ sở điều chỉnh chủ trương "phi Mỹ hóa chiến tranh" do Giôn-xơn đề ra trước đây, Ních-xơn thực hiện "Việt Nam hóa chiến tranh".

Mục tiêu cơ bản của chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" là khống chế, kìm kẹp phần lớn nhân dân miền Nam làm cho chiến tranh cách mạng mất chỗ dựa, đồng thời bằng mọi cách ngăn chặn đường vận chuyển chiến lược của ta, tiến tới bao vây, cô lập và bóp nghẹt cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam, đẩy chủ lực ta ra xa, phát triển quân ngụy làm cho chiến tranh lùi về trạng thái du kích đơn thuần và “tàn lụi dần".

Để đạt được mục tiêu trên, chính quyền Ních-xơn thực hiện hàng loạt biện pháp như đẩy mạnh bình định nông thôn, diệt lực lượng cơ sở của ta nhằm kiểm soát phần lớn nhân dân; ra sức xây dựng quân ngụy Sài Gòn thành đội quân hiện đại làm lực lượng chiến lược chủ yếu ở miền Nam và lực lượng xung kích ở Đông Dương để có thể thay thế dần quân Mỹ trong vai trò chiến đấu trên bộ, củng cố ngụy quyền các cấp, bao vây triệt phá kinh tế, tìm mọi cách cắt đứt sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam, cô lập cách mạng miền Nam đồng thời dùng những thủ đoạn ngoại giao xảo quyệt hòng gây sức ép với ta, buộc nhân dân ta phải chấp nhận một giải pháp chính trị có lợi cho Mỹ. Trong các biện pháp nói trên, "bình định nông thôn" được coi là biện pháp chiến lược quan trọng nhất.

Ních-xơn dự tính kế hoạch "Việt Nam hóa chiến tranh” sẽ cơ bản hoàn thành vào năm 1971 và tiếp tục hoàn thiện trong năm 1972.

Trên địa bàn Đường 9 - Bắc Quảng Trị, đầu năm 1969 địch tiếp tục củng cố tuyến phòng ngự đường 9. Chúng sử dụng sư đoàn lính thủy đánh bộ Mỹ mở các cuộc hành quân càn quét đánh phá hành lang vận chuyển phía tây, bắc đường 9, trục đường 76 và một số xã bờ nam sông Bến Hải. Trong khi đó ở khu đông và khu nam, quân ngụy được quân Mỹ hỗ trợ mở nhiều cuộc hành quân bình định nông thôn, đồng bằng Do Linh, vùng ven Đông Hà, Cam Lộ tìm diệt cán bộ, đảng viên cơ sở cách mạng của ta.

Ngày 9 và 10 tháng 2 năm 1969, Đảng ủy Mặt trận họp ra Nghị quyết số 74 về "nhiệm vụ của quân dân toàn mặt trận trong tình hình mới". Sau khi phân tích ý đồ của địch muốn "ổn định tuyến phòng ngự Đường 9; ngăn chặn, phá hoại giao thông của ta từ Bắc vào Nam; tăng cường khả năng chiến đấu của quân ngụy, thực hiện phi Mỹ hoá. . . Khôi phục quy chế khu phi quân sự tiến tới giao dần việc đảm nhiệm phòng thủ đường 9 cho quân ngụy để rút quân Mỹ vào trong"... nghị quyết đã xác định nhiệm vụ của quân dân Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị trong thời gian tới là... Phát huy thế chủ động, kiên quyết, triệt để, tích cực và liên tục tấn công đập tan ý muốn của địch, không cho chúng ổn định, cắt tay chân, cô lập địch, bao vây chia cắt, ghìm chân vít cổ địch để ta làm chủ đại bộ phận chiến trường"....

Nhiệm vụ cụ thể:

1. Tấn công tiêu hao tiêu diệt địch bằng mọi hình thức, làm cho địch thất bại lớn hơn để phối hợp với các chiến trường.

2. Bảo vệ hành lang phía tây, mở thêm hành lang mới và bảo vệ hậu phương trực tiếp của Mặt trận.

3. Giành dân, giữ dân, xây dựng cơ sở quần chúng, tổ chức quần chúng tấn công địch bằng đấu tranh chính trị và địch vận.

Để phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, phát huy thế mạnh của "hai chân, ba mũi giáp công", các vấn đề: tổ chức biên chế, trang bị cho phù hợp với nhiệm vụ tác chiến của các lực lượng; xây dựng cơ sở bám nắm dân chống bình định; kết hợp giữa tác chiến và xây dựng bảo đảm cho nhiệm vụ trước mắt và lâu dài đã được Đảng ủy Mặt trận thảo luận kỹ với các biện pháp chỉ đạo thực hiện sát với thực tế chiến trường.

Từ ngày 24 tháng 2 năm 1969 quân dân Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị bước vào đợt hoạt động mùa Xuân nhằm:

- Tiêu diệt, tiêu hao một bộ phận lực lượng địch, thu hút giam chân các sư đoàn cơ động (dù và bộ binh cơ giới Mỹ) để phối hợp với chiến trường chung. Kéo địch vào những khu vực nhất định, tạo điều kiện làm chủ chiến trường, cải thiện thế đứng chân của các đơn vị ta.

Ở đông đường 1, thực hiện phá thế kìm kẹp của địch, đưa một số dân ở Do Mỹ, Do Hà, Cam Giang, Lại An, Trúc Kinh về làng cũ làm chủ thôn xóm.

Ở tây đường 1 và đường 76 ngăn chặn các hoạt động biệt kích thám báo địch, nối lại các cơ sở hoạt động của ta, giữ vững địa bàn không cho địch nống ra.

Ở tây bắc Tân Lâm giữ vững thế đứng chân của các đơn vị chủ lực, sẵn sàng đánh bại các hoạt động nống ra đánh phá của địch.

Riêng ở vùng Cùa, khu Tân Tường, đẩy mạnh các hoạt động diệt ác để hỗ trợ phong trào quần chúng đấu tranh tại chỗ.
Đêm ngày 24 tháng 2, pháo binh Mặt trận bắn vào các căn cứ ở Đông Hà, Cồn Tiên, Dốc Miếu, Quán Ngang gây cho địch nhiều thiệt hại. Các đơn vị đặc công đánh tàu địch trên sông Cửa Việt, khu kho Ái Tử.

Ở Do Mỹ, Do Hà nhân dân phá ấp chiến lược, trở về làng cũ. Trong các ngày 28, 29 tháng 2 và các ngày 1, 2 tháng 3, tiểu đoàn 1, tiểu đoàn 2 đoàn Phan Rang (Trung đoàn 27) tiến công các cụm bộ binh cơ giới địch ở vùng Hồ Khê, Sáp Đá Mài, điểm cao 161, phá hủy hơn 40 xe. Các chiến sĩ đoàn Phan Rang nêu quyết tâm đã ra trận là phải phấn đấu trở thành “dũng sĩ diệt xe cơ giới" và "Dũng sĩ diệt Mỹ". Dũng sĩ Cao Văn Ngọc trong một trận đã dùng súng chống tăng bắn cháy 2 xe tăng, sau đó dùng mìn phục kích phá thêm một chiếc khác. Dũng sĩ Bùi Văn Vàng một ngày giữ chốt sử dụng 5 loại súng, một mình diệt 30 tên địch. Các đồng chí Lê Huy Ba, Đinh Như Kiên ra trận lần nào cũng bắn cháy xe tăng địch. Dương Công Huých, chiến sĩ nuôi quân vừa mang cơm ra trận địa cho bộ đội vừa tham gia đánh địch. Tham gia 7 trận đánh, Huých đã diệt được 18 tên địch, bắn cháy 1 trực thăng.

Đánh địch ở các điểm cao 1088, 1275, Nguồn Rào, Bản Khoai, các chiến sĩ đoàn Sơn Thủy (trung đoàn 246) đã đánh bại các cuộc hành quân càn quét đánh phá hành lang phía tây của 2 tiểu đoàn Mỹ. Chính trị viên Đồng Xuân Quách, đại đội trưởng Nguyễn Văn Quảng bị thương nặng vẫn dũng cảm chỉ huy đơn vị đánh lui các đợt tiến công của địch, bảo vệ an toàn các kho hàng được giao.

Các trận đánh phá giao thông đường thuỷ và đường bộ của các tiểu đoàn công binh 15, đặc công 31, 33 đạt hiệu suất cao. Nhiều phương tiện giao thông của địch trên đường số 1, số 9 bị phá hủy. Trong hai ngày 7 và 8 tháng 3, ta đánh chìm 4 tàu vận tải làm giao thông của địch trên sông Cửa Việt bị tắc 13 ngày.

Việc đưa quân ngụy ra hoạt động ở các chiến trường nhất là chiến trường đường 9 để thay thế dần quân Mỹ đã bị quân dân ta giáng đòn phủ đầu mãnh liệt khiến chúng phải chùn lại. Hãng tin UPI ngày 13 tháng 3 năm 1969 nhận xét: “các đơn vị Việt Nam (tức quân ngụy) không còn làm được một nửa công việc của họ so với một năm trước đây. Giôn-xten-nít, chủ tịch ủy ban quân lực trong quốc hội Mỹ tiết lộ với hãng tin AFP: "Chúng ta đã làm tất cả những gì có thể làm, nhưng chúng ta không thu được kết quả mà chúng ta
hy vọng"...

Trong 50 ngày đêm liên tục chiến đấu (từ ngày 10 tháng 2 đến ngày 31 tháng 3 năm 1969), các lực lượng vũ trang Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị đã đánh 383 trận nhỏ và vừa tiêu diệt 8 đại đội (có 4 đại đội lính thủy đánh bộ, 1 đại đội bộ binh cơ giới Mỹ), 14 trung đội (có 9 trung đội bộ binh và bộ binh cơ giới Mỹ), đánh tiêu hao nặng 6 đại đội khác, phá hủy 216 xe quân sự (có 150 xe tăng, xe bọc thép M113), bắn rơi 48 máy bay (có 8 phản lực), phá hủy 47 khẩu pháo các loại đánh chìm 8 tàu, cháy 4 tàu, 7 kho đạn dược, xăng dầu, thu nhiều phương tiện chiến tranh, quân trang quân dụng của địch; giam chân lữ đoàn 3 lính thủy đánh bộ Mỹ, tiểu đoàn 3 lữ đoàn 5 kỵ binh thiết giáp, lữ đoàn 1 sư đoàn 5 bộ binh cơ giới trên đường 9 và đường 76; thu hút phần lớn hỏa lực phi pháo địch, tạo điều kiện cho các chiến trường khác hoạt động, âm mưu ổn định, củng cố tuyến phòng thủ đường 9 của địch bị phá vỡ.

Ta bước đầu phá lỏng được thế kìm kẹp của địch, diệt được một số tụ điểm ác ôn có cố vấn Mỹ đi cùng ở Quất Xá, điểm cao 13 (ngã Tư Sòng), Côn Trong, Lâm Lang, Do Lệ, đưa được dân ở các thôn Thượng (Nghĩa An), Thanh Lương (Cam Thành) và dân một số thôn ở đông đường 1 trở về làng cũ. Phong trào quần chúng đấu tranh chống bình định, tẩy chay bầu cử, đòi bồi thường thiệt hại, đòi tự do làm ăn được nhân rộng. Một số đơn vị chủ lực của Mặt trận làm nhiệm vụ bảo vệ hành lang chiến lược đã đánh bại các cuộc hành quân nống lấn của tiểu đoàn 1, tiểu đoàn 2 lữ đoàn 4 lính thủy đánh bộ Mỹ ra khu vực tây Sa Mưu, Sa Lít, diệt các toán biệt kích thám báo địch, bảo vệ an toàn hành lang vận chuyển phía tây thuộc địa bàn Hướng Hóa, bắc đường 9.

Trong điều kiện lực lượng chủ lực Bộ đã rút ra củng cố, các đơn vị chủ lực của Mặt trận đều đã trải qua chiến đấu liên tục dài ngày, quân số, trang bị của nhiều đơn vị hao hụt chưa được bổ sung, bộ đội địa phương, dân quân du kích hoạt động phân tán, cơ sở cách mạng nhiều nơi bị mất trắng, địch đang tập trung lực lượng bình định, đánh phá tuyến vận tải chiến lược nhằm "chặn con đường sống" của ta cho các chiến trường; đợt hoạt động mùa xuân với 50 ngày đêm chiến đấu liên tục bền bỉ; kiên cường, quân dân Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị đã góp phần quan trọng tạo ra "nhân tố mới và triển vọng mới" cho cuộc chiến đấu chống chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" đang diễn ra ác liệt trên toàn chiến trường.

*
* *

Những tháng đầu năm 1969, Mỹ - ngụy dồn sức bình định quyết liệt các vùng nông thôn miền Nam. Chúng huy động từ 60 đến 70% quân chủ lực Mỹ - ngụy cùng hàng nghìn đại đội bảo an, hàng chục nghìn trung đội dân vệ, hơn 40.000 cán bộ bình định, hàng vạn cảnh sát dã chiến liên tục càn quét đánh phá, chà đi xát lại các vùng nông thôn. Chúng triển khai sâu rộng "chương trình Phượng Hoàng” nhằm tiêu diệt lực lượng cơ sở của ta. Vừa càn quét đánh phá san bằng thôn xóm ruộng vườn của đồng bào ta, Mỹ - ngụy vừa xây dựng các "ấp đời mới" tạo ra sự đối lập giữa vùng địch kiểm soát và vùng giải phóng.

Sau những đợt tiến công liên tiếp đầu mùa xuân năm 1969, diệt nhiều sinh lực, phá vỡ nhiều âm mưu bình định của địch: các lực lượng vũ trang ba thứ quân của ta trên các mặt trận cũng gặp nhiều khó khăn về đảm bảo vật chất và quân số. Tư tưởng và nhận thức của một số cán bộ, đảng viên về tình hình nhiệm vụ có những diễn biến phức tạp.

Trước tình hình đó, tháng 4 năm 1969 Bộ Chính trị ra nghị quyết về tình hình và nhiệm vụ khẳng định thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của cuộc tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân, những thành tích to lớn trong năm 1968 và đợt đầu xuân năm 1969 trên chiến trường miền Nam, thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại ở miền Bắc. Bộ Chính trị cũng đã nghiêm khắc nêu ra những khuyết điểm cùng những khó khăn trở ngại của ta, do chưa đánh giá đúng tình hình địch, ta; chưa quán triệt đầy đủ phương châm chỉ đạo chiến lược của Đảng, tổ chức thực hiện còn chậm, v.v...

Phân tích chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" của Ních-xơn, với những mâu thuẫn bên trong không thể nào khắc phục được của nó và khả năng sức mạnh tổng hợp của ta, Bộ Chính trị nhận định: "Chúng ta đang đứng trước thời cơ lớn để thừa thắng tiến lên đẩy mạnh tiến công toàn diện và liên tục, tiến lên một bước mới rất cơ bản, đánh bại ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ"... đồng thời chỉ rõ nhiệm vụ trước mắt là: "Ra sức xây dựng lực lượng quân sự và chính trị, phát triển chiến lược tiến công một cách toàn diện, liên tục, mạnh mẽ làm thất bại các mục tiêu và biện pháp phòng ngự của địch. Đánh bại âm mưu kết thúc chiến tranh trên thế mạnh và chủ trương phi Mỹ hóa chiến tranh của chúng. Đánh cho Mỹ phải rút hết quân, đánh cho ngụy phải suy sụp và ta giành được thắng lợi quyết định, tạo điều kiện để thực hiện một miền Nam độc lập dân chủ, hòa bình, trung lập, tiến tới thống nhất nước nhà"...

Thực hiện nghị quyết tháng 4 năm 1969 của Bộ Chính trị và chỉ thị của Quân ủy Trung ương, từ ngày11 tháng 5 năm 1969 các lực lượng vũ trang ta trên toàn miền Nam bắt đầu mở đợt hoạt động Hè. Trên khắp các chiến trường các lực lượng đặc công, pháo cối chuyên trách, các đơn vị bộ đội chủ lực và địa phương đã đồng loạt tấn công vào 830 căn cứ, mục tiêu của địch trên khắp miền Nam (trong đó có 57 căn cứ quân sự sở chỉ huy cấp trung đoàn, sư đoàn, 41 sân bay quân sự). Ở Trị - Thiên, địch huy động 14 tiểu đoàn (của lữ dù 3 sư dù 101 và một số đơn vị lính thủy đánh bộ Mỹ) hành quân ra vùng đồng bằng Thừa - Thiên -Huế. Chúng huênh hoang tuyên bố sẽ đẩy các cơ quan chỉ huy và chủ lực ta ra khỏi biên giới Việt - Lào.

Từ ngày 12 đến ngày 25 tháng 5, liên tục diễn ra các trận đánh của các đơn vị thuộc Sư đoàn 324, Trung đoàn 6 Trị - Thiên, dân quân du kích Hướng Hóa ở các khu vực xung quanh Cô Ca Va, A Bia. Ta diệt hơn 1.500 tên địch. Tướng hai sao Mô-di-xơn, tư lệnh lữ đoàn 3 sư đoàn 101 dù bị thương nặng, quânMỹ kinh hoàng gọi A Bia là "đồi thịt băm".
Nhận nhiệm vụ giam chân thu hút lực lượng chủ lực cơ động địch, tạo điều kiện cho các chiến trường khác (nhất là Thừa Thiên - Huế) hoạt động từ giữa tháng 4, các đơn vị của Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị cùng lực lượng tăng cường của Bộ tích cực nổ súng đánh địch.

Nhiều gương chiến đấu đạt hiệu suất cao xuất hiện. Các chiến sĩ đoàn Hồng Vũ (Sư đoàn 325) vừa vào tới chiến trường đã lập tức đánh trận đầu xuất sắc (ngày 18 tháng 4) ở điểm cao 68, diệt 80 tên địch, phá 8 xe tăng. Ngày 22 tháng 4 đơn vị tiếp tục đánh quân ngụy nống ra khu vực điểm cao 33, diệt 1 tiểu đoàn ngụy, bắn rơi 4 trực thăng.

Đoàn Vinh Quang (Sư đoàn 304) sau thời gian củng cố lực lượng, chuẩn bị chiến trường, từ cuối tháng 4 đã liên tục tổ chức các trận đánh địch ở khu vực các điểm cao 425, 420, Cổ Ái, Húc Thượng, Húc Hạ, Làng Vây. Các phân đội 1 , phân đội 6 đoàn cao xạ 75 áp sát các điểm cao 544, 241, Cô Tiên phục kích đón lõng diệt máy bay trực thăng hạn chế việc cơ động quân, tiếp tế của địch giữa các căn cứ. Trong trận phục kích tại điểm cao 544, đồng chí Hoà đã bắn rơi 1 trực thăng H 34. Trong trận Lu Bu đại đội 3 tiểu đoàn 1 Trung đoàn 246 hai lần bị địch dùng chất độc rải xuống trận địa, bộ đội ta dùng khăn mặt ướt để khắc phục và chiến đấu rất dũng cảm, diệt hơn 100 tên địch, giữ vững trận địa.

Ngày 25 tháng 4, một bộ phận của Trung đoàn 27 do đồng chí Hùng phụ trách đi lấy gạo gặp 2 đại đội Mỹ đổ quân ngăn chặn. Địch dùng lựu đạn hoá học ném tới tấp xuống mặt đường. Dưới sự chỉ huy của đồng chí Hùng, bộ đội ta mưu trí lợi dụng chiều gió và địa hình vừa đánh trả địch vừa rút lui an toàn.

Nhận thấy địch có xu thế sử dụng ngày càng nhiều chất độc hoá học, ngày 26 tháng 4 Bộ tư lệnh Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị ra chỉ thị nhắc các đơn vị đề cao cảnh giác, áp dụng các biện pháp đối phó kịp thời với các thủ đoạn sử dụng chất độc hoá học mới của địch.

Đêm ngày 11 rạng ngày 12 tháng 5, mở đầu đợt hoạt động hè phối hợp với toàn Miền, pháo binh Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị đồng loạt bắn vào 10 mục tiêu (sông Hà, Cửa Việt, Sa Mưu, Quán Ngang, Dốc Miếu, điểm cao 31, Động Tiên, quận Do Linh, chi khu quân sự Cam Lộ, điểm cao 333).

8 giờ 30 phút ngày 12 tháng 5 tiểu đoàn 2 Trung đoàn 84 tiếp tục dùng H12 tập kích vào sở chỉ huy nhẹ của sư đoàn 3 lính thủy đánh bộ tại Sa Mưu thiêu cháy 14 vạn lít xăng, phá hủy 4 xe quân sự, một pháo, diệt 38 tên địch. Trung đoàn 27 thực hành bao vây đánh địch ở điểm cao 544. Trung đoàn 24 (sư đoàn 304) được Bộ tăng cường cho Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị triển khai lực lượng đánh địch bảo vệ hành lang phía tây. Trung đoàn 246 tập kích các cụm bộ binh cơ giới Mỹ ở Xa Lít, điểm cao 333, Đá Bàn, Xa Lo. Đoàn 1A hải quân, các tiểu đoàn đặc công 33, 31 và các đội đánh giao thông, đánh cơ giới, đánh hậu cứ kho tàng địch cùng đồng loạt triển khai lực lượng bám sông, bám đường, bám đánh địch trên các hướng.

Toàn mặt trận nêu quyết tâm: "Tích cực, chủ động tấn công địch, xây dựng thế chiến dịch vững chắc hơn, thu hút giam chân địch càng nhiều càng tốt để phối hợp với các chiến trường toàn miền và tạo thuận lợi cho Trị-Thiên-Huế. Nếu địch co lại thì phá một phần tuyến phòng ngự địch" (Chú thích: Nghị quyết Đảng ủy Mặt trận B5 họp từ ngày 22 đến 24 tháng 4 năm 1969, phần phương hướng lãnh đạo hoạt động Hè- Thu từ tháng 5 đến tháng 9 năm 1969. Hồ sơ 153 Cục lưu trữ Bộ Quốc phòng.). Đêm ngày 19 tháng 5 bộ đội địa phương và du kích Do Linh tập kích hỏa lực vào Tân Lâm, Cồn Tiên, Dốc Miếu diệt 150 tên địch. Ngày 22 tháng 5 Trung đoàn 27 dùng cối 120 và 82 ly chi viện bộ bính đánh điểm cao 182. Sau bốn ngày liên tục tấn công, quân ta làm chủ điểm cao 182, diệt tiểu đoàn 1 lữ đoàn 3 ngụy.

Trong đợt hoạt động rộ từ ngày 11 tháng 5 đến ngày 20 tháng 6 năm 1969, các lực lượng vũ trang Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị đã đánh 327 trận nhỏ và vừa, loại khỏi vòng chiến đấu 7 đại đội Mỹ, 2 đại đội ngụy, diệt 99 xe quân sự (có 87 xe tăng và xe M113), bắn rơi 91 máy bay, phá hủy 28 khẩu pháo cối, nhiều xăng dầu, đạn dược và phương tiện chiến tranh của địch nhưng nhìn chung hoạt động còn yếu, chưa đạt yêu cầu và chỉ tiêu đề ra".

Trong các đơn vị tham gia đợt hoạt động này thì "pháo binh và một số đơn vị bộ binh đánh tương đối tốt nhưng chủ lực Mặt trận đánh chưa tốt, đặc công đánh chưa được bao nhiêu. Du kích chiến tranh so với đợt mùa xuân không râm ran bằng. Đánh giao thông chưa mạnh chưa liên tục, hiệu quả phối hợp chiến trường chung còn hạn chế" (Chú thích: Nghị quyết Đảng ủy Mặt trận B5 họp ngày 24 và 25 tháng 6 năm 1969, số 21, tr.3).

Kịp thời rút kinh nghiệm đợt hoạt động rộ trong mùa hè, Bộ tư lệnh Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị chỉ đạo các đơn vị, các địa phương vừa duy trì lực lượng chiến đấu thường xuyên vừa luân phiên rút ra củng cố xây dựng. Các lực lượng hoạt động sâu không có điều kiện rút ra thì thực hiện phương châm vừa tác chiến vừa củng cố xây dựng lực lượng tại chỗ.

Mùa hè năm 1969 toàn quân bước vào đợt sinh hoạt chính trị về tình hình nhiệm vụ mới và triển khai chỉ thị của Quân ủy Trung ương về kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng và điều chỉnh số lượng bộ đội thường trực một cách thích hợp.
Theo đề án chấn chỉnh lực lượng do Bộ Tổng Tham mưu chuẩn bị được Quân ủy Trung ương thông qua, các sư đoàn, trung đoàn bộ binh chủ lực của Bộ Tổng Tư lệnh và các quân khu được kiện toàn đủ quân số và trang bị.

Trên địa bàn Quân khu 4, Bộ Tổng Tham mưu điều 2 trung đoàn, 13 tiểu đoàn, 6 đại đội công binh vào tây nam Quân khu 4 cùng bộ đội 559 mở đường 20 tháng 7 từ ngã ba Thạch Bàn vào đường số 9 và mở thêm nhiều đường vòng tránh các trọng điểm địch thường đánh phá.

Ngày 6 tháng 6 năm 1969, Quân khu ủy Quân khu 4 ra quyết định số 66/QK4 chỉ định bổ sung đồng chí Lê Tự Đồng, Chính úy làm bí thư Đảng ủy Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị. Việc kiện toàn lại một số ban chỉ huy, củng cố lại các Đảng bộ trung đoàn, tiểu đoàn chủ lực của Mặt trận, kịp thời bù đắp những hao hụt mất mát trong chiến đấu đã góp phần nâng cao sức mạnh lãnh đạo chỉ huy ở các đơn vị cơ sở.

Riêng Trung đoàn 27, một đơn vị chủ lực của Mặt trận đã liên tục chiến đấu trong năm 1968 và 6 tháng đầu năm 1969 được lệnh rút ra khu vực Vĩnh Linh củng cố. Tại đây trung đoàn tiến hành nhận tân binh, bổ sung trang bị, quân số tương đối đầy đủ, huấn luyện đánh công sự vững chắc trong đội hình hiệp đồng binh chủng, huấn luyện kỹ tác chiến thọc sâu vu hồi bao vây chia cắt, đánh địch triển khai lực lượng hành quân đồng thời là lực lượng dự bị cơ động của Mặt trận và Quân khu.

Cũng trong thời gian này Bộ tăng cường cho Mặt trận Trung đoàn 9 Sư đoàn 304 hoạt động ở bắc Tân Lâm, các tiểu đoàn 45, 49 (của tỉnh Quảng Bình) thay nhau vào hoạt động ở phía tây đường 76. Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 246 được tăng cường cùng tiểu đoàn đặc công 31 hỗ trợ phong trào quần chúng hai huyện Do Linh, Cam Lộ đấu tranh chống bình định.

Vừa duy trì tác chiến thường xuyên các đơn vị bộ đội địa phương, dân quân du kích trên toàn mặt trận vừa tranh thủ mở các lớp tập huấn nâng cao trình độ kỹ thuật, chiến thuật đánh địch, bảo vệ địa bàn. Bộ tư lệnh mặt trận đã cử hơn 500 cán bộ của các đơn vị chủ lực xuống giúp các địa phương huấn luyện dân quân tự vệ. Trong hai tháng 7 và 8 toàn mặt trận mở được 52 lớp tập huấn (mỗi lớp từ 20 đến 30 người tham gia trong thời gian từ 7 đến 10 ngày).

Song song với củng cố bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích, Bộ tư lệnh chỉ đạo các địa phương tích cực diệt ác trừ gian. Đội biệt động 4 quận Do Linh trong hai tháng đánh tan hai đoàn bình định, diệt hơn 100 ác ôn tề điệp.
Bằng sự nỗ lực trên ta đã từng bước đẩy địch lùi về tuyến giữa, tạo điều kiện củng cố một bước vùng rừng núi, cổ vũ nhân dân đồng bằng đấu tranh chống địch bình định. Tuy nhiên, địch vẫn phát triển được ngụy quân, củng cố ngụy quyền, rút được một số đơn vị của sư đoàn 3 lính thủy đánh bộ Mỹ vào phía trong, đưa dần lực lượng sư đoàn 1 và sư đoàn 3 ngụy ra đảm nhiệm phòng ngự các vị trí tiền tiêu trên tuyến phòng ngự đường 9.

Cũng trong thời gian này ở miền Nam diễn ra sự kiện lịch sử trọng đại. Từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 6 năm 1969 Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam họp quyết định thành lập Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Ngày 10 tháng 6, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam họp phiên đầu tiên quyết định chương trình hành động và cử Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thị Bình làm trưởng đoàn đại biểu Chính phủ tại Hội nghị Pa-ri về Việt Nam thay cho đoàn đại biểu của Mặt trận Dân tộc giải phóng trước đây.

Trên bàn hội nghị Pa-ri, cuộc đấu tranh ngoại giao giữa phái đoàn ta và Mỹ diễn ra rất căng thẳng: ta giữ vững lập trường 4 điểm và giải pháp 10 điểm để giải quyết hòa bình ở Việt Nam được dư luận thế giới và Mỹ hoan nghênh. Thượng nghị sĩ Men-xphin thuộc đảng dân chủ tuyên bố: "Đây là một khởi điểm hợp lý phải được dùng làm cơ sở cho các cuộc thương lượng". Nhưng bất chấp dư luận, chính phủ Mỹ vẫn đưa ra chương trình 8 điểm hòng buộc chính phủ ta phải chấp nhận những điều kiện nhượng bộ có lợi cho Mỹ.

Phục vụ cho mưu đồ ngoại giao, cuối tháng 6 năm 1969 Ních-xơn công bố bắt đầu rút quân Mỹ về nước. 25.000 quân Mỹ sẽ được rút đợt đầu vào tháng 8 năm 1969.

Đầu tháng 7 ta phát hiện địch bắt đầu rút bỏ một số vị trí phía tây đường 9 nhưng ở các vị trí then chốt trên đường 9 như: Động Toàn, 241, 544, Miếu Bái Sơn, Cồn Tiên, Dốc Miếu, Ái Tử, Cam Lộ, địch lại tăng cường thêm chướng ngại vật, công sự vững chắc. Ta đẩy mạnh hoạt động của các đơn vị ở khu vực Tân Lâm, điểm cao 544, khu vực 322, 288 để thăm dò phản ứng của địch. Chúng đối phó nhỏ giọt, chủ yếu sử dụng lực lượng tại chỗ để ứng cứu, giải tỏa và dùng phi pháo ngăn chặn... Trong một số cuộc hành quân lùng sục đánh phá ra vùng giải phóng, quân Mỹ thường đóng vai trò hỗ trợ ở vòng trong...

Thực hiện ý đồ kèm cặp ngụy để thay dần quân Mỹ trong nhiệm vụ phòng thủ đường 9, rút quân Mỹ, thu gọn một số điểm phòng ngự ở phía tây nhưng vẫn giữ chắc tuyến phòng thủ cơ bản trên đường 9, trong tháng 10 địch tiếp tục thực hiện các hoạt động nghi binh, tăng cường các hoạt động đánh phá của B52; phản lực, pháo hạm, biệt kích ra phía tây, mở một số cuộc hành quân bình địch càn quét ở đồng bằng Triệu Phong, Hải Lăng, Do Linh, Cam Lộ, đồng thời tiếp tục rút các đơn vị của sư đoàn 3 lính thủy đánh bộ Mỹ.

Ngày 5 tháng 8 trinh sát Mặt trận phát hiện địch tập trung thêm 2 đại đội bộ binh cơ giới về Cồn Tiên đưa tổng số quân ở vị trí này lên hơn 2 tiểu đoàn. Bộ tư lệnh Mặt trận quyết định tập trung 69 dàn H12 bố trí thành nhiều cụm thay nhau mở các đợt tập kích vào căn cứ địch từ 7 giờ sáng đến 16 giờ chiều. Địch huy động nhiều máy bay, pháo binh đánh trả quyết liệt nhưng do ta bố trí binh lực khéo, có các trận địa nghi binh tốt nên vẫn bảo toàn được lực lượng. Trận này ta diệt 120 tên địch, phá hủy 2 trực thăng, 3 kho đạn pháo, đạn hoá học, 2 kho xăng và 7 xe quân sự.

Sau trận tập kích thắng lợi, các lực lượng pháo binh Mặt trận đã phát động phong trào thi đua vận dụng nhiều cách đánh sáng tạo. Các phân đội tổ chức các đội pháo mang vác trang bị gọn nhẹ luồn sâu vào trong lòng địch bất ngờ tập kích hỏa lực gây cho địch nhiều thiệt hại.

Ngày 10 tháng 8, sau khi bộ binh Trung đoàn 27 tiêu diệt 1 đại đội địch ở đồi Con Vịt, ta đã tổ chức 1 trận địa hỏa lực hỗn hợp gồm 1 cối 120 ly, 5 cối 82 ly, 1 ĐKZ phục kích đánh địch đổ bộ đường không diệt 80 tên, bắn trúng 2 trực thăng.

Ngày 11 tháng 8 tiểu đoàn 3 Trung đoàn 84 dùng 20 viên đạn H12 đánh vào nơi đóng quân của một đơn vị địch ở Đông Hà diệt 72 tên. Ngày 15 du kích Do An bắn 3 viên H12 vào một đơn vị địch đang chào cờ diệt 20 tên địch. Tối ngày 20 tháng 8 du kích Trung Sơn dùng cối 60 và 82 ly tập kích Dốc Miếu bắn cháy 3 trực thăng, diệt 22 tên địch.
Ngày 1 tháng 9 năm 1969 Bộ tư lệnh Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị ra chỉ thị 287/TC về xây dựng Trung đoàn 27 theo phương hướng vững mạnh toàn diện, bảo đảm các yêu cầu chiến đấu đạt hiệu suất cao, liên tục bền bỉ, càng đánh càng thắng, trong đó nhấn mạnh nội dung xây dựng các chi bộ đảng viên đạt 4 tốt.
Được tin Bác Hồ từ trần, toàn mặt trận tỏ lòng thương tiếc vô hạn. Bộ tư lệnh Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị phát động phong trào "thi đua lập công đền ơn Bác”. Các đơn vị nêu quyết tâm thực hiện Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhiều “trận đánh đền ơn Bác", "lập công dâng Bác kính yêu” diễn ra sôi nổi. Tinh thần cách mạng, tình cảm thiêng liêng của mọi tầng lớp nhân dân đối với Bác Hồ kính yêu được thể hiện sâu đậm trong những ngày cả nước để tang Người. Cả tuần lễ, chợ thị xã Quảng Trị, Đông Hà vắng bóng người, nhiều cửa hàng trường học đóng cửa. Ở Do Linh, Cam Lộ nhiều nơi nhân dân lập bàn thờ Bác.

Trong hơn một tháng thi đua lập công dâng Bác (từ ngày 10, tháng 9 đến ngày 15 tháng l0) quân dân Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị đã tiêu diệt hơn 1.200 tên địch, bắn rơi 58 máy bay, đánh chìm 4 tàu vận tải, phá hủy 37 xe quân sự. Quân viễn chinh Mỹ chờ đến lượt rút về nước, tinh thần chiến đấu sa sút, ở nhiều nơi binh lính Mỹ chờ đợi ngày về nước trong tâm trạng hoang mang chán chường. "Kỷ luật quân đội và nội quy ngày càng bị xem thường. Mức độ chống lệnh và giết hại sĩ quan tăng lên đáng kể" (Chú thích: Mai-cơn Mắc-li-a Việt Nam - Cuộc chiến tranh mười nghìn ngày, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1990. tr. 173.).

Việc Mỹ rút một số đơn vị lính thủy đánh bộ Mỹ ra khỏi đường 9 và đưa quân chủ lực ngụy ra thay đã làm cho tình hình chiến trường Đường 9 - Bắc Quảng Trị có những thay đổi về so sánh lực lượng, đối tượng tác chiến trên chiến trường đòi hỏi ta phải có những chủ trương phương pháp tác chiến mới nhằm tiếp tục đánh bại âm mưu " Việt Nam hóa chiến tranh" của Mỹ.

Ngày 26 tháng 10 Đảng ủy Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị gồm các đồng chí Lê Tự Đồng, Cao Văn Khánh, Nguyễn Anh Đệ, Nguyễn Công Trang, Trần Đồng, Trần Nhất Độ (vắng các đồng chí Cao Bình Dân và Hoàng Khuê) họp kiểm điểm tình hình hoạt động Hè-thu năm 1969 và dự kiến phương hướng nhiệm vụ lãnh đạo năm 1970. Sau khi nghe đồng chí Cao Văn Khánh phân tích đánh giá âm mưu địch, khả năng tác chiến của các đơn vị ta từ khi có nghị quyết Bộ Chính trị (tháng 4 năm 1969) đến tháng 10 năm 1969, Đảng ủy đã thống nhất đánh giá: "Tuy có nhiều khó khăn, nhưng toàn mặt trận đã có nhiều cố gắng và đạt một số thành tích, diệt được nhiều địch, thu hút giam chân buộc địch phải bị động đối phó... Phong trào du kích chiến tranh, đấu tranh chính trị và binh vận được đẩy lên. Ta đã bảo vệ được hành lang phía tây, lãnh đạo kết hợp giữa tác chiến và xây dựng có nhiều tiến bộ... ".

Tuy vậy, cũng còn nhiều khuyết điểm "đánh chưa liên tục, phối hợp chưa chặt chẽ, các trận đánh đau, đánh hiểm, đánh tiêu diệt còn ít, hiệu suất thấp, thương vong cao, lạc đơn vị còn nhiều... Thực hiện phương châm ba mũi còn yếu. Kết hợp tác chiến và xây dựng chưa chặt, chất lượng chưa cao, Đáng chú ý là lực lượng bộ binh và đặc công của Mặt trận tiến bộ chậm...".

Về địch: Tuy chúng đã thực hiện được một số kế hoạch (bình định được một số vùng nông thôn đồng bằng, rút sư 3 lính thủy đánh bộ ra khỏi đường 9) nhưng cơ bản các âm mưu lớn địch chưa thực hiện được:

- Địch không ngăn chặn được đà tiến công liên tục của ta vào hệ thống phòng ngự đường 9, lực lượng bị tiêu diệt, bị uy hiếp phải co lại. Không ngăn chặn được chi viện tiếp tế của ta vào Nam qua hành lang phía tây.

- Thế kìm kẹp ngày càng lỏng dần, chúng buộc phải đưa một số dân từ khu tập trung về làng cũ.

- Xúc tiến phi Mỹ hóa ở đường 9 - rút bớt lực lượng Mỹ, giao cho ngụy phòng thủ thì tuyến phòng thủ ngày càng bị thu hẹp, có nhiều sơ hở do thiếu lực lượng.

Đảng ủy kết luận: "...Do vị trí quan trọng của đường 9, Mỹ không thể bỏ mặc cho ngụy, do đó khi ta đánh mạnh, đánh liên tục ngụy không chịu nổi thì Mỹ nhất định phải cơ động tiếp ứng. Nhưng nằm trong thế thất bại chung của toàn chiến trường, quân Mỹ phải lần lượt rút, lực lượng cơ động thiếu nên việc ứng cứu sẽ khó khăn hơn...".

Trên cơ sở đó Đảng ủy nêu phương hướng xây dựng lực lượng, tổ chức thế trận đảm bảo sẵn sàng đánh thắng địch trong mọi tình huống. Quyết tâm giữ vững và phát triển lực lượng bộ đội chủ lực của Mặt trận theo hướng tác chiến tập trung hiệp đồng binh chủng, đồng thời tích cực xây dựng lực lượng bộ đội địa phương, dân quân du kích, phát triển cơ sở cách mạng, hỗ trợ quần chúng đấu tranh chống bình định, giữ vững và phát triển lực lượng của ta trên cả ba vùng. Đây là những tiền đề quan trọng có ý nghĩa tích cực trong việc giữ vững và phát triển lực lượng vũ trang Đường 9 - Bắc Quảng Trị vượt qua thời kỳ gay go ác liệt vươn lên để đảm đương những nhiệm vụ to lớn hơn.

Sau nhiều cuộc hành quân bị đánh đau, bị thiệt hại nặng ở rừng núi, đầu năm 1970 địch lui về củng cố tuyến giáp ranh đồng thời bình định đồng bằng một cách khốc liệt, âm mưu biến đồng bằng, thành phố thành hậu phương an toàn của chúng. Vừa hỗ trợ đắc lực cho chính quyền Sài Gòn củng cố ngụy quân ngụy quyền, tăng cường lực lượng, phương tiện cho các vị trí vòng ngoài, quân Mỹ vừa tích cực dùng không quân đánh phá hành lang chiến lược ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc vào miền Nam.

Ở mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị, sau khi sư đoàn 3 lính thủy đánh bộ Mỹ rút khỏi đường 9, địch xây dựng sư đoàn 1 bộ binh thành sư đoàn mạnh có phương tiện cơ động hiện đại và xây dựng trung đoàn 3 thành lữ đoàn phòng vệ giới tuyến. Ở phía sau, các đơn vị quân ngụy tích cực càn quét dồn quân bắt lính phát triển lực lượng, tiếp nhận các trang thiết bị của quân Mỹ để nâng cao khả năng tác chiến.

Tháng 1 năm 1970, Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 18 nêu quyết tâm: "Kiên quyết đẩy mạnh cuộc kháng chiến, tiếp tục phát triển tiến công một cách toàn diện liên tục và mạnh mẽ... làm thất bại thế chiến lược phòng ngự của địch, tạo ra chuyển biến mới trong cục diện chiến tranh...". Sau khi có Nghị quyết Trung ương và những phương hướng lớn trong năm 1970 của Quân khu 4, Đảng ủy Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị đã họp ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 1970.

Căn cứ yêu cầu chung của toàn Miền, nhiệm vụ của quân dân Mặt trận đường 9 - Bắc Quảng Trị trong năm 1970 được xác định là: "Tiêu diệt nhiều sinh lực địch, phá kìm. giành dân, đẩy mạnh binh địch vận. Mở rộng và củng cố vùng giải phóng. nhằm đánh bại âm mưu Việt Nam hóa chiến tranh của địch, làm thay đổi cục diện chiến trường, buộc quân ngụy co lại phòng thủ một cách bị động. Đánh cho bộ binh cơ giới và các lực lượng ứng cứu của Mỹ - ngụy thiệt hại nặng, lực lượng kìm kẹp bị tiêu diệt và tan rã, cơ sở cách mạng của ta phát triển đều và mạnh, làm chủ nhiều vùng với mức độ khác nhau, du kích chiến tranh phát triển, khu giải phóng ngày càng được mở rộng và củng cố vững chắc..."

Trước yêu cầu phát triển của chiến trường, Đảng ủy thấy phải "làm cho mọi cán bộ, chiến sĩ, đảng viên, đoàn viên thanh niên dù ở cương vị, môi trường chiến đấu phục vụ chiến đấu nào cũng phải có nhận thức tình hình nhiệm vụ của giai đoạn chiến lược mới, phải có chuyển biến mới, tổ chức lực lượng mới, cách đánh mới, tác phong mới", từ đó “tập trung mọi cố gắng nỗ lực phi thường, quyết tạo nên những bước chuyển mới về chất...lãnh đạo, chỉ đạo phải hướng tất cả mọi hoạt động của Mặt trận vào mục đích diệt địch, giành dân" (Chú thích: Nghị quyết Đảng ủy Mặt trận B5 họp từ ngày 10 đến ngày 13 tháng 1 năm 1970. tr 7, 10. Hồ sơ 194 Cục Lưu trữ Bộ Quốc phòng.).

Sau hội nghị này Bộ tư lệnh và chỉ huy các đơn vị tập trung chuẩn bị mọi mặt cho kế hoạch tác chiến mùa Xuân.

Trên cơ sở dự kiến khả năng đối phó của địch trên các hướng, Bộ tư lệnh nêu chủ trương tác chiến mùa Xuân năm 1970 là:

1. Áp sát đánh địch trong khu vực địch chiếm đóng ở khu giữa và khu tây, buộc địch phải bị động đối phó, phải tăng lực lượng cơ động ra phía ngoài tạo cơ sở bên trong và sau lưng địch để đẩy mạnh công tác giành dân và binh vận.

2. Tổ chức lực lượng bám địa bàn diệt ác ôn bình định, tạo điều kiện hoạt động xây dựng cơ sở giữ dân và phát triển thế tấn công kết hợp với binh vận làm tan rã lực lượng kìm kẹp của địch, đưa hoạt động du kích tiến lên từng bước.

3. Khắc phục khó khăn xây dựng căn cứ Ba Lòng, tao bàn đạp thọc sâu đánh vào hậu cứ giao thông trong nội địa địch, gây rối loạn hậu phương địch, tạo khí thế cho nhân dân đấu tranh uy hiếp địch buộc chúng phải phân tán đối phó.

Để tiện theo dõi chỉ đạo Bộ tư lệnh phân chia chiến trường thành 5 khu vực chính và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị:

Khu đông: ta chủ trương diệt các tụ điểm ác ôn ở các khu Cam Giang, Cam Thanh, Cam Thủy, Cam Mỹ, Do Hải, Quán Ngang, Do Lệ, tạo bàn đạp đưa từng mũi đặc công biệt động đánh vào hậu cứ địch. Đây là khu tiếp giáp với miền Bắc nên địch rất chú ý đề phòng. Muốn chúng bị động đối phó, ngoài hoạt động của đặc công, biệt động ta chú trọng đẩy mạnh các hoạt động của du kích đánh mìn tiêu hao thường xuyên cơ giới địch, khống chế các vị trí Dốc Miếu, Cồn Tiên đồng thời củng cố vững chắc các bàn đạp ở bốn xã đã được giải phóng ở nam sông Bến Hải, kiên quyết đánh bại các cuộc hành quân nống lấn của địch ra vùng này. Lực lượng tác chiến do Đoàn đặc công 31, bộ đội địa phương, du kích Do Linh đảm nhiệm.

- Đánh bộ binh cơ giới địch trên đường 9, đường 76 và diệt các đơn vị bộ binh cơ giới ra ứng cứu giải tỏa ở khu giữa, kiềm chế buộc lực lượng cơ giới địch phải co lại tạo điều kiện để ta áp sát đường 76 uy hiếp Đông Hà, điểm cao 241, Cồn Tiên, Miếu Bái Sơn, điểm cao 544 (Phu Lơ) được giao cho đoàn 15 gồm các đội đánh cơ giới, đánh giao thông, các đội pháo mang vác, tiểu đoàn 1, Trung đoàn 27, các đội 13, 24 của tiểu đoàn đặc công 13 và một số phân đội cao xạ của tiểu đoàn phòng không 75. Bộ tư lệnh yêu cầu các đơn vị tác chiến ở khu giữa trong đợt hoạt động mùa Xuân phải diệt được từ 2 đến 3 đại đội bộ binh cơ giới Mỹ, 1 đến 2 đại đội thuộc lực lượng cơ động ngụy và một phần ba số xe cơ giới địch hoạt động trên đường 76, đường 1 và đường 9.

- Bao vây Động Toàn, đánh địch nống ra khu Ba Hồ, Ba Tum, tây và nam Động Toàn, đánh địch từ Tân Lâm đi Sa Mưu, kiềm chế pháo, khống chế trực thăng và giữ các bàn đạp ở khu tây do Trung đoàn 246, một đại đội của tiểu đoàn đặc công 33, 2 đại đội pháo, 2 đại đội cao xạ của Trung đoàn pháo binh 84 đảm nhiệm. Phương thức tác chiến chủ yếu ở khu vực này được xác định là dùng đặc công diệt Động Toàn, sau đó dùng bộ binh nổi chốt trụ lại nhử địch ra để đánh dã ngoại. Dùng hỏa lực 12,7 ly áp sát các vị trí địch đánh máy bay triệt tiếp tế đường không và đổ bộ đường không đồng thời sẵn sàng phương án diệt viện binh tiếp tế trên bộ ở những đoạn địa hình có lợi.

Khu nam là khu tiếp giáp với khu giải phóng nam Hướng Hóa của ta. Địa bàn này có nhiều hậu cứ và đường giao thông quan trọng của địch. Bộ tư lệnh chủ trương sử dụng lực lượng ít mà tinh vừa đánh các lực lượng kìm kẹp ở Cùa, hỗ trợ giành dân, phá thế kìm kẹp của địch tạo điều kiện cho cán bộ bám địa bàn xây dựng cơ sở vừa đánh phá hậu cứ, giao thông địch trên đoạn Động Ngô, Ái Tử do các phân đội của tiểu đoàn đặc công 33, một phần lực lượng của Trung đoàn 246, đoàn 31 và du kích hai xã Cam Chính, Cam Nghĩa thực hiện.

Riêng khu Đông Hà - Ái Tử, Bộ tự lệnh tổ chức lực lượng tác chiến hỗn hợp lấy các đội đặc công, biệt động làm nòng cốt, lực lượng này do cơ quan tác chiến Mặt trận trực tiếp chỉ đạo hoạt động theo từng đợt nhằm đánh phá khu kho Ái Từ và diệt các cơ quan đầu não địch ở Đông Hà khi có thời cơ. Thời gian hoạt động của đợt nầy từ một tháng đến một tháng rưỡi.

- Cùng với chỉ đạo triển khai hoạt động tác chiến trên 5 khu vực trên, Bộ tư lệnh tập trung chỉ đạo củng cố xây dựng vùng giải phóng bắc Hướng Hóa thành khu căn cứ vững chắc của Mặt trận nhằm bảo vệ hành lang chiến lược phía tây và tạo bàn đạp tấn công về phía nam.

- Vùng giải phóng bắc Hướng Hóa thời gian này còn khoảng 3.735 dân, trong số này có 149 đảng viên, 154 đoàn viên. Lực lượng vũ trang địa phương khá mạnh (vùng có 335 du kích và 1 đại đội bộ đội địa phương, quân số 70 người). Mặt trận chủ trương tiếp tục đưa dân về làng cũ nhưng trước mắt phải tổ chức tốt các đội du kích gồm những người khoẻ mạnh có tinh thần tư tưởng tốt vào bám một số điểm như: Ta Chung Ấp, Sa Lít, Sa Mùi, Nguồn Rào, Làng Bùng A Du Ấp. Mỗi nơi khoảng 10 người tổ chức thành một tổ sản xuất tạo cơ sở ban đầu để đưa dân về. Những đội du kích này được hậu cần Mặt trận đảm bảo đủ số lương thực, thuốc men, vũ khí trang bị dụng cụ sản xuất và được huấn luyện chu đáo để vừa đảm bảo sản xuất vừa sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống. Đảng úy Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị đã bàn bạc với Đảng ủy khu vực Vĩnh Linh và thống nhất ý kiến đề nghị Trung ương để Vĩnh Linh trực tiếp giúp bắc Hướng Hóa xây dựng các ngành văn hoá xã hội, cung cấp giáo viên, y sĩ và tổ chức xây dựng cơ sở để các ngành này đi vào hoạt động.

Sau đợt hoạt động mùa Xuân, Bộ tư lệnh Mặt trận chỉ đạo các đơn vị nhanh chóng củng cố xây dừng lực lượng. Đoàn 1 và đoàn 5 được giao nhiệm vụ chuyên trách đánh cơ giới và giao thông đã tổ chức thành 9 đội (4 đội chuyên trách đánh cơ giới, 5 đội chuyên trách đánh giao thông), các đội này luân phiên bám nắm địch trên các trục đường số 1, số 9 và đường 76.

Trung đoàn 246 được giao nhiệm vụ hỗ trợ các đơn vị bộ đội địa phương du kích hoạt động ven đường 9 đã sử dụng 1 tiểu đoàn (tiểu đoàn 3) bám địa bàn hoạt động, còn 2 tiểu đoàn tập trung huấn luyện nâng cao trình độ tác chiến. Yêu cầu đề ra: cấp đại đội phải thành thạo các hình thức tập kích, phục kích, cấp tiểu đoàn đánh được cả tập kích, phục kích và bao vây nhỏ.

Trung đoàn 27 được tập trung xây dựng thành trung đoàn chủ lực cơ động mạnh, các tiểu đoàn trong trung đoàn huấn luyện có trình độ tác chiến hiệp đồng chặt chẽ trong đội hình tiểu đoàn, trung đoàn và với đơn vị bạn. Đánh được cả quân cơ động và quân địch trong công sự vững chắc.

Trung đoàn pháo binh 84 xây dựng 1 tiểu đoàn đánh được toàn năng, 2 tiểu đoàn đánh giỏi chi viện bộ binh và kiềm chế, phá hoại các mục tiêu. Các tiểu đoàn đặc công 31, 33 xây dựng thành đơn vị mạnh toàn diện đánh được các mục tiêu sâu trong hậu cứ, được bảo vệ vững chắc cả trên bộ, trên sông và trên biển, các đơn vị phải biết sử dụng thành thạo các loại vũ khí bộ binh trong biên chế đồng thời biết sử dụng các trang bị khí tài địch để đánh địch.
Song song với huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật nâng cao trình độ tác chiến, công tác giáo dục chính trị nâng cao ý chí chiến đấu cho bộ đội, kiện toàn các tổ chức lãnh đạo và chỉ huy cũng được Đảng ủy và Bộ tư lệnh Mặt trận coi trọng.
Những phân đội đánh chưa thắng hoặc không thắng giòn giã đều được Bộ tư lệnh nghiên cứu xem xét chỉ ra nguyên nhân kịp thời. Những trận đánh tốt trong đợt hoạt động mùa Xuân như trận tập kích cụm bộ binh cơ giới ở Sáp Đá Mài của tiểu đoàn 3 Trung đoàn 27 (31 - 3), trận đánh chìm 4 tàu địch trên sông Cửa Việt của đoàn 1A (4 - 4), trận Lâm Lang (7 - 4), trận Cù Hoan (9 - 4), trận Hà Thanh (4 - 5) được các đơn vị kịp thời rút kinh nghiệm học tập. Các đơn vị trước khi vào chiến đấu đều xây dựng quyết tâm: đã đánh là tiêu diệt gọn, làm chủ chiến trường, bắt tù binh thu vũ khí, đạt hiệu suất chiến đấu cao, ta ít thương vong, trận sau đánh tốt hơn trận trước...

Cùng với hoạt động quân sự, những tháng đầu năm 1970 công tác binh địch vận cũng được các đơn vị trong toàn mặt trận triển khai và đạt kết quả tốt. 3 tháng đầu năm 1970 trung đoàn 2 sư đoàn 1 ngụy có hơn 500 lính đào ngũ, 21 ngụy binh ra hàng cách mạng. Khi ta hoạt động mạnh phá kìm, diệt ác, tinh thần binh lính địch càng tỏ ra bạc nhược hoang mang nhưng chưa có hiện tượng tan rã từng bộ phận, chưa có phong trào binh biến khởi nghĩa. Để làm tốt hơn nữa mặt công tác này, Bộ tư lệnh Mặt trận chủ trương “đẩy mạnh công tác binh địch vận, đưa mũi tấn công này lên ngang hai mũi tiến công quân sự và chính trị" (Chú thích: Nghị quyết 216 họp từ ngày 19 đến 20 tháng 5 năm 1970 của Đảng ủy Mặt trận B5, tr. 14.).

Trước hoạt động mạnh của ta, địch đã phải tăng cường thêm 1 lữ đoàn lính thủy đánh bộ ngụy ra nam đường 9. Ở phía sau chúng ráo riết củng cố tăng cường lực lượng địa phương quân. Chỉ trong vòng gần một năm (tính từ tháng 10 năm 1969 đến tháng 6 năm 1970) địch đã tăng từ 8 đại đội lên 14 đại đội địa phương quân, bảo an dân vệ từ 57 trung đội lên 66 trung đội. Lực lượng bình định từ 8 đội lên 20 đội và ra sức kiện toàn hệ thống ngụy quyền các cấp.

Vừa tăng lực lượng kìm kẹp dày đặc (nhiều địa phương lực lượng địch chiếm 1/4 so với dân số), địch vừa chuyển từ bình định cấp tốc sang bình định đặc biệt. Chúng áp dụng ráo riết các biện pháp thanh lọc. Tại Do Lệ chỉ trong 4 ngày (từ ngày 25 đến ngày 28 tháng 2) địch đã tập trung hơn 1.000 dân để thanh lọc. Lực lượng thanh lọc chủ yếu là bọn ác ôn, bình định do tình trưởng và tỉnh phó Quảng Trị trực tiếp điều khiển, chúng đánh đập tra tấn dã man nhiều người đến chết. Đầu tháng 5 địch lại tập trung dân thôn Hà Thượng thanh lọc trong hai ngày, giết và bắt đi hơn 10 người. Ban ngày bọn bình định kéo đi thanh lọc, tối chúng lại tổ chức lính phục kích, gài mìn quanh các hàng rào khu tập trung.

Ở Do Linh cán bộ hoạt động cơ sở trong 6 tháng đầu năm 1970 có tới 45 lần bị phục kích hoặc vấp mìn địch. Tổ công tác xã Do Hà 48 lần đột ấp chỉ có 16 lần trót lọt. Những khu vực trọng điểm như khu vực Cùa, tây bắc quận lỵ Cam Lộ, Dốc Miếu, hai bên đường 74, 75, địch dùng xe ủi phát quang; dùng bộ binh cơ giới nống ra thăm dò ta ở Tân Hà, Tân Lịch, Lạc Sơn, Cầm Phố, thôn 8, thôn 9. Đặc biệt địa bàn các xã giải phóng Trung Giang, Hải Sơn, Do An trong 6 tháng đầu năm 1970 địch đã càn ra 9 lần, lực lượng từ 1 đại đội đến 1 tiểu đoàn kết hợp với 15 đến 20 xe tăng, xe M113.

Đi đôi với bình định đặc biệt, địch ra sức củng cố hệ thống phòng ngự tăng cường phát quang vòng ngoài, điều chỉnh hệ thống hỏa lực để chốt giữ, tích cực tung thám báo biệt kích thăm dò và tổ chức các cuộc hành quân nống lấn ngăn chặn, chúng coi chốt giữ, ngăn chặn và giải tỏa là biện pháp tác chiến chủ yếu.

Mặc dù có những hạn chế nhất định sau khi Mỹ rút quân khỏi đường 9, song bộ chỉ huy quân ngụy và chính quyền Sài Gòn vẫn nuôi tham vọng mở những cuộc hành quân phiêu lưu quân sự đánh ra bắc sông Bến Hải (nam quân khu 4). Trong tình hình đó quân dân Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị vừa phải trực tiếp đánh địch phía trước vừa phải sẵn sàng các phương án đánh địch bảo vệ hậu cứ phía sau và phối hợp tác chiến với các đơn vị của quân khu và Bộ.

Từ đầu tháng 5 năm 1970 Bộ Tổng Tham mưu đã có công điện, chỉ thị cho Quân khu 4 và Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị sẵn sàng chiến đấu chống những hoạt động biệt kích, tập kích của địch ra nam quân khu. Đối với Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị, Bộ lưu ý: “Cần đề phòng địch có thể dùng lực lượng Mỹ - ngụy nhảy ra khu vực Tà Cơn, Khe Sanh, Mường Phin phối hợp với lực lượng phản động Lào đánh kho tàng trên đường hành lang" và yêu cầu Mặt trận "đánh mạnh vào các bàn đạp dùng để tấn công ra Mường Phìn-Sê Pôn và lợi dụng sơ hở của địch đưa lực lượng sang Lào, đẩy mạnh hoạt động sau lưng địch, đánh vào các hậu cứ địch”. (Chú thích: Điện số 188 TM ngày 23 tháng 5 năm 1970.)

Theo phương hướng đó, sau đợt hoạt động mùa Xuân (rộ 1) và đợt hoạt động thường xuyên trong tháng 6 và tháng 7 bước vào tháng 8 năm 1970 toàn mặt trận bước vào đợt hoạt động Hè - Thu (rộ 2).

Mở đầu đợt hoạt động này, đêm ngày 3 tháng 8 đoàn 1A đánh chìm 5 tàu địch trên sông Cửa Việt làm tắc nghẽn giao thông trên sông hơn 10 ngày liền. Những ngày sau đó Trung đoàn 27 liên tục bao vây đánh địch ở xung quanh các điểm cao 544, 322, 288, Tân Kim. Đoàn đặc công 33 đánh vào thị xã Đông Hà, khu kho Ái Tử. Các đơn vị pháo binh, công binh đều có những trận đánh phối hợp đạt hiệu quả cao. Đặc biệt nổi bật như trận ngày 25 tháng 9 của đại đội 6 tiểu đoàn cao xạ 75 phối hợp với đại đội 4 tiểu đoàn 2 Trung đoàn 27 vây ép địch ở điểm cao 544, trong một ngày ta bắn rơi 11 máy bay trực thăng đẩy lùi phản kích của 2 tiểu đoàn địch, diệt hàng trăm tên. Trận tiểu đoàn đặc công 33 phối hợp đặc công Sư đoàn 308 tiêu diệt gọn căn cứ biệt kích Mai Lộc ở sâu trong lòng địch đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần chiến đấu của quân dân ta trên toàn mặt trận.

Trong đợt hoạt động này, bộ đội ta đã vận dụng linh hoạt nhiều hình thức tác chiến từ đánh lẻ, tập kích, bao vây đánh lấn, đánh tiêu hao cơ giới cỡ đại đội, tiểu đoàn bộ binh cơ giới Mỹ ở khu vực điểm cao 182, Ba Hồ, Sáp Đá Mài, 544 đến những trận hiệp đồng với cao xạ, pháo binh, kết hợp giữa bộ binh và đặc công, kết hợp bộ pháo đánh địch ở điểm cao 710; ấp Thượng, Lâm Lang, Mai Lộc, Đầu Mầu, v.v...

Có được những tiến bộ đó chính là do Bộ Tư lệnh Mặt trận đã lãnh đạo chỉ đạo kịp thời các đơn vị kết hợp giữa tác chiến và xây dựng, chú trọng huấn luyện kỹ thuật nâng cao trình độ tác chiến của bộ đội. Nhiều đơn vị trong Mặt trận áp dụng tốt ba biện pháp xây dựng lực lượng (vừa hoạt động tác chiến vừa xây dựng lực lượng tại chiến trường; vừa sẵn sàng chiến đấu tại các bàn đạp vừa huấn luyện bổ sung xây dựng lực lượng: rút hẳn ra bờ bắc sông Bến Hải để củng cố xây dựng), do đó các đơn vị thực hiện được yêu cầu càng đánh càng mạnh càng trưởng thành.

Bên cạnh nhiệm vụ tiêu diệt sinh lực địch, trong năm 1970 Bộ tư lệnh Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị đã chú trọng chỉ đạo các địa phương phá kìm giành dân, làm chủ nhiều vùng với mức độ khác nhau. Ta đã xây dựng được cơ sở ở 100 thôn trong tổng số 159 thôn ở đồng bằng (trong số đó 42% có cơ sở đảng) 7/7 xã khu tập trung người Thượng. Tổ chức 97 cuộc đấu tranh chính trị của quần chúng giành thắng lợi, lôi kéo được nhiều binh lính, ngụy quyền làm binh biến trở về với cách mạng, điển hình như vụ xã Hương Chính (Chú thích: Vụ binh biến xã Hương Chính ngày 30 tháng 7 năm 1970. Trong vụ binh biến này, ta đã vận động được toàn bộ chính quyền xã, thôn ra hàng cách mạng, đưa được 76 người dân ra vùng giải phóng.). Nhiều nơi chính quyền thôn xã được xây dựng củng cố đi vào hoạt động có hiệu quả. Vùng giải phóng chẳng những được giữ vững mà còn được phát triển, xây dựng khá vững chắc với hơn 9 vạn dân tạo ra thế và lực mới cho quân dân Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị vươn lên hoàn thành những nhiệm vụ to lớn hơn khi kẻ thù liều lĩnh mở cuộc phiêu lưu quân sự mới ra mảnh đất này

II. Tham gia chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, đẩy mạnh các hoạt động chuẩn bị chiến trường năm 1971.

Trong hai năm 1969 - 1970, với những cố gắng toàn diện, Mỹ - ngụy đã thực hiện được một phần kế hoạch bình định vùng nông thôn đồng bằng. Chúng ráo riết bắt thanh niên vào lính, phát triển thêm nhiều đơn vị mới và tiếp nhận thêm nhiều vũ khí phương tiện chiến đấu của quân đội Mỹ để lại.

Đến cuối năm 1970 quân đội ngụy miền Nam lên tới 70 vạn tên (không kể lực lượng phòng vệ dân sự) trong đó có 35 vạn quân chính quy trang bị súng tự động M16. So với năm 1988 thành phần cơ động trong quân đội ngụy tăng hai lần (chiếm 42% tổng số quân chủ lực). Chúng đặc biệt coi trọng phát triển binh chủng: pháo binh có 60 tiểu đoàn, số lượng pháo tăng thêm 500 khẩu, thiết giáp có 18 thiết đoàn, mỗi thiết đoàn có 70 xe tăng, xe bọc thép. Tổng số xe tăng, xe bọc thép của quân ngụy tăng từ 1.000 xe lên 1.500 xe, không quân có 5 không đoàn với tổng số máy bay là 550 chiếc. Hải quân có hơn 1.000 tàu thuyền chiến đấu các loại.

So với thời kỳ cuối “cuộc chiến tranh đặc biệt”, quân ngụy miền Nam được tổ chức và trang bị hiện đại hơn...
Mỹ muốn thực hiện các mục tiêu của chương trình "Việt Nam hóa chiến tranh", đồng thời rèn luyện cho quân đội ngụy Sài Gòn mạnh lên để có thể tự bảo vệ miền Nam sau khi Mỹ rút quân.

Từ mùa hè năm 1970 địch bắt đầu tung tin sẽ tiến công ra nam Quân khu 4, chúng tăng cường đưa các thiết bị chiến tranh ra quân khu 1 , mở các cuộc hành binh diễn tập...

Đánh giá đúng bản chất hiếu chiến phiêu lưu và những âm mưu thủ đoạn mới của Mỹ - ngụy trong chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh”, Bộ Chính trị đã sớm nhận định rằng trong mùa khô 1970 – 1971 địch có thể mở những cuộc tiến công quy mô vừa và lớn bằng lực lượng quân ngụy miền Nam là chủ yếu có một bộ phận quân Mỹ hỗ trợ. Mục tiêu của địch là đánh vào vùng Trung Lào - Hạ Lào và vùng Đông Bắc Cam pu chia nhằm phá cơ sở cách mạng của bạn ở hai nước này, phá cơ sở hậu cần và cắt đứt hành lang vận chuyển chiến lược của ta, cô lập chiến trường miền Nam. Các chiến trường, nhất là các đơn vị ở khu vực Đường 9 - Nam Lào được lệnh khẩn trương chuẩn bị đánh địch.

Về khả năng đánh địch ra Đường 9 - Nam Lào, ta phán đoán như sau:

- Nếu địch đánh ra hướng Đường số 9 - Nam Lào, chúng có thể bất ngờ đánh và chiếm các khu vực Bản Đông, Sê Pôn, Mường Noọng với lực lượng mỗi nơi một chiến đoàn.

- Sử dụng khoảng 15 đến 20 tiểu đoàn quân ngụy miền Nam, phía tây có sự phối hợp với quân ngụy Lào và quân Thái Lan khoảng từ 8 đến 10 tiểu đoàn. Khu vực có thể đánh chiếm là Bản Đông, Sê Pôn, Mường Phin, Pha Lan.

Sử dụng tập trung quân ngụy miền Nam, có quân Mỹ đứng phía sau yểm trợ khoảng 25 đến 30 tiểu đoàn ra đường số 9 đoạn Na Bô, Tha Ma. Ở phía tây có khoảng 13 đến 15 tiểu đoàn quân ngụy Lào và quân Thái Lan hoạt động phối hợp.

Trên cơ sở phán đoán đó Bộ Tổng Tham mưu chỉ đạo các đơn vị đi sâu nghiên cứu các thủ đoạn tiến công, cách ra quân đánh chiếm từng mục tiêu; nhận định về những điểm mạch, yếu của địch để có các phương án tác chiến thích hợp. Quyết tâm của ta là: nắm vững thời cơ, tập trung lực lượng, kiên quyết tiêu diệt thật nhiều địch, bảo vệ bằng được đường Hồ Chí Minh; chuẩn bị sẵn sàng để đánh địch trên các phương hướng: đường số 9, vùng ba biên giới đồng thời có kế hoạch tác chiến bảo vệ nam Quân khu 4 bằng các lực lượng tại chỗ, kết hợp với lực lượng cơ động của Bộ, sẵn sàng đánh thắng địch khi chúng liều lĩnh tiến công ra nam Quân khu 4.

Trong khi Bộ Tổng Tham mưu vạch kế hoạch tác chiến, điều động lực lượng và chỉ đạo các đơn vị chuẩn bị chiến trường thì tháng 6 năm 1970 Bộ Chính trị quyết định thành lập Hội đồng chi viện tiền tuyến Trung ương nhằm động viên hơn nữa nỗ lực của quân và dân miền Bắc phát huy sức mạnh của hậu phương lớn phục vụ các chiến trường. Đồng chí Đỗ Mười, ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Chính phủ được cử làm chủ tịch. Để hoàn thành nhiệm vụ vận tải chiến lược trong điều kiện địch đánh phá ác liệt, Hội nghị Quân ủy Trung ương (tháng 6 năm 1970) đã đề ra nhiều biện pháp cấp bách nhằm phát triển lực lượng củng cố tuyến vận tải chiến lược, kết hợp các phương thức vận tải đường bộ, đường sông, đường ống, kết hợp đánh địch với nghi binh phòng tránh. . .

Để tăng cường khả năng vận chuyển, Đoàn 559 được sáp nhập thêm Mặt trận 968 và Đoàn chuyên gia quân sự 565 ở Hạ Lào xây dựng thành một đơn vị tương đương cấp quân khu, do Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh trực tiếp chỉ huy. Hơn 40 trung đoàn, tiểu đoàn vận tải, đường ống, pháo cao xạ, công binh cùng một khối lượng lớn vũ khí và phương tiện được tăng cường cho Đoàn 559. Nhờ đó khối lượng hàng các loại vận tải vào chiến trường của Đoàn 559 năm 1970 tăng gấp đôi so với năm 1969. Riêng khối lượng xăng dầu, do có tuyến đường ống mới hoàn thành đi vào vận hành nên mùa khô 1970 - 1971 khối lượng xăng dầu vào tuyến 559 tăng 10 lần so với năm 1969.

Cùng với cả nước, những ngày này công tác chuẩn bị chiến trường của quân dân Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị càng khẩn trương hơn lúc nào hết. Theo sự điều động của Bộ Tổng Tham mưu từ giữa mùa hè năm 1970, Sư đoàn 2 bộ đội chủ lực Quân khu 5 gồm 2 trung đoàn (1 và 141) và các đơn vị trực thuộc đã để lại trang bị nặng, bí mật cơ động từ Quế Sơn (Quảng Nam) ra khu vực đường 9. Tại đây sư đoàn tiếp tục bổ sung quân số trang bị và huấn luyện cách đánh mới. Quân dân Đường 9 - Bắc Quảng Trị với tinh thần đoàn kết gắn bó tất cả vì thắng lợi chung đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 2 nhanh chóng ổn định đời sống bộ đội, củng cố tổ chức bảo đảm sẵn sàng chiến đấu. Hàng nghìn hầm trú ẩn, lán trại được các đơn vị công binh của Mặt trận bí mật xây dựng trong rừng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sư đoàn trong những ngày đầu giấu quân an toàn.

Tháng 10 năm 1970 Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh quyết định thành lập Binh đoàn B70 gồm 3 sư đoàn bộ binh (304, 308, 320) và các trung đoàn binh chủng. Đồng chí Cao Văn Khánh nguyên Tư lệnh Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị được cử làm tư lệnh binh đoàn, đồng chí Hoàng Phương làm chính ủy, bí thư Đảng ủy.

Binh đoàn B70 là lực lượng nòng cốt có nhiệm vụ cùng các đơn vị tại chỗ tiêu diệt địch trong các chiến dịch lớn. Tuy là binh đoàn mới thành lập nhưng hầu hết các đơn vị trong binh đoàn trước đây từng gắn bó chiến đấu trên chiến trường đã nhiều lần được tăng cường phối thuộc cho các đơn vị trong Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị. Trong những ngày khẩn trương chuẩn bị chiến trường, một lần nữa tinh thần đoàn kết hiệp đồng giữa các đơn vị trong Mặt trận với các đơn vị của binh đoàn B70 càng thêm keo sơn gắn bó. Nhiều lần trinh sát, đặc công của Mặt trận nhận nhiệm vụ dẫn đường cho chỉ huy các đơn vị bạn đi điều tra trinh sát chuẩn bị chiến trường đạt kết quả tốt. Quân dân các địa phương Do Linh, Cam Lộ đã bỏ ra hàng nghìn công làm đường cơ động, xây dựng trận địa giúp đơn vị bạn. Sự chở che của nhân dân địa phương đã đảm bảo an toàn cho nhiều đơn vị của binh đoàn chiếm lĩnh các bàn đạp an toàn bí mật trước các hoạt động trinh sát, do thám của địch.
Cuối tháng 10 năm 1970, việc nghiên cứu địa hình, chuẩn bị kế hoạch tác chiến đã xong bước cơ bản ở chiến trường Trung Lào - Nam Lào.

Về đường cơ động ta đã làm thêm đường 10, đến tháng 12 năm 1970 sử dụng được; đã củng cố đường 16 xong trước lúc bắt đầu chiến dịch. Các kho trạm hậu cần đã chuẩn bị được lực lượng cơ sở vật chất bảo đảm cho một lực lượng từ 7 đến 8 trung đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn xe tăng, 1 trung đoàn pháo, với thời gian hoạt động ba tháng, mạng hậu cần chiến dịch tiếp tục được triển khai và hoạt động có hiệu quả. Đến trước ngày nổ súng, hậu cần chiến dịch đã dự trữ được khoảng 11%. Mạng thông tin sẵn sàng phục vụ cho việc đánh địch ở khu vực Đường 9 - Nam Lào cũng được Bộ tư lệnh Thông tin và các bộ tư lệnh B70; 559, B4, Đường 9 - Bắc Quảng Trị chuẩn bị chu đáo.

Để thu hút giam chân lực lượng địch tạo điều kiện cho các đơn vị bạn chuẩn bị chiến trường, từ tháng 6 năm 1970 các đơn vị thuộc Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị đã liên tục mở các đợt tấn công vào lực lượng cơ động ngụy, đánh phá giao thông và mục tiêu nằm sâu trong hậu phương địch. Sáu tháng cuối năm 1970 các đơn vị trên toàn mặt trận đã đánh gần 1.000 trận lớn nhỏ, loại khỏi vòng chiến đấu 6.500 tên, bắn rơi 90 máy bay, phá hủy hơn 300 xe quân sự và nhiều phương tiện chiến tranh của địch; giam chân toàn bộ lực lượng cơ động của sư đoàn 3 ngụy, phá vỡ nhiều kế hoạch vận chuyển của chúng ra các căn cứ Đông Hà, Ái Tử.
Đặc biệt trong tháng 11, tháng 12 năm 1970 và tháng 1 năm 1971 quân dân Do Cam đã 7 lần đánh bại các cuộc hành quân nống ra đánh phá các bàn đạp của ta ở khu vực xã Trung Giang, Do An và 4 xã phía bắc Cam Lộ. Những hoạt động của quân dân Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị trước ngày diễn ra chiến dịch đường 9 - Nam Lào đã góp phần tích cực tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch, hạn chế chuẩn bị mọi mặt đảm bảo của địch cho cuộc hành quân. Đặc biệt ta đã giữ vững được các bàn đạp quan trọng ven đường 9, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chuẩn bị chiến trường và triển khai lực lượng cơ động đánh địch trên các hướng.

Trong khi công tác chuẩn bị chiến trường của ta đang diễn ra khẩn trương thì ngày 18 tháng 1 năm 1971, với sự tán thành của Hội đồng an ninh quốc gia, Tổng thống Mỹ Ních-xơn đã ra lệnh cho quân ngụy mở cuộc hành quân "Lam Sơn 719" ra Đường 9 Nam - Lào. Ních-xơn chỉ thị cho các lực lượng Mỹ tại Việt Nam yểm trợ tối đa cho cuộc hành quân này.
Từ ngày 20 đến ngày 27 tháng 1 năm 1971 địch tập trung các hoạt động nghi binh vào khu vực nam Quân khu 4. Trên hướng Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị địch tung nhiều toán biệt kích thám báo ra khu vực ven đường 9, cho quân nống ra 4 xã bờ nam sông Bến Hải dọc theo khu phi quân sự.

Trước đòi hỏi mới của cuộc chiến đấu, ngày 28 tháng 1 năm 1971 Tư lệnh Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị, Nguyễn Anh Đệ ký Quyết định số 16 và 17/QL tổ chức thêm ở hai huyện Do Linh và Cam Lộ mỗi huyện thêm một đại đội bộ binh (89 người), một trung đội đánh cơ giới và giao thông (27 người). Cùng ngày Trung đoàn pháo binh 84 được lệnh tổ chức thêm 1 tiểu đoàn hỗn hợp 4 đại đội (gồm cối 82, 120 ly và 12ly7) lấy phiên hiệu là tiểu đoàn 1.

Sau hai ngày đánh phá ác liệt vào các mục tiêu ven đường 9 và sâu vào các tuyến vận chuyển của ta ở phía tây bắc đường 9 lên giáp biên giới Việt – Lào, ngày 30 tháng 1 một bộ phận của sư đoàn 9 Mỹ mở trận càn "Đi-uê-cu-ni-on" dọc đường 9 phía nam khu phi quân sự, chiếm lại khu vực Khe Sanh để làm bàn đạp cho cuộc tiến công sang Nam Lào và nghi binh cho quân ngụy Sài Gòn mở cuộc hành quân "Lam Sơn 719" đánh ra khu vực Đường 9 - Nam Lào. Hơn ba vạn quân chủ lực ngụy gồm những đơn vị sừng sỏ nhất như sư đoàn dù, sư đoàn lính thủy đánh bộ, sư đoàn bộ binh 1 và một lực lượng lớn binh khí kỹ thuật gồm 460 xe tăng, xe bọc thép, 250 khẩu pháo, 700 máy bay trong đó có 300 máy bay lên thẳng được huy động vào cuộc hành quân. Phối hợp với quân ngụy miền Nam, quân ngụy Lào huy động 4 tiểu đoàn (GM30) từ Đồng Hến đánh ra khu vực Mường Pha Lan phía tây đường 9. Đây là cuộc hành quân lớn nhất, điển hình nhất của địch kể từ khi thực hiện chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh” ở Việt Nam. Mục tiêu của cuộc hành quân nhằm cắt đứt hoàn toàn tuyến vận tải chiến lược của ta, làm cho các lực lượng chiến đấu của ta ở chiến trường không còn nguồn chi viện về người và vật chất kỹ thuật. Địch tưởng rằng với lực lượng tinh nhuệ đó chúng sẽ đánh thắng bộ đội chủ lực cơ động của quân đội ta, chứng minh sự thành công của chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" tạo thêm thế mạnh trên chiến trường, nhằm ép ta nhân nhượng trong cuộc đàm phán ở Hội nghị Pa-ri.

Từ ngày 30 tháng 1 đến ngày 7 tháng 2 năm 1971, bằng đường không và đường bộ quân ngụy đã vận chuyển 22 tiểu đoàn bộ binh và pháo ra khu vực Đông Hà, Ái Tử, Khe Sanh. Chúng cho lữ đoàn 147 lính thuỷ đánh bộ tập vượt sông phía đông cầu Đông Hà và cho lữ đoàn 258 lính thủy đánh bộ từ La Vang ra Cửa Thuận An xuống tàu thuỷ đi lên hướng bắc khu phi quân sự, một số tàu của hạm đội 7 Mỹ từ biển Đông tiến vào uy hiếp vùng biển phía nam Quảng Bình.

Ngay từ khi địch mới triển khai lực lượng, theo chỉ thị của Bộ, Bộ tư lệnh Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị đã nhanh chóng triển khai lực lượng đánh địch nhằm tiêu diệt một phần sinh lực phương tiện, cản phá làm chậm bước tiến của địch tạo điều kiện cho các đơn vị chủ lực Bộ cơ động đón đánh địch trên các hướng.
Ngày 1 tháng 2 năm 1971 tiểu đoàn 2 Trung đoàn 27, tiểu đoàn 2 Trung đoàn 84 và tiểu đoàn 75 (thiếu 1 đại đội) đã nổ súng đánh địch ở khu vực Tân Lâm, Sa Mưu. Đêm ngày 2 tháng 2 năm 1971 một bộ phận của tiểu đoàn 3 độc lập đánh địch ở phía tây Đầu Mầu. Tiểu đoàn 15 (thiếu 1 đại đội) đánh giao thông từ Bồng Kho đi Rào Quán diệt 10 xe. Sáng ngày 3 tháng 2 Sở chỉ huy Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị ra lệnh cho tiểu đoàn 2 độc lập cơ động từ đường 16 xuống đánh địch ở bắc Tà Cơn. Mặc dù phi pháo địch đánh phá rất quyết liệt, cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn 2 vẫn dũng cảm vượt qua lửa đạn đến vị trí nổ súng đánh địch kịp thời. Cùng thời gian này tiểu đoàn 3 Trung đoàn pháo binh 84 bắn 200 viên đạn pháo vào căn cứ Đông Hà và sở chỉ huy tiền phương sư đoàn 1 ngụy ở điểm cao 241. Địch phải dùng các đơn vị pháo đang làm nhiệm vụ chi viện hành quân ở Tân Lâm, Đầu Mầu đối phó.

Ngay sau khi địch mở cuộc hành quân “Lam Sơn 719", Bộ Chính trị đã họp quyết định mở chiến dịch tiêu diệt lớn quân địch ở khu vực Đường 9 - Nam Lào và chỉ thị cho Quân ủy Trung ương: Nhất thiết phải đánh thắng trận này dù có phải động viên sức người, sức của và hy sinh như thế nào vì đây là một trong những trận có ý nghĩa quyết định về chiến lược".
Ngày 6 tháng 2 Bộ tư lệnh Mặt trận Đường 9 (mật danh là Mặt trận 702) được thành lập. Thiếu tướng Lê Trọng Tấn, Phó tổng tham mưu trưởng và Thiếu tướng Lê Quang Đạo, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị được cử làm tư lệnh và chính ủy Mặt trận. Đại tá Cao Văn Khánh làm tư lệnh phó, đại tá Phạm Hồng Sơn làm phó tư lệnh tham mưu trưởng, đại tá Hoàng Phương làm phó chính ủy. Nhiều cán bộ phụ trách các tổng cục, các quân chủng, binh chủng được tăng cường cho cơ quan Mặt trận. Đây là cơ quan chỉ huy mạnh có đủ quyền hạn và khả năng chỉ huy tất cả các lực lượng tham gia chiến dịch và tổ chức hiệp đồng với các chiến trường có liên quan: Quân khu 4, các bộ tư lệnh B4, Đường 9 - Bắc Quảng Trị, Đoàn 559 và lực lượng vũ trang của bạn ở Nam Lào. Thượng tướng Văn Tiến Dũng, ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy trung ương, Tổng tham mưu trưởng được cử làm đại diện của Quân uỷ Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh liên tục chỉ đạo Mặt trận này.

Bộ Tổng Tham mưu đã điều động lực lượng tham gia chiến dịch gồm Binh đoàn B70, lực lượng vũ trang Đường 9 - Bắc Quảng Trị, B4, Sư đoàn 2 chủ lực Quân khu 5, Sư đoàn 324 chủ lực Quân khu Trị-Thiên, 4 tiểu đoàn thiết giáp, 4 trung đoàn pháo mặt đất, 3 trung đoàn pháo cao xạ, 3 trung đoàn công binh, một số tiểu đoàn đặc công của Bộ và lực lượng Đoàn 559, tổng cộng 58.791 cán bộ chiến sĩ. Cũng trong ngày 6 tháng 2 Bộ tư lệnh Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị ra chỉ thị số 28 yêu cầu các đơn vị, các địa phương trong Mặt trận "phát huy cao nhất mọi khả năng của hai lực lượng, ba thứ quân đánh mạnh vào các hậu cứ, kho tàng, chân hàng, cơ quan đầu não, căn cứ hành quân, các phương tiện giao thông, ngăn chặn tiếp tế đường bộ, đường sông, hạn chế tiếp tế đường không của địch...".

Đêm ngày 6 và ngày 7 tháng 2, tiểu đoàn 2 Trung đoàn 27, tiểu đoàn 2 Trung đoàn 84 và tiểu đoàn 75 (thiếu 1 đại đội) nổ súng đánh địch ở khu vực Tân Lâm, Sa Mưu...

Sau khi hoàn thành việc triển khai chiếm lĩnh khu xuất phát tiến công, ngày 8 tháng 2 năm 1971 địch mở cuộc tiến công vượt biên giới Việt-Lào với 6 trung (lữ) đoàn quân ngụy, bằng 3 cánh quân:

- Cánh quân chủ yếu: do chiến đoàn đặc nhiệm gồm lữ đoàn dù 1, hai thiết đoàn (11, 17) tiến công theo trục đường 9 bằng cơ giới và thiết giáp; tiểu đoàn 9 lữ đoàn dù 1 dùng máy bay lên thẳng đánh chiếm Bản Đông.
- Cánh quân bảo vệ sườn bắc gồm lữ đoàn 3 dù ngụy và tiểu đoàn biệt động quân cơ động bằng máy bay lên thẳng đổ quân chiếm các điểm cao và thiết lập căn cứ hỏa lực ở các điểm cao 500, 316, bắc Làng Sen, điểm cao 655 (Phu A Rinh), các điểm cao 543, 532, 546...
- Cánh quân bảo vệ sườn nam do sư đoàn 1 bộ binh (thiếu) đảm nhiệm, chiếm khu vực Cô Bốc, các điểm cao 619, 537, 550, 532, 540.

Về phía ta: thực hiện ý định của Bộ tư lệnh Mặt trận 702, các lực lượng tại chỗ của ta tích cực ngăn chặn làm chậm bước tiến công của địch, tiêu diệt một bộ phận sinh lực của chúng, bảo vệ kho tàng giao thông vận chuyển. Các lực lượng chủ lực kiên quyết ngăn chặn địch ở Bản Đông và nhanh chóng cơ động lực lượng tập trung bẻ gãy cánh quân bắc của địch. Sư đoàn 324 từ Trị - Thiên ra tăng cường cho cụm lực lượng phía nam kiên quyết chặn địch không cho chúng tiến xuống Sa Đi, Mường Noòng.

Trước diễn biến khẩn trương của tình hình, đêm ngày 8 tháng 2 Đảng ủy Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị gồm các đồng chí Lê Tự Đồng, Nguyễn Anh Đệ, Bùi Thúc Dưỡng, Cao Bá Đồng, Bạch Ngọc Liễn, Nguyễn Anh Thư, Trần Đồng và hai đồng chí Phan Văn Đường, Giáp Văn Cương, phái viên của Quân khu 4 tại mặt trận đã họp xác định: "Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị lúc này có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng. . .Góp phần đánh bại cuộc hành quân "Lam Sơn 719" của địch là nhiệm vụ trung tâm cấp bách hiện nay...". Đảng ủy nêu quyết tâm: "Động viên sự nỗ lực cao nhất của các lực lượng vũ trang toàn mặt trận... đẩy mạnh tiến công toàn diện và liên tục tập trung đánh mạnh, đánh đau vào lực lượng hành quân và hậu phương địch. . .Triệt tiếp tế, cắt giao thông, thu hút, giam chân địch phối hợp với các chiến trường. Kết hợp đẩy mạnh phong trào nổi dậy giành quyền làm chủ của nhân dân Do -Cam và tiến công chính trị lên một bước mới...".

Sau khi Trung ương Đảng ra lời kêu gọi toàn thể cán bộ, chiến sĩ trên Mặt trận Đường 9 - Nam Lào, ngày 9 tháng 2 năm 1971 Quân ủy Trung ương ra chỉ thị: "Kiên quyết đập tan bước phiêu lưu quân sự mới của đế quốc Mỹ và tay sai, giành toàn thắng cho chiến dịch X" (Đường 9 - Nam Lào). Chỉ thị xác định: "Chiến dịch này là một trong những trận có ý nghĩa quyết định về chiến lược. Thắng lợi của chiến dịch không những bảo đảm cho sự chi viện của hậu phương đối với tiền tuyến mà còn tiêu diệt được một lực lượng dự bị chiến lược quan trọng của quân ngụy trên chiến trường miền Nam và một bộ phận quan trọng của quân Mỹ, đánh một đòn rất mạnh vào ý chí xâm lược của Mỹ - ngụy . . . " (Chú thích: Chỉ thị 009/QUTƯ do Bí thư Quân ủy Trung ương Võ Nguyên Giáp ký ngày 9 tháng 2 năm 1971. Hồ sơ 594, Cục lưu trữ Bộ Quốc phòng. ).

Quân ủy Trung ương yêu cầu các cấp ủy Đảng, các cấp chỉ huy phải:

- Ra sức động viên chính trị làm cho mọi cán bộ, chiến sĩ, đảng viên đoàn viên nhận rõ tình hình nhiệm vụ ý nghĩa quan trọng yêu cầu của chiến dịch...Xây dựng tinh thần quyết chiến quyết thắng thật cao. . .

- Nắm vững tư tưởng chỉ đạo tác chiến, tích cực chủ động mưu trí linh hoạt dũng mãnh, liên tục tiến công địch làm chủ chiến trường, bắt tù binh, thu vũ khí, đánh thắng giòn giã ngay từ trận đầu. Phát huy mọi cách đánh, kết hợp đánh nhỏ, đánh vừa, đánh lớn, kết hợp với tác chiến và vận động binh lính địch.

- Xây dựng tinh thần triệt để chấp hành mệnh lệnh chỉ thị. . . Xây dựng tinh thần đoàn kết hợp đồng chặt chẽ, đoàn kết quân dân tốt, đoàn kết quốc tế tốt, kỷ luật nghiêm minh.

-Tổ chức tốt công tác hậu cần, lãnh đạo tổ chức chỉ huy chiến đấu tốt.

Quân ủy Trung ương yêu cầu: "Toàn thể cán bộ chiến sĩ, đảng viên, đoàn viên hãy ra sức thực hiện Di chúc thiêng liêng của Bác Hồ kính mến và quyết tâm chiến lược của Trung ương Đảng... Tập trung tất cả tinh thần và sức lực dũng mãnh tiến công, liên tục tiến công tiêu diệt thật nhiều lực lượng tinh nhuệ của địch, quyết bảo vệ con đường Hồ Chí Minh. Xốc tới giành thắng lợi cao nhất trong chiến dịch quan trọng này" (Chú thích: Chỉ thị 009/QUTƯ do Bí thư Quân ủy Trung ương Võ Nguyên Giáp ký ngày 9 tháng 2 năm 1971. Hồ sơ 594, Cục Lưu trữ Bộ Quốc phòng. .).

Ngay từ ngày 8 tháng 2 trên hướng chủ yếu bộ đội ta đã bẻ gãy nhiều đợt tiến công vượt biên giới của quân ngụy Sài Gòn, giữ vững các điểm tựa. Trong hai ngày 8 và 9, lực lượng cao xạ, bộ binh, công binh, vận tải Đoàn 559 và các đơn vị chủ lực cơ động đã đánh chặn quân địch, bắn rơi 50 máy bay lên thẳng. Sáng ngày 9 tháng 2 Trung đoàn 24 (sư đoàn 304) tăng cường cho sư đoàn 308 liên tiếp đánh lui 5 đợt tiến công của chiến đoàn đặc nhiệm dù tại chốt 351 cầu Cha Ki diệt gần hai đại đội địch.

Cùng thời gian này tại khu vực đường 16 Trung đoàn 88 (sư đoàn 308) vừa hành quân tới A Lia gặp địch đổ quân xuống điểm cao 316, sát trận địa pháo ta ở Làng Sen, đại đội do tiểu đoàn 6 tổ chức vận động tấn công đánh thiệt hại nặng đại đội 2 tiểu đoàn biệt động quân 21, diệt 80 tên,bảo vệ an toàn trận địa pháo. Chiều ngày 10 tháng 2 quân địch chiếm được Bản Đông, ta quyết tâm vây đánh không cho chúng tiến lên Sê Pôn. Ngày 11 và 12 tại khu vực cầu Cha Ki ta bắn rơi thêm 30 máy bay lên thẳng của địch.

Đêm ngày 11 tháng 2 tiểu đoàn 4 Trung đoàn 88 và đại đội 9 tiểu đoàn 6 Trung đoàn 64 phối hợp tập kích tiểu đoàn 2 dù ở bắc Sê Num. Tiếp đó đêm ngày 12 tháng 2 tiểu đoàn 4 (thiếu đại đội 2) được tăng cường đại đội 9 tiểu đoàn 6 (Trung đoàn 88) tập kích tiểu đoàn biệt động quân 39 vừa đổ xuống điểm cao 500. Trong hai trận đánh ở Sê Num và điểm cao 500 ta chỉ tiêu diệt được một số sinh lực địch, hiệu suất chiến đấu thấp, tuy nhiên quân địch đã phải co lại không dám nống ra lùng sục ngoài căn cứ.

Nhằm tăng cường lực lượng đánh chặn địch trên hướng đông chiến dịch, Bộ Tổng Tham mưu và Bộ tư lệnh Quân khu 4 liên tục tăng cường lực lượng cho Bộ tư lệnh Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị các tiểu đoàn đặc công 19, 31, 35, cao xạ 13, 14, đại đội 1 (ĐKB) của Trung đoàn pháo 45 và 8 đại đội pháo mang vác. Lực lượng chiến đấu tăng nhanh, yêu cầu chỉ đạo tác chiến dồn dập khẩn trương, để nắm chắc tình hình trên từng khu vực kịp thời chỉ đạo các đơn vị hành động, Bộ tư lệnh Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị đã lần lượt thiết lập hệ thống chỉ huy đánh địch trên từng khu vực.
Ngày 12 tháng 2 năm 1971 ban chỉ huy khu vực B được thành lập do Trung tá Trần Sĩ Kích làm chỉ huy trưởng, thiếu tá Chu Bá Trác làm chính trị viên, có nhiệm vụ: thay mặt Bộ tư lệnh Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị chỉ huy các tiểu đoàn đặc công 33, công binh 15; đoàn pháo tinh nhuệ (8 đại đội pháo mang vác trang bị ĐKB bắn ứng dụng và cối 102 ly), đại đội 12 ly 7 đánh địch từ Tân Lâm, Sa Mưu lên Bông Kho, Rào Quán, Động Tri, La Rường, Tia Đông. Phối hợp với Sư đoàn 308 trên cánh Bắc từ ngày 10 đến 13 tháng 2 Trung đoàn 64 (Sư đoàn 320) liên tiếp đánh thắng 2 trận ở khu vực điểm cao 456, Đồi Không Tên tiêu diệt 3 đại đội thuộc tiểu đoàn 3, tiểu đoàn 6 lữ đoàn dù 3.

Trên các hướng nam và tây, quân địch cũng bị ta chặn đánh quyết liệt, hàng nghìn tên địch bị diệt, bị bắt, nhiều máy bay lên thẳng bị bắn rơi.

Sau 5 ngày tấn công (từ ngày 8 đến ngày 13 tháng 2) quân địch đã bị thiệt hại, nhiều kế hoạch triển khai lực lượng bị ta phá vỡ, phải huỷ bỏ hoặc điều chỉnh lại, tốc độ tiến quân bị chậm lại.

Quyết tâm của Bộ chỉ huy chiến dịch lúc này là kiềm chế địch trên các hướng, tập trung tiêu diệt cánh quân bảo vệ sườn phía bắc của chúng, thực hiện chia cắt đường 9, bao vây cô lập cánh quân trung tâm ở Bản Đông, không để địch lên Sê Pôn. Nếu địch lên được thì buộc phải sa lầy và bị tiêu diệt lớn ở đó. Phương châm tác chiến là: tiêu diệt gọn từng tiểu đoàn, tiến tới tiêu diệt lữ đoàn địch. Lấy trung đoàn tác chiến trên từng khu vực, vận dụng hình thức chiến thuật vây lấn, liên tục tập kích phục kích đánh phá giao thông, vận động tiến công kết hợp chốt, triển khai rộng lực lượng phòng không, cô lập địch cả đường bộ, đường không, kết hợp đánh nhỏ, đánh vừa, tạo thời cơ đánh lớn, tiêu diệt lớn quân địch. Quân ta vừa đánh vừa điều chỉnh lực lượng, gấp rút triển khai thế trận phản công. Ngày 15 tháng 2, các đơn vị trên cả ba hướng bắt đầu mở đợt phản công tiêu diệt địch.

Trên hướng bắc đường 9 (hướng chủ yếu), điểm cao 500 do tiểu đoàn số 39 liên đoàn biệt động quân số 1 ngụy chiếm giữ được chọn là mục tiêu đánh "mở cửa". Đây là vị trí tiền tiêu quan trọng nằm sát trục đường 16B, nối đường 16A với Bản Đông, cách Bản Đông về phía nam 14 km. Tại điểm cao này địch có thể khống chế cả đường 16A, khu kho hậu cần của ta ở Mường Chương, ngã ba Cha Ki, ngăn chặn ta triển khai binh khí kỹ thuật nặng xuống phía nam và tiếp tế cho bộ đội tuyến trước. Tiểu đoàn biệt động quân 39 được đánh giá là đơn vị “công thủ toàn diện" của quân ngụy, biên chế gần 500 quân, trang bị 2 ĐKZ 106,7 ly, 2 ĐKZ 75 ly, 4 cối 81 ly, 9 đại liên. Được pháo binh từ các căn cứ hỏa lực động Tà Púc, điểm cao 543, Bản Đông, Lao Bảo và không quân Mỹ chi viện, với lực lượng đó, địch hy vọng điểm cao 500 sẽ là một "cánh cửa thép" ngăn chặn ta trên hướng bắc.

Nhận thấy đây là trận đánh có ý nghĩa quan trọng tác động lớn đến quá trình phát triển chiến dịch, để đảm bảo thắng lợi, Bộ tư lệnh Sư đoàn 308 quyết định sử dụng Trung đoàn 102 (thiếu tiểu đoàn Cool được tăng cường tiểu đoàn 6 (Trung đoàn 88) và 5 đại đội pháo của mặt trận vào trận đánh quan trọng này. Phương châm tác chiến là dùng chiến thuật vây lấn tiến tới tiêu diệt toàn bộ quân địch ở điểm cao 500. Đêm ngày 15 rạng ngày 16 tháng 2. Trung đoàn 102 do Trung đoàn trưởng Hoàng Ngọc Tý và Chính úy Nguyễn Hữu Ích chỉ huy cùng các lực lượng tăng cường tiến vào xây dựng trận địa vây lấn quân địch ở điểm cao 500.

Ngày 16 và 17 tháng 2, từ các trận địa vây lấn, quân ta vừa dùng hoả lực bắn phá vừa dùng bộ binh áp sát địch đào công sự chiến đấu. Mặc cho phi pháo địch oanh kích dữ dội, vòng vây của ta ngày càng thắt chặt. Hỏa lực phòng không được lệnh khống chế chặt làm cho máy bay lên thẳng của địch không hạ cánh được, điểm cao 500 từng bước bị cô lập. 23 giờ ngày 18 tháng 2, tiểu đoàn 6 nổ súng tiến công đánh chiếm mỏm số 2. Địch chống trả quyết liệt, trong tình thế khó khăn, chiến sĩ Dương Đăng Hải linh hoạt dẫn tổ thọc sâu chia cắt địch tạo thế cho đại đội xung phong. Chiến sĩ Phạm Văn Đỡ một mình diệt 17 tên địch, mặc dù bị thương Phạm Văn Đỡ vẫn không rời trận địa, tiếp tục cùng đồng đội diệt địch cho đến khi trận đánh kết thúc. Sau hơn 1 giờ chiến đấu tiểu đoàn 6 diệt gọn đại đội 4 tiểu đoàn biệt động quân 39 làm chủ trận địa.

Trong ngày 19 ta tiếp tục đánh lui các đợt phản kích của địch giữ vững mỏm 2 và phát triển sang mỏm 3, dồn quân địch về co cụm ở mỏm số 4 và số 5. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, sáng ngày 20 tháng 2 địch tập trung phi pháo đánh phá ác liệt quanh điểm cao 500, chúng định dùng máy bay lên thẳng tới bốc số quân còn lại của tiểu đoàn 39. Ta tập trung hỏa lực phòng không đánh trả, bắn rơi 3 máy bay lên thẳng, số còn lại không hạ cánh được. Cùng đường, số quân còn lại liều mạng cắt rừng chạy về điểm cao 316 nhưng chúng đã bị quân ta từ các trận địa vây lấn tiêu diệt bên bìa rừng sông Sen.

16 giờ 30 phút ngày 20 tháng 2 ta hoàn toàn làm chủ điểm cao 500, diệt gọn tiểu đoàn biệt động quân 39, bắn rơi 6 máy bay lên thẳng, thu toàn bộ súng đạn trên điểm cao, mở tung cánh cửa phía bắc của chiến dịch.

Nhằm phát triển thế tiến công trên cánh bắc, Bộ tư lệnh Binh đoàn B70 tiếp tục giao nhiệm vụ cho Trung đoàn 64 Sư đoàn 320 tấn công tiêu diệt căn cứ 31 (điểm cao 456, bản đồ của quân ngụy là điểm cao 543). Nằm án ngữ trên đường 16A, ngăn chặn lực lượng ta phát triển xuống Bản Đông, căn cứ 31 gồm 4 mỏm liên tiếp: mỏm 1 là khu trung tâm do bộ chỉ huy lữ đoàn 3 ngụy đóng giữ, mỏm 2 ở phía đông bắc, mỏm 3 và 4 ở phía tây bắc do tiểu đoàn 3 dù chốt giữ. Trận địa pháo và sân bay dã chiến nằm xen kẽ giữa các mỏm đồi.

Theo trinh sát ta nắm được, trong căn cứ địch đã xây dựng xong công sự, hào giao thông nhưng do bị ta dùng pháo uy hiếp liên tục nên hệ thống phòng ngự của địch chưa hoàn chỉnh. Hệ thống vật cản còn thiếu nhiều. Đường từ điểm cao xuống hướng chính Bản Đông chưa làm xong. Về hỏa lực địch có 6 khẩu pháo l05, bốn khẩu cối 81, bốn khẩu ĐKZ 57, một khẩu ĐKZ 106, bốn khẩu 12,8 ly. Sau trận thắng của ta ở Đồi Không Tên, quân địch không dám ra lùng sục dọc đường 16A chúng co về đóng quân trên 4 mỏm của căn cứ, lực lượng khoảng hơn 600 tên.

Sau thời gian gấp rút hoàn thành công tác chuẩn bị chiến đấu, sáng ngày 20 tháng 2 Trung đoàn 64 bắt đầu nổ súng đánh căn cứ 31. Bằng chiến thuật vây lấn qua các ngày từ 20 đến 24 ta đã lần lượt tiêu diệt các trận địa hỏa lực và trận địa phòng ngự vòng ngoài của địch, cắt đường tiếp tế và chặn viện làm cho căn cứ 31 bị cô lập hoàn toàn. Trưa ngày 25 tháng 2, sau đòn hỏa lực mãnh liệt của pháo binh, bộ binh và xe tăng ta từ hai hướng đông nam và tây bắc đồng loạt tấn công vào căn cứ. Địch huy động nhiều máy bay đánh chặn và tổ chức các đợt phản kích hòng đẩy quân ta ra khỏi căn cứ nhưng với quyết tâm cao, cách đánh sáng tạo, được sự chi viện đắc lực của xe tăng, các chiến sĩ Trung đoàn 64 đã lần lượt đè bẹp các đợt phản kích của địch. 16 giờ 30 ngày 25 tháng 2 năm 1971 ta làm chủ căn cứ 31, tiêu diệt tiểu đoàn dù 3, tiểu đoàn pháo binh và sở chỉ huy lữ đoàn dù 3, bắt sống đại tá Nguyễn Văn Thọ - lữ đoàn trưởng và toàn bộ ban tham mưu lữ đoàn địch.

Cùng với thắng lợi ở đồi 500, chiến thắng vang dội ở căn cứ 31 đã tạo đà rất thuận lợi cho quân ta triển khai lực lượng, binh khí kỹ thuật trên đường 16 tiến đánh đường 9 và Bản Đông. Ở phía nam ngay từ những ngày đầu chiến dịch, các lực lượng chiến đấu tại chỗ của Đoàn 559 đã chiến đấu dũng cảm, bắn rơi nhiều trực thăng, đập tan các cuộc đổ bộ đường không của địch đánh phá tuyến vận chuyển của ta. Trung đoàn và 8 Sư đoàn 324 trong các ngày 27 và 28 tháng 2 đã diệt tiểu đoàn 2 và đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn ngụy đẩy lùi cánh quân phía nam của địch.
Ở phía tây, Trung đoàn 141 bộ binh Sư đoàn 2 và Trung đoàn 48 bộ binh sư đoàn 320 phối hợp với một bộ phận Quân giải phóng Lào đánh thiệt hại nặng 3 tiểu đoàn quân ngụy Lào ở Pha Dô Tuya.
Sau đợt đầu bám đánh địch triển khai lực lượng hành quân đạt kết quả tốt, với quyết tâm cao, lực lượng dồi dào, các lực lượng của Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị liên tục tổ chức các trận đánh phá giao thông, kho tàng và các cụm quân địch dã ngoại.

Ngày 13 tháng 2 tiểu đoàn 15 đang hoạt động ở hướng đông đường 9 thì được lệnh chuyển đại bộ phận lên hướng tây đánh cắt giao thông địch đoạn Úc Nghi đi Khe Sanh, Rào Quán. Tiểu đoàn hành quân cấp tốc suốt hai ngày đêm xuyên rừng lội suối chiếm lĩnh trận địa. Ngày 15 tháng 2 tiểu đoàn tổ chức đánh thắng hai trận liên tiếp diệt 12 xe tăng, xe bọc thép và một đại đội địch ở Bông Kho, điểm cao 620.

Ngày 18 tháng 2 năm 1971, tiểu đoàn đặc công 33 đánh phá khu kho Ái Tử và Sa Mưu, đốt cháy, phá húy nhiều xăng dầu đạn pháo của địch. (Chú thích: Tổng cộng 3 trận (ngày 18, 28 tháng 2 và ngày 8 tháng 3) đặc công Mặt trận Đường 9 - Bắc Qủang Trị đốt cháy 1.400.000 lít xăng, phá hủy 120.000 viên đạn pháo của địch.)

Trung đoàn 84 đưa pháo vào sau lưng địch liên tiếp đánh vào Sa Mưu 6 trận, Đông Hà 3 trận, Tà Cơn 4 trận, phá hủy hơn 100 xe quân sự, 15 máy bay.

Trước yêu cầu phát triển chiến đấu, ngày 25 tháng 2 năm 1971 Bộ tư lệnh Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị quyết định thành lập chỉ huy khu vực C do Thượng tá Bùi Thúc Dưỡng Phó tư lệnh Mặt trận làm chỉ huy trưởng, Trung tá Cao Bá Đồng - Phó chủ nhiệm chính trị Mặt trận làm chính úy. Chỉ huy khu vực C lãnh đạo chỉ huy trực tiếp tiểu đoàn 2 (trung đoàn 368) pháo cao xạ. Một đại đội ĐKB của trung đoàn pháo 45, một số đội pháo tinh nhuệ, đơn vị công binh vận tải phối hợp tác chiến trong khu vực Tà Cơn, Khe Sanh, hình thành vây ép Tà Cơn theo lệnh của Bộ.

Kết hợp với các lực lượng đánh địch ở vòng trong, các lực lượng vũ trang Đường 9 - Bắc Quảng Trị còn bám đánh địch nống ra giữ chốt vòng ngoài. Từ ngày 25 đến ngày 28 tháng 2 Trung đoàn 27 và tiểu đoàn 7, tiểu đoàn 8 bộ đội địa phương tỉnh Quảng Trị đánh địch nống ra khu vực Ba Lào, Tà Cơn loại khỏi vòng chiến đấu 2 tiểu đoàn địch, diệt 30 xe tăng, xe bọc thép.

Trên hướng chủ yếu của chiến dịch, sau khi điều thiết đoàn 17 (có 70 xe tăng) và tiểu đoàn 8 từ Bản Đông lên phản kích đánh chiếm lại điểm cao 543 bị Trung đoàn 36 bộ binh (sư đoàn 308) và một bộ phận của Trung đoàn 64 có 2 đại đội xe tăng phối hợp đánh bại. Cánh quân bảo vệ sườn phía bắc tan tác, tập đoàn chủ yếu của địch ở Bản Đông bị uy hiếp mạnh.

Trong thế bị động, hoang mang, lúng túng ngày 28 tháng 2 địch đưa thê đội 2 chiến dịch gồm lữ đoàn dù 2, các trung đoàn thiết giáp 4 và 7, các lữ đoàn thủy quân lục chiến 147 và 258 vào tham chiến. Chúng tiếp tục thực hiện kế hoạch đánh lên Sê Pôn. Bị ta chặn đánh quyết liệt sư đoàn bộ binh 1 ngụy phải dừng lại ở khu vực điểm cao 723 và dãy Yên Ngựa. Lữ đoàn thủy quân lục chiến 147 co cụm trên các điểm cao 550, 532. Mục tiêu đánh lên Sê Pôn không thực hiện được nhưng bộ máy tuyên truyền Sài Gòn vẫn tổ chức quay phim chụp ảnh rêu rao "Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã chiếm được Sê Pôn" để lừa bịp dư luận. Nhưng sau đó chính quyền Nguyễn Văn Thiệu phải thú nhận với báo chí phương Tây: "Sau tuần lễ đầu, người Mỹ đã có quá nhiều thương vong trong số máy bay lên thẳng, đến nỗi họ giảm cả máy bay tải thương. Đấy là lý do tại sao binh sĩ Việt Nam đã không thể tiến quân nhanh hơn. Điều này đã đem lại thuận lợi cho quân đội Bắc Việt phản công. Người Mỹ đã không chấp thuận trả giá cao bằng cả máy bay lên thẳng lẫn phi công" (Chú thích: Mai -cơn Mắc-li -a, Việt Nam-cuộc chiến tranh mười nghìn ngày, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1990. tr. 192-193.).

Sau đợt tiến công này, quân địch càng bộc lộ rõ thế bị động, sơ hở trong tổ chức lực lượng điều hành chiến dịch. Để cứu vãn tình hình, Ních-xơn cử A.Hây-giơ đến quan sát cuộc hành quân. A. Hây-giơ phàn nàn về sự kém hiệu quả của quân đội Sài Gòn về "Cuộc hành quân không nhận được cách chỉ huy và quản lý theo kiểu của Mỹ, mà lẽ ra cuộc hành quân này phải có" và cho rằng "Việt Nam hóa sẽ không bao giờ thành công nếu không có một số lớn quân Mỹ". A.Hây-giơ yêu cầu: "Phải đổ nhiều quân Mỹ hơn". . . Nhưng làn sóng phản đối: chiến tranh ngày càng mạnh mẽ trong lòng nước Mỹ làm cho Nhà Trắng không thể thoả mãn yêu cầu của giới quân sự hiếu chiến.

Kịp thời nắm bắt tình hình địch và các diễn biến mau lẹ trên chiến trường, Bộ Chính trị Trung ương Đảng kịp thời lãnh đạo quân dân Mặt trận Đường 9 Nam - Lào kiên quyết tập trung cho mọi nỗ lực đảm bảo giành toàn thắng cho chiến dịch.
Ngày 2 tháng 3 năm 1971, Quân ủy Trung ương gửi điện số 012 QU/TU/A cho đồng chí Văn Tiến Dũng và Đảng ủy Mặt trận 702. Sau khi phân tích tình hình địch, ta, Quân ủy đã đề cập đến nhiệm vụ: "...Tập trung tiêu diệt địch trong khu vực Bản Đông. Tăng cường chỉ đạo đối với cánh Nam. Tổ chức trận địa tập kích đối với Khe Sanh (pháo binh các cỡ và bộ đội tinh nhuệ). Tăng cường hoạt động ở hướng Đường 9 - Bắc Quảng Trị cắt giao thông đánh hậu cứ... Kết hợp hoạt động tấn công quân sự và đẩy mạnh công tác phá bình định, vận động nhân dân, phát triển lực lượng mọi mặt của ta trong địa phương...".

Trên cơ sở phân tích tình hình so sánh địch-ta, Bộ tư lệnh chiến dịch chủ trương: tiêu diệt lực lượng của sư đoàn bộ binh 1 ở các điểm cao nam đường 9 (là nơi địch sơ hở nhiều), không cho địch chiếm Sê Pôn, Na Bo đồng thời ngăn chặn và diệt địch ở các điểm cao 550, 532, không cho chúng chiếm Sa Đi - Mường Noòng.

Để thực hiện chủ trương này, Bộ tư lệnh chiến dịch quyết định điều Trung đoàn 64 lên phía tây để giữ Sê Pôn, nhích đội hình Trung đoàn 66 lên phía tây vừa làm dự bị cho Sư đoàn 2 tiến công Sư đoàn bộ binh 1 ngụy vừa làm dự bị cho hướng Bản Đông; tập trung Sư đoàn 324 (thiếu trung đoàn 2) tiêu diệt lữ 147. Trung đoàn 2 (Sư đoàn 324), Trung đoàn 102 (Sư đoàn 308) cùng với Trung đoàn 24 (Sư đoàn 304) cắt đường 9 từ Lao Bảo lên Bản Đông và từ Lao Bảo về Hướng Hóa. Sư đoàn 308 chuẩn bị đánh Bản Đông.

Trên hướng đông chiến dịch, căn cứ vào nhiệm vụ được giao, Bộ tư lệnh Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị đã bổ sung nhiệm vụ chiến đấu cho Trung đoàn pháo binh 84: Ngoài nhiệm vụ thường xuyên đánh phá các mục tiêu và chi viện cho bộ binh còn chuẩn bị nhiều đạn để đánh địch rút chạy trên các đoạn Bồng Kho, Tân Lâm đi Đầu Mầu, các điểm cao 241, 513, 300 (cối 120 chuẩn bị 400 viên 1 khẩu, ĐKB 40 viên một bệ), các đơn vị bộ binh, đặc công, công binh, phòng không, bộ đội địa phương được lệnh vừa liên tục đánh tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch trên địa bàn phụ trách vừa chuẩn bị mọi mặt sẵn sàng đánh địch rút chạy.

Ngày 8 tháng 3, Đảng ủy Mặt trận Đường 9 – Nam Lào kêu gọi cán bộ, chiến sĩ toàn mặt trận giành toàn thắng cho chiến dịch. Cùng ngày, Bộ tư lệnh Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị ra chỉ thị cho các đơn vị nêu rõ: "Chiến dịch đã bước vào giai đoạn mới, thực hiện nghị quyết của Quân ủy và Đảng ủy Mặt trận, nhiệm vụ chủ yếu bức thiết của Mặt trận hiện nay là kiên quyết tập trung sức lực đập gãy các cánh quân của địch tiến ra phía tây và phía nam; tiêu diệt nhiều sinh lực và phương tiện chiến tranh của địch, bảo vệ đường vận chuyển và kho tàng" (Chú thích: Chỉ thị 01/CT ngày 8 tháng 3 năm 1971, Hồ sơ 236, Cục Lưu trữ Bộ Quốc phòng.).

Đêm ngày 8 tháng 3, tiểu đoàn 1 Trung đoàn 27 bí mật hành quân vào khu vực Cà Lu để đánh địch rút chạy trên đoạn đường 9 từ tây Cà Lu đến Úc Nghi. Trung đoàn 270 (Chú thích: Trung đoàn 270 Quân khu 4 được tăng cường cho Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị từ đầu tháng 3 năm 1971.) triển khai chiếm lĩnh trận địa sẵn sàng đánh địch từ khư vực tây 554 đến tây bắc Tân Lâm. Các lực lượng khác vừa để một phần lực lượng bám đánh địch vừa tham gia vận chuyển bảo đảm thêm gạo, đạn cho các đơn vị luồn sâu.

Ngày 12 tháng 3 năm 1971 ta mở đợt 3 chiến dịch, thực hiện đánh đòn tiêu diệt quân địch ở Bản Đông. Trung đoàn 102 ra cắt đường 9 trong trận đánh ở điểm cao 311 đã đánh lui 20 đợt phản kích của lữ dù 2 diệt 450 tên địch, bắn cháy 65 xe tăng xe thiết giáp, bắn rơi 3 máy bay; tiểu đoàn 9 của trung đoàn đánh địch ở điểm cao 334 diệt 74 tên địch, phá hủy 3 xe tăng. Ở điểm cao 351 các chiến sĩ Trung đoàn 24 Sư đoàn 304 kiên trì giữ vững trận địa. Các trận địa chốt của ta ở các điểm cao 311, 334, 351 đã chặn đứng mọi hoạt động tiếp tế của địch trên đường 9. Để phối hợp với hướng chính, Bộ tư lệnh chiến dịch chỉ thị: các đơn vị cánh đông tiếp tục áp sát đường 9 để chặn đánh địch rút chạy.
Ngày 14 tháng 3, sau 7 ngày vận chuyển gạo đạn phục vụ chiến dịch, tiểu đoàn 3 Trung đoàn 27 do tiểu đoàn trưởng Nguyễn Huy Hiệu và chính trị viên Trần Xuân Gừng chỉ huy được lệnh cơ động diệt địch ở Động Na, Kế Sách, Ba Lào.
Đường xa, địa hình phức tạp, bộ đội đã thấm mệt nhưng với quyết tâm không để địch chạy thoát, toàn tiểu đoàn đã hành quân thâu đêm vào chiếm lĩnh trận địa nổ súng kịp thời diệt 30 xe quân sự và 120 tên địch.

Phối hợp chặt chẽ với bộ đội địa phương tỉnh Quảng Trị, các đơn vị Đoàn 1A liên tiếp đánh chìm 4 tàu địch trên sông Cửa Việt làm tắc nghẽn hoàn toàn đường sông từ Cửa Việt đi Đông Hà trong 7 ngày.

Trong thời gian này, trên đường số 9 từ Lao Bảo đến Bản Đông các trung đoàn 88, 24, 102 (bộ binh chủ lực Bộ) kiên cường chốt chặn kết hợp với cơ động đánh địch giải tỏa diệt hàng trăm tên, phá hủy nhiều xe tăng, xe bọc thép, tiếp tục đẩy địch vào thế bị bao vây chia cắt. Ở phía nam đường 9 Sư đoàn 2 (thiếu 1 trung đoàn) vây lấn điểm cao 723, sau 5 ngày chiến đấu ác liệt ta loại khỏi vòng chiến đấu trung đoàn 1 sư đoàn 1 ngụy. Trên hướng Bản Đông các trung đoàn bộ binh 64, 36, 66 có xe tăng, pháo binh, cao xạ phối hợp bao vây tập đoàn cứ điểm Bản Đông (Chú thích: Tập đoàn cứ điểm Bản Đông do 1 lữ đoàn dù và 2 thiết đoàn ngụy đóng giữ.). Bộ đội ta áp sát cứ điểm vừa bắn phá ác liệt các mục tiêu trong cứ điểm ta vừa triệt đường tiếp tế đường bộ, đường không của địch. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, ngày 18 tháng 3 quân địch phải bỏ Bản Đông tháo chạy. Nắm chắc thời cơ các đơn vị ta nhanh chóng chuyển sang truy kích diệt địch.

Ngày 20 tháng 3 khu vực Bản Đông hoàn toàn được giải phóng; trong trận này ta diệt 1.726 tên, bắt hơn 100 tên, thu và phá hủy 113 xe tăng, xe bọc thép, 24 khẩu pháo lớn, bắn rơi 52 máy bay.

Trên hướng Sư đoàn 2 và Sư đoàn 324 quân ta cũng thu được thắng lợi giòn giã, tiêu diệt trung đoàn 2 sư đoàn 1 bộ binh ngụy ở điểm cao 660 và phần lớn lực lượng lữ đoàn thủy quân lục chiến 147 ở điểm cao 550.

Bị thất bại nặng nề, cuộc hành quân "Lam Sơn 719" đánh ra Đường 9-Nam Lào của Mỹ - ngụy biến thành một cuộc tháo chạy hỗn độn. Nhà phân tích quân sự Bri-ên Giên-kin gọi đây là "một thảm họa lớn nhất đã tiêu diệt số lớn sĩ quan trẻ của quân đội Sài Gòn"; còn thượng nghị sĩ Ét-uốt Ken-nơ-đi coi đây là một cơn ác mộng.

Ngày 23 tháng 3 năm 1971 chiến dịch phản công Đường 9 - Nam Lào kết thúc thắng lợi (Chú thích: Trong chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, 6 trung đoàn, 1 lữ đoàn, 13 tiểu đoàn địch (hơn 2 vạn tên) bị loại khỏi vòng chiến đấu, 1.100 xe quân sự (có 528 xe tăng xe bọc thép), hơn 100 khẩu pháo lớn bị phá hỏng, 505 máy bay lên thẳng bị bắn rơi, 49 tàu xuồng chiến đấu bị đánh chìm, cháy.). Quân dân Mặt trận Đường 9 bằng tinh thần dũng cảm kiên cường cách đánh mưu trí sáng tạo với 446 trận đánh lớn nhỏ tiêu diệt gần 5.000 tên địch, bắn rơi, phá hủy 139 máy bay, 153 xe quân sự, bắn chìm, bắn cháy 43 tàu xuồng chiến đấu và nhiều phương tiện chiến tranh của địch trên hướng đông chiến dịch đã góp phần cùng các đơn vị bạn tham gia chiến dịch làm nên thắng lợi "có ý nghĩa chiến lược rất quan trọng cả về quân sự và chính trị, giáng một đòn mạnh vào chính sách "Việt Nam hóa chiến tranh" của đế quốc Mỹ, mở ra những triển vọng vô cùng tốt đẹp đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đến toàn thắng" (Chú thích: Thư của Ban Chấp hành Trung ương gửi cán bộ, chiến sĩ, đảng viên, đoàn viên thanh niên trên Mặt trận Đường số 9, ngày 31 tháng 3 năm 1971. Hồ sơ 594, Cục Lưu trữ Bộ Quốc phòng.).

Sau thất bại ở Đường 9 -Nam Lào, địch co về phòng thủ trên tuyến phòng ngự có sẵn (tuyến phòng thủ Bắc Quản Trị). Ngoài lực lượng phòng thủ tại chỗ (trung đoàn 2 ngụy và lữ đoàn 1 sư đoàn bộ binh cơ giới số 5 của Mỹ), địch còn dùng 2 lữ đoàn lính thủy đánh bộ ngụy trên địa bàn Đường 9 - Bắc Quảng Trị để đề phòng ta phát triển tiến công.

Trên đà thắng lợi, bộ đội có khí thế quyết tâm cao, có kinh nghiệm tác chiến của Đường 9 - Nam Lào, Quân ủy Trung ương chủ trương sử dụng lực lượng của Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị phối hợp với một số đơn vị của Bộ mở chiến dịch A2 nhằm phát huy thắng lợi và phát triển thế tiến công của ta sau chiến thắng Đường 9 - Nam Lào đánh bồi thêm cho địch một đòn mạnh nhân lúc chúng chưa kịp hồi phục, không cho địch có điều kiện củng cố lực lượng, đẩy mạnh phong trào đấu tranh của quần chúng ở đồng bằng lên một bước mới, đồng thời rèn luyện thêm bộ đội về tác chiến tập trung trên tuyến phòng ngự có sẵn của địch.

Phương châm chỉ đạo chiến dịch là:

- Vây điểm diệt viện tiến tới đánh điểm, coi trọng đánh viện. . .

- Đánh chắc thắng ở mọi hình thức. Kết hợp đánh nhỏ, đánh vừa và đánh lớn, phát huy sức mạnh của các binh chủng và đánh hợp đồng binh chủng tốt.

Về sử dụng lực lượng: Bộ chủ trương sử dụng toàn bộ lực lượng của Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị có một phần lực lượng của Bộ gồm: Sư đoàn 304 (thiếu Trung đoàn 24), Trung đoàn 52 (Sư đoàn 320) Trung đoàn pháo 45 và 6 tiểu đoàn pháo cao xạ.

Sau khi nhận lệnh và chủ trương mở chiến dịch A2 của Quân ủy Trung ương, ngày 13 tháng 4 năm 1971 Đảng ủy Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị và các đơn vị phối thuộc họp để thảo luận quán triệt mục đích, đặc điểm tính chất, hướng chiến dịch, phương châm tác chiến, sử dụng lực lượng, các mặt bảo đảm và ra nghị quyết xây dựng quyết tâm thực hiện chiến dịch. Đồng chí Lê Quang Đạo thay mặt Quân ủy Trung ương dự cuộc họp quan trọng này.

Ngày 19 tháng 4 Quân ủy Trung ương gửi thư động viên toàn thể cán bộ, chiến sĩ, đảng viên, đoàn viên Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị. Sau khi biểu dương cán bộ, chiến sĩ toàn mặt trận "đã anh dũng chiến đấu, lập công xuất sắc" trong chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, Quân uỷ Trung ương đã giao cho quân dân Mặt trận nhiệm vụ: "Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch và phương tiện chiến tranh của Mỹ - ngụy. Thu hút và giam chân nhiều lực lượng của chúng tại đây để phối hợp với các chiến trường khác. Thúc đẩy mạnh mẽ phong trào quần chúng phá kế hoạch bình định đặc biệt của địch tại khu vực này..." (Chú thích: Thư của Quân ủy Trung ương gửi cán bộ, chiến sĩ Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị, tr 8, Hồ sơ 548, Cục Lưu trữ Bộ Quốc phòng.).

Sau khi thông qua kế hoạch tác chiến của các đơn vị, ngày 20 tháng 4 Bộ tư lệnh Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị báo cáo quyết tâm chiến đấu với Bộ và xin chỉ thị về ngày N.

Ngày 22 tháng 4 Bộ điện cho Mặt trận thống nhất ngày N là ngày 5 tháng 5 năm 1971.

Từ tháng 4 liên tiếp xảy ra nhiều trận mưa lớn làm nước các sông suối ở miền tây Quảng Trị dâng cao, chảy xiết. Nhiều tuyến đường vận tải trở nên lầy lội, xe vận tải không hoạt động được, kế hoạch vận chuyển cuối tháng 4 không đạt yêu cầu đề ra, tình hình đó ảnh hưởng lớn đến công tác chuẩn bị chiến dịch.

Ngày 30 tháng 4 Bộ tư lệnh Mặt trận Đường 9 -Bắc Quảng Trị đề nghị Bộ cho sử dụng một trung đoàn của Sư đoàn 304 và toàn bộ dân công phục vụ các đơn vị của Binh đoàn B70 trước đây vào vận chuyển bộ, mở thêm trục đường mới phục vụ công tác vận chuyển lên phía tây đồng thời đề nghị Bộ cho lui ngày N đến cuối tháng 5.
Để giữ vững thế chủ động, các lực lượng vũ trang Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị vừa tích cực làm công tác vận chuyển, chuẩn bị chiến trường vừa đẩy mạnh hoạt động bám đánh địch trên các hướng. Trong tháng 4 năm 1971 các tiểu đoàn đặc công 15, 81, Đoàn 1A, bộ đội địa phương huyện Do Linh đã đánh 70 trận diệt 504 tên địch, bắt 6 tù binh, bắn rơi 16 máy bay, phá hủy 30 xe quân sự, đánh chìm 7 tàu xuồng chiến đấu của địch. Bước sang tháng 5 ta tiếp tục duy trì thế tiến công, liên tục tổ chức các trận đánh vào Ái Tử, Đông Hà, đánh cơ giới trên đường 76, bắn pháo vào Miếu Bái Sơn, Cồn Tiên phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh, ngăn chặn các âm mưu nống ra đánh phá vùng giải phóng của địch.

Các đơn vị phối thuộc bố trí lực lượng thành hai cánh: Cánh nam gồm Trung đoàn 66, 2 tiểu đoàn đặc công (19 và 29), 3 tiểu đoàn pháo bố trí ở khu vực nam Ba Hồ, Động Toàn, Động Ngô; Động Ché có nhiệm vụ vây lấn dứt điểm Động Toàn. Cánh bắc gồm Trung đoàn 9, Trung đoàn 52, 2 tiểu đoàn độc lập của Bộ, 3 tiểu đoàn pháo bố trí ở khu vực Ba Hồ, Ba Tum, điểm cao 490, Động La Rường, Miệt Xá sẵn sàng đánh địch giải tỏa và phát triển diệt căn cứ Đầu Mầu.

Mặc dù đã huy động lực lượng lớn của các đơn vị và dân công tham gia vận chuyển để bảo đảm gạo đạn cho chiến dịch nhưng trong tháng 5 liên tục có mưa lớn nên công tác vận chuyển cho các đơn vị tham gia chiến dịch không thực hiện được đúng kế hoạch. (Chú thích: Kế hoạch vận chuyển từ ngày 21 tháng 4 đến ngày 15 tháng 5 là 700 tấn, đến cuối tháng 5 là 1.000 tấn nhưng do mưa lũ kéo dài từ ngày 21 tháng 4 đến ngày 6 tháng 6 năm 1971 ta chỉ đảm bảo vận chuyển cho chiến dịch được 441 tấn trong đó có 154 tấn đạn.
Trước tình hình đó Bộ đồng ý để Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị điều chỉnh lại kế hoạch cho phù hợp với tình hình (Chú thích: Chiến dịch A2 sau khi được điều chỉnh lại phạm vi thu hẹp hơn, lực lượng tham gia chiến dịch chủ yếu của Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị, 2 trung đoàn của Sư đoàn 304 và một số đơn vị pháo tác chiến độc lập theo phương châm "diệt từng đại đội, có điều kiện thì diệt tiểu đoàn địch". ).

Trong khi ta gấp rút hoàn thành công tác chuẩn bị thì ngày 31 tháng 5 lữ đoàn 369 mở cuộc hành quân "Sóng thần 4/369" ra vùng Động Ché. Trên cơ sở kế hoạch tác chiến đã xây dựng, Bộ tư lệnh Mặt trận sử dụng Trung đoàn 66 Sư đoàn 304 lúc này đang đứng chân ở khu vực Làng Mông (gần Động Ché) đánh địch mở màn chiến dịch.

Từ ngày 31 tháng 5 đến ngày 6 tháng 6, Trung đoàn 66 liên tục đánh địch ở khu vực Động Ché, điểm cao 405, ta đánh thiệt hại nặng tiểu đoàn 6, tiểu đoàn 9 lữ đoàn 369, diệt hơn 300 tên, bắt sống 20 tù binh, thu nhiều súng đạn.

Ngày 4 tháng 6 Trung đoàn 52 phối hợp với lực lượng của Mặt trận tiêu diệt vị trí Động Trị, loại khỏi vòng chiến đấu 65 tên địch (có 1 trung đội Mỹ), bắt 9 tù binh, thu nhiều vũ khí đạn dược. Bộ tư lệnh Mặt trận lệnh cho Trung đoàn 9 Sư đoàn 304 đưa 1 tiểu đoàn vào khu vực Ba Hồ phối hợp với Trung đoàn 66 uy hiếp Động Toàn.

Ở hướng bắc, ngày 3 tháng 6 Trung đoàn 84 pháo kích vào điểm cao 544 và Miếu Bái Sơn diệt 2 đại đội pháo địch. Ngày 4 tháng 6 tiểu đoàn 4 Trung đoàn 270 đánh thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn ngụy ở phía đông điểm cao 544.

Sau khi đưa thêm được một số gạo đạn vào phía tây và phía bắc đường 9, Bộ tư lệnh Mặt trận quyết định tăng cường trung đoàn 27, tiểu đoàn 3 độc lập, tiểu đoàn 19 (thiếu 1 đại đội) vào vây ép điểm cao 544, sẵn sàng phương án đánh viện binh địch ra giải tỏa điểm cao 544.

Lúc này ở phía tây, Trung đoàn 66 (thiếu tiểu đoàn 7 đang làm nhiệm vụ vận chuyển ở phía nam sông Đa Kờ Rông) nhận lệnh áp sát phía nam Động Toàn. Trung đoàn đang triển khai kế hoạch vây ép thì sáng ngày 13 tháng 6 lữ đoàn 147 mở cuộc hành quân “Sóng thần 2/147" ra vùng Động Ché, trung đoàn 1 sư đoàn 1 ngụy mở cuộc hành quân "Lam Sơn 720/3" ra vùng núi Ta Lao.

Từ ngày 14 đến ngày 21 tháng 6 liên tục diễn ra các trận đánh của Trung đoàn 66 ở khu vực Động Ché, các điểm cao 405, 510. Bị thiệt hại nặng nề, ngày 22 tháng 6 lữ đoàn 147 rút chạy khỏi khu vực hành quân... Do nước sông Đa Kờ Rông lên to, việc đảm bảo cho Trung đoàn 66 gặp khó khăn, quân số của trung đoàn cũng đã hao hụt sau các trận đánh liên tiếp nên Bộ tư lệnh Mặt trận quyết định để Trung đoàn 66 kết thúc đợt hoạt động, rút ra củng cố.

Cùng thời gian này Trung đoàn 9 sử dụng một tiểu đoàn tập kích địch ở Ba Hồ, trận đánh giằng co, ta không chiếm được trận địa, sau đó địch phản kích chiếm lại khu vực đã mất, và củng cố Ba Hồ thành vị trí dã ngoại tương đối vững chắc dùng hỏa lực đối phó với ta.

Trong khi một số đơn vị của Sư đoàn 304 đánh địch ở phía tây thì ở hướng bắc (hướng chủ yếu của chiến dịch), Bộ tư lệnh Mặt trận điều động các đơn vị vào cài thế. Đêm ngày 19 tháng 6, tiểu đoàn 2 Trung đoàn 27 và các đơn vị hỏa lực của trung đoàn vào chiếm lĩnh các trận địa xung quanh điểm cao 544. Các tiểu đoàn 5, 6 (Trung đoàn 270) chiếm lĩnh trận địa ở khu vực ở điểm cao 182, 322. Các tiểu đoàn 1, 3 (Trung đoàn 27), tiểu đoàn đặc công 19 chiếm lĩnh các bàn đạp sẵn sàng đánh viện.

Từ sáng ngày 20 đến ngày 23 tháng 6 các đơn vị của Trung đoàn 27, Trung đoàn 84 liên tục dùng hỏa lực bắn phá các công sự, hoả điểm ở điểm cao 544. Bộ binh ta lần lượt tiêu diệt các đại đội bảo vệ vòng ngoài vây chặt điểm cao 544 trên ba hướng đông, tây, bắc. Riêng hướng nam sau khi đặc công đánh chiếm Đồi Tròn giao lại cho tiểu đoàn 3 độc lập chốt giữ, địch đã phản kích chiếm lại.

Tối ngày 23 tháng 6, ta dùng đặc công và bộ binh kết hợp đánh điểm cao 544 nhưng đại bộ phận địch ở điểm cao này đã rút xuống Đồi Tròn về phía nam, ta chỉ bắt sống được một số bộ phận địch gài lại nghi binh...Liên tiếp các ngày sau đó địch dùng hỏa lực phi pháo đánh phá dữ dội điểm cao 544 và khu vực xung quanh. Chúng liên tiếp cho quân nống ra hòng đánh chiếm lại khu vực này nhưng đều bị ta đánh lui.

Phối hợp với hướng chính, ở hướng đông chiến dịch tiểu đoàn đặc công 31 phối hợp với bộ đội địa phương đã tiêu diệt hai vị trí Bến Ngự, Bến Xanh bức rút vị trí thôn 8, bao vây uy hiếp địch ở điểm cao 31, Dốc Miếu. Đoàn lA hải quân và du kích Do Hải liên tiếp đánh chìm 13 tàu, sà lan địch trên sông Cửa Việt. Các tiểu đoàn đặc công 33, 35 tổ chức liên tiếp các trận đánh vào khu kho Ái Từ, hậu cứ Đông Hà làm nổ hai kho đạn pháo cỡ lớn và thiêu cháy hàng vạn lít xăng dầu của địch.

Ngày 30 tháng 6 chiến dịch A2 kết thúc. Trong chiến dịch này các lực lượng vũ trang Đường 9 - Bắc Quảng Trị và đơn vị tăng cường đã đánh 284 trận (trong đó 3 trận quy mô cấp trung đoàn, 7 trận quy mô cấp tiểu đoàn), diệt 3.417 tên địch, bắn rơi 110 máy bay, đánh chìm 13 tàu, sà lan, phá hủy 107 xe quân sự và nhiều đạn dược xăng dầu của địch. Chiến dịch A2 kết thúc thắng lợi, ngoài ý nghĩa tiêu diệt sinh lực địch, duy trì thế tiến công của ta trên chiến trường còn để lại nhiều kinh nghiệm quý trong công tác tổ chức một chiến dịch kế cận (sau một chiến dịch lớn), đặc biệt là kinh nghiệm bảo đảm chiến đấu trước những đột biến không thuận lợi của thời tiết, kinh nghiệm đánh địch trong công sự vững chắc, góp phần vào thắng lợi của các chiến dịch sau này.

Sáu tháng cuối năm 1971 chiến trường Đường 9 - Bắc Quảng Trị và một số chiến trường khác ở miền Nam, ta đã có những bước phát triển mới cả về thế và lực. Trước yêu cầu mới của nhiệm vụ cách mạng, ngày 8 tháng 7 năm 1971 Quân ủy Trung ương họp ra Nghị quyết số 113/QUTƯ về "Tăng cường bộ máy lãnh đạo chỉ huy trên những hướng quan trọng ở một số chiến trường đã quyết định: "Tăng cường Bộ tư lệnh và các cơ quan Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị để đủ sức chỉ huy chiến dịch theo yêu cầu của nhiệm vụ mới" (Chú thích: Nghị quyết số 113/QUTƯ ngày 8 tháng 7 năm 1971. Hồ sơ 592, Cục Lưu trữ Bộ Quốc phòng.).

Đại tá Cao Văn Khánh và đại tá Lê Tự Đồng được cử giữ chức tư lệnh và chính ủy Mặt trận.

Nhanh chóng ổn định các đơn vị và cơ quan theo yêu cầu của nhiệm vụ mới, tháng 8 năm 1971, theo lệnh của Bộ, toàn mặt trận bước vào đợt hoạt động rộ nhằm uy hiếp tuyến phòng ngự Bắc Quảng Trị, giam chân thu hút chủ lực địch tạo điều kiện cho đồng bằng Trị - Thiên đánh phá bình định và tổ chức chiến trường ở phía tây Trị - Thiên.

Tham gia đợt hoạt động này ngoài lực lượng bản thân, Bộ tăng cường cho Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị Trung đoàn 52 (Sư đoàn 320), Trung đoàn 270 (thiếu tiểu đoàn 4) của Quân khu 4.

Ngày 11 tháng 8 các lực lượng trên hướng tây bắc gồm Trung đoàn 27 (thiếu tiểu đoàn 1), Trung đoàn 270 (thiếu tiểu đoàn 4) và một số tiểu đoàn pháo binh, cao xạ phối thuộc đã cài thế xong, nhưng ở hướng tây Trung đoàn 52 công tác bảo đảm chưa đủ, Trung đoàn 52 đề nghị lui ngày nổ súng đến ngày 14 tháng 8.

Để đảm bảo yếu tố bí mật bất ngờ, Bộ tư lệnh Mặt trận quyết định cho hướng tây bắc nổ súng đúng thời gian và đồng ý để Trung đoàn 52 nổ súng vào ngày 14 tháng 8.

Đêm ngày 11 rạng ngày 12 tháng 8, tiểu đoàn đặc công 33 tập kích tiêu diệt gọn quận ly Cam Lộ, tiểu đoàn 19 (đặc công Sư đoàn 320) chiếm vị trí Đồi Tròn nam điểm cao 544. Trong các ngày 12 và 13 tháng 8, tiểu đoàn 3 Trung đoàn 27, tiểu đoàn 6 Trung đoàn 270 liên tục đánh địch tăng viện ở khu vực cầu Thiện Xuân, Hồ Khê.

Đêm ngày 14 tháng 8, Trung đoàn 52 nổ súng diệt vị trí Ba Hồ. Địch cho tiểu đoàn 2 lính thủy đánh bộ từ Mai Lộc ra giải tỏa, ta phục kích diệt gọn 1 đại đội, số còn lại co cụm ở phía đông Ba Hồ.

Từ ngày 15 đến ngày 19 tháng 8 các trung đoàn 52, 27, 270 tiếp tục đánh địch giải tỏa xung quanh điểm cao 544 và Ba Hồ.

Ngày 20 tháng 8 Bộ tư lệnh Mặt trận họp, nhận định tình hình; nhận thấy các hoạt động ở phía đông còn yếu nên đã tập trung chỉ đạo các đơn vị ở hướng này đánh địch hỗ trợ phong trào quần chúng nổi dậy giành quyền làm chủ. Đến cuối tháng 8 năm 1971 ta phát triển cơ sở được ở 104 thôn trong tổng số 159 thôn ở Quảng Trị.

Theo chỉ đạo của Bộ, cuối tháng 8 năm 1971 Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị kết thúc đợt hoạt động rộ. Từ tháng 9 các đơn vị của Bộ rút ra củng cố, các lực lượng của Mặt trận để lại một nửa hoạt động thường xuyên theo kế hoạch tác chiến mùa mưa, số còn lại rút ra huấn luyện, bổ sung và làm công tác chuẩn bị chiến trường cho mùa khô 1971 - 1972.

Trong các ngày 20 và 21 tháng 10, Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị mở Đại hội thi đua "Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược". Hơn 400 cán bộ chiến sĩ tiêu biểu cho các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích trong toàn Mặt trận đã về dự. Đại hội vui mừng nhận thấy ba năm qua dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Quân ủy Trung ương, Quân khu ủy Quân khu 4, quân dân Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị đã kiên cường dũng cảm chiến đấu giành nhiều thắng lợi quan trọng, từ đánh địch bình định lấn chiếm, giữ đất giành dân, làm phá sản các âm mưu bình định cấp tốc, bình định đặc biệt của Mỹ - ngụy, kìm giữ tiêu diệt nhiều sinh lực địch góp phần làm nên chiến thắng vẻ vang Đường 9 – Nam Lào đến các hoạt động đánh địch để bảo vệ tuyến hành lang vận chuyển chiến lược, chuẩn bị chiến trường cho các đơn vị của Bộ vào hoạt động, thu hút giam chân các lực lượng địch tạo điều kiện cho các chiến trường khác hoạt động.

Ở nhiệm vụ nào cán bộ, chiến sĩ Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị cũng nêu cao tinh thần chủ động, tích cực khắc phục khó khăn, kiên cường mưu trí dũng cảm sáng tạo và tinh thần đoàn kết hiệp đồng, tất cả vì thắng lợi chung, vì sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc. Đó là cơ sở vững chắc để quân dân Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị tiếp tục vươn lên "đạp bằng mọi gian khổ hy sinh... thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ trên giao" (Chú thích: Thư của Đại hội gửi Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng Tư lệnh và Quân khu ủy Quân khu 4 ngày 21 tháng 10 năm 1971.)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét